Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

33

description

Tạp chí nghiên cứu y học số 3 - 2011

Transcript of Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

Page 1: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011
Page 2: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011
Page 3: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH BỆNH THALASSEMIA TRÊN 290 TRƯỜNG HỢP THAI

Nguyễn Khắc Hân Hoan1, Phạm Việt Thanh1, Trương Đình Kiệt2, Lâm Thị Mỹ2

1Bệnh viện Từ Dũ, 2 Đại học Y Dược TPHCM

α- và β-thalassemia là bệnh thiếu máu di truyền phổ biến tại Việt Nam. Chẩn đoán trước sinh nhằm phát hiện

sớm và can thiệp các trường hợp thai mang gen bệnh đồng hợp tử là biện pháp phòng ngừa tích cực và hiệu quả. Mục tiêu: Phân tích đặc điểm phân bố đột biến gen thalassemia trên các trường hợp chẩn đoán trước sinh tại Bệnh viện Từ Dũ từ 1/12/2007 đến 31/3/2010. Đối tượng và phương pháp: Tất cả các trường hợp thai của các cặp vợ chồng mang đột biến gen α- hoặc β-thalassemia được chọc ối và chẩn đoán tìm alen đột biến bằng kỹ thuật ARMS, gap-PCR, enzyme hạn chế và MLPA. Kết quả: 290 thai được chẩn đoán trước sinh, phát hiện 207 thai có đột biến (207/290; 71,4%). Trong số đó, 128 thai bị đột biến α-thalassemia (128/290; 44%) cao hơn 2 lần so với số thai bị đột biến β-thalassemia (59/290; 20,3%), 20 thai (20/290; 6,9%) mang đồng thời đột biến α- và β-thalassemia. Có 62 thai (62/290; 21,4%) mang kiểu gen nặng gồm: Hb Bart’s (38/290; 13,1%), Hb H (9/290; 3,1%), β-thalassemia nặng (15/290; 5,2%). Tỉ lệ alen đột biến α-thalassemia (67,2%) hơn gấp đôi β-thalassemia (32,8%) trong tổng số 287 alen được phát hiện. Đột biến --SEA và Hb E chiếm đa số, tiếp theo là -α3.7, codon 41/42 –TCTT và codon 17 +A. Có 59 trường hợp đã đồng ý chấm dứt thai kỳ (59/290; 20,3%). 100% kết quả kiểm định sau sinh đều phù hợp với chẩn đoán trước sinh. Kết luận: Tỉ lệ α-thalassemia cao hơn 2 lần so với β-thalassemia. Đột biến --SEA, - α3.7, Hb E, codon 41/42 –TCTT và codon 17 +A là các đột biến phổ biến nhất. Chọc ối và chẩn đoán trước sinh bằng kỹ thuật multiplex ARMS, multiplex gap-PCR chính xác và an toàn.

Từ khóa: thalassemia, chẩn đoán trước sinh, đột biến gen globin

Summary PRENATAL DIAGNOSIS OF THALASSEMIA ON 290 FETUSES

α- and β-thalassemia are common inherited anemia disorders in Vietnam. Prenatal diagnosis in order to early detect and terminate fetuses with homologous genotype is an active and effective prevention method. Objective: to investigate the distribution of thalassemia mutations among prenatal diagnosis pregnancies at Tu Du Hospital in 1/12/2007 to 31/3/2010. Method: Amniocytes of all pregnancies of α- or β-thalassemia carrier couples had prenatal diagnosis for mutation alleles with ARMS, gap-PCR, restriction enzyme and MLPA. Result: There were 207 out of 290 fetuses having mutation (207/290; 71.4%). Among those, 128 fetuses (128/290; 44%) had α-thalassemia mutations that were more than twice to 59 fetuses with β-thalassemia (59/290; 20.3%) and 20 fetuses (20/290; 6.9%) inherited both α- and β-thalassemia simultaneously. Sixty two fetuses (62/290; 21.4%) had severe genotypes including Hb Bart’s (38/290; 13.1%), Hb H (9/290; 3.1%) and β-thalassaemia major (15/290; 5.2%). α-thalassemia allele rate (67.2%) was higher than β-thalassemia twice (32.8%) in 287 detected alleles. --SEA and Hb E alleles were most common; then were -α3.7, codon 41/42 –TCTT and codon 17 +A alleles. There were 59 cases accepting TOP. All postnatal confirmations were consitent with prenatal diagnosis results. Conclusion: Rate of α-thalassemia was more common than β-thalassemia. Mutation –SEA, -α3.7, Hb E, codon 41/42 –TCTT and codon 17 +A were most common. Amniocentesis and prenatal diagnosis with ARMS and gap-PCR were precise and safe. Key words: thalassemia, prenatal diagnosis, globin gene mutation, prevention

Page 4: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

ĐỘC TÍNH CỦA SHELLAC F ĐỐI VỚI DÒNG TẾ BÀO L929 Hoàng Đạo Bảo Trâm1,2, Hoàng Tử Hùng1, Imad About2

1Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 2Đại học Méditerranée, Marseille, Pháp.

Đánh giá độc tính của Shellac F đối với dòng tế bào L929. Phương pháp: Phương pháp thử độc tính với tế

bào qua chất tiết từ vật liệu theo chuẩn châu Âu ISO 10993-5. Tế bào được nuôi cấy trong các môi trường đã tiếp xúc với vật liệu thử, ở các nồng độ khác nhau (pha loãng theo tỷ lệ 1:1, 1:2, 1:10, 1:100, 1:1000, 1:10000). Mật độ tế bào được đánh giá bằng thử nghiệm MTT, sử dụng máy quang phổ kế E 960 (Bioblock, Strasbourg, France) ở bước sóng 550nm. Kết quả: Shellac F không còn độc tính ở mức độ pha loãng môi trường là 1:10 (tỷ lệ tế bào sống trung bình là 92,36%), tương đương với Duraphat® (93,09%), trong khi đó Isodan không độc ở độ pha loãng 1:100 (tỷ lệ tế bào sống trung bình là 96,85%). Kết luận: Đối với dòng tế bào L929, mức độ độc tính với tế bào của Shellac F tương đương với Duraphat® và thấp hơn Isodan.

Từ khóa: Shellac F, độc tính với tế bào, tế bào L929

Summary CYTOTOXICITY OF SHELLAC F ON L929

Objective: To evaluate the cytotoxicity of Shellac F on L929. Methods: The cytotoxicity test was performed on L929 according to the Europe Standard ISO 10993-5. Cells were incubated in material-contacted medium with different dilutions (1:1, 1:2, 1:10, 1:100, 1:1000, 1:10000). A succinyl dehydrogenase (MTT) assay was performed and the absorbance of each 96-well dish was determined using an automatic microplate spectrophotometer (E 960, Bioblock, Strasbourg, France) at 550nm. Results: Shellac F and Duraphat® were non-toxic at the dilution of 1:10 (average cell viability: 92.36% and 93.09%) and Isodan at 1:100 (96.85%). Conclusions: Using 929 as test cell, Shellac F showed a toxicity which was similar than that of Duraphat® and lower than that of Isodan. Key words: Shellac F, cytotoxicity, L929

Page 5: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

HOÁ MÔ MIỄN DỊCH U BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG GIÁP BIÊN VÀ UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

Lê Quang Vinh Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Nhận xét sự bộc lộ một số dấu ấn miễn dịch trong các u biểu mô giáp biên và ung thư buồng trứng. Đối

tượng và phương pháp: chẩn đoán hồi cứu các tiêu bản mô bệnh học và thực hiện nhuộm hoá mô miễn dịch tại Trung tâm Giải phẫu bệnh - Tế bào bệnh học Bạch mai và Khoa Giải phẫu bệnh - Bệnh viện K Hà Nội với 4 dấu ấn (CK7, CK20, p53, Ki67) 102 trường hợp u biểu mô buồng trứng (bao gồm 87 trường hợp ung thư biểu mô buồng trứng và 15 trường hợp u biểu mô giáp biên) được điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 1/2000 đến 12/2007. Kết quả và kết luận: nhuộm hóa mô miễn dịch cho thấy: 100% các u giáp biên và 88,5% u ác tính dương tính với CK7; 80% u giáp biên và 86,2% u ác tính âm tính CK20. CK7 và CK20 cùng dương tính chiếm 10,8%, cùng âm tính chỉ có 4,9%. Chỉ có 20% các u biểu mô giáp biên dương tính với p53. Các ung thư thanh dịch, UT dạng NMTC, UT TB sáng có tỷ lệ bộc lộ p53 cao nhất (từ 50% đến 64,7%). Các UTBM không biệt hoá, ung thư chế nhầy và u Brenner ác tính có tỷ lệ bộc lộ dấu ấn p53 thấp (từ 20% đến 37,5%). Các ung thư thanh dịch, ung thư chế nhày, UTBM không biệt hoá, u Brenner ác tính và ung thư dạng nội mạc tử cung đều bộc lộ dấu ấn K67 với tỷ lệ rất cao (từ 81,8% -100%).

Từ khoá: U biểu mô giáp biên, ung thư biểu mô, hoá mô miễn dịch

Summary A IMMUNOHISTOCHEMICAL STUDY ON BORDERLINE TUMOURS AND

CARCINOMAS OF OVARY

Objective: To evaluate immuno markers of ovarian epithelial tumours. Subject and method: we reviewed histologic slides and stained immunohistochemically to CK7, CK20, p53 and Ki67 at Pathology department of K hospital and Bachmai hospital of 102 ovarian epithelial tumours (including 87 carcinomas and 15 borderline tumours) admitted to National hospital of obstetrics and gynecology from 1/2000 to 12/2007. Results and conclusion: CK7 stained in borderlin tumours (100%), in carcinomas (88.5%); CK20 stained in borderlin tumours (20%), in carcinomas (13.8%); p53 stained in borderlin tumours (20%), in serous carcinoma, endometrioid carcinoma, clear cell carcinoma (50% - 64.7%); undfferentiated carcinoma, mucinous carcinoma and malignant Brenner tumour (20%-37.5%). Ki67 stained in borderlin tumours (86.7%), in carcinomas (81.8%- 100%). Keywords: Epithelial borderline tumours, carcinoma, immunohistochemical

Page 6: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH U ĐƯỜNG BÀI XUẤT HỆ TIẾT NIỆU CAO Bùi Văn Lệnh

Trường Đại học Y Hà Nội

U đường bài xuất tiết niệu cao (đài bể thận và niệu quản) chiếm khoảng 5% các u biểu mô đường niệu (1-2

trường hợp/ 100000 dân/năm). Chẩn đoán xác định và phân biệt các u này thường dựa vào siêu âm, chụp niệu đồ tĩnh mạch và/hoặc chụp cắt lớp vi tính. Mục tiêu: Tìm hiểu các dấu hiệu hình ảnh của u đường bài xuất tiết niệu cao và xác định giá trị chẩn đoán của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Đối tượng và phương pháp: 62 bệnh nhân được chẩn đoán là u đường bài xuất tiết niệu cao từ 1/2006 đến 9/2009 tại bệnh viện Việt Đức. Các dữ liệu chẩn đoán hình ảnh được so sánh đối chiếu với phẫu thuật và giải phẫu bệnh. Kết quả: Độ nhạy của chụp cắt lớp vi tính: 93,50 %, giá trị dự báo dương tính: 82,69 % và giá trị dự báo âm tính là 50%. Siêu âm là kỹ thuật được chọn đầu tiên trong thăm dò bệnh lý này. Khả năng chẩn đoán u đường bài xuất của chụp niệu đồ tĩnh mạch còn hạn chế. Kết luận: Chụp cắt lớp vi tính chẩn đoán tốt bệnh lý này. Chụp đường bài xuất tiết niệu cao ngược dòng là rất cần thiết trong trường hợp chụp niệu đồ tĩnh mạch thất bại. Chải rửa tìm tế bào ác tính trong soi niệu quản hoặc hướng dẫn dưới màn tăng sáng để chẩn đoán sớm.

Từ khoá: Chụp niệu đồ tĩnh mạch, chụp dường bài xuất tiết niệu cao ngược dòng, soi niệu quản, u đường bài xuất

Summary

DIAGNOSTIC OF HIGH URINARY FRACT TOMORS High urinary tract tumors (HUTT) consist of 5% urinary tract carcinomas (1-2 cases/100 000

people/year). Diagnosis of this disease is usually based on ultrasound, intra-venous urography (IVU) and/or computed tomography (CT). Objective: To find out the imaging characteristics of the HUTT and determine the diagnostic value of imaging models. Subject and method: There were 62 patients diagnosed with HUTT from Jannuary 2006 to September 2009 at Viet Duc Hospital. This was a observational study comparing the imaging finding with the results from surgery and pathology. Result: The sensitivity of the urinary tract CT was 93.5%, its positive predictive value was 82.69% and the negative predictive value was 50%. Urinary tract ultrasound was the first choice for exploring this disease. Nevertheless the role of IVU was still limited. Conclusion: The urinary tract CT was the good method on diagnosing the HUTT. The retrograde urography was the alternative technique if the IVU failed to find the diagnostic. Brushing the urinary tract wall on uroscopy or radioguided procedure to discovery the malign cells should be used to diagnose early the HUTT. Key words: Diagnosis, HUTT, IVU, ultrasound, CT.

Page 7: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI SAU MỔ CỦA CA19-9 ĐỐI VỚI UNG THƯ TỤY NGOẠI TIẾT

Đỗ Trường Sơn Trường Đại học Y Hà Nội

Đánh giá hiệu quả của chất chỉ điểm khối u CA19-9 trong chẩn đoán và theo dõi sau mổ ung thư tụy ngoại

tiết (UTTNT). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, khảo sát nồng độ CA19-9 trên những BN nghi ngờ là UTTNT, xác định độ nhậy (Se), độ đặc hiệu (Sp), độ chính xác (Acc.) của BN trước mổ (chuẩn vàng: adenocarrcinome trên kết quả GPBH) và sau mổ. Kết quả: 132 BN trên lâm sàng và siêu âm có dấu hiệu nghi ngờ ung thư tuỵ được định lượng CA19-9 huyết thanh, sau đó đối chiếu với kết quả phẫu thuật và GPBH. Đã xác định được 76 trường hợp là ung thư biểu mô tuyến ống tuỵ (adenocarcinoma) và 56 trường hợp không phải là ung thư tuỵ. Nồng độ CA19-9 trung bình của 76 BN ung thư tuỵ là 3609,1 ± 10178,6 (n=76). Nếu lấy giá trị ngưỡng (cut-off value) là 75 UI/ml thì độ nhậy của xét nghiệm là 69,7%, độ đặc hiệu là 67,8% và giá trị tiên đoán dương tính là 74,6%. Sau mổ cắt u, CA19-9 giảm mạnh từ 90 - 93% so với mức trước mổ (p < 0,05). Kết luận: Nồng độ CA19-9 trước mổ ở BN UTTNT trung bình là khá cao so với bình thường (3609 U/ml). Xác định CA19-9/huyết thanh là biện pháp tốt giúp chẩn đoán UTTNT trước mổ với độ nhậy 70%, độ đặc hiệu 68%. Vai trò cảnh báo tái phát sau mổ UTTNT ở nghiên cứu này chưa được chứng minh một cách thuyết phục.

Từ khoa: CA 19 - 9, ung thư tủy ngoại tiết

Summary THE CLINICAL RELEVANCE OF THE TUMOR MARKER CA19-9 IN THE

DIAGNOSING AND MONITORING OF PANCREATIC CANCER To evaluate the role of tumor marker CA19-9 in diagnosing and monitoring of pancreatic cancer.

Patients and method: Descriptive study evaluating the role of tumor marker CA19-9 in the serum of suspected pamcreatic cancer patients through its sensitivity, specificity, positive and negative predictive value before operative (gold standard: adenocarcinome) and postoperative monitoring. Results: 132 patients suspected from pancreatic cancer had been evaluated CA19-9 concentration in serum before operation and confirmed thereafter by pathological examination as if pancreatic cancer or not. 76 cases have been confirmed as pancreatic cancer and 56 cases as others. The mean value of CA19-9 from serum samples pre-operation of 76 pancreatic cancer patients is 3609.1 ± 10178,6. If taking the cut-off value of CA19-9 as 75UI/ml, sensitivity (Se) would be 69.7%, specificity (Sp) 67.8% and the positive predictive value (PPV) 74.6%. The concentration of CA19-9 decreased largely from 90-93% in comparison before and after pancreatic cancer resection (p<0.05). Conclusion: The mean concentration of CA19-9 beore operation in pancreatic cancer patients is rather high in comparing with normal value (3609U/ml). Detect the serum content of CA19-9 in suspected pancreatic cancer patients is a useful measure for diagnosing pancreatic cancer before operation with sensitivity 70%, spacificity 68%. The role of postoperative monitoring for warning the cancer recurrence is not yet demonstrated by this study. Keyword: CA19-9, pancreatic cancer.

Page 8: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MULTIPLEX LIGATION-DEPENDENT PROBE APLIFICATION (MLPA) XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN XÓA ĐOẠN

GEN DYSTROPHIN TRÊN BỆNH NHÂN LOẠN DƯỠNG CƠ DUCHENNE Tạ Thành Văn, Nguyễn Thị Thanh Hải, Trần Vân Khánh

Trường Đại học Y Hà Nội Kỹ thuật Multiplex Ligation-dependent Probe Amplification (MLPA) được các nhà khoa học ứng dụng rộng

rãi trong nghiên cứu phát hiện chính xác và nhanh đột biến gen ở một số bệnh lý di truyền. Mục tiêu: Ứng dụng kỹ thuật MLPA xác định đột biến xóa đoạn gen dystrophin trên bệnh nhân loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD). Đối tượng và phương pháp: 13 bệnh nhân được chẩn đoán bị bệnh DMD dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng điển hình, kỹ thuật tách chiết DNA từ tế bào máu ngoại vi, kỹ thuật MLPA. Kết quả: 7/13 bệnh nhân có đột biến xóa đoạn gen dystrophin. Kết luận: Kỹ thuật MLPA đã được ứng dụng thành công để xác định đột biến xóa đoạn gen dystrophin với kết quả chính xác và trong thời gian ngắn.

Từ khóa: đột biến xóa đoạn, MLPA

Summary ANALYSIS OF DELETED MUTATION OF DUCHENNE MUSCULAR DYSTROPHY USING MULTIPLEX LIGATION DEPENDENT PROBE

AMPLIFICATION Multiplex Ligation-dependent Probe Amplification (MLPA) has been used commonly to detect

mutation in inherited diseases because MLPA is rapid and accurate technique. Objective: Application of MLPA for analysis of deleted mutation of dystrophin gene on patients with Duchenne Muscular disease (DMD). Subjects and methods: analysis of deletion of dystrophin gene were performed for 13 patients with DMD; DNA extraction; MLPA were performed. Results: Seven out of 13 patients have been detected deletion of dystrophin gene. Conclusions: MLPA have been quickly and accurately applied for analysis of deletion of dystrophin gene. Key words: Deletion, MLPA

Page 9: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

ÁP DỤNG QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN GEN MÃ HÓA YẾU TỐ VIII GÂY BỆNH HEMOPHILIA A

Tạ Minh Hiếu, Trần Vân Khánh, Tạ Thành Văn Trường Đại học Y Hà Nội

Bệnh rối loạn đông máu di truyền Hemophilia A hay bệnh ưa chảy máu do đột biến gen F8 mã hóa cho yếu

tố VIII. Dạng đột biến gen F8 chiếm tỉ lệ cao nhất là đột biến điểm (47,5 %), đột biến đảo đoạn intron 1 và intron 22 (36,7 %). Cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu toàn diện về phân tích đột biến gen F8, giúp cho việc phân tích phát hiện người lành mang gen bệnh và chẩn đoán trước sinh bệnh Hemophilia A. Mục tiêu: (1) Áp dụng quy trình kỹ thuật sinh học phân tử để phát hiện đột biến gen F8 gây bệnh Hemophilia A, (2) Thực hiện quy trình xác định người mang gen và chẩn đoán trước sinh cho người có nguy cơ cao. Đối tượng và phương pháp: Một thai phụ có con trai đã được chẩn đoán bị bệnh Hemophilia A dựa trên tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng điển hình. DNA bệnh nhân được tách chiết và phân tích đột biến bằng kỹ thuật PCR và giải trình tự. Thai phụ được phân tích xác định là người mang gen đột biến và chẩn đoán trước sinh. Kết quả: Phát hiện đột biến del2605C ở bệnh nhân Hemophilia A, thai phụ (người mẹ bệnh nhân) là người lành mang gen bệnh, thai nhi mang đột biến del2605C, em gái của bệnh nhân là người lành không mang gen bệnh. Kết luận: (1) Áp dụng thành công quy trình xác định đột biến gen F8 gây bệnh Hemophilia A; (2) Áp dụng thành công quy trình xác định người mang gen và chẩn đoán trước sinh cho thai phụ (người lành mang gen bệnh).

Từ khóa: Hemophilia A, yếu tố VIII, đột biến gen

Summary MUTATION DETECTION OF F8 GENE CAUSING HEMOPHILIA A

Hemophilia A is the most severe inherited bleeding disorder to affect human and is among the most common disorders of this kind. Hemophilia A is caused by F8 gene mutations which reduced levels of VIII coagulation factor. Point mutations account for as much as 47.5 % whereas inversion intron 1 and 22 cause 36.7 % of all Hemophilia A cases. In Vietnam, so far there has been no full studies of mutation analysis for hemophilia A patients as well as carriers and prenatal diagnosis. Objectives: Construcing of mutation analyis procedure of hemophilia A. Methods: This study based on analysis of a Hemophilia A family’s genetic profile. Genomic DNA was extracted from venous blood collected in EDTA using phenol procedure. The 26 exons of F8 gene were amplified and checked for mutations by using Long PCR and Sequencing procedure. Results: The Hemophilia A patient and unborn fetus were found to have del2605C mutation. His mother is a carrier whereas his sister has a normal status. Conclusion: Successfully contructed a procedure to detect muations in F8 gene. Keywords: Hemophilia A, F8 mutation

Page 10: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

NGHIÊN CỨU PHÁT HIỆN NGƯỜI LÀNH MANG GEN BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH BỆNH THOÁI HÓA CƠ TỦY

Trần Vân Khánh, Tạ Thành Văn Trường Đại học Y Hà Nội

Bệnh thoái hóa cơ tủy (spinal muscular atrophy: SMA) là bệnh lý di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường.

Bệnh gây nên do đột biến gen SMN1 nằm trên nhiễm sắc thể số 5. Bệnh chia làm 3 thể khác nhau tuỳ vào mức độ biểu hiện bệnh trên lâm sàng. Phát hiện người mang gen bệnh và chẩn đoán trước sinh sẽ làm giảm tỉ lệ mắc bệnh. Mục tiêu: Xây dựng quy trình phát hiện người mang gen bệnh và chẩn đoán trước sinh bệnh thoái hóa cơ tủy (SMA). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 10 gia đình và 2 thai phụ có tiền sử sinh con bị bệnh SMA; DNA được tách chiết từ máu và tế bào ối của các thành viên gia đình và thai phụ; Sử dụng kỹ thuật MLPA, STR, RFLP. Kết quả: 48% các thành viên gia đình người bệnh SMA được phát hiện là người mang gen bệnh; 02 thai nhi được chẩn đoán không mắc bệnh SMA. Kết luận: Bước đầu đã thành công trong việc phát hiện người lành mang gen bệnh và chẩn đoán trước sinh bệnh thoái hoa cơ tủy ở Việt Nam.

Từ khóa: Bệnh thoái hóa cơ tủy, người lành mang gen bệnh, chẩn đoán trước sinh.

Summary CARRIER DETECTION AND PRENATAL DIAGNOSIS OF SPINAL

MUSCULAR ATROPHY SMA is recessive autosomal chromosome which caused by SMN1 mutation. SMA is divided to

3 types depending on the degree of clinical features. Objectives: Molecular biological techniques were applied for prenatal diagnosis and carrier detection of SMA in Vietnam. Materials and Methods: members of 10 SMA families and 2 high risk pregnant women were selected, DNA was extracted from blood and aminotic fluid, MLPA, STR RFLP techniques were used. Results: 48% of family members were detected as carrier; the two fetuses were fortunately confirmed not to receive the mutation from their mothers and their father. Conclusions: the present investigation was the first to be carried out in Vietnam and this result were demonstrated the potential application in clinical settings in Vietnam. Keywords: Spinal muscular atrophy, carrier detection, prenatal diagnosis

Page 11: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

DIỄN BIẾN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC CẤP NẶNG TRONG QUÁ TRÌNH LỌC MÁU LIÊN TỤC TẠI TRUNG

TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI Ngô Đức Ngọc1, Nguyễn Thị Dụ2, Phạm Duệ3

1Trường Đại học Y Hà Nội; 2Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Hà Nội 3Bệnh viện Bạch Mai

Lọc máu liên tục là một phương pháp mới có triển vọng để điều trị bệnh nhân ngộ độc cấp mức độ nặng.

Mục tiêu: (1) Đánh giá tiến triển lâm sàng của bệnh nhân ngộ độc cấp trong lọc máu liên tục và (2) Đánh giá tiến triển cận lâm sàng của bệnh nhân ngộ độc cấp trong lọc máu liên tục. Đối tượng và phương pháp: 21 bệnh nhân ngộ độc cấp, điều trị tại Trung tâm Chống Độc - Bệnh viện Bạch Mai, được tiến hành 28 lần lọc máu liên tục. Kết quả: 57,1% nguyên nhân ngộ độc do tự tử, trong đó khỏi bệnh 14 (67,3%), tử vong 7 (33,3%), thời gian từ khi nhiễm độc tới khi được lọc máu 72 giờ, thời gian trung bình của quả lọc 27,1 giờ, sau lọc 12 giờ ý thức cải thiện rõ rệt, không có rối loạn huyết động trong quá trình lọc, nồng độ gardenal trong máu giảm nhanh trong 12 giờ đầu, creatinin máu giảm dần trong quá trình lọc. Kết luận: Lọc máu liên tục cải thiện nhanh ý thức của bệnh nhân, giúp thải trừ độc chất, giảm thời gian thở máy, hỗ trợ tốt chức năng thận và không làm rối loạn huyết động.

Từ khóa: Lọc máu liên tục, ngộ độc cấp nặng, CVVH

Summary CLINICAL AND LABORATORY PROGRESSION OF ACUTE POISONED

PATIENT UNDER TREATMENT OF CONTINUOUS VENO-VENOUS HEMOFILTRATION AT POISON CONTROL CENTRE OF

BACH MAI HOSPITAL Continuous veno-venous hemofiltration (CVVH) is a new hopeful therapy of acute severe

poisoned patients. Objectives: (1) To evaluate the clinical courses of acute severe poisoned patients during CVVH and (2) to detect the changes of laboratorial investigation during CVVH. Patients and methods: 22 acute severe poisoning patients were treated at Poison Control Center of Bach Mai hospital, 28 times of CVVH were performed. Results: 57.1% suicidal patient, 14 (66.7%) patients totally recovered, 7 (33.3%) died, the time from being intoxicated to hemofiltrated was 72 hours, median time of a filter was 27,1 hours, 12 hours after hemofiltration, patient’s consciousness clearly got better, no hemodynamic disorder happened all the time of CVVH, serum Gardenal concentration decreased rapidly during first 12 hours, serum creatinine decreased during CVVH. Conclusion: CVVH improved patient consciousness, effectively eliminated toxins, decreased ventilation’s time, assisted renal function and didn’t cause hemodynamic disoders. Keywords: Continuous veno-venous hemofiltration, CVVH, acute severe poisoned patients

Page 12: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

SỬ DỤNG VẠT MẠCH XUYÊN ĐỘNG MẠCH NGỰC LƯNG TRONG PHẪU THUẬT TẠO HÌNH

Trần Thiết Sơn và CS Trường Đại học Y Hà Nội

Vạt mạch xuyên của động mạch ngực lưng thuộc thể loại mới trong phẫu thuật tạo hình và được áp dụng

trên lâm sàng từ hơn một thập kỷ nay. Mục tiêu: 1. Mô tả qui trình phẫu tích vạt da nhánh xuyên động mạch ngực lưng. 2. Nhận xét một số chỉ định của vạt trong phẫu thuật tạo hình. Đối tượng và phương pháp: Từ tháng 9/2008 đến tháng 1/2011, 5 bệnh nhân có các khuyết tổn phần mềm rộng ở cổ bên, thành ngực, bàn tay và bàn chân được phẫu thuật tạo hình bằng vạt mạch xuyên động mạch ngực lưng. Kết quả: Kích thước vạt đủ lớn (rộng nhất 10cm, dài nhất 18cm). Cuống mạch nuôi vạt bao gồm nhánh xuyên trong cơ, nhánh ngoài và thân động mạch ngực lưng dài trung bình 14,2 cm. Các dạng vạt được sử dụng: 2 vạt cuống mạch liền, 3 vạt tự do. Thành phần của vạt: 3 vạt da đơn thuần, 2 vạt da có kèm một phần cơ lưng rộng. Các vạt che phủ 100% khuyết phần mềm cần tạo hình. Tất cả các vạt đều sống và cho kết quả thẩm mỹ tốt ở nơi cho vạt và nhận vạt. Nơi lấy vạt không có hiện tượng đọng dịch ở tất cả các trường hợp. Kết luận: Vạt nhánh xuyên động mạch ngực lưng là một chất liệu đáng tin cậy và linh hoạt cho mục đích tạo hình che phủ các khuyết lớn trên cơ thể.

Từ khoá: phẫu thuật tạo hình, vạt da nhánh xuyên động mạch ngực lưng

Summary TECHNICAL AND INDICATIVE ASSESSEMENT ON THORACODORSAL

ARTERY PERFORATOR FLAP IN RECONSTRUCTION. Thoracodorsal artery perforator flap (TDAP) represent the latest descendant in a line of

evolution of plastic surgery and now it is a popular material for plastic surgeons. Objective: to report our clinical experience (on technical procedures and indications) with TDAP flaps in reconstruction. Material and methods: Between September 2008 and January 2011, TDAP flaps were used in 5 patients. The indications were immediate coverage reconstruction for soft tissue defects of the neck, thorax and extremities. Results: The flap dimensions were from 10 to 18cm. The mean lenght of flap vascular pedicle was 14.2cm. The pedicled TDAP flap was harvested in two cases and the free TDAP flap in three cases. In addition, there were two flaps with a variable amount of muscle. A successful flap transfer was achieved in all patients. Seroma was not encountered at the donor sites of the perforator flaps. Conclusion: Our results show that TDAP flap is safe and extremely versatile technique with a long pedicle and a large flap cutaneous territory. It may be used in forms of free or pedicled flap for many goals in reconstructive and plastic surgery. Key word: perforator, thoracodorsal artery, soft tissue defect, plastic surgery

Page 13: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP GIẢM THIỂU THAI CHỌN LỌC TRÊN THAI PHỤ SONG THAI CÓ MỘT THAI BẤT THƯỜNG

Nguyễn Viết Tiến, Hồ Sỹ Hùng Trường Đại học Y Hà Nội

Giảm thiểu thai chọn lọc được áp dụng cho các trường hợp đa thai có kèm theo thai bất thường, đa thai sau

điều trị bằng hỗ trợ sinh sản. Trước đây các trường hợp đa thai có kèm theo thai bất thường hoặc phải giữ lại tất cả để đẻ hoặc là đình chỉ tất cả các thai. Từ khi có phương pháp giảm thiểu thai chọn lọc đã giải quyết được các trường hợp này giúp cho các cặp vợ chồng có cơ hội sinh con đặc biệt là những cặp vợ chồng hiếm muộn, điều trị vô sinh nhiều năm. Chúng tôi báo cáo một trường hợp giảm thiểu một thai bất thường (nang bạch huyết vùng cổ - hygroma kistique) trên phụ nữ song thai 12 tuần. Kết quả đã hủy được thai bất thường, thai bình thường còn lại phát triển bình thường. Kết luận: phương pháp giảm thiểu thai chọn lọc có thể áp dụng để hủy thai bất thường trong trường hợp đa thai.

Từ khóa: giảm thiểu thai chọn lọc, song thai, nang bạch huyết vùng cổ

Summary SELECTED EMBRYO REDUCTION IN TWIN PREGNANCY BUT ONE

ABNORMAL EMBRYO Selected embryos reduction is applied to treat the case of multi-pregnancy but contain abnormal

embryo(s) or in case of multi-pregnancy in assissted reproductive technology. Before those cases the women have to chose to keep pregnancy or to terminate all include normal embryo. This procedure has helped the couple a chance to have baby, especially who are treated infertility for long time. We report one case selected embryo reduction in twin pregnancy but one abnormal embryo – hygroma kistique. After procedure the pregnancy develope normally. Conclusion: selected embryo reduction can be method to apply in case of twin but one abnormal embryo. Key words: selected embryo reduction, twin, hygroma kistique

Page 14: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

ỨNG DỤNG CHỈ SỐ MANNING ĐỂ ĐÁNH GIÁ SỨC KHOẺ THAI Ở THAI PHỤ BỊ TIỀN SẢN GIẬT NẶNG TẠI BỆNH VIỆN

PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG Trần Danh Cường1, Vương Văn Khoa2

1Trường Đại học Y Hà Nội; 2Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh Đánh giá tình trạng sức khỏe của thai trong tử cung, nhất là ở phụ nữ bị tiền sản giật, luôn là một vấn đề

quan trọng để có thái độ xử trí đúng đắn tránh tai biến cho mẹ và cho thai. Mục tiêu: là đánh giá giá trị tiên đoán tình trạng sức khỏe của thai bằng chỉ số Manning. Phương pháp: mô tả cắt ngang tiến cứu, nghiên cứu tiến hành trên 92 thai phụ tiền sản giật nặng. Kết quả cho thấy chỉ số Manning không có ý nghĩa trong tiên đoán thai chậm phát triển trong tử cung ở ngưỡng 6 điểm. Cũng ở ngưỡng này chỉ số Manning rất có ý nghĩa tiên đoán suy thai với độ nhậy 82%, độ đặc hiệu 92%, giá trị tiên đoán (+) 56% và giá trị tiên đoán (-) 98%. Kết luận: chỉ số Manning có giá trị tiên đoán suy thai ở ngưỡng 6 điểm và không có giá trị tiên đoán thai chậm phát triển trong tử cung cũng ở ngưỡng này.

Từ khóa: Chỉ số Manning, tiền sản giật, suy thai, thai chậm phát triển trong tử cung

Summary STUDY ON MANNING SCORE FOR EVALUATION OF FETAL HEATH AT

PREECLAMPSIA PREGNANCIES AT NATIONAL HOSPITAL OF GYNECOLOGY AND OBSTETRIC

One of the best tests for assessment of fetus is biophysical profile test (Manning score) and performance of this has significant effects in fetus heath and outcome of pregnancy. Objective: To evaluate the relationship if any, between Manning score and fetus wellbeing. Methods: This study was a prospective observational. Manning score consists of five parameters: fetal breathing movements, fetal movements, fetal tone, qualitative amniotic fluid volume, and non - stress test, were measured in the same observation period in 96 patients with several preeclampsia pregnancies of gestation age from 32 to 40 week. All delivered within 48 hours of the last observation. This study is worked at Obstetric I department of national obstetric and gynecology hospital. Determining the relationship between in fetal Manning score to the out come of pregnancy as judged by five - minute Apgar score, intra uterine fetus. Results: Manning score has been demonstrated to be and accurate predictor of fetal out come as low Apgar score. The cut off is 6 with sensitivity, specificity, positive predictive, negative predictive are: 82%, 92%, 56%, 98%. Conclusion: Manning score accurately predicts fetus wellbeing. Keys words: Manning score, preeclampisia, intrauterine grow retarded

Page 15: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

THÁI ĐỘ XỬ TRÍ SẢN KHOA ĐỐI VỚI SẢN PHỤ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG

Trần Thùy Linh, Đặng Thị Minh Nguyệt Trường Đại học Y Hà Nội

Nhận xét thái độ xử trí sản khoa với sản phụ đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện phụ sản trung ương từ

tháng 1-2008 đến hết tháng 6-2009. Phương pháp: Hồi cứu mô tả, với đối tượng là các sản phụ có thai từ 28 tuần trở lên sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương (BVPSTW) và được chẩn đoán ĐTĐTK theo tiêu chuẩn của WHO 1999. Kết quả: đẻ thường là 14,67 %, mổ lấy thai là 85,33 %, trong đó mổ lấy thai vì thai to 29,69 %,vì suy thai 21,88 % vì các yếu tố sản khoa khác đi kèm 37,5 %, mổ lấy thai với lý do ĐTĐ đơn thuần 10,93 %. Có 1 trường hợp sản phụ bị đờ tử cung, do thai to và đa ối. Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh là 3,421g, nặng nhất là 4600g, trẻ có cân nặng ≥ 3600g chiếm 34,67 %. Hạ glucose huyết thanh con (< 3,6 mmol/l) 80,95 %. Kết luận: ĐTĐTK đã làm tăng nguy cơ mổ lấy thai. Đẻ thường chiếm 14,67%, mổ lấy thai 85,33%.

Từ khóa: Đái tháo đường thai kỳ, mổ lấy thai

Summary ATTITUDE OF OBSTETRIC TREATMENT FOR THE PREGNANT WOMEN WHO HAVE GESTATION DIABETES AT OBSTETRICAL

CENTRAL HOSPITAL FROM JANUARY 2008 TO JUNE 2009 Survey the attitude of obstetric treatment for the pregnant women who have gestation diabetes

at Obstetrical Central Hospital from January 2008 to June 2009. Subjects and method: looking back and description, with object: the pregnant women from 28 weeks upward, they had childbirth at Obstetrics Central Hospital and they were diagnosed gestation diabetes with the criterion of WHO 1999 in this pregnancy. Results: Normal childbirth: 14.67 %, Caesarean section: 85.33 %, in which due macrosomia: 29.69 %, due fetal distress: 21.88 %, due obstetric elements another: 37.5%, due merely gestation diabetes: 10.93 %. One pregnant woman had uterus which didn’t pulsate because macrosomia and much amniotic fluid. Conclusion: Gestation diabetes was increased rate of caesarean section. Caesarean section: 85.33 %. Keywords: Gestation diabetes, caesarean

Page 16: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

NHÂN HAI TRƯỜNG HỢP CHẤN THƯƠNG KÍN VÙNG CỔ TÁCH RỜI THANH - KHÍ QUẢN DO VƯỚNG DÂY NGANG ĐƯỜNG

Quách Thị Cần Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

Chấn thương kín thanh - khí quản gây tách rời thanh, khí quản là bệnh lý hiếm gặp, tuy vậy nguy hiểm do

đường thở bị hẹp ngay lập tức. Nguyên nhân thường do người đi xe máy bị vướng dây phơi, tự tử bằng thắt cổ. Trong báo cáo của chúng tôi, cả hai trường hợp đều do người đi xe máy đang đi thì bị vướng dây điện chùng xuống, giăng ngang đường. Bề ngoài nhẹ nhàng nhưng tổn thương bên trong lại nặng nề. Nội soi và chụp cắt lớp vi tính là hai phương tiện cận lâm sàng rất giá trị để chẩn đoán. Tổn thương gặp là vỡ cung trước sụn nhẫn vụn nát, vỡ đốt sụn khí quản 1, 2. Màng nhẫn - khí quản rách, niêm mạc lòng thanh - khí quản bong, rách toàn bộ. Phần khí quản còn lại bị kéo về phía ngực. Phương pháp phẫu thuật điều trị là nối khí quản - thanh quản tận - tận kết hợp đặt ống nong.

Từ khoá: chấn thương kín thanh khí quản

Summary CASE REPOT: LARYNGOTRACHEAL SEPARATION AFTER BLUNT

TRAUMA TO THE NECK Laryngotracheal separation due to blunt baryngotracheal trauma is rare event, but the air way

can be immediately obstruction and it is life-threatening. In our cases report blunt trauma to the larynx and trachea is caused mainly by motorbike accidents, victims were stuck on a electric wire hang over on the road when the used motorbike. Endoscopic and cervical CT scan are useful for diagnosis. The injuries were severe with fracture of cricoid ring and the fist - second tracheal rings. The retraction of the lower part of the trachea into the mediastinum. The treatment was: tracheotomy then laryngo-tracheal resection and end-to-end anastomosis with stenting. Keywords: Laryngotracheal separation

Page 17: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

ĐẶT THỂ THỦY TINH NHÂN TẠO TRÊN MẮT CÒN THỂ THỦY TINH ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ NẶNG

Đỗ Như Hơn, Nguyễn Thanh Thủy Bệnh viện Mắt Trung ương

Đánh giá kết quả bước đầu của phẫu thuật đặt thể thủy tinh nhân tạo (TTTNT) trên mắt còn thể thủy tinh

(TTT) điều trị cận thị nặng. Phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, tiến cứu, 60 mắt cận thị nặng được điều trị theo phương pháp đặt TTTNT hậu phòng trên mắt còn thể thủy tinh (phakic ICL) tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ 05/2007 đến 10/2008. Kết quả: Kết quả về giải phẫu: Sau mổ TTTNT yên, cân, độ vồng đat yêu cầu, các mắt không thấy có thay đổi gì đáng kể về mặt giải phẫu, chưa có trường hợp nào loạn dưỡng giác mạc (tế bào nội mô giác mạc giảm 2,1% sau một năm), chưa gặp đục TTT, bong võng mạc, viêm màng bồ đào...Kết quả về chức năng: Khúc xạ cầu trung bình sau mổ giảm từ - 11,88 D đến -13,00 D, khúc xạ trụ trung bình sau mổ giảm từ -1,38 D đến -1,78 D, khúc xạ tương đương cầu sau mổ giảm từ -12,28 D đến -13,89 D. 36,2 % mắt đạt thị lực ≥ 20/20, 84,5% mắt đạt thị lực ≥ 20/40,58% thị lực không kính sau mổ tăng hơn 2 hàng so với thị lực chỉnh kính tốt nhất trước mổ. Thị lực không kính sau mổ tăng trung bình từ 2,34 đến 4,3 hàng so với thị lực chỉnh kính tốt nhất trước mổ 81,67% bệnh nhân thấy hài lòng, 18,33% bệnh nhân rất hài lòng. Kết quả chung: Kết quả tốt đạt từ 60 - 77%, khá từ 11-23%, trung bình từ 3- 6%, kém từ 6-9% tùy thời điểm theo dõi. Biến chứng: 6,7% mắt thấy lóa sau phẫu thuật, 6,7% mắt có tăng nhãn áp, số lượng tế bào nội mô giác mạc giảm 2,1% sau 1 năm. Kết luận: Kết quả ban đầu cho thấy đặt TTTNT hậu phòng trên mắt còn TTT là một phương pháp mang lại hiệu quả cao và an toàn cho bệnh nhân cận thị nặng.

Từ khóa: TTTNT hậu phũng, cận thị nặng, khúc xạ tồn dư, khúc xạ cầu

Summary THE RESULTS OF IMPLANTABLE COLLAMER LENS (ICL) FOR HIGH MYOPIA IN VIETNAM NATIONAL INSTITUTE OF OPHTHALMOLOGY To assess the result of the Implantable Collamer Lens (ICL) for high myopia correction.

Method: Prospective nonrandomized clinical trial, 60 eyes of 32 patients with high myopia were treated in the VNIO from 05/2007 to 10/2008. Main outcomes: Evaluated Uncorrected visual acuity (UCVA), refraction, best spectacle-corrected visual acuity (BSCVA), adverse event, operative and postoperative complications, subjective sastifaction and symptoms. Results: 36.2 % of patients has a visual acuity ≥ 20/20; 84.5% of patients has a visual acuity ≥ 20/40. The main spherical equivalent (SE) of refraction reduced from -12.28D to -13.89D. Patients averaged a 2.34 to 4.3 line improvement in UCVA. The mean difference between the last follow-up UCVA and pre-operative BSCVA was a gains of 2 or more lines in 58%. Patient satisfaction reported by 87.61%; very satisfaction reported by 18.33%. 6.7% patient was reported with high intraocular pressure, 6.7% with haloz. Corneal endothelial cell loss 2.1% at 1 year after ICL implantation. Conclusions: the results confirmed the safety, efficacy of ICL implantation for high myopia. Keywords: Implantable Collamer Lens (ICL), high myopia, correction, visual acuity, main spherical equivalent

Page 18: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP MICHELET - CHAMPY TRONG ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY GÓC XƯƠNG HÀM DƯỚI

Nguyễn Quang Hải1, Nguyễn Bắc Hùng2, Nguyễn Mạnh Hà3 1Trường Đại học Y Dược Huế, 2,3 Trường Đại học Y Hà Nội

Mô tả đặc điểm lâm sàng, X quang các bệnh nhân gãy góc xương hàm dưới và đánh giá kết quả điều trị

phẫu thuật theo phương pháp Michelet - Champy. Vật liệu và phương pháp: 42 bệnh nhân với 43 đường gãy góc hàm được điều trị theo phương pháp Michelet – Champy tại Khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương và bệnh viện Việt Nam – Cu Ba Hà Nội, từ 03/2009 đến 03/2010. Đánh giá kết quả điều trị khi ra viện và 6 tháng sau phẫu thuật dựa vào tỉ lệ điều trị thành công và 7 tiêu chuẩn đánh giá sau mổ của Rudolf Seemann (năm 2010). Kết quả: chấn thương chủ yếu nam giới (85,7%), tuổi 19 – 39 (81,0%). Gãy góc hàm thường nằm cùng phía với vị trí của lực tác động (78,6%), hay phối hợp với các đường gãy khác của xương hàm dưới (61,9%) trong đó chủ yếu vùng cằm (76,9%) (khớp cằm và cận giữa cằm); đa số gãy góc hàm không thuận lợi (97,7%) và di lệch (65,1%). Triệu chứng lâm sàng thường gặp gồm sưng đau, há miệng hạn chế, sai khớp cắn và ấn đau chói. Phim toàn cảnh và mặt thẳng thường được sử dụng và có giá trị lớn trong chẩn đoán. Tỉ lệ điều trị thành công của phương pháp Michelet – Champy là 100%; 4 bệnh nhân (9,5%) có biến chứng sau mổ: 2 nhiễm trùng (4,8%), 1 rối loạn liền thương (2,4%) và 1 sai khớp cắn (2,4%). Kết luận: phương pháp Michelet – Champy trong điều trị phẫu thuật gãy góc xương hàm dưới đơn giản, dễ sử dụng, có tỉ lệ thành công cao và ít biến chứng.

Từ khóa: gãy góc xương hàm dưới, phương pháp Michelet – Champy

Summary APPLICATION STUDY OF MICHELET - CHAMPY’S TECHNIQUE IN

SURGICAL TREATMENT OF MANDIBULAR ANGLE FRACTURE Objective: to describe the clinical and radiographic features of patients who had suffered

mandibular angle fractures and evaluate the postoperative outcome in patients treated for the Michelet – Champy’s technique. Materials and methods: 42 patients with 43 fractures of the mandibular angle were treated by the Michelet - Champy’s technique at the department of maxillo facial surgery of National Hospital of Odonto-Stomatology and Vietnam–Cuba Hospital in Ha Noi, from March 2009 to March 2010. Evaluating of results when patients were discharged from hospital and 6 months after surgery, based on the treatment success rate and 7 standard of postoperative evaluation were classified by Rudolf Seemann. Results: the majority of the patients were males (85.7%), 19 - 39 years of age (81.0%). The angle fractures usually occurred on same side with position of impact forces (78.6%), often associated with other mandibular fractures (61.9%) mostly included symphyseal and parasymphyseal regions (76.9%), the majority of angle fractures had the unfavorable fractures (97.6%) and displaced fractures (64.3%). The most common symptoms were pain swelling, mouth limited opening, malocclusion and throbbing pain. The posterior - anterior and panoramic radiographs were often used and were of great value in diagnosis (97%). The treatment success rate of this technique was 100%; complications occurred in 4 patients (9.5%); 2 were infections (4,8%), 1 were wound-healing disturbance (2.4%) and 1 were dis-occlusion (2.4%). Conclusions: The Michelet – Champy’s technique for surgical treatment of mandibular angle fractures was simple, easy to use, had high success rates and few complications. Key words: mandibular angle fracture, Michelet – Champy’s technique

Page 19: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN U NGUYÊN BÀO TUỶ HỐ SAU

Nguyễn Thị Hương1, Nguyễn Duy Huề2 1Bệnh viện Đại học Y Hà Nội; 2Bộ môn CĐHA Trường Đại học Y Hà Nội

Nhận định giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán u nguyên bào tuỷ (UNBT) hố sau. Đối tượng và

phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh 324 bệnh nhân chẩn đoán trên phim CHT là u hố sau được phẫu thuật và có kết quả GPB tại bệnh viện Việt Đức từ năm 2005 -2008. Kết quả: UNBT độ tuổi 3-8 tuổi chiếm 41,5 %, vị trí ở thuỳ nhộng 85,5%. Cộng hưởng từ chẩn đoán xác định u nguyên bào tuỷ với độ nhạy Se = 90,2%, độ đặc hiệu Sp = 97,5%. Chẩn đoán đúng vị trí là 100%. Giá trị chẩn đoán phân biệt UNBT với u màng não thất IV dựa trên dấu hiệu hẹp góc hoặc mất góc trên não thất IV có độ nhạy Se = 87,8 %, độ đặc hiệu Sp = 85,7. Kết luận: U nguyên bào tuỷ hố sau là loại u não phổ biến ở trẻ em, vị trí chủ yếu ở thuỳ nhộng tiểu não. CHT đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán xác định UNBT hố sau và chẩn đoán phân biệt với u màng não thất IV.

Từ khóa: u nguyên bào tủy, cộng hưởng từ

Summary THE VALUE OF MRI IN THE DIAGNOSIS OF MEDULLOBLASTOMA

Access the value of MRI in the diagnosis of Medulloblastoma. Methods and materials: A cross – sessional descriptive study of 324 patients diagnosed posterior fossa tumor and perated in Viet Duc hospital from 2005 to 2008, including 41 patients who had their histological results of Medulloblastoma. Results: In the group of medulloblastoma patients, the age from 3 to 8 years accountel for 41.5% and the position in the vermis 85.5%. The accuracy of MRI in the diagnosis of medulloblastoma was 100%, the sensitivity 90.2%, the specificity 97.5%. The sensitivity of the differential diagnosis between medulloblastoma and ependymoma was 87,8%, the specificity 85.7%. Conclustion: Medulloblastoma is the most counmon in the children’s posterior fossa tumors, especially in the vermis. MRI plays an very important role in the diagnosis of medulloblastoma in the regard of diffinitive diagnosis and differential diagnosis from Ependymoma. Keywords: Medulloblastoma, MRI

Page 20: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ DẤU ẤN SINH HỌC LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG BỆNH NẶNG Ở TRẺ SƠ SINH

Khu Thị Khánh Dung, Trương Lê Thi Bệnh Viện Nhi Trung ương

Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh vẫn còn cao tại Bệnh viện Nhi Trung Ương do bệnh được phát hiện và can thiệp muộn. Mục tiêu: Tìm hiểu mối tương quan giữa tình trạng bệnh nặng với các chỉ số LDH huyết thanh, lactate, và magiê ở trẻ sơ sinh lúc nhập viện và 24 giờ sau khi nhập viện. Đối tượng và phương pháp: Tất cả các bệnh nhân nhập viện vào khoa điều trị tích cực sơ sinh, Bệnh viện Nhi trung ương từ 2 - 4/2010; Thăm khám lâm sàng; Xét nghiệm đường máu, LDH, lactate, AST, ALT, và Mg lúc nhập viện và 24 giờ sau khi nhập viện; Phỏng vấn gia đình bệnh nhân sử dụng bảng câu hỏi và thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân. Kết quả: Tổng số 359 đối tượng nghiên cứu (65,2% nam và 38,4% nữ), trong đó, 44,8% là trẻ đẻ non và 42,9% phải thở oxy. Trong các chỉ số nghiên cứu, chỉ số LDH, lactate, và AST là đặc biệt khác nhau (p < 0,001) giữa thời điểm nhập viện và 24 giờ sau khi nhập viện, trong khi sự khác biệt của ALT và Mg lần lượt là p = 0,214 và p = 0,73. Không có sự khác biệt đáng kể đối với glucose, LDH, lactate, AST, và Mg giữa trẻ đẻ non và đủ tháng. Tuy nhiên, có sự khác biệt khá rõ giữa glucose, LDH, lactate, và AST ở nhóm trẻ phải thở oxy, và có sốc (p < 0,01). Kết luận: Có sự thay đổi đáng kể về nồng độ LDH, lactate, AST tại thời điểm nhập viện và 24 giờ sau khi nhập viện. Có một sự khác biệt rõ rệt nồng độ một số chỉ số trong huyết thanh ở những trẻ bị bệnh nặng như sốc và suy hô hấp, nhưng không có sự khác biệt nào giữa các tuổi thai khác nhau.

Từ khóa: Điều trị tích cực, chỉ số huyết thanh, tương quan lâm sàng

Summary CHANGES IN SERUM LACTATE AND MAGNESIUM UPON ADMISSION TO THE NEONATAL INTENSIVE CARE UNIT

AT THE NATIONAL HOSPITAL OF PEDIATRICS The newborn mortality rate remains high at the National Hospital of Pediatrics (NHP). One

reason is because diseases are discovered late and only newborns with severe signs and symptoms receive interventions and are brought to the hospital. This research project has been conducted to assist clinical decision-making for doctors when newborns are brought to the hospital. Objectives: To investigate serum LDH, lactate, and magnesium concentrations of newborns at and 24 hours after admission. To correlate severe clinical conditions with serum markers. Subjects and Methods: All admitted patients to the NICU at the NHP from February to April 2010; Investigate a correlation of clinical signs/symptoms and biomarkers in serum of babies at and after 24 hours after admission. Interviews were carried out using questionnaire and patient records. Blood test results were collected on glucose, LDH, lactate, AST, ALT, and Mg.Values were subtracted and underwent logarithmic transformation to resemble a normal distribution. Results: A total of 359 subjects were enrolled (65.2% male, 38.4% female) including 44.8% were premature and 42.9% were on supplemental oxygen. Biomarkers including LDH, lactate, and AST were significantly different (p < 0.001) at and 24 hours after admission, while ALT and Mg were not (p = 0.214 and p = 0.73, respectively). There were no significant differences for glucose, LDH, lactate, AST, and Mg when controlling for prematurity. However, there significant differences between glucose, LDH, lactate, and AST for newborns requiring supplemental oxygen were observed (p<0.01). Conclusions: There were significant changes in LDH, lactate, and AST concentrations at and 24

Page 21: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

hours after admission. There were great differences in serum biomarkers for severe illnesses like including shock and respiratory distress, but no differences existed in prematurity. Key words: Intensive care, serum markers, clinical correlation

Page 22: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM VIRUS VIÊM GAN C (HCV) Ở BỆNH NHÂN CHẠY THẬN NHÂN TẠO TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Vũ Thị Tường Vân Khoa Vi sinh, Bệnh viện Bạch Mai

Xác định tỷ lệ nhiễm virus viêm gan C (HCV) ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Bạch Mai đồng

thời tìm hiểu mối liên quan giữa thời gian chạy TNT với tỷ lệ nhiễm HCV trên nhóm đối tượng này. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 469 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Bạch Mai trong thời gian 2 năm (2006 - 2008). Phương pháp nghiên cứu: điều tra ngang, xác định tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Bạch Mai và tìm hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm HCV với thời gian lọc máu và truyền máu. Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu: KT ELISA thế hệ 3 để phát hiện anti-HCV trong huyết thanh, kỹ thuật Real time RT PCR định lượng HCV-RNA bằng bộ sinh phẩm COBAS® AmpliPrep/ COBAS® TaqMan® HCV Test (Roche) để xác định HCV-RNA. Kết quả và kết luận: Tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo là 31,77%, trong đó 91,3% bệnh nhân có HCV-RNA (+), Tỷ lệ nhiễm HCV ở bệnh nhân chạy TNT chu kỳ tăng tỷ lệ thuận theo thời gian lọc máu. Truyền máu có nguy cơ nhiễm HCV cao.

Từ khóa: Virus viêm gan C (HCV), bệnh nhân chạy thận nhân tạo (chạy TNT), bệnh viện Bạch Mai.

Summary RESEARCH ON HEPATITIS C VIRUS INFECTION (HCV) IN HEMODIALYSIS PATIENTS AT BACH MAI HOSPITAL

Objective: To determine prevalence of hepatitis C virus (HCV) in hemodialysis patients at Bach Mai hospital and exploring the relationship between the duration on dialysis with HCV infection. Subjects and methods: The study was conducted on 469 hemodialysis patients at Bach Mai hospital during 2006-2008. The study was conducted by the description of cross-sectional progressive study.HCV antibody and HCV-RNA were measured in the maintenance hemodialysis patients before hemodialysis by 3rd generation ELISA and Real time RT PCR. Results and concludsion: The results showed that the prevalence of HCV infection in hemodialys patients in Bach Mai hospital (2006 - 2008) were 31,77%. There were a significant correlation between the duration on dialysis (over five years), history of blood transfusion and the prevalence of anti-HCV and the prevalence of anti-HCV positive patients (p < 0,001).

Key words: HCV (hepatitis C virus), hemodialysis patients, Bach Mai hospital.

Page 23: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY TĨNH MẠCH MẠN TÍNH CHI DƯỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP LASER NỘI TĨNH MẠCH

TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG Phạm Thắng, Nguyễn Trung Anh

Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới (STMMTCD) là bệnh thường gặp, gây tốn kém, tàn phế và ảnh hưởng đến

chất lượng sống của người bệnh. Mục tiêu: đánh giá hiệu quả của phương pháp laser nội tĩnh mạch trong điều trị STMMTCD. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 20 bệnh nhân được chẩn đoán STMMTCD theo tiêu chuẩn và phân loại CEAP, được siêu âm Doppler và vẽ bản đồ tĩnh mạch. Cáp quang ELVeS được luồn tới cách chỗ tĩnh mạch hiển đổ vào tĩnh mạch đùi chung khoảng 3-4 cm. Bật máy phóng laser, rút dần cáp quang ra. Quấn băng chun áp lực 30-40mmHg trong vòng 7-10 ngày. Kết quả: Phương pháp loại bỏ đoạn tĩnh mạch hiển bị suy với tỷ lệ thành công lên đến 100%, có hiệu quả cao trong việc làm giảm nhẹ hoặc mất hẳn các triệu chứng lâm sàng của bệnh như: đau mỏi bắp chân, giãn TM, phù, viêm và thay đổi màu sắc da, loét. Phương pháp an toàn, không có trường hợp nào bị các biến chứng nặng. Kết luận: Laser nội tĩnh mạch là một biện pháp điều trị hiệu quả và an toàn STMMTCD.

Từ khoá: suy tĩnh mạch mạn tính, laser nội tĩnh mạch

Summary PRELIMINARY EVALUATION OF ENDOVENOUS LASER ABLATION METHOD IN TREATMENT OF CHRONIC VENOUS INSUFFICIENCY

Chronic venous insufficiency (CVI) is a common disease, affected on patients’ quality of life of. Objective: to evaluate the effectiveness of endovenous Laser Ablation (AVLA) method in treatment of CVI. Research methods: 20 patients diagnosed CVI by criteria and classification of CEAP. All patients were explored with Doppller ultrasound and venous mapping. Elves fiber is threaded to the site of 3-4 cm before saphenous vein enter into the common femoral vein. Turn on the laser machine and threaded the fiber out slowly. Elastic bandage with 30-40 mmHg pressure was kept in 7-10 days. Results: Endovenous Laser Ablation allows removing the veins with reflux with the success rate of up to 100%. AVLA were effective in reducing or erasing the clinical symptoms such as pain, varicose, edema, lipodermasclerosis and ulcers. No serious complications were reported. Conclusion: AVLA was effective and safe method in treatment of CVI. Key words: Chronic venous insufficiency, endovenous Laser Ablation

Page 24: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

KHẢO SÁT MẢNG XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH CẢNH ĐOẠN NGOÀI SỌ Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP

Hoàng Quốc Hòa Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Tăng huyết áp để lại biến chứng nặng nề trên mạch vành và mạch não, siêu âm động mạch cảnh giúp phát

hiện mảng xơ vữa, có giá trị dự báo nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Mục tiêu: tìm hiểu tần suất và vị trí thường gặp mảng xơ vữa, mối tương quan các yếu tố nguy cơ xơ vữa với mảng xơ vữa động mạch cảnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 126 bệnh nhân tăng huyết áp mới phát hiện. Sử dụng siêu âm kiểu B xác định mảng xơ vữa động mạch cảnh. Kết quả: Tần suất mảng xơ vữa động mạch cảnh 26%, vị trí thường gặp là chỗ chia đôi động mạch cảnh 64,7%. Kết luận: Có mối tương quan giữa tuổi, giới, hút thuốc lá, đái tháo đường và tăng hsCRP với mảng xơ vữa động mạch cảnh. Các yếu tố tuổi, hút thuốc lá, đái tháo đường là yếu tố nguy cơ độc lập mảng xơ vữa động mạch cảnh.

Từ khóa: Tăng huyết áp, mảng xơ vữa, động mạch cảnh

Summary ASSESSMENT OF CAROTID ARTERY PLAQUES IN

HYPERTENSIVE PATIENTS Hypertension leaves severe complications on coronary and cerebral arteries. Carotid ultrasound

helps to detect carotid artery plaques which are valuable to predicted myocardial infarction and stroke. The aims of this study are: to evaluate frequency, common location of carotid plaques and correlation of atherosclerotic risk factors for atherosclerotic carotid plaques. Subjects and methods: Cross-sectional descriptive study was performed on 126 patients with new- onset of hypertension.B mode ultrasound determined carotid artery plaques. Results: The frequency of carotid artery plaques is 26%, carotid bifucation is common location of carotid plaques (64.7%). Conclusions: There are correlation between age, gender, smoking, diabetes, increased hs-CRP and carotid artery plaques. Age, smoking, diabetes mellitus are independent risk factors for carotid artery plaques. Keywords: Hypertention, carotid artery plaques

Page 25: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ ĐỘ AN TOÀN CỦA IVABRADIN VỚI NITROGLYCERIN TÁC DỤNG KÉO DÀI TRONG ĐIỀU TRỊ

ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH Nguyễn Thu Giang, Phạm Thắng

Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị và độ an toàn của ivabradin với nitroglycerin tác dụng kéo dài trong điều

trị đau thắt ngực ổn định. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến hành từ tháng 9/2008 đến hết tháng 8/2010 trên 107 bệnh nhân đau thắt ngực ổn định được chia làm 2 nhóm: 49 bệnh nhân điều trị bằng nitroglycerin tác dụng kéo dài (nhóm 1), 58 bệnh nhân dùng ivabradin (nhóm 2). Kết quả: sau 4 tháng điều trị, chỉ còn 1 bệnh nhân nhóm 2 đau ngực và chỉ đau 1 cơn/tháng, trong khi nhóm 1 vẫn đau trung bình 1 cơn/tuần, số lần dùng nitrat tác dụng ngắn ở nhóm 1 giảm từ 1,77 lần/tuần xuống 0,82 lần/tuần, trong khi nhóm 2 giảm từ 1,83 lần/ tuần đến không phải dùng thuốc tác dụng ngắn nữa. Kết luận: phần lớn bệnh nhân nghiên cứu không còn đau sau 4 tháng điều trị. Nhóm dùng nitroglycerin tác dụng kéo dài gặp nhiều biến cố bất lợi trong quá trình nghiên cứu hơn nhóm dùng ivabradin.

Từ khoá: ivabradin, nitroglycerin tác dụng kéo dài, đau thắt ngực ổn định

Summary EFFECT AND SAFETY OF TREATMENT REGIME OF IVABRADIN AND

LONG-ACTING NITROGLYCERIN IN STABLE ANGINA PATIENTS To evaluate effect and safety of ivabradin and long-acting nitroglycerin in stable angina patients.

Subjects and methods: 107 stable-angina patients divided into two groups to receive long-acting nitroglycerin (group 1) and ivabradin (group 2). Results: After 4 months, only one patient of group 2 had chest pain with 1 time/month, while the patients of group 1 had still average 1 time/week. The using number of short-acting nitrate in group 1 decreased from 1.77 time/weeks to 0.82 time/weeks, while this number in group 2 decreased from 1.83 time/weeks to not using. Conclusion: Most of patients had not pain after 4 months of treatment. The long-acting nitroglycerin treated group had more adverse problems during the research period than ivabradin treated group. Key words: ivabradin, nitroglycerin, stable angina patients

Page 26: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

VAI TRÒ CỦA PROCALCITONIN TRONG CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT TÌNH TRẠNG NHIỄM KHUẨN Ở BỆNH NHÂN LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG

Trần Thị Minh Hoa1, Nguyễn Thị Bích Ngọc2 1Bênh viện Bạch Mai; 2Trung tâm Y tế Quận Đống Đa

Bước đầu tìm hiểu vai trò của procalcitonin trong chẩn đoán phân biệt tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân

lupus ban đỏ hệ thống. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu có nhóm chứng. 54 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống và 35 bệnh nhân nhóm chứng được chẩn đoán và điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2009 đến tháng 12/2010. Các bệnh nhân (nhóm lupus và chứng) được chia làm hai nhóm có nhiễm khuẩn và không có nhiễm khuản và đều được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm định lượng procalcitonin, protien C phản ứng, tốc độ máu lắng. Kết quả: Hàm lượng procalcitonin ở bệnh nhân lupus có nhiễm khuẩn 0,457 + 0,125ng/ml cao hơn hẳn nhóm lupus không nhiễm khuẩn 0,132 + 0,015 ng/ml khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Hàm lượng procalcitonin tăng không có mối liên quan tuyến tính với protein C phản ứng (r = 0,23) và tốc độ máu lắng (r = 0,17) ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống. Kết luận: Hàm lượng procalcitonin tăng trong trường hợp lupus ban đỏ hệ thống có nhiễm khuẩn.

Từ khoá: lupus ban đỏ hệ thống, procalcitonin, protein C phản ứng

Summary THE ROLE OF PROCALCITONIN FOR DIFFERENTIATION DIAGNOSIS

BACTERIAL INFECTION IN PATIENTS WITH SYSTEMIC LUPUS ERYTHEMATOSUS

To determine the value of procalcitonin in diagnosis infection in patients with systemic lupus erythematosus. Patients and methods: 54 lupus patients and 35 control patients were devised in to groups infection and no infection who were diagnosed and treated in Rhematology department, Bach mai Hospital from November, 2009 to December, 2010. Examination and laboratory (PCT, CRP…) have done for all patients. Result: High level of procalcitoin in lupus patients with infection (0.457 + 0.125 ng/ml) compared with those without infection (0.132 + 0.015 ng/ml) with p < 0.01. No correlation between level of PCT compared with CRP (r = 0.23) and erythrocyte sedimentation rate (r = 0.17). Conclusion: high level of procalcitonin might has an important role in differentiating diagnosed infection in patients with systemic lupus erythematosus. Key words: Systemic lupus erythematosus, Procalcitonin, C protein reactive

Page 27: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HÀNH VI TĂNG CƯỜNG SỨC KHỎE VÀ MỨC ĐƯỜNG HUYẾT Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2

BỆNH VIỆN BẠCH MAI, HÀ NỘI Nguyễn Thị Hoa Huyền1, Triệu Ánh Tuyết2, Phạm Ngọc Thông2

1 Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, 2 Bệnh viện Bạch Mai

Mô tả hành vi tăng cường sức khoẻ và tình trạng kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường type

2, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. (2) Mô tả mối tương quan giữa hành vi tăng cường sức khoẻ và tình trạng kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường type 2, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 92 người bệnh. Kết quả: Điểm trung bình của việc thực hiện hành vi tăng cường sức khỏe ở người bệnh đái tháo đường type 2 là 2,8 ± 0,2. 55,4% người bệnh không kiểm soát được đường huyết. Có mối tương quan giữa hành vi tăng cường sức khỏe và mức đường huyết. Kết luận: Hành vi tăng cường sức khỏe ở người bệnh đái tháo đường type 2 đã được thực hiện không đều đặn, trên 50 người bệnh không kiểm soát được đường huyết ở mức cho phép. Người bệnh thực hiện hành vi tăng cường sức khỏe tốt sẽ kiểm soát được đường huyết tốt hơn

Từ khóa: đái tháo đường type 2, hành vi tăng cường sức khỏe, kiểm soát đường huyết

Summary CORRELATE OF HEALTH PROMOTING BEHAVIORS AND BLOOD

GLUCOSE LEVEL OF PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES, BACH MAI HOSPITAL, HANOI

(1) To determine health promoting behaviors and blood glucose control of patients with type 2 diabetes, Bach Mai Hospital, Hanoi. (2) To examine the correlation of health promoting behaviors and blood glucose level of patients with type 2 diabetes, Bach Mai Hospital, Hanoi. Subjects and Method: A cross sectional study design was used in this study on 92 patients. Results and Discussion: The score of health promoting behaviors in patients with T2D was 2.8 ± 0.2. 55.4% participants were uncontrolled blood glucose level. The correlation between health promoting behaviors and blood glucose level was found. Conclusion: Health promoting behaviors was not often practiced; over a half of patients did not control their blood glucose level. The more practicing health promoting behaviors of patients with T2D, the better blood glucose level is controlled. Keywords: type 2 diabetes, health promoting behaviors, blood glucose control

Page 28: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Lê Thanh Hải, Khu Thị Khánh Dung Bệnh viện Nhi Trung Ương

Đuối nước là một tai nạn thường gặp trong đời sống hàng ngày. Mục tiêu của đề tài: đánh giá một số đặc

điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, các biến chứng và điều trị đuối nước ở trẻ em nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng là 47 bệnh nhi, tuổi 2 tháng - 13 tuổi vào viện điều trị vì đuối nước từ 2003 đến 2009. Nghiên cứu hồi cứu dựa trên các bệnh án của bệnh nhân. Kết quả: Tuổi trung bình của trẻ vào điều trị là 5,7 ± 4,5 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ 1,3:1. Phần lớn các trường hợp đuối nước xảy ra vào các tháng mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9. 63,8% trường hợp đuối nước xảy ra trong khoảng thời gian 12 - 16 giờ. 72,3% (34/47) các trường hợp đuối nước xảy ra ở ao, hồ. Sơ cứu ban đầu được thực hiện chủ yếu bởi gia đình và hàng xóm, những người không có chuyên môn y tế. 42,6% bệnh nhân được vận chuyển đến bệnh viện Nhi Trung Ương bằng xe của y tế có hỗ trợ cấp cứu trên đường vận chuyển. Ba yếu tố quan trọng quyết định tiên lượng của nạn nhân là chất lượng và thời gian cấp cứu nạn nhân tại nơi bị nạn, tình trạng bệnh nhân nặng đòi hỏi hồi phục chức năng hô hấp tuần hoàn và điểm Glassgow dưới 4. Kết luận: Đuối nước là vấn đề quan trọng của y tế cộng đồng do đó cần có các biện pháp giáo dục tích cực để hạn hế tình trạng này xảy ra. Tuy nhiên nếu đuối nước đã xảy ra thì cấp cứu cơ bản chính xác và nhanh gọn là điều kiện tiên quyết cho một tiên lượng tốt

Từ khóa: đuối nước, tai nạn, cấp cứu

Summary DROWNING IN CHILDREN AT NATIONAL HOSPITAS OF PEDIATRICS Drowning is a common cause of accident in children. The aim of the present study was to study

demographic features, clinical characteristics, treatment and outcome of drowning in National Hospital of Pediatrics. Material and methods: A retrospectively review of records from 2003 to 2009 for cases of drowning was performed. 47 consecutive cases of drowning were identified. Results: The average age of admitted patients was 5.7 ± 4.5 years (ranged from 2 months to 13 years patients). Male: female ratio was 1.3 : 1 and most cases occurred in summer time. Children drowning during the period of time from 12 to 16 o’clock was 68.4%. The most common sites of drowning were ponds and lakes (72.3%). Resuscitation performed by family members and neiboughers was 98%. Only 42.6% of drowning cases were transpoted to national Hospital of Pediatrics with the supports from health care givers. A poor prognosis after drowning is associated with several factors such as efective immidiate resuscitation after submersion, the need for cardiopulmonary resuscitation in the emergency department and the initial Glassgow score less than 4. Conclusion: Since drowning is an important public health issuse, the education and support of rescure services and public awareness campaigns are very important. However, if drowning happens, effective immediate resuscitation is crucial for the better outcome. Key words: Drowning, accident, emergency

Page 29: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

TỶ LỆ TỬ VONG DO TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở VIỆT NAM NĂM 2007 Nguyễn Phương Hoa Trường Đại học Y Hà Nội

Mô hình bệnh tật của Việt Nam hiện trong giai đoạn chuyển đổi dịch tễ học, tai nạn thương tích và các bệnh

không lây nhiễm đang trở thành những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Mục tiêu: xác định tỷ lệ tử vong do tai nạn thương tích tại Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn người trực tiếp chăm sóc đối tượng bị tử vong trong đợt ốm cuối cùng (phương pháp VA). Kết quả: trong số 6805 trường hợp tử vong, tỉ lệ tử vong do tai nạn thương tích chiếm 14,3%. Nam giới có nguy cơ bị tử vong do tai nạn thương tích cao hơn nữ giới (OR = 2,3; p < 0,05). Nhóm tuổi 15 - 49 có tỉ lệ tử vong do tai nạn thương tích cao nhất (36,3%). Tử vong do đuối nước gặp nhiều nhất (12,1%) ở trẻ em từ 0 - 14 tuổi. 18,4% là tỉ lệ tử vong do tai nạn giao thông ở nhóm tuổi 15 - 49. Kết luận: tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ em và thanh niên. Cần có các chương trình can thiệp để giảm thiểu tử vong do tai nạn thương tích.

Từ khóa: tai nạn thương tích, xác định nguyên nhân tử vong bằng phương pháp phỏng vấn (VA)

Summary MORTALITY RATE OF INJURY IN VIETNAM IN 2007

The epidemiological transition is occurring in Vietnam. Injury and non-communicable diseases are leading causes of death. Objective: to identify mortality rate of injury in Vietnam. Methods: a cross-sectional study was conducted by using verbal autopsy method to interview the person who was directly care of the patient before die. Results: mortality rate of injury was 14.3% among 6805 cases. Males had a significantly higher injury rate than females (OR = 2.3; p < 0.05). Drowning was the most common cause (12.1%) among children with aged 0-14. Traffic injury was common cause of death (18.4%) among people with aged 15 - 49. Conclusions: injury is one of the leading causes of death in Vietnam, especially among the children and young. Prevention programs are needed to implement for the benefit of public health. Key words: injury, Verbal Autopsy (VA)

Page 30: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

TỶ LỆ HIỆN MẮC VÀ TỶ LỆ MẮC MỚI TẬT KHÚC XẠ Ở HỌC SINH KHỐI LỚP 6 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁT LINH HÀ NỘI

NĂM 2010 Nguyễn Chí Dũng

Bệnh viện Mắt Trung Ương Tật khúc xạ (TKX) ở trẻ em nước ta có xu hướng tăng nhanh, vì vậy điều tra tỷ lệ mắc và tỷ lệ mắc mới TKX

ở học sinh là cần thiết để có kế hoạch can thiệp. Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ mắc và tỷ lệ mắc mới TKX sau 1 năm ở học sinh lớp 6 trường THCS Cát Linh, Hà Nội. (2) Khảo sát các yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc TKX. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu cắt ngang trên 225 học sinh lớp 6 trường THCS Cát Linh, đánh giá tật khúc xạ sau liệt điều tiết. Kết quả: Tỷ lệ mắt mắc cận thị là 42,2%, mắt viễn thị là 2,2%, mắt loạn thị là 13,6%. Học sinh lớp chuyên có tỷ lệ mắc TKX cao hơn (68,7% năm đầu và 78,3% năm thứ 2) so với lớp không chuyên (tương ứng 58,5% và 67,6%) Tỷ lệ mắc mới TKX sau 1 năm (tính theo người) là 9,3%. Tỷ lệ mắc mới cận thị (tính theo mắt) sau 1 năm là 2,2%. Các yếu tố liên quan: học sinh lớp chuyên có nguy cơ mắc TKX cao hơn lớp không chuyên 1,6 lần, bố mẹ có TKX mắc cao hơn 1,5 lần. Kết luận: Tỷ lệ mắc TKX năm 2010 ở học sinh lớp 6 trường Cát Linh: 71,6%, trong đó cận thị 42,2%, viễn thị 2,2%, loạn thị 3,6%.Tỷ lệ mắc mới cận thị là 2,2%/ năm.

Từ khoá: đánh giá TKX trẻ em

Summary CURRENT PREVALENCE AND INCIDENCE OF REFRACTIVE ERROR

AMONG THE 6 GRADE PUPILS OF THE SECONDARY CATLINH SCHOOL IN HANOI IN 2010

Objectives: Prevalence of refractive error (RE) in children in Vietnam has been rapidly increased so it is necessary to make an assessment of RE prevalence and incidence in children. 1. To evaluate RE prevalence and incidence/year in 6th grade pupils of the CatLinh School in Hanoi. 2. To describe some risk factors related to RE in children. Methods: Cross-sectional prescriptive study on 225 children aged from 11 to 12 years old. Results: Current prevalence (per eyes) of Myopia is 42.2% , Hypermetropia is 2.2%, and Astigmatism is 13.6 %. Pupils in the special class have a higher prevalence of RE (68.7% in the 1st year and 78.3% in the 2nd year) than the pupils of normal class (58.5% in the 1st year and 67.6% in the 2nd year). The incidence of RE (per person) is 9.3% /year. The incidence of Myopia (per eyes) is 2.2 /year. Risk factors related to RE are children learning in the special class OR=1.6 [0.9 - 2.8], having parents suffered from RE OR=1,5 [0,8- 3,1]. Conclusion: Current prevalence (per eyes) of RE of the 6th grade pupils of CatLinh School in Hanoi in 2010 is rather high (71.6 ). Incidence of Myopia is 2.2 /year. Key words: assessment of refractive error in children

Page 31: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

NGUYÊN NHÂN BỎ CUỘC VÀ TÁC DỤNG PHỤ KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC TIÊM TRÁNH THAI Ở PHỤ NỮ HUYỆN A LƯỚI

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2006 -2009 Phan Đăng Tâm1, Võ Văn Thắng2

1Chi cục Dân số - KHHGĐ, tỉnh TT-Huế; 2Đại học Y Dược Huế

Mô tả các yếu tố liên quan đến việc bỏ cuộc thuốc tiêm tránh thai. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu

định lượng và định tính, thiết kế mô tả cắt ngang, tiến hành phỏng vấn 525 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 15 - 49 tuổi đã và đang sử dụng thuốc tiêm tránh thai từ 01/07/2006 đến 31/06/2009. Kết quả: Lý do bỏ cuộc của 97 đối tượng (18,5%) thay đổi rất lớn, với nhiều lý do. Lý do chiếm tỷ lệ cao nhất là do tác dụng phụ của thuốc tiêm ảnh hưởng lên sức khỏe. Một số yếu tố liên quan đến bỏ cuộc thuốc tiêm tránh thai Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05): chồng thiếu quan tâm ủng hộ thì tỷ lệ bỏ cuộc càng cao; Mức độ tác dụng phụ càng nặng thì tỷ lệ bỏ cuộc càng cao. Tỷ lệ bỏ cuộc càng thấp khi khoảng cách từ nhà đến điểm cung cấp dịch vụ càng gần. Khó khăn về giao tiếp khi tiêm thuốc làm tăng tỷ lệ bỏ cuộc. Thời gian chờ đợi lâu làm tăng tỷ lệ bỏ cuộc. Đối tượng không được đáp ứng dịch vụ kịp thời và được điều trị khi gặp tai biến tác dụng phụ thì tỷ lệ bỏ cuộc tăng. Kết luận: Tỷ lệ bỏ cuộc thuốc tiêm tránh thai tại A Lưới là 18,5%. Lý do bỏ cuộc chiếm tỷ lệ cao nhất là do tác dụng phụ của thuốc tiêm ảnh hưởng lên sức khỏe. Một số yếu tố liên quan đến bỏ cuộc thuốc tiêm tránh thai (p < 0,05): Sự quan tâm của chồng, tác dụng phụ của thuốc tiêm tránh thai, khoảng cách từ nhà đến nơi cung cấp thuốc tiêm tránh thai, khó khăn về giao tiếp khi tiêm thuốc, thời gian chờ đợi và đáp ứng dịch vụ và tần suất cung cấp dịch vụ.

Từ khóa: Nguyên nhân, tỷ lệ bỏ cuộc, tác dụng phụ, thuốc tiêm tránh thai

Summary REASONS OF DROP-OUT AND UNEXPECTED SIDE EFFECTS

OF INJECTABLE CONTRACEPTIVES AMONG WOMEN IN A LUOI DISTRICT, TT-HUE PROVINCE IN 2006-2009

In order to have an insight into the factors relating to the drop-out of DMPA injectable contraceptive users. Methods: combination of quantitative and qualitative research methods, using cross sectional design, doing interviews with 525 married women aged from 15 - 49 years who have used injectable contraceptives from 01/07/2006 to 31/06/2009. Results: The reasons for dropout in 97 of DMPA users varies considerably, including a lot of reasons. The most popular reason is the influence of side effects on health. A number of factors statistically significant relating (p < 0.05) to the dropout of DMPA injectable contraceptive injections are: the support from husband, the serious the side effects, the distance from home to service provision location. The other factors are difficulties in communication when women having DMPA injectable contraceptives and waiting time of users to have consultancy. There is a high withdrawing rate among subjects who do not receive timely service provision and timely treatment when suffering from side effects. Conclusion: The drop- out rate of DMPA users in A Luoi district is 18.5%. The main reason of DMPA drop out is side effect of DMPA. There are some factors statistically significant influencing drop-out rate of DMPA users (p < 0.05) as husband’s concern, side effect of DMPA, distance between users’ home and health service locations, communication barriers, waiting time and DMPA service’s response and DMPA service provision frequency. Key words: DMPA, causes, drop-out rate, side effects, injectable contraceptives

Page 32: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ RƯỢU TRONG MÁU VÀ

ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG CỦA NHỮNG NGƯỜI CHẾT DO TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Nguyễn Hồng Long1, Đinh Gia Đức2 1Viện Pháp y Quốc gia, 2 Trường Đại Học Y Hà Nội

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ ở nạn nhân bị tử vong do tai nạn giao thông (TNGT) có nồng độ cồn trong máu

và xác định hình ảnh tổn thương thường gặp ở những nạn nhân này. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mổ tả cắt ngang được thực hiện trên 572 nạn nhân tử vong bị Tai nạn giao thông trong thời gian từ 30/8/2007-30/8/2009 tìm ra được 100 nạn nhân có nồng độ cồn trong máu. Kết quả: Tỷ lệ có nồng độ cồn trong máu ở nam giới là 97% và nữ 3%. Độ tuổi từ 15 - 29 chiếm tỷ lệ 59%, từ 30 - 44 là 24%. Tai nạn giữa xe máy - ô tô chiếm 64%, tự gây là 14% và xe máy - xe máy là 10%. Thời gian thường xảy ra tai nạn từ 20 giờ đêm - 3 giờ sáng (60%). Chấn thương sọ não chiếm 70%, vỡ xương sọ chiếm 59%, chảy máu màng mềm chiếm 49%. Kết luận: Tỷ lệ nam giới có nồng độ cồn trong máu bị Tai nạn giao thông là 97%, độ tuổi hay gặp từ 15 - 29, thời gian thường xảy ra Tai nạn giao thông ở người uống rượu bia từ 20 giờ đêm - 3 giờ sáng. Chấn thương sọ não chiếm 70% và chảy máu màng mềm chiếm 49%.

Từ khoá: Tai nạn giao thông, chấn thương sọ não, chảy máu màng mềm.

Summary STUDIES IN BLOOD ALCOHOL CONCENTRATION AND INJURY

CHARACTERISTICS OF THE DECEASED BY ROAD TRAFFIC ACCIDENT To study characteristics of Epidemiology at the victims died of traffic accidents have blood

alcohol levels and identify common image lesions in these victims. Methods: Cross-sectional descriptive study was conducted on 572 deaths were from traffic accidents during the period 30/8/2007 - 30/8/2009 found the 100 victims with blood alcohol concentrations. Results: The rate of blood alcohol concentrations in men is 97%, 3% female. Aged 15 - 29 account for 59%, from 30 – 44 for 24%. Accidents between motor vehicles account for 64%,14% and caused himself a motorcycle and motorcycles is 10%. Regular time since the accident and from 20 o’clock – 3 am (60%). Brain injury accounts for 70%, 59% broken skull, soft membrane bleeding 49%. Conclusion: The proportion of men of with a blood alcohol concentration in traffic accidents is 97%, from the 15 - 29 age or experience, often times traffic accidents occur in people who drink alcohol from 20 o’clock – 3 am. Cranial trauma 70% and 49% soft membrane bleeding. Keywords: Traffic accidents, brain injury, soft membrane bleeding

Page 33: Tom tat Tap chi NCKH So3 - 2011

Toàn văn Tạp chí đăng tải tại:

http://www.hmu.edu.vn (Chuyên mục: Tạp chí nghiên cứu y học)

Mọi thông tin hỗ trợ xin liên hệ:

Email: [email protected]