Phaùt Haønh Ngaøy Thöù Saùu World News The VietNam …Trung Quốc. Khám phá này nêu lên...

8
10515 Harwin Dr., Suite 100-120, Houston, TX 77036 * Tel.: 713-777-4900, 713-777-2012, 713-777-8438, 713-777-VIET * Fax: 713-777-4848 Website: thevietnampost.com * E-mail: [email protected] Section a-1 Phaùt Haønh Ngaøy Thöù Saùu The VietNam Post The VietNam Post The VietNam Post The VietNam Post The VietNam Post The VietNam Post The VietNam Post The VietNam Post The VietNam Post The VietNam Post The VietNam Post The VietNam Post The VietNam Post The VietNam Post The VietNam Post The VietNam Post The VietNam Post The VietNam Post VOLUME 22 * ISSUE # VOLUME 40 * ISSUE # World News 1464 June 26, 2020 Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda hôm 24/6 trở thành lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump kể từ khi xuất hiện đại dịch Covid-19. Cả hai lãnh đạo đều bày tỏ mong muốn ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng. Chuyến thăm của Tổng thống Duda, theo Reuters, có vẻ như nhằm mục đích thúc đẩy chiến dịch tái tranh cử của ông. Cuộc bầu cử tổng thống ở Ba Lan sẽ diễn ra vào Chủ nhật. Nhà lãnh đạo Ba Lan là một trong những đối tác nước ngoài ưa thích của Tổng thống Trump. Hai nhà lãnh đạo từng gặp nhau trực tiếp ít nhất 5 Trung Quốc hôm 23/6 đã phóng thành công và đưa vào quỹ đạo vệ tinh cuối cùng của hệ thống định vị Beidou, hy vọng có thể cạnh tranh với hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ. Vệ tinh được phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên vào lúc 10h15 ngày 23/6, giờ Bắc Kinh, theo Reuters. Vụ phóng được chiếu trực tiếp trên Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc - CGTN. Ý kiến phát triển một hệ thống định vị riêng cho Trung Mức kháng thể trong những bệnh nhân COVID-19 đã bình phục giảm mạnh trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi bị nhiễm virus, cho dù là bệnh nhân có triệu chứng hay không có triệu chứng, theo một cuộc nghiên cứu của Trung Quốc. Khám phá này nêu lên nghi vấn về ‘tuổi thọ’ của bất kỳ sự miễn nhiễm nào trước virus corona. Cuộc nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Medicine ngày 18/6 nhấn mạnh đến nguy cơ dùng ‘hộ chiếu miễn nhiễm’ COVID-19 (tiếp trang 7-A) (tiếp trang 7-A) Nga và Trung Quốc sẽ bị cô lập tại Liên hiệp quốc nếu họ “đi theo con đường ảo tưởng” bằng cách ngăn việc Mỹ nỗ lực gia hạn một lệnh cấm vũ khí lên Iran, đặc sứ Mỹ phụ trách các vấn đề về Iran, Brian Hook, cho Reuters biết trước khi chính thức đưa vấn đề cấm vận ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ngày 24/6. Lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran có từ 13 năm nay sẽ hết hạn vào tháng 10, theo những điều khoản của thỏa thuận hạt nhân 2015 giữa Tehran với các cường quốc thế giới. Nga và Trung Quốc đã ra chỉ dấu chống lại việc gia hạn lệnh cấm vận này. Cung cấp sự bảo vệ cho “những kẻ bạo loạn” từ Hong Kong sẽ chỉ làm tổn hại người dân Đài Loan và là sự can thiệp vào việc nội bộ của thành phố do Trung Quốc cai trị, chính phủ Trung Quốc nói, lên án kế hoạch của Đài Loan giúp những người Hong Kong quyết định chạy khỏi hòn đảo này. Đài Loan ngày thứ Năm nói họ sẽ thành lập một văn phòng chuyên giúp những người nghĩ đến việc rời khỏi Hong Kong vào lúc Bắc Kinh thắt chặt sự kiểm soát đối với cựu thuộc địa của Anh, bao gồm cả luật an ninh quốc gia mới đã được hoạch định. hoàn thành hệ thống định vị Beidou che chở người Hong Kong bỏ xứ ra đi nhân phục hồi từ COVID sụt giảm nhanh kế hoạch chuyển binh sĩ Mỹ từ Đức sang Ba Lan Việc người biểu tình nhắm phá huỷ một số tượng đài thời thuộc địa tại một số nước phương Tây nhắc nhở các nhà hoạt động tại Nga và Ukraine cách mà các tượng đài thời Xô Viết trong nước của họ được đối xử thế nào, và trong nhiều trường hợp, họ tự hỏi liệu họ đã làm đủ hay chưa. Người biểu tình đã lật đổ hay vấy bẩn những tượng đài tại Mỹ, Anh, Bỉ và các nơi khác trong những tuần lễ gần đây để tỏ ở phương Tây nhắc nhớ tới các tượng đài Xô Viết tại LHQ nếu ngăn chặn cấm vận võ khí Iran Nga, Trung sẽ bị cô lập Làn sóng lật đổ tượng đài Bạn có thể scan mã QR trên để truy cập trang báo điện tử của chúng tôi. Khách hàng cũng có thể xem quảng cáo rao vặt của mình ngay trực tuyến tại www.thevietnampost.com Trung Quốc phóng vệ tinh, (tiếp trang 7-A) (tiếp trang 7-A) (tiếp trang 7-A) (tiếp trang 7-A) Tổng thống Duda (trái) và Tổng thống Trump trong cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng Kháng thể trong bệnh nhân Trung Quốc lên án Đài Loan Đặc sứ Mỹ phụ trách các vấn đề về Iran, Brian Hook. Mỹ - Ba Lan thảo luận Tượng Christopher Columbus bị chặt đầu tại Boston, Massachusetts, trong cuộc biểu tình ngày 10/6/2020

Transcript of Phaùt Haønh Ngaøy Thöù Saùu World News The VietNam …Trung Quốc. Khám phá này nêu lên...

Page 1: Phaùt Haønh Ngaøy Thöù Saùu World News The VietNam …Trung Quốc. Khám phá này nêu lên nghi vấn về ‘tuổi thọ’ của bất kỳ sự miễn nhiễm nào trước

10515 Harwin Dr., Suite 100-120, Houston, TX 77036 * Tel.: 713-777-4900, 713-777-2012, 713-777-8438, 713-777-VIET * Fax: 713-777-4848Website: thevietnampost.com * E-mail: [email protected]

Section a-1Phaùt Haønh Ngaøy Thöù Saùu

The VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostVOLUME 22 * ISSUE #VOLUME 40 * ISSUE #

World News

1464June 26, 2020

Tổng thống Ba Lan Andrzej

Duda hôm 24/6 trở thành lãnh đạo

nước ngoài đầu tiên đến thăm

Tổng thống Hoa Kỳ Donald

Trump kể từ khi xuất hiện đại dịch

Covid-19. Cả hai lãnh đạo đều bày

tỏ mong muốn ký kết thỏa thuận

hợp tác quốc phòng.

Chuyến thăm của Tổng thống

Duda, theo Reuters, có vẻ như

nhằm mục đích thúc đẩy chiến

dịch tái tranh cử của ông. Cuộc

bầu cử tổng thống ở Ba Lan sẽ

diễn ra vào Chủ nhật. Nhà lãnh

đạo Ba Lan là một trong những đối

tác nước ngoài ưa thích của Tổng

thống Trump. Hai nhà lãnh đạo

từng gặp nhau trực tiếp ít nhất 5

Trung Quốc hôm 23/6 đã

phóng thành công và đưa vào quỹ

đạo vệ tinh cuối cùng của hệ

thống định vị Beidou, hy vọng có

thể cạnh tranh với hệ thống định

vị toàn cầu GPS của Mỹ.

Vệ tinh được phóng từ

Trung tâm phóng vệ tinh Tây

Xương ở tỉnh Tứ Xuyên vào lúc

10h15 ngày 23/6, giờ Bắc Kinh,

theo Reuters. Vụ phóng được

chiếu trực tiếp trên Đài truyền

hình quốc gia Trung Quốc -

CGTN.

Ý kiến phát triển một hệ

thống định vị riêng cho Trung

Mức kháng thể trong những

bệnh nhân COVID-19 đã bình

phục giảm mạnh trong thời gian từ

2 đến 3 tháng sau khi bị nhiễm

virus, cho dù là bệnh nhân có triệu

chứng hay không có triệu chứng,

theo một cuộc nghiên cứu của

Trung Quốc. Khám phá này nêu

lên nghi vấn về ‘tuổi thọ’ của bất

kỳ sự miễn nhiễm nào trước virus

corona.

Cuộc nghiên cứu được đăng

trên tạp chí Nature Medicine ngày

18/6 nhấn mạnh đến nguy cơ dùng

‘hộ chiếu miễn nhiễm’ COVID-19

(tiếp trang 7-A)(tiếp trang 7-A)

Nga và Trung Quốc sẽ bị cô

lập tại Liên hiệp quốc nếu họ “đi

theo con đường ảo tưởng” bằng

cách ngăn việc Mỹ nỗ lực gia hạn

một lệnh cấm vũ khí lên Iran, đặc

sứ Mỹ phụ trách các vấn đề về

Iran, Brian Hook, cho Reuters

biết trước khi chính thức đưa vấn

đề cấm vận ra Hội đồng Bảo an

Liên hiệp quốc ngày 24/6.

Lệnh cấm vận vũ khí đối với

Iran có từ 13 năm nay sẽ hết hạn

vào tháng 10, theo những điều

khoản của thỏa thuận hạt nhân

2015 giữa Tehran với các cường

quốc thế giới. Nga và Trung

Quốc đã ra chỉ dấu chống lại việc

gia hạn lệnh cấm vận này.

Cung cấp sự bảo vệ cho

“những kẻ bạo loạn” từ Hong

Kong sẽ chỉ làm tổn hại người dân

Đài Loan và là sự can thiệp vào

việc nội bộ của thành phố do

Trung Quốc cai trị, chính phủ

Trung Quốc nói, lên án kế hoạch

của Đài Loan giúp những người

Hong Kong quyết định chạy khỏi

hòn đảo này.

Đài Loan ngày thứ Năm nói

họ sẽ thành lập một văn phòng

chuyên giúp những người nghĩ

đến việc rời khỏi Hong Kong vào

lúc Bắc Kinh thắt chặt sự kiểm

soát đối với cựu thuộc địa của

Anh, bao gồm cả luật an ninh quốc

gia mới đã được hoạch định.

hoàn thành hệ thống định vị Beidou

che chở người Hong Kong bỏ xứ ra đi

nhân phục hồi từ COVID sụt giảm nhanh

kế hoạch chuyển binh sĩ Mỹ từ Đức sang Ba Lan

Việc người biểu tình nhắm

phá huỷ một số tượng đài thời

thuộc địa tại một số nước phương

Tây nhắc nhở các nhà hoạt động

tại Nga và Ukraine cách mà các

tượng đài thời Xô Viết trong

nước của họ được đối xử thế nào,

và trong nhiều trường hợp, họ tự

hỏi liệu họ đã làm đủ hay chưa.

Người biểu tình đã lật đổ

hay vấy bẩn những tượng đài tại

Mỹ, Anh, Bỉ và các nơi khác

trong những tuần lễ gần đây để tỏ

ở phương Tây nhắc nhớ tới các tượng đài Xô Viết

tại LHQ nếu ngăn chặn cấm vận võ khí IranNga, Trung sẽ bị cô lập

Làn sóng lật đổ tượng đài

Bạn có thể scan mã QR trênđể truy cập trang báo điện tử

của chúng tôi.Khách hàng cũng có thể

xem quảng cáorao vặt của mình

ngay trực tuyến tạiwww.thevietnampost.com

Trung Quốc phóng vệ tinh,

(tiếp trang 7-A)(tiếp trang 7-A)

(tiếp trang 7-A)(tiếp trang 7-A)

Tổng thống Duda (trái) và Tổng thống Trump trong cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng

Kháng thể trong bệnh nhân

Trung Quốc lên án Đài Loan

Đặc sứ Mỹ phụ trách các vấn đề về Iran, Brian Hook.

Mỹ - Ba Lan thảo luận

Tượng Christopher Columbus bị chặt đầu tại Boston, Massachusetts, trong cuộc biểu tình ngày 10/6/2020

Page 2: Phaùt Haønh Ngaøy Thöù Saùu World News The VietNam …Trung Quốc. Khám phá này nêu lên nghi vấn về ‘tuổi thọ’ của bất kỳ sự miễn nhiễm nào trước

ỹ ngày 24/6 áp đặt chế

Mtài lên 5 thuyền trưởng

Iran đã chở dầu giao

cho Venezuela và tái xác nhận sự ủng hộ

dành cho lãnh tụ phe đối lập ở Venezuela

là ông Juan Guiado.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bộ

Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Mike

Pompeo cho biết các con tàu này đã giao

khoảng 1,5 triệu thùng dầu của Iran, đồng

thời cảnh báo tàu bè chớ nên giao dịch

buôn bán với chính phủ của Tổng thống

Venezuela Nicolas Maduro mà Mỹ muốn

lật đổ.

“Hệ quả của những chế tài hôm nay,

tài sản của những thuyền trưởng này sẽ bị

phong toả. Dưới sự chỉ định này, sự nghiệp

và tương lai của họ sẽ bị thiệt hại,” ông

Pompeo nói trong một tuyên bố sau đó.

“Các thủy thủ đang muốn làm việc cho

Iran và Venezuela nên hiểu rằng không

đáng hỗ trợ cho những chế độ áp bức này

để gánh chịu rủi ro,” ông nói.

Chính quyền ông Trump, đang tìm

cách ngăn việc buôn bán năng lượng của

Iran và lật đổ ông Maduro, đã đe dọa sẽ trả

đũa và cảnh báo các cảng, các công ty tàu

biển và các hãng bảo hiểm chớ tạo điều

kiện cho các tàu dầu Iran.

Xuất khẩu của nước thành viên

OPEC đang gần mức thấp nhất trong 70

năm, và kinh tế đã sụp đổ, nhưng ông

Maduro vẫn bám trụ quyền lực trước sự

bất bình của chính quyền Tổng thống

Donald Trump.

Kể từ tháng Tư, Iran đã phái 5 tàu

dầu chở tổng cộng khoảng 1,5 triệu thùng

dầu cho chính phủ Maduro ở Venezuela,

nhưng tại Venezuela, người dân mua xăng

dầu vẫn phải xếp hàng dài chờ đợi tại các

trạm xăng.

Mỹ chế tài 5 thuyền trưởng Iran vận chuyển dầu tới VenezuelaTổng thống Nga

dự lễ duyệt binh

7 5 n ă m c h i ế n

thắng Đức Quốc

Tổng thống Nga Vladimir

Putin hôm 24/6 đã tới dự

một cuộc duyệt binh ở

Quảng trường Đỏ mà, theo Reuters,

những người chỉ trích nói là được tổ chức

nhằm gia tăng tỷ lệ ủng hộ ông Putin thấp

hơn so với thường thấy, trước thềm cuộc

bỏ phiếu trên toàn quốc có thể kéo dài thời

gian nắm quyền của ông cho tới năm 2036.

Theo hãng tin Anh, ông Putin đã xem

các bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa,

các máy bay ném bom có khả năng hạt

nhân, các đoàn xe tăng và binh sĩ, trong đó

có cả lính của một số đồng minh như

Trung Quốc.

Cuộc duyệt binh này đánh dấu 75

năm chiến thắng của Liên bang Xô Viết

trước Đức Quốc xã trong Thế Chiến II.

Sự kiện đã bị hoãn ngày 9/5 vì

COVID-19 bùng phát, nhưng những

người chỉ trích cho rằng việc vẫn tổ chức

lễ duyệt binh là hành động vô trách nhiệm,

theo Reuters.

Điện Kremlin đã bác bỏ lời chỉ trích

này, nói rằng các ca nhiễm mới hàng ngày,

dù là hàng nghìn người, đang trên đà suy

giảm, nhất là tại thủ đô Moscow, tâm điểm

dịch bệnh, và rằng tất cả các biện pháp

ngăn ngừa virus lây lan đã được thực hiện.

Các tình nguyện viên đã đưa khẩu

trang và găng tay cho những người xem

duyệt binh ở Quảng trường Đỏ và yêu cầu

họ ngồi cách xa nhau hai ghế.

Ông Putin không đeo khẩu trang,

nhưng những người ngồi quanh ông, trong

đó có các cựu chiến binh, đã được xét

nghiệm virus Corona khi được cách ly tại

một khu nghỉ ở ngoại ô thủ đô Moscow.

TIN TRONG TUAÀN

The VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam Post Page 2* Issue # 1464 * FRIDAY June 26, 2020

GIAU HANDYMANCHUYEÂN VEÀ PLUMBING, MAÙY NÖÔÙC NOÙNG,

MAÙY LOÏC NÖÔÙC / UOÁNG NÖÔÙC

THAY VOØI NÖÔÙC, BOÀN CAÀU, BOÀN TAÉM,

ÑÖÔØNG OÁNG NÖÔÙC BÒ BEÅ

LAØM HAØNG RAØO

& NHIEÀU CHUYEÄN LINH TINH KHAÙC...

XIN GOÏI: ANH GIAØU 281-777-5668

964-1871/1439 (1y)

450-1898/1466(1yr)

No job is too small

Special: coù giaù ñaëc bieät cho laminate, engineer wood,

granite countertop, culture marble, sale & install.

TOM CONSTRUCTION

Xin lieân laïc: Tom

713-885-4903

943-1906/1474(6m)

713-517-4723* Coù nhieàu naêm kinh nghieäm, phuïc vuï taän tình, chu ñaùo, baûo ñaûm haøi loøng quyù vò.

* Nhaän thieát keá (design), xaây môùi (build), söûa chöõa (remodeling):

- Nhaø cöûa, phoøng aên, phoøng nguû, phoøng taém, phoøng game, nhaø beáp, patio...

- Nhaø haøng, vaên phoøng thöông maïi, tieäm Nail, tieäm Toùc...

- Laøm saøn goã, loùt gaïch.

- Laøm siding, laøm roofing...

- Laøm ñieän, nöôùc, maùy laïnh, maùy thoâng hôi...

- Sôn nhaø, tieäm trong vaø ngoaøi

- Vaø caùc dòch vuï khaùc

* Ñeå quyù vò ñöôïc an taâm vaø tin töôûng, chuùng toâi coù baûo haønh cho nhöõng dòch vuï

maø chuùng toâi ñaõ laøm.

Licence: B # 07009

RICHMOND AMERICAN GENERAL CONTRACTORSJOHN HONG

Pressure Wash ProPressure Wash ProPressure Wash Pro

Máng xối Sân hoặc sàn Hàng rào

Lối vào Garage xe Lề đường đi bộ Bên hông nhà

20% giảm giá cho người Việt Nam Houston

Quang Nguyễn

832.833.2262985-1904/1472

Huawei, Hikvision được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn

những chế tài tài chính mới của Mỹ.những chế tài tài chính mới của Mỹ.

hính quyền Mỹ xác định

Ccác công ty hàng đầu của

Trung Quốc, trong đó có

hãng viễn thông khổng lồ Huawei và công

ty thiết bị an ninh Hikvision, đều do quân

đội Trung Quốc làm chủ hoặc kiểm soát,

theo tài liệu Reuters được xem qua ngày

24/6. Xác quyết này đặt nền tảng cho

những chế tài tài chính mới của Mỹ.

Một viên chức quốc phòng Mỹ ẩn

danh xác nhận tính xác thực của tài liệu

vừa kể và cho biết hồ sơ đã được gởi sang

Quốc hội.

D a n h s á c h 2 0 c ô n g t y m à

Washington cáo buộc được Quân đội Giải

phóng Nhân dân Trung Quốc hỗ trợ bao

g ồ m t ậ p đ o à n C h i n a M o b i l e

C o m m u n i c a t i o n s v à C h i n a

Telecommunications cũng như công ty

chế tạo máy bay Aviation Industry Corp of

China.

Việc chỉ định này do Bộ Quốc phòng

Mỹ quyết định, theo một đạo luật năm

1999 đưa ra một danh sách các công ty do

Quân đội Giải phóng Nhân dân “làm chủ

hay kiểm soát” chuyên cung cấp các dịch

vụ thương mại, chế tạo, sản xuất hay xuất

khẩu.

Chỉ định của Ngũ Giác Đài không

kích hoạt chế tài, nhưng theo luật, Tổng

thống có thể công bố tình trạng khẩn cấp

quốc gia cho phép ông chế tài bất cứ công

ty nào trên danh sách này hoạt động tại

Mỹ.

Các công ty liên quan như Huawei,

Hikvision, China Mobile, China Telecom

lẫn Tòa Bạch Ốc và tòa đại sứ Trung Quốc

tại Washington chưa trả lời yêu cầu bình

luận.

Hàn Quốc: Bolton ‘bóp méo’ sự thật về hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim

Reuters.Reuters.

ôm 22/06, Hàn Quốc cho

Hbiết các thông tin của cựu

cố vấn an ninh quốc gia

Hoa Kỳ John Bolton viết về các cuộc thảo

luận giữa các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và hai

miền Triều Tiên trong cuốn hồi ký của ông

là không chính xác và bị bóp méo, theo

Reuters.

Ông Bolton đưa ra chi tiết trong

cuốn sách về các cuộc đàm thoại trước và

sau ba cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ

Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên

Kim Jong Un, bao gồm cả lý do vì sao hội

nghị thượng đỉnh lần thứ hai của họ tại

Việt Nam bất thành.

Cuốn sách có tựa: “The Room

Where It Happened: A White House

Memoir,” dự kiến xuất bản vào 23/06

nhưng báo chí đã trích đăng.

Báo chí dẫn lời Bolton viết rằng

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, người

rất muốn cải thiện quan hệ với Triều Tiên,

đã đưa ra những kỳ vọng không thực tế đối

với cả ông Kim và ông Trump vào trong

chương trình nghị sự “thống nhất” của

riêng mình.

Ông Chung Eui-yong, Cố vấn an

ninh quốc gia của Hàn Quốc, cho biết

trong một tuyên bố đề cập đến mô tả của

Bolton về các cuộc tham vấn cấp cao nhất:

“Nó không phản ánh các thông tin thật, và

đã bóp méo thông tin.”

Ông Chung không nói chi tiết về các

lĩnh vực cụ thể mà Hàn Quốc cho là không

chính xác nhưng cho biết ấn phẩm này đã

đặt ra “một tiền lệ nguy hiểm.”

Ông nói: “Việc đơn phương xuất

bản các tham vấn được thực hiện dựa trên

sự tin tưởng lẫn nhau đã vi phạm các

nguyên tắc cơ bản của ngoại giao và có thể

làm tổn hại nghiêm trọng các cuộc đàm

phán trong tương lai.”

Ông Trump và ông Kim gặp nhau

lần đầu tiên tại Singapore vào tháng

6/2018, với hy vọng nỗ lực ép Bình

Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân và về

phần Washington thì sẽ dỡ bỏ lệnh trừng

phạt.

Nhưng hội nghị thượng đỉnh Trump-

Kim lần thứ hai, diễn ra tại Việt Nam vào

đầu năm 2019, đã sụp đổ khi ông Trump từ

chối lời đề nghị của ông Kim về việc dỡ bỏ

một số lệnh trừng phạt của Mỹ thì Triều

Tiên mới từ bỏ cơ sở hạt nhân chính của

họ.

Page 3: Phaùt Haønh Ngaøy Thöù Saùu World News The VietNam …Trung Quốc. Khám phá này nêu lên nghi vấn về ‘tuổi thọ’ của bất kỳ sự miễn nhiễm nào trước

The VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam Post Page 3* Issue # 1464 * FRIDAY June 26, 2020

Hai miền Triều Tiên đánh dấu 70 năm khởi chiến giữa bối cảnh căng thẳng gia tăngBảy mươi năm sau khi

Chiến tranh Triều Tiên bắt

đầu, triển vọng về một hiệp

ước hòa bình nhằm chính thức chấm dứt

xung đột lúc này dường như xa vời hơn

bao giờ hết, khi hai miền Triều Tiên tổ

chức lễ kỷ niệm âm thầm vào ngày 25/6

trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng

trên bán đảo, theo Reuters.

Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953

kết thúc với hiệp định đình chiến, không

phải hiệp ước hòa bình, nên các lực lượng

do Hoa Kỳ lãnh đạo vẫn đang trong tình

trạng chiến tranh với Triều Tiên.

Hồi năm 1953, các lãnh đạo Hàn

Quốc đã phản đối ý tưởng thỏa thuận

ngừng bắn, vốn làm cho bán đảo bị chia

cắt, và không đứng tên ký hiệp định đình

chiến.

Với tình trạng căng thẳng đang gia

tăng trở lại, các cựu chiến binh Hàn Quốc

đã tập hợp lại để đánh dấu ngày kỷ niệm,

trong đó có một sự kiện được Tổng thống

Hoa Kỳ Donald Trump và các lãnh đạo

quốc tế khác dự kiến sẽ gửi tin nhắn video

đến.

Nhiều cựu chiến binh tập trung tại

thị trấn biên giới Cheorwon của Hàn Quốc Hàn Quốc kỷ niệm 70 năm ngày bắt đầu cuộc chiến Triều Tiên

(tiếp trang 6)

Trung Quốc sẽ thâu tóm

quyền hành bao trùm đối

với việc thực thi luật an

ninh quốc gia mới ở Hong Kong, theo các

chi tiết được công bố vào ngày thứ Bảy

báo hiệu sự thay đổi sâu sắc nhất đối với

nếp sống của thành phố này kể từ khi được

trao trả lại cho Trung Quốc cai trị vào năm

1997.

Dự luật này đã khơi lên lo ngại từ các

chính phủ nước ngoài cũng như các nhà

hoạt động dân chủ ở Hong Kong, nói rằng

Bắc Kinh đang làm xói mòn mức độ tự chủ

cao được trao cho lãnh thổ này khi được

Anh bàn giao lại.

Theo các chi tiết do thông tấn xã nhà

nước Tân Hoa Xã công bố, Hong Kong sẽ

thành lập một hội đồng an ninh quốc gia

địa phương để thực thi luật pháp, đứng đầu

là lãnh đạo thành phố Carrie Lam, được

giám sát và chỉ đạo bởi một ủy ban chính

phủ trung ương mới do Bắc Kinh thành

lập. Một cố vấn từ đại lục cũng sẽ có ghế

trong cơ quan mới này.

Các đơn vị cảnh sát và công tố địa

phương mới sẽ được thành lập để điều tra

và thực thi luật pháp, được hỗ trợ bởi các

nhân viên tình báo và an ninh đại lục điều

Trung Quốc sẽ thâu tóm quyền hành rộng lớn về luật an ninh Hong Kong

Ành Tư Liệu

(tiếp trang 6)

Vì sao TT Trump trì hoãn trừng phạt quan chức TQ trong vụ Tân Cương?Tổng thống Donald Trump

trì hoãn việc áp đặt các biện

pháp trừng phạt cứng rắn

hơn đối với các quan chức Trung Quốc bị

cáo buộc đàn áp người Hồi giáo thiểu số ở

Tân Cương. Reuters dẫn lời ông Trump

nói trong một cuộc phỏng vấn công bố

hôm 21/06 cho biết ông trì hoãn lệnh trừng

phạt này vì lo ngại các biện pháp như vậy

sẽ gây trở ngại cho các cuộc đàm phán

thương mại với Bắc Kinh.

“Chúng tôi đang thương thảo một

thỏa thuận thương mại lớn. Và tôi đã có

được một thỏa thuận lớn, có khả năng bán

được hàng hóa trị giá 250 tỷ đôla,” ông

Trump được dẫn lời trong cuộc phỏng vấn

với trang tin Axios hôm 19/06 khi được

hỏi tại sao ông không ban hành lệnh trừng

phạt của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đối với các

quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc

liên quan đến đàn áp ở khu vực Tân

Cương.

Liên Hợp Quốc ước tính rằng có hơn

một triệu người Hồi giáo đã bị giam giữ

trong các trại ở Tân Cương. Bộ Ngoại giao

Mỹ cáo buộc Trung Quốc tra tấn và lạm

dụng nhóm người thiểu số này.

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc và nói Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (phải) gặp các Thượng nghị sĩ Mỹ Chris Coons (giữa) và Maggie Hassan

(tiếp trang 6)

Bất chấp căng thẳng, Trung Quốc gọi EU là đối tácTrung Quốc và Liên hiệp

Châu Âu là đối tác hơn là

đối thủ cạnh tranh, Thủ

tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày

22/6 tuyên bố, vào lúc hai bên thảo luận

chính thức lần đầu tiên kể từ khi các mối

quan hệ xấu đi vì những cáo buộc là Bắc

Kinh đã loan truyền tin tức sai lạc cố ý về

virus corona.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula

von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng Châu

Âu Charles Michel-giám đốc điều hành và

chủ tịch EU-tổ chức mội hội nghị video

với ông Lý, theo sau là một cuộc họp khác

với Chủ tịch Tập Cận Bình.

Ông Lý bày tỏ lạc quan, theo truyền

thông nhà nước Trung Quốc.

Liên hiệp Châu Âu, gọi Bắc Kinh là

một đối thủ hệ thống, đã thương thuyết về

một thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc kể

từ năm 2014. Hai bên vào năm ngoái đều

bày tỏ mong muốn kết thúc các cuộc đàm

phán vào năm 2020.

Các giới chức EU nói họ muốn thấy

có biến chuyển trong những lãnh vực như

ô-tô, công nghệ sinh học và siêu điện tử và

giải quyết những vấn đề của Trung Quốc

từ việc trợ cấp của nhà nước đến việc bắt

buộc chuyển giao công nghệ. Brussels nói

thị trường Châu Âu đang mở rộng, nên

(tiếp trang 6)

Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel

Page 4: Phaùt Haønh Ngaøy Thöù Saùu World News The VietNam …Trung Quốc. Khám phá này nêu lên nghi vấn về ‘tuổi thọ’ của bất kỳ sự miễn nhiễm nào trước

The VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam Post Page 4* Issue # 1464 * FRIDAY June 26, 2020

Air Conditioning and Heating

832-659-3990Xin goïi: Vinh

Ñaëc bieät: 10% OFF

cho Quyù Cao Nieân

Chuyeân thieát keá vaø söûa chöõa caùc heä thoáng

maùy laïnh, maùy söôûi cho tö gia vaø cô sôû thöông maïi.

Licensed and Insured:

Free Estimate 24/7khi thay maùy laïnh môùi

Giaù caû nheï nhaøng

907-1903/1471(6m)

The New Degree of Comfort

Huøng:832-466-7690 * 832-475-9212

955-1907/1475(6m)

HUØNG A/C APPLIANCES REPAIR* Maùy laïnh, maùy söôûi

* Maùy giaët, maùy saáy

* Maùy röûa cheùn, maùy xay raùc

* Tuû laïnh, freezer

* Beáp loø, bình nöôùc noùng

Coâng vieäc coù ñaûm baûo, giaù caû phaûi chaêng

TIN TRONG TUAÀN

Air Conditioningelectrial & Heating

Chuyeân thieát keá vaø söûa chöõa caùc heä thoáng maùy laïnh, ñieän,

maùy söôûi cho tö gia vaø cô sôû thöông maïi.

Licensed and Insured

964-1912/1480(6m)

TEXAS A&E

832-382-2622Xin goïi: Löu

GARAGE DOOR

Chính: 832.314.3641

980-1907/1475

Tö Gia & Cô Sôû Thöông Maïi

Mỹ khẳng định ‘không thay đổi chính sách visa’ cho công dân Việt Nam

Cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ

ở Việt Nam mới lên tiếng

bác bỏ các thông tin lan

truyền trên mạng về việc Mỹ “ngưng cấp

visa cho du học sinh Việt Nam” từ đầu

tháng Bảy, đồng thời cho biết "bước đầu

trở lại xử lý hồ sơ thị thực định cư".

“Đừng tin những tin đồn trên mạng!

Không có bất kỳ thay đổi gì về chính sách

visa Hoa Kỳ dành cho công dân Việt

Nam”, cơ quan ngoại giao Mỹ nói hôm

12/6. “Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội

đang trông đợi khởi động lại các dịch vụ

cấp visa tại chỗ ngay khi có thể và sẽ làm

tất cả những gì có thể để hỗ trợ đương đơn

xin visa du học Mỹ”.

Trên trang Facebook của Đại sứ

quán Mỹ, phần lớn các bình luận dưới

thông tin bác bỏ đều cho rằng cơ quan

ngoại giao Hoa Kỳ ở Việt Nam đã “kịp

thời” lên tiếng.

Facebooker Giang Phạm Hương

viết: “Thật tuyệt khi ĐSQ nhanh chóng

công bố thông tin chính thức, không để tin

đồn lan toả, ảnh hưởng tâm lý của nhiều hs

[học sinh] và PH [phụ huynh]”.

Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện

các thông tin không rõ nguồn gốc rằng

950-1906/1474(6m)

Plumbing RepairThoâng coáng ngheït

* Boàn taém ngheït, toilet ngheït

* Sinks ngheït, maùy röûa cheùn ngheït

* Ñöôøng oáng nuôùc bò taét ngheït

* Nhaän thay môùi vaø söûa chöõa

UY TÍN - ÑUÙNG HEÏN - GIAÙ PHAÛI CHAÊNG

Xin goïi: Laâm 832-955-6459 (cell)

PLUMBING REPAIR

832.997.9959

toilet, sink nhaø beáp, sink röûa maët, buoàng taém, maùy giaët ngheït...Thoâng coáng:

Söûa chöõa - Thay môùi: caùc loaïi voøi nöôùc (nhaø taém, nhaø beáp, röûa maët),

bình nöôùc noùng, tankless, toilet, maùy xay raùc, valve khoùa nöôùc, töôùi coû, maùy giaët,

maùy saáy, beáp naáu, oáng nöôùc, oáng coáng bò chaûy nöôùc, taéc ngheït, beå vôõ, hö hoûng...

979-1920/1488(6m)

281.605.0564

ÑUÙNG HEÏN - BAÛO ÑAÛM -GIAÙ CAÛ PHAÛI CHAÊNGÑUÙNG HEÏN - BAÛO ÑAÛM -GIAÙ CAÛ PHAÛI CHAÊNGÑUÙNG HEÏN - BAÛO ÑAÛM -GIAÙ CAÛ PHAÛI CHAÊNG

* Chuùng toâi laøm vieäc 7 ngaøy & ngaøy nghæ leã

Gas test / Occupancy permit / Remodeling kitchen, bathroom

Trung Quốc lên án Đài Loan về kế hoạch che chở người Hong Kong bỏ xứ ra điung cấp sự bảo vệ cho

C“những kẻ bạo loạn” từ

Hong Kong sẽ chỉ làm tổn

hại người dân Đài Loan và là sự can thiệp

vào việc nội bộ của thành phố do Trung

Quốc cai trị, chính phủ Trung Quốc nói,

lên án kế hoạch của Đài Loan giúp những

người Hong Kong quyết định chạy khỏi

hòn đảo này.

Đài Loan ngày thứ Năm nói họ sẽ

thành lập một văn phòng chuyên giúp

những người nghĩ đến việc rời khỏi Hong

Kong vào lúc Bắc Kinh thắt chặt sự kiểm

soát đối với cựu thuộc địa của Anh, bao

gồm cả luật an ninh quốc gia mới đã được

hoạch định.

Văn phòng mới bắt đầu hoạt động

vào ngày 1 tháng 7, ngày mà Hong Kong

được trao lại cho Trung Quốc cai trị vào

năm 1997 với lời hứa là các quyền tự do

rộng khắp sẽ được duy trì dưới mô hình

“nhất quốc lưỡng chế” của Trung Quốc.

Trong một tuyên bố vào cuối ngày

thứ Sáu, Văn phòng Sự vụ Đài Loan đặc

trách chính sách Đài Loan của Trung Quốc

nói kế hoạch của chính phủ Đài Loan là

một âm mưu chính trị nhằm can thiệp vào

việc nội bộ của Hong Kong và phá hoại sự

ổn định và phồn thịnh của thành phố này.

“Cung cấp nơi ẩn náu và đưa lên đảo

những kẻ bạo loạn và những phần tử đem

hỗn loạn tới Hong Kong sẽ chỉ tiếp tục gây

tổn hại cho người dân Đài Loan,” văn

phòng này nói.

Các âm mưu của các lực lượng ủng

hộ độc lập cho Hong Kong và Đài Loan và

cũng tìm cách gây phương hại cho “nhất

quốc lưỡng chế” và chia rẽ quốc gia sẽ

không bao giờ thành công, văn phòng nói.

Các cuộc biểu tình chống chính phủ

và ủng hộ dân chủ ở Hong Kong kéo dài

nhiều tháng đã giành được cảm tình rộng

rãi ở đảo Đài Loan dân chủ mà Trung

Quốc tuyên bố chủ quyền. Đài Loan đã

chào đón những người dọn đến và dự trù

nhiều người hơn nữa sẽ tới.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

tháng trước trở thành nhà lãnh đạo chính

phủ đầu tiên ở bất cứ nơi nào cam kết các

biện pháp giúp đỡ người dân Hong Kong

rời đi vì điều mà họ coi là những biện pháp

kiểm soát đang thắt chặt của Trung Quốc,

bóp nghẹt khát vọng dân chủ của họ.

Trung Quốc phủ nhận kìm kẹp các

quyền tự do của Hong Kong và nói rằng

luật an ninh quốc gia là cần thiết để vãn hồi

trật tự cho trung tâm tài chính toàn cầu

này.

Em trai thủ tướng

Singapore g ia

nhập đảng đối lậpng Lý Hiển Dương, em trai

Ôcủa Thủ tướng Singapore Lý

Hiển Long, hôm 24/6 cho

biết đã gia nhập một đảng đối lập sẽ cạnh

tranh với Đảng Hành động Nhân dân

(PAP) của anh trai mình trong cuộc tổng

tuyển cử diễn ra ngày 10/7.

Theo Reuters, ông Lý Hiển Dương

cho biết ông tham gia Đảng Singapore

Cấp tiến (PSP), nhưng chưa quyết định

liệu ông có ra tranh cử hay không.

Tin cho hay, hai anh em nhà họ Lý

thời gian qua đã tranh chấp căn nhà của

người cha quá cố cũng là người sáng lập

Singapore và PAP, ông Lý Quang Diệu.

Theo Reuters, ông Lý Hiển Dương

đã chỉ trích PAP, vốn lãnh đạo Singapore

kể từ 1965, năm nước này giành được độc

lập.

Viết trên Twitter, PSP chào mừng tân

thành viên Lý Hiển Dương gia nhập đảng

này.

“Mỹ sẽ ngưng hoàn toàn việc cấp visa cho

du học sinh Việt Nam từ ngày 1/7/2020” vì

“nhiều trường hợp phạm tội trộm cắp, tìm

cách cố lưu trú tại Mỹ khi hết thị thực, làm

thêm ‘chui’”.

Hoa Kỳ là một trong số các quốc gia

có nhiều học sinh Việt Nam tới học tập và

nghiên cứu ở các cấp khác nhau.

Số du học sinh Việt Nam học bậc đại

học tại Hoa Kỳ tăng năm thứ 18 liên tiếp

đóng góp "gần một tỷ đôla" cho nền kinh

tế Mỹ, theo báo cáo thường niên Open

Doors của Viện Giáo dục Quốc tế, công bố

cuối năm 2019.

Với gần 25 nghìn sinh viên, tăng

0,3% so với năm học 2017 – 2018, Việt

Nam đứng thứ sáu trong số các quốc gia

dẫn đầu về con số du học sinh tại Mỹ trong

khoảng thời gian từ 2018 tới 2019.

Thời gian vừa qua, do tình hình dịch

virus Corona bùng phát ở Mỹ, phần lớn

các trường học đóng cửa và chuyển sang

học trực tuyến, cũng như yêu cầu các sinh

viên phải rời ký túc xá. Việt Nam đã thực

hiện ba chuyến bay thẳng sang Mỹ để đưa

hàng trăm công dân về nước, trong đó có

nhiều du học sinh.

Hồi tháng Ba năm nay, Hoa Kỳ

tuyên bố ngưng phỏng vấn cấp thị thực tại

Việt Nam trước tình hình dịch COVID-19

đang căng thẳng.

“Trước diễn biến của dịch Covid-19,

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và Tổng

Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Hồ Chí Minh sẽ

tạm ngừng phỏng vấn cấp xét thị thực,”

(tiếp trang 5)

Page 5: Phaùt Haønh Ngaøy Thöù Saùu World News The VietNam …Trung Quốc. Khám phá này nêu lên nghi vấn về ‘tuổi thọ’ của bất kỳ sự miễn nhiễm nào trước

The VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam Post Page 5* Issue # 1464 * FRIDAY June 26, 2020

TIN TRONG TUAÀN

VN DRIVER COACHING855-1898/1466(6m)

9346 Westwood Village Dr, Houston, TX 77036

ampuchia đã mở cửa biên

Cgiới với Việt Nam, dỡ bỏ

lệnh cấm du khách qua lại

biên giới chung sau khi cấm mọi sự đi lai

trong hơn 3 tháng qua vì đại dịch Covid-

19, báo New Straits Times của Malaysia

tường trình.

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao

Campuchia, ông Ouch Borith, cho biết

Việt Nam đã được thông báo về quyết định

này.

VTV4 cho biết trong thông báo gửi

cho Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia,

Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế

Campuchia thông báo bãi bỏ hiệu lực công

hàm ngày 18/3/2020 liên quan tới việc hạn

chế qua lại biên giới của các công dân

Campuchia và Việt Nam.

Thông báo khẳng định việc bãi bỏ

hiệu lực công hàm có hiệu lực ngay lập tức

từ ngày 19/6/2020.

Hôm 23/6, người phát ngôn của Bộ

Ngoại giao Campuchia Koy Kuong cho

biết là tuy mở cửa biên giới, nhưng các

biện pháp phòng dịch Covid-19 sẽ vẫn

được duy trì.

Báo Khmer Times trích dẫn phát

biểu của Tướng Keo Vanthorn, Phó Giám

đốc Di trú thuộc Bộ Nội vụ Campuchia,

xác nhận tin Pnom Penh mở cửa biên giới

và nói rằng biện pháp này sẽ đẩy mạnh

kinh tế, đầu tư và thương mại giữa hai

nước.

Tuy nhiên hiện chưa rõ liệu Việt

Nam có đáp ứng với một động thái tương

tự hay không.

Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, ông

Vũ Quang Minh, nói nới lỏng các hạn chế

ở biên giới sẽ cho phép sinh viên được trở

lại trường để tiếp tục học vấn tại Việt Nam,

hay tại Campuchia.

Báo New Straits Times dẫn lời Đại

sứ Minh nói cho tới giờ, hai nước láng

giềng đã tương đối thành công trong việc

đối phó với đại dịch Covid-19, cả hai có

thể tự hào và nghĩ tới các biện pháp nới

lỏng hạn chế đi lại giữa hai bên.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu

Chính sách Chan Sophal cũng bày tỏ sự

hậu thuẫn cho quyết định mở cửa biên giới

mặc dù vẫn còn những quan ngại về một

đợt lây nhiễm mới.

Ông nói đây là “thời điểm thích hợp”

để mở cửa biên giới. Nhưng cho tới hôm

nay, Lào và Thái Lan vẫn đóng cửa biên

giới và hạn chế giao thương với

Campuchia.

Báo Pnom Penh Post nói các nước Á

Châu đang thảo luận về các biện pháp khả

dĩ để hồi sinh lại ngành du lịch khu vực.

Campuchia mở cửa biên giới với Việt Namột trận động đất mạnh M7,4 độ Richter làm rung

chuyển duyên hải miền

Nam Mexico hôm 23/6, khiến ít nhất một

người chết, phá vỡ những con đường tráng

nhựa và gây nên sóng thần ở vùng bờ biển

Thái Bình Dương lân cận.

Một người chết tại tiểu bang Oaxaca,

Thống đốc Alejandro Mural cho hay, sau

khi động đất xảy ra tại tiểu bang duyên hải

Thái Bình Dương vào buổi sáng.

Cơ quan theo dõi động đất Mexico

cho biết sóng thần tại bờ biển Oaxaca đang

diễn tiến với mực nước biển dâng cao 60

centimet tại bãi biển Huatulco, điểm nghỉ

mát được du khách Mỹ và Canada ưa

chuộng.

Trận động đất ngày 23/6 gây nên

cảnh báo sóng thần tại các vùng duyên hải

Thái Bình Dương của Mexico, Trung và

Nam Mỹ.

Cơ quan Quản trị Khí quyển và Đại

dương Quốc gia Hoa Kỳ cảnh báo vùng

duyên hải Mexico có thể có các đợt sóng

cao đến một mét.

Nam Mexico: Động đất mạnh, gây cảnh báo sóng thần

Hãng tin Reuters dẫn lời

Tổng thống Iran Hassan

Rouhani nói rằng Tehran

để ngỏ khả năng đàm phán với Mỹ nếu

Washington xin lỗi vì đã rút khỏi thỏa

thuận hạt nhân và đền bù cho Tehran.

Hãng tin Anh nhận định rằng căng

thẳng giữa Tehran và Washington gia tăng

kể từ năm 2018, khi Tổng thống Trump rút

khỏi thỏa thuận hạt nhân mà các cường

quốc ký với Iran năm 2015, đồng thời tái

áp đặt các biện pháp trừng phạt được cho

là gây tác động lớn tới nền kinh tế Iran.

Iran đã từ chối tiến hành bất kỳ cuộc

đàm phán nào với Hoa Kỳ nếu Mỹ không

dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Tehran và

trở lại thỏa thuận cũ. Trong khi đó,

Washington tìm cách buộc Tehran phải

thương thảo một thỏa thuận mới, theo

Reuters.

Viết trên Twitter hồi đầu tháng Sáu,

Tổng thống Trump kêu gọi tiến tới một

thỏa thuận mới, siết chặt hơn chương trình

hạt nhân cũng như tên lửa đạn đạo của

Tehran và chấm dứt các cuộc chiến ủy

nhiệm của Iran kéo dài nhiều thập kỷ qua ở

khu vực, theo Reuters.

Hãng tin này nói rằng để trả đũa cho

chính sách “gây áp lực tối đa” của

Washington, Iran đã từng bước rút lại các

cam kết hạt nhân, tiến trình Tehran nói là

có thể đảo ngược nếu các nước châu Âu ký

vào thỏa thuận năm 2015 tuân thủ các cam

kết bảo vệ nền kinh tế Iran trước các biện

pháp trừng phạt của Mỹ.

Iran tuyên bố để ngỏ khả năng đàm phán nếu Mỹ xin lỗi

ơ quan Hoa Kỳ phụ trách

Cgiải quyết các đơn từ di trú

ngày 24/6 loan báo sắp sửa

cho gần 70% đội ngũ nhân viên của họ

ngưng làm việc trừ phi cơ quan được cấp

thêm ngân quỹ hoạt động.

Dịch vụ Di trú và Nhập tịch Mỹ

USCIS dựa vào các khoản lệ phí từ các hồ

sơ di trú để hoạt động và hiện đang đối mặt

trước tình trạng thiếu ngân sách chưa từng

thấy.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt

vấn đề cắt giảm di trú làm trọng tâm của

chiến dịch tái tranh cử trong năm nay. Các

quy định mới và một loạt các hành động

của bên hành pháp cùng với các giới hạn

về du hành áp dụng trong đại dịch COVID

đã làm giảm đáng kể số di dân tới Hoa Kỳ.

Một phát ngôn nhân của USCIS cho

hay kể từ tháng Ba tới nay số phí thu được

đã giảm phân nửa khi đa số hoạt động du

hành và di trú bị ngưng trệ để ngăn chặn đà

lây lan của COVID. Cơ quan đã đề nghị

Quốc hội cấp gói cứu nguy trị giá 1,2 tỷ đô

la để tránh giảm nhân viên như dự kiến.

Nguồn tin này cho biết trước hoặc

trong ngày 2/7, khoảng 13.400 nhân viên

USCIS sẽ nhận được thông báo rằng nếu

USCIS phải rơi vào tình trạng ngưng hoạt

động thì nhân viên sẽ phải ngưng việc bắt

đầu từ ngày 3/8.

Đầu tuần này, ông Trump ký tuyên

bố của Tổng thống cấm nhập cảnh một số

người được cấp một số loại visa tạm thời

và gia hạn lệnh cấm đối với một số đương

đơn xin thẻ xanh. Chính quyền Trump nói

đây là một trong những nỗ lực dành công

ăn việc làm cho dân Mỹ trong thời kinh tế

khó khăn vì đại dịch COVID. Những

người chỉ trích thì cho rằng động thái này

ngược lại sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế.

Cơ quan di trú Hoa Kỳ sắp sửa cho

70% nhân viên ngưng việc

tuyên bố của cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ

hôm 18/3 cho biết.

Tuyên bố của phía Hoa Kỳ đưa ra

một ngày sau khi Việt Nam loan báo tạm

dừng cấp visa với tất cả các nước trên thế

giới, trong đó có Hoa Kỳ, trong vòng 30

ngày từ ngày 18/3, để hạn chế sự lây lan

của virus corona.

Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ vẫn xử lý hồ

sơ gia hạn thị thực cho công dân Việt Nam

qua đường bưu điện.

Hồi tháng Tư năm nay, Tổng thống

Hoa Kỳ Donald Trump đã ký một sắc lệnh

hành pháp hạn chế nhập cư trong thời gian

60 ngày vì đại dịch COVID-19 để giúp

người Mỹ tìm việc làm giữa lúc nền kinh

tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.

Sắc lệnh này chỉ áp dụng cho những

người muốn thành thường trú nhân, và

không áp dụng cho các chuyên gia y tế và

các nhà đầu tư giàu có tìm cách vào Mỹ.

Việt Nam và Hoa Kỳ đã ra tuyên bố

chung nhân chuyến thăm Tổng thống

Trump tại Nhà Trắng của Thủ tướng

Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng Năm năm

2017, trong đó viết rằng “hai nhà lãnh đạo

hoan nghênh sự phát triển của mối quan hệ

giữa nhân dân hai nước, đặc biệt thông qua

các chương trình trao đổi học thuật và

chuyên môn”.

“Hai bên ghi nhận sự đóng góp quan

trọng đối với quan hệ hai nước của cộng

đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ và gần

4.000 cựu sinh viên trong các chương

trình trao đổi giáo dục”, tuyên bố viết.

“Hai bên cũng cho rằng, với hơn 21.000

sinh viên Việt Nam đang học tập trong các

chương trình đại học tại Hoa Kỳ, mối quan

hệ học thuật giữa hai nước đang phát triển

mạnh mẽ…”

Trong một diễn biến mới nhất, lãnh

sự quán Mỹ ở Việt Nam cho biết, bắt đầu

từ ngày 29/6, cơ quan ngoại giao này "sẽ

tiến hành phỏng vấn các đương đơn xin thị

thực diện IR-1, IR-2, CR-1 và CR-2 [các

loại thị thực định cư], vốn trước đó đã có

lịch hẹn phỏng vấn trong tháng Ba, tháng

Tư, và tháng Năm nhưng bị hủy do dịch

COVID-19".

(tiếp trang 4)

Page 6: Phaùt Haønh Ngaøy Thöù Saùu World News The VietNam …Trung Quốc. Khám phá này nêu lên nghi vấn về ‘tuổi thọ’ của bất kỳ sự miễn nhiễm nào trước

The VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam Post Page 6* Issue # 1464 * FRIDAY June 26, 2020

(tiếp trang 3)

Vì sao TT Trump trì hoãn

trừng phạt quan chức TQ

trong vụ Tân Cương?

rằng các trại này giúp đào tạo nghề và giúp

chống lại chủ nghĩa cực đoan.

Các quan chức Hoa Kỳ trước đây nói

với Reuters rằng kể từ cuối năm 2018, họ

đã cân nhắc các biện pháp trừng phạt đối

với các quan chức Trung Quốc đối với vấn

đề Tân Cương nhưng đã kiềm chế vì các

cân nhắc về thương mại và ngoại giao.

Theo thỏa thuận thương mại giai

đoạn 1 được đàm phán vào năm 2019 có

hiệu lực vào tháng 2/2020, Trung Quốc

đồng ý mua ít nhất 200 tỷ đôla hàng hóa và

dịch vụ bổ sung của Hoa Kỳ trong hai

năm.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia John

Bolton cáo buộc trong một cuốn sách mới

rằng Tổng thống Trump, trong một cuộc

họp vào năm 2019, đã tìm cách để Chủ tịch

Trung Quốc Tập Cận Bình giúp ông giành

chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, và

ông Trump cũng khuyến khích ông Tập cứ

việc xây dựng các trại ở Tân Cương.

Ông Trump đã bác bỏ các cáo buộc.

Từ năm ngoái, Hoa Kỳ đặt ra các hạn

chế nhập khẩu đối với một số công ty

Trung Quốc và cấm thị thực đối với các

quan chức không nêu tên của Trung Quốc

vì có liên quan đến vấn đề Tân Cương,

nhưng không áp dụng các biện pháp trừng

phạt của Bộ Tài Chính.

Hôm 17/06, Tổng thống Trump ký

ban hành luật kêu gọi trừng phạt đối với

Tân Cương, khiến Trung Quốc đe dọa trả

đũa. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng ông

có toàn quyền quyết định áp dụng bất kỳ

biện pháp nào.

Hai miền Triều Tiên đánh

dấu 70 năm khởi chiến

giữa bối cảnh căng thẳng

gia tăng

nói với Reuters rằng họ hy vọng có mối

quan hệ hòa bình hơn với Triều Tiên,

nhưng tỏ ra không mấy lạc quan khi cho

rằng chính sách của Bình Nhưỡng không

hề thay đổi.

“Chiến tranh không thực sự kết thúc,

và tôi không nghĩ rằng hòa bình sẽ đến khi

tôi còn sống”, ông Kim Yeong-ho, 89 tuổi,

nói với Reuters. “Ác mộng vẫn cứ trở về

với tôi mỗi ngày. (Triều Tiên) không hề

thay đổi chút nào”.

Tờ báo của đảng cầm quyền Triều

Tiên đăng một bài bình luận trên trang

nhất, kêu gọi người dân theo bước chân

của những người đã chiến đấu bảo vệ tổ

quốc.

“Nhiều thập niên đã trôi qua, nhưng

nguy cơ chiến tranh chưa bao giờ rời khỏi

vùng đất này”, tờ báo nói, đổ lỗi cho “lực

lượng thù địch” đang tìm cách nghiền nát

Triều Tiên.

Hai năm trước, một loạt các hoạt

động ngoại giao và hội nghị thượng đỉnh

giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un với

Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Hàn

Quốc và lãnh đạo Trung Quốc đã nuôi hy

vọng rằng ngay cả khi kho vũ khí hạt nhân

của Triều Tiên không bị hủy bỏ đi nữa, thì

các bên có thể sẽ đồng ý chính thức chấm

dứt chiến tranh.

Tuy nhiên, hy vọng này đã tan vỡ khi

việc Triều Tiên cáo buộc Mỹ và Hàn Quốc

bám vào các chính sách thù địch, còn

Washington ép Bình Nhưỡng từ bỏ kho vũ

khí hạt nhân và tên lửa tầm xa đang phát

triển.

Một loạt các cuộc họp và đàm phán

tiếp theo đã không thu hẹp được khoảng

cách giữa hai cựu thù. Triều Tiên ngày

càng tỏ rõ giọng điệu đối đầu, tái tục các

vụ phóng tên lửa tầm ngắn, cho nổ tung

văn phòng liên lạc liên Triều và cắt đứt

đường dây nóng liên lạc với Hàn Quốc.

Hôm 24/6, Triều Tiên cho biết quyết

định đình chỉ các kế hoạch hành động

quân sự đối với Hàn Quốc, nhưng cảnh

báo đối thủ phải “suy nghĩ và hành xử

khôn ngoan”.

Các nhà sử học ước tính cuộc chiến

có thể đã làm thiệt mạng tới một triệu binh

lính và giết chết hàng triệu thường dân.

Hàng ngàn gia đình bị chia rẽ với rất ít liên

lạc khi Khu phi quân sự được canh giữ

nghiêm ngặt chia đôi bán đảo.

Theo Reuters, các quan chức Hàn

Quốc hiện đang thúc đẩy mạnh mẽ việc

chấm dứt thỏa thuận đình chiến và nói

rằng họ đánh giá cao vai trò của Bộ Tư

lệnh Liên Hiệp Quốc, nhưng liên minh

Hàn Quốc với Hoa Kỳ nên tiến triển theo

thời đại.

“Đã đến lúc Hàn Quốc phải giữ vị trí

trung tâm trong việc duy trì hòa bình và an

ninh của riêng mình, bằng cách chấm dứt

tình trạng đình chiến hiện tại và thiết lập

một chế độ hòa bình lâu dài trên bán đảo

Triều Tiên”, Reuters dẫn lời Thứ trưởng

Ngoại giao Hàn Quốc Cho Sei-young cho

biết hôm 24/6.

Triều Tiên ngưng kế hoạch hành

động quân sự với Hàn Quốc

Triều Tiên đã quyết định ngưng thực

hiện các hành động quân sự đối với Hàn

Quốc, hãng tin KCNA đưa tin hôm 24/6,

trong khi có tin nói rằng binh sĩ Triều Tiên

đã dỡ bỏ hệ thống loa phóng thanh mới

được lắp đặt ở trên biên giới hai nước.

Hiện chưa rõ ngay lý do vì sao Triều

Tiên có động thái trên, theo Reuters, ít

ngày sau khi nước này cho nổ tung văn

phòng liên lạc và cắt đứt đường dây nóng

với miền nam.

Căng thẳng chính trị giữa hai miền

Triều Tiên đã gia tăng vì Bình Nhưỡng

phản đối các nhóm, vốn từng bỏ nước này

ra đi và hiện ở Hàn Quốc, có kế hoạch đưa

các tờ rơi tuyên truyền vào Triều Tiên.

Ngoài ra, theo Reuters, các cuộc

đàm phán bị đình trệ liên quan tới các biện

pháp trừng phạt kinh tế được áp đặt vì

chương trình vũ khí hạt nhân của miền Bắc

cũng đã thổi bùng căng thẳng.

Bản tin của KCNA nói rằng lãnh tụ

Triều Tiên Kim Jong Un chủ trì một cuộc

họp của Quân Ủy Trung ương thuộc đảng

cầm quyền qua đường truyền video hôm

23/6, và tại cuộc họp đó, các thành viên đã

“đánh giá tình hình dấy lên hiện thời”

trước khi ra quyết định ngưng các kế

hoạch quân sự. Tuy nhiên, hãng tin nhà

nước của Triều Tiên không cho biết thêm

chi tiết.

Reuters dẫn lời KCNA cho hay rằng

ủy ban cũng đã thảo luận các tài liệu đề ra

các biện pháp “củng cố thêm khả năng

phòng thủ chiến tranh của đất nước”.

Tin của hãng Yonhap của Hàn Quốc

cho hay, quân đội Triều Tiên đã dỡ bỏ

khoảng 10 loa phóng thanh gần khu phi

quân sự, vài ngày sau khi người ta nhìn

thấy lực lượng này lắp đặt khoảng 20 thiết

bị này.

Khoảng 40 hệ thống loa như vậy đã

được dỡ bỏ sau khi hai miền Triều Tiên ký

một thỏa thuận vào năm 2018, theo đó

chấm dứt “mọi hành động thù nghịch”.

Một phát ngôn viên của cơ quan

chuyên trách xử lý quan hệ với miền Bắc

cho biết đang theo dõi tình hình và rằng

các thỏa thuận liên Triều cần phải được

duy trì.

(tiếp trang 3)

Trung Quốc sẽ thâu tóm

quyền hành rộng lớn về

luật an ninh Hong Kong

tới ủy ban mới của Bắc Kinh.

Bà Lam cũng sẽ có quyền bổ nhiệm

các thẩm phán để nghe chứng trong các vụ

án liên quan đến an ninh quốc gia, một

bước đi chưa từng có tiền lệ mà có thể gây

bất an cho một số nhà đầu tư, nhà ngoại

giao và lãnh đạo doanh nghiệp ở Hong

Kong, theo Reuters.

Hiện các thẩm phán cao cấp được bổ

nhiệm thông qua hệ thống tư pháp độc lập

của Hong Kong.

Các quan chức ở Bắc Kinh và Hong

Kong đã tìm cách trấn an các nhà đầu tư

rằng luật này sẽ không làm xói mòn quyền

tự chủ của thành phố, khẳng định nó sẽ chỉ

nhắm mục tiêu vào một nhóm thiểu số

“những kẻ gây rối” đề ra mối đe dọa cho an

ninh quốc gia.

Tân Hoa Xã nói nhân quyền và các

quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp sẽ

được bảo vệ, nhắc lại những phát biểu

trước đây của nhà chức trách ở Bắc Kinh

và Hong Kong.

Các chi tiết được công bố sau cuộc

họp kéo dài ba ngày của cơ quan ra quyết

định hàng đầu của Đại hội Đại biểu Nhân

dân Toàn quốc Trung Quốc. Không rõ khi

nào luật sẽ được ban hành nhưng các nhà

phân tích chính trị dự trù nó sẽ có hiệu lực

trước ngày bầu cử Hội đồng Lập pháp 6

tháng 9 tại Hong Kong.

Theo luật mới, không có cơ quan, tổ

chức và cá nhân nào ở Hong Kong được

phép tham gia vào hoạt động gây nguy

hiểm cho an ninh quốc gia, Tân Hoa Xã

cho biết. Điều này dự kiến sẽ gây lo ngại

cho một số nhóm tôn giáo, nhân quyền và

các nhóm được nước ngoài hậu thuẫn lâu

nay đã đặt trụ sở tại Hong Kong nhưng

không được chào đón ở Trung Quốc.

Trung Quốc đáp trả người đứng đầu

nhân quyền LHQ về luật áp dụng cho

Hong Kong

Ngày 19/6 Trung Quốc nói những

nhận định “không chính xác” của người

đứng đầu nhân quyền Liên hiệp quốc

Michelle Bachelet liên hệ đến luật an ninh

quốc gia được đề nghị cho Hong Kong là

“can thiệp lớn vào chủ quyền và công việc

nội bộ của Trung Quốc.”

Vào sáng ngày 19/6, bà Bachelet đưa

ra một tuyên bố nói rằng bất cứ luật an

ninh mới nào áp đặt lên Hong Kong “phải

hoàn toàn tuân thủ với những cam kết của

Trung Quốc về nhân quyền” và những

hiệp ước quốc tế bảo vệ những quyền tự do

dân sự và chính trị.

Vài giờ sau đó, phái bộ Trung Quốc

tại Liên hiệp quốc ở Geneva nói trong một

tuyên bố: “Những nhận xét này can thiệp

lớn vào chủ quyền và những vấn đề nội bộ

của Trung Quốc và vi phạm những mục

đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên

hiệp quốc, Trung Quốc bày tỏ sự bất bình

và phản đối mạnh mẽ. Những lời phản đối

đã được đưa lên Cao Ủy trưởng Nhân

quyền và Văn phòng của bà.”

Luật về an ninh quốc gia “nằm trong

phạm vi chủ quyền của một quốc gia”,

tuyên bố nói thêm.

(tiếp trang 3)

(tiếp trang 3)

Bất chấp căng thẳng,

Trung Quốc gọi EU là đối

tácTrung Quốc cũng phải mở rộng nhiều hơn

nữa.

“Điều cần thiết để phá vỡ các bế tắc

là giao dịch ở mức chính trị cấp cao và đó

là điều hội nghị thượng đỉnh ngày hôm nay

hy vọng đạt được,” một giới chức Ủy ban

Châu Âu nói.

Các hội nghị thượng đỉnh thường

đưa ra thông cáo chung nhưng cuộc họp

ngày 22/6 không hy vọng có thông cáo

chung.

Ông Lý nói Trung Quốc muốn hợp

tác sâu rộng hơn với EU để chế tạo vaccine

ngừa và thuốc chữa trị COVID-19.

Hoãn hội nghị tháng 9

Các giới chức EU tố cáo Trung Quốc

tìm cách gây áp lực các nước EU nào chỉ

trích cách thức Trung Quốc đối phó với

virus corona, dùng truyền thông xã hội

loan truyền tin giả về việc EU không ngó

ngàng gì đến bệnh nhân COVID-19. Bắc

Kinh tuyên bố không làm gì sai.

Trước đại dịch, hai đối tác thương

mại Trung Quốc- EU đã có những khác

biệt, trong đó có vấn đề Hong Kong và

hiệp ước đầu tư.

EU cũng đối mặt với áp lực của Mỹ

về việc phải có lập trường mạnh mẽ hơn

đối với Trung Quốc. Khối này bị kẹt giữa

hai cường quốc-cần cả hai và không muốn

thay thế bên nào cả.

Các chính phủ Châu Âu bày tỏ “quan

ngại sâu sắc” về luật an ninh quốc gia

Trung Quốc áp dụng cho Hong Kong mà

các nhà hoạt động vì dân chủ và một số nhà

ngoại giao và các doanh nhân nói sẽ làm

hại đến vai trò bán tự trị của trung tâm tài

chánh toàn cầu này.

Ngày 20/6, Quốc hội Trung Quốc

phản ứng giận dữ đối với một nghị quyết

của Quốc hội EU phản đối luật an ninh

quốc gia Trung Quốc áp đặt lên Hong

Kong.

Đức hoãn một hội nghị thưởng đỉnh

các nhà lãnh đạo EU với ông Tập vào

tháng 9, nêu lý do trở ngại vì virus corona

dù các nhà ngoại giao nói một phần là vì

những bế tắc trong những cuộc đàm phán

về đầu tư.

Page 7: Phaùt Haønh Ngaøy Thöù Saùu World News The VietNam …Trung Quốc. Khám phá này nêu lên nghi vấn về ‘tuổi thọ’ của bất kỳ sự miễn nhiễm nào trước

(tiếp trang 1-A)

Trung Quốc lên án Đài Loan về kế

hoạch che chở người Hong Kong

bỏ xứ ra đi

Văn phòng mới bắt đầu hoạt động

vào ngày 1 tháng 7, ngày mà Hong Kong

được trao lại cho Trung Quốc cai trị vào

năm 1997 với lời hứa là các quyền tự do

rộng khắp sẽ được duy trì dưới mô hình

“nhất quốc lưỡng chế” của Trung Quốc.

Trong một tuyên bố vào cuối ngày

thứ Sáu, Văn phòng Sự vụ Đài Loan đặc

trách chính sách Đài Loan của Trung Quốc

nói kế hoạch của chính phủ Đài Loan là

một âm mưu chính trị nhằm can thiệp vào

việc nội bộ của Hong Kong và phá hoại sự

ổn định và phồn thịnh của thành phố này.

“Cung cấp nơi ẩn náu và đưa lên đảo

những kẻ bạo loạn và những phần tử đem

hỗn loạn tới Hong Kong sẽ chỉ tiếp tục gây

tổn hại cho người dân Đài Loan,” văn

phòng này nói.

Các âm mưu của các lực lượng ủng

hộ độc lập cho Hong Kong và Đài Loan và

cũng tìm cách gây phương hại cho “nhất

quốc lưỡng chế” và chia rẽ quốc gia sẽ

không bao giờ thành công, văn phòng nói.

Các cuộc biểu tình chống chính phủ

và ủng hộ dân chủ ở Hong Kong kéo dài

nhiều tháng đã giành được cảm tình rộng

rãi ở đảo Đài Loan dân chủ mà Trung

Quốc tuyên bố chủ quyền. Đài Loan đã

chào đón những người dọn đến và dự trù

nhiều người hơn nữa sẽ tới.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

tháng trước trở thành nhà lãnh đạo chính

phủ đầu tiên ở bất cứ nơi nào cam kết các

biện pháp giúp đỡ người dân Hong Kong

rời đi vì điều mà họ coi là những biện pháp

kiểm soát đang thắt chặt của Trung Quốc,

bóp nghẹt khát vọng dân chủ của họ.

Trung Quốc phủ nhận kìm kẹp các

quyền tự do của Hong Kong và nói rằng

luật an ninh quốc gia là cần thiết để vãn hồi

trật tự cho trung tâm tài chính toàn cầu

này.

Nga, Trung sẽ bị cô lập tại LHQ

nếu ngăn chặn cấm vận võ khí

Iran

Dù Washington lâu nay khẳng định

không nên dỡ bỏ cấm vận cho Iran, nhưng

cộng đồng quốc tế đang chờ Mỹ chính

thức đẩy mạnh biện pháp này. Ông Hook

và Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Kelly

Craft trong phiên họp kín vào ngày 24/6 sẽ

đưa ra lập luận vì sao 15 thành viên Hội

đồng nên ủng hộ dự thảo nghị quyết gia

hạn lệnh cấm vận vừa kể.

“Chúng tôi thấy có một khoảng cách

ngày càng rộng giữa Nga, Trung Quốc với

cộng đồng quốc tế,” ông Hook nói trong

cuộc phỏng vấn với Reuters tối 23/6.

“Nga và Trung Quốc đã bị cô lập tại

Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế IAEA

tuần rồi và họ sẽ bị cô lập tại Hội đồng nếu

họ tiếp tục đi theo con đường ảo tưởng

này,” ông Hook nhấn mạnh.

Thành viên hội đồng quản trị IAEA

gồm 35 nước ngày 19/6 kêu gọi Iran cho

phép cơ quan giám sát hạt nhân Liên hiệp

quốc tiếp cận hai vị trí tình nghi có những

hoạt động vũ khí hạt nhân và hợp tác toàn

diện. Đồng minh Nga và Trung Quốc của

Iran chống động thái này nhưng không thể

ngăn chặn, trong khi tại Hội đồng Bảo an

họ có quyền phủ quyết.

Một nghị quyết của Hội đồng cần 9

phiếu thuận và không có phiếu phủ quyết

từ Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh hay Pháp để

(tiếp trang 1-A)

Mỹ - Ba Lan thảo luận kế hoạch

chuyển binh sĩ Mỹ từ Đức sang Ba

Lan

lần.

Thỏa thuận quốc phòng sẽ giúp đưa

thêm quân đội Mỹ đến Ba Lan, tăng cường

hợp tác quốc phòng giữa hai đồng minh

NATO và đóng vai trò đối trọng chống lại

sự xâm lược của Nga.

“Tôi cho rằng nó sẽ gửi một thông

điệp mạnh mẽ tới Nga”, Reuters dẫn lời

ông Trump nói trong một cuộc họp báo với

ông Duda tại Vườn hồng ở Nhà Trắng, và

chỉ trích các nước châu Âu khác đã mua

năng lượng của Nga.

Tổng thống Trump cho biết ông có

thể sẽ chuyển quân đội Mỹ từ Đức sang Ba

Lan. Tổng thống Mỹ muốn đưa hàng ngàn

binh sĩ ra khỏi Đức vì ông nói rằng Hoa Kỳ

phải chịu quá nhiều gánh nặng tài chính

cho việc triển khai quân đội tại đây, và chỉ

trích chính phủ ở Berlin vì đã mua năng

lượng của Nga.

“Nước Đức đang trả cho Nga hàng tỷ

đô la để mua năng lượng từ Nga. Và thông

qua các đường ống. Những việc ấy là như

thế nào? Anh chi hàng tỷ đô la cho Nga,

(tiếp trang 1-A)

được thông qua.

Trước đây trong tháng, Tổng thống

Iran Hassan Rouhani kêu gọi Nga và

Trung Quốc chống lại thúc đẩy của

Washington, cam kết “tăng cường khả

năng quốc phòng của chúng ta như chúng

ta đã làm ngay cả bị chế tài.”

‘Giới hạn rõ rệt’

“Gia hạn lệnh cấm vận vũ khí là

chuyện đúng và cần thiết phải làm và mỗi

thành viên của Hội đồng Bảo an biết

chuyện này dù họ nói công khai hay

không,” ông Hook nói.

“Cấm vận không ngăn được tất cả

việc chuyển vũ khí của Iran, nhưng lệnh

cấm xuất khẩu và nhập khẩu đã hữu hiệu

trong việc lập ra những giới hạn rõ ràng

lên cách hành xử của Iran,” ông nói.

Hoa Kỳ luân chuyển dự thảo nghị

quyết ngày 22/6 sau khi Tổng thư ký Liên

hiệp quốc Antonio Guterres báo cáo cho

Hội đồng rằng phi đạn hành trình sử dụng

trong vài cuộc tấn công vào các cơ sở dầu

mỏ và một phi trường quốc tế tại Ả Rập

Xê-Út trong năm ngoái “có nguồn gốc

Iran.”

Nếu Mỹ không thành công trong việc

gia hạn cấm vận, Washington đã dọa kích

hoạt trở lại tất cả những chế tài của Liên

hiệp quốc đối với Iran theo một tiến trình

nhất trí trong thỏa thuận hạt nhân 2015 dù

rằng Mỹ rút khỏi thỏa thuận vào năm

2018.

Một động thái như vậy sẽ giết chết

thỏa thuận hạt nhân mà Hoa Kỳ và các

nước khác trong năm 2015 đã ca ngợi là

con đường ngăn tham vọng phát triển vũ

khí hạt nhân của Tehran, và các nhà ngoại

giao cho rằng Washington sẽ phải đối mặt

với một cuộc chiến khó khăn tại Hội đồng.

Iran đã vi phạm một phần của thỏa

thuận hạt nhân 2015 để đáp trả việc Mỹ rút

khỏi thỏa thuận và tái áp đặt những chế tài

đối với Iran.

Ngày 24/6, ông Rouhani tuyên bố

Tehran sẵn sàng đàm phán với Mỹ nếu

Washington xin lỗi vì đã rút khỏi thỏa

thuận hạt nhân và bồi thường cho Tehran.

“Chúng tôi vui vẻ thảo luận với họ

khi thời điểm chín mùi, nhưng các điều

kiện gợi ý rằng chúng ta trao cho họ một số

tiền lớn để họ có thể bảo trợ cho khủng bố

trên toàn thế giới là chuyện lố bịch,”

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố

ngày 24/6.

trong khi chúng tôi phải bảo vệ anh trước

mối đe doạ của Nga. Tôi cho rằng điều đó

rất... rất tệ!”, Reuters dẫn lời ông Trump

nói.

Washington phản đối đường ống dẫn

dầu của Nga Nord Stream 2, vốn sẽ tăng

gấp đôi lượng khí đốt trực tiếp từ Nga đến

Đức và giảm số lượng trên đường ống dẫn

từ Ukraine.

Những người chỉ trích cáo buộc ông

Duda và ông Trump thực hiện chuyến

thăm ngay trước cuộc bầu cử ở Ba Lan

nhằm nâng cao cơ hội chiến thắng của ông

Duda giữa lúc vị trí dẫn đầu của ông trong

các cuộc thăm dò dư luận đã giảm xuống

trong những tuần lễ gần đây.

Trung Quốc phóng vệ tinh, hoàn

thành hệ thống định vị Beidou

Quốc đã manh nha từ thập niên 1990 trong

bối cảnh quân đội Trung Quốc tìm cách

giảm sự lệ thuộc vào hệ thống định vị

GPS, vốn do Không Lực Hoa Kỳ điều

hành.

Khi vệ tinh Beidou-1 được phóng lên

quỹ đạo vào năm 2000, hệ thống định vị

này chỉ giới hạn trong nội địa Trung Quốc.

Giờ đây các dịch vụ liên hệ tới hệ thống

định vị Beidu - như giám sát giao thông, đã

được xuất khẩu sang 120 nước.

Năm 2003 Trung Quốc tìm cách tham

gia dự án định vị vệ tinh Galileo do Liên

hiệp Châu Âu đề xuất, nhưng sau đó Bắc

Kinh đã rút ra khỏi dự án này để tập trung

vào Beidou.

Nhà phân tích Alexandra Stickings

thuộc Viện nghiên cứu Quốc phòng và An

ninh Hoàng gia, một tổ chức tư vấn chính

sách của Anh, nói các tín hiệu dân sự từ

Beidou không khá hơn so với GPS hay

Galleo.

Bà nói rất nhiều nước sử dụng hệ

thống định vị Beidou cũng tham gia Sáng

kiến Vành đai và Con đường của Trung

Quốc nhằm xây dựng “Con Đường Tơ lụa

mới” để phát triển thương mại và đầu tư.

Theo nhà nghiên cứu này, hệ thống

định vị Beidou phải có tín hiệu tố và chứng

minh các dịch vụ của họ là đáng tin cậy để

có thể thuyết phục người sử dụng trên

khắp thế giới và cạnh tranh với hệ thống

định vụ GPS của Hoa Kỳ.

(tiếp trang 1-A)

Kháng thể trong bệnh nhân phục

hồi từ COVID sụt giảm nhanh

và ủng hộ chuyện áp dụng lâu dài những

can thiệp y tế công cộng như giãn cách xã

hội và cách ly những nhóm có nguy cơ

cao, các nhà nghiên cứu nói.

Nhà chức trách y tế tại một số nước

như Đức đang tranh luận về đạo đức và

tính thực tiễn trong việc cho phép những

người xét nghiệm có kháng thể được tự do

đi lại nhiều hơn những người khác không

có kháng thể.

Cuộc nghiên cứu theo dõi 37 bệnh

nhân có triệu chứng và 37 bệnh nhân

không triệu chứng, phát hiện là những

người xét nghiệm dương tính có sự hiện

diện của kháng thể IgG, một trong những

loại kháng thể chính có được sau khi bị

nhiễm COVID, thì hơn 90% chứng tỏ

kháng thể sụt giảm mạnh trong vòng từ 2

đến 3 tháng.

Tỷ lệ phần trăm trung bình giảm hơn

70% đối với bệnh nhân có triệu chứng lẫn

không có triệu chứng.

Đối với kháng thể trung tính, tỷ lệ

giảm ở những cá nhân có triệu chứng là

11,7%, trong khi đối với những cá nhân

không triệu chứng là 8,3%.

(tiếp trang 1-A)

Cuộc nghiên cứu được các nhà

nghiên cứu Trường đại học Y Trùng

Khánh, một chi nhánh của Trung tâm

Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh

Trung Quốc, và những định chế khác thực

hiện.

Ông Jin Dong-Yan, một giáo sư virus

học tại Trường đại học Hong Kong, không

thuộc nhóm nghiên cứu, nói cuộc nghiên

cứu không vô hiệu hóa khả năng là những

phần khác của hệ thống miễn nhiễm có thể

giúp bảo vệ.

Một số tế bào nhớ được cách thức đối

phó với virus khi bị nhiễm trùng lần đầu

tiên và có thể tập họp để bảo vệ một cách

hữu hiệu nếu có một vòng lây nhiễm thứ

hai, ông nói. Các nhà khoa học vẫn đang

còn điều tra liệu cơ chế này có làm việc đối

với virus corona chủng mới hay không.

“Phát hiện trong tài liệu này không có

nghĩa là trời sập,” ông nói và cũng lưu ý

thêm là chỉ có một số nhỏ bệnh nhân được

nghiên cứu.

Làn sóng lật đổ tượng đài ở

phương Tây nhắc nhớ tới các

tượng đài Xô Viết

tình đoàn kết với phong trào ‘Coi trọng

Mạng sống Người da màu’ chống kỳ thị

chủng tộc và nạn bạo hành của cảnh sát.

Tượng của các nhà lãnh đạo Xô Viết

như Vladimir Lenin và Josef Stalin trở

thành đề tài gây tranh cãi sau khi Liên

bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991 vì nạn

vi phạm nhân quyền quy mô lớn trong

nhiều thập niên dưới sự cai trị của Cộng

sản.

Nga quyết định vẫn giữ nhiều tượng

đài thời Xô Viết, trong khi dời những

tượng đài gây nhiều tranh cãi nhất đến một

công viên dọc bờ sông ở Moscow.

Được sắp xếp trong một công viên

bên cạnh những con đường đi bộ bằng gỗ

sạch sẽ là những pho tượng được thu nhập

từ các nơi trong thành phố Moscow sau

năm 1991, một giai đoạn mà nhiều đường

phố được đặt tên lại và những biểu tượng

của chế độ cộng sản bị phá bỏ.

“Tôi nghĩ việc lật đổ tượng đài

Dzerzhinsky là một trong những điều

quan trọng nhất xảy ra tại đất nước chúng

tôi,” bà Alexandra Polivanova, một nhà

nghiên cứu tại trung tâm Tưởng niệm

Nhân quyền nói.

“Không đầy đủ”

Tuy nhiên, với lăng mộ nhà sáng lập

quốc gia Xô Viết vẫn còn chiếm một chỗ

trang trọng tại Quảng trường Đỏ và hàng

ngàn tượng Lenin vẫn còn sừng sững tại

Nga, chuyên gia này tin là mọi việc chưa

tiến đủ xa.

“Biến cố năm 1991 không đầy đủ,”

bà Polivanova nói. “Tiếc thay, tội ác

không bị lên án thích đáng ở cấp quốc gia

hay cấp xã hội. Phi cộng sản hóa đã không

diễn ra.”

Ukraine lật đổ nhiều tượng đài thời

Xô Viết hơn Nga, đặc biệt kể từ năm 2014,

khi những cuộc biểu tình rầm rộ tại Kyiv

lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovich.

Những tượng đài còn lại bị nhắm vào

vì có liên hệ với ông Yanukovich, người cố

gắng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với

Moscow, ông Volodymyr Viatrovych,

Chủ tịch Viện Tưởng niệm Quốc gia

Ukraine nhớ lại.

“Mọi người bắt đầu thảo luận về quá

khứ cộng sản, những tội ác của chế độ

cộng sản và lý do không nên để cho các tội

ác này tái diễn,” ông nói.

“Đặc biệt trong suốt mùa đông năm

2014, hàng trăm tượng đài Lenin bị lật đổ

như biểu tượng của tất cả những gì liên hệ

đến Xô Viết.”

Sau đó một đạo luật được ban hành

cấm những biểu tượng Cộng Sản tại

Ukraine.

(tiếp trang 1-A)

The VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam PostThe VietNam Post Page 7* Issue # 1464 * FRIDAY June 26, 2020

Page 8: Phaùt Haønh Ngaøy Thöù Saùu World News The VietNam …Trung Quốc. Khám phá này nêu lên nghi vấn về ‘tuổi thọ’ của bất kỳ sự miễn nhiễm nào trước

The VietNam PostThe VietNam PostPage 8* Issue # 1464 * FRIDAY June 26, 2020