Thực hành tiết kiệm, Hồn Việt ở Trường...

8
Ngày 23/3, tại TP Đà Lạt, Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị tổng kết Phong trào Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (NDSXKD) giỏi giai đoạn 2012-2016. 86 gương nông dân xuất sắc, thay mặt cho 61.836 hộ nông dân sản xuất giỏi các cấp đã được vinh danh tại hội nghị. Từ năm 2012 tới năm 2016, phong trào Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi của Lâm Đồng liên tục phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu với những điển hình nổi bật. Nhiều nông hộ đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay đổi phương thức sản xuất, đầu tư quy mô sản xuất lớn mang lại thu nhập cao. Cụ thể, có 74 hộ cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm, 255 hộ thu nhập từ 500 triệu - 1 tỷ đồng/năm, 2.328 hộ có thu nhập từ 300 triệu - 500 triệu đồng/ năm. Đặc biệt, các hộ nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi đều là những hạt nhân trong phong trào nông dân tại các địa phương nơi cư trú. Họ đã tham gia tích cực trong hỗ trợ nông dân cùng làm giàu, tạo nhiều việc làm, là người sáng lập các tổ hợp tác, HTX. Quá trình củng cố và phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn có vai trò đi đầu của các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi... VĂN HÓA - XÃ HỘI Để đường làng sạch sẽ TRANG 5 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4751 - THỨ SÁU, NGÀY 24/3/2017 Hồn Việt luôn thấm đẫm trong cảnh vật và con người ở Trường Sa. Ảnh: D.Thương TRANG 4 NHỚ LỜI BÁC DẠY Đà Lạt nỗ lực xây dựng thành phố học tập TRANG 5 TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Một lao động đi xuất khẩu ở nước ngoài kêu cứu TRANG 7 KINH TẾ Nông dân cá thể trồng rau theo hợp đồng TRANG 3 TRANG 2 TRANG 3 Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Phòng Tài chính - Kế hoạch TP Đà Lạt thực hiện trên tất cả các lĩnh vực, xuyên suốt quá trình sử dụng ngân sách nhà nước, từ khâu giao dự toán, lập dự án… nên mang lại hiệu quả rõ nét trong quản lý, sử dụng ngân sách và mua sắm tài sản công. Luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị. Chống kiêu căng, tự mãn. Chống lãng phí, xa hoa. Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh, để giúp nhau cùng tiến bộ mãi. (THƯ GỬI THANH NIÊN NGÀY 2/9/1965) Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách Vận chuyển hành khách bằng dịch vụ tắc xi không thể thiếu đối với một đô thị hiện đại, nhất là khi Lâm Đồng xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế động lực. Chính vì vậy, Lâm Đồng đã tiến hành quy hoạch, thiết lập mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng dịch vụ tắc xi với tầm nhìn định hướng đến năm 2030 được Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt chính thức phê duyệt. Vinh danh 86 nông dân xuất sắc XEM TIẾP TRANG 2 Hồn Việt ở Trường Sa Phát triển mạng lưới tắc xi theo hướng chất lượng phục vụ Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp từ 1/7 PHONG TRÀO THI ĐUA SẢN XUẤT - KINH DOANH GIỎI Mức đề xuất tăng thêm được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra là 7,4%, đối với một số đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng trước ngày 1/7/2017. Tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, đề xuất này được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra tại dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc. Theo đề xuất này, có 7 đối tượng sẽ được thụ hưởng chính sách này như: Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật;... Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ. NGUYÊN THI

Transcript of Thực hành tiết kiệm, Hồn Việt ở Trường...

Page 1: Thực hành tiết kiệm, Hồn Việt ở Trường Sabaolamdong.vn/upload/others/201703/23570_BLD_ngay_24.3.2017.pdf · 61.836 hộ nông dân sản xuất giỏi các cấp đã

Ngày 23/3, tại TP Đà Lạt, Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị tổng kết Phong trào Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (NDSXKD) giỏi giai đoạn 2012-2016. 86 gương nông dân xuất sắc, thay mặt cho 61.836 hộ nông dân sản xuất giỏi các cấp đã được vinh danh tại hội nghị.

Từ năm 2012 tới năm 2016, phong trào Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi của Lâm

Đồng liên tục phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu với những điển hình nổi bật. Nhiều nông hộ đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thay đổi phương thức sản xuất, đầu tư quy mô sản xuất lớn mang lại thu nhập cao. Cụ thể, có 74 hộ cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm, 255 hộ thu nhập từ 500 triệu - 1 tỷ đồng/năm, 2.328 hộ có thu nhập từ 300 triệu - 500 triệu đồng/năm. Đặc biệt, các hộ nông dân sản xuất - kinh

doanh giỏi đều là những hạt nhân trong phong trào nông dân tại các địa phương nơi cư trú. Họ đã tham gia tích cực trong hỗ trợ nông dân cùng làm giàu, tạo nhiều việc làm, là người sáng lập các tổ hợp tác, HTX. Quá trình củng cố và phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn có vai trò đi đầu của các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi...

VĂN HÓA - XÃ HỘIĐể đường làng sạch sẽ

TRANG 5

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4751 - THỨ SÁU, NGÀY 24/3/2017

Hồn Việt luôn thấm đẫm trong cảnh vật và con người ở Trường Sa. Ảnh: D.Thương TRANG 4

NHỚ LỜI BÁC DẠY

Đà Lạt nỗ lực xây dựng thành phố

học tậpTRANG 5

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCMột lao động đi xuất khẩu

ở nước ngoài kêu cứuTRANG 7

KINH TẾNông dân cá thể trồng rau

theo hợp đồngTRANG 3

TRANG 2

TRANG 3

Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Phòng Tài chính - Kế hoạch TP Đà Lạt thực hiện trên tất cả các lĩnh vực, xuyên suốt quá trình sử dụng ngân sách nhà nước, từ khâu giao dự toán, lập dự án… nên mang lại hiệu quả rõ nét trong quản lý, sử dụng ngân sách và mua sắm tài sản công.

Luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, khiêm tốn và giản dị. Chống kiêu căng, tự mãn. Chống lãng phí, xa hoa. Thực hành tự phê bình và phê bình nghiêm chỉnh, để giúp nhau cùng tiến bộ mãi.

(THƯ GỬI THANH NIÊN NGÀY 2/9/1965)

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách

Vận chuyển hành khách bằng dịch vụ tắc xi không thể thiếu đối với một đô thị hiện đại, nhất là khi Lâm Đồng xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế động lực. Chính vì vậy, Lâm Đồng đã tiến hành quy hoạch, thiết lập mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng dịch vụ tắc xi với tầm nhìn định hướng đến năm 2030 được Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt chính thức phê duyệt.

Vinh danh 86 nông dân xuất sắc

XEM TIẾP TRANG 2

Hồn Việt ở Trường Sa

Phát triển mạng lưới tắc xi theo hướng chất lượng phục vụ

Đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp từ 1/7

PHONG TRÀO THI ĐUA SẢN XUẤT - KINH DOANH GIỎI

Mức đề xuất tăng thêm được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra là 7,4%, đối với một số đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng trước ngày 1/7/2017.

Tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, đề xuất này được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra tại dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc. Theo đề xuất này, có 7 đối tượng sẽ được thụ hưởng chính sách này như: Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động; quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật;...

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

NGUYÊN THI

Page 2: Thực hành tiết kiệm, Hồn Việt ở Trường Sabaolamdong.vn/upload/others/201703/23570_BLD_ngay_24.3.2017.pdf · 61.836 hộ nông dân sản xuất giỏi các cấp đã

2 THỨ SÁU 24 - 3 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

ĐAM RÔNG: Quán triệt Nghị quyết TW 4 và Chỉ thị 05 cho cán bộ MTTQ, chức sắc tôn giáo

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đam Rông phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện vừa tổ chức hội nghị phổ biến, tuyên truyền Nghị quyết TW 4 (khóa XII) và Chỉ thị 05 của Bộ chính trị cho

đội ngũ cán bộ MTTQ, chức sắc tôn giáo và người có uy tín trên địa bàn huyện. Trong thời gian 1 ngày, các

đại biểu được quán triệt những nội dung cơ bản về: Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,

lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đẩy mạnh việc học tập và làm theo

tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; triển khai Chương trình hành động của Ủy ban MTTQ

Việt Nam tỉnh Lâm Đồng về thực hiện Nghị quyết TW 4 (khóa XII). Hội nghị nhằm giúp cho đội ngũ

cán bộ MTTQ, các chức sắc tôn giáo, người có uy tín trên địa bàn huyện nắm những nội dung cơ bản và

chương trình, kế hoạch của MTTQ Việt Nam về thực hiện Nghị quyết TW 4 (khóa XII) và Chỉ thị số 05

của Bộ Chính trị, từ đó góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong thực hiện các chủ trương của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.LÊ TUẤN

Trước tình hình kinh tế đất nước nói chung, tỉnh Lâm Đồng, thành phố Đà Lạt nói riêng còn gặp không ít

khó khăn, công tác quản lý ngân sách là một trong những nhiệm vụ được Chính phủ, tỉnh, các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo sát sao. Và, Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2020 đã được ban hành tại Quyết định 2544/QĐ-TTg. Mục tiêu trong thời gian tới là đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; tập trung xây dựng các giải pháp quyết liệt để nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhằm phát huy cao nhất mọi nguồn lực để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Tại Phòng Tài chính - Kế hoạch TP Đà Lạt, nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn được cấp ủy, chi bộ quan tâm chỉ đạo kịp thời và đã đạt hiệu quả rõ nét. Công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố trong giai đoạn qua đã có chuyển biến đáng kể; tuy quy mô chi ngân sách không ngừng tăng lên, nhưng việc quản lý sử dụng ngân sách đã được thực hiện một cách chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả hơn. Chi ngân sách bảo đảm nhu cầu chi phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - trật tự tại địa phương, bám sát kế hoạch thành phố giao.

“Công tác chi đầu tư phát triển đã tuân thủ các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, về cấp phát thanh toán vốn đầu tư, về quyết toán vốn đầu tư; từ đó góp phần hạn chế tối đa việc lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản ngay từ khâu quyết định đầu tư, bố trí vốn đầu tư, thực hiện đầu tư và thanh quyết toán vốn đầu tư”, ông Nguyễn Văn Sơn - Bí thư Chi bộ, Trường Phòng Tài chính - Kế hoạch TP Đà Lạt cho biết.

Ngoài ra, việc triển khai kịp thời chính sách bảo trợ xã hội; hỗ trợ công tác phòng chống, khắc phục khi có phát sinh dịch bệnh và thiên tai, lũ lụt từ nguồn dự phòng ngân sách và quỹ phòng chống lụt bão của thành phố cũng được Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện sớm. Và, việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử

dụng biên chế và tài chính theo Nghị định số 130/2005 và Nghị định số 43/2006 của Chính phủ đã giúp cho các cơ quan, đơn vị, địa phương của thành phố hoạt động hiệu quả, chủ động hơn, thu nhập của người lao động ngày càng cao hơn.

Trong lĩnh vực mua sắm, quản lý sử dụng tài sản công, Phòng Tài chính - Kế hoạch đã thực hành tiết kiệm được 17 triệu đồng. Lĩnh vực quản lý, sử dụng ngân sách tiết kiệm qua phân bổ dự toán là trên 32 tỷ đồng. Hàng năm, ngoài tiết kiệm 10% chi thường xuyên để chi lương còn tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên đối với các đơn vị sử dụng ngân sách để thực hiện điều hành chi. Bên cạnh đó, qua sử dụng, thanh quyết toán ngân sách nhà nước là trên 22 tỷ đồng; qua thanh kiểm tra là trên 800 triệu đồng. Riêng lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, thời gian qua, phòng đã thực hành tiết kiệm qua thẩm định dự án đầu tư khoảng trên 4,5 tỷ đồng; qua đấu thầu là trên 32 tỷ đồng; qua quyết toán dự án hoàn thành khoảng trên 5,6 tỷ đồng...

Những kết quả đạt được trong năm 2016 rất khả quan và có những chuyển biến đáng kể. Cụ thể trong năm 2016, ngân sách thành phố tiết kiệm qua giao dự toán là 8.371 triệu đồng, qua công tác đấu thầu là trên 5.500 triệu đồng, qua quyết toán dự án hoàn thành trên 538 triệu đồng. Đối với việc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các đơn vị tiết kiệm được khoảng 10.000 triệu đồng để tăng thu nhập cho cán bộ công chức, viên chức.

Có thể nói, kết quả trên rất đáng được ghi nhận và thể hiện sự quan tâm chỉ

đạo quyết liệt từ phía Thành ủy - UBND thành phố Đà Lạt, sự hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương, đơn vị trong thành phố.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, cơ sở thực hiện quyết liệt nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng còn nhiều hạn chế. Theo ông Nguyễn Văn Sơn, đôi lúc, đôi nơi nhận thức về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đầy đủ; một số đơn vị xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hành tiết kiệm còn chung chung, thiếu cụ thể... nên kết quả từ việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

“Để tiếp tục động viên mọi nguồn thu cho ngân sách, trong những năm tới, TP Đà Lạt cần tiếp tục đổi mới chính sách động viên nhằm giải phóng và khơi thông các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển kinh doanh, đặc biệt là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Muốn vậy, trước hết phải thực hiện có hiệu quả Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Ngân sách…; đồng thời, các ngành chức năng trong hệ thống quản lý thu, chi ngân sách nhà nước cần tích cực hơn nữa trong việc thực hiện chương trình cải cách, sắp xếp lại bộ máy, thực hiện theo cơ chế “một cửa” với mục tiêu giảm bớt thủ tục giấy tờ, công khai minh bạch thủ tục, quy trình thu, áp dụng nhiều biện pháp nhằm khai thác nguồn thu hợp lý, chống thất thu trong mọi lĩnh vực…”, ông Nguyễn Văn Sơn cho biết thêm.

NGUYỆT THU

CHI BỘ PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH ĐÀ LẠT:

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sáchViệc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Phòng Tài chính - Kế hoạch TP Đà Lạt thực hiện trên tất cả các lĩnh vực, xuyên suốt quá trình sử dụng ngân sách nhà nước, từ khâu giao dự toán, lập dự án… nên mang lại hiệu quả rõ nét trong quản lý, sử dụng ngân sách và mua sắm tài sản công.

Nhằm góp phần thực hiện tốt Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, an sinh xã hội của thành phố được đảm bảo, những giải pháp quan trọng được Phòng Tài chính - Kế hoạch TP Đà Lạt tập trung triển khai trong giai đoạn tới là: Tăng cường rà soát, phân loại nguồn thu, đối tượng thu để có biện pháp quản lý kịp thời; khai thác hết các khoản thu, chống thất thu về thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; nâng cao chất lượng công tác lập và phân bổ dự toán ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách, cơ quan tài chính; cơ cấu lại các khoản chi thường xuyên của ngân sách địa phương một cách hợp lý nhất có thể; hạn chế tối đa cho việc đề xuất bổ sung kinh phí ngoài dự toán, thực hiện đầy đủ các khoản chi cho an sinh xã hội, bố trí cân đối vốn cho các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành, các công trình chuyển tiếp thi công, đặc biệt là các công trình trọng tâm, trọng điểm...

Hội nghị báo cáo viên công đoàn tỉnh quý I/2017

Ngày 23/3, đông đảo báo cáo viên công đoàn trong tỉnh; lãnh đạo LĐLĐ các huyện, thành phố đã tham dự hội nghị báo cáo viên công đoàn tỉnh quý I năm

2017 do Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức.Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe đồng chí Nguyễn Thanh Đạm - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

thông tin về kết quả, ý nghĩa chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

cũng như những thành công về các mặt của chuyến thăm và dự báo quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

trong thời gian tới.Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã nghe đồng chí

Thái Văn Thịnh - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh, thông tin việc triển khai thỏa thuận hợp tác giữa

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các đối tác về phúc lợi cho đoàn viên công đoàn; quy định về phát hành thẻ đoàn viên liên kết và một số nội dung hoạt

động công đoàn cần tập trung trong thời gian tới. Bên cạnh đó, đội ngũ báo cáo viên cũng được tập huấn kỹ

năng viết tin, bài; định hướng công tác tuyên truyền trong thời gian tới.

T.VŨ

DI LINH: Tất cả các xã, thị trấn thực hiện “một cửa liên thông” đến huyện

Hiện nay, tất cả 19/19 xã, thị trấn tại huyện Di Linh đã thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính

theo cơ chế “một cửa liên thông” từ xã đến huyện đối với 3 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý

Nhà nước về đất đai. Theo đó, các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai được giải quyết nhanh gọn hơn, người dân giảm bớt việc đi lại so với trước.

Các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại bộ phận một cửa của UBND huyện và 19 xã, thị trấn

hoạt động ổn định. Bộ thủ tục hành chính, mức phí và lệ phí, các giấy tờ và hồ sơ liên quan được niêm

yết công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến giao dịch. Thực hiện Quyết định số 1420/

QĐ - UBND, ngày 30/6/2014, của UBND tỉnh Lâm Đồng, năm 2016, bộ phận một cửa của UBND huyện

Di Linh tiếp nhận 284/298 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết theo cơ chế một cửa, đạt trên

90%. Hiện nay, tại bộ phận một cửa, 19 xã và thị trấn đã thực hiện việc tiếp nhận 100% thủ tục hành chính

thuộc thẩm quyền giải quyết theo bộ thủ tục hành chính cấp xã đã được UBND tỉnh Lâm Đồng công bố (gồm 124 thủ tục). Tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của huyện hiện đang triển khai sử dụng phần

mềm một cửa điện tử và hệ thống tiếp nhận ý kiến khảo sát về chất lượng dịch vụ hành chính công đối

với các thủ tục hành chính theo quy định. XUÂN LONG

... Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các hộ NDSXKD giỏi đã tích cực đoàn kết tương trợ, giúp nhau làm kinh tế, nhất là giúp đỡ các hộ nghèo, hộ khó khăn về giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất. Trong 5 năm, đã có trên 13 tỷ đồng, gần 70 ngàn ngày công lao động, gần 2 triệu cây giống, 27.500 con giống, hàng trăm tấn phân bón, vật tư nông nghiệp từ các hộ NDSXKD giỏi giúp đỡ

trên 5 ngàn hộ gia đình hội viên nông dân có điều kiện kinh tế khó khăn phát triển sản xuất. Sự giúp đỡ của các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại các địa phương. Và mỗi NDSXKD giỏi là một điển hình để các nông dân xung quanh học tập làm theo một cách trực quan và hiệu quả.

Trong thời gian tới, phong trào Nông

dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tiếp tục được đẩy mạnh, phát hiện những nhân tố mới, đồng thời tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu của nông hộ trong phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi thôn, xóm. Từ đó, vươn lên xây dựng kinh tế gia đình giàu có và hỗ trợ tương thân tương ái cùng bà con, mỗi hộ NDSXKD giỏi là một động lực góp phần phát triển nông thôn bền vững. D.QUỲNH

Vinh danh 86 nông dân... TIẾP TRANG 1

Page 3: Thực hành tiết kiệm, Hồn Việt ở Trường Sabaolamdong.vn/upload/others/201703/23570_BLD_ngay_24.3.2017.pdf · 61.836 hộ nông dân sản xuất giỏi các cấp đã

3 THỨ SÁU 24 - 3 - 2017KINH TẾ

Những năm qua, hoạt động kinh doanh tắc xi trên địa bàn Lâm Đồng đã có bước

phát triển cả về số lượng doanh nghiệp, đầu xe và chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch, đặc biệt vào mùa du lịch cao điểm hay lễ, tết… Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải, tính đến nay, trên địa bàn Lâm Đồng có 10 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tắc xi với tổng số đầu xe đang hoạt động thường xuyên là 1.291 xe, đa số là xe đời mới, hiện đại. Song cũng cần nhìn nhận rằng, trên thực tế việc phát triển mạng lưới tắc xi thời gian qua còn mang tính tự phát, phân bổ không hợp lý giữa các đô thị bởi không được “dẫn dắt” từ một bản quy hoạch mang tính thực tiễn cao. Điều này đưa đến tình trạng các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, việc tranh giành khách còn xảy ra giữa các hãng và tài xế tắc xi. Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghiệp vụ cho lái xe còn bỏ ngỏ chưa được quan tâm nên chất lượng phục vụ hành khách chưa thực sự tốt. Đáng nói hơn ở đây, vì thiếu quy hoạch riêng biệt đối với loại hình dịch vụ này nên chưa xác định được quỹ đất làm bến bãi đậu đỗ đón chờ khách hay đậu xe qua đêm gây ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Vì vậy, cần phải có một bản quy hoạch với lộ trình thực hiện dài hơi để phát triển hệ thống tắc xi theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đối với loại hình chuyên chở khách này, đồng thời đảm bảo an toàn giao thông và văn minh đô thị.

Theo đề án “Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe tắc xi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt phê duyệt, ngoài việc phải đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải và quy hoạch phát triển kinh tế - xã

Phát triển mạng lưới tắc xi theo hướng chất lượng phục vụVận chuyển hành khách bằng dịch vụ tắc xi không thể thiếu đối với một đô thị hiện đại, nhất là khi Lâm Đồng xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế động lực. Chính vì vậy, Lâm Đồng đã tiến hành quy hoạch, thiết lập mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng dịch vụ tắc xi với tầm nhìn định hướng đến năm 2030 được Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt chính thức phê duyệt.

Không có quá 10 doanh nghiệp kinh doanh tắc xi cho đến năm 2030. Ảnh: X.Trung

Gặp gia đình anh chị Hậu - Phượng giữa lúc anh chị đang xếp hàng chuẩn bị

nhập cho công ty. Chị Văn Thị Phượng cho biết, trung bình mỗi ngày anh chị cung cấp khoảng 1 tạ hàng cho công ty, chủ yếu là các mặt hàng xà lách, dưa leo và bí ngồi. Với diện tích 4 sào nhà kính, anh chị trồng theo kiểu “gối đầu”, trồng nhiều loại rau khác nhau, ngày nào cũng có hàng cung cấp cho đối tác, đồng thời hạn chế gặp tình trạng dư hàng, ứ hàng. Giá tiền công ty trả tương đối cao hơn so với giá thị

trường, vì vậy thu nhập của anh chị khá ổn định. Chị Phượng tính toán, sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi năm gia đình thu xấp xỉ 250 triệu đồng, một số tiền không lớn nhưng cũng đạt hiệu quả trên diện tích đất vốn có. Tuy nhiên, điều làm anh chị vui mừng chính là liên kết với công ty đã mang lại sự ổn định lâu dài cho sản xuất.

Anh Bùi Gia Hậu chia sẻ, làm ăn với công ty, điều đầu tiên là phải đảm bảo chất lượng nông sản nên toàn diện tích của gia đình áp dụng VietGAP. Anh Hậu cho biết: “Phía

công ty kiểm tra rất nghiêm ngặt, khoảng 1 tuần/lần có cán bộ kỹ thuật xuống giám sát đồng ruộng. Hàng của nhà tôi cũng được công ty kiểm tra các chỉ tiêu theo kiểu chọn mẫu bất kỳ, nếu có dư lượng hay vi sinh vật vượt quá quy định sẽ bị hủy đơn hàng. Vì vậy, chúng tôi áp dụng kỹ thuật VietGAP rất nghiêm túc, đảm bảo chất lượng của rau củ”. Chất lượng là chuyện quan trọng, nhưng thái độ tích cực của người nông dân cũng là một trong những yêu cầu quan trọng trong mối liên kết hợp tác nông dân và doanh nghiệp. Chị

Văn Thị Phượng cho hay, hầu hết mọi việc gia đình chị phải chủ động làm: “Gia đình tôi phải chủ động lên kế hoạch trồng cây gì, sản lượng bao nhiêu rồi gửi cho đối tác. Sau đó, đối tác chấp nhận kế hoạch, kiểm tra thực tế đồng ruộng và nhập hàng của gia đình”. Tiền được chi trả hàng tuần, gia đình cũng phải chủ động làm “bill hàng” để công ty kiểm tra lần cuối và chuyển tiền. Bởi vậy, anh chị đã quen với phương pháp sản xuất, xuất hàng hay làm hóa đơn theo kế hoạch. Chị Phượng cho hay, bà con nông dân thường không quen với kiểu sản

hội Lâm Đồng trong những năm tới, còn đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng phục vụ, đa dạng về hình thức dịch vụ, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh… đi đôi với phát triển hệ thống các điểm dừng đỗ, đón khách. Mục tiêu đặt ra, phấn đấu đạt tỷ lệ về số lượng tắc xi trên 1.000 dân ở mức cao hơn so với bình quân chung của các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với Lâm Đồng, số xe chất lượng tốt sử dụng dưới 5 năm đạt trên 80% và từng bước đầu tư phát triển đưa vào sử dụng các loại xe tắc xi chất lượng cao, xe sử dụng năng lượng sạch. Với “đề bài” đặt ra nêu trên, nhu cầu gia tăng phương tiện tắc xi - cao nhất là địa bàn thành phố Đà Lạt, số lượng xe tắc xi toàn tỉnh có từ 1.500 - 1.600 xe, bình quân mỗi năm tăng 5% đến năm 2020. Và bên cạnh các loại hình vận tải bằng xe buýt, phương tiện cá nhân phát triển, số lượng xe tắc xi trong tỉnh có từ 1.900 - 2.000 đầu xe, đạt mức tăng bình quân 3%/năm trong giai đoạn 2020 - 2030.

Qua đó xác định, từ nay đến năm 2030, duy trì số lượng doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng tắc xi không quá 10 đơn vị và phải đảm bảo số lượng đầu xe tối thiểu cũng như các điều kiện theo quy định hiện hành. Cùng với đó, các doanh nghiệp phải thay thế xe cũ bằng xe chất lượng cao, sử dụng năng lượng sạch; chuyển đổi quản lý điều hành hệ thống tắc xi từ thông tin liên lạc bộ đàm sang phần mềm kết nối internet, bộ đàm gắn kết với thiết bị GPS… và từng bước thanh toán bằng thẻ, in hóa đơn… khi phục vụ hành khách. Các doanh nghiệp phải đảm bảo có số xe chất lượng mới sử dụng dưới 5 năm đạt trên 80% và có từ 3% - 5% xe tắc xi có thiết bị hỗ trợ người tàn tật. Riêng đối với thành phố du lịch Đà Lạt, 100% đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải bằng tắc xi phải ứng dụng hệ thống quản lý, điều hành trên phần mềm kết nối internet, tính tiền và in hóa đơn tự động, sử dụng thiết bị thanh toán bằng thẻ…

Mặt khác, bản quy hoạch cũng đặt ra hệ thống điểm đỗ, đậu xe tắc xi qua đêm vì hiện tại diện tích này thuộc quản lý của các doanh nghiệp mới có khoảng 20.000 m2, con số này sẽ được tăng lên 25.000 m2 vào năm 2020, đến năm 2030 sẽ tăng lên 33.000 m2. Để tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh vận tải công cộng bằng xe tắc xi, tỉnh cũng ưu tiên bố trí quỹ đất để đầu tư xây dựng các khu dịch vụ, kỹ thuật đối với địa bàn thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và huyện Đức Trọng, kết hợp với các trạm bảo dưỡng sửa chữa, cây xăng tại các địa phương.

Sau nhiều năm chưa đề ra một “công cụ” mang tính định hướng phát triển đối với loại hình vận chuyển hành khách bằng tắc xi, với bản quy hoạch này không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và du khách sử dụng dịch vụ vận chuyển công cộng mà còn góp phần tạo ra bộ mặt đô thị văn minh trên địa bàn Lâm Đồng.

XUÂN TRUNG

Nông dân cá thể trồng rau theo hợp đồngĐã nhiều năm nay, gia đình anh chị Bùi Gia Hậu - Văn Thị Phượng ở Phường 8, thành phố Đà Lạt đã liên kết cung cấp các loại rau, chủ yếu là rau xà lách cho Công ty MM Mega Market, mang lại thu nhập cao, đồng thời đã quen với cung cách làm ăn theo kế hoạch.

xuất, mua bán theo kế hoạch, làm hóa đơn tuần như gia đình chị nên thường trồng cả vạt, mua đứt bán đoạn cho thương lái. Ông Võ Đình Dị, Chủ tịch Hội Nông dân Phường 8 nhận xét: “Nếu đánh giá về thu nhập thì gia đình anh chị Hậu - Phượng chưa phải là thu nhập cao nhất trong nông dân Phường 8. Tuy nhiên, với diện tích đất không lớn, anh chị đã liên kết trồng và cung cấp hàng hóa cho công ty lớn, sản xuất theo kế hoạch và thu nhập rất ổn định, không sợ cảnh được mùa mất giá. Đây cũng là mô hình sản xuất mà chúng tôi đang vận động hội viên làm theo, đảm bảo sự ổn định trong sản xuất nông nghiệp”.

DIỆP QUỲNH

Dự án nâng cấp đường giao thông nông thôn từ Tỉnh lộ 725 vào ngã ba thôn Hang Hớt, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt chủ trương đầu tư.

Theo đó, giai đoạn từ nay đến năm 2020, với tổng mức

đầu tư gần 15 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Lâm Đồng, chủ đầu tư là Trung tâm

Quản lý và Khai thác công trình công cộng huyện Lâm

Hà tổ chức triển khai xây dựng nâng cấp tổng chiều dài tuyến

đường 3,5 km. Toàn tuyến đường được thiết

kế theo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A gồm: nền đường và mặt đường có

chiều rộng lần lượt 6 m và 3,5 m; gia cố lề mỗi bên 0,75 m,

láng nhựa tiêu chuẩn 4,5 kg/m² trên lớp đá dăm dày 30 cm; hệ thống thoát nước và hệ thống cọc tiêu, biển báo hiệu đường

bộ theo quy định.MẠC KHẢI

Xây dựng đường giao thông nông thôn loại A ở xã Mê Linh

Từ nguồn vốn sự nghiệp, huyện Di Linh đã đầu tư trên 23 triệu đồng, triển khai mô

hình điểm trồng ngô lai trên đất ruộng lúa một vụ cho đồng bào

dân tộc thiểu số thị trấn Di Linh.Mô hình điểm nói trên được

thực hiện trên diện tích 1,5 ha, được Nhà nước hỗ trợ 100%

kinh phí đầu tư hạt giống, phân bón… và được Trung tâm Nông

nghiệp huyện trực tiếp hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật từ qui trình làm đất, đến khâu gieo hạt

giống và chăm sóc...Giống ngô được đưa vào gieo trồng là CP333, thời gian sinh trưởng ngắn, từ 90 -100 ngày,

có khả năng thích ứng tốt, năng suất khá ổn định, chống chịu sâu bệnh khá tốt tại các vùng và các

mùa vụ khác nhau.NDONG BRỪM

Di Linh thí điểm trồng ngô lai trên đất lúa một vụ

Page 4: Thực hành tiết kiệm, Hồn Việt ở Trường Sabaolamdong.vn/upload/others/201703/23570_BLD_ngay_24.3.2017.pdf · 61.836 hộ nông dân sản xuất giỏi các cấp đã

4 THỨ SÁU 24 - 3 - 2017 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Ở Trường Sa, những người lính vẫn thường “góp nhặt” những hình ảnh, âm thanh của quê nhà

mang ra đảo như thế, để rồi bất chợt đâu đó giữa những cánh sóng ở phía bình minh ấy, hồn quê vẫn hiện diện trong những tiếng gà gáy, chim hót, trong hồi chuông chùa vọng lại… đất liền - biển đảo dường như chẳng còn khoảng cách.

Tổ quốc ở Trường SaNhững ngày ở đảo Trường Sa,

chúng tôi mới cảm nhận hết vẻ đẹp muôn sắc của “hòn đảo thủ đô” này. Là một Trường Sa vẫn hiên ngang, kiên cường giữa muôn trùng sóng nước, nhưng cũng thanh bình, yên ả như một ngôi làng trù phú ở một vùng quê nào đó nơi đất liền Tổ quốc. Là bởi tiếng gà gáy sáng, tiếng lạch bạch của bầy vịt nối đuôi nhau theo mẹ kiếm ăn, chú chó nằm ngủ lim dim trên thềm thi thoảng lại vểnh tai nghe ngóng, hay tiếng chuông, gõ mõ cầu nguyện từ chùa vọng lại… đó là những hình ảnh thật đời thường nơi đất liền mà cũng thật thú vị khi bắt gặp ở giữa đảo Trường Sa. Dường như những tiếng động, âm thanh ấy nối tâm hồn của những người lính nơi đảo xa lại gần nơi “chôn nhau cắt rốn”, bình dị mà gần gũi quá đỗi!

Đảo trưởng đảo Trường Sa - Trung tá Đỗ Thế Tuyến chia sẻ: “Có thể những hình ảnh này rất đỗi bình thường ở đất liền nhưng ở nơi đảo xa này, đó là một khoảng bình yên trong tâm hồn những người lính, mỗi ngày sau những giờ tập luyện, làm nhiệm vụ anh em thay nhau chăm vườn rau, cho gà ăn, chơi đùa với mấy chú chó đảo… là thấy như ở nhà. Để có được những vật nuôi, cây giống ra được tới đảo và nuôi trồng được là cả một kỳ công đấy, vì nơi này khắc nghiệt quá”. Quả thật, thời tiết ở Trường Sa cũng khắc nghiệt hệt như cái nắng gắt vị muối ở nơi này. Để rau xanh và các vật nuôi sống được, các chiến sỹ ở đây phải thay nhau chăm sóc, nâng niu lắm. Cho nên đã có lần ăn bữa cơm canh rau muống mà lính đảo “nhịn ăn đãi khách” là các phóng viên từ đất liền ra thăm đảo, Giáo sư Lê Tuấn - Giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nghẹn ngào: “Ăn miếng rau ngọt mà trào nước mắt, thấy mặn chát mồ hôi của những chàng trai trẻ, của những chỉ huy gắn bó với đảo hàng chục năm ròng”. Chỉ nghe nói chắc cũng cảm nhận nắm rau xanh ở đảo đã được đánh đổi bằng gì, nhưng tự mình trải qua mới thấy rau ở đây không tính bằng gam, kilogam mà bằng những giá trị to lớn không thể cân đong nổi.

Ở Trường Sa là như thế, hồn Tổ quốc thiêng liêng có máu đào của bao nhiêu chiến sỹ ngã xuống, có nước mắt, mồ hôi của đồng đội,

Có một Trường Sa như thếKỳ 2: Hồn Việt ở Trường Sa“Đôi khi chỉ nghe một tiếng gà gáy trưa thôi là thấy cả hồn quê rồi” - Trung tá Trần Minh Đức, Chính trị viên đảo Trường Sa Đông trầm ngâm kể cho tôi nghe câu chuyện vì sao anh mang 2 chú gà “cồ đá” ra đây, đơn giản vì chỉ muốn nghe tiếng gà quê nhà.

đồng chí và có cả một hồn quê bình dị, gẫn gũi giữa những cánh sóng phía bình minh.

Gần lắm Trường Sa ơi!Những ngày sống trên các đảo

thuộc quần đảo Trường Sa, nhóm phóng viên chúng tôi nghe rất nhiều câu chuyện của những người lính, của những người dân trên đảo và cả của những phóng viên đã hơn một lần ra đây. Với một người được đi lần đầu như tôi, câu chuyện nào cũng thú vị cả. Tôi nhớ như in cảm giác xúc động lần đầu đặt chân lên đảo Trường Sa, sóng “dữ” tàu không thể cập cảng, trên chiếc xuồng CQ vượt sóng vào đảo, đồng nghiệp Tuấn Linh đã lần thứ 2 ra đảo nói với tôi: “Nhớ lần đầu ra đây, gọi điện về vợ hỏi có xa không, chỉ trả lời ngắn gọn rằng gần lắm, không xa bằng nỗi nhớ đâu”.

Có lẽ đúng như vậy, Trường Sa gần lắm, chỉ xa bởi những nỗi nhớ cứ dằng dặc từ phía biển. Gần là bởi hồn Tổ quốc luôn hiện hữu nơi đây, trong ý chí kiên cường một lòng hy sinh cho Tổ quốc của các chiến sỹ, khoảng cách địa lý tuy trăm hải lý như gần lại mà nỗi nhớ, niềm thương về đất liền lại như dài ra theo những cánh sóng.

Những buổi trưa nắng gắt, các phóng viên hay rủ nhau sang ngồi dưới tán cây chùa Trường Sa. Nơi đây cũng thanh tịnh, bình yên như bao ngôi chùa khác ở đất liền, là chốn tâm linh của người dân trên đảo và các chiến sỹ. Chị Lê Thị Trúc Hà - Người dân đảo Trường Sa tâm sự: “Ở đây các hộ dân và các chiến sỹ thường đi chùa lắm, đi để cầu an và cũng như thấy mình gần hơn với đất liền qua các truyền thống sinh hoạt văn hóa, tâm linh của người Việt mình. Đặc biệt, với các em bé nhỏ ở đây, chúng tôi

cũng dạy dỗ, cho các bé tìm hiểu văn hóa thuần Việt trong nếp sinh hoạt hằng ngày”.

Theo các cư dân ở đây kể lại, ngày mùng một tết Nguyên đán hàng năm thì cán bộ, chiến sỹ và người dân ở đây đều mặc trang phục truyền thống như áo dài, quân phục để đi lễ chùa, cầu một năm mới an lành.

Thượng tá Nguyễn Văn Tuấn - Chính trị viên đảo Trường Sa cũng bùi ngùi tâm sự: Đến đảo nào trong quần đảo Trường Sa cũng vậy, hồn phách của văn hóa Việt hiện diện trong từng bữa ăn, cây trồng, vật nuôi, tâm hồn mỗi người lính đảo. Có cả khí phách kiên cường, anh dũng bao đời truyền lại cũng ăn sâu trong dòng máu của mỗi chiến sỹ đang ngày đêm bám biển, giữ đảo.

Như một nhà văn Nga đã từng viết: “Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu

vị thơm chua mát của trái lê mùa thu… Lòng yêu nhà, yêu xóm làng, yêu miền quê trở nên yêu Tổ quốc”, và chúng tôi hiểu có một hồn quê của Việt Nam giản dị, gần gũi như thế ở Trường Sa.

Và mỗi lần nghĩ về nơi ấy, những câu hát trong bài ca Tổ quốc nhìn từ biển vẫn như vang lên trong tâm hồn những người Việt:

“Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mátMáu xương kia dằng dặc suốt

ngàn đờiHồn dân tộc ngàn năm không

chịu khuấtDáng con tàu vẫn hướng mãi ra

khơi”.Ghi chép: DIỄM THƯƠNG

Đi lễ chùa, một nét văn hóa Việt luôn được gìn giữ ở Trường Sa. Ảnh: D.T

Bầy trẻ nhỏ vui đùa ở bên chậu hoa sen ở đảo Trường Sa. Ảnh: D.T

Phòng Giáo dụcĐà Lạt đoạt giải nhất Hội thi Hùng biện tiếng Anh

Với chủ đề “Internet và tương lai bạn”, 79 học sinh đến từ 11 phòng GDĐT và 46 trường THCS, THPT (tăng 4 học sinh và 7 trường so với hội thi lần thứ V) đã thể hiện được khả năng hùng biện tiếng Anh của mình. Theo đánh giá của Ban tổ chức, hội thi năm nay có chất lượng hơn so với những năm trước, đa số các thí sinh có năng lực diễn thuyết, diễn đạt lưu loát kết hợp với sự biểu cảm trong phong cách thể hiện và kỹ năng giao tiếp tiếng Anh.

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao 11 giải đồng đội, trong đó, giải nhất thuộc về Phòng GDĐT thành phố Đà Lạt; đồng thời, trao 22 giải cá nhân cho những thí sinh xuất sắc nhất, 2 giải nhất được trao cho 2 học sinh: Đặng Nhật Hạ - Trường THCS Quang Trung và Đào Lê Minh Nhật - Trường THPT Chuyên Thăng Long (Đà Lạt).

Hội thi Hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh dành cho học sinh THCS & THPT được tổ chức nhằm đẩy mạnh phong trào dạy - học và sử dụng tiếng Anh trong nhà trường phổ thông; qua đó, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, trau dồi khả năng hùng biện tiếng Anh cho học sinh phổ thông, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh trong các trường THCS & THPT trên địa bàn tỉnh.

TUẤN HƯƠNG

Hướng dẫn công tác thi THPTQuốc gia 2017

Sở GDĐT vừa tổ chức hội nghị tập huấn công tác tổ chức thi THPT Quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 cho chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc Sở, hiệu trưởng các trường THPT, giám đốc các trung tâm GDNN - GDTX, cán bộ và giáo viên phụ trách công tác thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi của các đơn vị có thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2017.

Các đại biểu tham dự hội nghị đã được nghe phổ biến nội dung các thông tư, văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT về quy chế thi THPT Quốc gia, công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017. Hội nghị cũng đã triển khai cụ thể các bước đăng ký và thu nhận hồ sơ dự thi của thí sinh; đồng thời, hướng dẫn các đơn vị thực hiện tốt công tác ôn tập cho học sinh lớp 12…

VIỆT HÙNG

Page 5: Thực hành tiết kiệm, Hồn Việt ở Trường Sabaolamdong.vn/upload/others/201703/23570_BLD_ngay_24.3.2017.pdf · 61.836 hộ nông dân sản xuất giỏi các cấp đã

5 THỨ SÁU 24 - 3 - 2017VĂN HÓA - XÃ HỘI

Để các tuyến đường thôn thêm xanhTheo chân chị Hoàng Thị Tuyết,

Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Quảng Trị, Đạ Tẻh, chúng tôi đi thăm các con đường cỏ lạc trong xã. Đó là những con đường trải dài trong thôn, xóm với hai bên đường cỏ lạc lên xanh, trổ hoa vàng làm dịu bớt cái nóng mùa khô: “Tổng cộng có chừng 9 cây số đường đã trồng cỏ lạc hai bên như thế” - chị Tuyết cho biết.

Với 7 thôn, gần 680 hộ dân sinh sống, Quảng Trị là một xã thuần nông, từng là một xã đặc biệt khó khăn của Đạ Tẻh nhưng đã vươn lên đạt chuẩn nông thôn mới trong cuối năm 2016 vừa qua.

Để có con đường cỏ lạc này, theo chị Tuyết, đã mất rất nhiều thời gian trồng và chăm sóc. Và không chỉ một mình Hội Phụ nữ xã mà còn nhiều đoàn thể khác trong xã cùng chung tay để xây dựng cảnh quan môi trường nơi đây luôn sạch đẹp bên cạnh nỗ lực phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng trong quá trình xây dựng nông thôn mới của xã.

Cụ thể, Mặt trận Tổ quốc xã chịu trách nhiệm vận động người dân trong xã trồng lại hàng rào, chỉnh trang khuôn viên sân nhà; Đoàn Thanh niên xã ra quân chăm sóc cây xanh và phát quang bụi rậm ven đường; Hội Người cao tuổi xã vận động toàn thể người dân không đốt vàng mã trên đường đưa tang.

Để đường làng sạch sẽ Phân loại rác thải để xử lý ở nhà, định kỳ hàng tháng ra quân thu gom rác công cộng, trồng thêm cây xanh… Quảng Trị đang là xã đi đầu tại huyện Đạ Tẻh trong việc vận động dân cư trong cộng đồng cùng chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn.

Theo chị Tuyết, ban đầu Hội Phụ nữ xã phối hợp với Mặt trận chọn và phát động điểm mô hình trồng cỏ lạc kết hợp chỉnh trang hàng rào và khuôn viên dọc theo các tuyến đường tại Thôn 3 của xã. Tại đây, chính quyền thôn đã tổ chức gặp mặt các vị cao niên để trao đổi về cách trồng lại hàng rào, chỉnh trang cây xanh sân nhà sao cho đẹp, phù hợp với đặc điểm địa phương, phù hợp với quy ước khu dân cư. Sau đó, chính quyền Thôn 3 tổ chức họp thôn lấy ý kiến thống nhất của mọi người rồi đồng loạt ra quân. Khi mọi việc tiến triển tốt đẹp ở Thôn 3, xã mới bắt đầu triển khai rộng ra đến 6 thôn còn lại.

Cùng đó, việc phát quang cây xanh và bụi rậm trên các tuyến đường dọc thôn cũng được thanh niên và người dân các thôn định kỳ ra quân hàng tháng, không để ảnh hưởng tầm nhìn người tham gia giao thông. Các thôn cũng vận động các hộ dân trồng và chăm sóc số cây phân tán được cấp phát hằng năm trên các tuyến đường trong thôn, nhờ thế tỷ lệ cây sống rất cao.

Xử lý rác thải tại nhàMột điều mà những người khách

khi đến Quảng Trị rất dễ nhận thấy là những con đường nơi đây rất sạch, không có hoặc rất ít rác thải hay túi ni lông vương vất ven đường. Để duy trì được những con đường sạch như thế này, Hội Phụ

nữ xã đã phải thử nhiều cách mới tìm ra được giải pháp phù hợp cho xã trong thu gom và xử lý rác thải như hiện nay.

Trước đây, theo chị Tuyết, người dân nơi đây cũng như nhiều vùng nông thôn khác thường ít quan tâm đến chuyện giữ vệ sinh môi trường chung cho nhau, nhiều nhà cứ đẩy rác thải sinh hoạt ra đường, vứt rác chỗ công cộng, dẫn nước thải thẳng ra đường, không khí nhiều nơi bị ô nhiễm bởi chăn nuôi, gây bức xúc cho các gia đình sống liền kề.

Xác định việc thay đổi ý thức người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường chung là một việc quan trọng và lâu dài nên Quảng Trị đặt công tác vận động dân lên hàng đầu, chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị của địa phương cùng vào cuộc trong đó Hội Phụ nữ xã chịu trách nhiệm chính trong việc vận động thu gom rác thải.

Theo chị Tuyết, xã ban đầu đã đầu tư các cống bi đặt ở các tuyến đường chính làm điểm thu gom rác thải tập trung của từng cụm dân cư; yêu cầu người dân tập trung rác thải về đây, mỗi hộ đóng góp 10 nghìn đồng/ tháng để trả phí cho người vận chuyển rác đến bãi rác tập trung của huyện. Nhưng cách làm này không duy trì được lâu vì người dân nơi đây sinh sống khá phân tán, khó thu gom rác theo cách này.

Một giải pháp khác được thay thế và đến nay đã tỏ ra khá hiệu quả, đó

là vận động các hộ dân phân loại và xử lý rác ngay tại nhà.

Hội Phụ nữ đến từng hộ dân vận động phân loại rác thải: rác hữu cơ dễ phân hủy được đào hố chôn lấp trong vườn nhà; rác thải vô cơ có thể tập trung lại một hố xa khu dân cư để đốt hoặc thu gom đưa đến các thùng rác công cộng để xã đưa về xử lý ở bãi rác tập trung của huyện.

Để thu gom rác thải công cộng trên các tuyến đường và chỗ công cộng, Hội Phụ nữ xã định kỳ vào ngày 25 hàng tháng tổ chức hội viên phụ nữ ra quân đồng loạt tại tất cả các chi hội trong xã. Rác thu gom được xử lý ở các hố rác công cộng. Các chi hội phụ nữ thôn cũng chịu

trách nhiệm đến tận nhà để vận động những gia đình để nước thải sinh hoạt chảy ra đường phải đào hố xử lý nước; vận động các hộ chăn nuôi làm hầm biogas hạn chế mùi hôi.

Từ khi Quảng Trị phát động phong trào bảo vệ môi trường đến nay, theo UBND xã cho biết, đã có trên 90% số hộ dân trong xã đã thực hiện việc cải tạo sân vườn, chỉnh trang hàng rào, không để cổng ngõ lầy lội; trên 95% người dân nơi đây đã được sử dụng nước hợp vệ sinh; xã không có cơ sở kinh doanh gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, mô hình nói không với việc rải vàng mã được người dân triệt để tuân thủ: từ năm 2012 đến nay, xã khi có người quá cố khi đưa tang không có trường hợp nào rải vàng mã trên đường giao thông.

“Tất cả cũng chỉ mong cho một môi trường sống sạch sẽ, thanh bình” - chị Hoàng Thị Tuyết chia sẻ suy nghĩ.

VIẾT TRỌNG

Con đường sạch rác tại Quảng Trị. Ảnh: V.T

Xây dựng điểm“cộng đồng học tập”Thực hiện đề án “Xây dựng xã

hội học tập (XHHT) giai đoạn 2012 - 2020”, năm 2015, Đà Lạt đã thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) xây dựng XHHT từ thành phố đến các phường, xã; đồng thời, xây dựng kế hoạch triển khai theo lộ trình từ năm 2014 đến năm 2020. Năm 2015, thành phố đã triển khai thí điểm việc đánh giá xếp loại gia đình học tập (GĐHT), dòng họ học tập (DHHT), cộng đồng học tập (CĐHT), thôn - tổ dân phố - đơn vị học tập. Qua khảo sát, các đơn vị Phường 4, Phường 7, xã Xuân Thọ, dòng họ Nguyễn Hữu, Chi hội đồng hương Quảng Nam - Đà Nẵng xã Xuân Thọ và cơ quan Phòng GDĐT được chọn thí điểm. Đến năm 2016, Đà Lạt triển khai đại trà và thí điểm đánh giá xếp loại CĐHT cấp xã tại Phường 4, Phường 7 và xã Xuân Thọ.

Theo ông Đinh Thế Hạnh - Chủ tịch Hội Khuyến học (HKH) Phường 7, việc đánh, giá xếp loại CĐHT cấp xã có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy từ mỗi gia đình,

tổ dân phố đến phường đều quan tâm tới vấn đề nâng cao tính tự học, học ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lứa tuổi.

Phối hợp đồng bộChia sẻ về vấn đề này, bà Thái Thị

Hạnh - Chủ tịch HKH Đà Lạt cho biết: Trong quá trình triển khai đánh giá, xếp loại các mô hình học tập và thí điểm đánh giá, xếp loại CĐHT

cấp xã, BCĐ xây dựng XHHT thành phố Đà Lạt đã xây dựng một quy trình khá chặt chẽ từ việc tham mưu với UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện, đến phân công cụ thể cho các thành viên trong BCĐ, trong đó, Phòng GDĐT và HKH chịu trách nhiệm chính tổ chức các lớp tập huấn, thiết kế các phiếu đánh giá xếp loại và chuyển

đến tận cơ sở để triển khai theo đúng nội dung, thời gian quy định.

Tuy nhiên, việc chuyển phiếu đánh giá đến tận từng gia đình và hướng dẫn gia đình tự đánh giá lại gặp khó khăn vì thời gian gấp, số lượng phiếu nhiều với trên 43 ngàn phiếu. Để khắc phục tình trạng này, sau 1 tháng thực hiện, BCĐ xây dựng XHHT tiếp tục tham mưu với UBND thành phố tổ chức đoàn khảo sát tiến độ triển khai. Qua đó, giúp cơ sở tháo gỡ những vướng mắc khó khăn gặp phải; đồng thời, giới thiệu những đơn vị có phương pháp làm hay để các đơn vị khác nghiên cứu học tập…

Cùng với đó, các tổ dân phố thành lập riêng một bộ phận chuyển phiếu đánh giá đến tất cả hơn 43 ngàn gia đình trong các xã, phường. Tại đây, bộ phận này hướng dẫn cụ thể để các gia đình tự đánh giá các tiêu chí. Vì vậy, chỉ trong thời gian ngắn, hơn 43 ngàn phiếu được phát ra và thu về đảm bảo nội dung yêu cầu.

“Đạt được kết quả trên là do cấp ủy có nghị quyết lãnh đạo, chính quyền có kế hoạch tổ chức triển khai, BCĐ xây dựng XHHT từ thành phố đến phường, xã đã thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo cụ thể và có biện pháp giúp cơ sở tháo gỡ khó khăn, mặt trận và các ban, ngành, đoàn thể có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng thời, đưa tiêu chí GĐHT vào đánh giá gia đình văn hóa. Và từ năm 2017 trở đi, việc đăng ký, đánh giá, xếp loại GĐHT sẽ được tiến hành cùng một lúc với việc bình xét gia đình văn hóa. Qua đó, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và thực hiện đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Đà Lạt để xây dựng thành phố trở thành thành phố học tập”, Chủ tịch HKH Đà Lạt - Thái Thị Hạnh nhấn mạnh.

TUẤN HƯƠNG

Đà Lạt nỗ lực xây dựng thành phố học tậpVới mục tiêu xây dựng thành phố trở thành một xã hội học tập, Đà Lạt đã gắn việc đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng phường đạt chuẩn đô thị văn minh, xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Đến năm 2020, Đà Lạt hướng đến một thành phố học tập.Trong ảnh: Học sinh Trường Tiểu học Phan Như Thạch trong ngày khai giảng năm học mới.

Ảnh: T.Hương

Qua 1 năm thực hiện, toàn thành phố có trên 32 ngàn gia đình đạt danh hiệu GĐHT, 231/249 thôn/tổ dân phố đạt CĐHT, 3 dòng họ đăng ký và đạt danh hiệu DHHT, 76 trường học đạt đơn vị học tập, 3 đơn vị được chọn thí điểm đánh giá CĐHT cấp xã 15 tiêu chí đều đạt.

Page 6: Thực hành tiết kiệm, Hồn Việt ở Trường Sabaolamdong.vn/upload/others/201703/23570_BLD_ngay_24.3.2017.pdf · 61.836 hộ nông dân sản xuất giỏi các cấp đã

6 THỨ SÁU 24 - 3 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác giữ gìn an ninh - trật tự và công tác

xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” trong giai đoạn mới, ngay từ đầu năm, các mô hình, tổ chức quần chúng tham gia công tác an ninh - trật tự cơ sở tại xã Xuân Trường được kiện toàn, phân công thành viên Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm được trực tiếp để theo dõi, chỉ đạo củng cố xây dựng lực lượng này hoạt động có hiệu quả. Đến nay, toàn xã Xuân Trường có 8 Tổ tự quản ANTT/8 thôn, 37 tổ ANND với 74 thành viên, 2 đội dân phòng với 10 đội viên, 9 tổ hòa giải với 40 thành viên luôn duy trì tốt hoạt động.

Ông Trần Như Dũng - Chủ tịch UBND xã Xuân Trường cho biết: “Công tác xây dựng, củng cố, kiện toàn lực lượng làm công tác giữ gìn ANTT ở cơ sở luôn được chính quyền đặt lên hàng đầu, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng, phù hợp trong tình hình hiện nay. Ngoài ra, Đảng ủy, chính quyền luôn chú trọng xây dựng lực lượng công an xã (CAX) thật sự trong sạch, vững mạnh, duy trì chế độ họp giao ban để kiểm điểm đánh giá công tác thực hiện trong tuần và triển khai cho tuần tới”.

Xác định công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong việc phòng, chống tội phạm là một yếu tố then chốt, CAX dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm TP Đà Lạt đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo Phòng chống tội phạm - Bảo vệ ANTQ xã tổ chức nói chuyện, phát tờ rơi, tổ chức học tập theo chuyên đề, phát thanh trên hệ thống loa công cộng của xã về đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy sâu rộng đến địa bàn các khu dân cư, cơ quan, trường học. Trong năm 2016, qua 2 đợt phát

Bình yên ở xã vùng venTrong những năm qua, chính quyền và người dân xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt đã ra sức giữ bình yên thôn xóm, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

động đã có 16 buổi tuyên truyền về phòng, chống tội phạm với 1.350 lượt người tham dự, 2.400 tài liệu tuyên truyền chuyên đề thực hiện Chỉ thị số 48/CT - TW của Bộ Chính trị và các tài liệu khác về phòng, chống trộm cắp xe máy, cạy cửa đột nhập nhà dân, buôn bán phụ nữ và trẻ em, tác hại của ma túy, Luật Giao thông đường bộ và hướng dẫn sâu rộng trong người dân về Nghị định 167/2013/NĐ - CP, Nghị định 171/2013/NĐ - CP về xử phạt hành chính trên lĩnh vực giao thông đường bộ. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, CAX Xuân Trường còn tham mưu cho chính quyền địa phương đề ra phương án ngăn chặn thủ đoạn của các loại tội phạm trộm cắp, nhất là trong mùa vụ thu hoạch cà phê, trộm cắp dây điện và cáp viễn thông.

Ủy ban MTTQ xã và các đoàn thể như: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Công đoàn cơ sở đã tích cực phối

hợp với lực lượng CAX để làm tốt công tác cảm hóa, giáo dục trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật tại cộng đồng.

Thời gian qua, MTTQ xã đã tiếp nhận và giao cho các thành viên ở các thôn nhận cảm hóa 7 đối tượng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, các đoàn thể đã nhận cảm hóa giáo dục 1 đối tượng được đặc xá, tha tù.

Bằng những nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn, tình hình an ninh - trật tự xã vùng ven Xuân Trường luôn được đảm bảo. Năm 2016, trên địa bàn không để xảy ra tệ nạn mại dâm, ma túy; phong trào quần chúng tố giác tội phạm đạt kết quả cao với 17 tin có giá trị giúp lực lượng CAX bắt giữ 1 đối tượng trộm cắp, 4 đối tượng gây rối trật tự công cộng; ý

thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân không ngừng được nâng cao. Trong phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTQ” xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân tiêu biểu như: Tập thể cán bộ và nhân dân thôn Đất Làng, thôn Trường Xuân, cá nhân ông Phạm Văn Dũng (thôn Xuân Sơn), Đặng Minh Trung (thôn Trường Xuân I).

Ông Nguyễn Tiến Sỹ - Trưởng Công an xã Xuân Trường cho biết: “Thời gian tới, CAX sẽ thường xuyên tổ chức phát động phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ bằng nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú nhằm nâng cao ý thức cảnh giác của người dân. Tăng cường thực hiện công tác liên tịch giữa lực lượng công an với các ban, ngành, đoàn thể trong công tác quản lý giáo dục đối tượng, rà soát lại các mô hình phòng chống tội phạm đang hoạt động để kịp thời tham mưu cho UBND xã có kế hoạch phát triển phù hợp với đặc điểm, tình hình địa phương”. ĐỨC TÚ

Lực lượng Công an xã Xuân Trường làm công tác đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực chợ xã. Ảnh: Đức Tú

Theo thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn Lâm Đồng: Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn vừa nhận được tin báo từ Trường THPT Bảo Lâm, có một nam thanh niên gọi tới số điện thoại của nhà trường tự xưng tên Ngọc làm việc tại Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn Lâm Đồng để chào bán các loại sách cho trường. Do nghi ngờ, giáo viên Trường THPT Bảo Lâm đã liên lạc với Tỉnh Đoàn Lâm Đồng để xác nhận. Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn khẳng định không có cán bộ nào tên Ngọc làm việc tại Ban và không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào như trên. Để tránh việc các trường học cũng như các đơn vị mua phải sách của người giả mạo, Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn Lâm Đồng kính mong các anh chị tại các huyện, thành đoàn và các trường học đề cao cảnh giác. Nếu có trường hợp mạo danh tương tự xảy ra, xin báo gấp cho cơ quan công an tại địa phương, các đơn vị đoàn cấp trên và Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn Lâm Đồng theo số điện thoại 0633.810.410.

Được biết, trước đó, cũng theo thông tin từ Huyện Đoàn Bảo Lâm, có một số người tự xưng là cán bộ của Kho bạc tỉnh Lâm Đồng để chào bán các loại sách về đấu thầu.

HOÀNG MY

Cảnh báo việc giả mạo cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn để chào bán sách

Chiều 22/3, Công an xã Gung Ré (Di Linh) cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ chết người do bị điện giật.

Trước đó, vào khoảng 11 giờ 30 phút, ngày 21/3, trong khi bố đang đi tưới nước cho vườn cà phê, còn mẹ đi dự đám cưới hàng xóm ở tổ dân phố K’Ming, thị trấn Di Linh, nên đã gửi cháu K’Bra (7 tuổi, học lớp 1, Trường Tiểu học Kim Đồng) ở thôn Klong Trao 1, xã Gung Ré (Di Linh) ở nhờ nhà hàng xóm.

Tại đây, do người nhà sơ ý trong việc trông nom, nên cháu K’Bra đã dùng que sắt chọc, cạy vào ổ cắm điện và đã bị điện giật dẫn đến tử vong.

LAM PHƯƠNG

Chết vì nghịch điện

Sáng 22/3, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Phạm Cao Cường, sinh năm 1982, hộ khẩu thường trú tại xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Theo cáo trạng, vào ngày 13/1/2016, Công an huyện Đức Trọng đã tiến hành kiểm tra hành chính tại phòng số 07, nhà nghỉ Giang Thạch Thảo thuộc thôn Chi Rông, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng thì phát hiện và bắt quả tang Phạm Cao Cường tàng trữ trong túi sách cá nhân 2 túi nilong có chứa thành phần ma túy tổng hợp Methamphetamine trọng lượng trên 31,5 gram. Số ma túy trên được Cường mua từ 1 thanh niên không xác minh được lai lịch để sử dụng.

Tại phiên tòa, xét thấy hành vi của bị cáo Phạm Cao Cường ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, tái phạm nhiều lần, Tòa án tỉnh Lâm Đồng quyết định tăng hình phạt lên 8 năm tù giam thay vì 5 năm như bản án sơ thẩm đã tuyên.

SONG AN

Lãnh 8 năm tù vì tội tàng trữ ma túy

Điều tra bước đầu ở các hợp tác xã (HTX) sản xuất nông nghiệp thuộc các phường 8, 9, 10, thuộc địa bàn thành phố Đà Lạt đều không thể hiện góp vốn của hộ gia đình thành viên bằng quyền sử dụng đất, nên đã không phát sinh việc dồn

điền đổi thửa, tích tụ đất đai tập trung.

Như các HTX Minh Thúy, Đa Thiện (Phường 8), Xuân Hương, Thủy Canh Việt (Phường 9) thuộc mô hình góp vốn tài chính. Ở Phường 10 có HTX Đặc sản Trại Hầm hoạt động xây dựng,

quảng bá thương hiệu những mặt hàng lợi thế của thành phố Đà Lạt, vì vậy, các thành viên HTX không góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Hiện, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân của hộ gia đình của một số phường, xã

trong thành phố Đà Lạt đang giảm xuống. Nguyên nhân do gia tăng về dân số, nhiều hộ gia đình mới tách ra ở riêng trên diện tích đất được chuyển đổi từ đất sản xuất nông nghiệp sang đất xây dựng nhà đô thị.

VŨ VĂN

Nhiều hợp tác xã không phát sinh tích tụ đất đai

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) tuyến quận - huyện, phường - xã, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở: Y tế, Công thương, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và UBND các

huyện - thành phố trong tỉnh nghiên cứu mô hình thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tuyến huyện - thành phố, xã - phường - thị trấn.

Mô hình này đã được thí điểm tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh kết quả 1 năm cho thấy việc

hình thành và hoạt động của lực lượng thanh tra chuyên ngành về ATTP ở tuyến quận - huyện và xã - phường đã góp phần tăng hiệu lực quản lý nhà nước về ATTP, huy động nguồn lực cho công tác ATTP, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người

sản xuất, kinh doanh thực phẩm, việc xử lý vi phạm nghiêm minh hơn, số tiền xử phạt tăng, số vụ ngộ độc giảm trên địa bàn, số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông - lâm - thủy sản nâng hạng xếp loại (từ C lên A, B) tăng lên. AN NHIÊN

Thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tuyến huyện, xã

Page 7: Thực hành tiết kiệm, Hồn Việt ở Trường Sabaolamdong.vn/upload/others/201703/23570_BLD_ngay_24.3.2017.pdf · 61.836 hộ nông dân sản xuất giỏi các cấp đã

7 THỨ SÁU 24 - 3 - 2017TÒA SOẠN & BẠN ĐỌC

Cách đây gần 1 tháng, từ Ả Rập Xê Út, con Thân có gọi điện về khóc lóc với tôi và

nói ở bên đó nó bị gia chủ bóc lột sức lao động. Nó nói, mỗi ngày bị chủ nhà bắt làm việc từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, nhưng ăn uống bữa đói, bữa no; đặc biệt cuối tuần phải bán sức lao động đến 2 - 3 giờ sáng mới được cho đi nghỉ. Qua bên đó đã 2 lần cháu Thân bị chủ bán, nên không còn cách nào khác nó phải chạy trốn tới Đại sứ quán Việt Nam bên đó để cầu cứu. Nó bảo giờ chỉ muốn nhanh chóng trở về Việt Nam để sum họp với gia đình chứ ở bên đó khổ quá không chịu nổi” - bà Lê Thị Lai lo lắng.

Theo lời bà Lai: “Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, nên gia đình mới đồng ý cho con đi xuất khẩu lao động. Tôi cứ tưởng cho con đi lao động xuất khẩu sẽ giúp nó kiếm được ít vốn về phát triển kinh tế gia đình sau này. Ai ngờ qua bên đó, phải làm quần quật cả ngày lẫn đêm mà ăn không đủ no, mặc không đủ ấm”.

Bà Lai cho biết thêm, con bà đi xuất khẩu lao động qua Ả Rập Xê Út đã hơn 6 tháng nay, nhưng chưa gửi được đồng nào về cho

Một lao động đi xuất khẩu ở nước ngoài kêu cứuBà Lê Thị Lai (61 tuổi, ngụ tại Thôn 4, xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh) - mẹ chị Bùi Thị Thân (25 tuổi, đang đi xuất khẩu lao động tại Ả Rập Xê Út) cho biết, đã gần 1 tháng nay kể từ ngày chị Thân gọi điện về, bà luôn đứng ngồi không yên và đã nhiều lần đi nhờ sự trợ giúp từ xã đến huyện vì lo lắng cho con gái đang “sống dở chết dở” ở xứ người.

gia đình. Giờ lại gọi điện về bảo bị bóc lột sức lao động như vậy khiến gia đình rất lo lắng, bất an. “Tôi mong cơ quan chức năng sẽ nhanh chóng can thiệp để con gái tôi được trở về sum họp với gia đình trong thời gian sớm nhất” - bà Lai vừa nói vừa gạt nước mắt.

Trao đổi với chúng tôi về trường hợp của chị Bùi Thị Thân, ông Nguyễn Đức Trọng - Phó Chủ tịch xã Quốc Oai (huyện Đạ Tẻh) cho biết: “Tháng 8/2016, được sự cho phép của UBND huyện Đạ Tẻh, Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long (Hà Nội) đã cử người đến xã, nhờ Hội Phụ nữ giới thiệu để họ tư vấn và tuyển lao động đi làm giúp việc gia đình tại Ả Rập Xê Út. Sau đó, chị Thân đã

đăng ký đi xuất khẩu lao động. Vào ngày 22/8/2016, phía Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long có làm thủ tục hộ chiếu, khám sức khỏe ban đầu và đưa chị Thân ra Hà Nội. Nhưng không hiểu sao sau đó, chị Thân lại sang Công ty cổ phần Thương mại và Cung ứng Việt Lực (Hà Nội) để đi Ả Rập Xê Út giúp việc nhà?”.

Theo ông Trọng thì gia đình chị Thân thuộc diện hoàn cảnh khó khăn và được chính quyền địa phương hỗ trợ thường xuyên; trong đó, có việc xây nhà tình thương. “Sau khi nhận được đơn cầu cứu của gia đình chị Thân, chúng tôi đang báo cáo với cơ quan chức năng có thẩm quyền của huyện xác minh vụ việc và

tìm mọi cách để giúp đỡ chị Thân sớm được về nhà” - ông Trọng cho biết thêm.

Theo UBND xã Quốc Oai, những năm 2008 - 2009, được sự cho phép của UBND huyện Đạ Tẻh, các doanh nghiệp tuyển dụng người đi xuất khẩu lao động đến xã tuyển lao động rất nhiều. Thời điểm đó, xã Quốc Oai có 9 người đăng ký đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Trong đó, 8 người đi lao động tại Malaysia và 1 lao động đi Đài Loan. Tuy nhiên, khi trở về nhà, hầu như các lao động (nhất là đi Malaysia) đều phải gánh nợ thêm vì không trả được tiền vay vốn ngân hàng. Có trường hợp phải trả nợ trong nhiều năm mới xong.

HẢI ĐƯỜNG

Bà Lê Thị Lai (mẹ chị Thân) trình bày sự việc với phóng viên.

Ảnh: H.Đường

Cấp hơn 46.000 lít thuốc diệt bọ xít muỗi hại cây điều

ĐAM RÔNG: Gần 2.000 thẻ bảo hiểm y tế sai lệch thông tin

Tổ chức Giáo dục và Nhân lực Quốc tế ICO (ICOGroup) vừa ra mắt Trung tâm Ngoại ngữ và Du học TANICO chi nhánh Lâm Đồng tại 39 Trần Phú - Đà Lạt. Với lĩnh vực hoạt động là du học và ngoại ngữ, TANICO hỗ trợ toàn diện cho học viên từ khâu đào tạo, tư vấn chọn trường, chọn ngành du học phù hợp đến khâu định hướng nghề nghiệp và xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, Hàn Quốc, CHLB Đức. Hiện TANICO Lâm Đồng đã và đang đào tạo một số lớp du học

Thêm cơ hội du học và xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đứcsinh, lao động xuất khẩu học tiếng Nhật và tiếng Hàn.

Với gần 10 năm hoạt động ở 4 lĩnh vực: Du học quốc tế, Lao động quốc tế, Ngoại ngữ quốc tế và Đào tạo nghề chất lượng cao, ICOGroup hiện có 22 chi nhánh trong nước và 3 chi nhánh ở nước ngoài. Tính đến hết năm 2016, ICOGroup đã đưa đi được 2.950 du học sinh, 2.550 lao động, 4.450 học viên học ngoại ngữ và nghề đi du học, làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc và CHLB Đức.

VIỆT HÙNG Đoàn tân du học sinh đến từ các trường THPT trên địa bàn huyện Đức Trọng.

Sau khi ban hành Quyết định công bố dịch bọ xít muỗi hại cây điều tại 3 huyện: Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các địa phương vào cuộc dập dịch. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh được giao nhiệm vụ phối hợp với các địa phương triển khai công tác dập dịch tới người dân.

Theo đó, từ ngày 18/3 đến nay,

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đã cấp 46.440 lít thuốc Wamtox 100EC cho 3 huyện phía Nam (Đạ Huoai 14.400 lít, Đạ Tẻh 18.360 lít và Cát Tiên 13.680 lít) triển khai diệt bọ xít muỗi dập dịch. Sau khi nhận thuốc, các địa phương đã triển khai cấp về các xã, thị trấn để cấp tận tay người dân tiến hành phun đồng loạt diệt bọ xít muỗi. Theo ghi nhận của các địa phương, sau khi triển khai

ra quân phun thuốc diệt bọ xít muỗi đồng loạt thì hiệu quả bước đầu mang lại rất khả quan khi lượng bọ xít muỗi chết rất nhiều. Việc cấp thuốc diệt bọ xít muỗi ngoài mục đích chính là dập dịch cứu cây điều, thì các địa phương còn hướng tới diệt bọ xít muỗi để tránh phân tán, lây lan qua các cây trồng khác. Theo nhận định của địa phương, bước đầu việc dập dịch đã mang lại hiệu quả, nhưng

còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình thời tiết và diễn biến của dịch bệnh.

Cũng theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, do bọ xít muỗi, bệnh thán thư gây hại và diễn biến thời tiết phức tạp khiến sản lượng vụ điều năm nay ước tính sẽ giảm hơn 90% (tương đương thiệt hại ước tính khoảng 14 - 15 ngàn tấn điều nhân).

KHÁNH PHÚC

Giảm cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường Đà Lạt

Thành phố Đà Lạt vừa thông qua 10 chỉ tiêu phấn

đấu giảm cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ

nay đến năm 2020.Trong đó, 5 chỉ tiêu đạt

tỷ lệ 100% gồm: người dân được phổ biến, tuyên truyền

về bảo vệ môi trường; xã đạt chuẩn vệ sinh môi trường

theo tiêu chí nông thôn mới; thu gom và xử lý đúng quy định đối với chất thải rắn;

cơ sở sản xuất, kinh doanh, xây dựng mới và điểm công

nghiệp, khu du lịch có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi

trường Việt Nam. 5 chỉ tiêu còn lại đạt tỷ lệ từ

70% đến 99% là: thu gom và xử lý đúng nơi quy định đối

với chất thải rắn nông nghiệp; chất thải rắn sinh hoạt; chất

thải rắn được tái sử dụng, tái chế; số hộ dân đấu nối nước thải sinh hoạt vào hệ thống xử lý nước thải chung của

thành phố; các cơ sở sản xuất, dịch vụ, thương mại thực hiện

hiệu quả biện pháp bảo vệ môi trường đã cam kết.

Những giải pháp trọng tâm nhằm đạt các chỉ tiêu nói trên là

tập trung quản lý chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động chăn

nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản; giảm thiểu sử dụng thuốc bảo

vệ thực vật, phân bón hóa học; đẩy mạnh công tác thanh tra,

kiểm tra về môi trường…

Trong quá trình in và cấp thẻ bảo hiểm y tế, năm 2017, cơ

quan Bảo hiểm Xã hội huyện Đam Rông đã in sai thông tin cá nhân, trùng thẻ bảo hiểm y tế với tổng số gần 2.000 thẻ. Theo nhận định của ngành chức năng, nguyên nhân là

do các xã gửi danh sách lên nhưng không rà soát kỹ, dẫn

đến tình trạng không trùng khớp họ, tên giữa sổ hộ khẩu

thường trú và chứng minh thư nhân dân. Để khắc phục tình trạng này, cơ quan Bảo hiểm

Xã hội huyện Đam Rông đang tích cực phối hợp cùng

các xã tiến hành rà soát, kiểm tra, đối chiếu và lập lại danh

sách tăng, giảm cụ thể rồi mới tiến hành in, cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng

theo quy định.Năm 2017, cơ quan Bảo hiểm Xã hội huyện Đam

Rông đã tiến hành cấp gần 50 nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho

các đối tượng là người nghèo, người cận nghèo, người đồng

bào DTTS, người Kinh sinh sống ở vùng khó khăn và

người có công trên địa bàn. LÊ TUẤN

MẠC KHẢI

Page 8: Thực hành tiết kiệm, Hồn Việt ở Trường Sabaolamdong.vn/upload/others/201703/23570_BLD_ngay_24.3.2017.pdf · 61.836 hộ nông dân sản xuất giỏi các cấp đã

8 THỨ SÁU 24 - 3 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

TIN BUỒNĐồng chí: TỪ KHẮC TUẤN Sinh ngày: 10/5/1928.Nơi ở hiện nay: C37 Nguyên Tử Lực, Phường 8, thành phố

Đà Lạt.Quê quán: Nam Cường, Nam Đàn, Nghệ An.Ngày vào Đảng: 10/2/1949; ngày chính thức: 15/6/1949.Đảng viên Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng, sinh hoạt tại Đảng bộ

Phường 8, thành phố Đà Lạt.Đã từ trần vào lúc: 9 giờ, ngày 21 tháng 3 năm 2017.Nhập liệm vào lúc: 14 giờ, ngày 22 tháng 3 năm 2017.Lễ di quan vào lúc: 7 giờ 30 phút, ngày 24 tháng 3 năm 2017.An táng tại Nghĩa trang cán bộ thành phố Đà Lạt.

Thông báo mất giấy tờTôi tên: PHAN KHẮC TỪSinh ngày: 28 tháng 12 năm 1941 Tại: Hải PhòngNghề nghiệp: LINH MỤC, CHỦ TỊCH ỦY BAN ĐOÀN KẾT

CÔNG GIÁO TP HỒ CHÍ MINHChứng minh nhân dân: 031041000208; ngày cấp: 20/4/2016

tại: Công an TP Hồ Chí MinhThường trú tại số: 413 đường Lê Văn Sỹ, phường 12, quận

3, TP Hồ Chí MinhKính trình với quý cơ quan rằng, vào ngày 28 tháng 2 năm

2017, tôi đi trên đoạn đường Lê Văn Sỹ, phường 12, quận 3, tôi có đánh rơi một tập tài liệu, trong đó có đựng một số giấy tờ như sau:

- 1: 1 sổ đỏ đất ở quận 8 số AN 008991 (thửa đất số 24, tờ bản đồ số 134, phường 16, quận 8, TP Hồ Chí Minh cấp ngày 11/7/2008 do UBND TP Hồ Chí Minh cấp cho Cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em khuyết tật Thiên Phước).

- 2: 1 sổ đỏ đất ở Lâm Đồng số AK 816782 (thửa đất số có 4 thửa, tờ bản đồ số BĐĐCCS số 01, thuộc một phần tiểu khu 301, xã Tân Thành, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 14/5/2008 do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp cho Cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em khuyết tật Thiên Phước).

Tôi xin cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật những gì đã ghi trong đơn cớ mất.

Thông báo mất giấy chứng nhận QSD đấtChúng tôi là: 1/ NGUYỄN THỊ THƠ, sinh năm: 1961CMND số: 250025223 tại Công an Lâm ĐồngThường trú tại: 73 Phú Hiệp 3, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh,

Lâm Đồng.2/ NGUYỄN MINH QUANG, sinh năm: 1972

CMND số: 250308268 tại Công an Lâm Đồng Thường trú tại: 9A An Bình, phường 3, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm

Đồng.Bằng đơn này, chúng tôi xin trình báo việc mất Giấy chứng nhận

quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của tôi với nội dung sau:Chúng tôi là những người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền

sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sổ hồng) số 420103467 do UBND TP Đà Lạt cấp ngày 27/12/2002 đối với căn nhà tại địa chỉ 9A An Bình, phường 3, TP Đà Lạt, tổng diện tích sử dụng là 57,68 m2, diện tích xây dựng: 76,91 m2 tại thửa đất số 211, tờ bản đồ số 30, diện tích đất 207,15 m2.

Tháng 12/2006, sau khi nhận GCNQSHNƠ và QSDĐƠ nói trên tại UBND TP Đà Lạt, chúng tôi đem về nhà tại 9A An Bình, phường 3, TP Đà Lạt cất giữ. Nay sổ hồng nói trên đã bị mất. Chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm nhưng không được. Nay chúng tôi xác định sổ hồng nói trên đã chính thức bị mất.

Lý do làm đơn cớ mất: Để làm thủ tục xin cấp lại GCNQSHNƠ và QSDĐƠ đối với phần nhà đất nói trên theo quy định.

Kính mong quý cấp giải quyết.

Thông báo v/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất° Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báoHộ Lê Văn Thường được UBND huyện Di Linh cấp Giấy chứng nhận QSDĐ số Đ 277392 ngày

19/5/2004 vào sổ theo dõi số 2915/QSDĐ, chi tiết như sau:- Thửa đất số 251, tờ bản đồ số 04, xã Hòa Ninh, diện tích 2.120 m2 CLN.- Năm 2005, hộ Lê Văn Thường chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Hoàng Văn Thủy thường

trú tại thôn 1 - xã Hòa Ninh - huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và hộ Lê Văn Thường đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Hoàng Văn Thủy.

Hiện nay, hộ Lê Văn Thường ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Ninh hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Hoàng Văn Thủy theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

° Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báoBà Tô Thị Phô được UBND huyện Di Linh cấp giấy chứng nhận mang số hiệu AP 634536 ngày

3/7/2009 vào sổ theo dõi số H 07930/QSDĐ, có tên tại quyển 6A, chi tiết như sau:- Thửa đất số 181, tờ bản đồ 13, diện tích 7.000 m2 đất, trong đó: 200 m2 đất ở nông thôn + 6.800

m2 đất trồng cây lâu năm;- Thời hạn sử dụng đất lâu dài đối với đất ở nông thôn (ONT) và đến 15/10/2043 đối với đất trồng

cây lâu năm (CLN).Năm 2005, bà Tô Thị Phô chuyển nhượng QSDĐ cho ông Trần Duy Phượng và bà Phan Thị

Quế thường trú tại thôn 12 - xã Đinh Trang Hòa - huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và bà Tô Thị Phô đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Trần Duy Phượng và bà Phan Thị Quế. Hiện nay, bà Tô Thị Phô ở đâu liên hệ với UBND xã Đinh Trang Hòa hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp, khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông Trần Duy Phượng và bà Phan Thị Quế theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO CHÀO BÁN CẠNH TRANH QUYỀN MUA CỔ PHẦN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH LÂM ĐỒNGCăn cứ Văn bản số 1470/UB-TH2 ngày 16/3/2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt giá khởi điểm

bán quyền mua cổ phần của cổ đông nhà nước (lần 3) khi Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng phát hành thêm cổ phiếuBan tổ chức chào bán cạnh tranh quyền mua cổ phần xin thông báo như sau:1. Tổ chức phát hành: CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH LÂM ĐỒNG2. Địa chỉ: Số 01 Lê Đại Hành, Phường 1, TP Đà Lạt, Lâm Đồng3. Điện thoại: 0633 823 829 4. Ngành nghề kinh doanh: Tổ chức tham quan thắng cảnh, khu vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác. Khách sạn,

nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống và các hoạt động dịch vụ du lịch khác (hướng dẫn du lịch, vận chuyển, lữ hành, bán hàng lưu niệm).

5. Vốn điều lệ công ty: 200.000.000.000 đồng (hai trăm tỷ đồng)6. Số cổ phần phát hành thêm: 20.000.000 cổ phần (Hai mươi triệu cổ phần)7. Tổ chức chào bán quyền mua: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG8. Tổng số quyền mua chào bán: 4.638.124 quyền mua cổ phần (1 quyền được mua 1 cổ phần với giá 12.000 đồng)9. Điều kiện tham dự chào bán cạnh tranh: Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện tham gia chào bán cạnh tranh theo quy

định tại Quy chế chào bán cạnh tranh quyền mua cổ phần của cổ đông nhà nước tại Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng.10. Chịu trách nhiệm CBTT: Bà Trần Thị Hồng Nhạn, ĐT: 0918772506, ông Nguyễn Võ Lê Huy, ĐT: 090266393911. Tổ chức chào bán cạnh tranh: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BẢO MINH12. Quyền mua cổ phần chào bán thông qua chào bán cạnh tranh:- Loại chứng khoán: quyền mua cổ phần - Giá khởi điểm quyền mua: 1.450 đồng/quyền mua- Bước giá: 10 đồng- Mệnh giá cổ phần phát hành: 10.000 đồng/cổ phần- Số lượng mua tối thiểu: 100 quyền mua - Tổng số quyền mua chào bán: 4.638.124 quyền mua13. Thời gian và địa điểm cung cấp đơn đăng ký tham gia chào bán cạnh tranh:- Thời gian: từ 24/3/2017 đến 11/4/2017- Địa điểm: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Minh- Trụ sở: Lầu 3, Tòa nhà Pax Sky, số 34A Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TPHCM- Nộp phiếu tham dự chào bán cạnh tranh: từ 24/3/2017 đến 16h ngày 11/4/201714. Thời gian tổ chức chào bán cạnh tranh:- Thời gian: 9h ngày 13/4/2017- Địa điểm: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Minh- Địa chỉ: Lầu 3, Tòa nhà Pax Sky, số 34A Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TPHCM15. Thời gian nộp tiền mua quyền mua: từ 13/4/2017 đến16h ngày 24/4/201716. Thời gian trả tiền cọc: từ 13/4/2017 đến16h ngày 19/4/2017