Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry...

34
Nhng hthng quyn lc trên thế gii Hi Tam Đim ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Ha Vng Th- * Theo truyn thuyết đã có tkhi loài người xut hin trên trái đất, nhưng chđược hthng hóa như ngày nay ktnăm 1723 vi Hiến Pháp ca vmc sư Tin Lành người Tô Cách Lan tên là James Anderson. * Hi Tam Đim (viết tt là HTĐ) là kthù chung ca Cng Sn, phát-xít Đức và ca giáo hi Thiên Chúa Vatican. * Các mô hình chính trca nhng thchế dân chtrên thế gii hin nay đều phát xut tHTĐ. * Nhiu danh nhân trên thế gii là hi viên Tam Đim như các tng thng M(Washington, Thomas Jefferson, Grant, Abraham Lincoln, Franklin Roosevelt, Trumann, Lyndon B. Johnson v.v...) , thtướng Anh Winston Churchill, tng thng Chili Allende, các nhân vt trng yếu trong cuc cách mng Pháp (đại tướng La Fayette, Mirabeau, Sieyès, toàn thgia đình hoàng đế Nappoléon đệ I) và nhng nhà lành đạo nước Pháp (Jules Ferry, Paul Doumer, Mendès France, Gambetta v.v...), nhng nhà bác hc (Alexandre Flemming, người phát minh ra thuc Pénicilline; Lumière, ông tđin nh, Laplace v.v...), nhng nhc sĩ (Mozart, Haydn, Louis Amstrong, Duke Ellington, Rouget de Lisle, tác gibài quc ca Pháp: La Marseillaise, Eugène Pottier, tác gibài Quc Tế Ca ca các đảng Xã Hi và Cng Sn v.v...), các văn sĩ và triết gia ni tiếng (Montesquieu, Voltaire, Fichte, Rudyard Kipling, Mark Twain, Pouchkine, Stendhal v.v...) các phi hành gia lên cung trăng (Gordon, Cooper [1963], Aldrin, Gleen), các tài tđin nh (Clark Gable, John Wayne v.v...)... Danh sách có thlên đến cchc ngàn người. Ktsny, vi nhng lot bài sđăng liên tc, tác gixin cgng trình bày nhng tài liu thu thp được vnhng "Hi kín" mà chính ngay phn đông nhng người Pháp, Đức, Anh v.v... còn chưa biết rõ my, nhưng nh hưởng vmt chính tr, tư tưởng và văn hóa rt rng ln, sâu đậm và dài lâu. Đó là các Hi Tam Đim (La Franc Maçonnerie hay Freemasonry theo tiếng Anh), OPUS DEI (Phc VChúa). Tác gimong rng sđóng góp được phn nào cho công cuc đấu tranh chung vì "am hiu và nm vng được tình hình chính tr, văn hóa ca xã hi Tây Phương" cũng là mt trong nhng yếu tđể xây dng mt nước Vit Nam hùng mnh, dân ch, tdo, không còn chế độ độc tài Cng Sn na. Ngoài ra, tác gihy vng rng nhng người Vit quc gia Hội Tam Điểm - Trang 1/34

Transcript of Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry...

Page 1: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

Những hệ thống quyền lực trên thế giới

Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry )

- Hứa Vạng Thọ -

* Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người xuất hiện trên trái đất, nhưng chỉ được hệ thống hóa như ngày nay kể từ năm 1723 với Hiến Pháp của vị mục sư Tin Lành người Tô Cách Lan tên là James Anderson. * Hội Tam Điểm (viết tắt là HTĐ) là kẻ thù chung của Cộng Sản, phát-xít Đức và của giáo hội Thiên Chúa Vatican. * Các mô hình chính trị của những thể chế dân chủ trên thế giới hiện nay đều phát xuất từ HTĐ. * Nhiều danh nhân trên thế giới là hội viên Tam Điểm như các tổng thống Mỹ (Washington, Thomas Jefferson, Grant, Abraham Lincoln, Franklin Roosevelt, Trumann, Lyndon B. Johnson v.v...) , thủ tướng Anh Winston Churchill, tổng thống Chili Allende, các nhân vật trọng yếu trong cuộc cách mạng Pháp (đại tướng La Fayette, Mirabeau, Sieyès, toàn thể gia đình hoàng đế Nappoléon đệ I) và những nhà lành đạo nước Pháp (Jules Ferry, Paul Doumer, Mendès France, Gambetta v.v...), những nhà bác học (Alexandre Flemming, người phát minh ra thuốc Pénicilline; Lumière, ông tổ điện ảnh, Laplace v.v...), những nhạc sĩ (Mozart, Haydn, Louis Amstrong, Duke Ellington, Rouget de Lisle, tác giả bài quốc ca Pháp: La Marseillaise, Eugène Pottier, tác giả bài Quốc Tế Ca của các đảng Xã Hội và Cộng Sản v.v...), các văn sĩ và triết gia nổi tiếng (Montesquieu, Voltaire, Fichte, Rudyard Kipling, Mark Twain, Pouchkine, Stendhal v.v...) các phi hành gia lên cung trăng (Gordon, Cooper [1963], Aldrin, Gleen), các tài tử điện ảnh (Clark Gable, John Wayne v.v...)...

Danh sách có thể lên đến cả chục ngàn người. Kể từ số nầy, với những loạt bài sẽ đăng liên tục, tác giả xin cố gắng trình bày những tài liệu thu thập được về những "Hội kín" mà chính ngay phần đông những người Pháp, Đức, Anh v.v... còn chưa biết rõ mấy, nhưng ảnh hưởng về mặt chính trị, tư tưởng và văn hóa rất rộng lớn, sâu đậm và dài lâu. Đó là các Hội Tam Điểm (La Franc Maçonnerie hay Freemasonry theo tiếng Anh), OPUS DEI (Phục Vụ Chúa). Tác giả mong rằng sẽ đóng góp được phần nào cho công cuộc đấu tranh chung vì "am hiểu và nắm vững được tình hình chính trị, văn hóa của xã hội Tây Phương" cũng là một trong những yếu tố để xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, dân chủ, tự do, không còn chế độ độc tài Cộng Sản nữa. Ngoài ra, tác giả hy vọng rằng những người Việt quốc gia

Hội Tam Điểm - Trang 1/34

Page 2: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

tranh đấu trong các Hội, Đoàn, Đảng Phái cần phải cảnh giác nhiều hơn nữa, đừng tưởng rằng chỉ có Phòng Nhì Pháp, KGB là có ảnh hưởng mà thôi hoặc Đảng ta là nhất. Nhiều "trí thức Việt Nam tại Pháp" có biết ít nhiều về các Hội nầy, và có lẽ, có người cũng là hội viên của Hội Tam Điểm hay của Opus DeI. Vì bản chất ích kỷ và tự hào là đã được chọn vào các "hội ưu tú" nói trên, nên một mặt họ chỉ truyền lại cho người trong gia đình để lợi dụng những sự quen biết cá nhân mà làm lợi cho bản thân, và mặt khác, họ giấu rất kỹ không muốn cho những người Việt khác biết. Với sự tính toán vị kỷ như vậy, họ đã đi ngược lại chủ trương của HTĐ nhằm kết hợp những người tốt và chân thật. Trong khi đó, đã từ lâu, Cộng Sản Việt Nam cho cài người của họ vào trong các hội đoàn nói trên.

Trước đây, Hồ Chí Minh, khi sang Pháp năm 1912, đã có bắt liên lạc với Hội Tam Điểm, qua sự giới thiệu của hai ông Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền nhưng không chắc là đã được vào Hội Viên. Vua Duy Tân là một hội viên Hội Tam Điểm ở đảo La Réunion. Trong phần viết về HTĐ, điều khó nhất là việc thẩm định các tài liệu, vì trước đến giờ đã có ít nhất là 50.000 quyển sách nói đến HTĐ. Do đó, tác giả chỉ xin tóm lược những điểm chính yếu, khả tín và có chứng cớ vững chắc về những HTĐ tại Pháp. A/- Nguồn gốc Hội Tam Điểm (La France Maçonnerie): Sở dĩ, dịch "La France Maçonnerie" là "Hội Tam Điểm" vì trong các văn thư của HTĐ, các danh từ viết tắt thường được thay thế bằng hình tam giác với 3 dấu chấm ví dụ như "Frère" (anh em) thì được viết là F, "Maître" (thầy) thì viết là M. 1) Huyền thoại HIRAM: Theo truyền thuyết thì HTĐ đã xuất hiện từ tạo thiên lập địa, có mặt ở khắp nơi trên thế giới, từ Á sang Âu. Nhưng hyền thoại về Tổ Sư của HTĐ (kiến trúc sư HIRAM) bắt đầu từ thời vua Salomon (Do Thái), 900 năm trước Tây lịch. Thuở đó, vua Salomon, vâng lời Thượng Đế, ra lệnh cho xây cất đền thờ Jérusalem trên đồi Moria. Vua tuyển lựa 30.000 thợ luyện kim, 80.000 thợ hồ, 70.000 phu khuân vác. Tất cả những ngưòi nầy đều đặt dưới quyền chỉ huy của kiên trúc sư HIRAM do vua nước TYR gởi đến.

Kiến trúc sư HIRAM còn gọi là Đại Sư HIRAM cho thiết lập 3 đẳng cấp tùy theo khả năng chuyên môn của mỗi người. Điều nầy giúp ông dễ dàng chỉ huy và cấp phát lương bổng mà không gây điều dị nghị. Đại Sư HIRAM truyền cho mỗi người một mật hiệu và những dấu chỉ, để nhân nhau trong cùng đẳng cấp với mình. Có 3 đẳng cấp:

1. Tập sự (apprenti) với mật hiệu là JAKIN 2. Thợ (compagnon) với mật hiệu BOAZ 3. Thầy (maître) với mật hiệu là JEHOVAH

Hội Tam Điểm - Trang 2/34

Page 3: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

Trong đám đệ tử có 3 người "thợ" âm mưu với nhau, tính ép buộc Đại Sư HIRAM phải tăng lương họ lên bậc "thầy" và phải tiết lộ "bí truyền" cho họ, nếu không thì họ sẽ giết Đại Sư HIRAM.

Khuya đến, Đại Sư HIRAM đi tuần trong đền, thì bị 3 tên phản thầy phục kích và bị giết. Chúng đem xác của Đại Sư ra chôn dưới gốc cây xiêm gai (Accacia). Trước khi chết Đại Sư HIRAM đã nhanh tay ném "chiếc tam giác bằng vàng" đeo nơi cổ xuống giếng sâu. Tam Giác ấy chứa đựng tất cả những điều bí mật mà tiên tri Moise đã truyền lại cho dân Do Thái, cùng tên họ của vị Đại Kiến Trúc Sư của vũ trụ.

Vì không được tin của người yêu là Đại Sư HIRAM, nữ hoàng SABA, đang thai nghén, đã phải đến vương quốc Salomon để hỏi thăm sự tình. Vua Salomon bèn ra lệnh cho 9 người "thầy" đi tìm Đại Sư HIRAM. Sau nhiều ngày lặn lội tìm kiếm, ba người "thầy" mới tìm ra nơi chôn xác của Đại Sư HIRAM, ba tên phản thầy liền bị bắt, và bị chặt đầu. Chín người "thầy" được vua Salomon trao cho trọng trách điều khiển "Ủy Ban xây cất đền thờ" . Do truyền thuyết đó, Hội Tam Điểm được coi như tiếp tục nhiệm vụ của Đại Sư HIRAM là xây cất "Ngôi đền của Vũ Trụ". Những hội viên còn được gọi bằng danh từ "những đứa con côi của bà mẹ góa" (tức nữ hoàng SABA). 2) Các nghiệp hội thời Trung Cổ: Tại Âu Châu, đầu thế kỷ thứ 12, các nghiệp bắt đầu được thành lập và quy tụ những người thợ cùng chung một nghề. Lúc bấy giờ, các tay thợ đều ở dưới quyền sinh sát của các vua chúa. Họ phải đóng thuế rất nặng và không có quyền đổi nơi cư trú (y như ở Việt Nam hiện nay). Chỉ có Hội Thiên Chúa Giáo mới được quyền giải phóng họ thoát khỏi cảnh nô lệ đó. Dưới sự bảo trợ của Giáo Hội , những nghiệp hội tự do phát triển nhanh chóng. Các nghiệp hội tự do đó được gọi là "Francs Mestiers" (Franc có nghĩa là tự do, mestiers là nghề)

Nghiệp hội mạnh nhất là của những người trong ngành xây cất, vì họ được Giáo Hội ưu đãi để xây cất các nhà thờ, chủng viện, cầu xá, chợ v.v... Đó là những "Franc Maçon" (maçon có nghĩa là thợ hồ)

Có thể nói những "nghiệp hội tự do" đều xuất phát từ các dòng tu, mạnh nhất là dòng "Ordre des Templiers" (tu sĩ nhưng cũng là hiệp sĩ, có thể so sánh với Thiếu Lâm Tự bên Trung Hoa). Dòng tu nầy đã bị Giáo Hội giải tán vào năm 1312. Vị Đại Sư cuối cùng là Jacques de Moley đã bị Giáo Hội xử án hỏa thiêu vào năm 1314. Các nghiệp hội vẫn tiếp tục tôn trọng nghi lễ của dòng "Templier" mỗi khi nhóm họp. Đó là "nghi lễ Tô Cách Lan cũ và được chấp nhận" (rite Ecossais ancien et accepté) mà các HTĐ coi như là một trong những nghi lễ chánh thức.

Vào thời kỳ Trung Cổ, thế kỷ thứ 15, HTĐ chỉ quy tụ những người trong ngành xây cất, nên còn có tên là "HTĐ thực hành" (La Franc Maçonnerie opérative). Lúc bấy giờ, HTĐ hoạt động trong vùng bí mật vì các vua chúa đâu có cho phép tự do

Hội Tam Điểm - Trang 3/34

Page 4: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

hội họp. Khi chiến tranh tôn giáo bùng nổ giữa Tin Lành và Thiên Chúa vào thế kỷ thứ 16, HTĐ cũng bị đàn áp dữ dội. Nhiều HTĐ ở Pháp đã phải sang Anh lánh nạn. Đến thế kỷ thứ 17, HTĐ được nới rộng ra và chấp nhận cho những người khác nghề cũng vào hội được. HTĐ còn được gọi là "HTĐ thuyết lý" (La Franc Maçonnerie spéculative). Dần dần nhờ các giai cấp tăng lữ, quý phái cũng gia nhập hội nên HTĐ phát triển nhanh chóng. Một tài liệu cổ là "Manuscrit Regius", ở cuối thế kỷ thứ 14, đã cho thấy là có những vị bá tước, các tăng lữ đã gia nhập HTĐ.

Năm 1717, HTĐ đầu tiên có hình thức như hiện nay được thành lập tại Anh Quốc là "Grande Loge de Londres" (dịch là Đại Đường Luân Đôn). Đến năm 1723, để thống nhất các HTĐ, mục sư Tin Lành James Anderson, người Tô Cách Lan, cho công bố bản Hiến Pháp chung cho tất cả HTĐ.

Mục tiêu chính của bản Hiến Pháp đó quy định những điều căn bản sau đây:

-HTĐ là một hội để phục vụ con người. -Hội viên TĐ là những con người tốt và chân thật, tôn trọng sự tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người khác. -HTĐ có bổn phận kết hợp những người tốt trên khắp hoàn cầu qua sợi giây huynh đệ thân ái không phân biệt màu da hay chủng tộc.

Muốn được vậy, hội viên Tam Điểm phải tự trau dồi bản thân bằng "phương pháp suy tư" qua các biểu tượng (tương tự như thiền quán trong đạo Phật) của các dụng cụ hàng ngày như cái dùi, cây compas (vẽ vòng tròn), thước vuông góc (équerre) v.v...

B/- NHững HTĐ trên thế giới:

Hiện nay, trên thế giới những HTĐ được phân chia theo 3 khuynh hướng: - Chịu ảnh hưởng của HTĐ Anh Quốc - Chịu ảnh hưởng của HTĐ PHáp - Độc lập tùy theo mỗi quốc gia như Đức, Thụy Sĩ v.v... Các HTĐ vẫn có quan hệ với nhau chỉ trừ vài trường hợp không được nhìn nhận là "hợp lệ" . Tổng số hội viên TĐ trên thế giới được ước lượng vào khoảng 7 triệu người. tầm mức ảnh hưởng chánh trị rất rộng lớn. Những cơ chế xã hội như an sinh xã hội, trợ cấp thất nghiệp, chế độ hưu bổng, bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền v.v... đều do HTĐ chủ xướng. Những người lãnh đạo của Pháp, của các quốc gia Tây Phương, phần đông đều là hội viên Tam Điểm. Sức mạnh của HTĐ do đâu mà có? Tổ chức như thế nào? HTĐ có phải là một Đảng Chánh Trị không?

Hội Tam Điểm - Trang 4/34

Page 5: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

• Hội Tam Điểm tại Pháp

Hội Tam Điểm tại Pháp xuất hiện từ năm 1688 Hiện nay Hội Tam Điểm tại Pháp gồm có nhiều hệ phái: Đại Đông Pháp (Grand Orient De France, viết tắc GODE), Đại Đường Pháp (Grande Loge De France, viết tắt la GLNF), Nhân Quyền (Droit Humain, viết tắt DH), Memphis Misraim (viết tắt là MM) v.v... Hội Tam Điểm Pháp ảnh hưởng rất mạnh trong các tổ chức chánh trị tại Âu Châu nói chung, và tại Pháp nói riêng kể từ thế kỷ 18 đến giờ. Phần đông những hội viên Tam Điểm là những người điều khiển, hoặc nắm giữ những chức vụ then chốt trong guồng máy lãnh đạo quốc gia. Nhiều hội viên Tam Điểm đã lợi dụng sự quen biết thế lực để mưu lợi cá nhân. Do đó, có rất nhiều người tự mạo nhận rằng mình là hội viên Tam Điểm để "hù" thiên hạ, hoặc có khi lại còn đứng ra lập hội ma. Gần đây, trong những vụ "xì căn đan HLM" có dính líu đến nhà cửa, hầu hết những người chủ chốt là hội viên Tam Điểm. Các hệ phái Tam Điểm đã tức thời áp dụng các biện pháp chế tài để "làm sạch" hàng ngũ của mình như ngưng chức tạm thời để chờ kết quả điều tra của tòa án. Ông Didier Schuller, dân cử Clichy, thuộc Hội Tam Điểm GLNF, ông Françis Poulain thuộc GLF. Ông Claude Pradille (thượng nghị sĩ đảng Xã Hội vùng Gard), ông Alain Journet chủ tịch hội đồng vùng Gard, ông Gilbert Baumet dân biểu vùng Gard, tất cả 3 ông này đều thuộc GODF. 1. Nguồn gốc của hội tam điểm Pháp: Tại Âu Châu, tổ chức xã hội ở cuối thế kỷ 17 còn chế độ phong kiến. Các dòng vua chúa thường gây chiến với nhau để mở rộng lãnh thổ. Dòng họ Stuart, nước Ái Nhĩ Lan, sau khi bị các dòng họ Orange (Pháp), và Hanovre (Đức) đánh bại nên phải đem tàn quân đến tỵ nạn ở Pháp tại Saint germain en Laye gần Versailles. Đám sĩ quan ngự lâm quân, phần đông gồm người Ái Nhĩ Lan, trong HTĐ đã thành lập hội sở TĐ đầu tiên tại Pháp có tên là "Sự Bình Đẳng Hoàn Mỹ" (Parfaite égalité) vào năm 1688 trước khi ĐĐ Luân Đôn được thống nhất lại năm 1717. Kể từ năm 1717 về sau, hội TĐ Pháp được phát triển và chịu ảnh hưởng của hai hệ thống Tô Cách Lan (Loges Ecossais) và Anh (Loges Anglaises). "Hệ Tô Cách Lan" chịu ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo, và hoạt động độc lập nên phát triển rất nhanh. Trái lại, "hệ Anh" thì phải khai báo số hội viên về "Đại Đường Luân Đôn" nên ít được người Pháp thích. Năm 1721, hội sở đầu tiên "Tình Bằng Hữu và Tình Huynh Đệ" (L'amitié et la Fraternité) thuộc "hệ Anh" ra mắt tại Dunkerque. Năm 1726, hội sở "Thánh Thomas", "hệ Tô Cách Lan", được thành lập tại Paris

Hội Tam Điểm - Trang 5/34

Page 6: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

với bá tước Derwentwater tên là Charles Radcliffe. Đến năm 1746, ông này bị vua Anh xử tử vì đưa quân về tính lật đổ chế độ hầu phục hồi lại ngai vàng của dòng họ Stuart. Giai cấp quý phái tăng lữ và những trí thức ưu tú của Pháp gia nhập hội TĐ rất nhiều vì đáp ứng lại nguyện vọng của họ như tự do tư tưởng, chống lại sự độc đoán và chuyên quyền của vua chúa và giáo hội. Nên nhớ, nước Anh lúc bấy giờ, đặc biệt nhất là khi triết gia Montesquieu sang tỵ nạn lại Luân Đôn, là biểu tượng của "Tự Do Dân Chủ" đối với Âu Châu. Giáo hội Thiên Chúa La Mã chống đối TĐ quyết liệt. Ngày 4/5/1738, Giáo Hoàng Clément XI I đã ban ấn chiếu "in eminenti" kết án hội TĐ, và "truất phép thông công" những hội và những cảm tình viên của hội Tđ, viện dẫn lý do là hội TĐ giảng dạy "tà đạo" vì hoạt động bí mật. Đến năm 1751, Giáo Hoàng Benoit XIV nhấn mạnh việc kết án trên đây. Ngày 26/11/1983, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger cũng tiếp tục kết án các HTĐ. Ngày 24/11/1994, khi thảo luận về vấn đề phá thai, Hồng Y Ratzinger, lại kết án lần nữa các HTĐ nói chung, và bác sĩ Pierre Simon nói riêng, một vị cựu "Đại Sư" của "Đại Đường Pháp" vì bác sĩ nầy đã viết cuốn sách tựa đề là "De la vie avant toute chose" (tạm dịch: sự sống trước nhất) Tại Pháp, ảnh hưởng không đáng kể, nhưng tại các nước Âu Châu khác thì nhiều hội viên TĐ đã bị xử tử, hỏa thiêu, hoặc tù đày. Cuối năm 1771, hội TĐ tại Pháp có 497 hội sở phân chia như sau: 154 tại Paris, 322 tại các tỉnh lỵ và 21 trong các đơn vị quân đội. Mỗi hội sở như vậy gồm có ít nhất từ 30 người trở lên. 2. Hai hệ phái đầu tiên của hội Tam Điểm tại Pháp Ngày 24/6/1738, một đại hội đồng qui tụ các hội TĐ "Tô Cách Lan" và "Anh" đã bầu lên vị chủ tịch (còn gọi là Đại Sư) đầu tiên của hội TĐ tại Pháp. Đó là ông Louis De Pardaillan De Gondrin, công tước Antin. Điều đó nói lên sự thống nhất của hai hệ phái, nhưng phải chờ đến năm 1756, mới có một văn kiện chánh thức tuyên bố sự thành lập của hội TĐ Pháp với danh xưng là "Đại Đường Pháp". Sau khi công tước Antin qua đời, năm 1743 ông Louis De Bourbon-Condé, bá tước Clermont, lên thay thế. Đến năm 1766, sau khi bầu lại ban chấp hành của hội TĐ, sự chia rẽ trầm trọng đã xảy ra trong nội bộ đến nỗi sinh ra việc ẩu đả trong khi nhóm họp khiến cho cảnh sát phải can thiệp. Kể từ năm 1767, các cuộc hội họp đã bị cấm chỉ. Năm 1771, bá tước Clermont qua đời, với sự cổ xúy của công tước Luxembourg, một hệ phái khác đã được ra đời năm 1772 với danh xưng là "Đại Quốc Đường Pháp" nhưng sau kỳ nhóm họp đại hội đồng năm 1773, thì được cải danh thành "Đại

Hội Tam Điểm - Trang 6/34

Page 7: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

Đông Pháp" (Grand Orient de France). Công tước Chartres, sau trở thành công tước Orléans, được bầu làm vị "Đại Sư của hội TĐ Pháp" Nhưng một số hội viên không chấp nhận, nên vẫn theo "Đại Đường Pháp" (Grande Loge de France) như trước đây. Từ đó, hai hệ phái TĐ Pháp vẫn hoạt động riêng biệt cho đến cuộc cách mạng Pháp 1789. 3. Vai trò của HTĐ trong cuộc cách mạng Pháp Như chúng ta đã thấy, giới quý tộc Pháp lãnh đạo các HTĐ. Quy chế của hội TĐ năm 1742 có ghi rõ: "Muốn làm hội viên thì phải trung thành với thiên Chúa Giáo, với vua và có đức hạnh" Do đó, HTĐ không hề bị vương quyền làm khó dễ, dù rằng Giáo Hội đã lên án HTĐ. Khi cách mạng Pháp bùng nổ, HTĐ có gần 1000 hội sở. Nhiều hội viên TĐ năm giữ các vai trò then chốt trong cuộc cách mạng như:Bailly, Talleyrand, Brissot, La Fayette, Condorcet, Marat v.v... Nhưng cũng có những hội viên TĐ khác chống lại cách mạng như Joseph de Maistre. Đặc biệt nhất là Đại Tướng La Fayette, người đã ủng hộ cuộc chiến tranh dành độc lập cho Hoa Kỳ. Tổng thống Mỹ đầu tiên Washington là một hội viên Tam Điểm, cũng như những người đã soạn thảo bản Hiến Pháp của Hoa Kỳ. Một khuôn mặt nổi tiếng khác là linh mục Grégoire, người đệ trình dự luật hủy bỏ chế độ nô lệ và phục hồi quyền công dân cho người Do Thái. Năm 1989, hài cốt của ông được dời vào điện Panthéon, và trớ trêu thay, Đức Hồng Y Lustiger, cũng là người Do Thái, đã từ chối không đến dự lễ vì linh mục Grégoire là một hội viên Tam Điểm! Cuộc cách mạng Pháp năm 1789 là khởi điểm cho những cuộc cách mạng khác trên thế giới, và đã đặt nền móng cho các chế độ chánh trị dân chủ hiện nay. Nguyên tắc phân quyền giữ Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp, bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đều phát xuất từ các phong trào tư tưởng cách mạng, hướng dẫn bởi các văn sĩ, triết gia như Voltaire, Montesquieu, Condorcet, Diderot v.v... Những người nầy đều là hội viên Tam Điểm. Ngay đến như phương châm của Pháp Quốc Cộng Hòa: "Liberté - Égalité - Fraternité" (dịch là Tự Do - Bình Đẳng - Tình Huynh Đệ) cũng là phương châm của Hội Tam Điểm (viết tắt là HTĐ) Nhưng nhân vật chủ chốt của cuộc cách mạng Pháp như Đại Tướng La Fayette, Talleyrand, Sieyès, Camille Desmoulins, Saint-Just, Danton, Marat, linh mục Grégoire (người đã dự thảo đạo luật phong quyền công dân cho người Do Thái). La

Hội Tam Điểm - Trang 7/34

Page 8: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

Rochefoucauld, Noailles, Rouget de Lisles (tác giả Quốc Ca "La Marseillaise" của Pháp) v.v... đều là hội viên TĐ. Nhưng ngược lại, những nhân vật lãnh đạo HTĐ Pháp như công tước Montmorency Luxembourg, và các đại biểu của quý tộc Pháp thì chống lại cách mạng, và trốn sang Anh hoặc sang Áo để tỵ nạn. Vào lúc ấy, năm 1789, HTĐ Pháp có trên 70000 hội viên, gồm toàn thành phần ưu tú của xã hội đương thời như giới quý tộc, giới tu sĩ, và thành phần thượng lưu, giàu có. Số hội viên TĐ làm đại biểu trong Quốc Hội là 447 người trên tổng số 605 vị. Do đó, nhiều sử gia đã không ngần ngại viết rằng cuộc cách mạng Pháp là do HTĐ chủ xướng. Họ thường căn cứ trên các tài liệu gồm hơn 5000 trang (mémoires pour servir à l'histoire du Jacobinisme) ngụy tạo bởi tu sĩ dòng tên là Barruel (qua đời năm 1820) và Le Franc với dụng ý là đả phá HTĐ lúc bấy giờ. Ngay đến như trận chiến lịch sử VALMY (20/9/1792) có thể làm đảo lộn cục diện nước Pháp, giữa quân đội nước Áo do phe bảo hoàng cầu viện, và đoàn quân ô hợp của cách mạng Pháp, các sử gia cho đó là công lao của HTĐ. Chính ngay như nhà đại văn hào André Malraux (từng làm Tổng Trưởng Văn Hóa dưới thời De Gaule) còn viết rằng trận chiến này đã được các hội viên TĐ Pháp như Danton, Le Brun, Dumouriez dàn xếp đưa 8 triệu quan Pháp cho công tước Brunswich, một hội viên TĐ Áo, người chỉ huy quân đội Áo, để quân Áo rút lui. Nhờ đó mà Cộng Hòa Pháp mới sống sót đến ngày hôm nay. Nhưng éo le thay, ảnh hưởng HTĐ càng lớn mạnh thì kỹ luật nội bộ càng lỏng lẽo, vì chi hội nào cũng muốn tăng ảnh hưởng chánh trị nên tuyển mộ rầm rộ và bừa bãi. Các cuộc tranh chấp nội bộ trở nên trầm trọng, gây nên ẩu đả khiến chánh quyền cách mạng đã ra lệnh giải tán các HTĐ vào năm 1792. Mặc dầu vậy, tổng trưởng tài chánh Clavière, chủ tịch Quốc Hội Lập Pháp Stanilas de Girardin đều là hội viên Tam Điểm. Điều đau buồn nhất là chính vị Đại Sư của HTĐ Đại Đông Pháp (Grand Orient de France) công tước Philippe Orléans ký tên là Philippe Égalité (Philippe Bình Đẳng), trong tho đề ngày 22/2/1793 để gởi báo "Le Journal de Paris" đang vào ngày 24/2/1793, đã chối bỏ HTĐ nhằm trở cờ hầu cứu lấy mạng sống của mình, nhưng rốt cuộc cũng bị lên máy chém. Đó là thời kỳ khủng bố (la terreur) của cuộc cách mạng Pháp năm 1793. Nhiều hội viên TĐ đã bị xử tử, hay bị tù đày trong giai đoạn đen tối nầy của lịch sử nước Pháp, HTĐ bị tê liệt hoàn toàn. Số đông đoàn viên phải sang Anh tỵ nạn, hoặc lẫn trốn vào bóng tối. Sau thời kỳ khủng bố, vào thán,g 12 năm 1793, ông Roettiers de Montaleau đã quy tụ được 18 chi hội để gầy dựng trở lại HTĐ. Nhưng kể từ đấy, thành phần tu sĩ bớt đi rất nhiều, và giới quân nhân hội viên tăng lên rất mau. HTĐ bị phân ra theo hai khuynh hướng chánh trị: phe hữu ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến, phe tả chủ trương chế độ cộng hòa, và chống đối Giáo Hội Thiên Chúa.

Hội Tam Điểm - Trang 8/34

Page 9: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

HTĐ dần dần phát triển mạnh trở lại. Đến thời kỳ hoàng đế Bonaparte Napoléon đệ I (Nã Phá Luân) thì HTĐ lại trở nên công cụ của triều đình. Hoàng đế Napoléon chánh thức bảo trợ HTĐ, vì cả gia đình đều là hội viên TĐ trước khi Napoléon lên ngôi. Nhưng có một điểm thắc mắc: Hoàng đế Napoléon có phải là hội viên TĐ hay không? Có tài liệu cho rằng ông đã vào HTĐ tại chi hội "La sagesse" ở Valence khi còn là trung úy Bonaparte. Trụ sở chi hội đặt tại nhà in của ông Aurel. Ông Aurel sau nầy phụ trách mọi việc ấn loát của Napoléon trong cuộc hành quân tại Ai Cập. Trong giai đoạn nầy, HTĐ gồm có 818 chi hội, hơn 80000 hội viên, đa số là quân nhân. Ngày 5/11/1804, Joseph Bonaparte, người anh của hoàng đế Napoléon, đắc cử vào chức vụ Đại Sư của HTĐ Đại Đông Pháp. Ngày 24/6/1814 HTĐ Đại Đông Pháp chào mừng vua Louis 18 lên ngôi trở lại. Trong trận chiến Waterloo ngày 18/6/1815, các hội viên TĐ trong quân đội của hai phe thù địch đều hy sinh rất nhiều tại chiến địa. Những vị tướng chỉ huy của hai phe đều là hội viên TĐ. Bên nầy Wellington và Blucher. Bên kia Ney, Grouchy và Cambronne. Sau đấy, hoàng đế Napoléon bị đày ra đảo Sainte Hélène và qua đời tại đấy ngày 5/5/1821. Các hội viên TĐ nào còn ủng hộ Napoléon thì rút vào bóng tối. Số còn lại thì phò chánh quyền mới.

Bản phân phối số hội viên Tam Điểm trên thế giới năm 1992:

Quốc gia Số hội viên

Mỹ 5 000 000

Anh 7 000 000

Úc 2 000 000

Gia Nã Đại 193 000

Ba Tây 140 000

Pháp 85 000

Chili 60 000

Ái Nhĩ Lan 55 000

Nam Phi 50 000

Hội Tam Điểm - Trang 9/34

Page 10: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

Tân Tây Lan 35 000

Thụy Điển 31 000

Mễ Tây Cơ 30 000

Ý 24 000

Đan Mạch 20 000

Đức 20 000

Na Uy 16 000

Phi Luật Tân 15 000

Hy Lạp 13 500

Bỉ 9 000

Á Căn Đình 7 150

Hòa Lan 7 000

Pérou 5 400

Nhật 4 000

Thụy Sĩ 4 000

Bồ Đào Nha 3 500

Thổ Nhĩ Kỳ 3 000

Do Thái 3 000

Phần Lan 1 500

Bolivie 1 400

Tây Ban Nha 1 000

Chú thích : - Tại các nước theo Cộng Sản thì HTĐ bị cấm đoán. - Giáo hội Vatican rất mạnh nên cũng cấm đoán và dứt phép thông công những ai theo HTĐ( do đó tại Ý và Tây Ban nha - nơi phát sinh OPUS DEI - Đức GH Gioan Phao Lồ I I đã phong thánh cho LM Ecriva de Balaguer một cách đặc biêt. - Sau khi Đế quốc Liên Xô tan rã thì HTĐ đã hồi sinh trở lại. - Ngoài ra, HTĐ còn hiện diện tại nhiều nơi khác như các nước Đông Âu, Ai Cập v.v... nhưng vì số hội viên chỉ có vài trăm người nênkhông đề cập đến.

Hội Tam Điểm - Trang 10/34

Page 11: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

Từ thời kỳ Trung Hưng triều đại dòng Bourbon đến nền Cộng Hòa đệ III Từ cuộc cách mạng Pháp từ năm 1789 đến nền đệ III Cộng Hòa Pháp 1879, chúng ta có thể nói là Hội Tam Điểm đã đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng chánh thể Cộng Hòa Pháp gần suốt 1 thế kỷ đó. Sau khi Hoàng Đế Napoléon đệ I bị lưu đày trên đảo Sainte Hélène, nền quân chủ Pháp của dòng họ Bourbon được tái lập với các vị vua Louis 18, Charles X, Louis Philippe trong khoảng thời gian từ năm 1815 đến năm 1848. Lúc đầu Hội Tam Điểm vì ủng hộ Napoléon đệ I nên bị bức hại. Nhiều hội viên phải trốn ra nước ngoài để lánh nạn. Sau đó vài năm, vua Louis XVIII cho chiêu dụ lại các vị lãnh đạo của Hội Tam Điểm Pháp, nên HTĐ Pháp được phát triển bình thường. Phong Trào Carbonari Trong lúc đó, bên Ý, phong trào Carbonari được tổ chức theo lối hội kín từ cuối thế kỷ thứ 18 nhằm lật đổ các chế độ quân chủ. Các chi hội Carbonari (gọi là VENTE) gồm 20 hội viên. Ban lãnh đạo trung ương gọi là Haute-Vente. Sau nhiều cuộc nổi dậy vũ trang thất bại, phong trào Carbonari bị tan vỡ, nên số đông hội viên chạy trốn sang Pháp, với số hội viên của HTĐ Pháp, trong đó có những hội viên nổi tiếng như La Fayette Buchez. Sau vụ ám sát Công Tước De Berry năm 1820, phe bảo hoàng đổ tội cho HTĐ chủ mưu cùng với phong trào Carbonari để lật đổ chế độ quân chủ. Cuộc tổng nổi dậy chống chánh quyền Pháp đương thời bắt đầu tại Belfort vào ngày 29 tháng 12 năm 1821, và tiếp theo tại Colmar, Niort, Poitiers, Bordeaux và Toulouse.

Hội Tam Điểm - Trang 11/34

Page 12: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

Cuộc nổi dậy, vì bị nội tuyến nên thất bại. Những người cầm đầu, phần đông là hội viên Carbonari và Tam Điểm bị bắt và bị xử tử trong đó có đại tướng Berton. Ngày 13 tháng 9 năm 1821, Đức Giáo Hoàng PIE VII qua ấn chiếu "Ecclesiam a JESU CHRISTO" lên án Hội Tam Điểm và Carbonari (được coi như biến thể của HTĐ) . Ngày 18 tháng 1 năm 1823, chánh quyền Pháp ra lệnh giải tán Hội Tam Điểm, hệ phái Misraim. Hội Tam Điểm Đại Đông Pháp nhờ có Công Tước Decaze làm Đại Sư nên được để yên. Hội Tam Điểm với các tư tưởng chánh trị cấp tiến. Tuy nhiên, các sinh hoạt trong HTĐ đều bị thấm nhuần các tư tưởng chánh trị cấp tiến như: "Người công nhân phải được hưởng trọn thành quả lao động của mình - không một ai có thể làm công cụ cho người khác" Đến năm 1830, chánh quyền ra mặt đàn áp thẳng tay HTĐ. Nhiều hội viên phải xuất ngoại để lánh nạn. Các chi hội ra mặt phản đối ban lãnh đạo Trung Ương HTĐ cấu kết với chánh quyền. Một cuộc nổi dậy (12/5/1839) thành lập chính phủ lâm thời gồm có các hội viên TĐ như Barbès Auguste Blanqui, Lamennais... Chánh quyền đàn áp thẳng tay. Các người lãnh đạo suốt cuộc nổi dậy bị kết án tử hình, nhưng sau được giảm xuống còn án tù chung thân. Năm 1848, bảy chi hội TĐ tách rời khỏi HTĐ để thành lập Hội Đại Đường Quốc Gia Pháp (Grande Loge Nationale de France) vì trách cứ Ban Lãnh Đạo không dấn thân trước tình hình của đất nước. Hội tam điểm và cuộc đảo chánh của Napoléon Ngày 22 tháng 2 năm 1848, cuộc cách mạng lật đổ nền quân chủ đã diễn ra. Một chánh phủ lâm thời được thành lập với đa số là hội viên Tam Điểm như Adolphe Crémieux, Louis Blanc v.v... Phe đối lập cũng do các hội viên TĐ lãnh đạo với tư tưởng xã hội như Proudhon, Raspail. Các chi hội TĐ công khai ủng hộ ứng cử viên của mình không cần giấu chi hết. Những hội viên TĐ nổi tiếng như Adolphe Crémieux, Léon Gambette, Jules Ferry, Pierre Napoléon Bonaparte cháu của hoàng đế Napoléon đệ I v.v... đều được đắc cử, với sự ủng hộ của hội viên TĐ, Louis Napoléon Bonaparte (cháu của Napoléon đệ I) được đắc cử Tổng Thống Pháp ngày 10 tháng 12 năm 1848 đánh bại đại tướng Cavaignac do giáo hội Thiên Chúa và phe bảo hoàng liên kết yểm trợ. Nhưng sau đó, vì sợ không được tái đắc cử vào năm 1852, Louis Napoléon Bonaparte làm một cú đảo chánh ngày 2 tháng 12 năm 1851 , thay đổi Hiến Pháp ngày 4 tháng 1 năm 1852 và lên ngôi Hoàng Đế ngày 7 tháng 11 năm 1852 với đế hiệu Napoléon III. Dưới triều đại Napoléon III, nước Pháp bắt đầu xâm chiếm nước Việt Nam vào năm 1859. Ngay sau vụ đảo chánh 1851, Giáo Hoàng PIE IX ủng hộ hoàn toàn

Hội Tam Điểm - Trang 12/34

Page 13: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

Napoléon III. Nhiều hội viên TĐ tranh đấu cho tự do dân chủ, ra mặt chống đối chánh quyền, nên bị đàn áp, tù đày và bị xử tử. Hoàng Tử Murat, Thống Chế Magnan và Đại Tướng Mellinet ủng hộ Napoléon III. Ngày 9 tháng 1 năm 1852, Hoàng Tử Murat được bầu lên chức Đại Sư hệ Đại Đông Pháp. Dù vậy, hoàng tử Murat vẫn không bao giờ được các hội viên Tam Điểm coi trọng. Ngày 14 tháng 1 năm 1858 một hội viên TĐ tên Pierri, ám sát hoàng đế Napoléon III nhưng bất thành. Năm 1860, hội Tam Điểm bất tín nhiệm hoàng tử Murat nhưng ông này không chịu nhường chức lại cho người kế vị. Ngày 11 tháng 1 năm 1862, hoàng đế Napoléon III ban hành nghị định, chỉ định Thống Chế Magnan làm vị Đại Sư của Hội Tam Điểm Đại Đông Pháp. Nhờ vậy, nhiều thành phần cách mạng tiến bộ vào núp bóng Hội Tam Điểm để dễ bề hoạt động, không bị chánh quyền làm khó dễ. Khi Thống Chế Magnan từ trần năm 1865, Đức Tổng Giám Mục Darboy của thành phố Paris ban phép lành cho linh cữu của vị Đại Sư Magnan. Đức Giáo Hoàng PIE IX và giáo hội Thiên Chúa Pháp lên tiếng kết án Tổng Giám Mục Darboy, không tôn trọng ấn chiếu của Hội Thánh về Hội Tam Điểm. Kể từ năm 1865, khuynh hướng chống đối Napoléon III gia tăng trong Hội Tam Điểm Pháp. Tháng 2 năm 1870, nước Pháp tuyên chiến với nước Phổ. Ngày 2 tháng 9 năm 1870 quân đội Pháp đầu hàng tại SEDAN. Tối đêm 2 tháng 9 năm 1870, một chánh phủ lâm thời được thành lập trong đó có các hội viên Tam Điểm như Léon Gambette, Jules Simon, Crémieux, Pelletan, Arago. Một quyết định truất phế hoàng đế Napoléon III được công bố. Hội Tam Điểm Pháp và công xã Paris Có thể nói chánh phủ lâm thời của đệ III Cộng Hòa do hội viên Tam Điểm thành lập và điều khiển. Trong lúc đó thì Paris bị quân Phổ bao vây. Điều kiện đầu hàng là phải nhường vùng Alsace-Lorraine cho nước Phổ. Trong cuộc bầu cử ngày 8 tháng 2 năm 1871, phe quân chủ thắng, thành lập một chánh phủ để thương thuyết với nước Phổ và ký hiệp ước Francfort tháng 5 năm 1871 với điều kiện mất đất như trên. Công Xã Paris nổi loạn không đầu hàng với sự chiến đấu của hội viên Tam Điểm. Quân chánh phủ Pháp do Thiers điều khiển đàn áp Công Xã Paris trong biển máu, khoảng 30 ngàn người chết và bị thương, trên 50 ngàn người bị án tù và bị xử tử. Cuối năm 1873, Thiers mất chức và giao quyền lại cho Thống Chế Mac Mahon. Với Hiến Pháp mới 1875, Quốc Hội Pháp được bầu lại năm 1876 và phe Cộng Hòa đã thắng cử vẻ vang 360 ghế, trong khi phe Quân Chủ được 160 ghế.

Hội Tam Điểm - Trang 13/34

Page 14: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

Được áp lực của giáo hội Pháp, Mac Mahon cho giải tán Quốc Hội và tổ chức bầu cử mới. Lần này phe Cộng Hòa lại chiếm thượng phong với 363 ghế thay vì 360 như lần trước. Jules Grévy một hội viên tam điểm đầu tiên lên làm tổng thống Năm 1879, Thống Chế Mac Mahon từ chức và Jules Grévy một hội viên Tam Điểm đầu tiên lên làm tổng thống Cộng Hòa Pháp. Sở dĩ nền đệ III Cộng Hòa của Pháp còn tồn tại là nhờ sự tranh đấu của các hội viên Tam Điểm chống lại giáo hội Thiên Chúa lúc nào cũng muốn trở lại chế độ quân chủ để hưởng đặc quyền đặc lợi. Nhìn lại các biến chuyển chánh trị, từ cuộc cách mạng Pháp từ năm 1789 đến nền đệ III Cộng Hòa Pháp 1879, chúng ta có thể nói là Hội Tam Điểm đã đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng chánh thể Cộng Hòa Pháp trong gần suốt 1 thế kỷ. Lúc đầu, hội viên Tam Điểm gồm toàn những thành phần quý tộc, tăng lữ và ưu tú, nhưng dần dần về sau, thì đa số hội viên là quân nhân và những thành phần tiến bộ. Do dó, hội Tam Điểm quan tâm nhiều về hoạt động chánh trị và cách mạng, các hội viên không bắt buộc phải có một đường lối hoạt động thống nhất, họ có thể chống đối lẫn nhau, nhưng có một điều chắc chắn là họ không ủng hộ giáo hội Thiên Chúa Giáo. Ngoài ra, cuộc cách mạng Pháp lật đổ vương quyền cũng phải mất gần 100 năm mới ổn định được để khỏi trở lại chế độ quân chủ như dưới thời Napoléon đệ I, Charles X, Louis 18, hay Napoléon III. Từ đó có thể nói là cuộc tranh đấu chánh trị tại Pháp , từ cuộc cách mạng Pháp đến đầu thế kỷ 20, là cuộc tranh đấu không ngừng giữa phe bảo hoàng liên kết với giáo hội Thiên Chúa chống lại các hội viên Tam Điểm, cuối cùng phe Cộng Hòa đã chiến thắng và phương châm của Hội Tam Điểm "Liberté, Égalité, Fraternité" (dịch là Tự Do, Bình Đẳng, Tình Huynh Đệ) đã trở nên tiêu đề của Cộng Hòa Pháp. ỨỨỨ Nhiều bạn đọc có hỏi thăm chúng tôi về tài liệu bằng Pháp Ngữ của Hội Tam Điểm, chúng tôi xin trả lời với các bạn là bất cứ tiệm sách lớn nào như FNAC, Flammarion v.v... đều có bán các quyển sách nói về Hội Tam Điểm. Nhưng sách nói về các nghi thức hội họp, các dấu hiệu của các Hội Tam Điểm thì bạn có thể mua tại các thư viện của trụ sở trung ương HTĐ. Sau đây là địa chỉ của các trụ sở Trung Ương của các hệ phái: A/ Grand Orient De France (GODF) 16 Rue Cadet - 75009 Paris B/ Grande Loge De France (GLDF) 8 Rue Puteaux - 75017 Paris C/ Grande Loge Feminine de France 8 Rue Puteaux - 75017 Paris D/ La Grande Loge Nationale Française Bineau

Hội Tam Điểm - Trang 14/34

Page 15: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

(GLNF Bineau) 65 Bd Bineau 92200 Neuilly sur Seine E/ Droit Humain - DH hay Ordre Maçonnique Mixte International 5 Rue Jules-Breton - 75001 Paris 49 Bd de Fort Royal 75005 Paris F/ Grande Loge Nationale Française Opéra hay Grande Loge Traditionnelle et Symbolique 235 Faubourg Saint-Martin - 75010 Paris G/ Le Rite Memphis-Misraim 63 Rue Froidevaux - 75014 Paris H/ Grande Loge Mixte Universelle Tổng số hội viên được phân phối như sau (1992): GODF (35000 ) ; GL DF (18000 ) ; GL NF (13000); GLOPERA : 11000, DH (2000), GL Féminine de France: (14000 ) và những hệ khác (:8000) Tổng cộng.: 100000 Thống kê trong năm 1994 cho biết tổng số trên dưới 120000. Thành phần hội viên được chọn lọc rất kỹ lưỡng và đa số thuộc giới trung lưu. Cách thức gia nhập hội viên Muốn gia nhập Hội Tam Điểm, người phàm tục (profane) phải làm đơn xin gia nhập gởi đến trụ sở Trung Ương hoặc tại Chi Hội. Đơn có dán hình sẽ được niêm yết trong Chi Hội để bố cáo cho tất cả hội viên rõ (từ 3 đến 6 tháng). Đồng thời 3 hội viên sẽ đến gặp nguyên đơn để mở cuộc điều tra và phúc trình lại cho toàn thể hội viên. Sau đó, Chi Hội sẽ mời nguyên đơn đến họp như một cuộc hỏi cung (vì mắt bị bít kín). Một cuộc bỏ phiếu kín sẽ diễn ra để chấp nhận hay bác bỏ sự gia nhập của nguyên đơn. Thời gian chờ đợi trung bình là từ 6 tháng đến 1 năm. Sau cùng, nếu cho gia nhập, Chi Hội phải báo cáo lên Trung Ương để ghi vào sổ tại Trung Ương chớ không

phải sổ tại Chi Hội. "Kẻ phàm tục" trước khi chánh thức trở thội viên, phải qua một nghi lễ thụ giáo khai tâm KểNapoléon III, nước Việt Nam đã trở thành một thuộc địa của Pháp. Đạo Thiên Chúa cũng bắt đầu phát triển mạnh tại nước ta lúc bấy giờ. ChViệt do linh mục Alexandre de Rhodes sáng lập ra để truyền đạo, lần lần được phổ biến rộng rãi trong dân gian.

hành .

từ năm 1859, dưới triều đại của hoàng đế

Hội Tam Điểm - Trang 15/34

Page 16: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

Thống Pháp. đầu chỉ có người Pháp mới được vào hội, sau đó những người dân bản xứ ưu tú mới được giới thiệu vào. Sau khi Pháp mất các tvì hội viên Pháp giảm bớt, một phần vì bị các chánh quyền địa phương đàn áp, nên cũng thu hẹp hoạt động và từ từ giải tán. Tại các nước Hồi Giáo ở Phi Châu nhưTam Điểm coi như hoàn toàn biến mất. Tại các nước Phi Châu đen như CôteĐiểm rất có ảnh hưởng vì các giới lãnh đạo và những thành phần ưu tú trong xã hội hiện nay của những quốc gia đó, phần đông đều là hội viên Tam Điểm. Từ khi Jules Grévy lên nắm quyền Tổng Thống Pháp (1879) cho đếnkhi Pháp rút quân khỏi Việt Nam, đa số các Tổng Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa của Phálà hội viên Tam Điểm, đặc biệt là Marius Moutet (1946-1947) có liên hệ nhiều với lịch sử Việt Nam. Các

Năm 1879, Jules Grévy, một hội viên Tam Điểm được bầu lên làm Tổng

Tại các nước thuộc địa của Pháp, các chi hội Tam Điểm được gầy dựng lên. Lúc

huộc địa, thì các hội Tam Điểm tại địa phương, một phần

Algérie, Tunisie, Maroc, Ai Cập v.v... Hội

d' Ivoire, Sénégal, Gabon, trái lại Hội Tam

năm 1956 p

ông "Toàn Quyền Đông Dương" là Paul Doumer, Merlin (1823), Varenne

Nhiều giáo chức, sĩ quan và công chức Pháp cao cấp phục vụ tại Việt Nam họp

"Sự tỉnh

ại Hà Nội, vào năm 1887, cùng lúc với chánh phủ Pháp cho thiết lập chức

.

Ngoài ra, tại Hà Nội, còn có các chi hội Tam Điểm khác như "Les Ecossais du

Lúc đầu, các chi hội Tam Điểm gồm toàn người Pháp, và mãi đến năm 1928, mới

(1926) và thủ tướng Mendès France (1954), người đã ký kết hiệp định Genèveđều là hội viên Tam Điểm. nhau thành lập các chi hội Tam Điểm tại các thành phố lớn của Việt Nam. Chi hội Tam Điểm đầu tiên là "LE RÉVEILLE DE L'ORIENT" tạm dịch làdậy của Đông Phương", tại Sài Gòn năm 1870. Sau đó 3 chi hội khác lần lượt xuất hiện tại Sài Gòn: "Les Fervents du Progrès"; "La Ruche d'Orient"; "Khong Phu Tseu"(Khổng Phu Tử) Tvụ "Toàn Quyền Đông Dương Pháp", chi hội "La Fraternité Tonkinoise" thuộc Đại Đông Pháp (Grand Orient de France) được ra đời với nhiều hội viên nắm giữ các chức vụ quan trọng của guồng máy hành chánh Pháp như toàn quyền giám đốc v.v... Nhiều đề nghị tiến bộ của chi hội đã được các hội viên đem ra áp dụng cụ thể, đôi khi gặp phải sự khiển trách của chánh quyền trung ương tại Pháp Tonkin" và "Confucius", tại Hải Phòng có chi hội "L'étoile du Tonkin" và tại Huế có"La Libre Pensée d'Annam". chấp nhận nguyên tắc thu nhận người Việt Nam và hội. Theo bài thuyết trình ngày 28 tháng 10 năm 1933 tại Hà Nội của ông Vũ Đình Mạnh "Hội Tam Điểm và người Việt Nam" (La Franc Maçonnerie et les Annamites) thì Khổng Giáo có nhiều điểm phù hợp với Hội Tam Điểm chứ không đối nghịch lại như nhiều người hiểu lầm.

Hội Tam Điểm - Trang 16/34

Page 17: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

Trong thời kỳ 1940-1941 khi nước Pháp bị Đức chiếm đóng, Hội Tam Điểm bị Đức Quốc Xã và chánh quyền Pétain truy diệt. Tại Đông Dương, dưới quyền của đô đốc Decouy, hội viên Tam Điểm Pháp cũng bị đàn áp dữ dội. Đến năm 1946, số hội viên Tam Điểm giảm sút rất nhiều. Sau Hiệp Định Genève, chỉ còn 2 chi hội tam Điểm tại Sài Gòn: "Le Réveille de l'Orient" và "Khong Phu Tseu". Năm 1963, trụ sở chi hội tại số 110 đường Nguyễn Du tại Sài Gòn bị chánh quyền Miền Nam trưng dụng. Kể từ ngày Miền Nam sụp đổ, các chi hội Tam Điểm hoan toàn biến mất tại Việt Nam. Như chúng ta đã biết, Hội Tam Điểm đã khởi xướng cuộc cách mạng Pháp 1789 và chủ trương "Tự Do, Bình Đẳng và Tình Huynh Đệ" trong một thế giới đại đồng không phân biệt chủng tộc hay màu da. Nhưng câu hỏi được đặt ra là Hội Tam Điểm Pháp có chủ trương đi xâm chiếm thuộc địa hay không? Và lập trường của Hội Tam Điểm đối với thực dân Pháp ra sao? Ngược dòng lịch sử, với tình trạng xã hội lúc bấy giờ, sau cuộc cách mạng Pháp, Hội Tam Điểm cũng như nước Pháp và Giáo Hội Pháp, tự cho rằng có bổn phận phải đem văn minh Tây Phương đi khai hóa các nước kém mở mang. Chúng ta đừng quên rằng Hội Tam Điểm chống lại sự buôn bán nô lệ trong khi giáo hội Thiên Chúa không phản đối việc nầy, và Hội Tam Điểm đã khai sinh bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Nhưng phải chờ mãi đến đầu thế kỷ 20, Hội Tam Điểm mới chính thức chống đối chế độ thực dân Pháp. Trong kỳ đại Hội năm1927, Đại Đường Pháp (La Grande Loge de France) đã đề nghị chánh phủ Pháp: - Chấm dứt mọi cuộc xâm chiếm thuộc địa mới. - Phát huy cơ chế dân chủ tại các nước thuộc địa. - Phát triển giáo dục khoa học kỹ thuật, áp dụng các đạo luật xã hội, tôn trọng nhân quyền tại các nước thuộc địa. - Bãi bỏ chế độ phân biệt người bản xứ. Một chi tiết rất thú vị là bà Varenne, phu nhân của Toàn Quyền Đông Dương, một hội viên Tam Điểm, đã có một cử chỉ thân thiện là mời một viên chức cao cấp Việt Nam ra khiêu vũ với bà trong buổi tiếp tân tại Dinh Toàn Quyền tại Sài Gòn (năm 1926). điều này đã khiến các giới chức Pháp lúc bấy giờ rất bực bội, tưởng chừng như trời đã giáng xuống đầu họ. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một vài chứng liệu lịch sử qua các biên bản buổi họp của chi hội "La Fraternité Tonkinoise" tạm dịch là "Tình Huynh đệ Bắc Kỳ" tại Hà Nội được đúc kết lại qua tập tài liệu "Nos vues et notre action en matière de politique indigène" được dịch là "Quan điểm và hành động của chúng ta qua chánh sách đối với người dân bản xứ" năm 1930. Nói một cách chung, lập trường của Hội Tam Điểm ở thời điểm đó, rất tiến bộ đối với xã hội Pháp, nhưng đối với chúng ta ngày hôm nay cũng tạm gọi là được. Hội Tam Điểm Pháp tại Việt Nam chủ trương nên áp dụng một chánh sách "khai

Hội Tam Điểm - Trang 17/34

Page 18: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

phóng" (émancipation) thay vì "đồng hóa" (assimilation) dân bản xứ như Pháp đã áp dụng tại các đảo: La Réunion, La Martinique hay tại các nước Phi Châu. Theo Hội Tam điểm thì dân Á Châu nói chung, và dân Việt nói riêng, có dân tộc tính rất cao, nước Pháp không thể nào đồng hóa nổi. Theo lời Toàn Quyền Varenne: "Một người Việt dù ở Nam Kỳ hay ở Bắc Kỳ, cũng không bao giờ coi nước Pháp là quê hương của họ được". Chánh sách "khai phóng" gồm có những điểm căn bản sau đây: 1/ Nâng cao trình độ giáo dục, kỹ thuật, khoa học cho dân Việt Nam. -Ở bậc tiểu học thì phải dạy học sinh bằng chữ Việt. - Ở bậc trung học thì phải dùng tiếng Pháp và tiếng Anh là sinh ngữ chánh. -Phải mở các trường Luật, Y Khoa, trường Kỹ Sư Công Chánh. -Bằng cấp Việt Nam phải được công nhận bằng giá trị của bằng cấp Pháp. Buồn cười nhất là Viện Trưởng Đại Học Thalamas, trong chuyến về thăm nhà tại Pháp, đã trách cứ các đồng nghiệp của mình đã "nhắm mắt" chấm đậu cho những du học sinh Việt Nam tại Pháp, khiến bằng cấp tại Pháp còn thua bằng cấp tại Việt Nam. 2/ Thay thế lần lần viên chức người Pháp ở hạ tầng bằng người Việt Nam. 3/ Đào tạo một quân đội Việt Nam độc lập, sĩ quan Pháp chỉ giữ vai trò cố vấn. 4/ Thành lập các hội đồng dân cử. Lúc đầu các hội đồng chỉ có tư cách cố vấn, sau đó sẽ có quyền hành pháp. Nước Việt Nam sẽ tiến dần đến một chế độ tự trị và sau cùng sẽ trở thành một nước độc lập. 5/ Hội Tam Điểm chủ trương tự do báo chí, nhưng hạn chế việc tự do hội họp vì sợ rằng bọn "bôn sê vích" (cộng sản) lợi dụng để bạo động. Ông Varenne đã đình chỉ việc kiểm duyệt báo chí cho đến ngày ông trở về Pháp. 6/ Hội Tam Điểm nghĩ rằng chỉ nên trao trả hoàn toàn chủ quyền cho dân Việt Nam khi nào trình độ dân trí được nâng cao, vì nếu không, dân Việt Nam sẽ bị bọn "cầm đầu cuồng tín" bóc lột, có khi đời sống sẽ còn khốn khổ hơn. Để kết luận, Hội Tam Điểm đã có ý dè dặt không tin rằng những "chánh sách" của mình có thể thực hiện được vì các thế lực phản động tại Pháp rất mạnh. Đáng tiếc thay! Lịch sử Việt Nam đã diễn theo sự dự liệu của Hội Tam Điểm trong hoàn cảnh đen tối nhất.

* * *

Hội Tam Điểm - Trang 18/34

Page 19: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

Hội Tam Điểm tại Đông Dương 1868 - 1975 - Nhữ đình Hùng -

TinParis. Chúng tôi bắt đầu đăng bản dịch bằng việt ngữ tác phẩm "Francs Maçons d'Indochine - 1868-1975" , của tác giả Jacques Dalloz,Editions Maçonniques de France- Aout 2002 - để quý đọc giả hiểu rõ thêm về lịch sử của chế độ "thực dân Pháp " tại Đông Dương. Không phải chỉ riêng Thiên Chúa Giáo, mà còn có " Hội Tam Điểm " thúc đẩy việc Pháp xâm chiếm bán đảo Đông Dương, tuy rằng hai thế lực đó lúc nào cũng chống đối nhau từ sau cuộc " Cách mạng Pháp 1789" đến nay. Một bên là "tôn giáo" phục vụ cho " Thiên Chúa " và " Giáo Hội/ Tòa Thánh Vatican" , một bên là " Hội Dân Sự " phục vụ cho một "lý tưởng chánh trị cộng hòa " không lệ thuộc tôn giáo với phương châm : " Liberté( Tự Do), Egalité(Công Bằng), Fraternité( Ái Hữu/ Tình Huynh Đệ)". Hội Tam Điểm chủ trương đem lý tưởng Cộng Hòa Pháp soi sáng các nước thuộc địa, còn đạo Thiên Chúa thì phát triển Giáo Hội, cứu rỗi linh hồn các con chiên mới. Chúng tôi không đặt vấn đề " xử án" ở đây mà chúng tôi chỉ mong là đóng góp " chút ít " tài liệu lịch sử " về " Hội Tam Điểm " mà quý đọc giả đã có dịp đọc trên TinParis.net trong " đề mục Tìm Hiểu ". TinParis mong rằng quý đọc giả vui lòng lượng thứ cho nếu có những "danh từ đặc biệt" rầt khó dịch ra tiếng việt từ bản văn pháp ngữ. Tinparis cũng xin chân thành cám ơn thân hữu Nhữ đình Hùng đã hy sinh công lao để đóng góp phục vụ quý đọc giả.

Chương Thứ Nhất Phân-hội Tam Điểm đầu tiên ở Đông-Dương: Đông Phương Thức Tỉnh

(Le Réveil de l'Orient)

Vào năm 1858,Nã-phá-luân Đệ Tam tung ra một cuộc chinh-phục đế-quốc An-Nam (hay Việt-Nam).Cuộc bành-trướng này đã được vị Tổng-Trưởng Hải-Quân, Chasseloup-Laubat,một hội-viên tam-điểm,yểm-trợ mạnh mẽ. Sau đó,nước Pháp chiếm được vùng miền nam của nước này,vùng Cochinchine,và áp-đặt luôn sự bảo-hộ lên vương-quốc nhỏ bé Cam-Bốt,lúc đó đang bị đe dọa nghiền nát giữa Việt-Nam và Xiêm.Vào tháng mười hai 1867,nam phần (Cochinchine) được coi như hoàn-toàn bình-phục.Khi quân Pháp đổ-bộ,Saigon chỉ là một thị-trấn giữa vùng đầm-lầy. Đô-đốc Toàn-quyền de la Grandière tung ra hằng loạt công-trình lớn. Tiểu đô-thị của thuộc-địa,thành-phố có 500 người Pháp vào năm 1865 và 50.000 dân bản-xứ (kể cả các người Tàu ở ngoại-ô Chợ_Lớn).Vào năm 1867,thành-phố đã có được hội-đồng hành-chánh.Chính trong thành-phố đương thay hình đổi dạng này là nơi phát-sinh phân hội Tam Điểm "Le Réveil de l'Orient"(Đông-Phương Thức-Tỉnh).

Hội Tam Điểm - Trang 19/34

Page 20: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

Phân-hội được thành-lập theo nghi-thức Pháp và Tô-cách-lan nhân buổi hội ngày 10.11.1868.Được chỉ định như thượng-sư (vénérable),phó ủy-viên hải-quân Michel Ember,sinh năm 1837 ở Cayenne, được phân-hội Amitié (Saint-Denis de la Réunion) khải-đạo vào năm 1861.Trong số 18 sáng lập viên,3 người sinh ở nước ngoài,3 người sinh ở thuộc-địa,7 người đã được khải-đạo.9 huynh-đệ của phân-hội Toulon thuộc GO (Đại Đông Phương) có mặt lúc đó ở Saigon, chỉ một phần trong bọn họ chấp nhận tham-dự cuộc tạo dựng này.Ngày 17.6.1871,"Le Réveil de l'Orient" gởi một thông-điệp cho GO để ca ngợi những hoạt-động bình-định nhân dịp Công-Xã và tuyên-cáo các nguyên-tắc cộng-hoà:"binh-đội man rợ của một quân thù tàn nhẫn đã gieo rắc sắt máu trong nửa phần nước Pháp,để lại đằng sau nó sự cướp bóc,sự chết chóc,sự điêu linh.Chết lặng và tàn phá,đối với kẻ chiến-thắng hằn học đã bảo-vệ nguyên-lý xưa cũ của chủ nghiã chuyên-chế bạo ngược,Tổ Quốc vẫn còn lớn đã trả lời một cách hãnh-diện:Tự Do (...). Chúng tôi ở với các ngươi,huynh đệ,khi các ngươi dạy cho các đứa con của nước Pháp con đường chân-chính của Tự-Do,của Bình-Đẳng và của Hữu-Ái,chúng tôi ở cùng các ngươi khi các ngươi nói rằng một cuộc chiến đẫm máu giữa anh em là một tội ác;khi các ngươi dạy cho họ để chiến thắng sự phẫn-nộ và sự uất-ức,khi các người tuyên-cáo nền Cộng-Hoà chỉ ổn-định nếu như nó chiến-thắng bằng ý-tưởng và không phải bằng bạo lực.Nhờ ở các ngươi,huynh-đệ,hội tam-điểm tự dấn thân lần nữa trên con đường này nơi mà,tháo gỡ các cản trở của chủ nghĩa chuyên chế bạo ngược,nó có thể biểu lộ cao hơn các khát-vọng cộng-hoà.Tại sao chúng ta lại do dự lâu hơn ? Chúng ta tuyên cáo cộng hoà chính là không mất một người nào trong các huynh đệ và chính để tạo một liên lạc giữa chúng ta". Cộng-hoà và Ái-Quốc,phân-hội đã gởi tiền để giúp đỡ "những cư-dân Alsace-Lorraine trong sự bất-hạnh". "Le Réveil de l'Orient" có được 37 hội-viên vào năm 1870 và khoảng 90 hội viên vào cuối thế kỷ. Tuy thế sự tiến-triển còn lâu mới gọi là đều đặn : 69 hội-viên được ghi năm 1876 và 39 năm 1884. Nhân sự không ổn định :sự tử vong rất quan-trọng,một số huynh đệ chỉ ở một vài năm ở Viễn Đông,không một ai rời khỏi Nam Phần để đến những nơi chốn khác thuộc Đông-Dương trong khi sự chinh-phục bành-trướng,cuối cùng,các nhân viên công chức thường xuyên về nghỉ ở chính-quốc.*... Phần lớn sự bất-ổn thể-hiện lúc khởi đầu.Hai ví-dụ:lúc khánh-thành điện của hội vào năm 1872 chỉ có một sáng lập viên còn là thành viên của phân-hội; vào cuối năm đó phân hội đã vi-phạm điều-lệ khi bầu Doublet, viên phụ-tá kế-toán của hải quân,làm thượng-sư(ông này vừa mới gia nhập).Trường-hợp của Jules Roché đặc biệt:ông kiến trúc sư (architect-voyer) này của thành phố Sàigon được phân-hội khải đạo năm 1875.Chăm chỉ làm việc,ông này còn hành-xử những trách vụ khác nhau (kể cả công việc "thượng sư")và đã ở đây cho tới lúc chết vào năm 1921. Một vấn đề tiêu biểu khác cho phân hội hải ngoại: sự khó khăn trong việc cử đại biểu cho nghị hội hằng năm (convent annuel) của Grand Orient.Thế nên ngày 12 tháng chín 1892,Jules Roché,khi đó là đệ nhất giám quản (premier surveillant) đã phải viết thư cho ban chỉ đạo hệ giáo (direction de l'obédience).Ban này,theo như điều lệ,vừa mới phạt phân hội về việc không tham-dự nghị-hội năm 1891.Roché yêu cầu phân hội được miễn tiền vạ.Ông nhấn mạnh trước hết về sự cách trở,nhưng ông cũng thêm vào rằng những hoàn cảnh đặc biệt phải được kể đến:viên đại biểu bị bệnh,người phụ tá không hội đủ các điều kiện cần thiết,vị thượng-sư vừa mới chết... Ngoài Roché,một vài người ngự trị cho những thập niên đầu tiên của "Réveil de

Hội Tam Điểm - Trang 20/34

Page 21: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

l'Orient".Hãy kể đến những vị thượng sư hính:Charvein, Foulhoux, Bonet,Monceaux,Gigon,Michel,Curiol.Sáng lập viên của phân-hội,phó ủy-viên hải quân Camille Charvein chủ toạ phân hội từ 1869-70 (vị thượng-sư của trụ sở tạm thời đã phải trở về Pháp vì lý do sức khoẻ).Tốt-nghiệp trường đại-học Mỹ-Thuật ở Paris, Alfred Foulhoux đã một thời làm việc như thanh tra và kiến-trúc-sư cho công-ty hoả-xa PLM. Vào năm 1873,ông ta được bộ Hải-Quân thuyên-chuyển về sở công-thự của Nam Phần.Ông nắm quyền lãnh-đạo.Foulhoux đánh dấu việc đô-thị-hoá Saigon: người ta chịu ơn ông về dinh toàn quyền,toà án,sở quan-thuế,bưu-điện trung-ương. Phân-hội đã phối hợp vào lễ kỷ niệm bách niên cách-mạng Pháp và cũng chính trên các đồ bản thiết-kế của Foulhoux mà người ta xây dựng cung điện Đông-Dương trong cuộc hội chợ thế-giới được tổ chức cùng năm ở Paris.Cố-vấn hội-đồng thành-phố,thành-viên của Hiệp-Hội Nghiên-Cứu Đông-Dương,thượng-sư một phân-hội mà ông đã điều-khiển trong bao nhiêu năm,Foulhoux là một nhân-vật được biết tới khi ông ta chết tại Saigon vào năm 1892. Đến Nam Phần như một tên lính trơn,Jean Bonet trở thành công-chức thông-dịch-viên vào năm 1867.Trong hai mươi năm,ông theo đuổi nghề này và leo dần các cấp trật.Về Pháp vào năm 1887,ông giảng dạy việt-ngữ ở Trường Ngôn-Ngữ Đông-Phương và trước tác nhiều tác-phẩm khoa-học liên-quan tới Việt-Nam.Ở Sài gòn từ 1881,Eugène Monceaux là y sĩ của thành-phố.Ông có một sự nghiệp chánh-trị địa-phương.Ông ta là đệ-nhất phụ-tá đô-trưởng Sài gòn khi ông ta mất vào năm 1903. Đến Nam Phần như là một hạ-sĩ lục-quân vào năm 1872,Louis Couriol rời khỏi quân-ngũ vào năm 1875 để gia-nhập vào hành-chánh địa-phương.Trong suốt mười một năm ông làm việc sở in thuộc-địa. Năm 1886,ông chuyển sang tư-nhân.Trở thành chủ-nhân,ông cho đặc-biệt ấn-hành các tác-phẩm dành cho người bản xứ.Trở thành thân-hào nhân-sĩ,Curiol từ đó thuộc về một loạt các định chế (phòng thương mãi,hội-đồng thị-xã,v;v).Ông đảm-nhiệm chức-vụ Đô-Trưởng Sài gòn trong vài ngày vào năm 1890.Được bầu làm thượng-sư của phân-hội vào năm 1897,ông đã từ trần vài tháng sau đó,trong khi ông đã sẵn sàng để trở về sống vĩnh- viễn ở chính-quốc.Nhiều nhân-vật đã tham-dự tang-lễ của ông,trong số có tân Toàn-Quyền Paul Doumer. Vốn người đảo Réunion,Gabriel Michel đã bắt đầu vào năm 1883 trong ngành thẩm phán Đông-Dương , một công việc sẽ đưa ông đến chức chưởng-lý vào đầu thời chiến.Ông thay thế Curiol trong trách vụ “thượng sư “ khi ông này chết. Gigon-Papin sinh-quán ở Martinique.Viên chưởng-khế này là một trong những người điều khiển chính của phân-hội vào khúc quanh giữa hai thế kỷ và sẽ là đô-trưởng Sài gòn trong một thời gian.Các tiểu-sử này có tính tiêu biểu cho thời kỳ đó của Đông Dương.Nếu người ta nghiên-cứu các viên-chức làm việc cho phân-hội từ 1868 và 1897 người ta có thể làm một bản kết-toán thô sơ :khoảng một phần ba những người này là công-chức đến Đông Dương như là quân-nhân,khoảng một phần ba đến từ những "cựu" thuộc-địa,một phần ba chết sớm,bị suy yếu vì khí-hậu và những bệnh-chứng địa-phương. Ba nhân-viên của phân-hội giữ một vai trò quốc-gia:Jules Blancsubé,Paul Dislère và Auguste Pavie. Sinh ở Gap vào năm 1843,trạng sư Blancsubé được phân hội "La Vérité" khải-đạo ở Marseille vào năm 1863.Sau đó,ông đi Sài gòn.Thế là ông trở thành một trong những

Hội Tam Điểm - Trang 21/34

Page 22: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

nhân-sĩ dân-sự đầu tiên của Nam Phần Pháp Thuộc (Cochichine française).Blancsubé ở trong số các sáng lập viên của phân hội "Le Réveil de l'Orient"; ông hành sử ở đây nhiều lần công việc truyền bá. Đệ nhất phụ tá từ 1874 và 1876,Blancsubé được bầu làm đô-trưởng Sài gòn vào năm 1879. Năm 1880 Hội Đồng Thuộc Địa Nam Phần được tạo ra gồm 16 nhân viên trong đó 6 người được bầu cử trực tiếp bởi các công-dân Pháp.Năm 1881,một đạo luật cho phép có một dân biểu của thuộc địa.Blancsubé,khi đó là chủ tịch Hội-Đồng Thuộc-Địa, được bầu làm dân-biểu do một cử tri đoàn gồm 1100 người.Phân-hôi chỉ định ông để đại-diện tại Pháp cạnh hội sở Grand Orient. Thế là vào ngày 31.12.1881, trước khi đi về chính-quốc,ông đã tuyên thệ trung thành với hiến chương tam điểm và các nguyên-tắc tổng-quát của Hội. Vai trò đại biểu này được xác nhận những năm sau đó.Blancsubé được tái cử dân biểu vào năm 1885.Ông đặc biệt chăm sóc việc được mến mộ trong khối thương nhân gốc Pondichéry đã họp thành một phần quan trọng trong cử tri đoàn.Blancsubé tham dự Quốc-Hội cho tới khi chết ở Paris vào năm 1888.Ông dân biểu "gambettiste" giữ một vai trò nước đôi trong lịch-sử Đông Dương Pháp Thuộc: bằng những bài viết,các bài diễn văn,các vận động,ông đã đóng góp vào việc làm sụp đổ chế-độ quản-trị quân-sự,ông ta trước hết đã thúc đẩy việc kết thúc sự chinh-phục Việt-nam. Tốt nghiệp Bách Khoa (polytechnicien) và là kỹ-sư hàng-hải,Paul Dislère sinh tại Douai vào năm 1840. Ông đến Nam Phần vào năm 1868 theo lệnh của đô đồc Renault de Genouilly.Được cử làm giám đốc hải-quân công-xưởng,ông cho tổ chức lại. Ông không nằm trong nhóm sáng-lập của "Réveil de l'Orient" nhưng có hiện diện khi thiết lập phân-hội chánh-thức. Vào tháng mười hai 1870,ông liên kết với những thành-viên khác trong 'phân sở toulon' và, được bầu làm thượng-sư,đã đem lại một năng động mới cho "Réveil de l'Orient".Trở về Pháp năm 1871,ông được bổ nhiệm làm Thư-Ký cho Hội Đồng Công-Trình Hải Quân(Conseil des travaux de la marine).Năm 1881,ông trở thành Phúc trình viên (maître des requêtes) của Hội Đồng Nhà Nước. Thường xuyên,Dislère (giờ đây đứng phẩm trật thứ 30) được "Le Réveil de l'Orient" yêu cầu làm đại biểu cho nghị-hội của GODF (Pháp Quốc Đại Đông Phương).Vào cuối thế kỷ,Dislère là một trong những khuôn mặt của gọi là "đảng thuộc địa" .Ông thuộc về Ủy ban đặc trách tổ chức Liên Hiệp Đông Dương. (Union Indochinois).Trước đó ông đã đóng góp vào việc tạo ra Bộ Thuộc Địa. Auguste Pavie,người nổi tiếng nhất trong bộ ba,sinh ra ở Dinan vào cuối thời trị vì của Louis-Philippe.Ông theo học ở trường trung-học Guingamp, thành-phố mà thân phụ ông ta được bổ nhiệm làm cò cảnh-sát (commissaire de police). Vào năm 17 tuổi,chàng thanh-niên Pavie đầu quân.Chế-độ của Nã-phá-luân III lúc đó đang có những chiến-dịch lớn ở hải ngoại.Bị hải-ngoại thu hút,Pavie phải đợi đến 1868 để được đi sang Nam Phần.Ở Sài gòn,Pavie ra khỏi tình trạng quân-sự để trở thành nhân-viên bưu-chính.Trở về chính-quốc nhân cuộc chiến tranh 1870,Pavie có lại các chức vụ như ở thuộc địa,nhưng tại những thị trấn xa xôi. Năm 1876,Pavie được bổ nhiệm sang Camboge (Cao Miên) trong một bưu cục lẻ loi ở Kampot. Ông tự học văn hoá khmer và chẳng bao lâu trở nên say mê. Chính lúc đó ông trở thành nhà thám hiểm.Toàn-Quyền dân sự đầu tiên ở Nam Phần,Le Myre de Vilers đã chú ý đến Pavie. Ông ủy -nhiệm ông này vào năm 1881 chỉ huy việc xây dựng đường điện tín Phnom Penh - Bangkok. Chính vào lúc đó Pavie gia nhập Hội Tam-điểm. Nhân một cuộc lưu-ngụ ở Sài gòn,ông được "Réveil de l'Orient" khải-đạo ngày 20.2.1882. Phân

Hội Tam Điểm - Trang 22/34

Page 23: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

hội cho ông làm đạo sinh (compagnon) rồi lên cấp " đạo sư " ngày 14.12.1882. Phiếu của ông ghi rằng nhà thám-hiểm khởi đi từ Xiêm đã không thể ký tên. Sau khi trải qua một thập niên để khám phá nước Cao-Miên, Pavie tiếp tục đi khắp nước Lào trong suốt một thập niên khác.Người ta hình dung dung được đời sống phiêu-lưu này không tạo dễ dàng cho sự chuyên cần của một "hội viên tam điểm". Vào năm 1886,sau những chuyến viễn-du ở Cao-Miên, Pavie đưa các thanh-niên Khmers đến Paris.Ông đã tạo dựng cho họ École Cambodgienne (Trường người Miên) ít lâu sau mở rộng thành Trường Thuộc-Địa.Khi nhận lãnh vào năm 1887 ban giám đốc của trường sau này,Paul Dislère đã làm như chính ông là người thực sự tạo dựng.Do sáng kiến của ông cho mở ra bên cạnh khu bản xứ là khu vực pháp dành cho những người trẻ muốn phục vụ trong đế-quốc.Khu vực sau này đã nhanh chóng theo chân khu vực trước. Nhắc đến những dò dẫm và những do dự đánh dấu bước đầu của Trường Thuộc Địa, Raoult Girardet đã viết " Cuối cùng điều thắng lợi là khái niệm do vị chủ tịch đầu tiên của Hội-Đồng Quản-Trị trường đề ra,Cố Vấn Nhà Nước Paul Dislère,cựu giám đốc thuộc địa của bộ Hải Quân,bạn của Etienne và là một người cộng-hoà vững chắc: Đó là khái niệm của một "Trường Lớn"(Grande École) tuyển dụng thiết yếu người chính quốc và tạo thành một trung tâm duy nhất để huấn-luyện mọi công chức thuộc-địa tương-lai,những nhà cai-trị và những phán-quan". Chúng ta nói thêm là hội đồng quản-trị mở ngõ cho những nhân vật có ảnh hưởng như Blancsubé.Thế nên,vào cuối những năm 80, ba thành viên nổi bật nhất của "Réveil de l'Orient" đã giữ vai trò của họ trong việc khai-sinh Trường Thuộc Địa.Dislère nắm giữ lâu dài chức chỉ huy hội đồng quản trị một trường học mà,trong số khoảng hai chục giáo sư,người ta có thể tìm thấy một vài cựu thành viên của phân-hội Sài gòn: cựu thượng-sư Bonet hay Ernest Brière mà, khi đến Nam Phần như là một sĩ quan, đã cải chuyển sang hành chánh dân sự với một công nghiệp tốt đẹp về sau .

Chương II

Những phân-hội đua nở. Từ 1871 đến 1879,nước Pháp băng bó những thương tích của cuộc nôi chiến.Chính là thời gian để trầm tư mặc tưởng.Việc thực dân hoá đã tiến bước,mặc dù chỉ một vài sáng kiến cá nhân ở địa phương. Năm 1881,Ferry,trong lần đầu làm bộ trưởng, thúc đẩy trở lại việc bành-trướng thuộc địa. Năm 1883,Jules Ferry trở thành Chủ-Tịch của Hội-Đồng, dùng lại chánh sách xâm-chiếm ở Việt Nam. Nước Pháp áp-đặt những hiệp-định về bảo-hộ với triều-đình Huế.Nhưng phải mất hơn một thập niên hành-quân để các tay thực dân chấm dứt các cuộc nổi loạn.Vào năm 1887,Paris quyết-định tạo ra Liên-Hiệp Đông-Dương để tập trung dưới cùng một thẩm quyền các vùng lãnh thổ Viễn Đông thuộc Pháp.Luật-sư,cựu (và tương lai) Tổng Trưởng Nội Vụ,nhân viên của lãnh-đạo-đoàn Grand Orient,Constans khai mạc cho một loạt các Toàn Quyền ở Đông Dương. Việc sáng-lập,tại Hanội , phân hội "Fraternité tonkinoise" xảy ra vào 1886-1887,dưới sự bảo-trợ của Jean-Marie de Lanessan. Bác-sĩ Lanessan đã biết đến Đông Dương từ 1868: lúc đó ông là trợ-y (aide-médecin) ở Nam Phần. Nhà bác-học này đã được phân-hội "Liberté et conscience"

Hội Tam Điểm - Trang 23/34

Page 24: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

(Tự Do và Lương tâm) tại Paris thu nạp vào năm 1878.Vào năm 1886,khi làm dân biểu của Seine,Lanessan được giao nhiệm-vụ nghiên-cứu về đế-quốc. Chính trong cuộc hành-trình dài này mà ông đã tiếp xúc với Đông-Dương.Bên cạnh Lanessan,GO ( Grand Orient de France) đã ủy nhiệm, để trông coi việc sáng lập hội-sở, vị đại úy viễn dương Robin,trung úy lục-quân Hossinger và Cherles Halais,một sĩ quan trở thành công chức cao cấp. Chín hội viên cấp bậc "đạo sư* " ( maitre) sáng lập "La Fraternité tonkinoise". Trong số họ,cho thấy là các anh em Schneider sẽ trở thành những khuôn mặt lâu dài của tam-điểm ở Hanội. Năm 1886,Ernest Schneider,gọi là anh cả Schneider,đã đến gặp em ông ta là François ở Đông Dương. Nhà in, nhà sản xuất giấy, nhà sách, sáng lập viên các tờ báo,anh em nhà Schneider sẽ có một dấu vết trong đời sống kinh-tế, nhưng cũng cả trong lịch sử báo chí Bắc Phần,đã làm thăng tiến các nhân tài trẻ người Việt. Chính thức được thành lập ngày 23 tháng sáu 1887,phân hội đã tức khắc viết cho Jean Claude Colfavru,đại sư (grand maitre) của GO người đã phát biểu tại Quốc-Hội chống lại việc phiêu lưu ở Bắc-Phần. Người ta đã đưa ra các phong-phú của đất nước này,người ta đã giảm thiểu hoá các khó khăn trong việc bình-định. Nói chung, bằng văn thư đó, phân-hội đã tính chuyện khuyến dụ vị đại sư vào ý kiến bành-trướng và đè nặng trên chánh sách đông dương của bộ ở vào một lúc mà vấn đề hãy còn lâu mới được quyết-định. Một thư ngắn khác được gởi tới các khuynh hướng yểm trợ sự vận động. Trong những năm sau đó,hội-sở cũng yêu cầu sự chi viện tài chánh của những phân hội GO .Ảnh hưởng của "Fraternité tonkinoise" có thuận-lợi nhờ hệ thống các hội sở được tạo thành ở chính quốc và ở các thuộc địa qua các bảo đảm thân-hữu.Vào năm 1891,nhân cơ hội phát hành một cuốn sách của Ferry,phân-hội đã viết cho GO (mà họ đòi hỏi lần nữa sự ủng hộ):"Cuộc chinh-phục Bắc-Phần sẽ là thành quả lớn nhất, đẹp nhất của đệ tam cộng hoà. Đó là một vinh-dự cho nó khi tạo ra Đông Dương thuộc Pháp,đã phần nào xóa đi sự nhục nhã của thoả hiệp 1763 đã giao cho quân Anh đế quốc chúng ta tại Ấn Độ. Ngay từ những tháng đầu mới thành lập ,"La Fraternité tonkinoise " đã có hơn 30 thành-viên.Thật chưa đủ để hoạt động một cách bình-thường. Ban lãnh-đạo của phân-hội đã tính sổ vào tháng mười một 1887.Trên số 24 "đạo sư " của hội sở,chỉ có 16 người cư ngụ ở Hanội. Và,trong số những người này,các quân nhân và một số công chức không thể chấp nhận được bầu vào các chức vụ chính yếu ( officiers)vì lẽ họ bị khó khăn do những thay đổi đột ngột nơi cư trú. "La Fraternité tonkinoise" xin ban lãnh đạo GO việc khả dĩ rút ngắn giai đoạn đi từ cấp 'tập sinh' lên cấp 'đạo sư": "Hội sở của chúng tôi,hãy còn rất non trẻ,nằm trong một thuộc địa mới nơi mà những đổi chỗ thay nơi rất thường xuyên,cách GO cả 4000 dặm,để sống còn được cần phải có một số tin tưởng toàn phần của quý vị".Sự tiến triển rất đều đặn. Vào năm 1892,hội sở có 54 thành viên trong đó có 34 "đạo sư " .Phân hội gồm có hai luật sư,một kiến-trúc-sư,ba dược sĩ,hai giám đốc báo,ba công chức quan trọng mà Morel trong tương lai sẽ là thượng-trú-sứ ở Bắc Phần. Vào tháng sáu 1891,các huynh đệ của "La Fraternité tonkinoise" đã có được sự hài lòng khi thấy Jean-Marie Lanessan ,người đã bảo trợ cho phân hội,được gởi đến như là Toàn Quyền. Ngày 7 tháng hai 1892,Lanessan đã cùng vợ tham dự bữa tiệc "hạ chí " của "La Fraternité tonkinoise". Nhưng,những chức vụ

Hội Tam Điểm - Trang 24/34

Page 25: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

chánh-thức đã khiến ông phải biểu lộ một số dè dặt đối với tam-điểm bản-xứ.Ông ta không liên kết với hội sở. Đổ bộ đến Bắc Phần vào cuối năm 1894, hoàn toàn thuộc về một phe khác,Lyautey không tiếc lời ca tụng vị quyền-tổng-tài (proconsul) 'đã thông minh xuất chúng' bị loại trừ vào năm 1895. Đồng thời,vị thống chế tương lai cũng ngạc nhiên là, chỉ ít lâu sau khi bị chinh phục, Hà nội chứng tỏ được một sự tiến-bộ như thế;thành phố được hưởng điện lực và có một phân hội tam điểm. Trước tin ra đi của Lanessan "La Fraternité tonikoise" bày tỏ sự kinh hoàng.Phân-hội Hải Phòng cũng chia xẻ những luyến tiếc.Chính vì vị quyền-tổng-tài 'de Lanessan' đã chứng giám việc mở phân-hội mới này. "La Fraternité tonkinoise" có một vài huynh đệ ở Hải phòng. Nằm cách biển 30 cây số trên một nhánh sông,thành phố là một sự tạo dựng thực dân. Mặc dù những bất-tiện,người ta cũng đi đến chỗ coi Hải phòng như là một hải cảng thiên nhiên của Bắc Phần. Vào đầu thập niên chín mươi,chưa có đường xe hoả,chưa có những con đường tốt nối liền Hải phòng với Hà nội ,để vuợt qua khoảng cách chừng trăm cây số chia cách hai thành phố, cách đơn giản nhất và an toàn nhất là di chuyển bằng xà-lúp(chaloupe),nhưng hành trình mất một ngày.Điều này khiến hội viên tam-điểm ở Hải phòng chẳng tham dự những sinh hoạt của "La Fraternité tonkinoise".Do đó có ý kiến lập ra một phân hội địa phương,phân hội mà người ta nghĩ rằng đáng tin nhất là hải cảng có những mở mang đẹp đẽ. Nhiều nhân-sĩ địa phương tham dự vào việc sáng lập,trong đó có Louis Caille,khi đó là thị trưởng thành-phố.Năm 1892,"L'Etoile du Tonkin"(Bắc Phần tinh-đẩu),đông đến 20 thành-viên,đã chào đời dưới quyền của Robin. Ngay từ khởi đầu,hội sở mới có một vài huynh đệ có một hành-trình tam-điểm đặc biệt.Vị Chưởng Lý Long đến từ phân-hội Toulon "La Cordialité" được biết như là một chi phái không được GO thừa nhận (Misraim). Ông Hi Lạp Georges Vlavéanos, gọi là đại úy Georges, được dẫn nhập vào năm 1867 bởi phân hội "Cosmopolitain" ở Thượng-Hải (phân hôi này thuộc về Grande Loge d'Ecosse),ông ta đã đánh trận ở Ấn Độ,ở Trung Quốc(từ 1871 đến 1885) và đã tham dự mọi cuộc chiến của Pháp nhằm tấn công các cửa ngõ của Bắc Phần. Kỷ sư người Anh,William Jack,về phần ông ta, đã gia nhập tam điểm ở Hồng Kông (phân hội John's). Chính Jack đã xây dựng vào 1893 một ngôi điện trên một thửa đất của ông. Năm 1906,phân hội trở thành sở hữu chủ của toà nhà thông qua một hiệp hội dân sự bất động sản (société civile immobilière). Jack thuộc về nhóm sáu thượng-sư nối tiếp nhau giữa 1894(chấm dứt nhiệm kỳ của Robin) và 1911(khởi sự thượng-sư-vụ của Paquin), vị chưởng-pháp là dược sĩ Brousmiche,sinh năm 1872 ở Jussey (Haute Saône),Léon Jacob Pakin đã lập nghiệp ở Hải phòng vào 1898 sau 7 năm phục vụ trong trường gươm trận giáo. Được bầu làm hội viên hội đồng tỉnh năm 1904,được "L'Etoile du Tonkin" dẫn nhập vào năm 1905,Paquin đã nhanh chóng leo lên các bực của tam-điểm và của quyền lực thị xã.Thượng-sư của phân hội năm 1911,đệ nhất phụ tá từ 1912,ông đã giữ hai trách vụ này trong hơn một phần tư thế kỷ. Nếu như Paquin không được bầu làm thị trưởng,vì rằng,ngoại trừ Saigon, trong thuộc địa Đông Dương chức này do một công chức được bổ nhiệm.Dẫu sao,Paquin cũng đôi khi đảm nhiệm xử lý thường vụ.Sáng lập viên ngay từ trước đệ nhất thế chiến một phân-đội của Liên đoàn

Hội Tam Điểm - Trang 25/34

Page 26: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

nhân quyền (Ligue des Droits de l'Homme), Paquin cũng sẽ tham gia bền bĩ tổ chức này. Về Chánh trị ông thuộc trung tâm tả phái,đảm nhiệm nhiều chức vụ, Paquin là một nhân sĩ được kính nể. Vào năm 1895,"La Fraternité tonkinoise" bị một sự đe dọa phân-hoá khác.Tám " đạo sư " cư ngụ ở Hanoï đã đề nghị tạo lập trong thành phố một hội-sở khác.Được gọi là "La Solidarité tonkinoise",hội sở này làm việc theo nghi-thức Tô Cách Lan. Cáo buộc một cách kín đáo "La Fraternité tonkinoise" đã thiếu năng động,tám vị này đã đưa ra một chương trình gồm 13 điểm. Bản văn này không gây ra nhiều chống đối,nhưng ý tưởng tạo ra một phân hội thứ ba ở Bắc Phần bị phần lớn coi là không hợp lý.Dự án đã bị bỏ qua. Vào năm 1897,cuộc chinh-phục kết thúc.Cựu tổng-trưởng Paul Doumer, lúc đó là một trong những khuôn mặt của Grand Orient, được bổ nhiệm đứng đầu đất nước. Sẽ do vị tân toàn quyền này đưa ra cho toàn bộ Đông-Dương những cơ cấu vững chắc. Hành-chánh được tập-trung quanh Hà nội được Paul Doumer lựa chọn như thủ-đô. Từ Hanội, vị Toàn Quyền ngự trị trên một đẳng cấp công chức mà đứng đầu ở Nam Phần (Cochichine) là một Thống-Đốc (dấu hiệu chứng tỏ lãnh thổ thuộc về Cộng Hoà Pháp), ở Bắc Phần (Tonkin),Trung Phần(Annam), Cao-Miên (Cambodge) và Lào (Laos) là những "thượng trú-sứ" (résidents supérieurs)*. Tiếp theo Doumer là những người tam điểm làm công chức cao cấp: Beau (1902-1908),rồi Klobukowski (1908-1911).Với Albert Sarraut,trở lại thời kỳ của các chánh trị gia,nhưng Sarraut không thuộc về đoàn(trái với thân phụ của ông).Trong suốt thời kỳ trước chiến tranh,khi mà các vấn đề về quản trị và tổ chức vượt trên các vấn đề duy trì trật tự,Đông Dương đã thấy mở ra một loạt các phân-hội.Bốn trong số này thuộc về Grand Orient,Hai thuộc về GLDF( Grand Loge de France ).Còn phải thêm vào đó một loạt các hội-sở cao cấp (ateliers supérieurs). Dù rằng Cao Miên đã được đặt dưới sự bảo-hộ của Pháp từ thời Napoléon đệ tam, phải đợi đến năm 1906 mới có một phân hội được thành lập ở đây. Chính vì Phnom Penh là một thủ đô nhỏ nơi mà cộng đồng dân di-thực gia tăng chậm chạp.Vào năm 1906 "L'Avenir khmer" được thành-lập. Lục-sự Ludovic Boutier giữ vai thượng-sư của một hội sở tạm thời hoạt động trong phòng ốc của ông.Boutier sau đó nhường chỗ cho Adolphe Voitel,quản-trị viên các sở dân sự.Một phong trào chống-đối các người lãnh-đạo của phân hội non trẻ ta thán là ban lãnh đạo của GO đã không có khá đủ ưu ái để đón tiếp sự thành lập này, nếu biết thế người ta đã gia nhập vào GLDF.Vào năm 1909,điện được hoàn tất, tầng trệt dùng làm thư viện bình dân. Kể từ đầu thế-kỷ,một số hôi viên tam-điểm ở Saigon đã nghĩ đến việc tạo dựng một phân hội ở Trung Phần(Annam).Người ta nghĩ đến Tourane(Đà Nẳng sau này), phải lợi dụng lúc Tourane - hải cảng đang chờ đợi được phát-triển - có những công chức tam-điểm(kể cả công-sứ Hauser).Trước hết là thành lập một tam giác.Sau đó,vào năm 1907 nảy sinh "La Libre Pensée d'Annam".Tám sáng lập viên thuộc về công-quyền,năm cư trú ở Tourane,hai ở Faifo và một ở Huế. Là công chức cao cấp duy nhất của nhóm,Gustave Serres được bầu làm thượng sư.Trong diễn văn khai mạc,Serres đã cảnh-giác: "Trong các phân hội thuộc địa,người ta đã không nghĩ nhiều đến sự tiến hoá nhanh chóng của các thành-

Hội Tam Điểm - Trang 26/34

Page 27: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

phần bản xứ trong mối giao tiếp với chúng ta.Thay cho nổ lực chiến đấu để chinh-phục,người ta đã thay bằng một sự hợp tác áp đặt,nhưng cần phải hiểu rằng với sự hợp tác cưỡng bách bởi vì được áp đặt cho kẻ chiến bại. Điều khôn ngoan và có lợi hơn là thay thế sự " hợp tác cưỡng bách" bằng một "thoả hiệp kết ước". Những khó khăn về truyền-thông gây khó khăn cho việc hoạt động của "La Libre Pensée d'Annam" ( Tự do tư tưởng Annam).Vào năm 1911,thượng sư Boudineau (quản trị viên các sở dân sự) báo với Grand Orient rằng xứ này gặp phải ba trận cuồng-phong liên tiếp đã ngăn trở các huynh đệ hội họp bình thường."La Libre Pensée d'Annam" cũng bị xáo trộn bởi việc ra đi của một số công chức.Vì vậy nhóm Tourane bị vỡ vụn và vào năm 1911,phân hội được đưa về kinh đô Huế. Một số hội viên tam điểm giải thích việc dịch chuyển này không phải là sự tình cờ nhưng là do ý định của những quản trị viên cao cấp phản-động để bẻ gẫy "La Libre Pensée d'Annam".Năm 1912,sự bất-bình âm ỉ ở hội sở, người ta trách cứ thượng sư Devraigne (thanh tra các sở nông-vụ và thương-vụ) về các bài viết (ẩn danh hay ký tên) mà ông gởi cho nhật báo Le Réveil du Tonkin. Grand Orient cũng thấy việc tạo lập thêm các hội sở trong những thành phố đã sẳn có. Người ta có thể nói trong trường-hợp này là sự " nhân hai " bằng cách tách đôi. Năm 1898,một phần các huynh-đệ của phân-hội Sài gòn đứng ra lập "Les Fervents du Progrès". Sự phân-ly không phải là không có liên hệ với chánh-trị địa phương, người ta trách-cứ "Réveil de l'Orient" đã chịu dưới quyền của đô trưởng Paul Blanchy (mà vị tân toàn quyền Paul Doumer chống đối). Buổi đầu,sự phản kháng còn đôi chút ngụy trang,phân hội mới coi như thuộc về phiá đông của Chợ Lớn. Thực ra,ở "Les Fervents du Progrès" chỉ có toàn người Pháp,và phần lớn cư trú ở thủ đô Nam Phần.Trong vòng vài tháng,phân hội được đưa về Sài gòn.Cái chết của Blanchy vào 1901 đã dập tắt một trong những duyên cớ cãi cọ.Tuy nhiên phải đợi đến 1913 việc phân ly mới biến dạng.Sự hỗn -hợp được thực hiện trong bình đẳng.Từ nay,hội sở ở Sài gòn của GO sẽ được gọi là "Le Réveil de L'Orient et les fervents du progrès réunis". Ở Hanội,vào đầu thời chánh phủ Clémenceau,"La Fraternité tonkinoise",lúc đó hùng hậu với khoảng một trăm huynh đệ,đã có những giao động vì những mối bất hoà khác nhau. Ngoài vấn đề nhân sự không thể tránh khỏi thêm vào sự chống đối giữa những người giữ và đối thủ của chủ nghĩa biểu tượng, tranh chấp giữa những thế hệ và (vào những lúc có sự sụp đổ giữa những khối tả phái) cãi cọ giữa người theo xã hội và cấp tiến. Năm 1908,chính các nhân sĩ của phân hội (nhân sĩ của xã hội dân sự và có phẩm trật cao) đã dẫn đạo sự ly khai. Bên cạnh các anh em nhà Schneider, phải kể đến các công chức cao cấp (Gabriel Michel,Ernest Bride,Charles Lemarì) và các nhà kỹ nghệ (Henri Meiffre,Daniel Bernhard).Tham dự vào việc khai mạc "Fraternité et tolérance" có thẩm quyền cao cấp nhất của Đông Dương,huynh Bonhoure,thượng trú sứ ở Bắc Phần lúc đó đang xử lý thường vụ Toàn Quyền.Đệ nhất thượng sư Ernest Schneider đã nhanh chóng nhường chỗ lại cho giám đốc nông-nghiệp Charles Lemarì chủ toạ phân hội đến khi kết thúc.

Hội Tam Điểm - Trang 27/34

Page 28: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

Vào năm 1911,thoả hiệp giữa hai hội sở Hanội đã chấm dứt sự ly khai. Theo như sự lượng định,sự chia đôi này đã cho những người không hiểu biết một hình ảnh xấu về Grand Orient; nhiều huynh đệ bị lúng túng đã lựa chọn việc không tham dự vào những công tác; do tình trạng này,cuối cùng,các cuộc họp ít được tham dự,nhất là "Fraternité et tolérance" đã phải hủy bỏ một số cuộc họp.Hội sở này có 35 thành viên đã bị "La Fraternité tonkinoise" thu nạp. Mặc dù có những sự hỗn-hợp,Saïgon và Hanoï có ở mỗi nơi hai phân-hội (xanh) vào trước lúc có chiến-tranh do việc xuất hiện gần đó của GLDF trong khung cảnh tam điểm địa phương .Vào năm 1908,đại tá Ronget cho lập ra "La Ruche d'Orient".Nhiều người được thực dân hoá thuộc về thành viên sáng lập,như người gốc pondichéry Manuel (được "Le Réveil de l'Orient dẫn nhập) và người Việt Nam Đỗ Hữu Trí. Đối với người sau này đúng là một chuyện giả tưởng.Thuộc về một gia đình có liên hệ với Pháp,Luật sư toà thượng thẩm tại Paris,thành viên của phân hội " Le Libre Examen",luật-gia này đã được Thư ký trưởng (grand sécrétaire) của GLDF cho ghi tên sau vào nhóm sáng lập phân hội."La Ruche d'Orient" đã dành quyền "nghiên cứu các vấn đề triết-lý và xã hội và việc phổ thông hoá việc này giữa những dân bản xứ ở Viễn Đông" cũng như việc "nghiên cứu tôn giáo và hội kín ở Á Châu và đặc biệt nguồn gốc và mối liên lạc giữa họ với nhau". Phân hội mới tuyển dụng ít.Sau cuộc thế chiến,"La Ruche d'Orient" không có hơn hai mươi thành viên. Ở Hanoï,cũng chính một sĩ quan,đại úy pháo binh Gillet,đã lập ra vào năm 1912 một phân hội của GLDF,"Les Écossais du Tonkin".Hội-sở gồm các hôi viên tam-điểm có đụng chạm với "La Fraternité tonkinoise", đáng kể là Louis Galuski, công chức cao cấp bị coi là quá bồng bột đã bị các nhà lãnh đạo của phân hội GO buộc phải từ chức. Sự đua nở này đã làm gia tăng việc tạo lập các hội sở cao cấp. Kể từ 1895,một hội quán (chapitre) được thiết lập tại Saïgon.Sáng lập viên của hội quán này là thẩm phán Gabriel Michel đã là vị chủ tịch đầu tiên.Có lẽ việc sáng lập đã quá sớm: do việc không có đông người tham dự các cuộc họp,hội quán "Le Réveil de l'Orient" đã gặp khó khăn trong việc hoạt động ở những năm đầu tiên.Nguồn gốc nghề nghiệp của người sáng lập đã đánh dấu thành phần của hội sở: cho đến lúc có chiến tranh,những người trong ngành pháp-luật tham dự đông đảo ở đây.Vào năm 1910,thủ đô của Cochinchine còn có một hội đồng triết lý cũng được gọi là "Le Réveil de l'Orient". Ở Hanoï,hội-quán có từ 1903,hội đồng triết-lý vào 1907.Gabriel Michel cũng đã giữ một vai trò quyết định trong việc tạo dựng.Hệ thống những hội sở cao cấp ở Bắc Phần được bổ túc bằng một hội quán ở Hải Phòng trước khi có thế chiến.Tất cả các phân hội đó đã lấy tên của những phân hội xanh địa phương. Về phần những huynh đệ của Grande Loge,họ có một hội quán ở Saigon "Confucius" (Khổng Phu Tử) kể từ năm 1911.

• Ghi Chú

* Những cấp bậc trong Hội Tam Điểm gồn có 3 : 1- Tập sinh/ nhập sinh ( Apprenti). 2- Đạo sinh ( Compagnon). 3- Đạo sư ( maitre). Thời gian ở cấp "tập sinh" kéo dài từ 1 đến 2 năm, ở cấp "đạo sinh " từ 1 đến 2

Hội Tam Điểm - Trang 28/34

Page 29: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

năm. Nói chung thông thường từ khi nhập hội đến khi lên cấp bậc "đạo sư " phải trải qua thời gian từ 3 đến 4 năm.Chỉ có những hội viên ở cấp " đạo sư " mới có thể đảm trách được các " trọng trách chính yếu " của hội sở.

Chương III

Hiệp-hội tam-điểm ở Đông-Dương vào đầu thế- kỷ. Trong một cuốn sách nhỏ xuất-bản vào 1906,Edouard Van Raveschot,lúc đó là thành-viên của "La Fraternité tonkinoise ", lượng định rằng Đông Đương có khoảng 500 hội-viên tam điểm. Mà,nếu chúng ta tham khảo các danh sách hiện có,người ta không đếm hơn 200.Sự sai biệt rất quan trọng.Điều này do việc một số huynh đệ không ra mặt.Họ được dẫn nhập tại Pháp,mà họ tính về để nghỉ hay về luôn,họ tiếp tục trả tiền lệ phí cho phân hội ở chính-quốc,nhưng họ không lui tới các hội sở địa phương:họ không liên hệ với các phân hội Đông Dương,nhưng có khi họ đến thăm viếng. Thường xuyên,các phân hội Đông-Dương (của GO cũng như của GLDF)phản đối lại thực trạng này.Vào tháng tư 1907,"L'Étoile du Tonkin" dưa ra lời mong muốn:"các phân-hội của liên-bang sẽ được Grand Orient thông báo tất cả các dịch chuyển liên quan đến các thành viên hoạt động được gởi đi hải-ngoại. GO sẽ thiết lập danh sách và thông báo mỗi sáu tháng cho các phân hội ở thuộc địa và các phân-hội này sẽ được biết tất cả các "francs-maçons ( hội viên Tam Điểm ) từ Pháp đến". Thường xuyên những phân -hội này cũng khó chịu về việc một người Pháp thổ địa nào đó đã xin dẫn nhập nhân khi nghỉ ở Pháp mà các phân hội ở địa phương chẳng được tham khảo. Trường hợp nổi bật nhất là của bác sĩ Le Lan.Năm 1896,vị y sĩ kiên nghị-viên thành-phố Hanoï đã gia nhập tam-điểm,cũng như người bồi của ông ta,qua hội sở ở Paris "Droit et justice".Khác với xã hội dân sự,các phân hội Bắc Phần đã phẩn nộ:sự tai tiếng là do việc Le Lan đã bị phân hội "La Fraternité tonkinoise" từ chối,nhưng hơn tất cả là việc ông ta đã cho dẫn nhập người bồi của ông mà người ta thì thầm người này không phải chỉ là người hầu của ông ta" "La Fraternité tonkinoise" cũng như "L'Étoile du Tonkin" đòi hỏi Grand Orient phải làm một việc xoá sổ kép,người ta còn đe dọa sẽ đưa lên Grande Loge nếu như các yêu sách không được chấp thuận. Cuối cùng,hai cuộc dẫn nhập này bị hủy bỏ. Sự việc kỳ cục này cho thấy một thực tế:các phân hội Pháp mở cửa dễ dàng hơn nhiều cho những người "Annamites" hơn là các phân-hội địa phương.Khoảng năm 1900,các phân hội này không có một người dân bản xứ nào."Le Réveil de l'Orient" đã có ghi nhận một người Việt trong nhân số của họ vào năm 1884. Nhưng,ít chăm chỉ,ông Tran Nguyen Hanh này chẳng bao lâu đã bị xoá tên vì không đóng lệ phí.Năm 1893,đại biểu của Grand Orient cạnh các phân-hội Viễn Đông đã đề nghị mở cuộc tuyển dụng,ông đã nhận được một trả lời quyết liệt của thượng-sư của "La Fraternité tonkinoise": có nguy cơ khi tiếp đón các người Trung Hoa vì người ta biết sở thích về các hội kín bài ngoại;về phiá người Việt Nam,họ

Hội Tam Điểm - Trang 29/34

Page 30: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

không thể hiểu các ý tưởng của tam điểm. Khai mạc vào năm 1907 phân hội "La Libre Pensée d'Annam",Serres cũng đã dự báo rõ điều này:"không phải là chuyện phiêu lưu để dự đoán ngày mà qúy vị phải để cho người bản xứ vào điện.Hãy tin tôi,vấn đề được đặt ra sớm hơn là quý vị nghĩ.Lúc đó cần thiết là chỉ đem lại ánh sáng cho những cá nhân nổi bật(...). Đã đến lúc trong mối liên hệ với các dân bản xứ chúng ta phải tự khêu gợi nên các tình cảm tam điểm tốt nhất ". Vào hồi đó,tiểu xã hội tam điểm ở Đông Dương là một xã hội nam-giới người Pháp.Khoảng gần một nửa thành viên của phân hội thuộc về công quyền.Khi đọc một số điều ước nguyện,người ta đôi khi có cảm giác - và điều này cũng đúng sau chiến tranh- là các hội sở Đông Dương cư xử như một hội ái-hữu,có thể coi như một nghiệp đoàn công chức.Vì thế,năm 1911,Toàn Quyền Klobukowski đã bị nhiều phân hội tấn công mạnh mẽ chỉ vì đã cấm các nhân viên công chức có những hoạt động thương mại đằng sau những biện pháp như thế "các năng lực trẻ và dũng mãnh sẽ bị lấy ra khỏi thuộc địa". Một số nhỏ các huynh đệ thuộc về quân đội.Các quân nhân được dẫn nhập ở thuộc địa là những sĩ quan cấp thấp hay các hạ sĩ quan,rất ít khi là lính trơn. Điều cho phép nghĩ rằng tỉ lệ nhân viên Nhà nước sẽ còn quan trọng hơn nữa nếu người ta tính cả các người tam điểm không khai báo.Theo như thuật-ngữ của thời đó phần lớn các huynh công chức dân sự được đánh giá là cò-mi (commis hay là nhân viên:employés),nhân viên thường trú,bưu điện,quan thuế,ngân khố..Các phân hội không thiếu các giáo-chức.Thế nên trường sư-phạm Gia Định (gần Saigon) chịu nhiều ảnh hưởng của tam-điểm*.Khối người cộng-hoà trưởng giả nhỏ bé này- trong những thời buổi dũng cảm này chỉ thường gồm những người độc thân-đã tìm thấy trong các hội sở một nơi thân-ái,một diễn đàn thảo luận,một trung tâm liên lạc hữu ích.Các công chức cao cấp chẳng bao giờ thấy ở phân hội.Thị trưởng Hanoï đã từ chức trong "La Fraternité tonkinoise ". Vị thượng sư (xử lý) Joyeux có thể viết "Không phải là hội sở của chúng ta đã mất đi một huynh tận tâm vì tam điểm,huynh Baille chẳng bao giờ tham dự các phiên họp;nhưng chúng ta phải thông báo về việc này là các người tam điểm có một trách vụ cao trong nền hành chánh thuộc địa đã vội vã nắm lấy những cơ hội chợt đến để đào nhiệm ở các phân hội".Việc Giám Đốc Nông Nghiệp Charles Lemarié,việc giám đốc quan thuế Alexis Boundal chăm chỉ lui tới các hội sở của họ và nhận lãnh các trách nhiệm ở đó được coi là biệt lệ đáng mừng. Các người Pháp tam điểm ở Đông Dương không có gì khác biệt với các huynh đệ ở chánh quốc.Họ chẳng đặt vấn đề gì về tính cách hợp lệ từ việc thuộc địa.Văn bản của một người tam điểm ở Hanoï (Pierre Isnard),ghi năm 1934, còn có giá trị hơn cả với thời kỳ trước năm 1914:"Ở Đông Dương,không có đảng cộng-hoà được tổ chức,ngoại trừ tam điểm,tôi nói rõ hơn nữa là tam điểm của Grand Orient..Chính sau đó,phân hội này trở thành quán quân thực sự của Cộng Hoà trong những xứ sở này". Bảo vệ nền Cộng-Hoà và các giá trị của nó,chiến đấu chống lại các phản ứng, bảo vệ tính cách thế tục,chống lại chủ nghĩa giáo trị (cléricalisme):đó là những luận đề chánh trị thông thường nhất. Vào giai-đoạn này của đệ tam Cộng Hoà Pháp, vấn đề công-giáo thường được

Hội Tam Điểm - Trang 30/34

Page 31: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

nghi vào nghị trình các phiên họp , và các phân hội Đông Dương đặc biệt cáo giác các hoạt-động và các đặc quyền của các " Phái Bộ truyền giáo" .Các nhật báo do các phái bộ truyền giáo điều khiển chống lại các nhật báo được tam điểm gợi ý.Để được an toàn hơn,"La Fraternité tonkinoise" tung ra vào năm 1902 một nhật báo (L'Indochine républicaine) mà số vốn là hoàn toàn của các huynh đệ. Trong khía cạnh đó,người ta trách-cứ các phái bộ truyền giáo về thế-lực và sự giàu có của họ (nhất là về đất đai).Sự giàu sang này lại càng tai tiếng hơn khi thấy không tương xứng với số tân-tòng và sự cần thiết về phụng vụ. Người ta cũng chê trách hệ thống giáo dục do phái bộ nắm giữ.Nó có quá nhiều thế lực so với các trường thế tục bị Nhà Nước quá coi thường;có tính ngu dân,những môn học coi thường tiếng nước nhà,được dạy bằng tiếng Việt.Người ta trình bày các nhà truyền giáo không những chỉ là những người cộng hoà xấu,nhưng cũng còn là những người Pháp xấu.Đôi khi người ta buộc tội họ đã đẩy những giáo dân chống lại chính quyền thuộc địa.Và còn những cái khác... Ở Bắc Phần(Nord-Tonkin) "các nhà truyền giáo Tây-ban-nha bất lương,vô học và phóng-túng đã tìm đủ mọi cách có thể để chống lại ảnh hưởng Pháp" (Van Raveschot).Vào năm 1909,hai phân-hội ở Saigon của GO yêu cầu thượng cấp vận động với công quyền để chống lại các tu sĩ Tây-ban-nha đang rao giảng sự nôi loạn chống lại Pháp.Các huynh-đệ ở Đông Dương tự ý công ký về phẩm cách của cộng-đồng công-giáo (rất đông phần lớn ở Bắc Phần):đó là cặn bã của nhân dân an-nam đã theo đạo,thượng lưu hãy còn chưa thẩm thấu với sự tuyên truyền.Luận cứ luôn luôn và vẫn còn trở lại:Nền Cộng Hoà (kể cả các đặc sứ tam điểm) cho thấy một sự dễ dãi không thể giải thích được đối với kẻ thù và không thực sự yểm trợ đám đông những người thực sự bảo vệ nó,những huynh đệ các phân hội. Đó đây người ta chỉ trích khẩu hiệu lẫy lừng của các cố tổ (grands ancêtres) về chống chủ nghĩa giáo quyền không phải là một món hàng đem xuất cảng.Người ta chê trách Nhà Nước đã không áp dụng ở Đông Dương các đạo luật thế tục lớn được biểu quyết giữa 1901 và 1905.Trong nhiều năm các phân hội đã soạn thảo các đề nghị theo chiều hướng này.Thế nên,vào tháng tư 1907 "L'Étoile du Tonkin" đưa ra lời yêu cầu "rằng độc quyền về giáo dục công cộng ở Đông Dương chỉ được dành riêng cho chánh quyền đại diện Cộng Hoà Pháp ở nước này,nó có nhiệm vụ đảm-trách một cách nhanh chóng nếu được và trên một qui mô lớn nhất nền giáo dục tiểu học hoàn toàn thế tục,miễn phí và cưỡng bách bằng cách ban hành đạo luật ngày 07 tháng bảy 1904 loại bỏ giáo dục tu hội (congrégationniste) (luật đã được đem ra áp dụng ở Algérie bằng đạo luật 18/09/1904).Luật về Phân Li xem chừng đạt một cao điểm trong việc chống giáo quyền chủ nghĩa ở Đông Dương. Hai tiểu-tập (opuscules) rất mânh mẽ được các thành viên của "La Fraternité tonkinoise" soạn thảo,một do Van Raveschot (và để dùng trong nôi bộ),cuốn kia nhờ ngòi bút của Camille Pâris (sau nhiều cuộc phiêu lưu trở thành nhà đồn điền ở Nam Phần).Các văn chương này không tránh việc tấn công "cá nhân" :người ta chỉ trích đạo hạnh (moeurs) của một tu sĩ này hay một tuyên úy khác. Vừa mới thành lập được phân-hội Đông Dương đầu tiên,GLDF đã đề cập đến vấn đề các phái-bộ truyền giáo ở Việt Nam với nghị hội của họ vào năm 1909.Người ta nói đến vai trò các người truyền đạo Tây Ban Nha bằng cách nhấn

Hội Tam Điểm - Trang 31/34

Page 32: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

mạnh rằng qui chế của họ được qui định bởi thoả ước,người ta không thể làm gì chống lại họ. Chống lại các tu sĩ người Pháp,người ta làm lại các lời tố cáo thông thường.Nicol cho biểu quyết một yêu cầu đòi áp dụng trong các thuộc địa các luật về " phái bộ truyền giáo" và về sự tách biệt giữa Giáo Hội và Nhà Nước.Nhưng trong cuộc tranh luận những tiếng nói bất đồng đều được trình bày . Courcelle-Seneuil cho rằng điều thiết yếu nằm ở chỗ khác ("Cần phải biết nếu chúng ta cần phải tiếp tục ức chế những người bản xứ hay nếu như không đúng,tốt hơn,cho họ độc lập").Về phiá Delaunay - thuộc về viện dân biểu -ông cho rằng điều thỉnh nguyện này không thể áp dụng,bởi vì nó không thể nào lượng định được tương lai. Sự tranh đấu chống lại chủ nghĩa giáo quyền được thể hiện bằng những yêu cầu lập lại rằng người ta chỉ gởi đến thuộc địa những công chức cộng hoà đã được thử thách.Một số việc bổ nhiệm trong nền hành chánh cao cấp ở Đông Dương đã gây ra những sự phản đối bất mãn. Kể từ vụ án Dreyfus ( vu cáo ông nầy, gốc người Do Thái, là gián điệp của Đức ) ,người ta mong muốn như ở chánh quốc,cộng hoà hoá quân đội.Trên điểm này,các phân hội Đông Dương bảo vệ các nguyên tắc tổng quát,nhưng cũng lưu ý Grand Orient về những trường hợp đặc biệt.

Ở Saïgon,vào đầu của thế kỷ,người ta chống lại chủ nghiã truyền thống trong Hải Quân với hi vọng những tổng trưởng sáng suốt (Lanessan, Palletan) biết cách đem lại những giải pháp cho những " tệ hại " nầy. Những phân hội khác nhau chỉ trích các sĩ quan bị coi là đã ngược đãi hội viên tam-điểm. Những bản văn khác nhau hầu như không có tính cách bài xích quân đội : người ta ca ngợi quân đội cộng-hoà và người ta bài xích việc hữu phái muốn tước đoạt ý tưởng quốc gia. Nhưng vào trước buổi thế chiến,đã có những quan tâm về hoà bình được biểu lộ.Vào tháng bảy 1912,"l'Étoile du Tonkin" đưa ra yêu cầu "rằng nghị hội năm 1912 của liên đoàn GODF quyết định gởi đến các phân hội thống thuộc nghiên cứu một vấn đề chống chủ nghiã quân phiệt một cách thích đáng để cho dư luận,được soi sáng về các điều tệ hại của chiến tranh và nền hoà bình võ trang hiện thời,có thể buộc các chánh quyền phải đồng ý cho một cuộc tài phán cưỡng bách đồng thời với một sự tài giảm binh bị một phần." Người ta có thể giả thiết rằng trong cuộc tranh đấu chống kẻ thù tăng lữ các người tam điểm Đông Dương tự hào việc được lãnh đạo kể từ 1897 chỉ với những viên toàn quyền thuộc hoặc thân cận với Hội Tam Điểm .Thật vậy,người ta đã có thể ca ngợi hành động này hay hành động khác của vị đặc sứ.Jean-Baptiste Beau rõ ràng là người được tán thưởng nhất.Người ta ca ngợi sự quảng-đại của ông:"nhờ ở ông ta "La Fraternité tonkinoise" đã có thể có một trụ sở mới và "L'Étoile du Tonkin" mua được trụ sở cho họ.Người ta tán thưởng hoạt động của huynh Cognacq bên cạnh họ,một vị bác sĩ người Guyanne nhiều tham vọng và năng động.

Hội Tam Điểm - Trang 32/34

Page 33: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

Nhưng, nhiều sự ta thán hơn ca ngợiđược ggởi về ban lãnh-đạo Grand Orient .Để tạo thăng bằng,nền Cộng Hoà đã bổ nhiệm bên cạnh các công chức cao cấp tả phái những người hữu phái.Các phân hội không ngừng tố cáo các tu sĩ. Những người này được coi là đặc biệt nguy hiểm khi họ đảm trách việc xử lý cho các thượng cấp về Pháp nghỉ ngơi hay về hẳn. Các Toàn Quyền cũng không tránh khỏi việc bị chỉ trích.Họ giữ một khoảng cách quá xa với các hội sở,thông thường chỉ thuận tham dự các bữa tiệc "hạ chí "(banquets solsticiaux ) nếu như họ không cử các cộng tác viên đại diện. Họ không dấn thân vào phiá có chánh nghĩa . Ở "La Fraternité tonkinoise",Doumer đã để lại một kỷ niệm lẫn lộn :người ta còn nhớ vì ông ta đã giúp phân hội tạo dựng một thư viện bình dân, nhưng năm 1904 E.Schneider đã viết cho ban lãnh đạo GO :"Ai đã gầy dựng cho Doumer có ngày này? Tam-điểm . Ông ta đã làm gì cho nó?Ông ta ve vãn khi ông ta cần đến nó(...).Ông ta phản bội nó nếu điều này trở nên hữu ích cho tham vọng vô hạn của ông ta. Người bị coi thường nhất là Antony Klobukowski.Hầu như người ta có những quan ngại về những dễ dàng mà ông ta dành cho các tu sĩ: như thế,nếu ông ta cảm thấy yên tâm về phiá các phân hội,ôngvận động cốt để lôi kéo phe kia.Chỉ trong vòng vài tháng,từ các phân hội xanh cũng như các phân hội đỏ,các kiến nghị đến Rue Cadet:rằng Grand Orient phải đạt đến việc cho triệu hồi vị toàn-quyền làm thất vọng đến thế,hầu như là đã phản bội. Sarraut,người kế vị mà không một ai nhất quyết gọi bằng huynh đệ,rất khó mà có một sự ủng hộ trọn vẹn.Sau nhiệm kỳ đầu tiên của Albert Sarraut,vị thượng-sư của "Ecossais du Tonkin "viết:"chẳng chóng thì chầy sẽ có một tên bội phản,chúng ta có nó : toàn quyền Sarraut (...)Phải biết ông ta rất quẫn vì những món nợ thúc bách,rằng ông ta trụy lạc tới độ vô liêm sỉ,rằng niềm tin chống giáo quyền của ông chỉ là một trò chơi của đám Toulon muốn dùng ông ta làm dàn nhúng". Thống nhất bởi chủ nghĩa cộng-hoà chống giáo-quyền,các người tam-điểm ở Đông Dương không hẳn đã nhịp bước quân hành khi có bầu cử.Lấy ví dụ như cuộc bỏ phiếu quan trọng nhất,đó là cuộc bầu chỉ định dân biểu cho Nam Phần. Vào năm 1902,có sự kình chống giữa một huynh được địa phương biết tới nhiều và hai người tam điểm thầm lặng.Chính một trong hai người này là Deloncle đã thắng cử.Người kia (Vivien) đã gọi thượng sư của "Fervents du progrès" và những người đồng hội là đồ heo và đồ ngốc-nghếch. Năm 1910 Deloncle ra ứng cử nhiệm kỳ thứ ba,ông ta bị thất bại trước một người tam-điểm khác,luật sư Pierre Pâris, tự coi như cấp-tiến xã-hội.Vụ này làm dao động ban lãnh-đạo của "Fervents du progrès":chủ tịch của ủy ban cấp tiến địa phương,thượng-sư Mercier-Beauné đã vận động cho Pâris trong khi những thành viên khác của phân hội ủng hộ Deloncle.Ở Hanoï,các cuộc tranh cử hội đồng thị chính năm 1908 đã là dịp làm bùng lại những tranh cãi giữa các huynh của "Fraternité et tolérance" và các huynh của "La Fraternité tonkinoise"(lúc đó được một

Hội Tam Điểm - Trang 33/34

Page 34: Hội Tam Điểm ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) · ( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry ) - Hứa Vạng Thọ - * Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người

công chức sở trước bạ,Louis Boutant hướng dẫn). Đối phó với hiểm hoạ giáo quyền người ta nhắc nhở một cách nghi thức rằng các người tam điểm phải giữ sự đoàn kết.Nhưng những dị biệt không ngừng gây phân hoá hội này. Từ chức ở "Fervents du progrès" vào năm 1912,thân phụ của nữ văn hào Marguerite Duras đã dưa ra lý do "quá nhiều phe phái".Đảm nhiệm ban lãnh đạo "Réveil de l'Orient" vào năm 1909, phó giám-binh Antoine Martel nhận định :"Kể từ hai năm qua,do nhiều vấn đề cá nhân,hội sở rất phân hóa và nhiều huynh đệ không còn lui tới nữa". Vì rằng các phân hội là những định chế hầu như chánh thức và các báo chí địa phương rất khoái chuyện tầm phào,thường xảy ra các chuyện lộn xộn giữa các huynh được trở thành công cộng.Nhiều người không khỏi ta thán. Tình trạng này sẽ tiếp tục ghi dấu các phân hội sau chiến tranh.Các quan sát viên đã thỉnh thoảng ghi nhận điều này: các giận hờn tương ứng với tình trạng thuộc địa, nó chỉ là phản ảnh các cuộc tranh chấp mánh mung của cái xã hội Pháp nhỏ bé tại địa phương. Toàn là chuyện " lo bò trắng răng " !

Hội Tam Điểm - Trang 34/34