ỦY BAN NHÂN DÂNvanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=a96… · tỉnh...

12
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHNGHĨA VIỆT NAM Độc lp - Tdo - Hạnh phúc S: 2032 /UBND-ĐTQH Bình Thuận, ngày 01 tháng 6 năm 2020 Kính gửi: BKế hoạch và Đầu tư. Thc hiện Công văn số 2765/BKHĐT-KTĐN ngày 28 tháng 4 năm 2020 ca BKế hoạch và Đầu tư về vic chun bnội dung xây dựng Định hướng thu hút, quản lý và sử dng vn ODA, vốn vay ưu đãi giai đoạn 2021 - 2025. Qua rà soát, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận báo cáo như sau: I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HÚT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DNG VN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI THỜI K2016-2020 1. Tình hình thu hút vốn ODA, vốn vay ưu đãi giai đoạn 2016 - 2020: Thc hin Quyết định s251/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2016 của Thtướng Chính phủ phê duyệt Đề án định hướng thu hút, quản lý và sử dng ngun vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời k2016- 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ban hành Danh mục dán kêu gọi ngun vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trên địa bàn tnh đến năm 2020 tại Quyết định s2699/QĐ-UBND ngày 15/9/2017, gồm 09 dán với tng vốn kêu gọi đầu tư là 318,879 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn, hạ tng du lch, y tế, htng giao thông, môi trường, cấp thoát nước và phát triển đô thị. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Bình Thuận đã tiếp và làm việc với các đoàn công tác của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế gii (WB), Cơ quan Hợp tác phát triển Pháp (AFD), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nht Bn (JICA), Cơ quan Phát triển B(Enable)…để thu hút, vận động ngun vn ODA và vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ. Đồng thi, tỉnh Bình Thuận đã thường xuyên cung cấp thông tin và phối hp cht chvới các Bộ ngành, cơ quan Trung ương về đề xut mt sdán sử dng ngun vốn ODA, có tính cấp thiết trong vic ci thin htng y tế, giáo dục, nông nghiệp nông thôn, thủy li, chng xi lbbin, chng hạn hán và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tính đến nay, tỉnh Bình Thuận có tổng cng 14 dán sử dng vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực: Htng kinh tế - hội, phát triển nông nghiệp và nông thôn, thủy lợi, giáo dục, bo vmôi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hin chiến lược tăng trưởng xanh. Trong V/v xây dựng định hướng thu hút, quản lý và sử dng vn ODA, vốn vay ưu đãi giai đoạn 2021-2025

Transcript of ỦY BAN NHÂN DÂNvanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=a96… · tỉnh...

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂNvanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=a96… · tỉnh đến năm 2020 tại Quyết định số 2699/QĐ-UBND ngày 15/9/2017, gồm 09

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH BÌNH THUẬN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 2032 /UBND-ĐTQH

Bình Thuận, ngày 01 tháng 6 năm 2020

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thực hiện Công văn số 2765/BKHĐT-KTĐN ngày 28 tháng 4 năm 2020

của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc chuẩn bị nội dung xây dựng Định hướng thu

hút, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi giai đoạn 2021 - 2025. Qua rà

soát, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận báo cáo như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HÚT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG

VỐN ODA, VỐN VAY ƯU ĐÃI THỜI KỲ 2016-2020

1. Tình hình thu hút vốn ODA, vốn vay ưu đãi giai đoạn 2016 - 2020:

Thực hiện Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2016 của

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án định hướng thu hút, quản lý và sử dụng

nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016-

2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ban hành Danh mục dự án kêu gọi

nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trên địa bàn

tỉnh đến năm 2020 tại Quyết định số 2699/QĐ-UBND ngày 15/9/2017, gồm 09

dự án với tổng vốn kêu gọi đầu tư là 318,879 triệu USD, tập trung vào các lĩnh

vực: nông nghiệp và phát triển nông thôn, hạ tầng du lịch, y tế, hạ tầng giao

thông, môi trường, cấp thoát nước và phát triển đô thị.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Bình Thuận đã tiếp và làm việc với các

đoàn công tác của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới

(WB), Cơ quan Hợp tác phát triển Pháp (AFD), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật

Bản (JICA), Cơ quan Phát triển Bỉ (Enable)…để thu hút, vận động nguồn vốn

ODA và vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ. Đồng thời, tỉnh Bình Thuận đã

thường xuyên cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành, cơ

quan Trung ương về đề xuất một số dự án sử dụng nguồn vốn ODA, có tính cấp

thiết trong việc cải thiện hạ tầng y tế, giáo dục, nông nghiệp nông thôn, thủy lợi,

chống xỏi lở bờ biển, chống hạn hán và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tính đến

nay, tỉnh Bình Thuận có tổng cộng 14 dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu

đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực: Hạ tầng kinh tế - xã

hội, phát triển nông nghiệp và nông thôn, thủy lợi, giáo dục, bảo vệ môi trường,

ứng phó với biến đổi khí hậu và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh. Trong

V/v xây dựng định hướng

thu hút, quản lý và sử dụng

vốn ODA, vốn vay ưu đãi

giai đoạn 2021-2025

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂNvanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=a96… · tỉnh đến năm 2020 tại Quyết định số 2699/QĐ-UBND ngày 15/9/2017, gồm 09

2

đó bao gồm 07 dự án chuyển tiếp từ các giai đoạn trước và 07 dự án được tỉnh

Bình Thuận vận động, thu hút mới trong giai đoạn 2016-2020. Chi tiết các dự án

vận động, thu hút mới như sau:

(1) Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa

trên kết quả đầu ra vay vốn WB, giai đoạn thực hiện 2016 - 2021. Tổng mức đầu

tư: 182.343 triệu đồng.

(2) Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh Bình Thuận vay

vốn WB, giai đoạn thực hiện 2016 - 2022. Tổng mức đầu tư: 327.600 triệu đồng.

(3) Chương trình Phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn 2

(SESDP2) vay vốn ADB, giai đoạn thực hiện 2019 - 2023. Tổng mức đầu tư:

30.411 triệu đồng.

(4) Dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước cho các tỉnh bị ảnh

hưởng bởi hạn hán (ADB8) vay vốn ADB, giai đoạn thực hiện 2019 - 2025.

Tổng mức đầu tư: 500.634 triệu đồng.

(5) Dự án Trồng rừng ven biển chắn sóng, chắn cát để cải thiện môi

trường sống và canh tác của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn

2016 - 2020 (SP-RCC) giải ngân theo cơ chế tài chính trong nước theo Chương

trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, giai

đoạn thực hiện 2016 - 2020. Tổng mức đầu tư: 59.188 triệu đồng.

(6) Dự án Quỹ hỗ trợ tăng trưởng xanh (GGSF) do Chính phủ Vương

quốc Bỉ tài trợ không hoàn lại, giai đoạn thực hiện 2016 - 2017. Tổng mức đầu

tư: 14.700 triệu đồng.

(7) Dự án sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc

Artemisinin giai đoạn 2018 - 2020 tỉnh Bình Thuận do Quỹ toàn cầu phòng

chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ thông qua cơ quan chủ quản là Bộ Y tế, giai

đoạn thực hiện 2018 - 2020. Tổng mức đầu tư: 21.966 triệu đồng.

Bảng 1. Tình hình thu hút vốn theo nhà tài trợ

Nhà tài trợ

Số

lượng

dự án

Giá trị vốn (triệu đồng)

Tổng số

Vốn

viện trợ

KHL

Vốn vay ODA

và vay ưu đãi

Vốn

đối ứng

Ngân hàng Thế giới (WB) 02 509.943 - 475.969 33.974

Ngân hàng Phát triển Châu Á

(ADB) 02 531.045 - 419.867 111.178

Chính phủ Vương quốc Bỉ 01 14.700 11.200 - 3.500

Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, 01 21.966 21.966 - -

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂNvanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=a96… · tỉnh đến năm 2020 tại Quyết định số 2699/QĐ-UBND ngày 15/9/2017, gồm 09

3

Lao và Sốt rét

Chương trình mục tiêu quốc gia

ứng phó với biến đổi khí hậu và

tăng trưởng xanh – cơ chế tài

chính trong nước (SP-RCC)

01 59.188 - 52.000 7.188

Tổng số 07 1.136.842 33.166 947.836 155.840

Bảng 2. Tình hình thu hút vốn theo cơ cấu nguồn vốn

Nhóm dự án

Số

lượng

dự án

Giá trị vốn (triệu đồng)

Tổng số

Vốn

viện trợ

KHL

Vốn vay

ODA và

vay ưu đãi

Vốn

đối ứng

I. Các dự án HTKT, không thuộc

kế hoạch đầu tư công đã ký kết

hiệp định/thỏa thuận tài trợ hoặc

phê duyệt văn kiện dự án giai

đoạn 2016-2020

02 36.666 33.166 - 3.500

II. Các dự án thuộc kế hoạch đầu

tư công 05 1.100.176 - 947.836 152.340

1. Các dự án đã ký kết hiệp định

trong giai đoạn 2016-2020 05 1.100.176 - 947.836 152.340

2. Các dự án đã được phê duyệt chủ

trương đầu tư tính đến thời điểm báo

cáo

- - - - -

3. Các dự án đã được phê duyệt đề

xuất tính đến thời điểm báo cáo - - - - -

Tổng số 07 1.136.842 33.166 947.836 155.840

Bảng 3. Tình hình thu hút vốn theo cơ cấu ngành, lĩnh vực

Ngành/lĩnh vực

Số

lượng

dự án

Giá trị vốn đã ký kết giai

đoạn 2016-2020 (triệu

đồng)

Tỷ lệ%

Nông nghiệp và PTNT 03 1.010.577 88,89%

Tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi

khí hậu 02 73.888 6,50%

Giáo dục và Đào tạo 01 30.411 2,68%

Y tế 01 21.966 1,93%

Tổng số 07 1.136.842 100

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂNvanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=a96… · tỉnh đến năm 2020 tại Quyết định số 2699/QĐ-UBND ngày 15/9/2017, gồm 09

4

2. Tình hình thực hiện, giải ngân các chương trình, dự án ODA và

vốn vay ưu đãi giai đoạn 2016 - 2020:

2.1. Các dự án phải điều chỉnh đầu tư, gia hạn hiệp định:

- Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung - Khoản vay

bổ sung, vay vốn ADB1.

- Dự án Quỹ hỗ trợ tăng trưởng xanh2.

- Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ (JICA2)3.

- Dự án Xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch, nước cho sản xuất kết

hợp trồng rừng phòng hộ ở vùng cát tỉnh Bình Thuận (Lĩnh vực nước tỉnh Bình

Thuận)4.

2.2. Tình hình giải ngân các dự án:

Tỉnh Bình Thuận đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác thực hiện

tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công, trong đó có các dự án sử dụng nguồn

vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, đảm bảo phù hợp với kế hoạch vốn đầu

tư được giao hàng năm, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, cũng như

theo hiệp định đã ký kết với Nhà tài trợ. Tỉnh Bình Thuận đã nghiêm túc thực

hiện và cụ thể hóa các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 37/CT-

TTg ngày 21 tháng 9 năm 2017 về việc tăng cường quản lý, giám sát vay về cho

vay lại đối với chính quyền địa phương; Chỉ thị 03/CT-TTg ngày 30 tháng 01

năm 2019 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 582/NQ-UBTVQH14 ngày

05 tháng 10 năm 2018 về một số nhiệm vụ giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thực

hiện chính sách, pháp luật về quản lý sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài; Chỉ

1 Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dự án tại Quyết định số 650/QĐ-TTg ngày 07 tháng

4 năm 2014, thời gian thực hiện dự án từ năm 2015 đến năm 2019. Ngày 10 tháng 5 năm 2019, Thủ tướng Chính

phủ ban hành Quyết định số 544/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, cụ thể điều chỉnh thời

gian thực hiện dự án đến ngày 30 tháng 6 năm 2020. Đồng thời, dự án được giao bổ sung kế hoạch vốn đầu tư

công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 là 47.000 triệu đồng tại Quyết định số 883/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm

2019 của Thủ tướng Chính phủ. 2 Sửa đổi bổ sung cho Thỏa thuận tài trợ số VIE 11 041 11/CSUB/002, theo đó điều chỉnh thời gian

hiệu lực Thỏa thuận đến 31/12/2018 và điều chỉnh việc hoàn thuế VAT phải được thực hiện trước ngày

31/12/2018. 3 Căn cứ Quyết định số 2532/QĐ-BNN-HTQH ngày 24/06/2016, Quyết định số 3251/QĐ-BNN-HTQH

ngày 01/08/2017, Quyết định số 3400/QĐ-BNN-KH ngày 17/08/2017 và Quyết định số 3657/QĐ-BNN-KH

ngày 11/09/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số

3659/QĐ-UBND ngày 20/12/2017 về việc điều chỉnh báo cáo đầu tư dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng

phòng hộ tỉnh Bình Thuận. Theo đó, điều chỉnh quy mô dự án khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng phòng hộ đầu

nguồn từ 4.200 ha lên 5.700 ha, tổng vốn đầu tư từ 419 triệu yên lên 422 triệu yên. 4 Biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Italia đến ngày 22 tháng 5 năm 2019 đã hết

hiệu lực thực hiện. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có Công văn số 1211/UBND-ĐTQH ngày 08/4/2019,

Công văn số 2223/UBND-ĐTQH ngày 24/06/2019, văn bản số 3205/UBND-ĐTQH ngày 27/8/2019, Công văn

số 4613/UBND-ĐTQH ngày 04/12/2019 và Công văn số 1368/UBND-ĐTQH ngày 13/4/2020 gửi Bộ Tài chính

và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xin gia hạn thời gian hiệu lực Biên bản ghi nhớ dự án Lĩnh vực nước tỉnh

Bình Thuận đến ngày 22/5/2024. Hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đang tiếp tục rà soát, giải trình

một số nội dung liên quan theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 2530/BKHĐT-KTĐN ngày

17/04/2020.

Page 5: ỦY BAN NHÂN DÂNvanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=a96… · tỉnh đến năm 2020 tại Quyết định số 2699/QĐ-UBND ngày 15/9/2017, gồm 09

5

thị số 18/CT-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2019 về việc tăng cường quản lý, nâng

cao hiệu quả sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài trong tình hình mới cho

chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Đồng thời, tăng

cường kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay

ưu đãi; đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn vay từ các nhà tài trợ và an toàn nợ công,

nợ nước ngoài của quốc gia.

Căn cứ nhu cầu vốn và thực tế giải ngân của các chương trình, dự án;

thông báo phân bổ kế hoạch vốn nước ngoài của các Bộ, ngành, Ban quản lý dự

án Trung ương, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch vốn nước ngoài hàng

năm, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê

duyệt, đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ưu tiên bố trí kế hoạch vốn đối

ứng địa phương để thực hiện các chương trình, dự án thuộc diện cấp phát từ

ngân sách Nhà nước trong kế hoạch vốn hàng năm. Việc giải ngân nguồn vốn

ODA được thực hiện trên cơ sở khối lượng nghiệm thu hoàn thành.

Nhìn chung, các dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi đạt tỷ lệ

giải ngân khá trong giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, tổng giá trị giải ngân nguồn

vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài là 645.750 triệu đồng, đạt khoảng 70%

tổng kế hoạch vốn được giao trong trung hạn 2016 - 2020. Một số dự án đạt tỷ lệ

giải ngân thấp, như dự án Lĩnh vực nước tỉnh Bình Thuận vay vốn từ Chính phủ

Ý, đã ảnh hưởng chung đến tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA toàn tỉnh. Nguyên

nhân giải ngân thấp là chi phí thực hiện công tác tư vấn về thiết kế, giám sát thi

công công trình phải thực hiện theo thông lệ quốc tế cao hơn so với mức quy

định trong nước và mỗi giai đoạn trong công tác đấu thầu đều phải chờ lấy ý

kiến thống nhất của phía Ý mới triển khai tiếp các bước tiếp theo; đồng thời có

sự khác biệt giữa luật pháp của Ý và Việt Nam liên quan đến thuế, các thủ tục

hành chính liên quan đến việc sử dụng con dấu, thanh toán nên tiến độ triển khai

dự án kéo dài.

3. Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế, xã hội của các chương trình,

dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi:

3.1. Những kết quả đạt được trong công tác thu hút, quản lý và sử dụng

nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016 - 2020:

3.1.1. Đánh giá chung:

Trong những năm qua, các dự án ODA đã góp phần tích cực vào phát

triển kinh tế xã hội của tỉnh như tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

nhất là trong nông nghiệp, phát triển nông thôn, cơ sở hạ tầng nông thôn đã

được cải thiện, thu nhập của người dân ở nhiều vùng được nâng lên, đời sống

nhân dân từng bước được nâng cao, góp phần tích cực vào công tác xoá đói

giảm nghèo, giải quyết việc làm ở nông thôn và bảo vệ môi trường sinh thái,

Page 6: ỦY BAN NHÂN DÂNvanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=a96… · tỉnh đến năm 2020 tại Quyết định số 2699/QĐ-UBND ngày 15/9/2017, gồm 09

6

chất lượng giáo dục, y tế được nâng cao. Một số dự án đã được triển khai với sự

tham gia của cộng đồng đã phát huy tích cực quy chế dân chủ cơ sở trong quá

trình lập kế hoạch, triển khai thực hiện, theo dõi và giám sát thực hiện dự án.

Các dự án sử dụng nguồn vốn ODA đã góp phần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

toàn tỉnh, đáp ứng được nhu cầu bức thiết về cơ sở hạ tầng cho vùng nông thôn

có điều kiện khó khăn, đồng thời nâng cao năng lực quản lý của cán bộ cấp cơ

sở, tạo một bước cơ bản trong việc tiến hành các chương trình lớn về xoá đói

giảm nghèo và có tác dụng giáo dục cho người dân ý thức về cộng đồng trách

nhiệm.

3.1.2. Đánh giá tác động của từng chương trình, dự án: Có 07 dự án sẽ

hoàn thành, đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2016 - 2020.

- Có 02 chương trình, dự án thuộc lĩnh vực y tế (dự án Hỗ trợ xử lý chất

thải bệnh viện vay vốn WB, dự án Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt

rét kháng thuốc Artemisinin vốn viện trợ không hoàn lại từ Quỹ toàn cầu phòng

chống AIDS, Lao và Sốt rét). Việc thực hiện các chương trình, dự án có ý nghĩa

quan trọng và thiết thực đối với ngành y tế, góp phần nâng cao chất lượng dịch

vụ y tế, tăng cường năng lực cho hệ thống y tế; phát hiện sớm, khống chế kịp

thời bệnh dịch, tăng khả năng đối phó với những thách thức mới nảy sinh, đáp

ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Nâng cao

trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế và triển khai các giải pháp phát triển nguồn

nhân lực phòng bệnh và khám, chữa bệnh, nâng cao năng lực quản lý hệ thống y

tế; đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp một số cơ sở y tế đã xuống cấp; mua sắm

trang bị mới một số trang thiết bị y tế hiện đại góp phần nâng cao chất lượng

khám chữa bệnh cho người dân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em, người nghèo, cận

nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, dự án Hỗ trợ xử lý chất thải

bệnh viện đã góp phần nâng cao năng lực bảo vệ môi trường, xử lý các chất thải

y tế nguy hại cho Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận, Bệnh viện Đa

khoa khu vực Bắc Bình Thuận và Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận.

- Có 03 chương trình, dự án thuộc lĩnh vực tăng trưởng xanh, ứng phó với

biến đổi khí hậu:

+ Dự án Quản lý tổng hợp nguồn nước và phát triển đô thị trong mối liên

quan đến biến đổi khí hậu ở Bình Thuận: Dự án được đánh giá đã hoàn thành rất

tốt các kết quả thực hiện về tăng cường năng lực thể chế, đào tạo tập huấn năng

lực thể chế và kỹ thuật về quản lý tài nguyên nước và biến đổi khí hậu, quản lý

dữ liệu băng GIS; chiến lược tổng thể về biến đổi khí hậu; các hoạt động thí

điểm ưu tiên và sự tham gia tích cực của cộng đồng và khu vực tư nhân. Đảm

bảo thực hiện theo đúng tiến độ đề ra, phù hợp với kế hoạch, đạt được những kết

quả tích cực tại các địa phương thực hiện, là cơ sở để Cơ quan Hợp tác phát

triển Bỉ (Enabel) xem xét, nhân rộng các mô hình triển khai tiếp theo.

Page 7: ỦY BAN NHÂN DÂNvanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=a96… · tỉnh đến năm 2020 tại Quyết định số 2699/QĐ-UBND ngày 15/9/2017, gồm 09

7

+ Dự án Quỹ hỗ trợ tăng trưởng xanh sử dụng vốn viện trợ không hoàn

lại từ Chính phủ Vương quốc Bỉ: Hoàn thành việc thí điểm Xây dựng hệ thống

chiếu sáng công cộng sử dụng năng lượng mặt trời tại xã Hồng Sơn, xã Hàm

Đức, xã Hàm Chính và xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận;

thí điểm Xây dựng kênh tiếp nước và hệ thống tưới tiết kiệm nước cải thiện hiệu

quả canh tác khu Suối Trinh, thôn An Trung, xã Bình An, huyện Bắc Bình, tỉnh

Bình Thuận.

+ Dự án Trồng rừng ven biển chắn sóng, chắn cát để cải thiện môi trường

sống và canh tác của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (SP-RCC): Kể từ

khi đi vào hoạt động, chương trình SP-RCC đã đạt được nhiều kết quả tích cực,

đặc biệt trong việc nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là người dân về

biến đổi khí hậu. Thông qua chương trình, nhận thức, năng lực chủ động ứng

phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra

của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đã được nâng cao đáng kể.

- Có 02 chương trình, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển

nông thôn:

+ Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung - Khoản vay

bổ sung vay vốn ADB: Theo đánh giá của Ban quản lý các dự án nông nghiệp

thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT tại văn bản số 365/DANN-KHKT ngày

18/3/2019 thì dự án hợp phần tại tỉnh Bình Thuận được thực hiện tốt nhất trong

các tỉnh tham gia dự án, bàn giao đưa vào sử dụng khoảng 75% tiểu dự án. Dự

án gồm có 04 dự án thành phần là: (i) Nâng cấp hồ chứa nước Đu Đủ, huyện

Hàm Thuận Nam (ii) Nâng cấp, kiên cố hóa kênh chính Bắc Ba Bàu, huyện

Hàm Thuận Bắc (iii) Nâng cấp hệ thống công trình hồ chứa nước Saloun, huyện

Hàm Thuận Bắc và (iv) Nâng cấp, kiên cố hóa kênh cấp I Sông Quao, huyện

Hàm Thuận Bắc. Dự án đã mang lại các kết quả tích cực trong hệ thống thủy lợi,

phát triển nông thôn của tỉnh Bình Thuận, góp phần nâng cao năng suất và diện

tích tưới tiêu của cả tỉnh.

+ Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II tỉnh Bình Thuận:

Chương trình đã hoàn thành tốt đầu ra mã 2.1 (UNDP) về thể chế REDD+ ở 06

tỉnh thí điểm được thiết lập và REDD+ được lồng ghép vào kế hoạch bảo vệ

phát triển rừng. Dự án đã hỗ trợ ngành lâm nghiệp, góp phần đạt mục tiêu giảm

phát thải khí nhà kính, hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, góp

phần tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

3.2. Những hạn chế và tồn tại trong thu hút, quản lý và sử dụng nguồn

vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016 - 2020.

- Trong quá trình lựa chọn tư vấn dự án đôi lúc còn chậm dẫn đến kéo dài

thời gian triển khai thực hiện; thủ tục thực hiện các hợp đồng, biên bản ghi nhớ

Page 8: ỦY BAN NHÂN DÂNvanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=a96… · tỉnh đến năm 2020 tại Quyết định số 2699/QĐ-UBND ngày 15/9/2017, gồm 09

8

có thay đổi nên ảnh hưởng đến tình hình triển khai thực hiện dự án. Quá trình

thực hiện dự án chậm tiến độ làm tăng tổng mức đầu tư và chi phí, công tác giải

phóng mặt băng.

- Một số dự án có khối lượng thực hiện tốt nhưng quy định của Trung ương

việc giải ngân vốn nước ngoài theo kế hoạch được Trung ương phê duyệt nên

ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Một số dự án đã ký kết xong nhưng chưa được các bộ, ngành tổng hợp

báo cáo cơ quan có thẩm quyền đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, ảnh

hưởng đến tiến độ triển khai và giải ngân cam kết với nhà tài trợ.

3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:

- Sự khác biệt về quy trình thủ tục giữa Việt Nam và nhà tài trợ còn lớn.

Những yêu cầu phức tạp, khắt khe với nhiều loại tài liệu khác nhau của mỗi nhà

tài trợ và việc phê duyệt phải qua nhiều bước, trong khi văn phòng đại diện của

các nhà tài trợ tại Việt Nam lại có ít thẩm quyền nên phải thường xuyên xin ý

kiến cơ quan cấp trên. Ngoài ra, có những dự án do nhiều nhà tài trợ cùng cung

cấp vốn nên thủ tục thường chồng chéo, gây khó khăn cho chủ dự án trong quá

trình triển khai… Cơ chế bố trí vốn giữa Trung ương và địa phương vẫn còn bất

cập trong một số văn bản chính sách, thay đổi quy hoạch, chất lượng dự án, nhà

thầu, định mức chi áp dụng chưa đáp ứng yêu cầu trong điều kiện giá cả thị

trường thay đổi.

- Các quy định về đền bù, tái định cư của Việt Nam và quan điểm của các

nhà tài trợ còn nhiều điểm khác biệt, dẫn đến tình trạng việc giải phóng mặt

băng kéo dài, phát sinh chi phí, làm tăng tổng mức đầu tư dự án.

- Những ràng buộc đi kèm với khoản vay có ảnh hưởng không nhỏ đến

chất lượng nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Nhiều dự án bắt buộc phải sử

dụng vật tư, thiết bị hoặc chuyên gia, tư vấn có xuất xứ từ nước tài trợ với giá cả

cao, thành thử khoản vay ưu đãi, lãi suất thấp trở thành khoản vay có lãi suất

cao, thậm chí còn cao hơn cả vay thương mại.

- Hiểu biết, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn còn hạn chế từ đơn vị tư

vấn đến các ban quản lý chưa theo kịp, chưa đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ cán bộ có

trình độ và hiểu rõ các quy định, thủ tục quản lý nguồn vốn ODA và vốn vay ưu

đãi còn thiếu.

3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác thu hút, quản lý và sử dụng

nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2016 - 2020:

- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về ODA, hệ thống pháp lý cần tiếp

tục hoàn thiện, việc ban hành các Luật, Thông tư hướng dẫn kèm theo cần phải

được đồng bộ. Tinh giản hoá các thủ tục trình duyệt và khởi động dự án, đảm

Page 9: ỦY BAN NHÂN DÂNvanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=a96… · tỉnh đến năm 2020 tại Quyết định số 2699/QĐ-UBND ngày 15/9/2017, gồm 09

9

bảo theo dõi hiệu quả cũng như loại bỏ các trở ngại trong quá trình thực hiện

liên quan đến quản lý tài chính.

- Cần đưa ra kế hoạch hành động với với các chính sách và thể chế, tổ

chức quản lý và sử dụng ODA; công khai minh bạch về ODA; thông tin tuyên

truyền về ODA và tăng cường quan hệ đối tác với các nhà tài trợ chiến lược.

Đảm bảo việc thu hút, vận động nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi với mức lãi

suất phù hợp trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình,

nguồn vốn ODA ngày càng hạn hẹp, nguồn vốn vay nước ngoài chủ yếu là vay

ưu đãi với lãi suất gần với lãi suất thị trường

- Nâng cao vai trò của chủ dự án, tăng trách nhiệm cho Ban quản lý dự án,

nâng cao vai trò của công tác theo dõi đánh giá thường xuyên để rút kinh

nghiệm, góp phần cải thiện hiệu quả quản lý và sử dụng ODA ở mọi cấp độ.

Trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý cũng cần được quan tâm, nâng cao;

thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo để trao dồi các kiến thức, kinh nghiệm

về pháp luật, đạo đức nghề nghiệp cho các cán bộ quản lý vốn ODA và vốn vay

ưu đãi.

II. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA,

VỐN VAY ƯU ĐÃI THỜI KỲ 2021 - 2025

1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước có ảnh hưởng đến việc thu

hút và sử dụng ODA của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2025:

Kể từ khi Việt Nam chính thức vươn lên trở thành quốc gia có thu nhập

trung bình thì nguồn vốn ODA, không còn dồi dào, vốn vay ưu đãi nước ngoài

cũng không còn nhiều ưu đãi. Tỉnh Bình Thuận vẫn luôn coi nguồn vốn ODA và

vốn vay ưu đãi nước ngoài là nguồn vốn quan trọng trong việc xây dựng cơ sở

hạ tầng, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực.

Việc cắt giảm ODA, chắc chắn, sẽ tạo nên những áp lực không nhỏ cho ngân

sách nhà nước và công cuộc phát triển hạ tầng của địa phương. Bên cạnh đó, cả

thế giới đang trải qua giai đoạn khó khăn về kinh tế trước các tác động to lớn

của dịch bệnh COVID-19. Các nước vốn là các nhà tài trợ nguồn vốn trợ ODA

dồi dào sẽ tập trung cho việc khôi phục và phát triển kinh tế sau dịch bệnh. Vì

vậy, việc vận động, thu hút các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ các nhà tài

trợ nước ngoài trong giai đoạn 2021 - 2025 cần có trọng tâm, không dàn trải,

đảm bảo tính hiệu quả cao.

2. Dự kiến nhu cầu sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2021

- 2025 (chi tiết theo phụ lục đính kèm):

2.1. Đối với các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020: Hiện nay, có

04 dự án đang thực hiện từ giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tiếp tục chuyển tiếp sang

giai đoạn 2021 - 2025 với nhu cầu vốn ODA và vốn vay ưu đãi dự kiến là

Page 10: ỦY BAN NHÂN DÂNvanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=a96… · tỉnh đến năm 2020 tại Quyết định số 2699/QĐ-UBND ngày 15/9/2017, gồm 09

10

833.421 triệu đồng.

2.2. Đối với các đề xuất dự án mới:

Bình Thuận vẫn là tỉnh còn khó khăn, có nhu cầu cao về vốn ODA và vốn

ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài cho đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội; phát

triển nông nghiệp và nông thôn; phát triển nguồn nhân lực nhất là đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập,

kết hợp ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại; bảo vệ môi trường

và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn hán, xói

lở, xâm nhập mặn, thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh; hỗ trợ thúc đẩy đầu tư

thương mại và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó

khăn - Tiểu dự án tỉnh Bình Thuận, vay vốn ADB do Bộ Y tế là cơ quan chủ

quản đã được ký hiệp định vay vốn số 3758 và hiệp định viện trợ số 0636 và

chính thức có hiệu lực kể từ ngày 04/02/2020 theo thông báo của Bộ Tài chính

tại văn bản số 2282/BTC-QLN ngày 02/03/2020. Dự kiến nhu cầu vốn vay cấp

phát từ ngân sách Trung ương cho Chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025 là

97.210 triệu đồng và vốn đối ứng từ ngân sách địa phương là 11.349 triệu đồng.

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Thuận đang kiến nghị các Bộ ngành Trung ương

xem xét đề xuất của một số dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước

ngoài trong giai đoạn 2021-2025 sau đây:

(1) Dự án Cải thiện môi trường các đô thị loại II - Tiểu dự án Thành phố

Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận, vay vốn ưu đãi OCR từ ADB khoảng 162 triệu

USD5.

(2) Dự án Chống hạn, kè chống xói lở, ngập lụt thích ứng biến đổi khí hậu

cho 4 tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, tiểu dự án tỉnh Bình Thuận,

vay vốn ODA của Cơ quan Hợp tác phát triển Pháp (AFD) khoảng 64,66 triệu

EUR6.

(3) Dự án Nước sạch và vệ sinh nông thôn bền vững và chống chịu với

biến đổi khí hậu tỉnh Bình Thuận, vay vốn WB khoảng 21,7 triệu USD7.

(4) Dự án Phát triển thủy sản bền vững, vay vốn ưu đãi IBRD từ WB

5 UBND tỉnh Bình Thuận đã gửi đề xuất dự án cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 686/UBND-

ĐTQH ngày 27/02/2019 và Công văn số 1854/UBND-ĐTQH ngày 28/5/2019 6 Công văn số 4694/UBND-ĐTQH ngày 02/11/2018 gửi lại đề xuất dự án cho tỉnh Phú Yên dựa trên

các nội dung theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 5971/BKHĐT-KTĐT ngày 28/8/2018.

Hiện nay, UBND tỉnh Phú Yên đại diện cho 03 tỉnh đang cập nhật, hoàn chỉnh đề xuất dự án. 7 UBND tỉnh Bình Thuận có Công văn số 487/UBND-ĐTQH ngày 13/02/2020 gửi đề xuất tham gia dự

án cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tổng

hợp, trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét.

Page 11: ỦY BAN NHÂN DÂNvanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=a96… · tỉnh đến năm 2020 tại Quyết định số 2699/QĐ-UBND ngày 15/9/2017, gồm 09

11

khoảng 25,09 triệu USD8.

(5) Dự án Phát triển bền vững ngành hàng thanh long tỉnh Bình Thuận,

vay vốn ưu đãi IBRD từ WB khoảng 18 triệu USD9.

Tỉnh Bình Thuận cam kết sẽ tiến hành rà soát, ưu tiên lựa chọn các dự án

sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài nêu trên để đảm bảo

điều kiện vay của chính quyền địa phương theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 và

Điều 2 Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ

quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương, kế hoạch vay hàng năm

trong hạn mức dư nợ vay theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 của Luật Ngân sách

nhà nước năm 2015 và Điều 4 Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12

năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân

sách nhà nước.

3. Dự kiến nhu cầu vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA và

vốn vay ưu đãi thời kỳ 2021 - 2025 phân theo nguồn vốn:

Các dự án ODA và vốn vay ưu đãi thời kỳ 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh

Bình Thuận dự kiến sẽ được tỉnh Bình Thuận sử dụng nguồn ngân sách địa

phương để cân đối. Hiện nay, tỉnh Bình Thuận đang tiến hành rà soát, lựa chọn

ưu tiên đầu tư một số dự án mang tính cấp bách để đảm bảo việc bố trí đủ vốn

đối ứng cơ cấu trong tổng mức đầu tư của dự án, phù hợp với cơ chế tài chính

trong nước và quy định tại Khoản 2 Điều 48 Nghị định 16/2016/NĐ-CP ngày 16

tháng 3 năm 2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay

ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

4. Định hướng và các giải pháp cải thiện công tác quản lý ODA, vốn

vay ưu đãi trong thời gian tới:

- Giải pháp liên quan đến cơ chế, chính sách: Thực hiện tốt các quy định

của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành hướng dẫn về đất đai. Đặc

biệt là xây dựng các chương trình, dự án thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn

ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ thời kỳ 2021 - 2025 phù hợp với

Hiến pháp năm 2013 và Luật Đầu tư công năm 2019. Tăng cường đàm phán, ký

kết các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi, đặc biệt trong khuôn khổ

các chương trình hợp tác phát triển trung hạn.

- Giải pháp liên quan đến đảm bảo thực hiện các cam kết:

+ Làm tốt công tác theo dõi, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện các dự án

ODA; tích cực thúc đẩy tiến độ xây dựng và bảo đảm hiệu quả các dự án ODA

8 Công văn số 1612/UBND-ĐTQH ngày 29/4/2020 của UBND tỉnh Bình Thuận giải trình, bổ sung một

số nội dung liên quan đến đề xuất dự án theo đề nghị của Bộ KHĐT tại Công văn số 2411/BKHDDT-KTĐN

ngày 14/4/2020 9 Công văn số 1651/UBND-KT ngày 14/5/2019 gửi Bộ NNPTNT đăng ký tham gia dự án.

Page 12: ỦY BAN NHÂN DÂNvanban.binhthuan.gov.vn/thongtin/filedinhkem/download?maSo=a96… · tỉnh đến năm 2020 tại Quyết định số 2699/QĐ-UBND ngày 15/9/2017, gồm 09

12

đang thực hiện, đẩy nhanh tiến độ giải ngân và bảo đảm hiệu quả các dự án đã

được đầu tư.

+ Chuẩn bị tốt đất đai, tích cực và quyết liệt trong công tác đền bù, giải

phóng mặt băng và tái định cư để thực hiện dự án như cam kết. Tăng cường

năng lực cho Ban quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững. Thực

hiện chính sách thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn, có kỹ năng làm công tác

kinh tế đối ngoại, đáp ứng các yêu cầu chuyên môn về quản lý, điều hành và bố

trí phù hợp để thực hiện tốt các chương trình, dự án ODA và vốn vay ưu đãi.

Đảm bảo đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA và

các khoản vay ưu đãi để đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất và nhanh nhất.

- Giải pháp liên quan đến giám sát và đánh giá: Thực hiện nghiêm túc chế

độ báo cáo, đánh giá dự án từ lúc bắt đầu đến kết thúc chương trình, dự án theo

đúng các qui định quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Khuyến

khích sự tham gia giám sát của xã hội, cơ quan báo chí, truyền thông đối với các

dự án. Tăng cường giám sát, chống tiêu cực, tham nhũng trong quản lý, sử dụng

vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Kiến nghị thiết lập hệ thống công nghệ thông tin,

tạo kết nối với các nhà tài trợ, các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương

trong việc tìm nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi.

- Giải pháp công khai, minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình: Thực

hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng ODA, từ khâu

thẩm định, phê duyệt danh mục đầu tư, tới hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm

tra và xử lý sai phạm. Việc nâng cao năng lực quản lý điều hành và tổ chức thực

hiện của các ngành, các cấp, các đơn vị là khâu có tính chất quyết định đến việc

thực hiện tốt việc thu hút và sử dụng vốn ODA.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem

xét, tổng hợp./.

Nơi nhận: - Như trên;

- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

- Các Sở: KHĐT, TC, NNPTNT,

YT, GDĐT;

- Lưu: VT, KGVXNV, ĐTQH. (Tr).

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Lương Văn Hải