Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator: ĐAN ...

36
VAOHP0072 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator: ĐAN NGUYN Interviewer: Thúy Võ Đặng Date: December 5, 2011 Location: Santa Ana, California Sub-Collection: Thuy Vo Dang Oral Histories Length of Interview: 01:30:01 Transcriber: Giang Doan TVD: Today is December 5, 2011. This is Thuy Vo Dang, interviewing Mr. Dan Nguyen in Santa Ana, California. Bác có thnói tên h, và đồng ý cho ban nghiên cu thâu băng. DN: Ok! Tôi tên là Đan Nguyn, tôi bng lòng nói chuyn vi Thúy hôm nay vnhng chuyn tiu sđời xưa, cũng như là các câu hi mà Thúy đã set ra cho tôi ngày hôm nay. Tôi rt bng lòng được phng vn bi Thuy Vo Dang TVD: Dvâng! Vy bác có thnói cho con biết ngày sinh ca bác, và nơi mà bác sinh trưởng? DN: Tôi sinh ra tháng 6, ngày 25, năm 1948 min Bc Vit Nam, ti tnh Hà Ni, thđô ca Vit Nam hi xưa, thì nó thuc vMin Bc Vit Nam TVD: Vy thì bác sinh ra nơi đó và cũng ln lên nơi đó hay sao? DN: Vâng. Tôi sinh ra và ln lên nơi đó cho đến năm 1954. Sau hip định Gerneve thì gia đình chúng tôi di cư vào trong Nam , ti tnh Đà Lt, nó thuc vtnh Lâm Đồng sau này. Đó là mt vùng cao nguyên, nơi tđim du lch ca Vit Nam TVD: Vy trong thi mà bác ln lên min Bc, bác có nhng kí c gì vthi gian đó, như kinh nghim vthi gian hc hành DN: Nhng knim ca tôi vào thi khi Hà Ni thì rt là mù mti vì nó lâu quá. Sau đó thì tôi vào trong Nam, Đà Lt, thì nhng knim thi xưa, thi thơ u rt là ít, rt là m, không có rõ rt. TVD: Vy bác có nhgì vnhng nhà hàng xóm không?

Transcript of Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator: ĐAN ...

VAOHP0072

Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

Narrator: ĐAN NGUYỄN Interviewer: Thúy Võ Đặng Date: December 5, 2011 Location: Santa Ana, California Sub-Collection: Thuy Vo Dang Oral Histories Length of Interview: 01:30:01 Transcriber: Giang Doan

TVD: Today is December 5, 2011. This is Thuy Vo Dang, interviewing Mr. Dan Nguyen in

Santa Ana, California. Bác có thể nói tên họ, và đồng ý cho ban nghiên cứu thâu băng.

DN: Ok! Tôi tên là Đan Nguyễn, tôi bằng lòng nói chuyện với Thúy hôm nay về những chuyện

tiểu sử đời xưa, cũng như là các câu hỏi mà Thúy đã set ra cho tôi ngày hôm nay. Tôi rất bằng

lòng được phỏng vấn bởi Thuy Vo Dang

TVD: Dạ vâng! Vậy bác có thể nói cho con biết ngày sinh của bác, và nơi mà bác sinh trưởng?

DN: Tôi sinh ra tháng 6, ngày 25, năm 1948 ở miền Bắc Việt Nam, tại tỉnh Hà Nội, thủ đô của

Việt Nam hồi xưa, thì nó thuộc về Miền Bắc Việt Nam

TVD: Vậy thì bác sinh ra ở nơi đó và cũng lớn lên ở nơi đó hay sao?

DN: Vâng. Tôi sinh ra và lớn lên ở nơi đó cho đến năm 1954. Sau hiệp định Gerneve thì gia đình

chúng tôi di cư vào trong Nam ở, tại tỉnh Đà Lạt, nó thuộc về tỉnh Lâm Đồng sau này. Đó là một

vùng cao nguyên, nơi tụ điểm du lịch của Việt Nam

TVD: Vậy trong thời mà bác lớn lên ở miền Bắc, bác có những kí ức gì về thời gian đó, như là

kinh nghiệm về thời gian học hành

DN: Những kỉ niệm của tôi vào thời khi ở Hà Nội thì rất là mù mờ tại vì nó lâu quá. Sau đó thì

tôi vào trong Nam, ở Đà Lạt, thì những kỉ niệm thời xưa, thời thơ ấu rất là ít, rất là mờ, không có

rõ rệt.

TVD: Vậy bác có nhớ gì về những nhà hàng xóm không?

VAOHP0072 2

DN: Tuyệt nhiên không. Không có gì nhớ được hết, cả cái ngôi nhà mình đã sống nhiều khi

không còn nhớ lại được.

TVD: Vậy bác có thể cho con biết sơ sơ về gia đình của bác được không? Bác có bao nhiêu

người anh em? Cha mẹ của bác làm nghề gì?

DN: Gia đình tôi có tất cả là 7 anh chị em, 3 chị gái và 4 anh em trai. Hầu hết theo số tuổi thì

chúng tôi đã trưởng thành, đã lớn hết rồi. Có thể nói là già hết cả rồi. Một số thì qua đời, như là

bà chị hai, bà chị thứ ba của tôi đã qua đời. Còn lại một bà chị thì hiện tại sống trên San Jose với

hai ông anh trên đó. Còn tôi sống dưới này một mình tôi với gia đình.

TVD: Còn cha mẹ của bác thì sao?

DN: Bố mẹ tôi thì đã mất, đã qua đời lâu rồi.

TVD: Vậy bác có thể quay về thời gian khi mình lớn lên, thời trẻ đó thì ba mẹ của bác làm nghề

nghiệp gì?

DN: hồi xưa, ba tôi hầu hết cả cuộc đời của ông là làm nghề thẩu khoán. Không biết thẩu khoán

bên này gọi là cái gì contractor hay là entrepreneur, cũng như là set up business, đi thầu lại

những dịch vụ, những công tác của tư nhân hay là của nhà nước, của chính phủ. Mẹ tôi là một

người nội trợ, bà ấy lo công việc trong gia đình, nuôi các con cái.

TVD: Sau khi gia đình di dân xuống Đà Lạt, thì ba mẹ bác cũng làm công việc đó.

DN: Sau khi di cư vào Nam, tại Đà Lạt, thì ba tôi vẫn cứ tiếp tục đi đấu thầu những dịch vụ hay

là những công tác của chính phủ. Mẹ tôi thì vẫn ở nhà nuôi con cái. Còn chúng tôi thì vẫn đi học

ở các trường trung, tiểu học của Đà Lạt cứ như vậy cho đến năm 1968.

TVD: Bác có thể cho con biết gia đình của bác ở Việt Nam có cải cách gì, có thể nói là social

academic class đó.

DN: Có thể nói chúng tôi thuộc tầng lớp trung lưu, middle class.

VAOHP0072 3

TVD: Bác có nhớ gì về những ngày lễ, những phong tục, những ngày lễ cổ truyền trong gia đình

bác?

DN: Có chứ. Chúng tôi cũng như những gia đình khác. Chúng tôi có tổ chức những nghi lễ cổ

truyền như là Tết, cúng giỗ ông bà, giỗ ông nội, bà nôi, ông ngoại, bà ngoại, và những người

thân trong gia đình đã mất thì chúng tôi tổ chức ngày giỗ đó. Còn những ngày lễ khác khi chúng

tôi còn bé thì lễ nhi đồng, lễ trung thu, nhưng khi lớn thì không còn tham dự nữa.

TVD: Vậy gia đình của bác phục theo tôn giáo nào?

DN: Chúng tôi theo đạo phật giáo. Nhưng mà nhìn chung chúng tôi theo đạo ông bà nhiều hơn,

thờ cúng tổ tiên, kính trọng những người lớn tuổi, đại khái.

TVD: Vậy trong gia đình bác có những câu chuyện nào được truyền xuống từ ba mẹ, ông bà.

DN: Chuyện được truyền xuống là những chuyện gì?

TVD: Dạ là những chuyện như có tên tuổi của gia đình mình được để lại cho con cháu?

DN: Ồ. Thì thật ra chúng tôi sinh trưởng trong một gia đình võ thuật. Ông cố, ông nội của tôi hồi

xưa là một quan chức to trong triều đình nhà Nguyễn. Ông chuyện lo chuyện võ thuật và binh bị.

Coi như là ông tổ đó. Ông làm rất lớn, gọi là thống chế. Nhưng chắc so với đẳng cấp bây giờ thì

có thể nói là đại tướng

TVD: Như vậy là ông cố phải không ạ?

DN: Gọi là great-grandfather đó.

TVD: Vậy bác có biết được ông cố không ạ?

DN: Không, chúng tôi chỉ biết qua cái lịch sử, gia phả để lại thôi, chứ cũng không biêt, ông là lâu

lắm rồi.

TVD: Vậy gia đình bác ở Việt Nam có thờ phượng?

VAOHP0072 4

DN: Có chứ. Gia đình hiện tại ở vùng quê nội tổ, có cái nhà tự, nhà thờ họ. Hằng năm đến ngày

Tết cũng cúng bái linh đình lắm.

TVD: Bác có biết chuyện cha mẹ bác quen nhau ra làm sao không hả bác?

DN: Ồ, cái đó thì tôi không biết, không nhớ nổi, và cũng không biết lắm.

TVD: Vậy là câu chuyện này không được kế xuống?

DN: Vâng, chuyện này không được kể xuống nên chúng tôi không biết. Đa số các cụ hồi xưa

quen biết nhau thì ít mà có lẽ mai mối thì nhiều. Thời đại trước của chúng tôi đã số là mai mối

thì nhiều, hai gia đình tổ chức làm đám cưới với nhau chứ không có tự do phóng khoáng như

ngây ngay.

TVD: Vậy thì bác cũng làm hôn nhân theo phong tục đó?

DN: Không! Đến phiên thế hệ tôi thì đã khác rồi. Chúng tôi tự tìm hiểu lấy, tự định đoạt lấy cuộc

sống của mình. Nhưng mà thế hệ trước chúng tôi thì hầu như các cụ do mai mối, sắp xếp thôi

chử hỏi ra, chứ không có đi tự tìm kiếm như chúng tôi.

TVD: Vậy bác có thể kể cho con thêm một chút về thời gian mà bác đi học từ tiểu học đến trung

học. Bác có nhớ gì về bàn bè thầy cô?

DN: Về thời gian tiểu học thì cũng hơi lâu không nhớ nhiều, nhưng mà thời gian trung học cũng

nhớ khá, đại khái vì khi đó cũng bắt đầu lớn rồi. Bắt đầu có những kỉ niệm như là những hình

ảnh trong cuộc sống khi mà còn đi học, còn nhớ nhiều lắm, đó là cái thời gian sống ở Đà Lạt.

Các bạn bè chơi với nhau như thế nào trong lớp, quậy phá đùa giỡn rồi thì lên lớp mỗi năm được

bằng này bằng nọ. Ngoài ra những sinh hoạt trong học đường như là đá banh, bơi lội, tham dự

với nhau, rồi chọc phá nhau rất là vui.

TVD: Vậy là tình bạn thời gian đó là sâu lắm phải không bác?

VAOHP0072 5

DN: Đúng rồi. Có những người bạn tôi chơi từ hồi đó bây giờ vẫn còn gặp nhau tại đây, thỉnh

thoảng gặp nhau rồi tới nhà ăn uống với nhau vui vẻ lắm. Hiện tại tôi có hai người bạn thân nhất

trong lớp hồi xưa ở Đà Lạt, họ vẫn sống ở đây, một người trên Los, một người ở Riverside.

TVD: Vậy bác có tham gia vào hội cựu sinh viên với các hội đoàn không?

DN: Lúc trước tôi có sinh hoạt trong hội ái hữu mà chúng tôi học với nhau hồi xưa. Nhưng mà

sau vì bận quá rồi ít sinh hoạt

TVD: Còn thầy cô của bác trong thời gian đó, bác có cảm nghĩ gì về họ, họ có khó hay là sao ?

DN: Thật ra thì hồi xưa những ông thầy dạy mình trong trường đều có ông khó, ông dễ, ông vui,

ông buồn. Nhưng mà thuở học trò nhiều thầy nhiều cô lắm. Trong thời gian trung học thì mỗi

thầy phụ trách mỗi môn, mỗi cô phụ trách một môn, mỗi người có một cách giảng dạy riêng

nhưng mà vẫn nhớ. Nhưng mà đa số ngày nay thì các thầy cô đã mất hết rồi.

TVD: Có người nào đặc biệt mà bác có một relationship đặc biệt mà bác nhớ lại hồi đó không

bác?

DN: Thật ra không có gì đặc biệt hết, nói chung chung thì giống nhau cả, không có gì đặc biệt để

mà chú ý.

TVD: Vậy bác nói tình bạn trong thời gian đó rất là quan trọng phải không bác? Bác có nhớ

những chi tiếc, specific story, những câu chuyện về bạn bè hay đi chơi với nhau trong những

activity nào. Tại vì thế hệ của cháu thì đi cinema, đi biển nhưng mà hồi đó bác đi chơi với bạn ra

sao?

DN: Trưa thì chúng tôi sinh hoạt với nhau trong trường thì lâu lâu trường cũng có tổ chức những

buổi đi camping như học trò ở đây trong rừng trong núi với nhau, đem nồi nêu xoong chảo đến

đó nấu ăn xong một hai đêm rồi sau đó lại đi về, vui lắm. Rồi tôi có tham gia sinh hoạt hướng

đạo nữa bên cạnh sinh hoạt học đường tôi có tham gia thêm sinh hoạt hướng đạo cũng vui

VAOHP0072 6

TVD: Vậy có những câu hát, những trò chơi đặc biệt nào mà bác nhớ đến không?

DN: Thật ra hồi đó cũng có nhiều lắm mà bây giờ không nhớ

TVD: Mình đang nói thời gian ở Đà Lạt phải không?

DN: Đúng rồi đó, đa số là ở Đà Lạt. Đi trung học cũng Đà Lạt, tiểu học cũng Đà Lạt, rồi lên đại

học cũng ở Đà Lạt luôn.

TVD: Con thường nghe là phải thi thì mới được lên lớp trên phải không bác?

DN: Đúng rồi. Ngày xưa cái thời của tôi đó, từ tiểu học hết lớp 5 đó, xong elementary school rồi

thì lên high school. Ở high school thì có hai cái, tức là đệ nhất cấp tức là năm lớp 7 cho đến lớp

3, thì hồi đó là phải thi, pass cái đó thì mới lên đệ nhị cấp. Sau cái đó thì lên đến hết bậc high

school thì có hai cái rec là tú tài 1 và tú tài 2. Thì xong tú tài 1 thì mới được thi tú tài 2, nếu

không có đậu tú tài 1 thì không được thi tú tài 2.

TVD: Vậy những cuộc thi này có khó không bác?

DN: Nhìn chung thì cũng khó chứ không phải không. Nhưng hồi đó học thi cũng vất vả lắm, hồi

đó còn chia ra những ban, gọi là những người ban A, ban B, ban C. Ban A thì theo biochem như

bây giờ, ban B thì về Math, ban C là literature tức là văn chương. Thì ai thích môn nào thì thi

môn đó. Điểm thì các ban như nhau

TVD: Nếu mình chọn một môn thi đậu thì mình phải tiếp tục trong ngành đó hay sao?

DN: Không. Chỉ thi đậu rồi thôi. Còn lớn hơn nữa lúc lên University thì tùy mình chọn. Thì mình

có thể tốt nghiệp ban tú tài 2 ban A cũng same với người ban B, ban C. Không cần thiết là phải

lấy hết tất cả, mình chỉ lựa một môn chánh thôi.

TVD: Học lớp high school như vậy có phải có major không bác?

DN: Có chứ, phải có major

TVD: Vậy thì đậu xong bác lên đại học nào bác?

VAOHP0072 7

DN: Tôi học chính trị kinh doanh ở Đà Lạt.

TVD: Vậy thường học đại học ở đó thời gian nó ra làm sao?

DN: Học 4 năm

TVD: Cũng 4 năm. Thì bác chọn ngành gì?

DN: Hồi đó tôi lựa chính trị

TVD: Học chính trị rồi ra nó làm sao hả bác?

DN: Ra làm police, hay là politician nếu mình muốn

TVD: Politician là lãnh đạo đất nước hả bác?

DN: Nếu may mắn thì được lãnh đạo đất nước

TVD: Tại sao bác lại chọn ngành đó hả bác?

DN: Thì thích

TVD: Có người nào khuyến khích bác hay là inspire bác để đi ngành đó không?

DN: Thật ra năm đó là năm tôi vừa mới lớn lên và trường đó là trường đầu tiên ở Đà Lạt. Trường

đó đào tạo những người chính trị kinh doanh, những người đầu tiên. Hồi đó đến giờ chưa bao giờ

có chương trình đó cả nên đó là cái chương trình đầu tiên. Thì mình thầy là lạ, tò mò thì học. Học

thì phải thế này thế kia, không ai thúc giục cả, thấy là lạ học chơi.

TVD: Vậy gia đình bác nghĩ sao về ngành đó?

DN: Hồi đó má tôi thì cũng không care, mày thích học thì học, không thì thôi. Còn ba tôi thì

thích và thúc đẩy tôi học ra làm kiến trúc sư, vẽ nhà vẽ cửa vì ông cũng lo xây cất về nhà cửa.

Ông chắc muốn mình học ra để sau này làm cho ông chắc. Lúc mà nghe học bên này thì ông lắc

đầu, nó muốn học gì thì học.

TVD: Vậy thì bác khi nghĩ lại thời gian học đại học thì bác thấy làm sao? Thấy vui hay là khó

khăn gì không?

VAOHP0072 8

DN: Thì đại học lúc đó không còn vui như là trung học nữa vì lúc đó đã là specific rồi, đa số là

independent study. Trung học thì chỉ có một ông thầy hay là hai ông thầy. Khi lên đại học rồi thì

khác.

TVD: Khác sao vậy bác?

DN: Cái lối học thì khác, mình phải tự học, independent hơn. Hồi xưa thì bài vở tự ôn chứ không

cần phải đi mỗi sáng ông thầy kêu lên bảng trả bài hay là hỏi bài, không có vụ đó. Thì lên đại

học thì khác, không còn những cái vui như hồi xưa ở trung học.

TVD: Thời gian đó là bác đã mấy tuổi rồi?

DN: 18-19 Tuổi gì đó, đại khái. Nhưng mà sau đó đang học giở chừng thì bị đi lính. Vì lúc đó

cuộc chiến miền Nam đã bắt đầu tàn khóc rồi.

TVD: Vậy năm đó là năm nào vậy bác?

DN: Năm 1968. Lúc đó đánh nhau chết nhiều quá. Đặc biệt là năm 1968, năm Mậu Thân, Việt

Cộng tấn công giữ dội và Mỹ chuẩn bị rút lui khỏi Việt Nam. Họ gọi là Việt Nam hóa chiến

tranh để mà cho Việt Nam tự đảm đương lấy. Cho nên Việt Nam lúc đó bắt đi lính hết, cả sinh

viên cũng phải đi lính. Tới tuổi đó là hốt hết không còn một ai sót.

TVD: Vậy bác phải bỏ học?

DN: Phải bỏ học đi lính.

TVD: Vậy bác vào branch nào bác?

DN: Thủ Đức, trường đó như là reserve chứ không phải như là chuyên nghiệp như ---Bomb. Hồi

đó Việt Nam có trường võ bị thì mình volunteer mình vào. Còn trường Thử Đức thì bắt buộc

phải vô, không muốn cũng không được.

TVD: Nó gọi là trưởng Thủ Đức?

DN: Thủ Đức còn gọi là trường dự bị Reserve

VAOHP0072 9

TVD: Thế khi mình vào trường Reserve như vậy thì mình có phải học thêm?

DN: Có chứ, thời gian học ở Thủ Đức cũng 8-9 tháng đó, cũng lâu.

TVD: Vậy trong thời gian đó bác học những cái gì?

DN: Học những căn bản về quân sự, súng ống, cách thức, chiến thuật, chiến lượt ở trong đó. Mỗi

lúc đánh nhau phải làm sao, làm cái gì. Tất cả những cái đào tạo cho một sĩ quan bình thường ra

để biết chỉ huy, đánh như thế nào, chỉ huy ra làm sao, target ở đâu, đánh ra sao.

TVD: Thế rồi bác học xong rồi làm gì?

DN: Sau khi học xong rồi tốt nghiệp xong tôi ra đơn vị tức là sư đoàn 22 Việt Minh

TVD: Vậy lúc đó bác bao nhiêu tuổi?

DN: Chắc là cũng 20 hay 21, đại khái 21, 22 gì, cũng là lớn rồi. Khi đó ra thì lúc đầu tôi mới chỉ

là chuẩn úy. Mới tốt nghiệp trường Thủ Đức ra thì đứa nào cũng là chuẩn úy, dưới thiếu úy, gọi

là first lieutenant, nhưng mà cũng chưa hẳn là first lieutenant, mới là chuẩn bị thôi. Sau đó một

năm sau thì lên thiếu úy.

TVD: Vậy base của bác là nằm ở đâu?

DN: Ở ngoài miền trung, central Vietnam đó, ở tỉnh Quy Nhơn.

TVD: Vậy là trong thời gian mà mình đi lính, bác đã thấy những cái gì? Bác nhớ những kí ức gì

sâu nhất?

DN: Cái kí ức sâu nhất là cái trận đánh dành lại ba cái quận của Việt Cộng chiếm, là Tam Quan,

Bình Định với Hoài Nhơn ở ngoài trung lúc đó ở Việt Nam là khốc nghiệt lắm. Cuộc chiến lúc

đó là mãnh liệt nhất, mùa hè đỏ lửa đó. Biết bao nhiêu người chết, biết bao nhiêu người gia đình

phân toán trong cái gia đoạn đó. Có thể nói giai đoạn đó là khốc liệt nhất trong cuộc chiến của

Việt Nam. Thì mình chết cũng nhiều mà bên kia chết cũng nhiều. Tôi đã may mắn là không chết.

TVD: Vậy bác có mất những người thân nào không?

VAOHP0072 10

DN: Có chứ, mất nhiều lắm chứ, bạn bè cũng một đơn vị nữa. Ngày hôm nay ngồi nói chuyện

với nhau, ngày mai đã nghe tin bị pháo giết chết, chuyện đó là bình thường lắm. Chết nhiều!

TVD: Vậy còn trong gia đình của bác có bị gì không?

DN: Không, gia đình tôi thì may mắn không ai bị chết hết. Sau này có cuộc đi vượt biên mới

chết chứ còn chết trận thì không có bị. Mấy anh em tương đối an toàn

TVD: Vậy thì chắc trong đơn vị mấy người bạn mà bác có trong đó chắc là quan trọng phải

không bác?

DN: Quan trọng là sao?

TVD: Cũng như là bác vẫn còn tiếp xúc với những người mà bác đi đánh giặc chung đó

DN: Những người đồng ngũ sau này trở thành, gặp nhau lại hay là làm sao?

TVD: Dạ.

DN: Có một số vẫn còn gặp nhau lại sau này

TVD: Thì theo con thấy những team, con cũng không có kinh nghiệm về cái này nên con cũng

không biết cảm nghĩ phải đi lính. Thế hệ của con thì chỉ được xem qua những bộ phim chiến

tranh thôi. Ở trong phim thì có một hình ảnh rất là scary mà những người đi lính thì mình thấy đa

số là những người không biết nhiều, không hiểu sâu về nguyên nhân mà họ phải đi đánh giặc. Họ

như là chỉ take order thôi đó bác.

DN: Đúng! Thì đa số là vậy. Cái thời tôi cũng thế. Đi thì nhắm mắt mà đi vì theo lệnh, mà mình

không biết tại sao mình đi. Tại vì chiến tranh đến thì mình phải đi, mà lúc đó không đi cũng

không được.

TVD: Mà lúc đó bác có nghĩ là bác biết tại sao đi không?

DN: Không, lúc đó thì chẳng ai hỏi. Lúc đó sau khi nhập quân trường rồi thì lúc đó đã biết mình

chỉ có đi tới thôi chứ không đi lui nữa. Chẳng ai thắc mắc, miễn làm sao hoàn tất nhiệm vụ của

VAOHP0072 11

mình thôi. Thì hy vọng sau khi cuộc chiến mình sẽ được về nhà chứ chẳng ai nghĩ tại sao lại bắt

tôi đi như vậy thế này, lại bắt tôi đi như thế kia. Riêng bản thân tôi thì không nghĩ gì cả hết. Có

thể là người ta có nghĩ nhưng mình không biết.

TVD: Quân lực miền nam có thấy người phụ nữ nào không?

DN: Có chứ, cả nữ quân nhân cũng có nhiều chứ

TVD: Họ làm trong ngành gì?

DN: Họ đa số là nurse, về supply nhiều hơn, rồi về quân---- thì không phải nhưng mà những

người về trong support. Đa số chứ còn đi chiến đầu thì ít lắm, hầu như không có.

TVD: Vậy đi chiến đấu như vậy thì bác có thời gian về thăm gia đình không?

DN: Có chứ, trung bình một năm cứ được 10 ngày phép, 10 ngày đi về thăm gia đình, một năm

thì khoảng đó. Có nhiều người ăn gian, tự động lấy thêm rồi ra bị phạt

TVD: Vậy gia đình của bác vẫn còn ở Đà Lạt hay sao?

DN: Lúc đó thì vẫn còn ở Đà Lạt.

TVD: Vậy mình đang nói thời 70-75 phải không bác, bác đã lập gia đình chưa?

DN: Từ năm 68 khi tôi đi lính thì đã lập gia đình rồi.

TVD: Vậy bác quen bác gái ra làm sao?

DN: Thì lúc đó cô ta là con của một ông chủ tiệm ăn ngoài Quy Nhơn. Thì chúng tôi thỉnh

thoảng đến ăn uống ở đó mỗi khi về phép đó thì gặp

TVD: Hồi đó nếu mà mình muốn làm quen với một người thì mình phải làm ra sao? Mình phải

đi xin phép cha mẹ hay sao?

DN: Thì hồi xưa vào lúc tôi thì đã tương đối dễ dàng rồi, chứ không còn phải khó khăn như các

cụ xưa. Đến làm quen với nhau rồi đi chơi, đi cinema, rồi đi ăn ở ngoài cũng thú vị, chuyện gì rồi

cũng phải vậy thôi.

VAOHP0072 12

TVD: Vậy thì như người trẻ ở bên Việt Nam?

DN: Ừ, thì đại khái như vậy, rủ nhau đi xem cinema, đi ăn cà-rem, đại khái

TVD: Vậy thì đến thời bác muốn làm đám cưới đó thì process nó ra làm sao? Cũng như là bác có

phải về xin phép?

DN: Thì cái đó là phải về kêu bố mẹ ra. Hồi đó chúng tôi vẫn còn những thủ tục như những cụ

xưa, tức là phải hỏi trước. Lúc đó phải có dạm ngõ trước, sau đó mới đến đám hỏi, rồi đến đám

cưới.

TVD: Vậy gia đình vợ thì ở Quy Nhơn, còn gia đình bác thì ở Đà Lạt

DN: Không! Lúc đó ông cụ bà cụ về Sài Gòn rồi, bỏ Đà Lạt về Sài Gòn.

TVD: Vậy thì bác ra sao?

DN: Kêu ông cụ bà cụ ra ngoài Quy Nhơn

TVD: Vậy thì dặm hỏi mình có phải đem quà, đem trà hay gì không?

DN: Có chứ, cũng tương đối đầy đủ như theo quy lễ của mình hồi đó, trà rượu, cũng đại khái

TVD: Vậy nói xong hết rồi thì mình đến đám hỏi phải không bác?

DN: Dặm hỏi xong thì đến đám hỏi

TVD: Mà hồi đó nghe nhiều người làm lẹ

DN: Hỏi cưới luôn. Tại vì hồi đó là thời gian chiến tranh và gia đình nào cũng muốn tiết kiệm

tiền, làm gì rền rang cho tốn kém. Nhiều khi buổi sáng hỏi rồi chiều cưới luôn.

TVD: Vậy thì bác cũng như vậy?

DN: Cũng như vậy luôn. Nhất là giai đoạn đó còn đang chiến tranh mà, mình đâu được nghỉ

phép nhiều đâu. Được một cái phép vậy là làm luôn cái ào cho nó xong. Rồi xong cái phép rồi

phải đi ra chiến trường tiếp, thì chưa biết lại sống chết ra làm sao. Lúc đó thì số chỉ làm vậy thôi

TVD: Vậy thì làm đám cưới xong, dâu phải về ở chung với gia đình

VAOHP0072 13

DN: Nhưng mà hồi đó tại vì hoàn cảnh đất nước cũng không ai ép ba chuyện đó, dâu cũng ở lại

nhà mình mà rể cũng ở lại nhà mình vậy thôi. Đó là riêng cá nhân tôi chứ còn những người khác

có thể người ta điều kiện khá hơn mình thì mình không biết. Chứ không nhất thiết là phải đón

dâu rồi dâu đi về nhà bố mẹ chồng, không phải là như bây giờ.

TVD: Vậy bác thấy trong lúc chiến tranh như vậy thì phong tục của mình cũng thay đổi?

DN: Nó cũng flexible đấy.

TVD: Vậy đám cưới xong rồi bác tiếp tục đi chiến tranh?

DN: Tiếp tục ra đơn vị.

TVD: Vậy thì bác gái lúc đó ở đâu?

DN: Ở Quy Nhơn, ở nhà vợ

TVD: Vậy là mỗi lễ phép bác cũng về thăm?

DN: Cũng về thăm, nghĩ lễ cũng về.

TVD: Vậy thì sau đám cưới bao lâu sau bác mới có con?

DN: Một năm thôi, một năm sau thì có chị của Giang, hồi đó là 1974.

TVD: Bác có thể nói thêm một chút xíu, như là bác describe cho con cuộc sống trước ngày 30

tháng 4 năm 1975 bác còn đang ở trong đơn vị hay sao?

DN: Trước 75 thì tôi vẫn còn đang ở trong quân đội, lúc đó thì cứ lo đánh nhau ở ngoài tuyền

tuyến không à.

TVD: Là vùng nào ạ?

DN: Lúc đó là chuyển lên Pleiku rồi, đánh nhau ở vùng núi, vùng cao nguyên. Hồi xưa thì ở Quy

Nhơn, rồi đơn vị đó ở Quy Nhơn dời lên Pleiku Kontum để đánh nhau. Đó là nội dung trong

cuốn phim ---------------------------. Thì cái đội người ta diễn tả ở trong phim là đội ba chấm ở bên

này.

VAOHP0072 14

TVD: Rồi bác có thấy khi mình lập gia đình rồi mà mình phải tiếp tục đi lính như vậy bác có

thấy khó khăn gì không?

DN: Thì cũng phải chịu thôi, lúc đó như vậy thôi. Giai đoạn đó không ai dám từ chối vì ở lại thế

nào nó cũng bắt tù mình chết. Nó nói mình trốn ngũ.

TVD: Bác nhớ lại ngày 30 tháng 4 năm 75 bác đang ở đâu?

DN: lúc đó thì đang ở, rút về Quy Nhơn lại rồi, về lại hậu cứ của Quy Nhơn. Lúc đó có lệnh phải

đi di tản bỏ Quy Nhơn, vì lúc đó Việt Cộng đã tràn vô rồi. Nó bắt đầu chiếm dần dần, vào lần lần

rồi.

TVD: Bác nói ra lênh thì ra lệnh cho cá nhân hay là cả gia đình?

DN: Cả gia đình, không, gia đình thì đã đi trước rồi. Lúc đó gia đình thì đã đi vô Sài Gòn hết rồi.

Chỉ còn lại dân, đa số họ cũng di cư, tản cư hết. Tại biết nó sắp đánh nhau tràn vô tỉnh. Thì ai

nấy đều bỏ hết, thành phố hầu như là empty

TVD: Thế Sài Gòn gia đình có thân nhân gì không?

DN: Thì cũng có chứ. Bên gia đình má Giang thì kiếm bà con ở đỡ, rồi lúc đó tôi vẫn còn ở đơn

vị rồi sau đó chạy từ Quy Nhơn về Vũng Tàu luôn. Thế là đơn vị tá lả tam tinh hết, mạnh ai nấy

chạy. Lúc đó coi như mình thua rồi, phải chạy rút. Một số người đi tỉnh lộ 7B, 7A, một số thì đi

bằng đường biển, một số thì đi bằng đường bộ. Rồi dọc đường bị pháo kích, bị Việt Cộng nó

bắn. Cái giai đoạn đó thảm khốc lắm. Thì một mặt cũng tại cái đài EOAA, BBC, họ cứ nói trên

đài hôm nay đã chiếm được Kontum mai chiếm được Pleiku, rôi ngày nay chiếm được Quy

Nhơn. Như thế làm họ sợ quá đi, cứ mất lần mất lần dồn dồn về phía Nam, rồi đa số chưa đánh,

họ đã chưa vô tới, Việt Công chưa vô tới là đã bỏ chạy trước rồi, lúc đó là hỗn quân hỗn quan

hết. Sau đó tôi cũng đơn vị chạy về Vũng Tàu, nằm chờ đó đến khi ngày 30 tháng 4 xảy đến thì

ông Minh tuyên bố đầu hàng, thế là tụi này vứt súng bỏ hết. Rồi lúc đó chạy về nhà.

VAOHP0072 15

TVD: Vậy bác về với gia đình

DN: Về Sài Gòn mới kiếm lại gia đình được, có tin thì mình mới kiếm nhau được

TVD: Đi tìm gia đình như vậy có khó khăn không bác?

DN: Không, thì lúc đó là đã biết trước rồi. Có liên lạc với nhau qua phone này nọ thì đã biết rồi.

TVD: Vậy sau ngày đó hết đi lính rồi thì bác phải làm sao?

DN: Thì ở nhà buôn bác vặt vãnh theo vợ, đi phụ vợ.

TVD: Vậy vợ bác lúc đó làm nghề gì?

DN: Lúc đó đa số là chạy ra chợ trời, có cái gì buôn cái nấy, có người thì nấu ăn, có người chayj

ra chợ, có gì xài nấy. Mà đa số thì đem vàng bạc ra ngoài chợ đổi, bán đại.

TVD: Thì bác sau năm 75 thì đất nước cũng thay đổi rất là nhiều. Nhiều người nói với cháu là

phải đi tù cải tạo, phải đi vượt biên.

DN: Đúng rồi

TVD: Thế thì bác có thể nói cho con biết một chút về những sự ảnh hưởng của chiến tranh cho

gia đình của bác, cho bản thân bác không?

DN: Thì lúc đó tôi cũng như các bạn bè khắp trong quân đội xưa thì sau khi đã trút bỏ bộ quân

phục thì thay vì trở lại đời sống nhân sự thì chúng tôi bơ vơ lắm, không tiền không bạc không

nghề không nghiệp gì hết. Học hành thì giở giang, lúc học thì lại phải đi lính, lúc đi lính thì Việt

Cộng nó vào rồi giai đoạn của tôi là giai đoạn đen tối nhất, mà hầu hết các gia đình đều như thế

cả, ai nấy hoan mang lo sợ không biết làm sao, tương lai đen tối. Một số phải bỏ đất nước mà đi

leo ghe leo đò đi, một số cũng có phương tiện trong thành phố nhưng rồi chẳng biết đi đâu. Hồi

xưa thì tôi chạy ra bến tàu kiếm ghe kiếm tàu nhưng lúc đó đâu có nữa đâu, thành ra phải ở lại

sống. Khoảng một tháng như vậy thì có lệnh đi học tập, đi tù. Thế là phải nghe lời họ đi thôi.

Chứ ở lại cũng đâu có được.

VAOHP0072 16

TVD: Thế năm 75 hay sao?

DN: Sau 75 là đi tù hết, tất cả những người anh em quân nhân công chức thuộc chế độ cũ là đi tù

hết. Họ dùng danh từ đi cải tạo chứ thật ra là đi tù.

TVD: Bác có thể kể thêm về kinh nghiệm ở trong tù cải tạo không, người ta nói là đàn ông phải

đi hết?

DN: Yeah! Lúc đó sau khi Việt Cộng đã chiếm miền Nam thì tháng sau hay 2 tháng sau gì đó thì

hầu như nó bắt tất cả các quân kháng chiến Việt Nam ngày xưa, những người theo chế độ cũ đó.

Phải đi cải tạo hết. Nó đến tấng nhà nó coi rồi bắt đi hết. Thì chú cũng như mọi người thôi, cũng

bắt đi. Thì cấp của chú lúc đầu là đại Uý thì đi 10 ngày rồi về, cứ đi đi không sao hết đâu. Thì

mình cũng tin 10 ngày thì đáng gì thì đi, ai dè đi lút chỉ luôn. Sau 10 ngày, 1 tháng cũng không

thấy về. Nó đem mình ra học tập, bắt học cái này cái kia. Nó phát hột giống. Thì mình thấy chết

cha rồi, bị lừa rồi.

TVD: Thí dụ như là gì bác? Là họ nói những gì?

DN: Tức là họ vô trong trại rồi họ bắt học đường lối chính sách mới, rồi những khoan hồng của

cách mạng không có giết ai, chỉ có giúp học tập chỉ clear cái mind, coi như là được cải tạo tốt

như thế này thế nọ thôi. Nhưng làm sao mà cải tạo nổi, đó chỉ là hình thức câu nói vậy thôi để nó

nhốt tù mình.

TVD: Vậy là ở đâu?

DN: Lúc đó băt đi ở chặng lớn, một cái trại quân việt nam cộng hòa ngày xưa, nơi căn cứ quân

sự ở đó.

TVD: Trong vùng nào?

DN: Nó thuộc về Tây Ninh, gần gần đó.

TVD: 10 ngày thành một tháng rồi sau đó sao bác?

VAOHP0072 17

DN: Rồi sau đó một tháng nó không cho mình về mà còn đưa hột giống nữa thì chắc là bị lừa rồi.

Thế là có một số người tìm cách chạy trốn, một số người can tâm ở lại, không dám làm gì hết.

Sau đó ít lâu thì họ chuyển trại của chú một số đi ra ngoài Bắc, một số đi vô trong trại khác. Nó

muốn phân tán ra đó. Thì một số trong đó có bác thì đi ra ngoài đảo Phú Quốc. Nhét mấy trăm

người trên cái tàu nhỏ xíu đi ra ngoài Phú Quốc. Thì đi ra đó hơn một tháng thì xảy ra cuộc chiến

tranh giữa Cambodia với Trung cộng. Nó sợ đánh nhau nên nó giải toán tù nên đem tù trở về lại

đất liền, đem về tới Long Giang. Đem về tới Long Giang thì bác chạy bác đi, bỏ chạy lúc đó.

TVD: Vậy là bác trốn chạy bao lâu, bác bị giam bao lâu?

DN: lúc đó từ ngoài Phú Quốc về thì khoảng chừng 3 tuần tháng

TVD: Vậy là bác tổng cộng ở trong tù cải tạo bao lâu?

DN: Được hơn một tháng, chưa, có mấy tháng

TVD: Vậy khi mình chạy trốn như vậy thì làm cách nào để chạy trốn cho được?

DN: Thì lúc đó đi ở Long Giang thì đi với một người bạn bên chỗ lục chiến. Còn bác thì bên

chinh xác, hai thằng bàn tính với nhau lúc đó là đang làm đồng làm ruộng ở ngoài lừa lúc không

ai để ý mình bỏ đi. Đi bộ vô trong rừng luôn, đi suốt đêm đi ra tới đường lộ đó rồi đón xe đi về

Sài Gòn. Thay về đón xe đi về Sài gòn thi mình đón đi ngược lên để lỡ mình đi về hướng sài gòn

nó chận mình lại thì mình bị dính. Đi ngược lên thì nó không biết, nó không thấy.

TVD: Vậy khi mình đi như thế có người dân nào giúp mình hay không bác?

DN: Không, tự mình đi thôi, chắc mình thôi chứ có ai đâu.

TVD: Bác có thể kể lại chút xíu, kể cho con nghe về sinh hoạt ở trong tù cải tạo, một ngày nó

diễn tả ra làm sao?

DN: Thì một ngày đời sống trong cái trại tù thì đầu tiên sáng thức dậy khoảng 5 giờ, đánh kiềng

thức dậy. Thức dậy hết ra exercise nửa tiếng

VAOHP0072 18

TVD: Exercise là làm gì?

DN: Strength, vương vai vương thở, tập trong nửa tiếng đồng hồ. Rồi sau đó vô có gì ăn nấy, ai

có khoai có sắn có gì thì ăn đó. Ăn xong được 15 phút thì đánh kẻng đi ra ngoài lao động. Khi thì

đào bới ở chỗ này thì khi làm hàng rào ở chỗ kia. Công việc làm nông, trồng trọt này nọ. Cho

đến buổi trưa có kẻng được nghỉ một tiếng đồng hồ về trại lại, cho đến 2 giờ kẻng rồi lại đi ra

tiếp, làm cho đến 4-5 giờ chiều có kẻng lại đi về, ngày nào cũng vậy hết.

TVD: Vậy là cái hoàn cảnh trong trại ra sao, cũng như là mình ngủ?

DN: Ngủ thì nó xếp gọi là láng cái trại đó, gần như là cái ------- đóng giường gỗ, những cái ô

khoảng 2 feet nằm chung với nhau.

TVD: Vậy thời gian trong tù cải tạo thì bác có quen ai không? Có quen những người bạn nào

không?

DN: Bạn tôi thì nhiều chứ, nhưng không phải là bạn như ngày xưa mình chiến đầu, mà bạn của

những chỗ khác đến tình cờ ở chung thì bạn với nhau, quen nhau, thì cũng đùm bọc nhau sống tố

lắm. Bạn tù thì nhiều người tốt lắm, đùm bọc che chở lẫn nhau.

TVD: Vậy khi trong tù có cho gia đình thăm không?

DN: Đoạn của bác lúc đó thì chưa có thăm nuôi gì, chưa có chế độ đó, chắc là mới quá nên chưa

có open night được, thì bác đã bỏ trại bác về rồi, không có thăm nuôi.

TVD: bác thoát được rồi bác đi đâu?

DN: Về lại Sài Gòn, làm giấy tờ giả rồi luẩn quẩn sống thế thôi. Sau đó đi bộ với anh bạn mà bỏ

trại đó, đi bộ qua Lào, đi ngược lại hành quân xưa của bác là Pleiku Kontum đó. Đi bộ qua bên

Lào. Thì đi qua đến biên giới của Lào rồi, một hôm đói bụng quá lúc đó chập tối rồi, đi qua một

cái rừng củ mì đó, đói quá hai thằng lấy nướng ăn. Nướng ăn chắc nó thấy có khói nó nhào tới.

Lính Việt Cộng nhào tới đó. Nó gọi là du kích thì đúng hơn. Nó thấy khói bốc ở vùng lạ, lúc đó

VAOHP0072 19

không có ai hết sao lại có khói cho nên nó nhào đến coi cho nên bắt mình. Rồi hai thằng bị bắt

lại, rồi bị tra hỏi thì mình chối không phải lính gì, nó nghi rồi nhốt lại. Thì bạn của bác nó muốn

chạy chứ không muốn vô trại tù nữa rồi nó chạy cuối cùng bị chết. Thế còn mình bác thì nó trả

về cho quân đội của Việt Cộng đó. Rồi nó điều tra hỏi nhất định mình không khai quân đội, mình

chỉ nói là người dân đi làm lạc đường thôi. Rồi hỏi nhà ở đâu thì mình nói nhà ở Thủ Đức, rồi nó

bảo nếu mà là người trong Nam nó chuyển về trong nam, rồi mình lại được về Sài Gòn.

TVD: Vậy là người bạn của bác bị bắn chết trong lúc đi quân trại, vậy bác có nhớ tên gì không

bác?

DN: Nhớ chứ, Nguyễn Sĩ Thạch, thuộc quân lục chiến.

TVD: Sau đó gia đình của có biết không?

DN: Cũng không biết sau đó không có gặp gia đình nó để mà hỏi. Chắc là thủ tiêu xác rồi vứt

trong rừng, chôn trong đó luôn hay sao đó.

TVD: Bác nghĩ trong thời chiến, thời gian sau chiến tranh có nhiều tình trạng vạy không?

DN: Có thể có nhiều người cũng bắn chết lắm, người ta không phổ biến không nói ra thôi

TVD: Thế bác được chuyển về Thủ Đức?

DN: Không, mình nói là Thủ Đức thì nó chỉ chuyển về trung tâm của Sài Gòn thôi, chỗ trại Phan

Đăng Lưu khoảng 3-4 tuần thì vào cái địa thế bác bỏ chạy lần nữa, trốn lần nữa.

TVD: vậy bác đi ở đâu?

DN: Thì cũng luẩn quẩn ở sài gòn, thì buổi tối ra Bình Chiểu mướn cái chiếu nằm ngủ, đâu có

dám về nhà.

TVD: Khi trốn như vậy thì đâu có đưa tên gì được đâu phải không bác?

DN: Ừ, thì đâu có đưa tên gì đâu.

TVD: Vậy họ có biết lai lịch của mình gì không?

VAOHP0072 20

DN: Thì mình khai giả, mình nói là mình ở Thủ Đức trong khi gia đình thì ở Sài Gòn, khai tầm

bậy tầm bạ, hồi đó cũng không có computer nó không có gì để điều tra.

TVD: Mà mình cũng không có giấy tờ

DN: Ừ không có giấy tờ gì hết nên nó cũng chẳng biết mình là ai, mình khai sao thì nó biết vậy

thôi, không có vấn đề nó đi điều tra, nó check background hay gì.

TVD: Vậy thì chừng nào thì bác đoàn tụ lại được với gia đình?

DN: Cho đến một thời gian sau liên lạc với gia đình làm giấy tờ giả thì mới về, mà lúc đó không

sống lại ở nơi nhà cũ mà đi mướn một nhà khác ở chứ không ở chỗ cũ thì nó không biết. Sợ nó

đến kiếm mình.

TVD: Vậy là sau này bác khai tên giả? Làm giấy tờ giả hết?

DN: Gỉa hết, không có xài giấy tờ cũ nữa.

TVD: rồi con cũng có nghe những bác con phỏng vấn lúc trước họ có ba bốn cái tên lẫn…

DN: Thì đa số ai cũng thế, ít ai mà xài tên cũ lắm, tên giả hết, giấy tờ nó cũng làm giả nhỏ xíu,

nó lấy củ khoai lang, khắc chạm rồi ịn vô thành dấu giả, cái mộc, cái stamp đó.

TVD: Rồi sau này về nhà thì gia đình bác lúc này có bao nhiêu người?

DN: Chỉ có Giang thôi.

TVD: Vậy bác với vợ và một đứa con?

DN: Rồi đi ở mướn, ở chui, đi lòng vòng. Lúc đó gia đình đâu ai dám chứa mình đâu, họ sợ lắm.

Sợ bị liên lụy, lúc đó Việt Cộng vẫn còn mới quá.

TVD: Vậy gia đình bác sinh sống ra làm sao?

DN: Thì hồi đó bà má Giang ra chợ buôn bán quần áo, rồi bác cũng ra phụ bán, xếp hàng rồi

chiều thu dọn thế thôi, sống như là bình thường. Vì mình xài giấy tờ giả nên đâu ai biết ai.

TVD: Theo bác thấy thì cuộc sống sao chiếnh tranh là khác sao?

VAOHP0072 21

DN: Cuộc sống sau chiến tranh khác nhiều chứ. Nó khó khăn hơn nữa, mệt mỏi mà mình lúc nào

cũng ở tâm trạng mà mình sợ, lúc nào cũng hồi hộp, sống không có thảnh thơi đầu óc, rất là

pressure.

TVD: Vậy là chừng nào bác mới quyết định rời khỏi Việt Nam?

DN: Thì sau đó bác mới có một bà chị của bác. Bác mới tâm sự với bả là chỉ có một con đường

duy nhất là kiếm đường đi vượt biên thôi. Thì bà nói đi dò hỏi chỗ nào đóng ghe đóng tàu. Thì ba

đưa tiền cho bác, mười mấy cây vàng đi đóng, rồi rủ thêm mấy người khác hùng tiền vô rồi mua

máy đóng đồ. Vậy thì tùy là mình có bao nhiêu thì đóng bấy nhiêu. Mình không phải là business

mà chỉ là gia đình với nhau thôi.

TVD: Vậy là mình phải tin tưởng người ta thôi?

DN: Thì toàn là anh chị em trong nhà thôi chứ đâu phải là người ngoài đâu.

TVD: Vậy là chuyến đi đầu tiên của bác có thành công không?

DN: Đâu có, thất bại nhiều chứ. Chui đi nhiều lắm. Đi kiểu có nhiều người cho mình đi chùa Tôi

nghe đồn chỗ này cho đi, leo lên rồi chỗ kia, rốt cuộc cũng bị bắt hoài.

TVD: Mà mình bắt thôi hay là có cả gia đình?

DN: mình bắt thôi. Lúc đó đâu có đủ sức đâu mà dẫn vợ con theo. Bị bắt, nhốt, rồi xong trốn trại

đi ra, cứ vậy làm hoài như thế mấy lần. Trừ một lần đi cải tạo vào trại rồi sao đó khoảng 6 lần, cứ

bị bắt rồi nhảy ra. Tổng cộng là 7 lần, lần thứ chót thì thoát.

TVD: Vậy thì bác có thể kể lần đi thành công được không?

DN: Lúc đó đi ở Sài Gòn thì không được nữa rồi. Lúc đó đi ra tuốt ở Nha Trang, thì lúc đó tụi

này cũng hết tiền rồi, chỉ có đủ tiền đi bác với con Giang thôi. Dẫn đi ra ngoài đó gọi la Vũng

Rô, ở Nha Trang. Phải đi từ sáng đến khuya mới tới nơi. Rồi lịa đón ghe đi một cái ghe nhỏ, như

VAOHP0072 22

người ta nói đi taxi đi ra rồi chờ đến khuya 2-3 giờ sáng ghe lớn mới tới nó rướt mình đi. Thì

chuyến đó đi cỡ 7 ngày 7 đêm tới được Galang, Indonesia.

TVD: Vậy tại sao bác không quyết định đi với một người con thôi?

DN: Không đủ tiền đi hết cả gia đình.

TVD: Vạy lúc đó gia đình của Bác lớn hơn nhiều…

DN: Thì đứa đầu chết rồi, thì hồi đó bà chị của bác đưa tiền, cuộc chiến năm 79 thất bại thì ghe

bể ngoài khơi, chìm nổi. Thì lúc đó là đi với má Giang và mới có bầu Giang thôi à. Thì thoát

được cái chuyến đi, rồi vô bị tù nhưng trên đó dễ được tha về. Rồi sau đó bị bắt đi những chỗ

khác thì mình đi thôi.

TVD: Vậy chuyến đi mà bác dẫn vợ con là chuyến bị bể ghe?

DN: Chuyến đó bị bể ghe đó, thì đứa con gái chị của Giang chết, bị chìm xuống chết

TVD: Lúc đó chị của Giang bao nhiêu tuổi?

DN: Nó 3 tuổi mấy.

TVD: Vậy lúc đó vợ của bác có bầu?

DN: Ừ, có bầu Giang. Thì đặt tên cho nó là Châu Giang là bởi vì bãi ghe lớn ghe nhỏ gặp nhau

người ta gọi là bến đò Châu Giang. Đẻ nó ra rồi đặt tên là Châu Giang luôn, lúc đó thì sắp sanh

rồi.

TVD: sắp sanh mà cũng đi?

DN: Thì đến ngày đi cũng phải đi thôi. Không biết sao má nó chụp được cái miếng bè gỗ đó trôi

lềnh bềnh rồi sáng sau ghe cá đi thì thấy vớt được.

TVD: Vậy là một mình bác gái thôi?

DN: Ừ, một mình thôi. Lúc đó bác cũng trôi bơi trong mép bờ, sáng công an đến rồi dẫn vào đồn

luôn.

VAOHP0072 23

TVD: Vậy là bắt cả hai người luôn.

DN: Nhưng hai người cách xa nhau vài cây số nhưng mà lát nữa nó cũng đưa về chỗ đó hết, rồi

gặp nhau ở trong đồn.

TVD: Thì nam nữ gì cũng bị bắt hết luôn hay sao?

DN: Ừ, dồn hết. Một số thì chết, số còn lại thì nó đưa vô bến tre hết. Rồi lúc vô bến tre thì gặp

nhau, một số nó thả, một số nó giữ lại. Thì mà Giang lúc đó có bầu Giang nên được cho về. Hai

ngày sau lúc đó là ngày 30 tết thì đẻ ra nó.

TVD: Vậy bác có mặt ở đó không?

DN: Lúc đó đã bị nhốt rồi, bị tù ở bến tre.

TVD: Vậy chuyến đi lần cuối là khoảng bao lâu sau?

DN: Là 5 năm sau, có một mình con Giang thôi.

TVD: thế ở lại thì có bác gái với là người con trai?

DN: Lúc đó con trai em của Giang còn nhỏ xíu, vậy là cũng chỉ mới có một tuổi gì thôi.

TVD: Cái quyết định mà đi đem theo một người, thì là hai người nói hay sao?

DN: Hai người quyết định, vì sợ lúc đó chết thì chết có một người thôi, không lẽ chết hết. Nếu

thoát thì mình tính sau.

TVD: Vậy là đến 7 ngày? Mà chiếc tàu nhỏ như thế mà đi đến 7 ngày được không có trục trặc?

DN: Không, nó dài cỡ chừng 17 thước à, mà nó chứa khoảng 395 người. Tất là nước mấp mé

gần cái bè vậy nè. Mình ngồi trên này mình rờ nước, chở nặng vậy đó, mà sao may quá nó không

chìm. Tị nạn không, việt nam không, đi từ Phú Khánh, mà đến một cái đảo nhỏ. --------, cuả

Indonesia. Indonesia có đến 7-8 cái đảo lẫn mà, thì đảo nhỏ đó nó ở đâu được một tuần lễ, nó

đưa vô một cái đảo gọi là đảo Kuku, nó lọc sàn một thời gian làm hồ sơ lý lịch xong nó mới đưa

vô ---------, là một đảo lớn nhất, nó có những tổ chức của HCR

VAOHP0072 24

TVD: Vậy bác có những gì về những ngày đêm ở trên tàu?

DN: Có nhiều khó khăn chứ, ngồi bó rọ ở dưới cái hầm, 2-3 ngày nó thày xuống một nắm cơm.

TVD: Vậy cái chỗ này là mình phải mua?

DN: Phải mua, phải đóng tiền thì mới được ngồi đó.

TVD: Vậy mình có được đem lương thực hay gì không?

DN: Đâu có, nó chỉ cho một cái bị nhỏ đựng vài bộ quần áo vậy thôi, đâu có gì nữa đâu

TVD: Quần áo rồi có đem theo những cái gì nữa không?

DN: Không có vòng bạc, tiền bạc, vũ khí, không có gì hết. Đi thì nó dặn trước là đừng có đem đồ

gì đi

TVD: Vậy không có địa chỉ của bà con hay liên lạc gì bên nước ngoài hết?

DN: hình như là cũng có một quyển sổ tay có ghi một hai cái địa chỉ của ông anh của chú ở

ngoài Bắc qua đây trước, trong quyển sổ tay có ghi địa chỉ ông với là ông chú.

TVD: Vậy bác còn giữ quyến sổ đó không?

DN: Có chứ. À! Bây giờ thì mất tiêu đâu rồi!

TVD: Cái đó mà giờ còn được thì quý lắm á

DN: Cái đó coi như là tài liệu mà. Mất liền!

TVD: Vậy mình sống ở trên tàu nó ra làm sao?

DN: Cũng như vậy thôi. Tiêu tiểu luôn tại chỗ, đâu có đi đâu được.

TVD: Lúc đó là Giang được 3 tuổi phải không ạ?

DN: 3 – 4 tuổi, nhỏ lắm

TVD: Vậy là đi cũng như là single father rồi, bác đi một mình như vậy là phải lo cho đứa con

nhỏ nữa. Những cảm nghĩ của bác trong thời gian đó ra làm sao?

VAOHP0072 25

DN: Thì thật ra ở trên tàu cũng chẳng lo gì cho nhau được, không đi đâu được, chỉ nằm đó một

chỗ 7 ngày đêm liền. Sau đó lúc mà lên đảo thì mới bắt đầu giai đoạn chính của của cuộc sống.

TVD: Vậy khi mà mình lên tàu mình có quen ai không vậy?

DN: Không, chẳng quen ai, chẳng ai biết ai hết. Người lạ không à! Rồi sau đó sinh hoạt với nhau

rồi cũng dần dần quen biết.

TVD: Vậy những người đi thuyền chung như vậy có tới ----- chung luôn?

DN: Cũng tới hết, đi chung với nhau luôn.

TVD: Vậy bác ở trong trại tị nạn ----------- bao lâu?

DN: Cũng khoảng 10 tháng.

TVD: Vậy trong trại dó, bác có thể diễn tả tình trại ở trong trại nó ra làm sao không? Những căn

phòng chỗ ngủ ăn uống vậy đó?

DN: thì cái cuộc sống ở trong trại tị nạn thì có thể nói lúc đó là rất sung sướng. Thứ nhất là mình

nghĩ mình thoát được ách Cộng Sản, thì lẽ nhiên trong cuộc sống của trại tị nạn đó thì thiếu thốn,

cũng không được đầy đủ tiện nghi nhưng mà at least lúc đó mình cũng thoát được vấn đề, đến

được bến bờ tự do rồi. Thành thử lúc đó sống thoải mái, vô tư thích lắm. Sáng đi ra biển dạo rồi

chiều về đi học, đi học tiếng Anh. Còn ăn uống gì thì hội tị nạn hợp quốc họ đãi hết. Rồi mình

cũng sinh hoạt văn nghệ thể thao ở trên đảo cho đỡ buồn chán. Rồi cũng có đủ sách vở báo, đầy

đủ nhà thờ chùa để muốn ai theo đạo gì thì đi nhà thờ đó, ai muốn làm gì thì làm, để chờ cái thủ

tục sinh đi đâu thì phái đoàn của nước đó họ đến interview.

TVD: Vậy bác nói là mình được đi học phải không bác?

DN: Có chứ, đầy đủ hết. Có người nào dạy anh văn, thợ mộc.

TVD: Vậy lúc đó bác học môn gì?

VAOHP0072 26

DN: Khi đó mới bắt đầu đi học ESL, đi học anh văn đó. Hồi trước đến giờ bác học chương trình

Pháp, không biết gì về English nhiều, đến đảo mới học A B C.

TVD: vậy bác sinh hoạt thì ai phụ bác săn sóc cho con?

DN: lúc đó thì sinh hoạt ở trên đảo, thì đại khái trong lúc mình đi học ở trong lớp thì ở nhà nó

chơi với đám tụi gần nhà hay bằng tuổi. Hồi đó mình không nghĩ vẫn đề kidnap, không có nghĩ

vấn đề gì hết, cứ nói: “Thôi ở nhà, tôi đi”, rất là thoài mái. Đi học từ 8h sáng đến 11h trưa đã về

rồi, về nấu cơm ăn

TVD: Vậy lúc dó Giang còn nhỏ nhưng Giang có biết là xa nhà xa mẹ không?

DN: Thì cũng biết mù mờ. Nó cũng không hỏi mẹ sao, nó chưa đến cái tuổi ý thức được điều đó

nhiều.

TVD: vậy là khi mà bác làm thủ tục xin đi Mỹ?

DN: Đi Mỹ là vì nó hỏi mình có thân nhân nào bên Mỹ không? Thì nói có, có ông chú và ông

anh. Thì hỏi ở đâu thì nói ở California.

TVD: Vậy cuộc phóng vấn nó ra làm sao?

DN: Đầu tiên nó phải hỏi mình, cá nhân mình là gì đã, thành phần mình là loại nào. Mình đúng

là tù cải tạo không, là quân nhân hay công chức, để nó select người nào đi về chính trị, người nào

đi về kinh tế. Nếu người nào không biết khai, nói ở Việt Nam tôi đói quá, tôi muốn kiếm cuộc

sống thoải mái hơn là nó không chịu

TVD: cũng như là phải xác nhận mình là người tị nạn?

DN: Là người tị nạn nó mới cho đi. Thì có một số người không ở dạng đi tị nạn chính trị, họ đi vì

họ là người ghe chài họăc là những người buôn bán đi vượt biên, không có một tiêu chuẩn nào để

mà tị nạn thì phải bị ở lại. Đám đó thì đưa vào dạng long stayers, ở mút chỉ luôn, không đi định

cư ở các nước nào khác hết. Nó chỉ cho đi vì chính trị.

VAOHP0072 27

TVD: mình làm sao mà mình tỏ ra là mình thuộc tị nạn chính trị?

DN: Mình phải nói là mình là ai, giống như bác nói: “Tôi là cựu quân nhân”. Họ hỏi số quân là

bao nhiêu, trại tù nào, hồi đó đi training ở đâu, thì mình phải khai ra. Thì mình khai chính xác.

Tại nếu mình mà là quân nhân ở lại thì mới khó khăn nên nó cho mình được ưu tiên một được đi.

Mình có lý do còn những người khác thì không đủ lý do nên nó không cho đi

TVD: Cùng chung một cuộc phỏng vấn như vậy có kiểm tra nào khác nữa không?

DN: Không, trước khi đi thì nó chỉ xem mình có bị bệnh lao phổi không thôi, hoặc là những bệnh

có những bệnh infection, hay là contagious cho những người khác không. Nếu không có thì ok,

còn nếu có thì bị lao phổi thì nó bắt ở lai đảo, nó chích thuốc 6 tháng cho đủ hết bệnh rồi nó mới

cho đi.

TVD: Mà tại vùng của mình ở Southeast Asia cũng nhiều người bị positive đó?

DN: Làm sao họ biết? Thì là vấn đề chích ngừa đó, hay mới đẻ đã bị ngay, chống ung thư, lao gì

đó rồi tình cừ chích vô trong người mình. Thành thử lúc nào thử máu cũng là positive hết. Không

biết tại sao, nó nhìn nói là được ở lại hay không . Sau này thấy nhiều quá đi, nó mới đặt câu hỏi

thì nó được trả lợi dạy thi ok, nó chỉ cho chiếu phim thôi, sau khi thử máu positive thì cho chiếu

phim, chiếu x-ray. Thì hầu như là ai cũng bị x-ray hết

TVD: Vậy là sau khi bác chọn được Cali rồi bác có phải kiếm người phỏng vấn mình không?

DN: Không có cần người bảo lãnh. Tại vì mình đi tự cá nhân mình là đủ qualify rồi, còn nếu

những người kia họ hỏi là để họ xác nhận về bên kia có người quen gì không cho mình đỡ bơ vơ

thôi.

TVD: Tiếp tục cho con hỏi bác chút về kinh nghiệm, cảm nghĩ đầu tiên của bác khi vừa mới đến

đất Mỹ, như bác nhìn xung quanh thấy sao?

VAOHP0072 28

DN: Ồ, thì cảm giác đầu tiên đến mỹ thì rất là bỡ ngỡ rất là sợ sệt, bởi vì mình biết, không biết

mình sẽ làm cái gì, không biết cuộc sống ra làm sao nhất là khi đó đi với một đứa con nhỏ.

Hoang mang, sợ!

TVD: Vậy là bác đi bằng cái gì hay là đí bằng máy bay?

DN: Đi bằng máy bay đến San Francisco. Hồi đó chỉ có một trạm duy nhất thôi. Miền bắc thì có

San Francisco, nam thì LA lúc này. Mấy ông anh lúc đó địa chỉ thì ở phía bắc ở California, nên

đáp xuống ở San Francisco, đón về nhà. Thì lúc đó cũng đi share phòng ở với một thằng cháu,

sau đó thì apply cho mình đi thử cái chương trình wealth fair của nhà nước của những người mới

đến định cư đó. Thì ai lúc đó cũng vậy thôi.

TVD: Lúc đó là 83?

DN: Năm 84. Một số tiền mặt hay là food stamp. Sống cũng ok, vì lúc đó mình đang tay trắng tự

nhiên có mấy trăm bạc sống sướng, nhưng mà điều lo vì sau này khi hết rồi mình sẽ làm cái gì.

Thì một số khuyên đi học, một số khuyên thôi lớn tuồi rồi kiếm cái gì làm cho lẹ đi cho rồi, đại

khái thế, thì hoang mang. Ở trên đó một thời gian không có bạn bè nhiều thì mình cũng bơ vơ,

buồn, dưới nam Cali thì có nhiều bạn bè lắm, sinh hoạt nó tiện hơn. Thế rồi chú bồng Giang

move về nam Cali ở.

TVD: Lúc đó là năm nào?

DN: Năm 85.

TVD: Vậy ở San Jose bao lâu?

DN: Có mấy tháng thôi. Xong tìm ra mấy thằng bạn ở dưới này rồi thì đi xuống đây ở, Orange

County luôn. Thì đoạn đầu đi kiếm việc làm để mà dùng với cái tiền ăn, tiền wealth fair. Thì đến

tiệm furniture gặp ba cháu, New Design Furniture.

TVD: Bây giờ mà bác còn nhớ tên tiệm nữa.

VAOHP0072 29

DN: Nhớ chứ, sao mà quên được, kỉ niêm đầu đời của mình mà. Thì hồi đó vào gặp ba cháu, rồi

hai người cùng vác furniture, cùng delivery. Thì chủ tiệm, owner đó là bạn của bác, cùng trong

quân đội ngày xưa. Nhưng mà nó đi pilot, bác thì đi bộ binh.

TVD: Khi dọn xuống Orange County thì bác đi share phòng hay ở chung với người ta?

DN: Đi share phòng, hai cha con mướn một cái phòng vậy thôi. Sống cũng ok. Rồi sau này

chuyển sang nghề này nghề nọ, sau khi không đi làm furniture nữa thì đi cắt cỏ, rồi đi sửa nhà.

TVD: lúc mà bác đi làm thì ai lo cho Giang?

DN: Giang ở nhà, chơi với những người room mate của bác, chứ làm sao mà đem đi được. Hồi

đó mình cũng đâu có care gì đâu, đâu có rắc rối, như Việt nam đâu phải cần dưới 10 tuổi phải có

supervisor này nọ. Trông con cứ tỉnh bơ, chẳng sợ gì hết, Cứ bỏ nó ở nhà chơi với mấy đứa nhỏ

khác. Rồi đa số lựa những trường gần nhà đi bộ về, vậy thôi, cứ hai cha con sống với nhau như

vậy. Cho đến khi sau này làm đủ nghề mệt mỏi chán chừng mới đi học lớp y tá này

TVD: Rồi sao bác lại quyết định đi học nghề này?

DN: Hồi đó thấy tuổi mình lớn rồi, sức mình hết rồi. Giang nó bảo thôi bố kiếm cái nghề nào nhẹ

nhàng mà làm cho nó đỡ cực, rồi nó với recommend bác đi vào nhà thương Foutain Valley. Nó

bảo đầu tiên bố đi làm volunteer trước đó, trước khi invest nhiều thời gian phải vào trong đó, coi

mình có chịu được không. Rồi đi làm volunteer ở Fountain Valley. Nó cũng có interview làm giữ

lắm á, chứ không phải ai vô cũng nhận đâu.

TVD: Thì bác đang nói nguyên nhân đi nghề nurse?

DN: Hồi đó nghe người ta nói, rồi Giang nói đi volunteer trước coi có chịu nổi cái nghề này

không. Người ta chấp nhận cho bác làm volunteer, cứ mỗi weekend vô, vào làm cũng thấy ok,

làm được 3 tháng thì cũng ok, nên bác nói với bà supervisor ở đó là bác sẽ đi học lớp CAN, là

VAOHP0072 30

lớp phụ với nurse. Thì bà kêu đi học đi, rồi chú đi học, tốt nghiệp rồi có license CNA. Đưa cho

bà rồi bà nhận làm luôn, tức là làm trong Fountain Valley.

TVD: Vậy bác học trong bao lâu?

DN: Lớp đó có 3 tháng à. Sau đó làm một thời gian rồi bác nói sao mình không học cao lên,

chẳng lẽ đi phụ hoài vậy sao? Bác cũng nói bà xếp, bà cũng mến bác lắm. Bà kêu sao không đi

học thêm để lương nó cao hơn, mà nhẹ nhàng hơn. Thì bà chấp nhận vẫn giữ cho nhân viên của

bà nhưng mà mình đi học thêm, thì coi như bà cho mình làm part time. Rồi chú vừa đi học vừa đi

làm, học LVN này, finally thì mình xong cái license LVN, nó cao hơn CNA, lương cao hơn,

sống nhàn hạ hơn.

TVD: Hiện giờ thì công việc của bác ra làm sao? Bác có thể kể?

DN: Làm nhà thương một thời gian thì bác không làm nữa, đi làm cho home care, tức là đến tận

nhà visit đó, mình đến tận nhà check and làm theo order của bác sỹ. Nó flexible hơn, không gò

bó, mình làm independent thôi, không có nhiều boss xung quanh như ở nhà thương, thời gian

cũng flexible hơn, mình đi sớm trễ chút xíu cũng không sao.

TVD: Thì theo con nghe bác làm rất là nhiều thứ công việc? Đi lính, làm construction, cắt cỏ,

furniture, rồi nurse.

DN: Đủ nghề hết. Giờ thì làm design landscape, mình building những landscape, patio, xi-măng

TVD: Trong những công việc này bác có thấy fulfill không? Mình thấy cũng như là theo

potential của mình đó?

DN: Actually thì những cái nghề mình làm cũng như là để survival thôi, không có nhiều gì,

nhưng có lẽ landscaping là bác thích nhất, nó có một cái gì sáng tạo design nên mình thích

TVD: Vậy bác có hobby không?

DN: bác có hobby chứ. Rồi bond sai thì là main hobby

VAOHP0072 31

TVD: Hồi nãy con quên hỏi bác là sau khi di dân đến Mỹ rồi bác có liên lạc gì với gia đình bên

Việt Nam?

DN: Có chứ, có liên lạc chứ.

TVD: Thì lúc đó năm tám mươi mấy thì sao?

DN: Lúc đó cũng còn khó khăn nên liên lạc qua thư từ vậy thôi, gửi quà

TVD: Gửi bằng cách nào?

DN: Gửi bằng air mail không à, chứ hồi đó chưa có nhiều như bây giờ

TVD: Vậy người ta cũng ít đi về Việt Nam

DN: Chưa, cũng ít lắm. lúc đó chưa ai dám về Việt Nam vì cũng sợ lắm. Sau này khi mà họ đổi

policy, họ open hơn thì họ mới về nhiều, chứ hồi xưa rất là limit.

TVD: Vậy hồi xưa bác có dự định bảo lãnh vợ con sang Mỹ không vậy?

DN: Ồ, thì sau đó cũng còn nhiều chuyện lủng củng trong gia đình, thì có nhiều cái không được

như ý muốn, thành thử mặc dù có những chuyện không được tốt đẹp lắm nhưng mà bác vẫn bảo

lãnh má Giang qua.

TVD: Là năm nào vậy bác?

DN: Cũng cách đây 10-11 năm rồi, năm 1991 hay 1992 gì đó

TVD: Vậy lúc đó bác gái với em Giang qua?

DN: Ừ, hai người qua hết, bảo lãnh hết.

TVD: Vậy qua có ở chung không?

DN: Không.

TVD: Rồi lúc đó bảo lãnh qua xong rồi thì relationship của hai người ra sao?

DN: Broke, nó không được tốt lắm.

TVD: Vậy từ đó đến bây giờ hai người vẫn không còn relationship gì hết nữa?

VAOHP0072 32

DN: Không còn nữa.

TVD: Thì bác nghĩ những cái hình ảnh như là gia đình phải tách rời, con cũng nghe nhiều, như là

relationship không còn bởi vì chiến tranh đó, thì bác nghĩ vì chiến tranh, vì thời buổi đó hay là cả

hai

DN: Cả hai luôn, both, vừa cá nhân mà vừa hoàn cảnh. Mà có lẽ phát xuất từ vấn đề economy ra

hết.

TVD: Bác có thể giải thích được không?

DN: Thì có nghĩa là cuộc sống hoàn cảnh nó thiếu thốn không được tốt đưa đẩy người ta như

vậy.

TVD: Vậy bác có thể nói thêm cho con biết một chút khi mà bác phải nuôi một người con từ nhỏ

đến lớn ở bên này. Con thì ít nghe câu chuyện đó của một người cha mà nuôi một người con một

mình. Khi mà gia đình tách rời thì cũng có nhiều như thế, nhưng con ít nghe, hoặc là cách nhìn

như thế, quan niệm của một người phải nuôi một người con thì bác nghĩ sao?

DN: Thì đối với bác cũng sợ lắm chứ, mình vừa hoang mang lo sợ về tương lai, vừa sợ về cuộc

sống trong khi con còn nhỏ, người mình phải nỏi là hoàn toàn empty, không có một cái gì bảo

đảm hết. Lúc đó nói rất là khổ. Lớp thì vẫn phải đưa đón con đi học mỗi ngày, có những cái lo sợ

mặc dầu mình không nói ra lúc đó, nhưng sau này Giang nó lớn hơn một chút thì sáng phải đưa

nó đi học, rồi trưa đâu có về nhà được, phải đi qua bạn ở đến khi bác về qua đón mới được, rồi

nó tham dự những buổi đánh violin trong trường rồi cũng phải đưa rước nó hoặc là bắt nó học

đàn rồi cũng phải đưa đón. Lúc đầu thì cô giáo đến nhà dạy nhưng sau cô giáo không đến nữa, cô

mở trường dạy ở nhà cô rồi mình phải đưa đến, ngồi chờ hay là đi đâu đó sau đến đó. Công việc

như vậy năm này qua năm khác, rồi theo những lớp sau này mà những đứa học đặc biệt hơn chút

VAOHP0072 33

đó, chương trình Gate, thì bác cũng phải đưa đón nó sau giờ học đó, đến rồi đón về, đã đi làm

mệt rồi mà còn phải đưa rước nữa, cũng nhiều cái khổ sở lắm.

TVD: Vậy bác có phải giúp homework không?

DN: Không, lúc nhỏ thì còn giúp homework. Lúc lớn hết chữ rồi, chữ đâu nữa mà homework với

nó. Tự học chỉ nhắc chừng thôi

TVD: Vậy bác nghĩ Giang tự lập nhiều?

DN: Thì nó phải tự lập nhiều thôi, chắc có lẽ đó mà sau này nó có óc tự lập, cũng hay, hoàn cảnh

nó đưa đẩy đến, Giang bây giờ independent.

TVD: Bác nghĩ văn hóa người Mỹ gốc Việt mình, Vietnamese American, có khác biệt gì với văn

hóa bác thấy khi lớn lên ở Việt Nam không?

DN: Khác chứ, phong tục tập quán hoàn toàn khác biệt, nhưng mà dưới cái nhìn của mỗi người

khác. Có nhiều người chấp nhận cuộc sống như vậy, hoàn cảnh như vậy mà theo, theo một cách

mù quán, nhiều người rất là mỹ hóa. Nhưng mà một số người ta theo mà chọn lọc, cái gì hay thì

ta giữ, cái nào xấu thì ta bỏ. nhưng mà kiếm một người có nhận định như vậy thì khó lắm, có

nhiều người theo Mỹ một cách thuần mỹ, xấu tốt gì người ta cũng nhạn hết. Mỹ mà, Mỹ là

everthing, có một số người thì select ra.

TVD: Thì theo bác, bác nghĩ ra làm sao?

DN: Bác thì select được, cái nào good thì bác giữ, còn xấu thì bác bỏ không có theo. Một người

bác nghĩ chắc họ cũng không giống bác, tức là họ theo một cách mù quáng, theo môt cách

absolutely. Họ nghĩ Mỹ như là một nơi good hết, nhưng bác nghĩ làm sao có những mặt trái nó

không tốt.

TVD: con nghĩ xã hội nào cũng như vậy.

VAOHP0072 34

DN: Thì bởi vậy, nhưng mà người ta không nhận định được điều đó, họ cứ đi theo và cho rằng

suy nghĩ của họ như vậy là đúng. Họ không biết có những cái tốt có những cái xấu. Bác có về

Việt Nam lần nào chưa?

DN: không bao giờ.

TVD: Tại sao vậy?

DN: Không thích, cảm giác thấy nó không có uncomfortable, về một cái xã hội nhủ nhương, nơi

mà mình đã bỏ ra đi bây giờ quay lại, bác feel một cái gì đó guilty. Mình đã trốn chạy mình đi

bây giờ mình quay về, quay về để mà enjoy thì bác không thích. Trừ khi có những thân nhân

quen thuộc liên hệ chẳng hạn như chết hay là đau ốm cần sự săn sóc thì mình phải về, chứ mà về

enjoy thì bác chưa có nghĩ tới.

TVD: Vậy là hoàn cảnh chưa bao giờ?

DN: Chưa, chưa có dịp nào, mấy bà chị lớn lúc chết thì gian đình thấy cũng trế rồi, qua giúp thì

cũng chẳng làm được cái gì nên thôi. Còn bố mẹ mình đã chết rồi.

TVD: Bố mẹ của bác mất khi nào?

DN: Mất lâu rồi, sau giải phóng vài năm.

TVD: Vậy bác chưa có về Việt Nam thì bác có liên hệ gì khác như là gởi tiền giúp thân nhân bên

đó, hay là email, skype, như là có exchange với những người bên Việt Nam không?

DN: Có chứ, thỉnh thoảng vẫn còn liên lạc với nhau qua mail, có những khó khăn thì vẫn gửi tiền

về giúp chút

TVD: Vậy thì thường là khi nào làm vậy?

DN: Tết, thường là vào dịp Tết.

TVD: Vậy là bác nói bác có hai người chị và hai người anh ở trên San Jose. Vậy còn người nào

trong gia đình không?

VAOHP0072 35

DN: 3 người chứ, vẫn còn 2 người em gái con cùng cha khác mẹ.

TVD: Cuộc sống ra sao bác?

DN: Cũng good lắm, economic nó bây giờ sống khuây khỏa lắm, cũng đầy đủ.

TVD: Sống ở Đà Lạt hay sao?

DN: Một đứa ở Đà Lạt, một đứa ở Sài gòn.

TVD: Bác có sinhh hoạt với cộng đồng ở bên đây không bác? Tại vì bác sống trong một cái vùng

có rất nhiều người Việt nên con cũng muốn hỏi?

DN: Hồi xưa thì bác cũng có tham gia những sinh hoạt cộng đồng nhưng sau này có những cái

nhất là về công ăn việc làm mình không có nhiều thời giờ.

TVD: Nhưng mà bác nói tham gia ví dụ như những gì?

DN: Những group của cụ quân nhân chẳng hạn, hội cựu chiến sĩ những người trong nhóm trinh

sát hồi xưa với bác, bây giờ vẫn còn sinh hoạt với nhau, thỉnh thoảng một năm gặp một lần.

TVD: Còn văn nghệ?

DN: Văn nghệ thì không có. Bác có tài văn nghệ gì nhiều đâu.

TVD: Nhưng mà bác có đi dự những buổi văn nghệ không?

DN: Có chứ, sinh hoạt như vậy thì đi, với tính cách mình là khan giả thôi.

TVD: Mà thường thường những chương trình gì bác mới thích đi nhất?

DN: Cũng chẳng biết chương trình gì. Nó arrive thì mình không có gì tránh hết, có khúc nào

mình cảm thấy thích đi thì đi chứ không có cụ thể lúc nào được. Cũng chẳng biết là lúc nào.

Mình cứ gọi thì đi thôi. Chẳng hạn có một vài nghệ sĩ nào mình thích có tổ chức thì mình đi như

là Nguyễn Đức Quang hay là Trấn Tử Thiên, còn company group thì bác ít khi đi cái đó.

TVD: Khi mà bác nghe nhạc thì bác thích loại nhạc nào nhất?

VAOHP0072 36

DN: Nhạc đa số về tình cảm, tình yêu thế thôi chứ còn nhạc quê hương thì hàng ngày nhiều quá

mình nghe rồi, cũng ok thôi.

TVD: Hồi nãy con quên hỏi về gia đình là bác đã cưới vợ vào sau này vào năm nào?

DN: Vào năm 2001

TVD: Bác hiện giờ bác và vợ đang ở Santa Ana, thì cuộc sống cũng ổn định chứ?

DN: Ừ, thì cũng già rồi

TVD: Bác có những dự định gì cho những năm sắp tới?

DN: Thật ra cho đến cuối cuộc đời mình cũng không biệt kỳ vọng tương lai mình có gì không

nữa, chỉ mong sự bình yên thế thôi. Có một số hôm cũng nghĩ một số người nghĩ khỏe lúc nào

già thì quay lại Việt Nam đế mà sống cho đến khi chế thì quê hương xứ sở. Nhưng mà có những

điều kiện ngặt nghèo, chưa có nghĩ tới.

TVD: Thế thì theo bác home là ở đâu?

DN: Bây giờ mình không biết home là ở Việt Nam mình hay là tại đây, hay là nhận đây là quê

hương thì mình chưa biết được, chắc khi nào về già hơn đã rồi tính, bây giờ tính cũng không

được.

TVD: Thế thì để mấy năm sau con hỏi bác lại

DN: Yeah, maybe

TVD: Dạ, vậy cám ơn bác

DN: Ok, không có chi cháu!