Tin n i b t · là chính sách an sinh XH, bảo vệ môi trường và phát triển bền...

10
1 BNG CHSChng khoán (ngày 12/02) VN - Index 937,68 0,32% HNX - Index 108,51 3,57% D.JONES CK Mỹ 29.551,42 0,94% STOXX CK C.Âu 3.854,43 0,75% CSI 300 CK TQ 3.984,43 0,81% Vàng (SJC cp nht 08h30 ngày 13/02) SJC Ng.đ/L 44.250 0,11% Quốc tế USD/Oz 1.567,40 0,11% Tgiá USD/VND BQ LNH 23.206 0,01% EUR/USD 1,0873 0,37% Du WTI USD/th 51,02 1,71% Ngày 12/02/2020, Nghị viện Châu Âu đã chính thức thông qua Hiệp định EVFTA (Hiệp định thương mại tự do VN - EU) và EVIPA (Hiệp định bảo hộ đầu tư VN - EU). Theo Bộ Trưởng Bộ Công Thương, EVFTA và EVIPA là cơ sở để điều tiết thương mại, đầu tư trên toàn cầu và góp phần giải tỏa những căng thẳng về thương mại quốc tế hiện nay. Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng kỳ vọng, EVFTA có thể là cứu cánh cho xuất khẩu và tăng trưởng của Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc. Tin ni bt Thị trường tiền tệ 2020 trở nên khó lường và kém tích cực hơn nhiều so với dự báo Nhiều chuyên gia: Chưa phải thời điểm giảm lãi suất, bơm tiền kích cầu Hiệp định thương mại tự do VN - EU chính thức được thông qua Bộ KH&ĐT dự báo GDP năm 2020 có thể chỉ đạt 5,96% Kinh tế Việt Nam trong vòng xoáy virus Corona BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH [a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM [t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected] Thứ Năm, ngày 13/02/2020

Transcript of Tin n i b t · là chính sách an sinh XH, bảo vệ môi trường và phát triển bền...

1

BẢNG CHỈ SỐ

Chứng khoán (ngày 12/02)

VN - Index 937,68 0,32%

HNX - Index 108,51 3,57%

D.JONES CK Mỹ 29.551,42 0,94%

STOXX CK C.Âu 3.854,43 0,75%

CSI 300 CK TQ 3.984,43 0,81%

Vàng (SJC cập nhật 08h30 ngày 13/02)

SJC Ng.đ/L 44.250 0,11%

Quốc tế USD/Oz 1.567,40 0,11%

Tỷ giá

USD/VND BQ LNH 23.206 0,01%

EUR/USD 1,0873 0,37%

Dầu

WTI USD/th 51,02 1,71%

Ngày 12/02/2020, Nghị viện Châu Âu đã

chính thức thông qua Hiệp định EVFTA (Hiệp

định thương mại tự do VN - EU) và EVIPA

(Hiệp định bảo hộ đầu tư VN - EU). Theo Bộ

Trưởng Bộ Công Thương, EVFTA và EVIPA

là cơ sở để điều tiết thương mại, đầu tư trên

toàn cầu và góp phần giải tỏa những căng

thẳng về thương mại quốc tế hiện nay. Ngoài

ra, nhiều chuyên gia cũng kỳ vọng, EVFTA có

thể là cứu cánh cho xuất khẩu và tăng trưởng

của Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19

bùng phát ở Trung Quốc.

Tin nổi bật

Thị trường tiền tệ 2020 trở nên khó lường và

kém tích cực hơn nhiều so với dự báo

Nhiều chuyên gia: Chưa phải thời điểm giảm lãi

suất, bơm tiền kích cầu

Hiệp định thương mại tự do VN - EU chính thức

được thông qua

Bộ KH&ĐT dự báo GDP năm 2020 có thể chỉ

đạt 5,96%

Kinh tế Việt Nam trong vòng xoáy virus Corona

BP.NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN – PHÒNG KẾ HOẠCH

[a] 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

[t] (028) 38 469 516 (1813/1819) – [e] [email protected]

Thứ Năm, ngày 13/02/2020

2

Thị trường tiền tệ 2020 trở nên

khó lường và kém tích cực hơn

nhiều so với dự báo

BC thị trường tiền tệ tháng 2/2020 của SSI Research cho biết, thỏa thuận

giai đoạn 1 giữa Mỹ và TQ vốn được coi là sự kiện đáng trông đợi nhất

trong tháng 1 và đã có thể kéo dài tâm lý tích cực của tháng 12/2019 nếu

như không bị xen vào bởi 2 sự kiện lớn. Một là mâu thuẫn Mỹ - Iran bất

ngờ bùng phát và 2 là đại dịch Corona. Vị thế trọng yếu của TQ trong

chuỗi cung ứng toàn cầu khiến tổng thiệt hại KT do dịch Covid-19 có thể

lớn hơn nhiều sv mức 40 tỷ USD của SARS 2003. Dịch bệnh là biến cố

lớn và bất ngờ, khiến các sự kiện khác như căng thẳng Mỹ-Iran, thỏa

thuận Mỹ -Trung ngày 15/1, Brexit vào 31/1, phiên họp tháng 1 của

FED... trở lên mờ nhạt. Thị trường tài chính 2020 trở nên khó lường và

kém tích cực hơn nhiều sv các dự báo đưa ra tại thời điểm cuối năm

2019. Đây cũng là đòn mạnh giáng vào nền KT vốn đang có nhiều bất

ổn của TQ. Các chính sách nới lỏng của NHTW TQ sẽ tiếp tục được mở

rộng với tốc độ mạnh hơn sv 18th qua để vực lại nền KT. Chỉ số DXY

quay trở về vùng 98, ngoại trừ JPY và CHF, hầu hết các đồng tiền giảm

giá sv USD trong tháng 1 trong đó mạnh nhất là THB. Ở thời điểm hiện

tại là trung tuần tháng 2, diễn biến dịch bệnh vẫn là tâm điểm tác động

lên thị trường quốc tế. Các yếu tố tích cực như chỉ số KT Mỹ, nới lỏng

của các NHTW hay sự cải thiện quan hệ Mỹ-Trung có thể có những tác

động nhất định nhưng khi dịch bệnh chưa có dấu hiệu được kiểm soát,

rủi ro biến động trên thị trường tài chính vẫn còn rất cao.

Chưa phải thời điểm giảm lãi

suất, bơm tiền kích cầu

Tại VN, vấn đề nới lỏng tiền tệ cũng đang được đặt ra. Một số ý kiến cho

rằng, Chính phủ nên cân nhắc đưa ra các gói kích thích, giảm LS để hỗ

trợ tăng trưởng trong bối cảnh nhiều ngành suy giảm vì dịch bệnh. Tuy

nhiên, nhiều chuyên gia KT, tài chính cho rằng, VN chưa nên nới lỏng

CSTT thời điểm này. Theo TS.Nguyễn Khắc Quốc Bảo, giảm LS, nới

lỏng tiền tệ là nhằm khuyến khích chi tiêu, tạo động lực SXKD, tiêu dùng,

hỗ trợ tăng tổng cầu. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết. Nhiều chuyên gia KT

cũng cho rằng, LS cho vay không còn là rào cản lớn với DN. LS tiết kiệm

không thể hạ quá thấp, nếu không, sẽ có sự dịch chuyển dòng tiền từ

NH sang các kênh đầu tư khác. Chưa kể, lạm phát dù có chiều hướng

Tài chính – Ngân hàng

3

giảm nhưng trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, diễn biến giá cả rất khó

dự đoán. Mặt khác, hệ lụy chính sách kích cầu với lạm phát thường đến

trễ, nên nếu vội vàng kích cầu, nền KT các năm sau sẽ bị ảnh hưởng.

TS.Cấn Văn Lực nhận định, mặt bằng LS như hiện nay là hợp lý. Để có

nguồn vốn phục vụ nền KT, LS huy động nên giữ mức tương đối hấp dẫn

để khuyến khích người dân tiếp tục gửi tiền vào hệ thống NH. Đến thời

điểm này, Chính phủ chưa bàn đến việc điều chỉnh các chỉ tiêu KTXH,

dù dịch cúm đang tác động xấu tới nhiều lĩnh vực như: du lịch, nông

nghiệp, hàng không, XNK…Theo TS. Võ Trí Thành, năm nay, dịch bệnh

khiến tăng trưởng KT có thể chậm lại kéo theo nhu cầu vốn cho nền KT

giảm, tỷ giá ổn định, vốn cho BĐS bị siết… Dư địa giảm LS điều hành là

có nhưng thực tế, LS điều hành ở VN không tác động nhiều đến LS thị

trường. Mặt khác, các NH ở VN vẫn chịu rất nhiều áp lực về huy động

vốn để đáp ứng chuẩn Basel II. Vì vậy, khả năng mặt bằng LS 2 năm tới

giảm sâu khó xảy ra. Hiện nay, tổng quy mô tín dụng của cả nền KT đã

lên tới hơn 8 triệu tỷ đồng, bằng 138% GDP và dự báo còn tiếp tục tăng

do tăng trưởng GDP những năm tới khó vượt trên mức TTTD. Vì vậy, dù

vài năm gần đây, tín dụng tăng trưởng chậm lại nhưng NHNN vẫn rất

thận trọng bơm tiền và tiếp tục kiểm soát chặt chẽ TTTD.

Tỷ giá sẽ như thế nào trước dịch

cúm Corona?

Theo BC thị trường tuần 3-7/2/2020 của CTCK Bảo Việt (BVSC), tuần

qua, tỷ giá trung tâm đã 5 VND lên mức 23.201 VND/USD, tỷ giá tại

NHTM 52 VND lên mức 23.232 VND/USD. Tỷ giá USD/VND tăng

mạnh trong bối cảnh USD đang mạnh lên khi NĐT tìm đến tài sản an

toàn trước rủi ro liên quan đến dịch Covid-19. "Tuy nhiên, chúng tôi cho

rằng nguồn cung ngoại tệ tiếp tục dồi dào sẽ giúp tỷ giá USD ổn định

trong thời gian tới". Cụ thể, tổng vốn FDI thực hiện trong tháng 1 đạt 1,6

tỷ USD (3,2% sv cùng kỳ), lượng vốn FDI đăng ký mới cũng đạt 5,33 tỷ

USD (2,8 lần sv cùng kỳ 2019). CTCK MBS nhận định, tỷ giá tăng mạnh

thời gian gần đây chủ yếu do dịch Covid-19 khiến USD mạnh lên tạm

thời khi NĐT tìm đến kênh trú ẩn an toàn. Trước tác động lên tiền tệ của

2 đối tác thương mại lớn nhất của VN cùng với áp lực lạm phát gia tăng

từ cuối Q.IV/2019, áp lực trong ngắn hạn lên VND cao hơn nhưng với

sức khoẻ nền KT ở trạng thái tốt, cán cân vãng lai thặng dư lớn và dòng

vốn đầu tư tiếp tục chảy vào VN, tỷ giá VND/USD trong 2020 sẽ tiếp tục

duy trì mức biến động thấp trong biên độ từ 1-2%. Trong khi tỷ giá biến

động, thanh khoản trên thị trường LNH vẫn tiếp tục dồi dào. Thống kê

4

của BVSC cho thấy LS giảm nhẹ ở kỳ hạn qua đêm và 2 tuần. Tuần qua,

NHNN đã thực hiện hút ròng 36.000 tỷ đồng qua thị trường mở. BVSC

cho rằng, động thái của NHNN là hút lượng tiền với thời gian đáo hạn dài

(thông thường kỳ hạn chỉ 7 hoặc 14 ngày) cho thấy trạng thái thanh khoản

hệ thống tương đối dồi dào. Việc hút ròng vốn mạnh qua kênh tín phiếu

đặt trong bối cảnh lạm phát tổng thể và lạm phát cơ bản tăng cao trở lại

trong tháng 1, buộc NHNN phải thận trọng trong điều tiết cung tiền.

5

Hiệp định thương mại tự do VN -

EU chính thức được thông qua

Chiều 12/2 (theo giờ Hà Nội), Nghị viện EU đã chính thức thông qua Hiệp

định EVFTA với 401 phiếu thuận, 192 phiếu chống và 40 phiếu trắng.

Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ 2 sau khi 2

bên thông báo cho nhau v/v đã hoàn tất thủ tục trong nước hoặc vào thời

điểm khác do 2 bên thống nhất. Cùng với EVFTA, EVIPA được thông

qua với lần lượt 407 phiếu thuận, 188 phiếu chống và 53 phiếu trắng. Để

được EU phê chuẩn, VN đã tham gia thêm 3 công ước của Tổ chức Lao

động Thế giới về quyền của người lao động. EVFTA được kỳ vọng là cú

hích lớn cho hoạt động XK của VN như giúp đa dạng hóa thị trường và

mặt hàng XK, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản và những mặt

hàng DN Việt vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Theo Bộ Trưởng Bộ Công

Thương, EVFTA là cơ sở để điều tiết thương mại, đầu tư trên toàn cầu

và góp phần giải tỏa những căng thẳng về thương mại quốc tế hiện nay.

Trước đó, Bộ Công Thương dự thảo kế hoạch hành động sau khi EVFTA

được thông qua với 5 nhóm chính trong đó có tuyên truyền, phổ biến

thông tin về Hiệp định EVFTA và thị trường của các nước EU. Tiếp nữa

là xây dựng pháp luật, thể chế nâng cao năng lực cạnh tranh và phát

triển nguồn nhân lực. Đồng thời, chủ trương và chính sách đối với tổ chức

công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở DN. Cuối cùng

là chính sách an sinh XH, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Bộ KH&ĐT dự báo GDP năm

2020 có thể chỉ đạt 5,96%

Tại cuộc họp Chính phủ chiều 12/2 về đánh giá tác động dịch Covid-19

tới nền KT, Bộ KH&ĐT đã đưa ra kịch bản mới dự báo tăng trưởng 2020.

Theo Bộ KH&ĐT, các tổ chức quốc tế đều đánh giá KT thế giới 2020 tiếp

tục xu hướng giảm và với tác động từ dịch sẽ làm suy giảm nhanh hơn,

đặc biệt tình trạng khi bệnh dịch kéo dài. KT TQ và toàn cầu sẽ bị ảnh

hưởng nghiêm trọng, thiệt hại có thể lớn gấp 3-4 lần sv dịch SARS, lên

tới 160 tỷ USD. Dịch đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, gây gián đoạn

chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa của thế giới, đình trệ trong

SXKD; suy giảm nhu cầu tạm thời từ TQ đối với sản phẩm hàng hóa, DV,

ảnh hưởng tới tăng trưởng của KV và toàn cầu. VN có độ mở của nền

KT lớn và có đường biên giới dài với TQ, chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng

không nhỏ. Trường hợp khống chế được dịch trong Q.I thì tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam

6

dự báo là 6,25%, 0,55 điểm % sv Nghị quyết 01/NQ-CP. Nếu dịch

được khống chế trong Q.II thì tăng trưởng là 5,96% 0,84 điểm % sv

Nghị quyết 01/NQ-CP và 0,29 điểm % sv khống chế dịch trong Q.I.

Kinh tế Việt Nam trong vòng xoáy

virus Corona

Theo ước tính của TS.Phạm Thế Anh, KT trưởng Viện Nghiên cứu KT

và Chính sách (VEPR), tốc độ tăng trưởng KT VN 2020 có thể 0,8%

do ảnh hưởng từ virus corona. Bộ KH&ĐT đã XD 2 kịch bản với thời gian

kết thúc của dịch trong Q.I hoặc Q.II. Trong trường hợp xấu nhất, GDP

2020 chỉ 6,09%, thấp hơn 0,7% sv mục tiêu Quốc hội giao và gần 1%

sv 2019. Thực tế, các nước châu Á có quan hệ KT chặt chẽ với Trung

Quốc, đều được dự báo chịu nhiều ảnh hưởng, đặc biệt về du lịch và

hàng không. Nếu dập được dịch vào cuối Q.II, lượng khách TQ đến VN

trong nửa đầu năm có thể 2,3 triệu lượt, còn khách từ các quốc gia

khác 50-60%. TS.Phạm Thế Anh cho rằng: "Khách TQ chi tiêu BQ

khoảng 743,6 USD/khách, khách đến từ các quốc gia khác chi tiêu

khoảng 1.141 USD, nếu dịch kéo dài hết Q.II, thiệt hại khoảng 5 tỷ USD".

Ngoài 2 mảng này, XK nông sản và hoạt động DN có yếu tố đầu vào phụ

thuộc TQ cũng là những "nạn nhân" đầu tiên. "Ảnh hưởng chủ yếu từ

phía TQ. Chúng ta bơm tiền không giúp khách TQ sang VN đông hơn,

không giúp xuất nhiều nông sản hơn và càng không giúp các DN SX có

đủ nguyên phụ liệu đầu vào… Tỷ lệ Tín dụng/GDP của VN đã ngưỡng

150%, cung tiền trên GDP khoảng 170%, cao hơn rất nhiều sv những

nước trong KV. Điều này hạn chế phần nào dư địa cho chính sách".

Chưa kể việc mở rộng tiền tệ còn tạo áp lực lên lạm phát, vốn đã tăng

nhanh từ cuối năm 2019 do ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi. Thay vì

sử dụng CSTT, VN nên tìm cách đa dạng hóa nguồn thu, tạo nên cấu

trúc tăng trưởng bền vững hơn, dù không dễ trong ngắn hạn.

Giải ngân vốn đầu tư công đạt

gần 4.450 tỷ đồng trong tháng 1

Ước giải ngân kế hoạch vốn đầu tư của các bộ, ngành, địa phương đến

hết 31/01/2020 là 4.448,622 tỷ đồng, đạt 0,95% kế hoạch. Trong đó, vốn

trong nước đạt 4.438,393 tỷ đồng, vốn nước ngoài đạt 10,229 tỷ đồng.

Cụ thể, các bộ, ngành TW ước giải ngân đạt 46,198 tỷ đồng (vốn trong

nước là 35,969 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 10,229 tỷ đồng), đạt 0,03% kế

hoạch nhà nước giao (cùng kỳ 2019 giải ngân 0%). Các địa phương ước

giải ngân đạt hơn 4.402 tỷ đồng (vốn cân đối NSĐP), đạt 1,21% kế hoạch.

Xuất khẩu

Nhập khẩu

2 kịch bản tăng trưởng KT do tác động của Covid-19

7

Mỹ đơn phương xóa bỏ các ưu đãi

của WTO với nhiều nước đang

phát triển

Ngày 11/2, CQ Đại diện thương mại Mỹ (USTR) thông báo, Mỹ đã thu

hẹp danh sách các nước đang phát triển và kém phát triển nhất để giảm

ngưỡng kích hoạt các cuộc điều tra v/v liệu các nước này có gây tổn hại

tới các ngành công nghiệp Mỹ với việc trợ cấp XK không công bằng hay

không. Động thái này đánh dấu sự từ bỏ chính sách thương mại của Mỹ

trong 20 năm qua đối với các quốc gia đang phát triển, có thể dẫn tới

các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với 1 số nhà XK hàng

đầu thế giới. Quyết định sửa đổi phương pháp xét tiêu chí nước đang

phát triển để điều tra thuế chống bán phá giá là cần thiết vì hướng dẫn

trước đây của Mỹ “hiện đã lỗi thời.” Theo đó, Mỹ đã xóa bỏ các ưu đãi

đối với 1 loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ đang phát triển (tự coi là

nước đang phát triển hoặc được công nhận là nước đang phát triển), gồm

Albania, Argentina, Armenia, Brazil, Bulgaria, TQ, Hong Kong (TQ),

Colombia, Costa Rica, Gruzia, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan,

Kyrgyzstan, Malaysia, Moldova, Montenegro, Bắc Macedonia,

Romania, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Thái Lan, Ukraine và VN.

Động thái trên cũng phản ánh sự thất vọng của chính quyền Tổng thống

Trump khi các nền KT lớn như TQ và Ấn Độ được hưởng các lợi ích

thương mại ưu đãi dành cho các quốc gia đang phát triển tại WTO.

Trung Quốc làm gì để kích thích

kinh tế giữa thời virus Corona

NHTW TQ (PBoC) đang nỗ lực khôi phục niềm tin của NĐT, trong bối

cảnh các thị trường trên thế giới lo ngại về thiệt hại do đợt bùng phát

Covid-19 ở TQ gây ra cho tăng trưởng toàn cầu. Dưới đây là các biện

pháp tài chính và CSTT mà chính phủ cùng PBoC đã triển khai kể từ

khi Covid-19 bùng phát ở thành phố Vũ Hán. Ngày 3&4/2, PBoC bơm

1.700 tỷ CNY (#242 tỷ USD) thông qua nghiệp vụ thị trường mở. PBoC

sau đó bất ngờ hạ 1 số LS tiền tệ ngắn hạn quan trọng. PBoC ngày 6/2

thông báo sẽ sử dụng các công cụ như hạ mục tiêu DTBB, tái cho vay,

tái chiết khấu, để hỗ trợ các lĩnh vực quan trọng. Chi phí tái cho vay đặc

biệt, #300 tỷ CNY, từ PBoC cho các NHTM là tương đối thấp. PBoC y/c

các NH giới hạn LS cho vay đối với các công ty nhất định ở 3,15%, thấp

hơn 1 điểm % sv LPR hiện tại. Bộ Tài chính ngày 9/2 thông báo chính

quyền các cấp đã phân bổ 71,85 tỷ CNY để đối phó Covid-19…

Kinh tế Quốc tế

8

Tài liệu tham khảo:

Bảng chỉ số https://www.hsx.vn/

https://hnx.vn/vi-vn/hnx.html

https://www.bloomberg.com/markets/stocks

https://goldprice.org/vi

http://www.sjc.com.vn/

https://www.sbv.gov.vn/TyGia/faces/TyGia.jspx?_afrWindowMode=0&_afrLoop=2045785475492

8577&_adf.ctrl-state=1a9g0kizgf_4

Tin Tài chính - NH http://cafef.vn/thi-truong-tien-te-2020-tro-nen-kho-luong-va-kem-tich-cuc-hon-nhieu-so-voi-du-

bao-20200212221915845.chn

https://tinnhanhchungkhoan.vn/tai-chinh/chua-phai-thoi-diem-giam-lai-suat-bom-tien-kich-cau-

314213.html

http://cafef.vn/vi-sao-khong-phai-lo-ty-gia-truoc-dich-cum-corona-20200212093714892.chn

Tin KT vĩ mô https://ndh.vn/thoi-su/hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-viet-nam-eu-chinh-thuc-duoc-thong-qua-

1263079.html

https://vietstock.vn/2020/02/bo-khdt-du-bao-gdp-nam-2020-co-the-chi-dat-596-761-730782.htm

https://vnexpress.net/kinh-doanh/kinh-te-viet-nam-trong-vong-xoay-virus-corona-4053485.html

http://cafef.vn/giai-ngan-von-dau-tu-cong-dat-gan-4450-ty-dong-trong-thang-dau-nam-

20200212094431439.chn

Tin KT Quốc tế https://vietstock.vn/2020/02/my-don-phuong-xoa-bo-cac-uu-dai-cua-wto-voi-nhieu-nuoc-dang-

phat-trien-775-730634.htm

https://ndh.vn/quoc-te/trung-quoc-lam-gi-de-kich-thich-kinh-te-giua-thoi-virus-corona-

1263070.html

9

Danh mục viết tắt

B K

Ban lãnh đạo BLĐ Khách hàng DN KHDN

Bảo hiểm BH Khách hàng cá nhân KHCN

Bảo hiểm tiền gửi BHTG Kinh tế KT

Bảo hiểm y tế BHYT Kinh tế xã hội KTXH

Bảo hiểm thất nghiệp BHTN Kinh tế vĩ mô KTVM

Bảo hiểm xã hội BHXH Kiểm soát rủi ro KSRR

Bảo hiểm nhân thọ BHNT Kết quả KQ

BĐS BĐS Khu vực KV

Bình quân BQ Khu công nghiệp KCN

C

Chi nhánh/phòng giao dịch CN/PGD L

Chỉ số giá tiêu dùng CPI LS LS

Chính sách tiền tệ CSTT Liên NH LNH

Chính sách tín dụng CSTD Lợi nhuận trước thuế LNTT

Chứng khoán/CTCK CK/CTCK Lợi nhuận sau thuế LNST

Công nghệ thông tin CNTT

Công ty cổ phần CTCP M

Cổ phần hóa CPH Mua bán, sáp nhập M&A

Cơ sở hạ tầng CSHT

Cơ quan/Cơ quan quản lý CQ/CQQL N

Cơ quan Nhà nước CQNN Nhà đầu tư NĐT

D Nhà đầu tư nước ngoài NĐTNN

Dịch vụ DV NH NH

DN DN NH liên doanh NHLD

DN nhà nước DNNN NH Nhà nước NHNN

DN tư nhân DNTN NH quốc doanh NHQD

DN vừa và nhỏ DNVVN NH thương mại cổ phần NHTMCP

DN có vốn đầu tư nước ngoài DN FDI NH thương mại Nhà nước NHTM NN

Dự trữ bắt buộc DTBB NH nước ngoài NHNNg

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI NH trung ương NHTW

Đầu tư gián tiếp FII NH chính sách xã hội NHCSXH

Định chế tài chính ĐCTC Ngân sách nhà nước NSNN

G Ngân sách địa phương NSĐP

Giấy chứng nhận GCN Nhập khẩu NK

Giá trị gia tăng GTGT Nợ xấu NX

Giám đốc GĐ Nợ quá hạn NQH

H

Hợp tác xã HTX

10

P V

Phòng giao dịch PGD Vốn điều lệ VĐL

Phó Giám đốc PGĐ Vốn tự có VTC

Vốn chủ sở hữu VCSH

Q Văn bản pháp luật VBPL

Quản lý rủi ro QLRR

Quỹ tín dụng nhân dân QTDND X

Xã hội XH

S Xuất khẩu XK

SX SX Xuất nhập khẩu XNK

SX kinh doanh SXKD Xây dựng XD

So với SV Xây dựng cơ bản XDCB

T Quốc gia/Tổ chức

Tài chính - NH TC-NH Việt Nam VN

Tài sản bảo đảm TSBĐ Kho bạc Nhà nước KBNN

TTTD TTTD Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX

Thanh toán quốc tế TTQT Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM HOSE

Thanh toán nội địa TTNĐ Tổng cục thống kê GSO (TCTK)

TTCK TTCK Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia UBGSTCQT

Thị trường mở OMO Ủy ban Chứng khoán Nhà nước UBCKNN

Thu nhập cá nhân TNCN Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách VERP

Thu nhập DN TNDN Cục dự trữ liên bang Mỹ FED

TCTD TCTD Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN

Tổng giám đốc TGĐ Khu vực sử dụng đồng Euro EUROZONE

Tổng tài sản TTS Liên minh châu Âu EU

Tổng sản phẩm quốc nội GDP NH Thế giới (World Bank) WB

TP Chính phủ TPCP NH Phát triển châu Á ADB

TP DN TPDN NH trung ương châu Âu ECB

NH trung ương Trung Quốc PBOC

NH trung ương Nhật Bản BOJ

NH TTQT BIS

Tổ chức thương mại thế giới WTO

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD

Trung Quốc TQ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF