VAOHP0077 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine ...

57
VAOHP0077 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator: NGUYN TRNG PHÁT Interviewer: Thúy Võ Đặng Date: May 15, 2012 Location: Huntington Beach, California Sub-Collection: Thuy Vo Dang Oral Histories Length of Interview: 02:38:05 Transcriber: Giang Doan Today is May 15, 2012. This is Thuy Vo Dang with the Vietnamese American Oral History Project. I am interviewing Mr. Phat Nguyen in his home in Huntington Beach. TVD: Vy thì chắc trước hết Thuý xin chú tgii thiu tên tui của mình và nơi sinh trưởng? PN: Tôi tên là Phát, tên trọn đầy đủ là Nguyn Trọng Phát, sinh năm 1951, ở ti Hà Nam, min Bc Vit Nam. TVD: Chú có thnói sơ một chút vgia đình của chú. Cha mlàm nghnghip gì, bao nhiêu anh em? PN: Gia đình tôi có 6 anh em. Năm 1954, sau khi chia đôi đất nước, bmtôi đã đem gia đình vào miền Nam để sinh sng. Thì khi vào min Nam có hai anh em tôi, là tôi và mt cô em gái na. Khi vào min Nam, btôi đã làm nghề chạy xe đò. Đầu tiên là chạy xe đò Sài Gòn Đà Lạt, rồi sau đó chạy xe đò Sài Gòn – Nha Trang, cũng như là Nha Trang – Ban Mê Thut. Đó là khởi đầu của gia đình khi di cư và lập nghip trong min Nam. TVD: Mca chú làm nghnghip gì chú? PN: Mthì chnhà trông con thôi. Hu hết những người Việt Nam ngày xưa thì chsng nhchng làm lng thôi. TVD: Vy chú có nhng knim gì vthi ln lên Hà Nam không vy chú?

Transcript of VAOHP0077 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine ...

VAOHP0077 1

Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

Narrator: NGUYỄN TRỌNG PHÁT Interviewer: Thúy Võ Đặng

Date: May 15, 2012

Location: Huntington Beach, California

Sub-Collection: Thuy Vo Dang Oral Histories

Length of Interview: 02:38:05

Transcriber: Giang Doan

Today is May 15, 2012. This is Thuy Vo Dang with the Vietnamese American Oral History

Project. I am interviewing Mr. Phat Nguyen in his home in Huntington Beach.

TVD: Vậy thì chắc trước hết Thuý xin chú tự giới thiệu tên tuổi của mình và nơi sinh

trưởng?

PN: Tôi tên là Phát, tên trọn đầy đủ là Nguyễn Trọng Phát, sinh năm 1951, ở tại Hà Nam,

miền Bắc Việt Nam.

TVD: Chú có thể nói sơ một chút về gia đình của chú. Cha mẹ làm nghề nghiệp gì, bao nhiêu

anh em?

PN: Gia đình tôi có 6 anh em. Năm 1954, sau khi chia đôi đất nước, bố mẹ tôi đã đem gia

đình vào miền Nam để sinh sống. Thì khi vào miền Nam có hai anh em tôi, là tôi và một cô

em gái nữa. Khi vào miền Nam, bố tôi đã làm nghề chạy xe đò. Đầu tiên là chạy xe đò Sài Gòn

– Đà Lạt, rồi sau đó chạy xe đò Sài Gòn – Nha Trang, cũng như là Nha Trang – Ban Mê Thuột.

Đó là khởi đầu của gia đình khi di cư và lập nghiệp ở trong miền Nam.

TVD: Mẹ của chú làm nghề nghiệp gì chú?

PN: Mẹ thì chỉ có ở nhà trông con thôi. Hầu hết những người Việt Nam ngày xưa thì chỉ sống

nhờ chồng làm lụng thôi.

TVD: Vậy chú có những kỷ niệm gì về thời lớn lên ở Hà Nam không vậy chú?

VAOHP0077 2

PN: Sự thật là tôi sinh năm 1950, chứ không phải là 1951. Sau khi vào miền Nam thì làm

giấy tờ, không hiểu sao họ đánh cho cái giấy là sinh năm 1951, nhưng mà tôi cũng phải chấp

nhận cái đó. Tôi chỉ có một chút xíu hình ảnh khi tôi đứng ở một ruộng rau muống ở đầu

làng. Lúc đó tôi cũng hơn 4 tuổi, tôi đã có trí tuệ chút xíu đó. Hơn 4 tuổi thì tôi đứng tôi khóc

ở trước chiếc giày bé xíu của một đứa trẻ 4 tuổi rớt xuống cái ruộng rau muống. Đó là hình

ảnh tôi nhớ ở ngoài miền Bắc. Và hình ảnh nữa là hình ảnh lúc di cư vào Nam, khi đi trên

con tàu há mồm, từ dưới, những lần đi vệ sinh, nó ở trên một bong tàu rất cao, bố tôi cõng

tôi từ dưới, cõng leo lên những bấc tháng để đu từng bước đi lên bong tàu há mồm đó. Tôi

còn nhớ những hình ảnh đó. Đó là những hình ảnh mà di cư vào Nam trên con tàu há mồm.

Sau đó thì tôi nhớ những hình ảnh khi mà được định cư đi vào chỗ Củ Chi, để mà phân phối

những đồng bào tị nạn mà từ Bắc di cư vào Nam. Tôi chỉ nhớ tới đó thôi. Rồi tôi lại nhớ tiếp

là lúc đó tôi có một người bà ngoại ở đường Bắc Hải cũng mới cắm được một miếng đất, thì

gọi bố mẹ tôi về để cắm một miếng đất bên cạnh. Hồi đó đất vào miền Nam mình nhiều khi

cứ chiếm được đất là mình cứ cắm đất để mà sống thôi. Về sau thì nó trở thành những khu

gia cư, những vùng mà đồng bào của chúng ta ở rất đông, vùng nổi tiếng lắm, vùng ông cạ

đó. Đó là những hình ảnh từ lúc sinh trưởng cho đến lúc trên con đường di cư vào Nam, và

hình ảnh mà đi trên cái tàu há mồm mà leo như vậy, thì những hình ảnh sau năm 1945 khi

mà tôi đi tôi đem gia đình tôi ra đi năm 1981, tôi vẫn còn nhớ mãi, bắt buộc tôi phải đem gia

đình đi thôi. Bởi vì bố tôi có nói một câu này, và sau khi tôi đã làm tàu đi đánh cá một thời

gian, thì tôi đã đem những con tôm càng mà tôi bắt được về cúng trên bàn thờ bố tôi. Tôi

đặt trên bàn thờ, và xin ba tôi hãy cho tôi thực hiện được những lời nói của ông cụ. Lời nói

của ông cụ trước khi chết năm 1975: “nếu cộng sản vô đây, thì tao sẽ đóng bè đem tất cả các

con tao ra biển, thà rằng chết chứ tao không sống chung với cộng sản.” Đó là lời nói của bố

VAOHP0077 3

tôi, cái trăn trối. Sau một thời gian tôi đi tù qua những cái khổ cực lắm, thì cuối cùng tôi về

nhà tôi tự, tôi thấy nhiều người ta đi vượt biên bị lường gạt quá, thì tôi là một người lính bị

động quân, nên thật ra tất cả những cái gì trên cuộc đời tôi là, ngày xưa tôi hành quân ở trên

bộ thôi. Hành quân ở trên bộ, tuy là ở trên bộ nhưng tất cả các khu rừng mình cũng phải có

kinh nghiệm, từ bản đồ mình cầm có bao nhiêu ô vuông, những cái tràn, những con lộ đỏ,

hoặc những dấu vết gì mà ở trong rừng, khi mà ở trên khung ảnh chụp được đó, thì họ đưa

những bản đồ hành quân đó cho mình. Bằng những kinh nghiệm đó mình phải nhận xét

được tất cả các điểm đó như thế nào. Tức là khi chúng tôi nhảy vào rừng, nhiều khi không

biết được mình, trước khi đi hành quân thì mình chỉ có toạ độ chuẩn ở nhà cho, và cái toạ

độ trượt thăng nhảy mình xuống đó, nhưng mà sau đó mình phải bương chải trong rừng để

từ cái điểm đứng đó đi tới một motor khác, một mục tiêu khác, nhiều khi khoảng 5 ô trong

rừng, vào khoảng 5 cây số. Thì 5 cây số thôi nhưng mà nhiều khi đi hơn một ngày mới có

thể làm, đi tràn rừng mà đi. Tôi chỉ có những kinh nghiệm ở trên bộ như vậy, nhưng mà sau

khi thời gian tôi đóng tàu, tôi đã cúng bố tôi rồi đó. Và tôi đã học được cái nghề gọi là nghề

cầu cá, đánh tôm đánh cá, thì tôi nhất quyết. Tại vì tôi thấy người ta bị lường gạt, bị gài, để

mà bắn chết ở trên những con đường mà ra đi rất nhiều, nên tôi phải nói đem vợ con tôi ra

đi và chính tay tôi sẽ lái tàu, và chính tay tôi sẽ làm mọi chuyện. Thì tôi bằng những kinh

nghiệm của một đời quân ngũ ngày xưa, tôi đã lái con tàu ra đi. Và tôi đã định toạ độ, điểm

đứng, cũng như là định phương thất thoái làm sao ở trên biển định về hướng Vũng Tàu làm

sao để mà biết được khoảng cách mình đã đi được bao nhiêu xa. Thì đó là tất cả những cái

việc của tôi.

TVD: Thuý quay lại một chút và hỏi chú có thể kể lại kinh nghiệm học vấn của chú ra sao,

cũng như là những kỷ niệm về thời đi học, từ tiểu học lên đó?

VAOHP0077 4

PN: Thời tiểu học thì khi vào miền Nam, bố tôi không hiểu, tôi xin kể sơ chút xíu về bố tôi.

Bố tôi thời Pháp còn thì bố tôi ở tiểu đoàn 10 Commando của Pháp, nhưng mà về sau bố tôi

đã trở về với mặt trận gọi là chống cộng của đức cha, của Cha Liễu Từ. Bố tôi cũng coi một

đội bằng kinh nghiệm hồi ông ở Commando đó, thì ông cũng coi một cái đội, gọi là đội nghĩa

dũng quân của đức Cha Liễu Từ chống cộng. Chắc có lẽ vì như vậy, nên những cái không

chấp nhận sống với cộng sản thì chắc bố tôi ăn vào trong máu như vậy. Khi vào trong Nam,

tôi khoảng 10 tuổi đó, bác của tôi lúc đó thuộc về khoá 5 Thủ Đức, bác tôi cũng muốn cho tôi

vào quân đội ngay từ hồi còn bé. Bác tôi dắt tôi đi vào trường Thiếu Sinh Quân. Người bác

hay người bố đều muốn cho tôi vào trường đó, để mà ở trong quân đội ngay từ bé. Nhưng

mà bà nội và mẹ tôi lại không bằng lòng, lại phải bắt tôi đi tu ngay từ nhỏ. Lúc đó hai bên

dành co rồi cuối cùng thằng bé bị đẩy vào dòng Đồng Công, để làm một chú tiểu vậy thôi.

Cũng học hành như vậy, nhưng có lẽ cái máu mà oai hùng của thời cha ông, chiến binh đó,

có lẽ nó có trong người tôi. Đó là thời thơ ấu, thì đi học hành như vậy. Rồi sau tôi học lên 18

tuổi thì tôi bước chân vào đời quân ngũ ngay. Tôi tình nguyện ra đi vào đời quân ngũ. Có rất

nhiều người lúc đó trốn tránh quân dịch, họ không muốn đi, và có rất nhiều người chạy về

những ngành nghề để mà được hưởng thân an nhàn, nhưng mà tôi có nói với mẹ tôi, giờ

này mẹ tôi đã gần 90 rồi, mẹ tôi cũng đôi lúc mỉa mai và cười tôi nói rằng: “Đấy, đi vào hang

cọp, mà bắt được cọp con. Thế thì làm sao giờ cọp đuổi ra khỏi ngoài này rồi.” Đó là câu nói

mà mẹ tôi mỉa tôi đến ngày hôm nay. Bởi vì ngày xưa tôi nói thế này, bởi vì lý tưởng của tôi

nghĩ rằng, không thể thương vay khóc mướn, mà có thể tiêu diệt được một chiến tranh, mà

phải lao vào chiến tranh, phải có một lý tưởng, để mà tiêu diệt chiến tranh, để mà người

Việt ta đừng bắn chết nhau, và người Việt ta đừng chết nữa. Muốn tiêu diệt chiến tranh

mình phải là một thành phần tham gia chứ không thể mình ngồi chỉ nói thế này thế kia mà

VAOHP0077 5

cái chiến tranh được tiêu diệt. Mà tôi lao vào đời lính, một binh chủng rất hóc búa. Chắc là

khi tôi vào đó thì, khi tôi tình nguyện vào phân binh lượng đặc biệt thì toan 302, bố mẹ tôi,

bố tôi thì không sao, nói là kệ nó, cho nó đi, mẹ tôi nói là thì anh cũng đi ngăn con đi, nhiều

khi nó không nghe lời nữa, bây giờ nó đi tình nguyện vào một binh chủng quá sức là khủng

khiếp. Tức là binh chủng chỉ có đi xâm nhập thôi. Tức là binh lượng đặc biệt nói nôm na có

nhiều người gọi này gọi kia. Khi tôi vào đơn vị nó như vậy, người họ gọi tôi tình nguyện đi

có đem người mà khi ra thuyết minh để xin các người lính có bằng lòng theo binh chủng đó

không. Họ đem ra những hình ảnh như con cóc, con nhái, hoặc là những nguy sinh thoát

hiểm đó. Họ nói các anh có thể ráng ăn được con nhái để sống không, và có ai dám tình

nguyện để mà ăn không. Đấy, đó là cái can đảm. Cũng có những người đứng lên dám nuốt

con nhái thật, chứ không phải là không. Đôi lúc chúng ta nghĩ đó là những hình ảnh cũng hơi

điên, hơi khùng, nhưng mà sự thật những người đó là người họ không sợ hãi gì cả, để chứng

tỏ cái bản lãnh của họ khi mà họ đối diện với chiến trường như thế nào. Và có thể ăn một

con cóc con nhái nữa để mưu sinh thoát hiểm như thế nào. Và chính những hình ảnh đó khi

tôi dẫn gia đình tôi ra đi với biết bao nhiêu con người ra đi, chắc có lẽ những đợt lượt và

kinh nghiệm đó mà tôi đã cứu được gia đình tôi hết ở trên biển, bằng những lối suy nghĩ và

mưu sinh thoát hiểm của cả cuộc đời mà quân ngũ của tôi. Đó là cái như thế. Thuý hỏi mà

tôi lang mang trả lời nhiều quá phải không.

TVD: Trong quân đội chú có những kinh nghiệm gì hoặc là những kỷ niệm gì đặc biệt không

chú, mà mình thường nghĩ đến đó?

PN: Tôi nói nãy rồi. Tức là phải lao vào chiến tranh mới diệt được chiến tranh. Khi lao vào

chiến tranh có những cái khắc nghiệt lắm, khắc nghiệt vô cùng. Mà mình không bắn, thì họ

cũng sẽ bắn mình. Và mình có ngồi im đi nữa, thì họ cũng tiến tới tấn công họ bắn mình thôi,

VAOHP0077 6

đó là những khắc nghiệt của chiến tranh. Kể thì nhiều lắm. Tôi kể những sát bạn bè, sát

đồng đội. Thí dụ như thằng Phụng nó chết trên tay tôi. Nó còn ôm cái nón nâu trong đó có

dấu được mấy cục vàng khi lấy được ở bên Cambot, rồi thằng Thiên, nhiều lắm, rồi những

đứa chết ở trên lô cốt, một trái pháo binh của địch thôi, bắn vào cái khúc bồi bị ẩm, mưa đó,

thì nó bắn không ra khỏi nòng, nó chỉ rớt ngay trước nòng, mà trong khi đó lính anh em

đang ngồi ăn, trái pháo rớt ngay đó và đứt đầu luôn. Thế là nguyên một xách cơm tràn đầy

máu hết. Những hình ảnh đó là kinh khủng nhất. Rồi thằng trung sỹ Nghiêm, khi hành quân

ở bên Cambot cả ba công trường năm 79 họ đánh mình ở đồn Tôn Sơn Trúc đó, thì sau khi

bắn đến độ mà họ nhào ra bắt súng, mình bắn đến nỗi mà hết cả đạn, bắn hết đạn không còn

nữa, phải quăng cả súng bỏ chạy. Thì dĩ nhiên quay đầu chạy thì cũng cán càng lên cả lính

của mình nữa. Những người chạy không kịp đó, chạy bộ, cán ngang người thằng trung sỹ

Nghiêm. Khi cán ngang người, khi đó tôi đang bị một vết thương ở chân vẫn còn chạy cà

nhắc ở đằng sau thì tôi nhào lên ôm thằng Nghiêm, bế lên thì Thuý biết là cái đất ở Cambot

ở đồn Sơn Trúc, thì người ta hay trồng khoai mì, đất nó cát xốp lún đó, thì người ta cán hoài

mà không đứt, người Nghiêm lún sâu vào cát, nhưng mà bế xấp lên thì người nó đã bị gập

xuống rồi, gãy rồi. Lúc đó máu ở tai mắt, tại bị ép đó, máu ở tai mắt loài ra hết, loài một con

mắt cái ra. Rất là nhiều cái chết, mà không ngày nào là ngày không chết, không ngoáy sát

bạn bè hết, tôi không thể nhớ hết tên vì chết nhiều quá trong cuộc chiến tranh. Đó là những

cái mà tôi xúc động quá trong khi tôi nói về những thời gian chiến tranh đó. Rồi những lần

mà vào nhà dân cũng vậy đó. Mình thương dân lắm, như mình sang Cambot đánh trận bên

đó, mình nghe là mình đem chuông sang đánh xứ người, mặc dầu mình đánh mà hậu cận

tiếp liệu của ba công trường của nó năm 79, vào nhưng mà anh em chúng tôi vấn thường

nói với nhau là giống như đem chuông sang đánh xứ người, tức là không gây một cái hại gì

VAOHP0077 7

cho dân Cambot cả, cho đến lúc tôi có một người Cambot họ leo lên cây dừa hái, họ bị gãy

tay, bị gãy cánh tay bên trái, chúng tôi cũng gặp băng bó vết thương, chúng tôi cố lấy cảm

tình, cũng như là chiến tranh tâm lý vậy đó với người dân Cambot, để người ta thấy rằng là

những hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hoà đã sang đây cố tình đánh Việt Cộng để mà

giữ an bề cõi thôi, chứ không phải sang đây mà xâm hại gì đến dân. Nó rất đau buồn. Có

những hình ảnh tức cười lắm. Khi mà mình lo cho họ, mình băng bó và đủ mọi thứ như thế,

một thằng lính của tôi là thằng Dũng, nó ra xin một củ khoai mì thôi, bụi khoai mì thì nhiều

lắm, mà chỉ có xin một củ khoai mì thôi, thằng Dũng ra đào mà người ta giật tay lại không

cho kể cả củ khoai mì. Người ta ghét mình lắm. Chính vì như vậy mới xảy ra tình trạng cắp,

giết người Việt Nam biết bao nhiêu ở bên Cambot là như vậy. Mặc dù những người lính đem

hết tâm lý chiến, khả năng của mình ra, để mà đem tiếng tốt của quân đội đến cho mọi

người thấy là mình sang để giúp đỡ dân, để mình tranh đấu với Việt Cộng, để đừng cho việt

cộng xâm nhập vào miền Nam, để nó hại những người dân của mình mà thôi. Nhưng mà rốt

cuộc lại thì không biết thế nào cho vừa lòng người. Cuộc chiến nó nhiều khi chúng tôi nghĩ

rất ư là khó đoán được ai phải ai trái. Thành thử ra tôi chỉ biết để lại trong cuộc đời của tôi

là một cuộc đời quân ngũ, thương mến anh em, chu toàn tất cả những trách nhiệm. Mà cho

đến giờ này đôi khi có những người hỏi tôi, có đôi khi tôi xúc động rớt nước mắt, bởi vị quá

sức nghẹn ngào và đau thương. Nếu mà mình là những người như thế mà rốt cuộc phải

buông súng, để cho cả dân tộc phải khổ sở như những ngày hôm nay.

TVD: Vậy chú đã ở trong quân đội bao nhiêu năm hả chú?

PN: 7 năm.

TVD: Trong thời gian đó, chú đã mười tám tuổi rồi phải không?

PN: Yeah, đã mười tám tuổi.

VAOHP0077 8

TVD: Trong những năm tháng ở trong quân đội, chú đã đi khắp nơi nào ở Việt Nam, thấy

những thành phố nào?

PN: Tôi ở nơi đồng sáu, ở bị động quân, tiểu đoàn 35. Chúng tôi đã đi rất nhiều, nhưng mà

chỉ đi vùng hai vùng ba thôi. Có một thời gian chưa được một tháng ra Huế để mà bổ sung

cho trận Huế, nhưng mà cuối cùng thì chính phủ đưa bên thuỷ quân lực chiến ra, họ mạnh

hơn và có cấp dự đoàn để họ án ngự ngoài Huế và cai trị. Chúng tôi lại trở về lại Pleiku,

Kontum. Hầu như tất cả những vùng đó chúng tôi đi ngang qua, vùng ba chiến thuật đó, hầu

như chỗ nào cũng có vết chân của chúng tôi hết. Bên Cambot thì chúng tôi hành quân dọc

mặt trận như là Trúc Xuân, nhắc tên này thì chắc các anh quân đội đều biết hết. Từ ngã ba

crest nếu đi về phía trái của đường quốc lộ 7, thì chúng ta sẽ đi về bên phía bên phải thì

chúng ta sẽ đi lên mặt trận ----. Mặt trận --- thì chúng ta có thể đi vòng các đường trong Việt

Nam như là đi lên tuyến mặt trận là Bình Long, rồi chúng ta đi sang mặt trận --. Lúc đó sư

đoàn nam bộ binh đóng ở đó.

TVD: Vậy trong thời gian ở quân đội, chú có thể nói một chút về cuộc sống cá nhân của

mình, quan hệ gia đình, anh em, cũng như là tình bạn?

PN: Nếu nói về tình bạn thôi, chắc có lẽ anh em ruột thịt ở nhà thì chắc cũng lúc sống chết

cũng không thương bằng cái tình đồng đội khi ở mặt trận đâu. Tại vì lúc đó đau khổ lắm, lúc

đó chia nhau, cái gì cũng có thể nói lên rằng ngậm ngùi để chia cho nhau hết. Còn có những

lúc thèm thuốc lá đó, có những cảnh mà mình hành quân đem theo lương thực bốn ngày,

nhưng mà lỡ bảy ngày rồi mà trượt thăng thả đồ xuống để mà tiếp tế cho mình ở giữa rừng

đó, rồi có những ngày lãnh lương thì lại thả, coi như là vô duyên hết sức, có những ngày cho

mình lãnh lương, mình trở về đồn lãnh lương rồi đó thì thuốc là không có đưa lên được, rồi

anh em nhiều khi đi ra kích ngoài tiền đồn, tức cười lắm. Hồi đó có một tờ giấy 200 con nai,

VAOHP0077 9

mà lãnh giấy 200 con nai này nọ, 500 Trần Hưng Đạo này nọ, thì anh em nhiều khi quấn

mẩy robot ở trong mấy mật khu của việt cộng, nhiều khi nó trồng bắp, mấy cái râu của trái

bắp con, mà không có giấy quấn, lấy cái giấy 200 quấn, xong hút với nhau. Lúc đó anh em đi

kích, thì tức cười lắm, ho như khỉ á. Tối cứ ho lắm, mà việt cộng đêm hôm đó mà biết được

thì chỉ có tấn công chết thôi. Nhưng mà đó là những kỉ niệm mà anh em thương yêu nhau

trong cuộc đời quân đội, nó có nhiều cái lắm, về sau cũng vậy. Miền Nam có cái câu: “huynh

đệ chia binh.” Anh em quân đội những người sống chết ở chiến trường, thì giá nào cũng

phải thương nhau thôi. Thương nhau người ta nói có bài hát là: “thương nhau mà hát chi

nhân tình.” Tại vì thật lúc đó chỉ còn có nhau thôi, còn lâu lâu mình ở tiền đồn. Tôi có một

lần cô em của tôi, lúc đó tôi đang đóng ở Vân đồn, thì ngoài Tây Ninh đi vào Vân đồn qua

núi, thì ngày nào cũng vậy hết. Mình phải đi mở đường, tại việt cộng hay gài mình trên tất cả

các đường gài xe nó sẽ nổ chết đó. Đường đó việt cộng luôn luôn gài mìn. MÌnh phải luôn

luôn có những toán thám kích để dò mìn mở đường, để dân chúng đi lại được an toàn. Hôm

đó ở Vân đồn, anh em chúng tôi khoảng 10 đứa đang tắm ở hố boom ở giữa rừng, bên

đường ít người qua lại lắm. Thì mười thằng tắm thì cả mười thằng đều như nhau thôi. Đứng

trên hố boom rồi múc nước nhảy xuống hồ tắm. Cô em gái tôi lại từ Sài Gòn nghe tin anh

đóng ở Vân đồn có đường đi vào được, thì quý vị biết lúc đó tôi hai mươi mấy tuổi thì cô em

mới chỉ có mười mấy tuổi thôi. Thuê một người xe ôm chở đi sao vào tận nơi, sau đứng bên

vệ đường la lên mấy ông lính, thì thấy quần áo lính để, la lên thì cô sợ quá tại vì không có ai

mặc quần mặc áo cả, tại vì đang tắm, thì gia đình cũng vậy, cũng thuơng yêu đi ra tận mặt

trận để thăm, rõ ràng con đường mở đường nhưng mà có gắn mìn có thể chết giữa đường.

Đó là những tình nghĩa tôi nói không hết được, những tình cảm kỷ niệm của cuộc đời quân

ngũ của mình.

VAOHP0077 10

TVD: Những ngày nghỉ phép chú đã làm gì?

PN: Ít lắm. Phải nói ít lắm. Tại vì nhiều khi hồi trước có những cuộc hành quân người ta nói

mở, những ông lớn thì khác với chúng tôi, những ông lớn có máy bay trượt thăng về thăm

gia đình hoặc là được đi Pháp, được này được kia, nhiều lắm. Nhưng mà mấy người lính

chiến cấp nhỏ, tiểu đội, quân đội, hoặc là cấp đại đội trở xuống, chờ mong một ngày phép

khó lắm. Chỉ có được về tiền cứ chứ đừng nói là về Sài Gòn. Thí dụ như chúng tôi đang hành

quân ở Pleiku, sự thật là ở trong rừng chứ không phải là ở Pleiku nữa. Nếu mà được về 3-4

ngày phép chỉ chạy ra Pleiku chơi thôi là cũng là một hạnh phúc rồi. Hoặc là mình được trên

tuyến đường quốc lộ 1, Bồng Sơn, Tam Quang, mình đóng trên những tuyến trận đó thì gặp

người dân, cũng coi như là vừa hành quân vừa phép thôi, chứ sự thật ra xin được phép về

thì cũng khó, ít lắm, về Sài Gòn mà còn có phương tiện máy bay của quân sự chở mình về Sài

Gòn để đi phep bao nhiêu ngày, cái đó là những người cũng khá khá rồi, chứ còn lính thì

hiếm được lắm. Cả năm trời mới được đi phép chứ không phải mấy ngày. Sự thật là mình

phải ở lại với anh em mình thôi, bởi vì không có cấp trưởng chỉ huy nữa, một đại đội hỏi lúc

trận mạc mà ngày nào cũng tải thương liên tục như vậy. Có nhiều khi đơn vị tôi, một trung

đội có được hai tiểu đội thôi, một tiểu đội có năm người, tức là bậc trung đội cấp xuống

hành quân là 5 người, rồi xuống nữa là 10 người. Mà trong khi một đại đội còn có 2 trung

đội, trung đội hai với trung đội bốn, trung đội một với trung đội ba bị xoá sổ rồi, tại vì chết

nhiều quá không thể nào bổ sung kịp nữa. Mà trong khi đơn vị cũng phải hành quân, nó

kinh khủng như vậy. Nhiều khi đơn vị tôi một đại đội hành quân nó còn có 10 đứa thôi, mà

10 đứa đó gồm có 7 thằng lính mới bổ sung, 3 người lính cũ, và thêm một ông sỹ quan Đà

Lạt mới ra trường. Thật sỹ quan Đà Lạt mới ra trường tội nghiệp ông không biết một cái gì

luôn. Nhưng mà anh em phải làm sao với nhau, anh em nói là, Khải ơi, tức là người sỹ quan

VAOHP0077 11

Đà Lạt khoá 23, thôi Khải ông ôm dùm tôi một trái mìn, tôi cũng bốn trái, ông Thạch Khon,

cũng chủng uý, mà chủng uý già, đi tù binh nhì đi lên, khổ ông là người Miên, tên ông là

Thạch Khon. Ông ý mấy chục năm, 17 hay 19 năm biệt động đội mà rốt cuộc lại không biết

cầm bản đồ luôn, cũng không biết định toạ độ, rốt cuộc lại mình cũng phải chỉ dẫn cho ông.

Rồi Khải mới ra trường nó ở Đà Lạt về, chưa bao giờ đụng cuộc hành quân nào, cũng giống

như mấy người lính mới thôi, đâu có biết gì đâu, thành thử ra thôi ôm một túi mìn rồi buổi

tối anh em tất cả đi hành quân tất cả 11 người ở đơn vị, cũng bị bắt đi hành quân hết. Lính

mới tuyển bộ ở Sài Gòn lên, một sỹ quan đà lạt mới ra trường với là 3 người lính cũ. Ba

người lính cũ là tôi, với ông Thạch Khon, với thằng bé. Ba đứa gọi là biết chút xíu vậy thôi.

Đi hành quân thì mỗi thằng cứ, lính thì mạng đạn liên, mỗi một thằng phải dắt vào trong

người tám trái lụ đạn. Tôi cũng vậy, phải ôm mấy trái mìn, thêm mấy trái lựu đạn nữa để

phòng thân, nếu có chết thì tôi cũng phải tự xát bằng mìn bằng lựu đạn chứ bằng gì bây giờ

nữa. Lúc đó hành quân, thiểu thốn lắm. Thời gian sau này năm 75 còn thiếu thốn hơn nữa,

đạn không còn để mà chiến đấu nữa, tại vì mình nghĩ người ta đã cuỗm hết rồi. Thành thử

ra đau đớn lắm, cuộc chiến tranh đau đớn lắm. Nói về cuộc đời quân ngũ nhiều kỷ niệm lắm,

không nói hết được.

TVD: Vậy trong thời gian đó chú đã lập gia đình chưa?

PN: Năm 1973 tôi lập gia đình. Thì đó muốn nói với Thuý. 73 lập gia đình mà vợ thì cưới

nhau chưa được một tháng trời, hai tuần ở nhà, tuần thứ ba bắt đầu ra hành quân rồi. Lúc

đó ở Hoài Nhơn, thăm quan miền Trung, vợ đâu còn phương tiện nào để mà từ Sài Gòn đi

thăm chồng. Ở nhà với bố mẹ thôi. Có cơ hội tụi tôi về. Sau đó cũng có một lần tôi được về

phép, thì cũng về. Sau đó mặt trận càng ngày càng sôi động, mình không thể nào ấy được

nữa. Cũng xin tới xin lui đó chứ, rồi không về phép được.

VAOHP0077 12

TVD: Chú đã quen vợ chú bằng cách nào? Gia đình giới thiệu hay là sao?

PN: Ngày xưa lúc mà trước thời gian tôi phải hành quân miệt mài, thì tôi có về học một khoá

bổ túc văn minh, về thiếu thương, cho y đó. Tôi học được 6 tháng cho Y ở trong Sài Gòn.

Thời gian đó thì gia đình giới thiệu thì tôi mới quen biết vợ tôi. Nhưng sau đó thì cuộc tình

của chúng tôi như vậy đó. Rồi một năm sau chúng tôi cưới, lúc đó là tôi về, khi tôi về phép.

Nói thật ngày đám hỏi tới, tức là đám hỏi rồi đám cưới luôn, mà đám hỏi tới, tôi còn mặc đồ

trận đội nón sắt tôi về. Gia đình chờ cơm hết, mà lúc đó tôi về tới nơi, tôi chưa kịp thay một

bộ đồ nào hết, đồ vest hay gì hết, không biết đẹp là gì đâu, còn mặc đồ trận, và còn đội nón

sắt. Tại vì lúc đó những thời gian sau này quân đội có được đi phép gì nữa ở trong thành

phố thì sau trận tết mậu thân rồi, hầu như tất cả quân nhân ra đường phải đội nón sắt hết.

Nhất là những đơn vị phát chiến, về là phải đội nón sắt hết, thì để trong tình trạng ứng chiến

đó. Bất cứ lúc nào việt cộng tấn công bất ngờ là có thể phát chiến.

TVD: Trong một năm quen nhau, hai người đã đi, cũng như đi chơi ở đâu, courtship ra sao?

PN: Cũng có đi chơi với nhau, nhưng mà sự thật Sài Gòn thì có gì để mà đi chơi đâu. Về tới

nơi xin phép bố mẹ thôi mà bố mẹ khó lắm. Thời gian lúc trước mà nói cho đi chơi với nhau

là cả một vấn đề đấy. Xin phép được mấy tiếng, xin phép để đưa đi chơi vậy thôi, nói đi sở

thú vậy đó, là quý lắm rồi, đi mấy tiếng đồng hồ sau là về thôi, rồi lại ra đơn vị bắn tin nhau.

TVD: Vậy hai người có viết thơ không?

PN: Có chứ. Có thì thường chúng tôi ở ngoài, nhận được thư ở nhà thì ít hơn, nhất là gia

đình thì càng ít nữa. Thì bà xã có viết cho một hai lá, trong vòng mấy tháng thì nhận được

hai lá thư. Còn tụi tôi viết về, nhiều khi có những lúc ngồi trên tiền đồn, ngồi ở trên lô cốt

ôm cây đàn, nó rảnh được một tí xíu mà ngồi hát, những bài hát như là kỉ vật cho em, hỏi

anh bao giờ trở lại. Có thế bằng chiến thắng này chiến thắng kia. Những lúc xúc động như

VAOHP0077 13

em đi bên cạnh người yêu tật nguyền mà trai đá những vết thương như vậy rồi thì những

lúc đó mình ngồi hát nghĩ đến thân phận mình không biết ngày hôm nay hay ngày mai đây.

Chết nhiều quá, chết đến nỗi mình không biết ngày nào mình còn sống được nữa. Đó là

những hình ảnh đó. Mãi về sau này tôi về Sài Gòn ngày 30 tháng 4 rồi, thì sau đó một thời

gian lúc đó mới có Phú. Cùng lúc đó có bầu Ty thì tôi bị nhốt vào trong chiến hoà, trong một

mặt trận họ gài, tôi biết anh em tôi bị mất nhiều lắm, bị gài nên mất nhiều lắm. Sau khi như

vậy thì người việt cộng nằm vùng ở đằng trước của nhà, ông đó là một ông y tá, ông ấy nằm

vùng, khi anh em tôi về tới thì lúc đó chúng tôi về, một xe anh cả tôi, vào khoảng 7-8 người

lính nuôi hộ, cùng với anh cả tôi nữa. Lúc đó đang phục vụ cho đài tiếng nói tự do đó, những

toán đó, còn tôi bên biệt động quân về. Cái hình ảnh khi tôi về đầu đường Bắc Hải đó, tôi

thương nhất là một thiếu ý nhảy dù, còn trẻ hơn tôi, nhỏ hơn tôi, mà đến lúc việt cộng xe

tăng của nó lúc đầu tiên từ Bảy Hiền đi vào rầm rầm, mà khi ông Dương Văn Minh nói tuyên

bố đầu hàng, anh em bắt đầu cởi quần áo, cởi áo trận, chỉ còn mặc cái quần thôi, rồi dân

chúng người ta cho cái ao sơvin nào đó thì mặc áo sovin đó. Một thiếu uý nhảy dù với ba

bốn người lính nữa, ba bốn người lính thì cởi áo bỏ đi, chửi thề buồn bực rồi uống mấy sị

rượu, chán nản thất thểu đi. Nhưng mà thiếu uý nhảy dù ngay đầu đường Bắc Hải, còn trẻ

quá, mà phẫn uất lên trời ơi, mẹ đầu hàng rồi, trời ơi. Hắn la mấy tiếng rồi cầm súng bắn kê

vào đầu chết. Bắn ngay vào đầu ầm một cái rồi ngã xuống chết. Lúc đó tôi vừa mới tới đó,

mà lúc đó tôi mặc áo Sơvin còn là lính, tôi ôm sốc người lính nhảy dù đó, tôi nói trời ơi, sao

giờ này mà còn chết nữa, tôi thấy thương quá. Sự thật trong cuộc chiến tranh, sau ngày 30

tháng 4, chúng tôi không phải có những người tướng tự phát hay những người tá uý này

nữa, mà chúng ta có rất nhiều những binh sỹ mà họ phẫn uất khi mà họ bị ép bức tử hy sinh,

nên cái chiến sự này phải nói rằng là không thể nào gụt rửa được cái đau thương trong lòng

VAOHP0077 14

dân tộc Việt Nam, trong lúc đó có những người chết oan như vậy, chỉ bởi vì cuộc chiến tranh

bị bức tử, tự động rút, chúng tôi cũng phải buông súng một cách đau thương như thế. Thuý

hỏi thì nói về cuộc đời của vợ chồng tôi cũng vậy. Thì sau khi những ngày tháng họ nhốt bảo

tôi là, nói tôi một câu, dí cây súng khôn vào đầu, nó cầm cấy súng khôn ghí vào đầu tôi, nói

là, tôi nhớ muôn đời câu nói đó. Nó dí cái súng khôn vào màng tai và gõ nói rằng là: “Này

nhé, người ta là thần thánh đấy né, không có gì dấu được đâu.” Tôi còn nhớ mãi câu nói của

nó. Ít ngày sau, sau khi trình diện học tập cải tạo này nọ, tôi cũng đi ra trình diện học tập cải

tạo thôi, theo kiểu của lính, nhưng mà rốt cuộc lại y tá sinh tố cáo tôi làm sao đó, sau đó nó

còng tay tôi và bắt nhốt tôi vào trong Chí Hoà, bảo tôi là trốn cải tạo và tất cả những cái đó

thêm một lần tù nữa. Rất nhiều cái đau thương.

TVD: Vào khoảng tháng nào mình đi?

PN: Vào khoảng cuối tháng 5 thì có một số đã, sỹ quan đã trình diện học tập nhưng mà riêng

tôi thì bắt luôn, bảo tôi là tự nhiên sao đi trốn, đi đến diện lính. Thì tôi cũng nói như vậy, tôi

còn như thế thôi, tôi không có tài giỏi như người khác mà lên non nhiều. Thành thử ra tại

sao, nếu mà nói nôm na thì tại sao tôi chẳng có tội chỉ là một người lính thôi. Nhưng cuối

cùng họ không chịu. Tôi nói tôi chỉ là một người lính. Chuyện mấy người tố cáo là không có,

nhưng mà rốt cuộc họ cứ bắt ép như vậy, họ lấy khẩu cung tới khẩu cung lui thì bộ mặt

trước sau gì cũng vậy. Mấy tháng trời tôi cứ một mực như thế, rồi họ tống giam tôi vào

trong chiến hoà.

TVD: Ch Hoà là gì chú?

PN: Chí hoà là một nhà tù lớn của Việt Nam, bây giờ vẫn còn là một nhà tù lớn lắm.

TVD: Chí Hoà ở miền Nam?

VAOHP0077 15

PN: Ừ, ở miền Nam, nhà tù Chí Hoà. Còn những trại cải tạo thì họ đưa những anh em ra

những trại để bắt dựng lên, xây lều để cách ly, cô lập lại những anh em cải tạo. Nhưng sự

thật có những anh em và cùng với tôi trong thời gian, bị họ gài, tức là họ gài bằng cách nói

là, lúc đó ở Việt Nam mình hay có tuyên truyền ghê gớm lắm. Nào là ông Kỳ đang ở ngoài

Phan Rang, nào là binh đoàn 6 biện động quân đang ở Bình Tuy, nào là như này như kia. Thì

những anh em lính mà còn sót lại, còn lại ai mà chống cộng, phải ra đi để mà tìm đường, nối

kết với anh em mình, chống lại cộng sản. Nó cài đội như vậy nghĩa là rất nhiều anh em đã cài

bưng , đi vào có những toán phụ ở trong rừng, chính cộng sản ở trong rừng, nó giả trang

giống quân đội. Tôi còn đang ở đó. Nhưng mà mình vào đến nơi là thủ tiêu chết luôn. Là coi

như những thành phần chống tôi còn sót lại, còn không giết cho đến mạng cuối cùng. Thử ra

cũng ghê lắm, nếu mà nói về những gài bẫy của cộng sản để giết người ta thì nhiều lắm

trong giai đoạn đó.

TVD: Vậy chú đã bị giam trong tù bao lâu chú?

PN: Tôi bị như vậy chưa được một năm đâu, những sau đó họ lại bắt lại nữa, chứ không phải

họ tha.

TVD: Chú ở trong tù như thế gia đình có được thăm viếng không?

PN: Cũng có. Tôi nhớ hình như chỉ được hai lần. Một lần hình như đang nhốt ngoài quận

mười, tức là khi nhốt tôi ở quận mười thì họ trong lúc tam cứu và điều tra, cuối cùng điều

tra không được nữa thì họ nhốt vào trong chí hoà để họ chờ những phiên kế tiếp để điều tra

cho ra được. Tôi là thành phần đặc biệt, thành phần đặc công, thành phần mà làm cho bên

CR đó. Tôi xin nói vì hồi đó tôi ở lực lượng đặc biệt mà. Thành thử tôi thuộc về quân đội mà

giữa Mỹ và Việt Nam luôn. Thành thử tôi nắm những toán nhảy vào rừng. Ngày về thì anh cả

tôi với một toán nuôi hộ nữa đó về nhà tôi ở, nên người nằm vùng ở trước của nhà tôi biết

VAOHP0077 16

được, nên nó bắt buộc tôi phải giữ những chức vụ quan trọng lắm, mà nhất tôi phải là rất nợ

máu, bởi vì những thần đó là những thành phần họ cho là đã giêt họ rất nhiều, thành thử ra

phải có nợ máu, và họ bắt tôi phải khai nhận bao nhiêu việc, nhưng mà cuối cùng tôi chỉ

khai nhận là quân ny thôi. Tôi chỉ là người lính đi băng bó vết thương thôi. Tôi không khai

bất cứ một trường hợp nào nữa. Họ có tới đâu đi nữa, vỗ bàn đập ghế, họ có ngoáy lỗ tai hay

gì nữa thì tôi một mực là người lính thôi. Tôi học về băng bó vết thương, cứ như thế thôi,

trước sau như một, cuối cùng thì họ, chắc có lẽ dân chúng thương hay điều tra chẳng được

gì, vì sự thật là như thế, tôi tại hồi trước về xóm hay phát thuốc, thành thử họ chỉ nghĩ tôi là

quân ny thôi. Cuối cùng họ tha, sự thật ra tôi không biết vợ tôi nhờ ai, chắc cũng phải chạy

chọt chút đỉnh, bằng lý do sự thật mình là quân ny, như vậy, nhờ thế họ mới thả mình ra,

chứ không dễ dàng đâu. Về sau họ nghe tin tức làm sao đó lại nhốt tôi lại một lần nữa. Lần

sau thì cũng chỉ có mấy tháng thôi.

TVD: Cái đó là vào năm 1975 hả chú?

PN: Tới 76, 77 tôi bị thêm nữa.

TVD: Sau khi được thả ra lần cuối cùng thì chú và gia đình chú đã làm sao để xây dựng cuộc

sống?

PN: Sau khi thả ra thì tôi có một người anh họ ở ngoài Bắc, anh vào nói chuyện. Tôi hỏi anh

tại sao mà anh không phải đi lính vào miền Nam, anh không phải vào bay. Anh nói thế này,

anh có con bò, anh ấy chỉ đi chở đồ ở hợp tác xã thôi, tức là chở đồ lương thực đó. Anh nhờ

vào con bò đó đi chở đồ, nên anh được miễn, coi như công tác ở địa phương. Tôi nghĩ, tôi

chợt nghĩ nói ra rằng, ồ chỉ có một con bò mà họ được như vậy, mà trong khi họ thả tôi lần

thứ nhì, họ bắt tôi cam kết phải đi ra vùng kinh tế lập nghiệp, không được ở trong Sài Gòn

nữa. Họ bắt làm cam kết đó. Lúc đó tôi cũng cam kết, mà khi tôi cam kết như vậy buồn lắm,

VAOHP0077 17

tại vì đứa con mình mới sinh ra, mình mới về tới nơi nhìn thấy mặt con sinh ra, trong thời

gian đó vợ tôi có bầu mà. Nó buồn lắm, bây giờ lại ký giấy đi kinh tế mới nữa, còn đau đến

như thế nào nữa. Tôi nghĩ là thôi bây giờ tôi phải tìm cách gì đó mua một cái xe, xe lam hay

gì đó, tôi cũng sẽ đi kinh tế mới, và tôi cũng sẽ dùng xe đó chở đồ cho địa phương, thì có lẽ

đời tôi cũng đỡ cực khổ đi. Tìm cái kế sinh nhai như vậy, làm sao mà thoát được thôi. Tức là

mình tính chịu thua, không biết họ sẽ bắt lại lúc nào, và khi họ tìm ra tất cả mọi chuyện họ

có thể làm nữa, thôi thì mình tạm thời chạy xe vậy đi. Để mình coi người ta có đày đoạ mình

tới cỡ nào nữa. Sau khi tôi chạy xe được một ít ngày, thì khó lắm, phải nói là đày đoạ vô

cùng, làm sao tôi buồn, tôi xin được mà đi lên đó, lên công ty xa cách thành phố, tôi thuyết

minh nói là tôi thật tâm muốn phục vụ cho dân chúng sao đó, làm sao để mà được chạy xe

trong thành phố, làm một xã viên có lao động. Rất là khó! Cuối cùng thì tôi cũng được, họ

cho tôi. Trong lúc tôi chạy xe như vậy, đời tôi kể ra có lẽ, phải kể hết phải không?! Kể ra thì

tức cười lắm. Khi tôi chạy xe, tôi phải làm một người. Mà trước khi chạy xe tôi nói vợ tôi

như thế này, em ơi, giờ này anh cũng sẽ phải lăn lộn như người ta, anh cũng sẽ phải làm một

thằng sáng xỉn chiều say, dân xe mà, sáng thì uống rượu xỉn, chiều thì say thôi. Anh cũng

phải lăn lộn chửi thề, cũng phải coi như là hình ảnh của một người tài xế, là một người dân

lao động như thế nào thì anh phải là một người đó. Anh phải là một vai đó. Sau khi tôi chạy

xe, thì đến sau thành lập hợp tác xã của thành phố mà về đoàn xe khách thành phố, trong

đám mù thì có thằng chột được làm vua. Tất cả phần đông là dân xe lam, ngựa, xe buýt, rồi

những người dân trình độ tương đối cũng không cao. Ở trong đó cũng có mấy thành phần

trình độ cao, thí dụ như các đàn em tôi, thằng Vương cũng là sỹ quan không quân, cũng là

pilot, thằng Thắng cũng là sỹ quan không quân, thì tất cả những anh em mấy đứa đó vừa là

sỹ quan phi hành nữa, nó làm sao mà vẫn mang cấp bậc chuẩn uý cho đến cái ngày đó,

VAOHP0077 18

thành thử ra nó cũng không phải đi học tập, nó trốn được đi cải tạo, nhưng mà sự thật nó là

sỹ quan phi hành trực thanh mà nó không chết trên trực thăng cũng là một cái may. Chứ

không phải là một người trốn được đâu, cũng rất nhiều mà giờ nhân chứng trên đất Mỹ là

những đàn em ruột của tôi. Sau khi chạy xe như vậy, cũng có một tốp tương đối như chúng

tôi, có một xíu trình độ, nhưng mà anh em thương tôi là vì tôi nhường hết cho anh em. Ví dụ

như lên đến bãi này kia, đứa nào muốn chạy thì chạy chứ tao cũng chẳng cần, còn tôi thì

biết về thuốc men, tôi cũng đi mua được một số thuốc trong quân y viện, hoặc những thuốc

mà người mất nước, người ta vào trong quân y lấy được một số thuốc hiểu biết về thuốc

nữa, nên tôi mua được một số thuốc để tôi đi chữa bệnh. Chính vì chỉ đi chữa bệnh cho

người láng giềng, lý do đó mà bà con lối xóm lại thương tôi. Tôi đi chữa bệnh vào cả chợ lớn

nữa, mấy ông Tàu thích lắm, ông thầy Phát tới là ông ấy thích lắm tại vì tôi có thuốc trong

tay mới được chữa bệnh. Mà chắc tôi cũng hơi mát tay thành thử mấy ông cứ gọi mình là

bác sỹ không à, đó là quá khứ mà tôi, tại sao tôi dưới giai đoạn đó mà tôi thì đi lo khám

bệnh, mà tôi khám bệnh cho mấy người nữa, những người đoàn viên của tôi có người bị

bệnh lao, tôi cũng chạy xe đem tiền về cho họ, không lấy đồng nào hết. Chính vì những lí do

đó, về sau thành lập hợp tác xã thành phố thì anh em những người trình độ như tôi hay

tương đối hiểu biết này nọ, thì ai cũng nói không có ai xứng đáng chỉ có mình anh Phát lãnh

đạo thôi, thì bầu anh Phát ra làm chủ nhiệm. Những ông xã viên kia, ông không có bị tranh

chấp, ai muốn dành giật tôi cho hết, thành thử ra hằng ngày tôi lên tới bãi thì tôi uống xị

rượu, đến đầu bên kia tôi uống xị rượu, xỉn xỉn say say thôi ai muốn làm gì thì làm. Thành

thử anh em tín nhiệm lại bầu cho tôi làm chủ nhiệm hợp tác xã. Khi mà làm chủ nhiệm hợp

tác xã thì nó phải báo cáo lên thành phố, báo cáo lên bộ phận gọi là kinh tế ba, kinh tế bốn

mà kiểm điểm về lý lịch này nọ. Trời ơi đất hỡi, lý lịch của tôi thì làm sao tụi nó chấp nhận

VAOHP0077 19

được. Không thể nào có chuyện lý lịch của tôi mà có thể làm chủ nhiệm của một cộng sản

được. Cuối cùng đi nữa, thì sau khi nói cho bình bầu ông nói thôi cứ cho bầu cử đi thử coi,

nếu mà bây giờ người ta đề cử anh Phát thì bây giờ cứ thử xem như thế nào. Trời ơi đến lúc

bầu cử có ai ngờ đâu trên trời dưới đất tôi được luôn 100%, không có một người nào là

không tín nhiệm cả, người nào cũng cho tôi hết, thành thử tôi được 100% số phiếu để làm

chủ nhiệm, nó tức cười lắm. Nhưng mà đến lúc tôi nhận chức vụ đó thì ở trên thành phố

đưa xuống lệnh không cho tôi làm cái đó, không cho tôi làm chức vụ đó. Bởi vì một người

quốc gia không thể nào đi làm chủ nhiệm của một hợp tác xã do quyền lãnh đạo bên cộng

sản. Cuối cùng người ta không cho tôi làm chủ nhiệm, đưa văn thư về họ nói ok, thôi thì giờ

mọi người tin tưởng anh là người tốt thì thôi cho anh làm phó chủ nhiệm thôi, nhưng mà

chuyên môn giữ về tiền bạc. Chết tôi không, giao chức nhiệm tiền bạc cho tôi nữa. Nhưng

mà chắc chắn tiền bạc không phải lo rồi, không có lo mất tiền, thành thử ra cuối cùng tôi chỉ

có được vào chức vụ phó chủ nhiệm về tài vụ, giữ về tài chánh. Nhưng mà bao nhiêu kế

hoạch của khách này nọ thì tôi làm, về sau này quá tốt đi, rồi họ cứ ca ngợi. Nhưng mà ca

ngợi thì chỉ là ca ngợi thôi, một mặt họ ca ngợi mà một mặc tôi đóng tàu. Họ ca ngợi tôi như

thế nào thì cứ ca ngợi, còn một mặc tôi cứ đóng tàu. Xong rồi, lúc đó tôi cũng gan thật, tôi

dám đứng tên tôi, vợ tôi làm chủ tàu, và tôi làm tài công, tôi xin giấy phép như vậy luôn. Rồi

vì vấn đề chạy xe nên tôi quen bên giao thông vận tải, mà giao thông vận tải thì gồm cả

đường thuỷ và đường bộ, bởi vì vậy giấy giới thiệu tôi sang để tôi làm đường bộ, hoá ra tôi

lại là một cán bộ được thành lập sở, gọi là hợp tác xã thuỷ sản của thành phố. Đâm ra tôi lại

được là một người nhiều kinh nghiệm. Họ vừa cho tôi việc thành lập hợp tác xã của thành

phố, sau khi ngưng bên công ty xây lắp thành phố, thì vừa làm xong một cái là tôi đem hết

vợ con tôi đi. Chưa được một tháng sau tôi đem vợ con đi, chắc họ tá hoả tam tinh hết, họ

VAOHP0077 20

không thể ngờ được. Đó là cái quá khứ, để mà sống, để mà tìm đủ mọi cách để mà đem vợ

con trốn thoát cộng sản để mà ra đi. Đó là cái con đường của chúng tôi.

TVD: Làm sao chú và gia đình lại quyết định đi? Có những tình trạng gì mà làm cho chú và

gia đình quyết định đóng thuyền vượt biên?

PN: Tôi nói từ lúc nãy rồi. Điều đầu tiên là tôi không thể, tôi sợ trước sau gì họ cũng sẽ hỏi

tới tiếp, họ cũng sẽ bắt tôi trở lại. Điều thứ nhì là con cái sống ở trong đó mà giờ thấy rõ

ràng không có một tương lai gì hết. Các cháu thì còn quá bé. Rồi thứ ba là lời nguyền của bố

tôi đã nói, cộng sản mà vào là tao sẽ đem hết tất cả các con đóng bè rồi đem con tao ra biển

chứ không thể nào chúng ta sống được nổi với cộng sản. Thành thử ra cá nhân tôi cũng khó

có thể sống được. Thứ nhì là vì tương lai của con cái. Thứ ba là những cái hận thù giữa

người quốc gia và người cộng sản từ thời của bố tôi, bị đấu tố ra sao, những thời gian trước

nữa. Thành thử ra từ những cái đó chúng tôi phải đem gia đình tôi ra đi thôi bằng bất cứ giá

nào. Tại vì tôi không thể tin được người ta, tại vì tôi thấy có quá nhiều trường hợp lường

gạt. Rồi những vụ đắm tàu ở tại Vũng Tàu, cửa Phảng Láng này nọ. Lúc đó có ông, có nhiều

tay cộng sản, mà giờ tôi nói ra Thuý, thí dụ như là Bảy Nhiều, tôi thấy có những tàu họ mua

bến bãi của công an đàng hoàng rồi, tức là trả tiền bao nhiêu cây rồi đấy để mà ra đi, nhưng

mà đến lúc mua bến bãi xong, họ gài sau đó họ quật ngược trở lại, và họ bắn chìm tàu. Và có

những người nhảy xuống nước được rồi, mà họ dùng cái xào đâm vào tàu, họ nhấn để

không ngóc đầu lên được nữa để cho phải chết. Đó là những cái tôi sợ vô cùng, vì đó là trình

độ của người cộng sản đã gạt gài bắn chết biết bao nhiêu anh em mình ở trong rừng, và giờ

lại gài trong trường hợp vượt biên để lấy hết vàng, xong rồi vẫn giết người tiếp tục. Thành

thử ra tôi không thể tin được nữa. Và cuối cùng chính tay tôi phải đóng tàu chính tay tôi

phải làm, và tôi phải lái con tàu, phải đem vợ con tôi ra đi. Là chính tay tôi hết, chứ không có

VAOHP0077 21

nhờ vào một người nào hết. Tôi sợ lắm, có rất nhiều người mất vợ con hoặc là chết trên

biển. Thà rằng tôi trách nhiệm hết mọi chuyện đi, nên tôi đã đóng tàu và ra đi vì những cái

trong chế độ cộng sản thời gian đó khó quá.

TVD: Và chú cũng có kể trong cái CD mà Thuý có là kinh nghiệm đi vượt biên của chú và cả

tàu của chú. Chú có thể nói thêm một chút về, khi Thuý nghe thì Thuý cũng chưa hiểu là cái

process đóng tàu của chú ra làm sao, cũng như là mình làm sao có thể xin phép được mà họ

cho mình đóng tàu, lúc đó mình kế hoạch ra làm sao, quyết định dẫn bao nhiêu người như

vậy đó?

PN: Cái đó khó lắm, dài lắm Thuý ơi. Tôi nói thí dụ này nhé, điều đầu tiên là mình mua một

con ghe nhỏ, thì mình xin giấy phép lưu thông đường thuỷ là bằng ghe thôi, ghe bé bé với

cái máy ấn độ 5 thôi, tức là cái máy rất bé. Thì mình mua cái đó. Mình gọi là đi bỏ lưới, giăng

trâu này kia, thì mình có giấy phép đó, đi trên sông nhỏ thôi, cũng như mấy cãi xe chạy trên

đường thôi, chuyện thường thôi. Mình xin giấy đó trước, mình có credit đó, mình xin sữa

chửa tàu, khi mình xi sửa chữa thì mình extend ra nữa mười mấy thước, thì mình biến cái

ghe câu thành cái ghe cào. Biến cái ghe cào đó từ mười hai mười một mét trở lên thì mới

biến thành ghe cào. Mà ghe cào thì phải có đủ mã lực để mà cào, tại vì tụng cào khi mình bỏ

xuống dưới nước, mình kéo rê nó đi sẽ nặng lắm, tại vì nó kéo nhiều khi cào xúc cả đất, lung

tung hết, sẽ rất nặng, thì cái ghe phải đủ mạnh. Nếu mà ghe máy ấn độ thì không đủ sức

mạnh để kéo cang tàu đi. Thì mình quang cái cang phía sau tàu và mình kéo tàu chạy, thì

cang tàu chạy đằng sau mình cùng với cái lưới của mình. Khi mình kéo như vậy thì mình

phải update nó, ghe câu rồi lên được ghe cào, rồi mình xin thay đổi máy móc, đặc trưng, rồi

mình sẽ thay đổi được máy graymadin, tàu mình ra đi, thời gian quên rồi. Thì máy đó là một

máy phát điện, chứ không phải máy tàu. Thì mình mua phát đèn đó mua cái nối về sửa chữa

VAOHP0077 22

lại. Cây rap để mà nối bánh sau. Cây rap đó sẽ trở thành quạt vịt, cái bánh để mà đẩy. Mình

phải sáng chế bằng những cái đó. Sau khi mình sáng chế bằng cái đó rồi thì những cái này là

kinh nghiệm rất là, nếu là người thường thì ít khi nào họ để ý đến những trường hợp đó. Ví

dụ như bây giờ, Thuý làm sao mà biết được định vận tốc của con tàu chạy được bao nhiêu

cây số một giờ, bao nhiêu miles một giờ. Không có đồng hồ gì hết, mình không có một

phương tiện gì trong tay hết sao mà định được. Mình đọc trong sách vở đó, mình thẻ cái ghe

của tàu mình, thí dụ mình rút mạnh quá, cái máy gray thì nếu mình rút mạnh quá, nó sẽ rút

lại. Cái dish nó sẽ ngục xuống và cái đầu sẽ ngẩng lên, và có thể nó lún cái dish đó. Thì mình

chạy làm sao nó đầm giữ cái đầu ngóc lên được một chút xíu thôi, khoảng 45 độ thôi. Khi

mình làm được như vậy thì mình mới bắt đầu từ cái mũi tàu, mình đang chạy theo vận tốc ở

trên sống, mình chạy như vậy thì mình sẽ trả miếng móp ở đầu mũi ghe. Mình ngồi trên tàu

đầu cái mũi ghe là mình biết được. Khi mình chạy vượt lên một chút thì miếng mop sẽ chạy

về phía đằng sau của đui tàu. Trong thời gian mấy second thì mình sẽ thấy cái miếng móp đi

hết một con tàu 12 thước. 12 thước thì mình sẽ đi được 5-7 feet/ second. Thành thử mình

sẽ truy ra nếu là 120m thì nó sẽ bao nhiêu phút. Nếu mà 12m mà bằng đó thì bây giờ 120m

thì thành bao nhiêu. Mà bây giờ 1200m thì sẽ bao nhiêu, mình nhân ra để mình định vận tốc

của con tàu. Chứ còn nó thô thiển như vậy chứ không phải, mình phải nghĩ ra những cái đó.

Đó là mình định vận tốc con tàu để mình ở trong mặt hồ lặn, rồi bắt đầu mình mới đi ra cửa

biển. Mình ra cửa biển thì sóng nhồi trong một cấp độ, mà mình đoán thôi, sóng nhấp nhô

thế này, thì mình cũng vậy, mình thả cái ga của mình, thí dụ đồng hồ của mình 2000, hay

1000pm. Sự thật thì đồng hồ đó không giống như những đồng hồ ở trên chiếc xe đâu, chỉ

đoán thôi, thì mình thả ga thì nó gập lên gập xuống, nó xuống mui tùi, đó là mấy second. Thì

mình cũng định nghĩa được như vậy, là báo hiệu trong một tiếng thì sẽ chạy được bao nhiêu

VAOHP0077 23

gần. Mình định được như vậy. Sau hai cái đó thì mình combine thuộc lòng trong đầu mình

rồi, thì mình sẽ tiếp tục đánh cá để tập cào, rồi tập này tập kia, ý định trong đầu mình hết

rồi. Nếu mà lên đến cấp 5 cấp 6 nó có bão, thì tàu mình sẽ đi được như thế nào, và gió từ

hướng nào sẽ thổi. Tàu mình sẽ lê đi bao nhiêu xa, mình phải có trong đầu mình con toán kế

hoạch hết rồi. Thí dụ như bây giờ mình đang đi, sóng từ dưới tới nam, nó thổi lên hướng

đông bắc. Khi nó thổi thì tàu mình đang đi hướng từ đây mà mình muốn đi một hướng khác

là tự nhiên mình muốn đi một cái toạ độ, nếu mình đi 90 độ đi là đâm thẳng, mình từ Tây

đâm thẳng sang Đông, nhắm thẳng direct tới 90 độ để mà đi. Nhưng mà gió Tây Nam thổi

xéo thế này, thì tàu mình sẽ bị bê đi vào khoảng bao nhiêu second. Mình tính được khoảng

cách khi bê đi như vậy đó, thì trong một tiếng sẽ bê đi bao nhiêu xa, mình lại bẻ ngược lại

nữa, cái mũi tàu đâm ngược lại. Thí dụ mình đang đi 90, thì có thể mình sẽ đi vào 120, thì

cùng một lúc nó sẽ bê đi cùng một hướng với 90. Đó là cái kinh nghiệm ở trên bộ, rồi trên

biển, mình ấy được tất cả mọi thứ, là những kinh nghiệm lái tàu ra đi, và kinh nghiệm này

làm sao định được vận tốc của con người. Và sau khi, trong cái CD Thuý có nghe không?!

TVD: Để tiếp tục Thuý sẽ hỏi chú kể thêm về kinh nghiệm đi vượt biên của chú?

PN: sau một thời gian hơn một năm đánh cá, và tàu đi đi về về, và tôi bắt đầu làm thành một

con tàu lớn sau khi chuyển đổi, dịnh kế hoạch đổi thành một con tàu lớn dể mà đi cao. Tôi

bắt đầu đi đánh cá ở Vũng Tàu, ở sông thị Vãi, rồi cái đường đi bao giờ cũng vậy, họ kiểm

soát rất là cao. Thứ nhất là họ sẽ bán cho mình bao nhiêu dầu, rồi mình đi trong bao nhiêu

ngày, mình phải đưa kế hoạch cho họ biết để cung cấp dầu cho mình. Thực họ nói trên giấy

tờ cung cấp dầu cho mình nhưng hoàn toàn mình phải mua chợ đen thêm, chứ họ cho mình

mua 20 lít chính thức, thì mình phải mua thêm 100L ở ngoài, chứ không thể nào với 20L mà

đủ hết. Cứ depart ra đến cảng nhà bè thì phải xuất trình cái giấy đi đánh bắt cho công an

VAOHP0077 24

như vậy đó. Mỗi một lần lên xuất trình giấy tờ thì tôi xin lỗi là tôi đặt tên anh em chúng tôi

là, thằng Vương là sỹ quan phi hành, thằng Thắng cũng là sỹ quan phi hành, anh Hai thì là sỹ

quan hải quân. Tên thật là Huân, tôi tên Phát, bí danh là anh ba, anh hai thì tôi đặt những cái

tên nói ra đây thì, nhưng mà nói hết để sau này biết con tàu nó tức cười đến như thế nào.

Anh hai thì tôi lẩm ca lẩm cẩm, dân an ninh mà nói năng làm sao đó, thì vừa nhạo bán vừa

vui nữa. Anh hai thì đặt tên là anh hai cặc. Còn tôi anh ba thì gọi là anh ba cu. Còn thằng

Vương thứ tư thì gọi là thằng tư bùi. Còn thằng Thắng là thằng năm, gọi là Năm nhái. Anh

em đặt tên cho nhau như vậy. Đến lúc mỗi người đến xuất trình giấy tờ, anh em tôi hay gọi

nhau, có mấy bà bán tôm cá ở sạp gần chợ cảng nhà bè đó. Gọi tư bùi, năm nhái này kia, thì

mấy bà kia tức cười lắm, công an cũng bỏ mặt kêu sao mấy thằng này kêu tên như thế này.

Xuất trình giấy tờ mà sao toàn mấy thằng tên tức cười không à, toàn là lấy của quý mà đặt

tên cho từng thằng như vậy. Thì tại sao đặt tên là năm nhái? Thì nói là bà già nói nhái mấy

đứa rồi, nhái trời nhái đắt đến thằng thứ năm, không nhái được mà dến lần thứ năm mới

được nên gọi thế thôi. Trả lời như vậy. Đó là anh em gọi nhau như thế. Mỗi khi lên cảng nhà

bè xuất trinh giấy tờ, thì về sau này đến nỗi nó vừa nhạo bán vừa buôn cười, mà chúng tôi

lúc nào cũng vậy hết, thế nào là tặng mấy bẹ đá, đưa cho cây thuốc nông nghiệp, thì tặng cho

mấy anh công an như vậy. Riết rồi quen. Cứ quen một năm trời đi đi về về, lưới thì rách

hoài, có biết câu lưới đâu, cuối cùng thì cũng mượn được cái thằng Bình ở nhà bè, nó cũng

biết khâu lưới, nó đi theo khâu lưới để mà lưới có rách thì nó khâu dùm cho. Thế thì cứ đi đi

về về, chuyến nào cũng đi như vậy. Trời ơi người ta nói mua dầu, mua lương thực này nọ cả

mấy chỉ vàng, gần một cây vàng. Vừa mua dầu đi dầu về này nọ, rồi phải mua tôm mua cá

nữa chứ. Chẳng lẽ đi về không có cái gì. Đánh bắt thì toàn là rách lưới, hư hao hết. Thành

thử ra phải mua thêm của mấy người mà người ta đánh cá xung quanh đó, người ta có con

VAOHP0077 25

nào thì cứ giả vờ mua con cá đó. Mua để làm gì? Mua để về lại cảng thì trình người ta đã về

rồi nhé, rồi lại đem mấy con cá đó cho họ, đâm ra từ lỗ cho tới chết luôn. Toàn lỗ không thôi.

Nhưng mà nhờ như vậy chúng tôi đã quen biết hết, và nhờ như vậy chúng tôi đã vẽ luôn bản

đồ cửa biển ở Vũng Tàu, và bắt ngang qua cửa Bình Đại luôn, ở bên Bến Tre. Tôi đi tôi vẽ hết

những toạ độ những điểm như vậy, tôi canh tháng này nước lên nước xuống, nước giật lúc

mấy giờ. Rồi tàu công an đổi ca lúc mấy giờ bên bãi cát vàng, rồi tàu công an đổi ca khi mấy

giờ ở bên cửa Bình Đại. Và tôi có thể nói rằng theo dõi chính xác từng li từng tí, từng việc

một, và đã định kế hoạch rồi. Trên một năm sau bắt đầu chúng tôi mới, tôi định bắt đầu

tháng 3 thì đi. Nhưng mà tháng 3 trời ơi nó êm, lên tàu tuần công an ở bên cửa Bình Đại thì

nó có một cái tàu tuần máy G4, nó mạnh hơn chúng tôi, và nó làm mũi Thái Lan chứ không

phải mũi láng như chúng tôi. Thành thử ra nó đuổi là bắt được mình ngay, nên mình khó có

thể đi được tháng 3. Chờ mãi cho đến 5 tháng 6, tức là ngày cơn bão đầu tiên năm 1981, thì

lúc đó tôi quyết định là phải làm. Thôi phải đi thôi. Nhưng mà tôi tính là tháng 5 tháng 6

chần chờ ngày hôm nay bốc mà lại không bốc được, ngày mai bốc lại không bốc được, cứ

chần chờ mãi cho đến ngày mồng 5 tháng 6. Vừa mới bắt đầu đi kế hoạch bốc thì bắt đầu

nghe trên đài khí tượng là có bão. Mà chúng tôi nói không thể chần chờ được nữa, nói bây

giờ đã lỡ phóng lao rồi, mà mọi kế hoạch đã định rồi, đã mua dầu, chôn dầu ngoài bãi rồi, đã

cẩn thận hết mọi chuyện rồi. Ngay ngày hôm đó, chúng tôi phải lấy ngay cái giấy xuất bãi,

thì khi chúng tôi xuất bãi đi thì mà lo xong, tôi về cất xe, rồi tôi mới đi xe ôm lên tàu của

mình bắt đầu lái tàu ra biển. Thì cái kế hoạch chúng tôi định thì kinh khủng lắm, tại vì bao

nhiêu người sẽ từ ở trong đất liền, những người đi bằng đường bộ, gồm có vợ con tôi thì đi

bằng đường bộ, sẽ đi ở đường bên cầu Ông Thiền, đi Long An đi xuống Gò Công. Từ đi vào

Gò Công như vậy thì sẽ đi bằng xe đò, thì dắt giữ mấy đứa con nít đi. Ngày hôm đó lại là

VAOHP0077 26

ngày tết đoan ngọ của người dân Việt Nam mình. Tết đoan ngọ là tết diệt trừ sâu bọ. Thì

chúng tôi mua bánh tro, rồi trái tắt, thì vừa tôi đã nhào đường mà xen lại tất cả mọi thứ, gói

gém lại ở trong một cái túi, rồi bánh tro, tắt đường, chanh muối này nọ. Tất cả mọi thứ thì

toán đường bộ sẽ đem đi từ cái giỏ đó. Còn toán đường biển thì chúng tôi sẽ ra ngoài, sẽ tới

cảng nhà bè, qua khỏi cảng nhà bè, chúng tôi sẽ pick up ở ngã Bình Khánh. Ở bên này là

Phước Khánh, ở bên kia là Bình Khánh. Thì chúng tôi sẽ đi bọc ngã Bình Khánh, và chúng tôi

sẽ pick up một số gạo ở ngã bên đó. Sau đó thì chúng tôi sẽ đi qua Lý Nhơn, thì chúng tôi sẽ

pick up được một số dầu mà chúng tôi đã dấu ở trong lùm cây nước, nước trồng ở biển.

Chúng tôi dấu được mấy can dầu ở dưới đó. Ngày hôm đó chúng tôi cũng đã đổ dầu nhiều

hơn mức ấn định rồi, nhưng khi mà tôi vào tới bờ trình giấy tờ, công an nhìn thấy thế thì họ

cũng thoải mái thôi, tại vì họ không ngờ ngày hôm đó là ngày chúng tôi đi. Thì thành thử khi

tôi trình giấy tờ, họ cũng không để ý ghe tôi đã chìm hơn mức độ đó rồi, nhưng mà họ vẫn

cho đi. May mắn làm sao họ không xuống xem mức dầu hoặc là gì đó. Thế là chúng tôi ra đi

được. Chúng tôi đã định kế hoạch rồi. Toán bằng đường bộ thì vợ tôi sẽ đi xuống tới Gò

Công rồi, Bình Đại đó, thì từ đó những người đó sẽ bốc những ghe con để ra điểm bốc, còn

một mặc từ 12 giờ trưa tôi đi từ Sài Gòn, chợ Cầu Mối, thì mấy người có đứa em nữa thì sẽ

đi bẳng mấy cái ghe con, thì sẽ đổ bộ xuống ở chỗ bến đò Ụ Cây, chợ Cầu Mối, rồi sẽ pick up

từ từ sang tới bên chỗ Ụ Tấm The tức chỗ cầu Rạch Đông, sẽ từ từ pick up về tới đó. Làm sao

mà vào khoảng 4 giờ chiều là tập trung tới chỗ cầu Rạch Đông để cho ghe lớn sẽ kéo tới mấy

cái ghe con trên đường đi về Gò Công, để mà đi về. Những ghe con sau khi đi trên đó, vượt

qua khỏi ngã ba đầu chỗ Lý Nhơn, thì những ghe con tự đông sẽ tách ra khỏi để vào những

lùm nước, những lùm cây dừa, từ từ tấp vào đó để cho ghe lớn đi tới. Cùng một lúc đêm

hôm đó thì cả những người đi bằng đường bộ sẽ đi bằng ghe con từ bên cửa Bình Đại Bến

VAOHP0077 27

Tre đi ngược trở lại đầu Võ Lý Nhơn bên này, thì tôi lại tàu ra khỏi đầu Võ Lý Nhơn xong tôi

đi xuống một đoạn nữa thì bắt đầu neo tàu đậu đợi. Bắt đầu các ghe con đi tới từ từ chèo tay

thả theo con nước. Đầu bộ được một nhóm lên. Tôi chờ cho đến gần sáng thì lúc đó những

cái ghe của vợ tôi, với những người đàn bà đó đi bằng tuyến Gò Công đi sang thì chúng tôi

bật được que diêm lên, mà làm tín hiệu, mà lúc đó thê thảm lắm. Bởi vì cái tàu tôi đậu một

lát xong là nước dựt, xong rồi tàu tôi bị nằm trên sình luôn, trên bờ, trên bãi bùn luôn

không đi được nữa, nằm cứng ngắc. Nước đang xuống chở lại, nước đang dòng chứ, tức là

từ phía trên kia đổ xuống thì các ghe con bắt đầu đổ xuống. Tôi nhìn thấy tín hiệu rồi đó, mà

đang đổ xuống như vậy mà tôi thấy nóng lòng quá rồi. Anh em tất cả xuống, mà ở trên như

vậy mà dùng cải xẻng để cào bùn lên, rồi cào tay luôn nữa, kéo mà hò vô làm sao để đẩy con

tàu xuống được. Những lá dừa nước, mình gậm lại để dồn xuống dưới, rồi mình đứng lên

trên cái đó cho đỡ lún sình đó, để mình cố dùng sức, nhưng mà sự thật thì không được bao

nhiêu. Nhưng mà rất may là nước đang lên trở lại, nước ngoài biển đổ lên trở lại. Mà lúc đó

lên trở lại thì các ghe con từ trên kia bị chựng lại vì nước bị ngược. Mà trong khi nước đang

lên thì tàu mình nằm trên bờ lại lỏng được ở chân của nó. Mình bắt đầu xô được xuống

nước thì các ghe kia cũng vừa tới. Tôi nghĩ là phải tiếng mấy hai tiếng đồng hồ thì mới giáp

mặt, mà gọi được nhau, cách nhau không bao nhiêu xa hết. Khi đã nhìn thấy nhau, nhìn thấy

tín hiệu của nhau rồi, mà lúc đó thì gần 2 tiếng sau mới tấp được vào với nhau. Một đằng

nước ngược, một đằng nước xuôi. Thì đến lúc tấp lên được tất cả với nhau xong thì những

can dầu, những ghe con đều có mang theo dầu, ôm dầu lên hết trên ghe, rồi vợ con bưng lên,

trong đêm tối hỏi nhau ầm ầm đủ người chưa, đủ hết chưa. Sau khi đủ hết là hô đi ngay lập

tức liền. Lúc đó nước đang đi lên. Lúc mình bị đi ngược nước, máy mình chạy thì bị đi

ngược nước. Nước đang đổ vào, mà mình lại đi ra, thành thử ra bị ngược nước nên đi rất

VAOHP0077 28

chậm. Đi cho đến sáng thì càng ngày chúng tôi càng đi xa, bắt đầu nước lặn thì đứng lại, tại

đổ một lát mấy tiếng đồng hồ thôi thì bắt đầu nước đứng lại, nó không còn chảy ra chảy vô

nữa. Thì tàu bắt đầu chạy được nhanh. Chạy được nhanh đi qua bao nhiêu hàng đáy rồi thì

lúc đó mãi tới 11-12 giờ trưa đó, họ mới phát hiện được cái tàu đã đi vượt biên, rõ ràng

đang đi ra khỏi cửa biển. Mặc dù tôi để cang cào ở đằng sau cái ghe, thì đang cang cào rõ

ràng là mình dân đi cào, người ta nghĩ dân đang vung lưới tàu, nhưng mà đặt ống nhòm

nhìn làm sao đó mà họ thấy ghe này không phải đi cào mà có lẽ đang đi vượt biên. Họ bắt

đầu nổ máy từ bên Bình Đại phóng ra họ đuổi. Lúc đó thì tôi vừa ra khỏi bao nhiêu hàng

đáy, thì lúc quay lại nhìn toạ độ thì tàu đã ở đằng sau xa rồi, cái mũi tàu đằng sau đã rất xa,

thành thử lúc đó tôi phải lái theo hướng sóng gió, gió Tây Nam thổi, thì lúc đó tôi cứ vậy mà

chạy theo gió Tây Nam, băng đi thôi. Gió Tây Nam thổi lên hướng Đông Bắc, tức là đẩy

chúng tôi ra biển, thì gió từ đằng sau đẩy tới. Mình đã lấy hết tốc lực của tàu mình cộng với

sức gió ở đằng sau đang đẩy tới, với sức nước nữa, thành thử ra mình chạy với tốc lực mình

rất nhanh. Mà tàu của họ là tàu lớn, dĩ nhiên tàu lớn họ sẽ đuổi mình nhanh hơn, nhưng mà

lúc đó cơn bão nổi lên, sóng nó cứ dập dình cao, bập bênh quá, nên họ cứ bung lên bung

xuống, tàu mình cũng như vậy thôi, mà hai tàu cứ đuổi nhau vòng vòng trên biển như vậy.

Nó đuổi mình khoảng 3 tiếng đồng hồ, mà nó bắn nha, tôi nhìn thấy rõ ràng nó đứng trên

mũi tàu, dựa làm sao đó để bắn. Tôi là người đứng đằng sau đang bẻ bánh lái, mà gạt qua

gạt lại để chạy. Nó bắn mặc nó bắn, còn tôi chạy thì cứ cấm đầu cắm cổ chạy làm sao để

vượt thôi. Nó đuổi đến khoảng 3 giờ chiều thì nó bắn không được nữa, và hình như nó cũng

sợ sóng bão ở ngoài bắt đầu biển động mạnh. Sợ quá nên tụi nó quay trở vào, mặc kệ chúng

tôi, đi thì tử tự chúng mày chết. Nó mặc kệ chúng tôi thì tôi cứ vậy lái tàu theo gió tây nam

thổi về đông bắc, vậy mà cứ đi lên. Tự lái tàu đến suốt đêm hôm đó, bắt đầu sóng gió nổi lên

VAOHP0077 29

dữ đội lắm rồi, mà lúc đó ai cũng trong tàu tự nhiên mất hết ý chí rồi, là bắt đầu muốn quay

vào, bị bắt thì bị bắt, quay vào thôi chứ bây giờ bão thế này thì chắc chết hết. Bao nhiêu

người nói chết hết. Đúng đêm hôm đó, qua đi đượ c một ngày hôm đó có những sóng ngầm,

vứa sống lớn mà còn sống ngầm nữa. Anh nói là để mạng tàu thì những sóng gió tôi chỉ đọc

trong sách thôi, thì lúc đó vợ tôi nói chết rồi chứ không còn sống được nữa. Về thì bị bắt hết

đi. Sau đêm hôm đó, tôi vẫn cứ lái tàu nhẹ nhẹ để cho ga nó chạy thôi, nhưng mà vẫn chạy

theo hướng đông bắc, cứ đi thôi. Thì quay ngược lại địa bàn, tôi xin kể là tôi chỉ có một địa

bàn trên tay, chứ tôi không có hai ba cái. Tôi dùng địa bàn kẹp trên ngón tay để định toạ độ

đứng. Tôi phóng về hướng vũng tàu, để tôi đoán tôi đi đượ c bao xe. Thì mình vẫn thấy vũng

tàu nằm đso. Trên mũi lớn mũi nhỏ vẫn ở trên đó. Nhưng mà sự thật là mình đã đi rất xa rồi,

chứ không phải xa đâu. Mình tới không doánđược cả cũng 100 cây số chi không ít đi, cũng

phải là mấy chục mile. Mặc dù mình nhìn thấy cái núi đó những mà nó đã đi xa lắm rồi. Bắt

đầu đi xa được như vậy, khi mà tàu chúng tôi trôi thì đâu được một ngày nữa, tự nhiên sóng

nó êm trở lại. Bắt đầu sóng êm thì mình cố gắng lái tàu đi về hướng Bắc, mình đã lớ rồi,

không thể bẻ múi tàu đi về hướng Nam được. Bởi vì bẻ mũi tàu về hướng Nam là mình thổi

hướng đông bắc, nghĩa là mình lại đi ngược lại phía Nam, mà mình đi ngược lại phía Nam

thì mũi tàu của mình thấp, nó không có chẻ sóng được. Mà trong khi sóng thì đằng sau lớn

lên, ập những cơn sóng cao lắm, 5-6 thước vậy đó. Thấy nó ập lên như vậy, một cơn sóng

thôi là con tàu mình chìm ngay lập tức, chịu đâu có nổi. Thành thử tôi cứ phải lái mũi tàu lên

hướng Đông Bắc để tôi đi, thêm lợi dụng sóng gió đằng sau đẩy tới để cho nó đi được

nhanh. Đi như vậy khoảng đâu 3 ngày, thì lúc đó tôi đoán có lẽ tôi đang ở vào khoảng Cam

Ranh hay gì đó. Cái này đáng lẽ cũng không nên kể. Có một bụi cây tới, tụi tôi tấp vào tưởng

là có người ở đó, tôi cứu người nhưng mà không có, mà lại gặp tàu Liên Xô đi ngang qua. Nó

VAOHP0077 30

đi ngang qua thì vợ tôi và những nhân viên nói là thôi, chớp đèn SOS đi, mình bấm đèn bin

của mình chớp chớp để cho họ cứu mình. Liên Xô nhìn thấy tàu của mình mặc dù đang cơn

bão dập dềnh như vậy, như một chiệc thuyền nan như vậy, nó nhìn rồi cũng bỏ đi luôn. Nếu

mà bị tàu Liên Xô bắt thì có lẽ giờ này ở Việt Nam. Đến lúc mà đi ra khỏi như vậy thì sau đó

thêm mấy ngày nữa thì biển êm lặng trở lại, bắt đầu chúng tôi vẫn phải đi tiếp. Khi đó đã lỡ

rồi nên phải bắt buộc đi theo hướng Đông Bắc, cho tàu đi thẳng thôi, hên xui may rủi thì

mình có thể đi về, đầu thì định đi Thái Lan, tới khoảng đó mình qua khỏi Cam Ranh rồi thì

mình nghĩ mình đang ở Nha Trang thì mình có lẽ phải đi hướng 90 độ, đi đâm thẳng sẽ sang

tới Philippine. Trên cái bảnd đồ, lòng chảo đó thì mình đoán như vậy. Đi một như vậy, hai là

đi đông bắc, thì nó sẽ tập vào đảo Hoàng Sa của Việt Nam mình, thì cũng hy vọng. Nhưng mà

mình đâu biết khi đó Hoàng Sa là của Trung Quốc hay là gì đâu, toàn là quân Trung Quốc

đóng hết. Đi được mấy ngày như vậy thì bắt đầu có người chết. Không phải người chết ngay

lúc đó đâu, mà cứ khát nước quá, rồi lương thực đồ ăn vứt đầy trong sàn tàu, rồi phân nước

tiểu, đủ thứ hết, mà mình tát hoài nó cũng cứ tiếp tục thế, làm sao mà tát hoài được, tát thì

vẫn phải tát không thôi tàu nó chìm chứ. Cứ vậy cứ tát nước, một mặt tàu chạy, một mặt tát

nước, một mặt thì lương thực đồ ăn vứt trên sàn tàu. Đến ngày thứ 10, mười mấy, thì lúc đó

tàu của mình, gạo mang theo sóng biển đánh ướt, nó bắt đầu mục, thì bắt đầu mọi người cả

mười ngày rồi thì quen với cơn sóng gió rồi, thì bắt đầu mới có những người đói trước,

trước thì ăn uống không được, về sau thì ăn uống được nhưng mà ăn toàn những bánh tét,

ngậm những miếng tắt mà nhào đường rồi, ngậm để mà sống. Thì vẫn còn một chút lương

thực để mà sống, nhưng mà tới ngày thứ mười mấy thì không còn gì nữa. Mình muốn nấu

cơm ăn thì không được. Mình nấu cơm bẳng nước biển, chứ đâu phải nước ngọt. 50 cái bệ

đá mình mang theo 2 cái phi nước ở trên, nước cũng bị sóng biển đánh vào, đâm nó vừa hoà

VAOHP0077 31

tang nước biển với nước ngọt, nó cũng lợ rồi. Mình lấy những nước đó nấu cơm, thì gạo đã

mục rồi, thành thử mình nấu thì nó chỉ có khét cháy lại thôi, để mình nhá, đầm đầm để mà

ăn thôi. Sau khi đó, tới vùng biển trầm lặng rồi thì tôi có gặp một cái tàu, mang chữ với bảng

số bên hông, tôi giờ không nhớ số mấy, nhưng tôi nhớ cái chữ là NBT. Tôi đoán NB là Nghĩa

Bình, thuộc về Quãng Ngãi đó, của Việt Nam mình. Ra đến vùng biển này là của Đà Nẵng rồi.

Khi đó lại bắt đầu có cơn sóng to nổi lên. Sau khi chúng tôi gặp được tàu đó, chúng tôi mới

lao vào để tấn công họ. Đầu tiên chúng tôi tấn công họ, tại vì biết rằng từng ngày có người

chết, từ từ chết, từng người. Lúc đầu thì còn thương yêu nhau, còn lấy từng chỉ vàng gói vào

từng sát một, để hy vọng về sau này mình sẽ chạp họ xuống sông, thì người ta sẽ lượm được

những chỉ vàng trên những sát chết đó, người ta sẽ cứu những đứa bé, người ta sẽ chôn cất

những đứa bé. Nôm na là mình làm những hành động đó. Thằng Phú, thằng con mình nữa,

khi mà ở biển trầm lặng một chút, chỗ đó trong vòng mấy ngày, thì khát nước quá, mọi

người nhúng mình xuống biển hết, thì cứ tắm, không còn nước uống, mà nếu nấu nước cất

trong thùng dầu, mình lấy hai cái ống, cho vào can sắt, mình nấu, tháo cả ván tàu ra nấu can

sắt đó, thì nước nó mới đọng hơi qua ống, chuyển qua cái ống đưa dầu. Nguyên tắc giống

như ly nước đá, nếu mình để ly nước đá lạnh ở trong thì bên ngoài hơi nước sẽ đọng lại

ngoài thành ly sẽ có những nước đó. Thì bây giờ mình cũng làm như vậy, mình nấu hơi

nước đang nóng trong này, nó đang nóng hơi nước đang ra, thì mình chụp quần áo của

mình, bọc bên ngoài, đổ nước lạnh của biển lên, thì nó lạnh bên ngoài, thì dĩ nhiên sẽ đọng

lại nước bên trong thành ống. Khi nó đọng lại được như thế thì nước sẽ chảy qua một bình

sữa của con nít, chảy qua đó, từng giọt cho mình có nước ngọt uống. Thì đó là cái mưu sinh

thoát hiểm của cuộc đời chiến binh ngày xưa nó dạy cho mình thôi. Mình cứ làm như vậy.

Rồi cuối cùng tất cả các bong tàu, mũi và cả cây thánh giá ở trên tàu tháo ra nấu hết, cứ nấu

VAOHP0077 32

nước biển thành nước ngọt, nấu hoài, chỉ còn là mê tàu, một cái mo cong cong vậy thôi, chứ

phía trên mình tháo ra hết rồi. Mấy người nằm ở dưới, người nào nằm được thì nằm, còn

không là bị tháo hết. Thành thử ra lê lết ở trên tàu, rồi từng người chết như vậy, thê thảm

lắm. Tối hôm đó tôi nằm trong buồng máy, lúc đó là thê thảm lắm rồi. Thằng Phú, con Ty

cũng vậy, nó nhúng người xuống biển, xong nó lấy khăn giữ nước biển rồi đút vào miệng nó

để nó mút cái nước đó để sống. Nhưng mà đến khi tôi và vợ tôi nhìn thấy thì vợ tôi nói: “anh

ơi, con Ty sao lại mút cái khăn nước vào mặt như thế kia anh.” Thôi chết rồi, con này khôn

quá, nó úp cái khăn vào mặt nó cố tình hút nước rồi, tôi dắt cái khăn ra, nếu nó hút nước là

nó chết, tại vì nước biển Thuý biết trong nước biển có nhiều chất độc lắm, chứ không phải

vừa đâu. Thuý thấy có nhiều muối của biển người ta làm nước mắm đó, không bao giờ

người ta đựng vào những thùng sắt hay gì mà còn tồn tại. Thùng sắt là mục hết, chỉ có

những thùng gỗ mới giữ được nước mắm mà thôi. Những muối của biển, đọng lại chất của

biển nó độc vô cùng. Trong nước biển là vậy, nếu mà cứ uống vào như vậy thì nó sẽ đứt bao

tử đứt ruột hết, nó phá nát hết mà không thể nào chịu đựng nổi. Mà có những người uống

như vậy thì nước biển nó phá thường đâu. Như thằng Phú, nó phá đục cho miếng lỗ ở trên

đầu đó, mọng ở trên đầu đó, bà xã tôi cũng bị những cái mụn trên lưng, nó đục luôn trong

đó. Nếu mình chích một cái thì da thịt nó úng lại, cứ vậy trào mũ ra. Coi như thể sát từ từ

chết rồi, chỉ còn đầu óc là khá minh mẫn mà thôi. Thằng Phú bị trên đầu đâm ra bị giãn, như

bị điên, nó cứ gào lên, máu quá chừng. Tôi cứ rút máu ra, trên con tàu cứ mỗi gia đình cứ tự

động, tại tôi đem theo mấy cái syringe, cứ một con em là bác sỹ Vũ Thị Minh Hằng, nó làm ở

bệnh viện nhi đồng 2, thì đem theo những cái syringe để chích thuốc. May lắm, có những cái

đó thì mới rút máu mình được. Mình cứ tự mình, tôi cứ đâm kim vào cho từng người một,

cứ rút máu của gia đình. Thí dụ như gia đình chị Tánh, tôi cứ rút máu ra, của thằng Sình của

VAOHP0077 33

chị Tánh, rút ra tôi vào bơm vào cho con Trang, với lại con chị ấy, cũng hai ba đứa con. Chị

có một đứa con là con Thuý, 13-14 tuổi, cũng chết ở trên biển tại vì không có gì hết. Con bé

cũng xinh lắm, 14 tuổi là cũng lớn rồi, xinh lắm, thế mà cũng chết. Rồi gia đình anh Huân

hay gì gì đó cũng vậy, cũng nhờ bác sỹ Hằng rút máu ra. Tôi cũng tự rút máu thôi, để cho

Phú với Ty. Từng gia đình cứ rút máu cho nhau, rút ra để bơm vào cho con trẻ, mình biết

máu đó độc rồi, gì nữa thì mình không còn nghĩ rằng nó độc hay không độc, mình chỉ nghĩ là

dùng máu đó mà nó còn có chút xíu ở cái dinh dưỡng vào con người nó, dù không ít thì

nhiều nó cũng được, không có vitamin thì cũng có một gì đó, để còn có chất cho bao tử nó

tiết giảm ra để làm việc. Nên cứ rút máu riết. Rút về sau đứa nào cầm cây kim rút máu cứ

kêu bịch bịch, nó không rút được nữa, tại vì máu mình đặc quá rồi. Mà khi máu mình đặc

quá rồi thì làm sao để nó loãng, mà máu thì làm sao mà loãng được. Tôi cứ ngây thơ đến độ

mà bắt mọi người dìm mình xuống biển hết, như vậy đó, mình nghĩ da mình thấm thấu

nước, nhưng mà cơ thể mình bài tiết thì nó chỉ thấm thấu một mức độ nào đó vào trong

người mà thôi. Khi đầu óc mình còn sống tỉnh chứ không nó tự động phù sưng lên. Còn nếu

cơ thể mình sống thì cơ thể mình sẽ bài tiết, sẽ hút được bao nhiêu đó. Tất cả những cái

nước rút được vào thì nó sẽ trở thành nước ngọt cho loãng máu ra. Lúc đó nếu loãng được

máu rút ra thì có được 1-2 cc, làm thế cố tình sao cho nó đỡ khát đi. Tại vì da mình, dù sao

mình không uống được nước, thì da mình cũng lọc được một tí nước, rồi cũng bớt khát đi.

Thì mình cứ lọc như vậy, mình chỉ có pàm được phương pháp đó thôi. Sau đó mình lên bờ

chỉ có rút 1-2 cc máu để bơm cho những đứa bé. Nhưng mà sau này rút cũng không nổi nữa,

thì cuối cùng đành chịu thôi. Rồi con bé Trang, lúc thì uống nước đái, lúc thì uống máu,

thằng Phú về sau là toàn uống máu của bố, cuối cùng nó cứ giống người điên, mà đầu nó bao

nhiêu mụn bọc như vậy, ghê lắm. Nó cứ gào lên máu máu, gào lên. Thằng cháu thì la, thằng

VAOHP0077 34

chú tức thì tát tai thằng cháu. Tôi giận điên lên được, tại vì nó không nghĩ đến những hoàn

cảnh người ta gần chết, nó mê sản hết rồi. Thằng Tài bây giờ đang là kỹ sư về không gian,

thì nó đi cứ mút nước biển, nó lớn rồi, hồi đó nó là sinh viên rồi, nó mút nước biển đó thôi.

Khi mà nó mút thì bao tử nó bị hở, những chất mà lợn cợn trong ruột, mà chúng ta thấy ruột

heo có những chất lợn cợn nhũ chất đó đó, thì nó uống xong, cơ thể nó bài tiết không được,

ruột nó đi ra ngoài nó xoà ra ngoài giống như là nước vậy đó, rồi nó gục đầu xuống liếm tất

cả những chất đó, để nó có tý nước. Vậy mà thằng đó giờ cũng học hành nên người, cũng

thành tài hết rồi. Trong cơn nguy khốn vậy, tất cả phải hy sinh cho nhau, phải đùm bọc cho

nhau, cứ rút máu lên như vậy để mà nuôi sống nhau trong giai đoạn đó. Thì cho đến một

ngày ở trong biển trầm lặng, tôi thấy tàu mang chứ NB đó, tôi lao tới, khi lao tới rồi thì

tưởng rút quạt vịt nó mạnh quá, tại tàu mình ngâm nước cũng lâu trong thời gian, máy móc

thì chẳng được hoàn hảo gì nữa. Mình đã chạy một năm trời mình chẳng chế như vậy, thành

thử ra mình mở hết tốc lực lao tàu mình tới tàu họ, để mình cướp được, rồi mình sẽ lấy

được lương thực, ai ngờ đâu, vừa mới chạy vòng qua tàu họ một cái, thì quạt vịt mình nó

gãy luôn, nó rơi luôn quạt vịt xuống dưới nước, mất luôn quạt vịt, thế là tàu không còn máy

nữa, cứ vậy trôi dạt thôi. Nó buồn lắm rồi, sau khi rút máu cho con, làm mọi thứ, tàu cứ lênh

đênh không làm gì cả, buồn vô cùng tận. Lúc đó cơn bão nổi lên, mà lúc đó nhiều tàu đi

ngang qua lắm, bao nhiêu tàu, tôi nhớ nhất là tàu dầu sale của Hà Lan hay của Anh gì đó. Thì

họ đi ngang qua, nhìn thấy tụi tôi như vậy, mà tôi đưa cái bảng SOS mà họ nhất định không

cứu. Mà nhất là khi gãy quạt vịt thì tôi mới nói thằng Sáu thằng đàn em tôi, dùng mấy cái sắt

khác để làm cái đầu to đưa xuống để mà quạt giật cho máy chạy được. Thì thằng Sáu vừa

làm thì nối được rồi anh, làm tạm được rồi, nó vừa giật máy đề cái thì trời đất ơi, nguyên

một cây lap, nó đánh vào chân nó vào ông quyển, bể xương nguyên ống quyển luôn, thì nó

VAOHP0077 35

tàn tật đến bây giờ mà, nó đi cà nhắc cho đến bây giờ mà. Thì mình giơ cả thằng Sáu lên trên

bong, bế nó lên, máu như vậy, giơ lên xin cho cái tàu họ cứu, mà thấy mình giơ giáy kinh

khủng quá, ai cũng đen đủi, dầu nhớt dính đầy người, ghê gớm quá, thì làm sao mà ai cứu.

Người ta bỏ mình luôn. Tức là 2-3 tàu đi đều bỏ mình hết. Tôi nhớ có một cái tàu của Hà Lan

đứng đặt ống nhòm nhìn chúng tôi đàng hoàng, rồi rốt cuộc họ bỏ đi, không quăng cho được

một can nước để chúng tôi sống. Sau đó thì cơn bão nổi lên, khi nó bắt đầu nổi lên thì nó

đánh chúng tôi đi. Cứ vậy đi lên hướng đông bắc, cơn bão nổi lên nhưng mà nó vẫn thổi

chúng tôi đi lên hướng đông bắc. Thì lúc dó tôi mới đứng dậy, lấy cái mền ngày xưa của Mỹ

đi hành quân, thì lấy cái mền đó cột lên rồi dùng căn cào cũ, mình dựng cái đó lên để hứng

cái gió, mong kéo chặt sang bên này để mình hứng cái gió đẩy, lướt tới nhanh thêm tí xíu, tại

máy tàu hư rồi. Đêm đó thì vợ tôi nói rằng là thằng Phú cứ gào lên xin máu, mà nó liệm đi,

cứ ngất đi, rồi mà đứa trẻ khác cũng vậy. Nó cứ trước khi chết cứ nấc như nấc cụt vậy đó.

Mặt nó tái lại, mũi nó đen òm, tím. Con người ta trước khi chết đói, nó tím đầu tiên là cái

mũi, nó tím bầm cái mũi lại. Lúc đó tôi mới, sóng biển thổi lên, mà đêm hôm đó tôi cũng cầu

xin giữ lắm, cầu xin chúa ơi cho chúng con chết hết đêm nay đi, chứ từng người chết chúng

con chịu không nổi nữa rồi. Tôi không hiểu tại sao ông trời sinh ra mà tôi vẫn còn một cái

mưu sinh thoát hiểm đến giờ phút chót mà tôi vẫn bình tỉnh như vậy. Vừa nấu nước vừa

điều khiển mọi người xuống biển, vừa cột dây sợ mình không cột dây lỡ nó trôi đi thì sao.

Nhờ như vậy mà không thằng nào bị mất ở trên biển hết. Đó cũng là những cái hay. Thì hôm

sau bão bắt đầu nổi lên, mà đêm đó khi tôi cầu nguyện, xin nhấn chìm con tàu, thì bắt đầu

sóng gió nổi lên, thằng Phú thì ngất lên như vậy rồi. Tôi nói vợ tôi thì thầm là thôi chắc anh

phải cắt thịt cho con mình, anh lấy máu mình không được nữa thì thôi anh cắt thịt, một

miếng thịt đùi cho con. Tôi nghĩ là như vậy. Thì vừa cầm con dao mà tôi dùng để chặt mấy

VAOHP0077 36

miếng gỗ, tôi dùng vừa dơ lên thì bà xã tôi nằm bên cạnh nói anh ơi con nó chết rồi mà, giật

một cái thì mình cắt vào ngón tay mình, tôi thành có cái thẹo đường vòng đây. Mình mừng

quá cắt được một cái, thì mình thấy máu, nó vẫn còn máu, mừng quá, thế là đút vào miệng

thằng Phú, mà thằng Phú đang ngất lên coi như sắp sửa ra đi. Mình đút vào miệng cho thằng

Phú, như vậy mà nó cứ mút. Mút máu, cứ để ngón tay vào trong tay cả đêm cho con nó mút.

Đêm hôm đó thì chúng tôi bắt đầu nhìn thấy ánh sáng ở đằng xa, có một vài cái đèn heo hắt

ở đằng xa. Sóng gió bắt đầu thổi lên thì nó vẫn thổi về hướng đó. Cang cào tôi vẫn để về

hướng đó, thì nó vẫn chạy về hướng đó. Đêm hôm dó thì tôi nhìn thấy những đốm đèn đó.

Những đốm đèn đó đến tờ mờ sáng, tôi cầu nguyện, lúc đó tôi tức lắm, mà tôi hận thượng

đế nữa. Tôi nói rằng là con đã cầu nguyện đến đó mà chúa còn không cứu hay sao. Tôi nghĩ

như vậy. Tôi nói hôm nay chúa phải cứu chúng tôi, không chịu nổi nữa rồi, tức lắm rồi. Mình

cầu nguyện như vậy, không biết lương thiện là chỗ nào, không theo ý con đâu mà theo ý

cha, lại bắt chước theo câu cầu nguyện của chúa Jesus đó. Mình bắt chước câu đó nói lại với

chúa như vậy. Thôi thì tuỳ ý chúa. Cầu nguyện như vậy thì thấy ánh đèn, tàu cứ đưa vào từ

từ, thằng Phú thì cứ vẫn mút ngón tay mình. Trước khi thằng Phú như vậy, ngay tối hôm đó

nó đói quá rồi, mà cơ thể không còn nữa, thì có một con sáng, nó chỉ dài chứng một ngón

tay, nó nhỏ bằng đầu đũa, bé bé bằng đầu đũa, đầu nó to, còn khúc đuôi nó nhỏ nhỏ trở lại.

Tôi nhớ mãi hình ảnh đó, nó ngoay ngoe chui vào cái lỗ múi, nó trắng như bạch đó. Tôi mới

cầm giật, kêu cái gì thế này, thì ra là con giun, mà tôi nghĩ là con sáng, vì cái đầu nó to. Con

giun thì phải hai cái đầu nó nhọn, còn con này cái đầu nó vuông vuông tròn tròn, to mà cái

đuôi nó khác, đuôi cũng tròn tròn to hơn nhưng mà khác. Thành thử tôi nghĩ đó là con sáng

chứ không phải con giun. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy con sáng nữa, nên tôi đoán vậy thôi,

không biết có đi đâu nữa không, mà nó cứ nằm ngắt như vậy. Sau khi tôi cắt được ngón tay

VAOHP0077 37

tôi, cứ mút ngón tay tôi như vậy. Thì đêm hôm đó, nó cứ trôi, đến 4-5 giờ sáng thì tôi mới

nhìn thấy cột angten. Tôi mới nói ủa, chắc đây là cái nhà thờ thôi, mình chết rồi, tại quắng

mắt quả rồi. Chắc nghĩ mình chết rồi, nên mới thấy nhà thờ chứ hay là sao. Tôi thấy cái cột

ăngten trên đảo đó. Tôi mới lay vợ tôi. Mà trước đó, vợ tôi cũng vậy đó, bà cũng sảng rồi, tôi

lay bà mãi, mà bà cứ lẩm bẩm chè đậu đen thôi. Tôi nói chè đầu đen gì. Bà cứ kêu chè đậu

đen ở nhà. Thì ra bà mơ thấy nồi chè đậu đen trước khi đi vượt biên, bà nấu nồi chè đậu đen

để trong tủ lạnh, bây giờ bà sảng thấy mơ đến nồi chè đậu đen đó. Tôi sợ quá, tại sảng như

vậy coi như là sắp đi rồi. Tôi sợ quá, tôi cứ lay như thế này này, em ơi, chúa cứu rồi, anh

nhìn thấy đảo kia rồi này nọ. Mình la lên như vậy, thì lát sau một cái, tàu cứ trôi thẳng vào

đảo khoảng 3-4 giờ chiều là tự nhiên có một tàu hải quân của Mỹ, nhưng mà tàu đó tàu

mang cờ của Trung Quốc. Nó chạy phạch phạch ở trong chạy ra. Nó chạy ra tôi nói thôi chết

rồi, lọt vào tay nó nữa rồi, thôi nhưng mà cám ơn, nó sẽ cứu mình thôi. Thì mọi người được

thoát chết. Tôi cũng quên kể giai đoạn mà tôi đi tìm đường cứu, mà phải đóng một quan tài

nhưng mà thôi giờ bỏ giai đoạn đó. Đến khi tụi hải quân Trung Quốc ra keo tụi tôi được thôi.

Trên ghe có một thằng em tên Toàn, nó cũng biết nói tiếng Hoa. Nói là nhờ người ta cứu thì

tiếng hoa gọi là cuu minh, nếu mà dịch ra tiếng anh “Kill” là giết rồi, thì tất cả mọi người cứ

quỳ xuống kêu họ để họ cứu. Mình đâu biết sự thật là họ chạy ra để cứu mình, họ kéo mình

vào bờ, lách qua các quần đảo săn hô rồi bắt đầu vào bờ. Đêm đó họ cho ăn cháo, với thịt hồi

trước Việt Nam mình hay gọi là pate, nhưng mà đâu phải đâu, đó là cái hộp thịt spam đó,

của Mỹ đó. Thì họ cho cắt những cái đó nấu vào cháo đó, họ xuống cho ăn những cái đó. Rồi

họ dắt lên bờ, nhưng mà họ nói không được nói với cao uỷ, nếu trường hợp họ cứu mình,

không bao giờ được nói là đặt chân lên đất này, vì đất này là của Trung Quốc, nếu anh nói

anh đặt chân lên đất này thì các anh sẽ bị di cư ở nước thứ ba tức là nước chúng tôi, mà các

VAOHP0077 38

anh tránh cộng sản rồi, chẳng lẽ các anh đi vào nước tôi. Thành thử ra nói không được kể là

các anh bước chân lên đây. Thì nó gọi một mình anh Phát lên thôi, tại vì nó không cho mọi

người lên, chỉ một người đại diện là người chủ, người chỉ huy thôi, cho anh Phát lên. Họ

phân phối đồ ăn, họ dặn những gì đó, để mà xuống cho mọi người ăn uống. Sau đó thì mình

về, an ủi hết mọi người nói là một hai ngày nữa có tàu đánh cá Hongkong tới thì họ sẽ cứu

mình, họ sẽ nhờ người tàu Hongkong để kéo mình về Hongkong, để cho mọi người yên tâm

hết. Thì trong hai ngày ăn uống ở dưới đó, họ cho ăn cháo, rồi họ cho ăn một chút xíu cơm,

hai ba ngày gì đó, với đồ hộp dưa chua dưa leo này nọ, với cà chua, họ trộn trong những lon

hộp chua đó, họ cho ăn. Chính vì họ cho ăn nên chú Phát mới bị kiết lị nặng lắm. Đến lúc

mấy ngày sau thì họ nói hôm nay đã liên lạc được tàu đánh cá Hongkong ở ngoài kia rồi, thì

họ sẽ ra chựng tàu đánh cá Hongkong để kéo mình ra, để họ nhờ kéo mình về Hongkong,

cứu mình. Thì khi mình ra gặp tàu, trước cửa đầu tàu thì họ cũng thương lắm, họ cũng

quăng những bao gạo xuống cho mình, nếu mình không lấy thì mình cho lại tàu đánh cá

Hongkong. Họ cho một ít bao gạo, đâu ra 3-4 bao đó, với lại một ít bao gạo không, họ chỉ

những sát chết còn đang xếp, thì mình bỏ những sát chết vào trong những bao gạo đó để

mình quăng xuống biển, chứ tàu đánh cá Hongkong họ sợ lắm, họ không có dám cứu mình

đâu, thành thử ra mình nên làm như vậy. Sau khi họ quăng những bao tải đó vào, thì mình

cứ cho sát chết vào. Thuý biết không, đặc biệt những người chết đói, không có người nào bị

thối đâu, tại vì trong cơ thể hình như không còn cái gì để mà làm thối nữa. Nó cứ xẹp xuống,

khô đi, giống như con mắm bị phơi khô, chứ không có bị trương lên giống những người chết

bình thường. Nó xẹp xuống như vậy, và nó cứ đen lại, chi có cái mùi khắm khắm nhẹ nhẹ

thôi, chứ không có mùi thối. Nó ngộ lắm. Mình cho những cái sát đó vào, và họ kéo mình ra

ngoài. Lúc ra ngoài thì gặp được tàu đánh cá Hongkong rồi thì họ nói họ không thể cứu

VAOHP0077 39

mình được, tại vì họ còn phải đi đánh cá nữa, mà giờ họ mới đi ra đây, nếu họ cứu mình thì

họ lỗ tiền nhiều quá, thì họ yêu cầu nếu mình có tiền thì trả cho họ đi một ít. Lúc đó mình

mới gom hết vàng, để mình đưa cho họ, nhưng mà cũng không đủ, cuối cùng họ cũng đi

đánh cá mấy ngày, và họ thả cái tàu, họ đi câu, họ đi thả lưới, họ thả cái tàu chú Phát ở đó,

thì chú Phát bị kiết lị, họ sẽ kéo chú lên trên tàu, để họ cho thuốc men uống đó. Nhưng mà

sau khi đàn bà con nít và tất cả mọi người được lên tàu rồi đó, thì chú mới yêu cầu họ rằng

thôi chú ở lại, để ở với anh em, chứ không thôi năm đứa kia ngồi dưới tàu mà không thấy

chú đâu thì nó coi như bị bỏ rơi ở dưới, thì tội nghiệp chúng nó. Mà thứ nhì đi nữa, là nó sợ

nó bị bỏ rơi, nó sợ chú bỏ chúng nó, đâm ra chú là con người mất tín. Mà nếu trường hợp

chú được cứu mà chú lại chết thì sao, nên thôi chú từ chối không có ở trên tàu. Chú xin ở lại

với chúng nó. Có 6 thằng thôi, 5 thằng với chú nữa là 6, ngoi ngóp ngồi lại trên con tàu đó.

Cứ vừa tát nước, vừa sống làm sao mà từng con cua, chân cua này kia, còn cho nhau ăn. Con

chú thì kiết lị, cứ đi cầu hoài, cứ mấy phút là lại đi. Họ cũng đánh cá 3-4 ngày, mà ông trời

sao vẫn cứ cứu mình, để cho mình sống trong những lúc đó nữa chữ. Mình còn được một tí

xíu mà mẫu của bánh tét mà rã ra rồi, từng hột vữa bám vào thành tàu hoặc là gì đó, mình

lấy những cái đó bốc cho họ ăn. Nó giơ lắm, nước phân rồi nước tiểu, đủ mọi thứ dính lại be

này kia, thôi thì mình cũng lấy mấy cái đó mình ăn tạm. Vậy mà cũng có một chút xíu dinh

dưỡng để sống. Thành thử ra sau khi mình ở dưới đó, mình được tàu đánh cá Hongkong

đánh cá 3 ngày rồi quay trở lại tàu, thì bắt đầu cứu mình, cho mình một số đồ hộp. Hồi đầu

thì mình chỉ có một ít gạo mà nhá nhá của tàu hải quân trung quốc người ta cho, thì mình ăn

gạo đó thôi. Nó đâu có ngờ là mình không còn một phương tiện gì đâu, khổ vậy đó, thành ra

mình chỉ nhá gạo sống mà ăn vậy thôi, càng ăn lại càng khát nước. Nó rất nhiều thành phần

mà rồi ăn những gì nhớp trong tàu cứ kệ ăn đi, sống được chừng nào hay đến đó thôi. Mấy

VAOHP0077 40

ngày sau thì tàu đánh cá Hongkong thương tội nghiệp, thì nó quay trở lại, nó nói thôi bắt

đầu kéo về, nó bắt dây kéo nguyên con tàu về. Lúc đó thì chú mới bắt đầu chịu lên tàu, còn 5

đứa kia thì vẫn ở dưới, nó không cho lên, để nó giữ được sát tàu đó. Thì đến lúc về tới

Hongkong, thì chặt dây để tàu của mình, tất cả mọi người phải xuống trở lại tàu, thì nó giống

như phủi tay trách nhiệm, không phải nó cứu, mà cái tàu này tự trôi vào Hongkong. Để cho

bên Hongkong đón, thành thử ra nó cho hết mọi người trở lại tàu, xuống dưới đó hết, họ

chặt dây bắt đầu chặn nước làm sao đó. Mà khi đó nước cứ bắt đầu chảy vào, rồi mình cứ tà

tà tơ mơ sáng là bắt đầu trượt thăng quần ở trên đầu, bắt đầu nó chỉ đạo, có tàu của cảnh

sát ra kéo mình đi vào một sà lang. Tại vì Hongkong hồi đó tị nạn không cho lên bở, nó bắt

ở cái sà lang trên biển trong vòng mấy ngày để nó thanh lọc cơ thể hết, xịt nước với xịt

thuốc tẩy trùng, nó cột ở trên sà lang, cho ăn uống ở trên sà lang tất cả mấy người, cho nó

tấy hết tất cả gì bế tạp rồi bắt đầu mới cho vào trại cấm, trại cách ly hoàn toàn như là một

trại tù vậy đó. Họ cho vào đó, để chờ cao uỷ với lại chờ ở ngoài tới ngày tới tháng được ra

hỏi anh văn hay gì đó, hỏi lý lịch đó rồi ra ngoài trại tự do để sửa soạn được đi Mỹ. Đó là

những thời gian cả một cuộc hành trình của chú.

TVD: Khi mà chú đến trại rồi đó, chú ở đó bao lâu và những sinh hoạt thường ngày ra sao?

PN: Thì lúc đó chú được hội World Relief nhận lên làm thông dịch. Thì hội đó cho lên làm

thông dịch, tương đối mình cũng biết một vài tiếng anh, tại mình làm với quân đội Mỹ thì

mình cũng có tiếng anh, nên chú sang đây đâu có ăn học một ngày nào đâu. Hoàn toàn tiếng

Anh từ ngày xưa hết, chú cũng chẳng được ăn học gì ở bên đây. Sang tới nơi là đi làm liền

chứ có được ăn học gì đâu, khổ lắm. Sau khi lên trại thì chú được làm cho hội đó, rồi phân

phối một ngày một gói mỳ. Mà khi đó con Ty, đầu tiên khi ở sà lang, khi tới đó rồi thì trượt

thăng họ cho luôn, trong tàu chú đó, họ cho luôn khoảng một chục người, trực thăng cấp

VAOHP0077 41

thiểu cho luôn vào bệnh viện tại vì những đứa bé nó quá ốm. Thằng bé mười ba tuổi mà

mình nhìn nó giống như ông già đó, hỏi lý lịch ra thì có mười ba tuổi à, tại vì nó già cằng đi

trước khi chết. Nó ghê lắm. Giờ thằng đó ngon lành lắm, giờ đang ở bên tiểu bang Chicago

đó. Khi mà tới đó, Ty đứa con đầu lòng, với Phú, hai đứa được đưa vào nhà thương liền để

cấp cứu liền. Thì nó đã nằm hơn một tháng ở nhà thương mới hoàn hảo tất cả mọi thứ mới

thả về cho bố mẹ. Nhưng mà thằng Phú ăn nhiều, nó quên bố mẹ nó rồi, thành thử nó vẫn ăn

nhiều mập lắm. Nhưng mà con Ty chắc nó nhớ bố mẹ nó, nó không ăn uống gì hết, người nó

ốm như là những đứa bé Phi Châu đó, kinh khủng lắm, hình ảnh của nó mình không giữ lại

được nước mắt. Không cách đây ít lâu khi dọn nhà dọn cửa đó, tiếc vô cùng hình ảnh đó. Tại

vì sương chỉ còn là sương không thôi. Đầu nó cũng vậy, tóc với lại chỉ còn giống như cái đầu

lâu thôi, da bọc sương thôi, ghê lắm, ghê khủng khiếp. Mà lại đứng bên hàng rào thép gai,

hàng rào sắt đó, không biết nó cố tình vứt đi hay sao, sợ hình ảnh nó không đẹp, giờ nó đẹp

không dám nhìn lại hình ảnh đó của nó nên vứt đi mất rồi. Sau đó thì ở trong trại Jubilee, ăn

cơm thì mỗi ngày được một chén. Cơ thể mình nhịn đói biết bao nhiêu lâu, cơ thể mình tự

nhiên đòi hỏi giữ lắm, cứ ăn một chút xíu lại đói. Nó đòi hỏi giữ lắm, thành thử mình không

đủ cơm ăn. Người ta chỉ cho một ngày một đầu người một chén thôi, nên những người khác

ăn thì người ta cũng được, tại vì người ta có tàu đi trước, Đà Nẵng, Hải Phòng đó, thì họ tiếp

tế cho nhau, họ còn giúp đỡ cho nhau được. Mình là người từ Sài Gòn đi bơ vơ đâu có quen

biết ai đâu mà giúp đỡ. Thành thử ra chỉ đi xin cơm thôi. Đi xin cơm những người ăn thừa

đó. Sự thật thì người ta cũng chẳng ăn thừa, mà có điều mỗi một người nếu ăn đúng tiêu

chuẩn thì cũng vừa đủ thôi, nhưng mà tại vì họ có ở ngoài tiếp tế cho mì gói hay gì đó, thì họ

còn có được khá giả hơn mình. Thành thử ra người ta ăn dư, trong khi mình thiếu đói. Cứ

một hai tiếng là đói rồi. Ăn cơm thì một cái thùng xào dưa leo với lại gan phổi chứ chưa bao

VAOHP0077 42

giờ được một miếng thịt cả, hoặc là đậu cô ve với gan phổi vậy thôi. Họ xào như vậy rồi xúc

cho một to, cho một muỗng đồ ăn bỏ lên trên cái to đó về cho ăn thôi. Tệ hại lắm, nhưng mà

nhưng mà mình nghĩ lúc đó hạnh phúc lắm, tại vì mình có cơm ăn. Sau khi mình ăn như vậy

thì khi nào cũng đói, phải đi xin cơm hết người này đến người kia. Tháng bảy ở Hongkong

nóng lắm, người ta lấy về ăn buổi trưa thì độ hai ba tiếng là bắt đầu bị thiu, chua rồi, đồ ăn

họ xào sẵn, chẳng biết họ để từ lúc nào nữa, thành thử họ cho mình ăn mà không ăn thì chua

ngay thôi. Thì mình ăn, lại phải xuống mở vòi nước nóng, mở ra cho nó trôi hết những chất

chua chua này nọ, rồi cũng ăn được. Ăn từng chén cơm như vậy mà sống. Người ta khá hơn

mình thì mình phải chịu như vậy thôi. Về sau ra ngoài trại, lúc mà thấy chị Hoa với em anh

Phát, bước chân lên bờ thì đứa bé mười ba coi là ông già, chị Hoa hoặc chú Phát hoặc anh

em trong gia đình, người nào người nấy già trước tuổi lắm, kinh khủng lắm. Mới chỉ có một

tháng thôi, nhưng mà về sau ba tháng ở trong trại rồi đó, thì ăn uống bắt đầu có chất bổ

dưỡng, bắt đầu nó trở lại da thịt đàng hoàng tí xíu. Lúc ra khỏi trại tự do được mua quần áo

mặc, tự nhiên đẹp ra, khi đẹp ra thì người Hải Phòng họ nhìn nói: “ê, mày sao nhìn con nhỏ

kia nó đẹp quá, mày thấy không, hồi trước nó đi xin cơm nhà mình mà sao hôm nay nó đẹp

vậy.” Họ đâu có biết mình ngày xưa như thế nào, mà bây giờ những cảnh thang cơ lỡ vận

phải đi xin từng miếng cơm ăn như vậy đau khổ chết luôn. Mình cũng chẳng buồn vì mình

cũng mời họ đó, chị Hoa đi ra chợ Hongkong, tại vì mỗi ngày họ phát đâu có mấy đồng

Hongkong thôi, quên mất rồi, 30 hay sao đó. Họ phát tiền như vậy cho mỗi hộ đó. Rồi lấy

tiền đó ra mua gà chết, không mua gà kia, mười mấy đồng một con làm sao mà đủ khả năng

mua, thì mua mấy con gà chết đưa từ Trung Quốc sang, nó ở trong cái lồng chết toi, ngộp mà

chết đó. Thì mua một con gà chỉ có 2 đồng Hongkong thôi. Mua về nhổ lông, làm gà rô ti, gà

luộc, mời mấy người tới ăn, không ai ăn hết, cứ nói vợ chồng mình ăn đi. Cuối cùng mới biết

VAOHP0077 43

mấy người đó biết mình mua gà chết, họ không dám ăn. Đó là những cái giai đoạn giang

truân ở trên đảo, nhưng mà cũng cám ơn là mình tới được bến tự do. Trong thời gian ba

tháng ở trại Jubilee, người ta ăn uống đã thiểu thốn như thế rồi mà mình được đi làm ở trên

hội world relief, thì tiêu chuẩn mỗi ngày họ cho một người thôn dịch, họ không trả lương,

họ chỉ cho mỗi ngày một gói mì thôi. Mà gói mì đó buổi sáng khi tới bắt đầu làm việc, khi mà

gọi ai lên để cần nói chuyện gì thông dịch, thì mình chỉ được một gói mì đó là tiêu chuẩn

một buổi sáng thôi. Còn ban ngày thì mình ăn cơm ở trại cho, tất cả mọi thứ, không được gì

hết ngoại trừ một gói mì. Mà họ bắt ăn ngay tại chỗ. Nhiều bữa mình cứ giả vờ nấu xong ăn

ngay, có bữa mình bẻ ra một miếng, mình cũng làm bộ giả vờ như mình ăn ngay, nhưng

mình giấu vào trong người mình một chỗ còn lại, rồi mình mới đem về cho con mình, nấu

ra. Trời ơi con nó thích. Bà Hoa, bà xã đó, nói không được ăn, phải hà tiện, phải nấu cho rạc

ra để ăn canh, không cho con ăn, phải hà tiện để được ăn với cơm. Thành thử ra giai đoạn

đó mệt lắm. Đó là cả một cuộc ra đi, và cuộc đời như vậy. Khi mà gặp được cao uỷ, cái đau

khổ là gì, bao nhiêu người Hải Phòng hay Đà Nẵng tới trại, thì họ được đi ra trại sớm hơn.

Có người xưng là ở công đoàn, đảng viên này nọ ở Hải Phòng, mới có 2 tháng sau là họ đi ra

trại tự do, họ được đi Mỹ. Vô lý là tàu của mình ba tháng, họ giam mình tới ba tháng, điều

tra mình tới ba tháng. Vô lý thêm một điều nữa là chỉ có tàu mình đi từ Sàu Gòn thôi, bao

nhiêu tàu là toàn ở Hải Phòng với Đà Nẵng. Tại sao lại từ Sài Gòn đi, mà lại 30 ngày trên

biển mà không chết, mà có khai báo là chết mấy người trên biển, mà hỏi điều tra tất cả mọi

người để mà không có ăn thịt người, không có làm điều gì sai trái, mà còn cột vàng bỏ vào

những xác chết trôi dạt vào bờ để mà người ta dược cứu. Họ điều tra mình dữ lắm, hỏi về

bản đồ Sài Gòn. Họ thấy tức cười là họ hỏi chú Phát: “ngày xưa anh là quân nhân như vậy,

anh làm việc cho Mỹ, thì anh làm việc cho ai?” chú Phát nói là: “tôi dưới quyền của đại uý

VAOHP0077 44

Pino, là đơn vị trưởng của tôi là đại uý Lạc người Việt Nam, và người sỹ quan hành chánh là

người Mỹ coi trực tiếp đơn vị tôi là đại uý Pino.” Họ hỏi chú là lương của anh bao nhiêu. Chú

nói lương của chú là 6300, thì họ lực lại sổ thì bên quân lực cộng hoà lương lúc đó chưa tới

6300, chỉ có được 2000 mấy thôi. Nhưng mà bên tụi chú biệt phái, mặc dù bên Việt Nam

nhưng mà tụi chú là biệt phái sang Mỹ, nên chú được ăn thêm một cái tiền hoa hồng của tụi

Mỹ nữa, ăn thêm bằng dù của Mỹ nữa, nên lương của chú 6300. Còn nếu lương lính, quân

nhân thì lúc đó được nhận 5700. Tức là cao hơn lương sỹ quan bên cộng hoà mình nữa. Tại

vì mấy người đó đi mà sống chết không à, nên lương những người đó gấp đôi lương sỹ

quan. Rồi lương của chú, tại chú là cấp trưởng, là trung đội trưởng, nên chú hưởng lương

của chú lên tới 6300, hơn quân nhân 600 đồng. Sau khi mà ông Mỹ, người sỹ quan mà

phỏng vấn, họ cũng cho thông dịch viên ngồi bên cạnh để chính xác những lời nói. Sau khi

họ hết mấy thứ vậy điều tra trong mấy tháng, rồi họ hỏi chú hành quân sao, nhảy toán làm

sao, rồi chứ có những bằng gì của Mỹ. Cuối cùng ba tháng mà tự nhiên mình nói sao mình

không được đi Mỹ, mà họ gọi hết người này đến người kia lên điều tra, hỏi hết những người

trong tàu lên điều tra. Tại vì họ rất ngạc nhiên tại tàu từ Sài Gòn đi, mà tại sao lại có một

người chỉ huy sáng suốt mà biết cứu người, mà biết dùng giây cào mà cột vào mọi người để

mọi người đừng bị đánh ra biển khi mà cơn sóng giữ. Rồi biết thả người xuống biển để thẩm

thấu này nọ, rồi hút mấy ra cho mọi người để cứu sống. Nên người mỹ đó có vẻ ngạc nhiên,

điều tra mình đến ba tháng. Cuối cùng ông đứng lên bắt tay, ông đã confirm bên Mỹ rồi, và

ông biết năm đó có một vị đại uý Pino R312 của chú, đúng là sỹ quan đại lý hành chánh, và

lương của chú ngày đó là như vậy. Sau khi xác nhận xong ông bắt tay nói, you are hero, ông

nói chú là anh hùng, và tất cả con tàu đều đi Mỹ định cư hết. Thành thử ra mình cũng mừng

lắm, họ nói tiếng nói đó, mình cũng mừng hãnh diện lắm, thì ra họ đã tìm được lý lịch của

VAOHP0077 45

mình, tìm được sự thật của mình. Nhưng mà khốn nạn một điều là người ta ở hai tháng, việt

cộng ở hai tháng là đi Mỹ, mình thì ở ba tháng, đau khổ là cái đó. Dù sao nữa thì cũng tới

được bến bờ tự do, và đem con em mình sang đây hết.

TVD: Chú có được bảo lãnh bởi hội nhà thờ hay gia đình gì không?

PN: Có, một cái hội bên Texas, hội USCC đó, của người công giáo đó, họ bảo lãnh sang đó.

TVD: Cả gia đình luôn hay sao chú?

PN: Cả gia đình. Có những người của chú thì họ sang Cali vì có chú họ, hay anh em họ ở Cali

bảo lãnh. Còn chú thì mồ côi, tại không có ai thân nhân hết, tại lần đầu tiên mình vượt biên,

còn những người khác có thân nhân ở bên Mỹ rồi, thành thử họ bảo lãnh cho nhau sang.

Còn chú thì phải đi theo hội world relief đi sang Texas, Houston.

TVD: Rồi khi mà chú và gia đình mới đặt chân lên Mỹ, chú đã cảm nghĩ những gì?

PN: Tội nghiệp lắm, lúc đó chú cũng. Bây giờ chú nói này, khi mà chú tới Houston đó, chú đi

làm thợ sơn, giống như mấy người Mễ đứng ở ngoài đường vậy đó. Người ta kêu đi thì mình

đi. Đi theo một nhóm mấy anh em với nhau, ở một cái trailer người ta cho ở, rồi người ta

cũng cho một ít mền, rồi quần áo này nọ, rồi gối, mấy bao gạo mua ở chợ Việt Nam hồi đó

bên chợ Houston đó. Họ cũng cho những cái đó, nhưng mà con mình thì thèm sữa lắm. Hồi

đó đâu có đủ khả năng mua đâu. Rồi mình ở đó thì ít ngày, thì mình đi làm thợ sơn, cạo rửa

nhà, một ngày cũng được $15, về sau họ cho được $20. Tiền hồi đó cũng lớn lắm. Thì mình

cũng đi làm những việc đó, rồi sau nghe ngóng bạn bè, chứ sự thật đâu có đồng nào đâu mà

sống. Có một người bạn, họ cũng đi trước mình một ít ngày thôi, họ được chồng họ bảo

lãnh, chồng họ ở bên Mỹ rồi, nhưng mà họ lại đi vượt biên. Chồng họ ở Mỹ bảo lãnh sang Mỹ

ở trên San Jose. Về sau mình liên lạc được cái địa chỉ của San Jose đó, thì chị gửi cho 20

đồng. 20 đồng thì hồi đó mua stamp có 17 cents một con stamp để mà gửi đi. Mua được

VAOHP0077 46

mấy chục con stamp để gửi đi hết cho bạn bè, coi thử mình có nhớ địa chỉ ở Việt Nam, tìm

mới gửi sang bên đây mới có địa chỉ của chị Oanh. Khi mà Oanh biết được mình ở bên Texas

rồi đó, tại vì Oanh là phụ dâu cho cô Hoa khi đám cưới. Oanh thì chồng lại là một sỹ quan hải

quân, nên ngày đó ra đi năm 1975 bởi vì đi theo tàu luôn, chứ không có khổ sở như chú,

thành thử sang tới bên đây thì đã có chợ búa rồi, vừa có tiệm bán vải, giàu có rồi. Trong khi

chú thì chân ướt chân ráo vừa mới sang. Gửi lá thư cho chị Oanh thì Oanh mới nói đang cần

người làm, thì Hoa về Cali đi. Thế là lúc đó chú nhận được của hội world relief là bao nhiêu

tiền, họ cho đâu $250, cả một gia đình họ cho $250. Lúc đó chú tiết tiền vé máy bay đó, đi

bốn người không có đủ, thì chú phải mua vé xe bus sau khi confirm với cô Oanh này rồi đó

thì tụi chú sẽ sang bên đây đi làm, thì đã có việc làm cô Oanh đã hứa có việc làm. Hoa sang

đây đi thì Oanh sẽ lo cho ngày làm được $20 rồi đi xin trợ cấp xã hội. Sau khi chú mua vé xe

bus, phải nói là đau lắm, tại vì sao? Bởi vì chú không đủ tiền mua bốn vé hay là ba vé, chú

chỉ đủ tiền mua 2 vé thôi. 2 vé xe bus từ Houston sang đây thôi. Thì mua được 2 vé từ

Houston sang đây thì 2 đứa con thời đó người ta sao cũng hiền, hai đứa con thằng Phú với

con Ty đó, nó nằm ở dưới chân xe bus, dưới chân mình đó, mà sao người ta cũng thông cảm,

người ta không bắt mua nữa, cứ để cho hai đứa bé ở dưới chân. Mà sao họ cho mình cũng

không hiểu, tới giờ này thì có lẽ cũng vi phạm luật pháp mất mà thôi. Ngày đó thì họ vẫn cho

đi như vậy. Chú nhớ là sau khi mua 2 vé xe bus thì tính của chú, khi mà mặc dù chú đi từ

Houston sang Cali, chú xin địa chỉ Cali này thì cùng một lúc chú đi mua bản đồ. Từ bên

Houston sang đến bên đây, chú mua mấy cái bản đồ. Tính của mình tự nhiên mình chấm toạ

độ luôn, mình vẽ con đường, từ đó đi freeway 10, sẽ qua thành phố này này kia, và sẽ tới

đây là điểm của mình. Thì lúc đó đi mua mấy cái bản đồ 25 cents một cái, và mình chấm hết

chi tiết, ngày nào là mình tới đâu, chạy xe bao nhiêu tiếng, mặc dù chú không phải lái xe, mà

VAOHP0077 47

tự chú đã nghỉ như vậy. Tại con người mình ở quân đội nó quen rồi, khi nói tới đâu thì mình

đã có ngay bản đồ trong đầu óc mình rồi. Chú mua như vậy, đi từ Houston, chú còn giữ được

$20, không còn một đồng nào mà đi mua giữa đường nữa. Nhưng mà mang một ít bánh dày

với bánh mì ở bên Houston người ta bán, cũng mang theo những lương thực đó đi theo ở

giữa đường cho con. Thì hai vợ chồng tha lôi xách nhau từ bên đó về tới đây. Khi về được

tới, chú không nhớ những trạm kia, nhưng mà chú nhớ nhất là trạm San Pedro. Tới đó rồi

thì chú thấy vùng phone hồi đó thì thuộc về vùng phone 714 ở đây hết, tại chưa có phân ra

như bây giờ đâu. Thì chú gọi phone 714 về đây, thì không có ai bắt phone nữa, không ai đón

và bắt phone. Đã hẹn là sẽ đón nhau rồi, mà không có ai đón mình hết. Tối hôm đó, xe bus

chạy từ San Pedro chạy về tới LA, nó cũng là trạm xe bus cuối cùng ở LA. Chú gọi phone nữa

cũng không bắt phone, cho tới sáng luôn. Mà con biết trạm xe bus ở LA là hoàn hoàn những

người homeless. Bây giờ con lên nhìn những người ở đường số 4, kinh khủng lắm, họ đái ra

đường này nọ, hôi hám, mà bây giờ vẫn còn chứ không phải hết, vẫn còn kinh khủng lắm,

cảnh sát đầy ở chỗ đó. Mấy chục năm về trước nó còn tệ hại hơn nữa. Mà hai vợ chồng, hai

đứa con với mấy cái túi xách quần áo tại bên kia sang, tha lôi ở giữa bến xe bus, không còn

có một người thân nào nữa hết, gọi phone cũng không được, đau khổ vô chừng. 6 giờ sáng

ra xin mấy xe bus cầm bản đồ, chú nói là đây là ---- I stay here, can you pick me go to here,

tức là Long Beach. Chỉ nó đi tới Long Beach, tức là gần hơn là từ đây đi về phía đó, về tới đó

rồi tao gọi cho người nhà tao được không? Mà sao người Mỹ hồi đó cũng hay, mình xin hết

tiền rồi, mà họ vẫn cho mình đi quá giang luôn hai vợ chồng hai đứa con với tha lôi đi về tới

Long Beach. Đến đó là 8 giờ sáng, gọi cũng không ai bắt phone, nói là lúc đó sợ hãi mà đau

khổ lắm chứ, đâu quen biết ai, hai vợ chồng hai đứa con còn bé, 5-6 tuổi đầu, mà tiếng Anh

tiếng u lúc đó ra gì đâu. Ai đón mình ai lo cho mình, gọi phone hoài không được buồn quá,

VAOHP0077 48

cuối cùng mình còn $20, gọi thằng Taxi người Ấn Độ, mình nói rằng là from đây mà không

biết chỗ này, thì mày bao nhiêu tiền, mình hỏi bằng tiếng Mỹ nhưng mà lúc đó mình đâu có

nói được như bây giờ đâu. Tiếng Mỹ lúc đó nói thật pronounciation của mình hồi đó Mỹ

không hiểu mà cho thuê, tới giờ này mà Mỹ còn không hiểu nữa là. Thí dụ như nói gì nó

cũng cứ what what hoài, cuối cùng là mình viết là Salt, tức là xin tí muối. Hồi đó

pronounciation của mình ngộ lắm, nên mình khổ sở lắm, mà học ở việt Nam cứ đọc viết thì

rất giỏi, mà rốt cuộc thì nói thì đâu có được nhiều. Cho đến khi gặp được ông Ấn Độ nói như

vậy xong mình hỏi nó $20 có đủ không, enough không, thì nó nói được. Thế là nó mừng quá,

8 giờ mấy 9 giờ rồi mà cứ tới được cái địa chỉ đó rồi tính sau. Trời ơi khi mà ông Ấn Độ chở

mình tới đó, tới đúng đó là 19 đồng 60 cents, mà mình còn $20, trời ơi, anh hùng còn tiếp

luônn 40 cents cho ông đó. Thật sự lúc đó mà nó hỏi thêm câu gì nữa thì mình không còn gì

nữa. Đậu xe cho mình xuống, xách đồ xuống thì cô Oanh cô bạn mới đi ra, mới nhìn thấy nói

Hoa tới đây rồi hả, làm sao mà tới. Thì ra hồi đó phone không như bây giờ, một cái phone ở

trên nhà là nối xuống garage, nối lung tung hết, thì cô Oanh có mấy người em ở dưới garage,

nó đi nghe đi đón mình sợ nó gác cái phone ra ngoài. Đó là những kỉ niệm, nói thật người

Việt mình với nhau, cái sự thật vẫn là sự thật, bây giờ mình sợ người đó giận lắm, nên cũng

thế thôi. Đó là thời gian đau khổ lắm. Sang tới đây thì chú đi chở bác sỹ, rồi đi chở bệnh

nhân cho bác sỹ, mấy người mà ăn welfare đó, thì Oanh cho chú mượn được $800 mua cái

xe Ford, thì cũng chở bác sỹ được, cũng chở 3-4 người, nhiều khi cả 5-6 người. Mà những

nạn nhân trong đó là bà đậu hũ Thanh Sơn tofu bây giờ, là những nạn nhân đã từng đi bác

sỹ để chú chở. Chú Phát chở thì bác sỹ cho chú 5 đồng một người, đó là lần đầu tiên. Còn lần

thứ hai khám thì họ sẽ cho 3 đồng, thì cũng tội nghiệp, đôi khi cũng có những cái bất công

lắm. Nhiều khi mình chở bệnh nhân bây giờ cho họ là 5 đồng, họ cho mình 5 đồng, ít ngày

VAOHP0077 49

sau thành bệnh nhân của họ rồi thì thôi, hết, họ đâu còn cho mình nữa. Đôi khi khám bệnh

ngày hôm nay, mà phải thử nước tiểu, thì tới sáng người đó không phải ở đây, mà El Toro,

mình đi xuống dưới đó, lấy phân lấy nước tiểu về đưa cho bác sỹ để thử, về sau mình hỏi

tiền thì không có tiền. Nhiều cái cũng rớt nước mắt lắm.

TVD: Bác sỹ với bệnh nhân người Việt?

PN: Bác sỹ với bệnh nhân người Việt. Tại con biết hồi đó người Việt mình không có tiếng

Anh tiếng u gì hết, mà hồi đó medical được nhiều lắm, welfare medical nhiều lắm, nên cho

thả dàn, một người được bao nhiêu medical thì khám hết, rồi bệnh này kia, xin thuốc, nhiều

lắm. Chính phủ Mỹ sao thương dân tộc mình quá, thành thử ra bao nhiêu người sống trông

nhờ vào giai đoạn đó. Còn chú Phát thì đi chở bệnh nhân, xong rồi cũng đi khai apply

welfare, cũng được gần một năm welfare, được $602 hai vợ chồng hai đứa con. Rồi chú thấy

cuộc sống như vậy không được nên chú ra đi làm. Chú đi làm lúc đó cũng được $3.25, về sau

lên $4 một giờ, đi làm tiền như vậy để chú nuôi vợ con, chủ nhật thì chú đi bán chợ trời. Tân

niệm của chú đã thoát khỏi cộng sản thì không còn làm nô lệ cho ai hết, phải sống. Và có

một điều mà con biết là có nhiều cái nhục nhã lắm, buồn lắm, tại vì kể cả bạn bè có những

người hơn mình, thì họ cũng có những chà đạp mình, không hay đó. Nhưng mà sau khi

những vụ đó thì chú nghĩ rằng là, cái cách trả thù mà cách nói lại trong cuộc đời hay nhất là

mình làm cho cuộc đời mình đẹp lên, sáng lên, là mình không nô lệ ai hết. Mình không nô lệ

bất cứ ai hết, phải ngẩng mặt lên mà sống. Bởi vì sao, dã từng xưa mình ngẩng mặt sống rồi

thì giờ mình cũng như thế thôi. Và chú đã làm. Bởi vậy con mới thấy có tên Hoa Phát là thế

đó. Lý do là bởi vì ngày xưa quá coi thường mình, thì sau này chú mua được cái chợ, chú

làm nên thành công trong cuộc đời đó, chú đã mở ra cái chợ Hoa Phát, hồi đó mình có cái

chợ mà con, super market đó. Thành thử ra để mỗi người xưa họ đối xử với mình từ bác sỹ

VAOHP0077 50

này kia, mà mình sửa nhà sửa nước cho họ, rồi mình trả tiền lúc mình cầm cái receipt của

home depot mà mình mua 10 đồng, 12 đồng một cái ống nước leak này nọ. Mình nói mình

sửa, mình nói họ sửa thì không bao giờ họ sửa cả, nhưng mà đến lúc mình sửa xong đưa cái

receipt có mười mấy đồng, mình yêu cầu trả lại tiền cho mình, tại vì mình sửa cho họ, mình

mướn thì họ phải lo cho mình, chứ giờ còn họ không lo thì mình phải tự sửa, mình đưa cái

receipt xin lại cái đó thôi, họ nói mình là mấy cái receipt lượm ở chỗ nào không được. Nghe

nó tủi lắm, mà những người đó hiện giờ đang ở đây, bác sỹ này kia. Thành ra đến khi chú

làm chú trả lại cho những người đó, và trả lại cho cuộc đời là tên Hoa Phát. Giờ này mà các

người ngày xưa đối với tôi ra sao thì mấy người cứ nhớ Hoa Phát bây giờ là thế. Đó là cái tại

sao chú có tên Hoa Phát, tên của chú có nhiều ý nghĩa ở chỗ là tình nghĩa của vợ chồng chú,

cái thứ nhìn nếu là Hoa Phát làm thành công trong cuộc đời trên đất Mỹ thì đó là một vinh

dự của người Việt Nam, thứ ba là cho những người đối xử với mình không tốt ngày xưa, coi

thường, giờ này họ không dám coi thường. Đó là ý nghĩa của vượt thắng tất cả, trả thắng

cuộc đời, tôi sẽ tự tôi tạo dựng, và dạy con cái tôi nên người cho tất cả, cho mấy người biết,

không phải chúng tôi là người như thế. Đó là ý nghĩa trong việc đó.

TVD: Làm sao chú từ chợ Hoa Phát, mà chuyến qua làm business Hoa Phát cho chuyển tiền.

PN: Đầu tiên trong những giai đoạn ra đi, Việt Nam lúc đó phải nói mình nhìn những gói qùa

bên Mỹ gửi về, mình thèm thuồng lắm, và cục xà phòng ở bên Mỹ này dù là cục xà phòng

thôi nhưng nó thơm vô cùng. Khi chú đi như vậy sang tới bên đây rồi, thì chú làm nghề tự

do, không phải mua cái chợ đâu. Chú đi làm ở cái hãng ---- chú đóng thùng để chở đi khắp

tiểu bang cho hãng trong đó. Chỉ có một người chuyên môn về parking thôi . $3.25 về sau

lên $4 một giờ. Chú cứ đi làm như vậy, có những thùng dư rách này nọ thì chú mới đem về,

đóng những thùng quà nổitiếng rồi gửi về ở Việt Nam làm cho gia đình. Nhờ những thùng

VAOHP0077 51

quà gửi về Việt Nam cho gia đình, thì gia đình chú mới bán đi, rồi giữ cái đồng tiền đó cho

chú. Rồi chú mới, ai mà chuyển tiền từ bên Mỹ vê Việt Nam đó, hồi đó không có một phương

tiện nào chuyển, thì nhà chú bán được thùng quà có đi được một ít tiền, rồi đưa cho gia đình

họ ở Việt Nam. Một mặt chú đóng quà về thì gia đình chú bán đi, nhờ như vậy thì có đồng

qua đồng lại, họ đưa cho mình tiền đây, 500 đồng. Thì mình cũng đóng một thùng qùa 500

dồng để gửi về Việt Nam cho gia đình mình. Thì gia đình mình bán đi, nhiều khi được lời

thành 600. Cái lời đó thì mình lấy đóng những thùng quà khác để gửi tiếp. Từ đó trở đi

trong lòng chú có mấy năm thôi, cũng hên đóng quà đó, thì chú hên gặp người đại hàn,

người đó có món hàng mà họ bán cho Marvin đó, thì họ bán cho chú rẻ lắm. Giá ngoài irvin

thì bán đâu 19 đồng một cái áo thun. Thì họ bán cho chú có 3 đồng thôi. Thì cùng một lúc

chú bán được lại cho người Việt Nam mình, đóng gửi về đó thì chú bán được 5 đồng. Con

biết lúc đó họ đưa cho chú cả trăm ngàn, mấy trăm thùng, thì chú bán được trong vòng mấy

tháng, chú đã kiếm được mấy trăm ngàn rồi. Thì đó là cái hên trời cho.

TVD: Lúc đó chú có tiệm chưa?

PN: Chú vừa đó, về sau mới ra tiệm, sau khi chú có tí tiền chú mới mở tiệm vải, chuyên môn

gửi quà về Việt Nam, thì lúc đó chú để dành khoảng được $8000, chú lúc đó mới ra một cái

tiệm. Thì tiệm lúc đó 8000 là lớn lắm, mình đâu ngờ là mình có được $8000 trong tay. Sau

khi người ta sang cái tiệm, người ta đi thì mình vào chỗ trống, kiếm luôn được cái tiệm đó,

mình bắt đầu làm ở đó. Cũng hên là chú gặp được người Đại Hàn, họ cho chú được như vậy.

Sau một hai năm gì đó, chú làm thành công lắm, tại vì càng ngày càng tin, năm đầu thì chưa

có mấy, năm nhì năm ba thì càng ngay dân chúng càng tin chú, càng tin tại người ta thấy

mình trung thực, người ta đưa cho mình 200-300 mà mình vẫn gửi về cho họ, vẫn làm ăn

đàng hoàng đâu ra đó, mà gia đình họ cũng có lời tốt hơn nên thành thử họ càng tin, càng

VAOHP0077 52

đến với mình đông. Về sau này chú có những đơn đặt hàng là họ không cần xem quà là gì, họ

không cần biết là gì hết, chỉ mail là thư tới nói là chú làm ơn gửi một gói qùa $500, $300,

$200 vậy đó, cứ đưa tiền rồi mình đóng. Ở đây hồi đó có nhiều tiệm gửi quà về Việt Nam, họ

sống bằng lối khác và tới bây giờ cũng vậy, tức là thế này. Những người không biết gửi tiền

cho họ như vậy, thì họ sẽ vơ những hàng kẹt, những hàng không ai mua, những hàng khó

bán, họ sẽ đóng cho những người đó, coi như đẩy đi để lấy tiền đó khai báo thôi. Nó có

những điều dối lương tâm lắm, còn chú thì hàng nào chết mà đã thua thì chú cho close out

bán rẻ, sale, chú vứt đi, không cần nữa. Nhưng mà hàng nào đang có giá ở Việt Nam thì ngay

lúc đó chú đóng cho họ, và nhờ như vậy mà gói quà $200 gia đình họ bán thành ra được

$300. Họ lời rất nhiều, nên họ rất thích, và họ tin tưởng nơi chú. Còn những hàng rẻ thì chú

bán trước. Những hàng đó chỉ càng cựa, kẹt vào bên trong để chặt cái thùng hay sao đó thôi.

Tôi bán giá rẻ thôi, một đồng thôi. Thành thử ra chính những cái đó mà càng ngày càng tin

tưởng, nhờ những nền móng tin tưởng đó mà chú mua luôn một cái chợ. Vừa mới vượt lên

thì chú mua được một cái chợ. Chú nghĩ rằng bây giờ cái bao tử ở Việt Nam người ta đã cần

tới mình rồi, mà giờ cộng đồng Việt Nam ở đây có chợ nữa người ta sẽ đi chợ, thì chú mua

luôn cái chợ. Thành thử bên cạnh là tiệm gửi qùa, mà bên cạnh là cái chợ, nên chú làm được

cả hai việc, khách hàng vừa ăn uống ở đây, vừa mua đồ gửi về Việt Nam luôn nữa. Nên chú

làm được hai cái dịch vụ. Sau đó thì chú thấy chợ mệt mỏi quá, chú mới bỏ cái chợ, tự chú

bỏ, tại vì chú làm riêng cái lãnh vực này thôi, về gửi hàng, rồi chính phú Mỹ cho phép làm về

vấn đề gửi tiền về Việt Nam.

TVD: Hồi đó là thập niên 90 hả chú?

PN: Ừ, thập niên 90 rồi. Chú bán chợ đi là năm 90 đó. Chú làm về gửi tiền. Sau khi những

đường ban giao với Việt Nam thành, hồi đó xin license khó lắm, mình bị một công ty Nho

VAOHP0077 53

Thái, họ cũng là người Việt Nam mình. Nói vậy chứ người Việt Nam mình có nhiều tính kỳ

lắm, tính người Việt Nam mình, nói sao đó, có ai có license chuyển tiền về Việt Nam đâu,

phải dựa vào những license của Mỹ, là những công ty chính thức, người Việt Nam không có

license. Thế là họ thưa kiện chú rồi bắt người ta ra district luôn, là mình chuyển tiền lậu.

Lúc đó thì có một công ty mua công ty Hoa Phát, phái người tới đền và mua công ty Hoa

Phát với cái giá là 300,000, về sau 350,000 rồi đến 700,000. Mà nạt nộ chú anh có gì để anh

bán, tiệm thì chẳng có gì để mà bán hết. Chú nói là customer, nhưng mà linh hồn, tao có rất

nhiều customer và người ta quý tao lắm. Mua Hoa Phát và mua luôn một số lượng customer

lớn lắm, tại vì linh hồn người ta trân trọng, quý lắm, người ta xây dựng. Nó viết confidential

cho chú, tức là không cho bên ngoài biết nhưng mà mấy chục năm rồi chú nói lại với con,

tức là phải viết một cái confidential, chú cầm cái confidential đó rồi. Chú vẫn nhận gửi tiền

về Việt Nam, cùng một problem gửi tiền, chú yêu cầu bà con viết, toi đồng ý cho công ty Hoa

Phát chuyển tiền về cho gia đình tôi, tôi tin tưởng nơi công ty Hoa Phát chuyển tiền cho gia

đình. Mỗi người viết một chữ như vậy cho chú. Viết xong rồi chú cầm tất cả cái đó khoảng

một chục thùng giấy lớn, chú bay máy bay đem hết lên cho ----, chú đang xin license dể hoạt

động. Chú đem lên hết trình diện bà, bao nhiêu chữ ký, mấy chục ngàn chứ kỹ của bà con

bằng lòng cho mượn tiền, bà bằng lòng, gật đầu. Bà kêu vẽ bản đồ nước Việt Nam ra cho bà,

chú vẽ ngay trên bản, rồi thuyết minh cho bà. Từ dòng sông, rồi phương tiện ở Việt Nam

mình đi lại khó khăn tàu bè, phải đi đò, đi những nơi khổ sở, hoặc là lên cao nguyên dựng

sâu, những người mà không có tiền. Chú đang làm nhiệm vụ đó, rồi chú trình bày bà là sông

đồng nai ra sao, rồi các sông ngòi ở miền Tây Cửu Long này nọ. Bà gật đầu xong thì kê viết

chữ OK, cho chú Phát license, license chuyển tiền về Việt Nam đầu tiên của người tị nạn, mà

bằng tất cả chữ ký của bà con, còn không phải những người về sau này xin license.

VAOHP0077 54

TVD: Đó là khi nào chú?

PN: Năm 1997.

TVD: Vậy thì chú đã làm công việc này cũng gần 20 năm rồi phải không chú?

PN: Nếu mà chuyển tiền thì chú làm ngay khi mà chú mới sang Mỹ, tức là năm 82 đến giờ,

chú làm ngay khi đó. Tại vì con biết tại vì khi đó mà đem vợ con sang không có một cái gì,

con còn bé mà phải bương chải, khong welfare, không medical, không gì hết, chú bỏ tất cả

để chú làm lại cuộc đời. Chú không có lệ thuộc. Con người chú là như vậy. Không phải là

mình chê, mà mình còn tay chân sức khoẻ, mà còn có nghị lực nữa, mình không thể cúi đầu

được. Mình đã đến cơn bờ bế tự do quá lớn rồi, một đất nước cưu mang mình đã mang một

tự do kinh khủng. Mình làm mà có đạp nghĩa thì cũng xứng đáng thôi, chứ nếu ở với cộng

sản thì mình sẽ làm được cái gì. Chú cứ nghĩ như vậy nên chú lúc nào cũng chỉbiết tạơn và

cám ơn thôi.

TVD: Trong bao nhiêu năm đó, chú có quan niêm gì về cộng đồng không?

PN: Nếu mà nói về cộng đồng mình, nhiều lúc chú vui vì có những thành công rất lớn, nhưng

mà ở trong đó cũng có những cái buồn, tại vì cộng đồng mình, trình độ dân trí cũng vẫn còn

thấp quá, cũng chỉ biết suốt ngày tranh nhau và cứ giành dật thôi chứ không biết tha thứ

cho nhau. Rồi thí dụ như có nghĩ được cái câu là trên biển đầy cá hết, mỗi người một cái

lưới để bắt cá, bắt nhiều hay bắt ít thì tuỳ theo mỗi người. Anh có những kỷ thuật tương đối

là như vậy, tôi nói là trình độ hay gì đó, anh làm được ông bác sỹ hay này kia thì anh bắt

được những con cá lớn, anh hưởng được nhiều. Người dân lam lũ như mình, làm bằng mồ

hôi nước mắt tạo dựng sự nghiệp, mình bắt được ý, nhưng mà đừng nên hại nhau. Như

người Việt Nam mình có tính như thế, nó khổ lắm, nhiều lúc mình rất buồn, trình độ dân trí

quá thấp đi, hay là người ta trải qua những giai đoạn nghèo túng, khi mình nghèo, thì mình

VAOHP0077 55

nhìn những người xung quanh mình nghèo, sau khi mình vượt lên được thì mình phải nắm

tay, phải dìu dắt hết mọi người, được như mình. Những người thua mình, thì mình phải cho

họ bằng mình, hay làm sao nâng nhân phẩm của họ lên luôn, không phải về tiền bạc gì nữa

mà kể cả về nhân phẩm của con người cũng phải tăng lên, đưa nhau đi lên. Có những trường

hợp thế này, những người lớn ngày xưa, thì hay huênh hoang về chức vụ của mình, rồi nói

thằng đó ngày xưa là lính của tao làm thế này thế kia, khinh thường, không có nâng phẩm

giá của con người lên. Rồi có những người ngày xưa mình khổ thì hay nói là ngày xưa tao

khổ như vậy đó, tụi bây chưa khổ bằng tao. Tại sao lại như vậy, ngày xưa tao khổ, nếu bây

giờ tao sung sướng thì tao muốn mọi người sung sướng như nhau. Ngừơi Việt Nam không

có nhận thức đó. Nói nôm na nhận thức tha thứ cho nhau, mà tha thứ cho nhau và đoàn kết

thì sẽ đưa một cộng đồng đi lên một chiều hướng rất tốt đẹp. Nhưng mà cộng đồng mình

nhiều khi chỉ có thành công trên mặt nổi và trên cá nhân thôi, chứ không có những cái bắt

tay đoàn kết mà theo từng bước dìu dắt nhau đi lên. Đó là cái nhận xét của chú, nhiều khi

nhìn chú buồn lắm, chú không phải vui đâu. Con cháu mình những đứa bé thành công, hay

là những đứa bé chú không nói thành công, nhưng gia đình nói với nhau rằng là con tôi nó

không được như thế này, không được như thế kia. Nói tại sao vậy, nó không được nhưng

mà nó không hư là mình mừng rồi. Nó sống giữa một đất nước bao nhiêu tự do, mà nếu

trường hợp nó không băng đảng, nó không hư thì đó phần thưởng lớn rồi, chứ dừng nên

suy nghĩ tại sao nó không được cái này không được cái nọ, mình phải chấp nhận cái đó đi.

Thí dụ như nước chảy về cội thì đó là một gương tốt, mình làm con người tốt, mà mình làm

được thành công những chuyện đó thì con mình làm được những cái gương đó, nhơ là làm

gương thì mới là thành công. Còn bây giờ dạy con là không được nói dối, không được ăn

cắp, ăn trộm này nọ, không được băng đảng, nhưng mà đi vào chợ người ta, thí dụ thấy hai

VAOHP0077 56

bó rau thơm cột vào thành một bó ra tính tiền bó à. Trợ cấp xã hội thì còn đầy, cả những

trường hợp đó làm sao mà tốt cho nó. Giờ nó có học thành ông thành bà, những mà ông này

ông kia của nó cũng là xã hội của nó. Còn nếu làm gương mình đổ mồ hôi nước mắt của

mình xuống cho con ăn học, bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt, tất cả mọi thứ con phải

nhớ, con phải nhớ tất cả mấy thứ đó là công lao cha mẹ. Mà khi con thành công, tất cả mọi

thứ con nhớ là những vùi khổ vun đắp cho con lên, thì lúc đó con sẽ sống một cuộc đời sung

sướng hơn, sung sướng với tâm hồn con vì con đã thấy rằng con không phải là những người

đau khổ, mà những người ngày xưa đã hy sinh cho con. Đó là cái sống, chứ còn người Việt

mình nhiều khi buồn thì thôi, thấy tức cười quá.

TVD: Thuý muốn hỏi chú là lần cuối cùng chú muốn nói gì thêm cho thế hệ sau, cho cộng

đồng mình nói chung không?

PN: Thì như chú nói từ lúc nãy, chú không biết nói làm sao hơn, là người Việt Nam hồi xưa

ta có hội nghị Diên Hồng, mà hội nghị Diên Hồng là để nắm tay tất cả mọi người lại với

nhau, để mà cùng chống ngoại xâm, tức là người Việt Nam chúng ta có lịch sử rất là đoàn kết

khi xâm lăng tới, đoàn kết với nhau, từ cái làng mếu, từ nhân bản của dân tộc Việt Nam, từ

làng xóm anh em đã có những đoàn kết rất tốt. Chỉ qua những giai đoạn, chú nói hơi sâu

một xíu về lịch sử, chú là người công giáo, qua đi những giai đoạn lịch sử thời pháp đô hộ

Việt Nam, mà dân tộc chúng ta đã mất đi cái gọi là đoàn kết, mầm mống của cha ông ngày

xưa để lại. Tại vì khi người Pháp họ vào, chú thấy đọc lại lịch sử thì thấy sao nhiều chức

quyến quá, chức xã, chức lý, chức ông này ông kia, chẳng làm gì hết mà cũng có chức vụ với

nhau. Thì khi đưa người có chức vụ chức tước, tức là một nấc thang để con người ta tranh

đấu, thì bắt đầu có những chà đạp nhau và từ đó đã mất đoàn kết của dân tộc. Xin trở lại

chút xíu nói thế hệ con cháu mình, các em mình, hãy nhớ chúng ta có một nguồn gốc hội

VAOHP0077 57

nghị Diên hồng đoàn kết. Người Việt Nam chúng ta đừng ai vị kỷ vì quyền lợi của mình,

đừng ai vì bất cứ một tiếng, chức vụ hay gì hết, sống hoà đồng và chan chứa với nhau, tha

thứ cho nhau, thì lúc đó chúng ta mới có sự đoàn kết đưa cả một dân tộc đi lên. Đó là những

cái chú Phát nghĩ mà tốt nhất cho giới trẻ mình vè sau, làm sau để níu kéo được, để mà hàn

gắn được cái hội nghị Diên Hồng của dân tộc Việt. Cám ơn cháu.

TVD: Cám ơn chú nhiều .