UNESCO – QUẢNG NAM: UNESCO - QUANG NAM:

13
UNESCO – QUẢNG NAM: HỢP TÁC VÌ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG UNESCO - QUANG NAM: PARTNERSHIP TO PROMOTE CULTURE FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT

Transcript of UNESCO – QUẢNG NAM: UNESCO - QUANG NAM:

Page 1: UNESCO – QUẢNG NAM: UNESCO - QUANG NAM:

1

UNESCO – QUẢNG NAM:HỢP TÁC VÌ VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

UNESCO - QUANG NAM:PARTNERSHIP TO PROMOTE CULTURE FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT

Page 2: UNESCO – QUẢNG NAM: UNESCO - QUANG NAM:

2 3

UNESCO’S AGENDA ON CULTURE AND DEVELOPMENT

“Culture is what makes us who we are. It gives us strength. It is a wellspring of in-novation and creativity. It provides deep insights and answers to the many global challenges we face today. The extraordi-nary potential that culture has to foster truly sustainable development, both as an enabler and a driver, should be better ap-preciated and integrated in concrete ways into policy debates on the future global development agenda.” Irina Bokova, UNESCO Director General

“Văn hóa chính là yếu tố cho thấy chúng ta là ai. Văn hóa tạo nên sức mạnh cho chúng ta. Văn hóa là suối nguồn của đối mới và sáng tạo. Văn hóa cung cấp những hiểu biết sâu sắc cùng câu trả lời cho nhiều thách thức toàn cầu mà chúng ta đang đối mặt. Tiềm năng lớn lao của văn hóa trong việc thúc đẩy phát triển thực sự bền vững, với tư cách một công cụ cũng như một động lực, cần được đánh giá hợp lý hơn và được tích hợp cụ thể hơn trong các đối thoại chính sách về chương trình phát triển toàn cầu trong tương lai.”

Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO

Đứng trước những thách thức toàn cầu ngày càng lớn, bao gồm sự gia tăng dân số, sự xuống cấp của môi trường, các thảm họa tự nhiên và nhân tạo, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng và ng-hèo đói, các chiến lược phát triển mà chúng ta đã và đang theo đuổi có rất nhiều hạn chế, bất chấp những thành quả không thể phủ nhận đã đạt được. Một yêu cầu được đặt ra hiện nay là một cách tiếp cận mới hướng đến bức tranh rộng lớn hơn về những tiến bộ của loài người, nhấn mạnh tinh thần bình đẳng, lòng tự tôn, sự thịnh vượng và tính bền vững, đặc biệt thông qua việc tập trung nhiều hơn đến các khía cạnh văn hóa của phát triển.

Năm 2010 và 2011, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua ba nghị quyết

mang tính lịch sử, đánh dấu sự chuyển đổi sâu sắc về góc độ văn hóa: từ chỗ xem văn hóa như một hình thức trang trí có vai trò thứ yếu trong các chương trình phát triển tới chỗ nhận biết được vai trò nền tảng của văn hóa trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu một cách hiệu quả và bền vững.

Các sáng kiến và hướng tiếp cận phát triển có xem xét yếu tố địa phương và văn hóa thường mang lại những kết quả gắn với hoàn cảnh và hợp lý hơn, đồng thời tăng cường sự tham gia và sở hữu của các đối tượng được hưởng lợi. Tích hợp văn hóa vào các chính sách và chương trình phát triển, do đó, chắc chắn sẽ đóng góp vào tính hiệu quả và bên vững của các chính sách và chương trình đó.

In the face of mounting global challeng-es including population growth, envi-ronmental degradation, natural and human-made disasters, climate change, increasing inequalities and persistent pov-erty, the development strategies that have been followed thus far may have reached their limits despite the undoubted prog-ress made. Today, there is a need for a new approach that defines and measures a broader picture of human progress and emphasizes equality, dignity, well-being and sustainability, notably by giving more attention to the cultural dimensions of de-velopment.

In 2010 and 2011, the United Nations’ General Assembly adopted three historic resolutions, which marked a profound shift in perspective on culture: from a view of culture as ‘decorative’ or secondary to key development initiatives, to one which recognizes its fundamental role in ad-dressing global challenges effectively and sustainably.

Development initiatives and approach-es which take local conditions and cul-tures into account are likely to result in more context-sensitive and equitable outcomes, whilst also enhancing owner-ship by target beneficiaries. Integrating culture into development policies and programs, therefore, fundamentally con-tributes to their effectiveness and sus-tainability.

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN CỦA UNESCO

Page 3: UNESCO – QUẢNG NAM: UNESCO - QUANG NAM:

4 5

The UNESCO World Heritage Program focuses on linking national and local authorities, the culture sector and local communities to create an integrated ap-proach to sustainable heritage manage-ment within the context of the World Heritage Convention. A critical element of this initiative is providing stakehold-ers with the capacity and tools to plan, develop and manage World Heritage responsibly and sustainably, based on local context and needs.

Capacity building and provision of tools have always been an integral part of UNESCO work at the country level. By transferring responsibility for and own-ership of development to local com-munities and national partners, this ap-proach ensures the sustainability of any support provided.

Chương trình Di san The gioi của UNES-CO tập trung vào mối liên hệ giữa các cơ quan quản lý cấp quốc gia và địa phương, ngành văn hóa và cộng đồng, nhằm xây dựng một hướng tiếp cận tổng thể về du lịch bền vững trên nền tảng của Công ước Di sản Thế giới 1972. Một yếu tố rất quan trọng của sáng kiến này là việc hỗ trợ các bên liên quan về năng lực và các công cụ lập kế hoạch, phát triển và quản lý Di sản Thế giới một cách có trách nhiệm và bền vững, dựa trên bối cảnh và nhu cầu thực tế tại địa phương.

Xây dựng năng lực và cung cấp các công cụ luôn là một phần không thể thiếu trong các hoạt động của UNESCO. Thông qua việc chuyển giao trách nhiệm và quyền sở hữu các dự án phát triển cho các cộng đồng địa phương và các đối tác quốc gia, hướng tiếp cận này đảm bảo cho các hỗ trợ được bền vững.

CAPACITY BUILDING FOR HERITAGE MANAGEMENTXÂY DỰNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ DI SẢN

In recent years many of Viet Nam’s World Heritage sites have developed into popu-lar tourist destinations. This rapid growth has brought about a number of challeng-es to the sites’ sustainable development. The sites have lacked effective manage-ment plans, leaving their cultural assets unevenly evaluated and poorly protected, while local communities have benefited little from the tourist economy.

In Quang Nam, the “Quang Nam Inte-grated Culture and Tourism Strategy” program was successfully piloted be-tween 2009 and 2011. Three site managers from Hoi An and My Son World Heritage sites and Cham Island Biosphere Reserve were trained in UNESCO-recommended Public Use Planning (PUP) methodology and became PUP coordinators at site level. Five management staff at provin-cial level were also trained to be able to support the three sites during the

Quang Nam integrated culture and tourism strategyChiến lược lồng ghép văn hóa Và du lịch Quảng Nam

IN FOCUS/ TIÊU ĐIỂM:

Trong những năm gần đây, rất nhiều khu Di sản Thế giới tại Việt Nam đã trở thành các điểm du lịch nổi tiếng. Sự tăng trưởng nhanh chóng dẫn đến không ít thách thức đối với sự phát triển bền vững của các khu di sản. Phần lớn các khu di sản còn thiếu các chiến lược quản lý hiệu quả, các tài sản văn hóa do đó được đánh giá và bảo vệ không đúng mức, trong khi các cồng động địa phương được hưởng lợi rất ít từ hoạt động du lịch.

Tại Quảng Nam, chương trình “Chiến lược lồng ghép văn hóa và du lịch cho phát triển bền vững” đã được thực hiện thành công trong giai đoạn 2009-2011. Các cán bộ quản lý di sản từ các khu Di sản Thế giới Hội An, Mỹ Sơn và khu Dự trữ Sinh quyển Cù lao Chàm đã được đào tạo về phương pháp Lập kế hoạch Quản lý và Phát triển Du lịch (PUP) và trở thành các điều phối viên PUP tại địa phương.

Page 4: UNESCO – QUẢNG NAM: UNESCO - QUANG NAM:

6 7

“Thanks to the training on and development of Visitor Management Plan using PUP Method-ology, I have gained ex-tensive knowledge and experience. What I find most important is that the methodology excels in planning; and its ap-proach to identifying and solving problems derives from the needs and wants of tourists and later benefits tourists themselves. Engaging different stakeholders in the planning process, the outcome may reflect the will of the majority. “Mr. Lê Ngọc ThảoSite manager, Cham Island Biosphere Re-serve Management Board

“Nhờ tham gia khóa tập huấn và quá trình xây dựng kế hoạch quản lý phát triển du lịch áp dụng phương pháp Lập kế hoạch sử dụng công, tôi đã tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Đối với tôi, điều quan trọng nhất của phương pháp này là việc lập kế

hoạch một cách khoa học; cách tiếp cận để xác định và giải quyết vấn đề bám sát và đáp ứng nhu cầu, lợi ích của du khách. Việc các bên liên quan tham gia vào quá trình lập kế hoạch cũng khiến cho kết quả cuối cùng phản ánh được nguyện vọng của đa số.”Ông Lê Ngọc ThảoCán bộ Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm

hands-on plan development process. Each team of PUP coordinators received regular mentoring and supervision from UNESCO experts and highly qualified consultants. Levels of team spirit and desire to learn were very high through-out the whole process.

The newly developed visitor man-agement plans of Hoi An, My Son and Cham Island provided basic principles and concrete actions for reducing neg-ative tourism impacts on heritage and making tourism a positive resource contributing to the preservation of the site. In addition, an Integrated Culture and Tourism Strategy has been devel-oped and approved, providing an over-all orientation for tourism development in the province.

Năm cán bộ quản lý cấp tỉnh cũng được đào tạo để có thể hỗ trợ các khu di sản trong quá trình xây dựng kế hoạch thực tế. Mỗi nhóm điều phối viên PUP đều nhận được sự hướng dẫn và giám sát thường xuyên từ các chuyên gia của UNESCO và chuyên gia tư vấn dày dạn kinh nghiệm. Tinh thần làm việc nhóm và tinh thần học hỏi được thể hiện rất cao trong suốt quá trình này.

Các kế hoạch quản lý du lịch mới được xây dựng cho Hội An, Mỹ Sơn và Cù lao Chàm đã cung cấp những nguyên tắc cơ bản và hành động cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đối với di sản và đưa du lịch trở thành một nguồn lực tích cực đóng góp vào công tác bảo tồn. Ngoài ra, Chiến lược lồng ghép văn hóa và du lịch cũng đã được xây dựng và thông qua, tạo ra một định hướng tổng thể cho phát triển du lịch của tỉnh.

HERITAGE CONSERVATION FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENTBẢO TỒN DI SẢN CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

From 1997, the Governments of Viet Nam and Italy together with UNESCO began a tripartite project to safeguard My Son World Heritage. Results achieved include the restoration of the buildings of My Son’s Group G and the training of Vietnamese professionals to apply inter-national conservation standards to the site. A major achievement of the proj-ect has been the discovery of building materials and construction techniques used in Cham architecture, which has made possible the complete restoration of the major temples in Group G.

The Italian experts from the Milan Poly-technic Lerici Foundation, in close col-laboration with technical staff of the My Son Management Board, have pro-duced a catalogue of all Cham monu-ments on the site, a classification of ex-

Năm 1997, chính phủ Việt Nam, chính phủ Ý cùng với UNESCO đã khởi động dự án ba bên nhằm bảo tồn khu Di sản Thế giới Mỹ Sơn. Các kết quả đạt được bao gồm việc trùng tu các khu đền tháp thuộc nhóm G và đào tạo các cán bộ Việt Nam có khả năng áp dụng các chuẩn mực bảo tồn quốc tế vào khu di sản. Một thành tựu quan trọng khác là việc khám phá ra vật liệu và kỹ thuật xây dựng được sử dụng trong kiến trúc Chăm, từ đó hoàn thiện công tác trùng tu của các đền tháp chính thuộc nhóm G.

Các chuyên gia phía Ý từ Quỹ Lerici Trường Bách khoa Milan, với sự hợp tác chặt chẽ của các cán bộ kỹ thuật của Ban Quản lý Mỹ Sơn, đã xây dựng một danh mục các công trình tại Mỹ Sơn và phân loại các hiện vật khai quật được, đồng thời lập một kế hoạch thuyết minh diễn giải tổng

IN FOCUS/ TIÊU ĐIỂM:

Safeguarding Mỹ Sơn World Heritage siteBảo tồn di sản Thế giới Mỹ Sơn

Page 5: UNESCO – QUẢNG NAM: UNESCO - QUANG NAM:

8 9

“It is very impressive to compare the G group today and ten years ago when the entire group was under a thick layer of vegetation.”Mr. Huynh Tan Lap, Vice-Director of My Son World Heritage Manage-ment Board

“Thật là ấn tượng khi chúng ta so sánh nhóm tháp G ngày hôm nay với 10 năm trước đây, khi nhóm tháp này còn bị vùi lấp dưới đám cây cỏ dại”Huỳnh Tấn Lập, Phó Giám đốc Ban quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn

cavated artefacts, a comprehensive site interpretation plan. During the process, Vietnamese archaeologists, architects, conservators and site managers received on‐the‐job training in safeguarding mea-sures for World Heritage sites.

Lessons learned during the past few years were documented in the Guidelines for Archaeological studies and Conservation of Cham monuments, which provide prin-ciples and detailed instructions for archae-ological excavation and restoration. The Guidelines also include concrete steps for producing bricks, mortar and resin. They can serve as a manual for training courses as well as a reference document in the field for conservators, especially those working on Hindu‐influenced architecture.

Group G with a complete system of inter-pretive signs is now open to the public after a long period of restoration. Detailed information on the conservation process and selected artifacts recovered from the archaeological excavation can be viewed at the “Archaeological Artifacts and Con-servation Works of the Group G Monu-ments” exhibit in the My Son site museum.

hợp cho toàn bộ khu di sản. Các nhà khảo cổ và bảo tồn, các kiến trúc sư cũng như cán bộ quản lý di sản Việt Nam tham gia tích cực trong quá trình này để nắm bắt được các phương pháp quốc tế về bảo tồn Di sản Thế giới.

Các bài học kinh nghiệm được rút ra từ những năm vừa qua đã được tư liệu hóa trong cuốn sách Hướng dẫn Nghiên cứu khảo cổ và Trùng tu Tháp Chăm. Tài liệu này cung cấp các nguyên tắc và hướng dẫn cụ thể về khai quật khảo cổ và trùng tu cũng như các bước sản xuất gạch, vữa và chất kết dính. Tài liệu có thể dùng trong các khóa đào tạo chính quy hoặc sử dụng tham khảo tại chỗ cho các nhà bảo tồn, đặc biệt những người làm công việc liên quan đến kiến trúc có ảnh hưởng của đạo Hindu.

Nhóm G cùng hệ thống thuyết minh diễn giải nay đã được mở cửa cho công chúng sau một quá trình trùng tu lâu năm. Các thông tin chi tiết về quy trình bảo tồn và một số hiện vật được chọn lọc từ quá trình khai quật khảo cổ cũng sẽ được giới thiệu tại “Trưng bày khảo cổ và trùng tu nhóm tháp G” tại Nhà Trưng bày Mỹ Sơn.

G group before restoration/ Nhóm G trước trùng tu

G group after restoration /Nhóm G sau trùng tu

Page 6: UNESCO – QUẢNG NAM: UNESCO - QUANG NAM:

10 11

SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

In order to catalyse meaningful and positive change, local communities must un-questionably come first and foremost in preserving and promoting culture for their own sustainable development. Local communities are always at center stage in any UNESCO intervention.

Enhanced dialogues between local com-munities and relevant stakeholders en-sure that local communities have a say in any decision affecting them. Partici-pation of local communities in develop-ment interventions should not be a mere

Để tạo ra những thay đổi tích cực và có ý nghĩa, cộng đồng địa phương rõ ràng luôn là người tiên phong trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của bản than họ. Chính vì vậy, những cộng đồng sinh sống tại địa phương luôn giữ vai trò trọng tâm trong mọi hoạt động của UNESCO.

Việc kết nối người dân địa phương với các cơ quan liên quan tạo điều kiện cho họ nêu ra những ý kiến hay khuyến nghị cho những quyết định ảnh hưởng đến họ. Sự tham gia của các cộng đồng này vào các dự án phát triển cần được thực

formality or motivated by the promise of material gain, but rather an expression of community self‐mobilisation.

A series of activities have been carried out to promote the participation of com-munities in tourism development at the Biosphere Reserve and World Heritage sites in Quang Nam. These activities have strengthened cooperation between the communities and site managers, im-proved local livelihoods and contributed to the improvement and strengthening of site management and protection.

hiện sao cho không chỉ đơn thuần là hình thức hay vì các động cơ vật chất mà xuất phát từ tinh thần tự vận động

Một loạt các hoạt động đã được thực hiện nhằm quảng bá sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch ở Khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm và Di sản Thế giới Mỹ Sơn và Hội An. Những hoạt động này đẩy mạnh mối hợp tác giữa người dân và các nhà quản lý di sản, cải thiện đời sống cho người dân và đóng góp vào việc quản lý và bảo vệ di sản.

COMMUNITY PARTICIPATION

Page 7: UNESCO – QUẢNG NAM: UNESCO - QUANG NAM:

12 13

While crafts can be a great source of pride, identity and income for local com-munities, Viet Nam’s craft sector has yet to realize its full potential. Many craft villages are on the verge of decline: their products do not meet market demands and their young people continue to leave in search of better job opportunities.

In addition, a significant amount of the souvenirs and craft products sold at Viet Nam’s tourist destinations are mass-pro-duced by a relatively small group of craft centres, some of which are not even lo-cated in the country.

The “Promoting Craft Village Tourism” project, supported by the Government of Korea, with collaboration of Craft Link, QUO and

Korean National University of Arts, was initiated in 2011 in Quang Nam to address this situation. The main objective of this project is to support income-generating activities of local communities in provinces with World Heritage sites by strengthen-ing links between craft producers and the tourism sector.

The “Promoting Craft Village Tourism” project has resulted in the development of a range of “signature handicraft prod-ucts”, which combine the traditional skills of the local craftsmen with local identities, motifs and designs inspired by the values of My Son and Hoi An World Heritage sites. These products, finished with innova-

IN FOCUS: Crafts for sustainable development

tive packaging and accompanied by compelling stories, will be labeled with a “Crafted in Quang Nam” brand and dis-played and sold at outlets such as tourist information centres, site gift shops, local stores and craft workshops.

Interactive tourism packages and ser-vices, such as the creative STAMP and MAP initiative or tours to craft villages, which increase the visibility of World Heritage sites and encourage visitors to explore the heritage in different ways, will also be made available. Once finished, these new products, services and packages will en-rich the experiences of visitors to Quang Nam and their understandings of World Heritage values while generating income for the local communities.

BEFORE INTERVENTION/ TRƯỚC HỖ TRỢ

BEFORE INTERVENTION/ TRƯỚC HỖ TRỢ

AFTER INTERVENTION/ SAU HỖ TRỢ AFTER INTERVENTION/ SAU HỖ TRỢ

Page 8: UNESCO – QUẢNG NAM: UNESCO - QUANG NAM:

14 15

Mặc dù sản phẩm thủ công là một điểm tựa vững chắc tạo nên lòng tự tôn, dấu ấn riêng cũng như đảm bảo nguồn thu nhập cho các cộng đồng địa phương, nghề thủ công ở Việt Nam thực sự chưa phát huy được hết các tiềm năng vốn có. Nhiều làng nghề thủ công đang đối mặt với nguy cơ suy thoái: các sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường và thế hệ trẻ bỏ làng để kiếm việc làm.

Thêm vào đó, một số lượng lớn các sản phẩm lưu niệm và đồ thủ công được bán tại các điểm du lịch của Việt Nam được sản xuất hàng loạt tại một vài các cơ sở sản xuất đồ thủ công, trong đó có cả các cơ sở năm ngoài lãnh thổ quốc gia.

Dự án “Hỗ trợ du lịch làng nghề thủ công”, với sự hỗ trợ của Chính phủ Hàn

Quốc và hợpt tác của Craft Link, QUO và Đại học Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc, được khởi động từ năm 2011 tại Quảng Nam, chính là một nỗ lực giải quyết vấn đề này. Mục tiêu chính của dự án là hỗ trợ các hoạt động mang lại nguồn thu nhập cho các cộng đồng địa phương tại các tỉnh có Di sản Thế giới thông qua việc tăng cường các mối liên hệ giữa các nhóm sản xuất và ngành du lịch.

Dự án “Hỗ trợ Du lịch làng nghề thủ công” đã xây dựng một hệ thống các “sản phẩm thủ công dấu ấn” thể hiện sự kết hợp giữa kỹ năng truyền thống của các nghệ nhân địa phương với những dấu ấn, môtíp và thiết kế địa phương lấy cảm hứng từ các giá trị của Di sản Thế giới Mỹ Sơn và Hội An.

Các sản phẩm này sẽ được hoàn thiện với phần đóng gói bao bì có thiết kế mới mẻ đi kèm những câu chuyện thú vị và có chiều sâu, và có chung một thương hiệu “sản phẩm thủ công dấu ấn Quảng Nam”, được trưng bày và bán tại các địa điểm như các trung tâm thông tin du khách, các quầy lưu niệm, các cửa hàng cũng như các xưởng sản xuất đồ thủ công.

Các gói du lịch và dịch vụ có tính tương tác cao, chẳng hạn như các CON DẤU và BẢN ĐỒ sáng tạo hay các tuyến du lịch làng nghề thủ công cũng sẽ được xây dựng nhằm tăng cường hình ảnh của các khu Di sản Thế giới đồng thời khuyến khích du khách khám phá di sản theo những cách đa dạng. Sau khi hoàn thiện, các gói sản phẩm và dịch vụ này sẽ giúp làm phong phú thêm trải nghiệm của du khách tại Quảng Nam cũng như hiểu biết của họ về các giá trị của Di sản Thế giới, đồng thời tăng thu nhập cho các cộng đồng địa phương.

TIÊU ĐIỂM:Sản xuất thủ công hiệu quả cho phát triển bền vững

BEFORE INTERVENTION/ TRƯỚC HỖ TRỢ

BEFORE INTERVENTION/ TRƯỚC HỖ TRỢ

AFTER INTERVENTION/ SAU HỖ TRỢ

Page 9: UNESCO – QUẢNG NAM: UNESCO - QUANG NAM:

16 17

The “Promoting Sustainable Tourism at World Heritage Sites in Viet Nam” project, supported by Asiana Airlines in collabora-tion with ESRT, MCMS and ILO, supports the development of a range of innovative promotional materials for World Heritage sites in Central Viet Nam (Hoi An, My Son, Hue and Phong Nha - Ke Bang).

These include a brochure for My Son and a brochure for the four sites as a joint destination, information panels in Hoi An and My Son, and the remodeling of a ticket office in Hoi An into a modern in-formation center.

The goal of this project is not only to en-rich visitors’ experiences but also to cre-ate a model which can be replicated in other destinations in Viet Nam and show

authorities, tourism industry actors and residents of other destinations how cul-turally appropriate and cost-effective planning, interpretation and manage-ment can help to encourage tourists to stay longer, spend more money local-ly, explore more attractions and come again on repeat visits.

Dự án “Phát triển du lịch bền vững tại các khu Di sản Thế giới tại Việt Nam”, do Asi-ana Airlines tài trợ, với sự hợp tác của ESRT, MCMS, ILO, hỗ trợ phát triển một loạt các ấn phẩm quảng bá sáng tạo cho các khu Di sản Thế giới tại miền Trung Việt Nam (Hội An, Mỹ Sơn, Huế và Phong Nha - Kẻ Bàng).

Các ấn phẩm này bao gồm một tập gấp về Mỹ Sơn, một tập gấp cho 4 khu di sản như một điểm đến chung, các bảng thông tin ở Hội An và Mỹ Sơn và việc tu sửa phòng bán vé tại Hội An trở thành một trung tâm thông tin đa chức năng.

Mục tiêu của dự án không chỉ là làm phong phú thêm các trải nghiệm cho du khách mà còn xây dựng một mô hình có thể được áp dụng tại các điểm du lịch khác ở Việt Nam.

Dự án cũng giúp các nhà quản lý, các đơn vị có liên quan trong ngành du lịch cũng như người dân sinh sống tại các khu di sản thấy rõ đóng góp của quy trình lập kế hoạch và quản lý di sản một cách bền vững về tài chính và phù hợp về văn hóa sẽ khuyến khích khách tham quan lưu trú lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn tại địa phương, khám phá thêm các điểm du lịch và quay trở lại trong tương lai.

IN FOCUS: Information for sustainable tourism

TIÊU ĐIỂM:Quảng bá di sản và phát triển du lịch bền vững

AFTER INTERVENTION/ SAU HỖ TRỢ

AFTER INTERVENTION/ SAU HỖ TRỢ

Page 10: UNESCO – QUẢNG NAM: UNESCO - QUANG NAM:

18 19

“If I am selected to be a permanent staff to work at this center, I will feel more confident when guiding tourists because this center is com-pletely different and more convenient than other ticket offices. If I were a visitor, I would feel being much more respected and satisfied because the useful information is available on the destination, from the people, local attrac-tions and local culture. In my opinion, this is a standard Tourism Information Center despite its small size. The space, color and arrange-ment are in a good order and have a focus.”Ms. Ho Thi Phuong Uyen, Hoi An Heritage Guide “Nếu được phân công làm việc ở đây, cảm nhận đầu tiên của tôi là tăng thêm sự tự tin bởi Trung tâm thông tin du khách này khác biệt hẳn với các Quầy bán vé tham quan khác. Còn nếu tôi là một du khách thì ấn tượng đầu tiên đó là cảm giác “được tôn trọng”, được thỏa mãn với những thông tin cô đọng mà một khách du lịch cần về vùng đất, con người và văn hóa địa phương. Tôi cho rằng đây là một mô hình Trung tâm du khách đạt chuẩn, dù diện tích không lớn lắm. Sự hài hòa về cả không gian, màu sắc và bài trí tạo được điểm nhấn rõ nét.”Hồ Thị Phương Uyên - Hướng dẫn viên

“The new brochure for My Son World Heritage site is stunning. I wonder how thepublication was developed and I wish that we can have such innovative publicationsfor Hue. I believe such publication will attract and impress the visitors by bothcreative design and enriched information of the heritage site”.Ms. Huynh Thi Anh Van,Site manager, Hue Monuments Conservation Center

“Tập thông tin mới xây dựng cho Khu Di sản thế giới Mỹ Sơn quá đẹp và ấn tượng. Tôi muốn tìm hiểu ấn phẩm này đã được phát triển như thế nào và tôi mong ước rằng chúng tôi cũng sẽ có được các ấn phẩm sáng tạo như vậy cho Huế. Tôi tin rằng ấn phẩm này sẽ thu hút và gây ấn tượng mạnh cho du khách, bởi cả thiết kế sáng tạo cũng như nội dung thông tin phong phú trong đó”.Huỳnh Thị Anh Vân, Cán bộ Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế

souvenir shopcửa hàng lưu niệm

strategy for integrating culture and tourism for sustainable developmentchiến lược lồng ghép văn hóa và du lịch vì phát triển bền vữngvisitor managements plans for Hoi An, My Son and Cham Islandkế hoạch quản lý du khách cho Hội An, Mỹ Sơn và Cù Lao Chàmbrand for Crafted in Quang Namthương hiệu sản phẩm thủ công dấu ấn Quảng Namlogo for My Sonlogo Mỹ SơnHeritage Specialist Guideshướng dẫn viên tại điểmsets of signature handicraft productsbộ sản phẩm thủ công dấu ấnpeople trained on management planning, survey methods, product devel-opment, marketing, destination management and conservationcán bộ được đào tạo về lập kế hoạch quản lý, phương pháp khảo sát, phát triển sản phẩm, tiếp thị, quản lý và bảo tồn di sản training workshopkhóa tập huấn

consultation workshopshội thảo tham vấn

representatives from various stakeholders consultedđại diện từ các bên liên quan được tham vấn

children participated in World Heritage in Your Hands contesthọc sinh tham gia vào cuộc thi sáng tác mỹ thuật Di sản Thế giới trong tay bạn

exhibitstrưng bày households engaged in tourism-based professionhộ gia đình tham gia vào các công việc liên quan đến du lịch

earned and earned their livelihood from heritage restorationhọc việc và có nguồn thu nhập từ công tác trùng tu di sản

households and craft businesses received intensive support in craft prod-uct, marketing and business developmenhộ gia đình và doanh nghiệp nghề thủ công nhận được hỗ trợ thường xuyên về sản phẩm, tiếp thị và phát triển công việc kinh doanh

Tourism Information CenterTrung tâm Thông tin Du khách

publications on conservation and tourismấn phẩm về bảo tồn và du lịchpartnersđối tác

1311

12430

199

174

2001127

3

50156

23

1

17

40+

ARC

HIE

VEM

ENT/

MỘ

T SỐ

TH

ÀN

H Q

UẢ

information panelsbảng biển thông tin39

Page 11: UNESCO – QUẢNG NAM: UNESCO - QUANG NAM:

20 21

PUBLIC AWARENESS

“For all of us, UNESCO is synonymous with: promoting peace and security through international cooperation in education, science and culture. To achieve our objectives, we have to keep UNESCO a powerful tool in order to succeed in its mission. Thanks to its comprehensive mandate, UNESCO offers a unique forum in the UN-System for an international and all-inclusive dialogue and co-operation.”

Mr. Wolfgang WaldnerState Secretary for European and International Affairs of the Republic of Austria at the 36th session of the UNESCO General Conference

NÂNG CAO NHẬN THỨC CÔNG CHÚNG

“Đối với tất cả chúng ta, UNESCO đồng nghĩa với: thúc đẩy hòa bình và an ninh thông qua hợp tác quốc tế trong giáo dục, khoa học và văn hóa. Để đạt được mục tiêu đó , chúng ta phải giữ cho UNESCO một công cụ mạnh mẽ để thành công trong sứ mệnh của mình. Với sứ mệnh toàn diện của mình, UNESCO mang lại một diễn đàn duy nhất trong hệ thống Liên Hợp Quốc cho đối thoại và hợp tác quốc tế về tất cả các vấn đề có tính tổng hợp và đan xen.”

Ông Wolfgang WaldnerQuốc vụ khanh Cộng hòa Áo phụ trách châu Âu và hợp tác quốc tế, tại kỳ họp lần thứ 36 của Đại Hội đồng UNESCO.

Page 12: UNESCO – QUẢNG NAM: UNESCO - QUANG NAM:

22 23

Today’s global challenges are too great for one organization to tackle on its own: for this reason, there is an urgent need for partnerships that bring together ex-pertise and financial resources. UNES-CO’s work in Quang Nam province has been possible thanks to its strong collab-oration with the Quang Nam Provincial People’s Committee and its subordinate agencies, and a wide range of stakehold-ers from international organizations, governments, civil society, universities and the private sector.

Thanks to this productive partnership, new approaches have been tested for local communities to best participate in and benefit from tourism development, while ensuring that visitors’ appreciation

for local culture is heightened and that heritage is preserved for future genera-tions. The achievements of this partner-ship reaffirm the potential of culture as a driver for sustainable development, show the specific contributions it can make in heritage tourism and creative in-dustries, and at the same time celebrate the power of this network of solidarity.

Chung tay vì phát triển bền vững

Các thách thức toàn cầu hiện nay là quá lớn để từng tổ chức giải quyết đơn lẻ. Vì thế, việc thiết lập các quan hệ đối tác nhằm tập hợp các nguồn lực chuyên môn cũng như tài chính là hết sức cần thiết. Các công việc của UNESCO tại Quảng Nam có thể được thực hiện chính là nhờ sự hợp tác chặt chẽ với UBND tỉnh Quảng Nam, các sở ban ngành địa phương cũng như rất nhiều các bên liên quan, từ các tổ chức quốc tế, các chính phủ, tổ chức dân sự xã hội, các trường đại học cũng như khối doanh nghiệp tư nhân.

Trên nền tảng mối quan hệ đối tác hiệu quả đó, các hướng tiếp cận mới đã được thử nghiệm nhằm đấy mạnh sự tham gia và được hưởng lợi của các cộng đồng địa phương từ phát triển du lịch, đảm bảo tăng cường sự hiểu biết và trân trọng văn hóa địa phương của khách du lịch cũng như bảo vệ di sản cho các thế hệ tương lai. Các thành tựu đạt được từ mối quan hệ đối tác này một lần nữa khẳng định tiềm năng của văn hóa như một động lực của phát triển bền vững, cho thấy những đóng góp cụ thể của văn hóa thông qua du lịch di sản và công nghiệp sáng tạo, đồng thời tôn vinh sức mạnh của mạng lưới gắn kết này.

Joining hands for sustainable development

Page 13: UNESCO – QUẢNG NAM: UNESCO - QUANG NAM:

24

For more information on UNESCO Culture Program and possibilities to join hands to promote the role of culture for sustainable development in Viet Nam, please contact:

UNESCO Office in Viet Nam23 Cao Ba Quat, Ha NoiTel: +84 (4) 37 47 02 75Email: [email protected]