V ng Tàu, ngày tháng ccntyk2.free.fr/linhtinh/dulich/vietnam/Vung Tau nam xua... ·...

7
1 Vũng Tàu, ngày tháng cũ Gi tng Qunh đen Vũng Tàu Không hiu trong ngôn ngVit Nam, nhng t« xưa », « cũ », « thuy » …mà khi viết hay đọc lên, nó làm gi nhnhng knim, nhng ký c làm bùi ngùi người đọc như « Tàu đêm năm cũ », « Tháng ngày cũ », « Cun sách cũ », « Tàu nga cũ », « Đường xưa li cũ » ... thm chí ký c đó có thlà mt nhân vt như: « Dim xưa ». Cách xdng nhng tng« xưa », « cũ » có phi chăng là để din tnhng snui tiếc nhng giy phút đẹp đã đi qua trong tâm khm tng đối tượng?. Ít hay nhiu, đó là tâm trng ca tôi khi tình c, lt vào mt trang web có nhiu hình nh vSài Gòn, Vũng Tàu xưa. Tôi không hcó ý định ca ngi Sài Gòn là đẹp hơn nơi khác mà chgin dlà nơi tôi ln lên và tri qua nhng giây phút vui bun nơi đó. Còn vVũng Tàu thì nói cho đúng là trong nhng năm chiến tranh, vì vn đề an ninh, đâu có ai đi du lch đây đó nhiu ? Nhìn quanh đi qun li chcó Vũng Tàu là có bin, gn Sài Gòn nên hu như tui nh, tôi chđược ông bà, cha mdn đi Vũng Tàu ! Nhìn hình Vũng Tàu xưa, tdưng là tdưng trong lòng tôi li thy hình nh mt đứa tr12, 13 tui lang thang trên bãi đá khu bãi Da ngày xưa. Bây gi, ai chê gì thì chê vVũng Tàu như là nước bin không trong, bãi bin cát đen, xu. bãi Sau nhiu « htthn» gây không biết bao nhiêu cái chết thương tâm... nhưng tôi vn thương mến Vũng Tàu như Sài Gòn như thường. Trước đây, thiên hhay vn tt gi Vũng Tàu là Cp. Cp là ttiếng Pháp « Cap Saint Jacques » mà ra. Nôm na là mũi Saint Jacques. Tung xưa tích cũ cho rng lúc trước, các nhà hàng hi thương mi BĐào Nha đi ngang đây, hay vào trú hay nghngơi và đặt tên ông thánh Jacques cho mũi đất bình yên này. Theo lp sóng phế hưng ca chnghĩa, « Cp » bây gichdùng bi nhng người trung niên mà thôi. Cui thp niên 60, mi ln đi Vũng Tàu khá nhiêu khê, chưa có đầy đủ xe « cao cp » máy lnh, tàu cánh ngm, xe hp đồng thm chí bây gi, có ththuê xe taxi chy tSàigòn hay phóng xe Honda ra Cp. Lý do như đã viết trên là do tình hình còn chiến tranh, « các ông ban đêm hay v...đắp mô, chn đường »...nên đường xá, trđon xa l- Long Bình thì cũng chng tu sa gì nhiu, có nhiu đon đường đất, gà, voi ttung. Xe đò ngày xưa cũng hay nhi nhét khách nên ra ti Vũng Tàu cũng « phê » lm ! Để đón xe đò đi Cp hi đó, 1967 68 gì đó, chưa có bến xe min Đông, xe chy tbến đâu như trong qun 10 và đón khách dc đường. Tôi cđứng ngay trên đường Phan Thanh Gin, gn nghĩa trang Mc Đĩnh Chi, thy hình dng xe đò đề bin Sài Gòn-Vũng Tàu là ngoc xe dng li và nhy lên xe. Nhy lên xe là mt chuyn, có chđặt bàn tohay không li là chuyn khác ! TSài Gòn qua cu Phan Thanh Gin, ctrc chvngã ba ThĐức, qua ngã ba Đại Hàn, thong dong đến ngã ba xa l- căn cLong Bình ca lính Mthì quo phi hướng vLong Thành. Ri ctrc chlà sti Bà Ra, Vũng Tàu. Thi gian phi tính khong 4-6 gicho đon đường 118 km này vì có nhng đon đường xu hay chxe còn phi đón khách. Khách đi Vũng Tàu thì nhà xe hay ngng Long Thành để bà con cô bác dng bước giang h, xung ăn ung, tiu tin như bây gi. Vn bài bn cũ, quán ăn nhà hàng có thói quen «hu t» cánh lơ xe, tài xế bng mt ba ăn min phí. Qua cu CMay, có cái lô ct cũ, là gn đến Vũng Tàu.

Transcript of V ng Tàu, ngày tháng ccntyk2.free.fr/linhtinh/dulich/vietnam/Vung Tau nam xua... ·...

1

Vũng Tàu, ngày tháng cũ Gởi tặng Quỳnh đen Vũng Tàu

Không hiểu trong ngôn ngữ Việt Nam, những từ « xưa », « cũ », « thuở ấy » …mà khi viết hay đọc lên, nó làm gợi nhớ những kỷ niệm, những ký ức làm bùi ngùi người đọc như « Tàu đêm năm cũ », « Tháng ngày cũ », « Cuốn sách cũ », « Tàu ngựa cũ », « Đường xưa lối cũ » ... thậm chí ký ức đó có thể là một nhân vật như: « Diễm xưa ».

Cách xử dụng những từ ngữ « xưa », « cũ » có phải chăng là để diễn tả những sự nuối tiếc những giấy phút đẹp đã đi qua trong tâm khảm từng đối tượng?. Ít hay nhiều, đó là tâm trạng của tôi khi tình cờ, lọt vào một trang web có nhiều hình ảnh về Sài Gòn, Vũng Tàu xưa. Tôi không hề có ý định ca ngợi Sài Gòn là đẹp hơn nơi khác mà chỉ giản dị là nơi tôi lớn lên và trải qua những giây phút vui buồn ở nơi đó.

Còn về Vũng Tàu thì nói cho đúng là trong những năm chiến tranh, vì vấn đề an ninh, đâu có ai đi du lịch đây đó nhiều ? Nhìn quanh đi quẩn lại chỉ có Vũng Tàu là có biển, gần Sài Gòn nên hầu như tuổi nhỏ, tôi chỉ được ông bà, cha mẹ dẫn đi Vũng Tàu ! Nhìn hình Vũng Tàu xưa, tự dưng là tự dưng trong lòng tôi lại thấy hình ảnh một đứa trẻ 12, 13 tuổi lang thang trên bãi đá khu bãi Dứa ngày xưa. Bây giờ, ai chê gì thì chê về Vũng Tàu như là nước biển không trong, bãi biển cát đen, xấu. bãi Sau nhiều « hố tử thần» gây không biết bao nhiêu cái chết thương tâm... nhưng tôi vẫn thương mến Vũng Tàu như Sài Gòn như thường.

Trước đây, thiên hạ hay vắn tắt gọi Vũng Tàu là Cấp. Cấp là từ tiếng Pháp « Cap Saint Jacques » mà ra. Nôm na là mũi Saint Jacques. Tuồng xưa tích cũ cho rằng lúc trước, các nhà hàng hải thương mại Bồ Đào Nha đi ngang đây, hay vào trú hay nghỉ ngơi và đặt tên ông thánh Jacques cho mũi đất bình yên này. Theo lớp sóng phế hưng của chữ nghĩa, « Cấp » bây giờ chỉ dùng bởi những người trung niên mà thôi. Cuối thập niên 60, mỗi lần đi Vũng Tàu khá nhiêu khê, chưa có đầy đủ xe « cao cấp » máy lạnh, tàu cánh ngầm, xe hợp đồng thậm chí bây giờ, có thể thuê xe taxi chạy từ Sàigòn hay phóng xe Honda ra Cấp. Lý do như đã viết ở trên là do tình hình còn chiến tranh, « các ông ban đêm hay về ...đắp mô, chặn đường »...nên đường xá, trừ đoạn xa lộ - Long Bình thì cũng chẳng tu sửa gì nhiều, có nhiều đoạn đường đất, ổ gà, ổ voi tứ tung. Xe đò ngày xưa cũng hay nhồi nhét khách nên ra tới Vũng Tàu cũng « phê » lắm ! Để đón xe đò đi Cấp hồi đó, 1967 68 gì đó, chưa có bến xe miền Đông, xe chạy từ bến đâu như trong quận 10 và đón khách dọc đường. Tôi cứ đứng ngay trên đường Phan Thanh Giản, gần nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, thấy hình dạng xe đò đề biển Sài Gòn-Vũng Tàu là ngoắc xe dừng lại và nhẩy lên xe. Nhầy lên xe là một chuyện, có chỗ đặt bàn toạ hay không lại là chuyện khác !

Từ Sài Gòn qua cầu Phan Thanh Giản, cứ trực chỉ về ngã ba Thủ Đức, qua ngã ba Đại Hàn, thong dong đến ngã ba xa lộ - căn cứ Long Bình của lính Mỹ thì quẹo phải hướng về Long Thành. Rồi cứ trực chỉ là sẽ tới Bà Rịa, Vũng Tàu. Thời gian phải tính khoảng 4-6 giờ cho đoạn đường 118 km này vì có những đoạn đường xấu hay chủ xe còn phải đón khách. Khách đi Vũng Tàu thì nhà xe hay ngừng ở Long Thành để bà con cô bác dừng bước giang hồ, xuống ăn uống, tiểu tiện như bây giờ. Vẫn bài bản cũ, quán ăn nhà hàng có thói quen «hậu tạ» cánh lơ xe, tài xế bằng một bữa ăn miễn phí. Qua cầu Cỏ May, có cái lô cốt cũ, là gần đến Vũng Tàu.

2

Đến khi xe quẹo vào thị xã (ngày xưa, Cấp chỉ là thị xã chứ không phải thành phố) thì phải đi qua trường Thiếu Sinh quân là coi như đến.

Lúc nhỏ, mỗi lần ra Cấp là tôi lại được cha mẹ, ông bà dẫn đi dạo ở bãi Trước. Bãi Trước năm xưa là những kiosques bán nước giải khát. Chung quanh đó là những biệt thự kiểu Pháp cổ kính. Trong trí nhớ mong manh của tôi, tôi chỉ nhớ bãi Trước với nhà nghỉ dành cho công chức và những ngôi nhà kiểu Pháp chung quanh đó. Kỷ niệm lớn là những lần đi trại hè của trường trung học của tôi ở Sàigòn tổ chức: những lần nấu ăn chung, lửa trại, tiếng đàn, tiếng vỗ tay chập chùng của những bài hát du ca thời đó : Miên Đức Thắng, Tôn Thất Lập, Trịnh Công Sơn...hoặc những bài Sử ca như Bạch Đằng, Bóng cờ lau... Kết thúc luôn luôn là cả trại hát bài Việt Nam-Việt Nam của nhạc sĩ Phạm Duy.

Từ 1972, bãi Trước Vũng Tàu trở nên bát nháo với những quán bar, vũ trường cho lính Mỹ, làm mất vẻ duyên dáng của nó. Vũng Tàu thời tôi, 1967-1970, không lớn lắm, không « hoành tráng » như bây giờ. Nhưng phải nói là Vũng Tàu ngày xưa có cái đẹp thật nhẹ nhàng và nên thơ. Từ bãi Trước, đi vòng núi ra bãi Sau mới thấy điều này. Đường nhỏ thôi, một bên là bờ biển, một bên là dốc núi. Lâu lâu, thấy một lô cốt cũ thời Pháp nằm sát biển, chơ vơ giữa đá và biển.

3

Bờ biển khu bãi Dứa, mỗi khi nước rút thì lộ ra một bãi đá to, nhỏ. Khi nước rút, ban đêm, từ trên bờ, đứng nhìn ra bỏ biển, thấy từng đốm ánh sáng di chuyển từ từ. Đó là thiên hạ ban đêm đi soi đèn hay chiếu đèn pin, thò tay vào các hang hóc nơi nườc biển còn đọng hay lật từng tảng đá lên để bắt ghẹ, cá mắc cạn. Bì bỏm lội ban đếm, nhiều khi bị « trầy vi tróc vầy » vì chân bị các mảnh hào, mảnh đá cứa nếu không để ý. Nhiều buổi trưa hè, tôi thường đi xuống bãi đá bắt còng, lượm ốc... Chiến lợi phẩm là những vỏ ốc, những con ghẹ nhỏ - thường thả xuống là ghẹ ta đào đất ẩn mình liền. Bây giờ, nhìn những vỏ ốc đơn giản ngày xưa đó, lòng tôi cứ bồi hồi nhớ những kỷ niệm xưa.

Bờ biển bãi Dứa thì không có gì đặc biệt. Cũng chỉ là một khoảnh cát, bao quanh là những ghềnh đá nhưng cũng đủ tạo thành một « bãi tắm gia đình » thân thiện. Nơi đây, coi như cũng có nhiều người được có tên trong bảng ... « Phong Thần » vì tuy không có những « hố tử thần » như ở bãi Sau nhưng người tắm phải biết là khi biển động hay có mưa bão thì sóng hay đưa người tắm vào bãi đá sắc lẻm ! Năm 1972, một lần biển động, tôi có một kỷ niệm khó quên khi tắm cạnh một cặp vợ chồng Mỹ. Cuối cùng chỉ còn người chồng là được cứu thoát với những vết cắt của đá, người vợ ra đi không về.

Gần khách sạn Ô Cấp là Lò Thịt. Nơi « vãng sanh » cho không biết bao nhiêu trâu, bò và heo. Vời cái tên đúc nổi « Lò Thịt » trước cửa chánh, cứ khoảng 8, 9 giờ sáng là từ xa, đã nghe tiếng heo kêu khi bị hạ thịt. Thật bùi ngùi nhưng biết làm sao cho những động vật nuôi để lấy thịt cho loài người ? Không bao giờ tôi quên cái cảnh một người nông dân cần tiền, phải bán con bò của mình cho Lò Thịt. Con vật chỉ đi theo người chủ mà không biết là đi vào chỗ chết. Cũng kỷ niệm này, tháng 1, năm 1975, một lần nữa, tôi lại chứng kiến cảnh này ở trường Đồng Tiến, quận 10. Một người dân, quá nghèo, phải bán cả con chó cho phòng Cơ Thể của đại học Canh Nông Minh Đức. Con vật trung thành cứ đi theo người chủ vào phòng thí nghiệm và không bao giờ trở ra nữa. Những cảnh này, lúc đó đã làm tôi cực kỳ dao động và đã có lúc muốn bỏ cái nghề Chăn nuôi Thú y luôn.

Ngay trước cửa Lò Thịt là 1 đường cống để những tay đồ tể tống ra biển những bộ phận của gia súc mà con người không tiêu thụ được. Sóng cứ đánh vào lỗ cống (khi nước lên) và những con cá nóc lâu nhâu bu vào ăn. Cá nóc lúc đó nhiều đến độ chỉ cần dùng cái gì cũng có thể múc lên được bao

4

nhiêu là cá. Chà nhẹ vào bụng, cá nóc kêu « nóc nóc » rồi phình những gai nhọn ra. Nhiều người thường ra hớt cá về cho gà vịt ăn. Thưở ấy, ở đây, 1 bên là bờ biển, đá, một bên là đồi núi cao, cỏ cây rậm rạp, ít người ở một phần vì xa thị xã.. môt phần do tình hình an ninh nên chỗ này cũng không đống lắm nên từ Lò Thịt này, những chuyện về những đêm rằm sáng trăng, dân chung quanh « truyền tụng » những hình dạng heo, trâu bò lũ lượt lên viếng nhà mấy anh đồ tễ làm tôi cũng ít khi lò dò ra ngoài !

Gần đường đi lên Hải Đăng ở bãi Trước, tôi nhớ mãi cây cầu Đá. Nói là cầu chứ thật ra chỉ là một bờ kè làm bằng xi măng trộn đá, kéo dài ra biển chừng hơn 100 m. Bờ kè này chỉ dùng để thuyền ngư dân cặp vào ? Ban đêm thì dân câu cá tài tử kéo ra ngồi câu. Nhìn từ xa, chỉ thấy những đốm thuốc lá lập loè và những ánh đèn pin ẩn hiện là biết có nhiều người câu hay không. Lúc ấy, từ bãi Dứa đi bộ ra cầu Đá, không có đèn đường (xe hơi cũng không có nhiều), chỉ nghe gió biển thổi, da gai gai lạnh với những cảm giác thật khó tả. Nhất là những lúc nghe những mẫu chuyện Ma ở ngoài biển hay ở trên núi ! Thời đó, điện chưa tới hết mọi nhà, nhất là những nhà ở trên núi. Chính yếu là dựa vào máy phát điện riêng chạy bằng dầu nên đi ra ngoài đường là phải có đén pin.

Sau 1975, nói tóm tắt lại là « vật đổi, sao dời » của thời kỳ quá độ. 1977, ban Thông tin văn hoá (tên gọi cho oai) của trường Canh Nông Minh Đức- trong đó có tôi- ra Vũng Tàu để làm công tác văn hoá. Nói cho oai là đi công tác chứ thật ra lá các bạn ta nhớ biển, tìm cách di ra tắm biển với giấy đi công tác mà thôi. Thời bao cấp, cái gì cũng khó khăn. Đi chơi là phải mang theo gạo và chất xe đạp lên nóc xe đò để ra đó có phương tiện di chuyển.

Ra đến nơi thì tôi thấy Vũng Tàu vẫn còn những nét hoảng hốt của cái tháng tư năm Mão. Căn nhà của ông bác tôi, một quan chức cao cấp của miền Nam trước đây bị tịch thu. Vài người ở gần đó tả lại vài người quá khích, khi vừa vào nhà đó, lôi từng chồng bát dĩa quý ra đập vì đó là tàn dư của một

5

chế độ vứa biến mất. Mũi lòng thay khi nghe dân chung quanh kể lại là người xung phong ra đập chén dĩa, chửi thề người chủ cũ hung hăng nhất lại là người ...quản gia mà bác tôi tin tưởng giao nhiệm vụ trông coi nhà cửa ngày trước ! Thật ra điều này cũng không khó hiểu vì họ cần phải chứng minh là có...lập trường ! Cuộc sống thời bao cấp thì ở đâu cũng vậy. Đi xe đò về Sài Gòn thì xe bị các trạm kiểm soát quân sự, kiểm soát kinh tế chặn lia chia. Kiểm soát giấy tờ để bảo đảm an ninh vì khi ấy, bao nhiêu vụ vượt biên « lậu » (trái với vượt biên « chính thức ») xảy ra ở Vũng Tàu. Kiểm soát kinh tế thì quyết không để vài ký than hay gạo lọt vòng kiểm soát. Những anh em tóc dài được mời xuống xe nghe giảng giải vài câu về « nhiệm vụ mới, tình hình mới », « đạo đức cách mạng » rồi được lên xe đi tiếp sau khi để lại vài ...lọn tóc ! Giai đoạn này thì tôi không cần lời bàn của Mao Tôn Cương nhiều vì « những người cùng thời », ai chẳng biết ?

Năm 1994, lầu đầu tiên về thăm lại gia đình, tôi không chút chậm trễ, quay lại Vũng Tàu. Nhà nghỉ mát công chức, những kiosques ở bãi Trước vẫn còn. Đưòng vòng núi từ bãi Trước ra bãi Sau thì bắt đầu ...rục rịch thay đổi nhưng nói chung, vẫn còn cảnh duyên dáng của nó.

Các chuyến xe đò - sau này- đi Vũng Tàu, được tập trung ờ bến xe miền Đông, gần cầu Bình Triệu cũ, chấm dứt cảnh đón khách dọc đường trong Sài Gòn. Và các cty xe khách lớn như Rạng Đông, Mai Linh, Hoa Mai, Phương Trang.. đều thành lập riêng một khu nghỉ dọc đường có những quầy hàng thương mại cho cty của họ.

Căn nhà của bác tôi ở bãi Dứa, « chủ vắng mặt », biến thành khách sạn của thành phố. Sau năm 2000, bác tôi có về thăm « nhà xưa » thì được người quản lý biết chuyện cũ, tặng cho một đêm cư ngụ miễn phí tại ngay chính căn phòng mình ở năm xưa, gọi là « chút ân tình cũ » !. Người bỏ chạy năm xưa, người quản lý bây giờ đều hỉ hả, vui vẻ.

Cầu Đá được « khai tử » từ những năm sau 75, tôi không rõ năm nào, và được úm ba la biến thành Mũi Đá đồ sộ, có nhà háng, bến tàu cánh ngầm, quán cà phê, thức ăn nhanh, cây xăng, và cả một bãi giữ xe đồ sộ. Ban đêm, đèn đóm xanh đỏ chớp tắt, nhạc xập xình nghe điếc con ráy. Con đường nhỏ đổ nhựa sơ sài, chạy quanh núi, nối liền bãi Trước và bãi Sau năm xưa, nay hoá ra đường Hạ Long « hoành tráng » vì lấn đất ra biển. Rộng gấp 4 lân con đường quê cũ, đường Hạ Long, được đổ nhựa phẳng phiu, được xếp hạng là 1 trong 10 con đường đẹp nhất Việt Nam. Khởi đầu từ đoạn làng Bình An, chạy dọc bãi Trước, qua bãi Dứa, Ô Quắn... bờ biển có thành ngồi lát đá hoa cương cho bà con cô bác ban đêm ra ngồi hóng gió, ngắm trăng mờ bên biển, tay đập muỗi biển đen đét. Bờ biển bãi Trước trở thành nơi thiên hạ tụ tập nhiều. Nhất là khu Bạch Dinh, mất hẳn vẻ nghiêm trang, vắng vẻ ngày xưa và trở thành tụ điểm của những quán cà phê, biểu diển nhạc xập xình cộng thêm hộp đêm nhảy nhót. Có cáp Treo chạy trên núi xuống. Con tàu ma, nơi bãi Ô Quắn- sau 75, quay đi quay lại, thấy «biến mất » vì được kéo đi làm sắt vụn.

6

Nơi đó, cũng là nơi có tượng đức Chúa Giê Su đứng giang tay, trở thành nơi « hành hương » của khách du lịch hay của dân đi tập thể dục. Vì đi lên đến nơi và đi xuống, chắc cũng gần 500 bực thang. Em nào muốn giảm ký, bớt cân, xin mời lại đây. Nhá cửa cũng như ở Sài Gòn, mọc lên tứ tung. Những kiosques bãi Trước được tập trung vào nơi gọi là « Siêu thị mỹ nghệ » cũng gần nhà nghỉ mát công chức của Vũng Tàu năm xưa. Có điều là từ ngày nhập thành siêu thị, khách chẳng ai buồn vào mà chỉ thích đi dạo ngoài biển.

Nơi các kiosques đó, biến thành công viên hay thành những khu tráng xi măng, lát gạch sạch sẽ cho các nam thanh nữ tú, gia đình con cái đề huề ra chạy tứ tung, gào la điếc tai.

Khu ăn đêm ở gần chợ cũ, đường Đồ Chiểu, nhộn nhịp hàng đêm, từ 18 gìờ. Cuối tuần thì khỏi nói, đông nha ! Các quán cà phê bề thế ngay bãi Trước như Pacific, Rạng Đông.. trở thành những nơi tụ họp cà phê « gia đình » cuối tuần. Sáng chúa nhật, nhiều gia đình hẹn nhau gặp mặt, ngồi ly cà phê, cà dê kê ngỗng chuyện đời từ 7 giờ sáng đến 10 h 30 trưa. Có người già yếu hay đi không được thì vẫn ngồi trên ...xích lô, đẩy tới sát bàn cà phê gia đình. Nghĩ đi nghĩ lại, thấy cũng vui. Ngồi xích lô, vào quán nước, tới tận bàn cà phê, ngồi 8 chuyện với đại gia đình, bàn 12, 15 người, chắc chỉ có ở bãi Trước, Vũng Tàu !

Điểm mặt những người cà phê sáng ở Pacific của Vũng Tàu nay, tôi lại thấy lấp ló anh bạn Quỳnh đen xưa. Bèn hý hoáy cầm bút lên.

« Paris, ngày ...tháng... năm ....

Quỳnh mến,

Lâu rồi, tao chưa có dịp quay lại Vũng Tàu đi cà phê với mày. Quay đi quay lại, thời gian dzọt qua, dzọt lại lẹ quá. Nhận meo thăm hỏi của mày, tao rất cám ơn mày đã đi cà phê mà còn nghĩ đến tao. Ngày nào thôi, tao còn gặp mày và củng mày đi lên...núi uống cà phê. Ngồi trên cao, nhìn xuống những ánh đén chập chùng của Vũng Tàu, tao và mày ôn lại những kỷ niệm thời đi học và vì mày là dân Vũng Tàu chính gốc, tao và mày nhớ lại những cảnh Vũng Tàu duyên dáng xưa. Năm 1965 là năm tao đầu tiên được gia đình dắt đi Cấp. Như vậy, đến nay, 2013 là được 48 năm ! Coi như gần nửa thế kỷ và trong 48 năm đó, bao nhiêu vật đổi sao dời. Nhìn lại thấy chóng mặt ! Ngày nay, nhìn lại một Vũng Tàu thay da đổi thịt, tuy bề thế nổi bật hơn ngày xưa thật nhưng không hiểu sao, tao cứ nhớ mãi về Vũng Tàu xưa. Có thể lúc đó, còn nhỏ, tao có những kỷ niệm vui của tuổi vừa lớn chắng ? Những bậc như ông bà chú bác, người thân của tao, lần lượt kẻ trước, người sau khuất bóng. Những người thân đó, ngày xưa cùng tao ra Vũng Tàu tắm biển vui vẻ biết bao. Nay chỉ còn lại vài người. Bạn bè thì ở Vũng Tàu, chỉ còn tao và mày.Tao cứ nhớ là dù ở đâu, Bà Rịa, Phước Tỉnh, Long Hải, Seaview...mà gọi mày là -nếu mày không xỉn vì nhậu- lại thấy dáng mày khuỳnh khuỳnh chạy xe đến, cuời toe với cái gói bánh bò đường Đồ Chiểu với lời giới thiệu tao nghe cả chục lần của mày : « Uống cà phê, ăn cái này mới ngon » !

Tao vừa đọc tác phẩm « Tây Sương Ký » của Vương Thực Phủ, thấy có đoạn hay hay của Thánh Thán, tựa là « Tha thiết khóc người xưa », nhớ lại lúc ngồi cà phê với mày ở bãi Nghinh Phong, tao xin ghi lại để mày đọc chơi :

« Chỗ mà tôi ngồi hôm nay, người xưa chắc đã ngồi trước đây rồi…Chỗ mà tôi đứng hôm nay, người xưa đứng trước đây, khôg biết bao nhiêu mà kể… Người xưa đứng đây, ngồi đây, tất cũng như tôi hôm nay vậy… Vậy mà hôm nay thì chỉ thấy trơ có tôi chứ không thấy có người xưa… Cái đó, người xưa lúc hãy còn, há lại không thẩm biết hay sao ? Thế nhưng lại tự biết là không thể làm thế nào được, cho nên cũng chẳng nói làm chi nữa ! Nghĩ thế tôi thực không thể không bực mình với Trời Đất được ! Ừ ! Sao lại bất nhân quá như thế ? Đã sinh ra tôi thì nên cho còn mãi ! Nếu không thể như thế được thì sinh ra làm gì ! Tại làm sao đương vốn không có tôi, tôi lại

7

cũng không hề năn nỉ van nài sinh ra tôi, vậy mà bỗng dưng vô cố lại sinh ra tôi ? bỗng dưng vô cố sinh ra lại chính là tôi ? Cái chính là tôi đã trót bông không vô cố mà sinh ra ấy sao lại không để cho dừng lại một phút nào ? Cái giống đã bỗng dưng vô cố sinh ra, lại không để cho dừng lại một phút nào ấy, sao lại là giống tiếng biết nghe, tim biết cảm và hay buồn tủi nhất ?

Chao ôi ! chao ôi ! Tôi thực không biết suối vàng là ở chỗ nào, và làm thế nào gọi được người xưa dậy ? Ví phỏng thực có suối vàng, thực có cách gọi được người xưa dậy, thì họ há lại không cùng sẵn một mớ nước mắt ấy, cùng muốn thất thanh oà khóc đó sao ?.... »

Nay, tiếp theo những hình ảnh lượm lặt trên mạng, tao xin gởi lại Vũng Tàu và mày, những hình ảnh năm xưa của Vũng Tàu. Bến Đình nhộn nhịp, nơi mày ở hiện nay, nhìn hình xưa, tao không thể tưởng tượng ra nó là một nơi hẻo lánh ngày xưa như vậy.

Vài hàng cám ơn mày đã có lòng gởi thơ thăm hỏi và hy vọng có dịp gặp lại mày tại quán cà phê Pacific sau Tết. Cho tao gởi lời thăm bà Mai nha. »

Người Đa Kao Tháng 11, 2013