. t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo...

32
11 Briefing Paper Liệu Hình phạt Tử hình Có Tác dụng Ngăn chặn Tội phạm Giết người ở Nhật Bản? Giáo Sư David T. Johnson

Transcript of . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo...

Page 1: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

11

Briefing Paper

Liệu Hình phạt Tử hình Có Tác dụng Ngăn chặn Tội phạm Giết người ở Nhật Bản?Giáo Sư David T. Johnson

Page 2: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

211ALCBRIEFINGPAPER

2

BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á

Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư Pip Nicholson (bản Tiếng Việt do TS Đỗ Hải Hà biên tập). Các báo cáo này nhằm nâng cao sự hiểu biết về các vấn đề pháp lý hiện tại phát sinh từ hệ thống pháp luật của các quốc gia Châu Á. Các báo cáo này có thể được tải xuống miễn phí tại http://law.unimelb.edu. au/centres/alc/ research/publications/alc-briefing-paper-series

Bốn báo cáo song ngữ (Anh-Việt) trong chuỗi báo cáo này sử dụng các hình thức trích dẫn tài liệu khác nhau.

TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á

Trung tâm Luật Châu Á, trực thuộc Trường Luật Melbourne, bắt đầu hoạt động từ năm 1985, và là trung tâm đầu tiên và lớn nhất đóng góp vào việc thúc đẩy những hiểu biết đối với pháp luật và các hệ thống pháp luật ở Châu Á. Trung tâm đã đi đầu trong nhiều chương trình giảng dạy và nghiên cứu về pháp luật và hệ thống pháp luật ở Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Luật Hồi giáo, Đông Timor và Philippines.

Giám đốc Trung tâm là Giáo sư Pip Nicholson và Giám đốc Điều hành Trung tâm là Kathryn Taylor. Trang thông tin điện tử của Trung tâm có thể được truy cập tại http://law.unimelb.edu.au/centres/alc

BẢN QUYỀN

Tất cả các thông tin chứa đựng trong Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á đều được bảo hộ quyền tác giả. Vui lòng xin phép tác giả gốc hoặc Trung tâm Luật Châu Á ([email protected]) trước khi trích dẫn Các Báo cáo Tóm tắt. Các Báo cáo Tóm tắt được cung cấp chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin. Trung tâm Luật Châu Á không bảo đảm tính chính xác của các thông tin chứa đựng trong các báo cáo này và cũng không hậu thuẫn cho các quan điểm được trình bày và các dịch vụ được giới thiệu trong các báo cáo.

ISSN 2203-5753 (BẢN IN) ISSN 2203-5761 (BẢN ONLINE)

2017

Hình Trang Bìa Trước: Flickr.com, bởi Adam Levine.

Page 3: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

3ALCBRIEFINGPAPER 11

Liệu HìnH pHạt tử HìnH Có táC dụng ngăn CHặn tội pHạm giết người ở nHật Bản?

tóm tắt

Không giống như ở Mỹ, nơi tràn ngập các nghiên cứu về tử hình và tác dụng răn đe của hình phạt này, có rất ít nghiên cứu về hình phạt tử hình và tác dụng răn đe của nó ở Nhật Bản. Mặc dù vậy, người dân và các quan chức nước này vẫn đưa ra những nhận định đầy tự tin đối với chủ đề này. Trên thực tế, tác dụng răn đe được xem là “điểm tranh cãi chủ chốt giữa các lập luận ủng hộ và phản đối” hình phạt tử hình ở Nhật Bản. Khó khăn trong việc thu thập các số liệu chuẩn mực về tội phạm từ Chính phủ Nhật Bản đã khiến cho việc tiến hành một nghiên cứu nghiêm túc về đề tài này gần như là bất khả thi. Bài viết này sử dụng các số liệu thống kê hàng tháng về tội phạm giết người và tội phạm giết người cướp mà trước không thể tiếp cận được để xem xét liệu việc tuyên và thực thi án tử hình ở Nhật Bản có tác dụng ngăn chặn những tội phạm kể trên trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2010 hay không. Và phát hiện chính của nghiên cứu này là hình phạt tử hình không có tác dụng răn đe tội phạm giết người và tội phạm cướp của giết người trong giai đoạn nói trên. Cần phải có thêm nghiên cứu về đề tài này, tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại Chính phủ Nhật Bản không có bất cứ căn cứ chắc chắn nào để tiếp tục khẳng định nước này cần duy trì hình phạt tử hình vì hình phạt này giúp ngăn chặn tội phạm có tính đặc biệt nghiêm trọng.

giáo Sư david t. JoHnSon

David T. Johnson là Giáo sư Xã hội học và Giáo sư Trợ lý Luật học thuộc Đại học Hawaii tại Manoa. Ông là tác giả và đồng tác giả của nhiều bài viết về tội phạm và tư pháp hình sự ở Nhật Bản và ba quyển sách: Công lý Kiểu Nhật Bản: Truy tố Tội phạm Ở Nhật Bản (Nhà Xuất bản Đại học Oxford, 2002); Trận tuyến Tiếp theo: Sự Tiến bộ Ở Các Quốc gia, Những Thay đổi Về Chính trị, Và Hình phạt Tử hình Ở Châu Á (Nhà Xuất bản Đại học Oxford, 2009, cùng với Franklin Zimring); và Koritsu Suru Nihon no Shikei [Hình phạt Tử hình Riêng biệt Của Nhật Bản] (Gendai Jinbunsha, 2012, cùng với Maiko Tagusari).

Page 4: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

411ALCBRIEFINGPAPER

4

Liệu HìnH pHạt tử HìnH Có táC dụng ngăn CHặn tội pHạm giết người ở nHật Bản?

david t. JoHnSon

Không giống như ở Mỹ, nơi tràn ngập các nghiên cứu về tử hình và tác dụng răn đe của hình phạt này (National Research Council [Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia], 2012), có rất ít nghiên cứu về hình phạt tử hình và tác dụng răn đe của nó ở Nhật Bản. Mặc dù vậy, người dân và các quan chức nước này vẫn đưa ra những nhận định đầy tự tin đối với chủ đề này. Trên thực tế, tác dụng răn đe được xem là “điểm tranh cãi chủ chốt giữa các lập luận ủng hộ và phản đối” hình phạt tử hình ở Nhật Bản (Schmidt, 2002, tr.102). Khó khăn trong việc thu thập các số liệu chuẩn mực về tội phạm từ Chính phủ Nhật Bản đã khiến cho việc tiến hành một nghiên cứu nghiêm túc về đề tài này gần như là bất khả thi. Bài viết này sử dụng các số liệu thống kê hàng tháng về tội phạm giết người và tội phạm giết người cướp mà trước không thể tiếp cận được để xem xét liệu việc tuyên và thực thi án tử hình ở Nhật Bản có tác dụng ngăn chặn những tội phạm kể trên trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2010 hay không. Và phát hiện chính của nghiên cứu này là hình phạt tử hình không có tác dụng răn đe tội phạm giết người và tội phạm cướp của giết người trong giai đoạn nói trên. Cần phải có thêm nghiên cứu về đề tài này, tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại Chính phủ Nhật Bản không có bất cứ căn cứ chắc chắn nào để tiếp tục khẳng định nước này cần duy trì hình phạt tử hình vì hình phạt này giúp ngăn chặn tội phạm có tính đặc biệt nghiêm trọng.

NhữNg NghiêN cứu Trước đây

Hầu hết các nghiên cứu về tác dụng răn đe của án tử hình đều tập trung vào tỉ lệ tội phạm giết người ở Mỹ. Nghiên cứu nghiêm túc đầu tiên về đề tài này được tiến hành vào những năm 1950 và không tìm thấy [bằng chứng về] tác dụng răn đe [của hình phạt tử hình] (Sellin, 1951). Các nghiên cứu tiếp theo nhận định, trong khoảng thời gian từ năm 1933 đến năm 1967, trung bình cứ mỗi lần thực thi án tử hình thì sẽ cứu được 8 nạn nhân tiềm năng của tội giết người (Ehrlich, 1975). Sau này, hơn một trăm nghiên cứu về án tử hình và tác dụng ngăn chặn của nó đối với tội phạm giết người ở Mỹ đã được xuất bản. Các nghiên cứu về đề tài này khá đồ sộ và khó tóm tắt. Song trong khoảng 40 năm vừa qua, các uỷ ban chuyên gia của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (National Research Council) đã hai lần tiến hành rà soát các nghiên cứu này (1978, 2012). Cả hai lần rà soát đều đi tới kết luận các nghiên cứu còn có tính hiện hành đều khiếm khuyết và không thể khẳng định liệu án tử hình có ngăn chặn tội phạm giết người hay không (xem thêm bài viết của Gerritzen và Kirchgassner, 2016). Các báo cáo rà soát khác về những nghiên cứu ở Mỹ cũng đưa đến những kết luận tiêu cực (Berk, 2005; Fagan, 2006; Donohue, 2016), và dư luận Mỹ nói chung ngày càng nghi ngờ tác dụng răn đe của hình phạt tử hình (Pew Research Center, 2015). Hiện nay, lập luận chính cho việc duy trì hình phạt tử hình ở Mỹ là nhằm bảo đảm tính tương xứng

Page 5: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

5ALCBRIEFINGPAPER 11

(retribution) hơn là tác dụng răn đe của hình phạt (Radelet, 2016).

Trái ngược với tình hình ở Mỹ, có rất ít các nghiên cứu về tử hình và tác dụng răn đe của hình phạt này ở Nhật Bản. Một nghiên cứu đối với thời kỳ 1959—1990 cho thấy việc truyền thông đưa tin về các vụ phán quyết và thi hành án tử hình không có tác dụng ngăn chặn tội phạm giết người, cướp của, cố ý gây hoả hoạn, hoặc hiếp dâm (Sakamoto, Sekiguchi, Shinkyu, và Okada, 2001). Một nghiên cứu khác cũng kết luận án tử hình không có tác dụng ngăn chặn tội phạm giết người trong giai đoạn từ năm 1953 tới năm 1987 (Matsumura và Takeuchi, 1990). Có hai nghiên cứu khác về tội phạm giết người trong giai đoạn từ 1960 đến 1986 và cả hai đều đi đến kết luận rằng hình phạt tử hình có tác dụng răn đe (Akiba, 1991 và 1993). Mặc dù vậy, cả hai nghiên cứu này đều không thể hiện rõ xác suất áp dụng hình phạt tử hình được tính toán như thế nào, và khi các dữ liệu sử dụng trong các nghiên cứu này được phân tích lại thì cũng không chứng minh được tác dụng răn đe [của hình phạt tử hình] (Mori, 2016). Tất cả các nghiên cứu trước đây đều có khiếm khuyết một cách nghiêm trọng. Quan trọng hơn, chúng đều dựa trên các số liệu thống kê tội phạm hàng năm thay vì các số liệu thống kê hàng tháng như trong nghiên cứu hiện tại của tác giả.

Việc thi hành án tử hình ở Nhật Bản diễn ra một cách bí mật (Johnson, 2006), y như quá trình các thẩm phán có chuyên môn và không chuyên cân nhắc để đưa ra quyết định về việc áp dụng hình phạt tù chung thân hay tử hình (Johnson, 2013). Tuy nhiên, đây không phải là những trở ngại lớn đối với việc nghiên cứu hình phạt tử hình và tác dụng răn đe của nó vì thông tin về các vụ phán quyết và thi hành án tử hình (bao gồm cả thông tin về thời gian) thường được công khai sau đó.

Trở ngại chính nằm ở việc rất khó để thu thập số liệu thống kê chi tiết về tội phạm giết người vì Cơ quan Cảnh sát Quốc gia (National Police Agency) và Bộ Tư pháp (Ministry of Justice) Nhật Bản không công bố số liệu thống kê về tội phạm giết người hàng tháng để các học giả có thể tiến hành những nghiên cứu chính xác dựa trên mô hình chuỗi thời gian, theo đó, tác dụng răn đe của các vụ phán quyết và thi hành án tử hình sẽ được “xác định dựa trên mối tương quan theo thời gian giữa những thay đổi về số lượng án tử hình được thi hành và số lượng các vụ giết người” (National Research Council, 2012, tr.75). Nếu không có số liệu các vụ giết người theo tháng, rất khó để có thể xác định tương quan này một cách chính xác. Nếu không có số liệu các vụ giết người theo tháng, số liệu thống kê các vụ giết người theo năm cung cấp quá ít thông tin để có thể thoả mãn các điều kiện cơ bản cho phép áp dụng mô hình xác suất thống kê. Và nếu không có số liệu các vụ giết người theo tháng, các mô hình xác suất thống kê để xác định mối tương quan giữa án tử hình và tác dụng răn đe của nó chỉ có thể đem lại những ước tính rất sơ khai tính theo năm.

Tội phạm và hìNh phạT Tử hìNh ở NhậT BảN

Vào năm 2011, tác giả đã thu thập được các số liệu thống kê hàng tháng về tội phạm giết người từ cảnh sát Nhật Bản và, nhờ đó, có thể áp dụng một phương pháp chuỗi thời gian có tên là phương pháp tự hồi quy vector (VAR) mà các nhà nghiên cứu đi

Page 6: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

611ALCBRIEFINGPAPER

6

trước không thể áp dụng.1 Tác giả sẽ giải thích kỹ hơn phương pháp này trong phần tiếp theo của bài viết. Tác giả cũng thu thập được số liệu thống kê hàng tháng về tội phạm cướp của giết người. Ở Nhật, tội cướp của giết người (robbey-homicide) khác với tội giết người (homicide) trên phương diện pháp luật ở ba điểm. Thứ nhất, xác suất bị tuyên phạt tử hình của một bị cáo bị kết tội cướp của giết người lớn gấp 15 lần so với xác suất của một bị cáo bị kết tội giết người, và xác suất phải nhận hình phạt tù chung thân một bị cáo bị kết tội cướp của giết người lớn gấp 40 lần xác suất của một bị cáo bị kết tội giết người. Ở khía cạnh này, có thể thấy rằng tội cướp của giết người bị trừng phạt nặng hơn tội giết người.

Thứ hai, nạn nhân và tội phạm trong các vụ án giết người thường quen biết nhau hơn là nạn nhân và tội phạm trong các vụ án cướp của giết người. Nói cách khác, các vụ án cướp của giết người có xu hướng xảy ra giữa những người không quen biết. Thứ ba, tội phạm cướp của giết người thường gây án vì lòng tham hơn là tội phạm giết người. Vì các tội phạm phát sinh từ lòng tham (như tội cướp của giết người) thường đòi hỏi phải có sự tính toán kỹ lưỡng trước khi gây án hơn là những tội phạm phát sinh từ sự nóng giận (như tội giết người), tác dụng răn đe của các hình phạt, kể cả hình phạt tử hình, đối với tội cướp của giết người nhiều khả năng sẽ lớn hơn tác dụng răn đe đối với với tội giết người. Vì những điểm khác biệt nói trên, cần phân biệt tội phạm giết người và tội phạm cướp của giết người khi xác định tác dụng răn đe của hình phạt tử hình đối với các tội gây hậu quả chết người. (Muramatsu, 2016).

Bài viết này tập trung vào các tội giết người và cướp của giết người diễn ra trong hai thập kỷ, từ tháng 1 năm 1990 tới tháng 6 năm 2010. Trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1989, số lượng tội phạm ở Nhật Bản giảm mạnh, từ 315.568 người bị bắt giữ vì vi phạm Bộ luật Hình sự trong năm 1988 xuống còn 246.487 người bị bắt giữ trong năm 1989, tức là giảm 22%. Cũng trong khoảng thời gian này, tỉ lệ phá án đối với các hành vi vi phạm Bộ luật Hình sự giảm từ 59,8% xuống còn 46,2%. Bài viết này chọn năm 1990 là năm khởi điểm nghiên cứu vì những sụt giảm mạnh mẽ về số lượng tội phạm và tỉ lệ phá án trong hai năm kể trên có thể có những tác động đến số lượng tội phạm giết người và cướp của giết người ở Nhật Bản.

Bài viết chọn mốc kết thúc nghiên cứu là giữa năm 2010 bởi vì hệ thống thẩm phán không chuyên của Nhật Bản bắt đầu được áp dụng vào năm 2009 và cũng vì bản án tử hình đầu tiên được tuyên bởi một hội đồng thẩm phán không chuyên được ban hành vào cuối năm 2010. Do đó, tất cả các bản án tử hình được xem xét trong bài viết này

1 Số liệu thống kê hàng tháng về tội giết người được cung cấp bởi lực lượng cảnh sát thuộc Trung tâm nghiên cứu Chính sách Cảnh sát Nhật Bản (Keisatsu Seisaku Kenkyu Senta) trong thời gian tôi là học giả trao đổi tại Trung tâm này vào năm 2010. Đây là một trung tâm trực thuộc Học viện Cảnh sát Quốc gia có trụ sở ở Tokyo. Tất cả các kết luận của nghiên cứu này đều dựa trên những số liệu nói trên. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Giáo sư Kanji Muramatsu và Giáo sư Koiti Yano của trường Đại học Komazawa đã giúp phân tích những số liệu này và hợp tác trong hai bài viết liên quan (Muramatsu, Johnson, and Yano, 2017; Muramatsu, Johnson, and Yano, 2018).

Page 7: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

7ALCBRIEFINGPAPER 11

đều do các hội đồng xét xử bao gồm ba thẩm phán có chuyên môn ra quyết định. Trong hệ thống xét xử mới ở Nhật Bản, các hội đồng xét xử không chuyên bao gồm ba thẩm phán có chuyên môn và sáu thẩm phán không chuyên. Còn quá sớm để có thể nhận định về ảnh hưởng của các thẩm phán không chuyên đối với việc áp dụng hình phạt tử hình, nhưng cần thận trọng khi so sánh các phán quyết tử hình được đưa ra trong hệ thống xét xử cũ và hệ thống xét xử mới.

Nhật Bản được xem như một “quốc gia có tỉ lệ tội phạm thấp” (low-crime nation) (Leonardsen, 2004) và là một quốc gia nơi “tội phạm giết người đang dần biến mất” (country of “vanishing killers”) (Johnson, 2008). Kể từ giữa những năm 1990 đến giữa những năm 2000, số tội phạm giết người bị khám phá tăng nhẹ (17%) trong khi số tội phạm cướp tài sản và tội phạm cướp của giết người bị khám phá tăng mạnh (lần lượt là 116% và 262%). Tuy nhiên, tới năm 2010, cả ba loại tội phạm trên đều giảm ở mức chưa từng thấy trong vòng 15 năm. Trong hai thập kỷ nói trên, tỉ lệ phá án đối với tội giết người thay đổi không đáng kể, duy trì ổn định trong khoảng từ 94% đến 98%. Trong khi đó, tỉ lệ phá án đối với tội cướp của giết người tăng giảm không theo một xu hướng rõ rệt nào, biến động trong khoảng từ 77% đến 111%, còn tỉ lệ phán án đối với tội cướp tài sản giảm đáng kể kể từ năm 1995 và chỉ tăng trở lại phần nào sau năm 2001.

Sự tăng giảm trong các số liệu chính thức về tội phạm ở Nhật Bản liên quan phần nào đến những thay đổi trong cách thức cảnh sát và công tố viên báo cáo về tình hình tội phạm cũng như việc điện thoại di động ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên, nhiều khả năng là những thay đổi về cách thức báo cáo tội phạm và công nghệ chỉ có tác động nhỏ đến số liệu chính thức về các tội phạm nghiêm trọng như giết người và cướp của giết người.

Ở Nhật Bản, người bị kết án tử hình có quyền kháng cáo lên một Toà án Cấp cao và sau đó là Toà án Tối cao, mặc dù họ có thể từ bỏ quyền này. Công tố viên cũng có thể kháng nghị các phán quyết vô tội và hình phạt được áp dụng, và đôi khi thông qua việc kháng nghị, công tố viên có thể biến một phán quyết vô tội hoặc phạt tù của Toà án Quận thành một phán quyết tử hình. Sau năm 1996, số lượng án tử hình do Toà án Quận ban hành tăng một cách đáng kể (số lượng án tử hình do Toà án Cấp cao và Toà án Tối cao ban hành chỉ tăng vài năm sau đó) và cùng với đó, số lượng án tù chung thân do Toà án Quận ban hành cũng tăng. Khoảng một thập kỷ sau, ngay trước khi những cải cách về hệ thống thẩm phán không chuyên được tiến hành vào năm 2009, số lượng án tù chung thân và án tử hình đều bắt đầu giảm. Một nguyên nhân của sự sụt giảm này là việc số tội phạm giết người bắt đầu giảm kể từ giữa những năm 2000. Một nguyên nhân khác sự điều chỉnh chính sách của các công tố viên Nhật Bản. Lo ngại trước những thay đổi về hệ thống xét xử, các công tố viên đã trở nên thận trọng hơn khi yêu cầu các hình phạt nghiêm khắc (Takeda, 2014). Công tố viên ở Nhật vốn đã có truyền thống tránh rủi ro trong kết quả xét xử (Johnson, 2002, chương 7). Và vì chưa có bất kỳ ghi nhận nào trong quá khứ giúp cho việc dự đoán hành vi của các thẩm phán không chuyên, các công tố viên lại càng trở nên thận trọng trong những năm chuẩn bị áp dụng hệ thống thẩm phán không chuyên.

Page 8: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

811ALCBRIEFINGPAPER

8

Sau 40 tháng không có phán quyết tử hình nào được thi hành, phán quyết tử hình được thi hành trở lại vào năm 1993 và sau đó số vụ thi hành án tử hình dao động trong khoảng từ 1 vụ (năm 2003 và 2006) đến 15 vụ (năm 2008), với mức trung bình khoảng 4 vụ/năm trong giai đoạn từ 1990—2010.2 Nếu dựa trên số liệu này và với dân số là 130 triệu thì so với Mỹ, Nhật Bản dường như là nước “tương đối hiếm khi” áp dụng hình phạt tử hình (Garland, 2010, tr.319). Trong cùng khoảng thời gian kể trên, mặc dù Mỹ có dân số chỉ gấp đôi Nhật Bản nhưng đã thi hành án tử hình nhiều hơn Nhật Bản đến khoảng 13 lần. Tuy nhiên, so sánh số liệu án tử hình trên đầu người có thể mang lại kết quả sai lệch: một cá nhân bình thường trong xã hội không ngẫu nhiên bị lựa chọn để chịu án tử hình; thay vào đó, chỉ những cá nhân bị kết án vì các tội danh phải chịu án tử hình mới bị tử hình. Ở Mỹ và Nhật, hầu như chỉ có tội giết người mới dẫn đến việc áp dụng hình phạt tử hình. Do đó, để xác định tỉ lệ số trường hợp đã thi hành án tử hình ở hai quốc gia này, cần xem xét số lượng các tội phạm phải chịu khung hình phạt tử hình. Với cách tính này (so sánh số vụ thi hành án tử hình trên số lượng tội phạm giết người thay vì so sánh số vụ thi hành án trên tổng dân số) thì xác suất bị tuyên và thi hành án tử hình ở Nhật không khác nhiều so với một số tiểu bang ở Mỹ như Texas và Virginia (Johnson, 2011, tr.1052).

Biểu đồ 1 thể hiện số vụ giết người mà cảnh sát đã phát hiện và số bản án tử hình mà Toà án Quận đã tuyên đối với tội phạm giết người ở Nhật từ năm 1990 đến năm 2010. Mặc dù số vụ giết người không thay đổi trong khoảng thời gian này, số lượng án tử hình được tuyên trong các vụ giết người tăng mạnh kể từ cuối những năm 1990 cho tới cuối những năm 2000 (Tagusari, 2017).

Ngược lại, Biểu đồ 2 thể hiện số vụ cướp của giết người mà cảnh sát đã phát hiện và số bản án tử hình mà Toà án Quận đã tuyên đối với loại tội này từ năm 1990 đến năm 2010. Biểu đồ này cho thấy số lượng án tử hình được tuyên trong các vụ cướp của giết người không gia tăng một cách liên tục trong khoảng thời gian hai thập kỷ. Nguyên nhân của xu hướng này (như đã giải thích ở trên) có thể xuất phát từ thực tế là Nhật Bản có truyền thống nghiêm trị tội cướp của giết người.

Biểu đồ 3 cho thấy, trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2010, số lượng án tử hình và tù chung thân do Toà án Quận tuyên có xu hướng biến đổi gần giống nhau. Cả hai đều bắt đầu tăng từ khoảng đầu những năm 1990 đến đầu những năm 2000 và giảm một cách đáng kể vào khoảng thời gian sau đó cho đến năm 2010. Đường đồ thị hình núi trong Biểu đồ 3 phản ánh một thực tế là Nhật Bản đã trải qua một giai đoạn “nghiêm trị tội phạm” (genbatsuka) kéo dài một thập kỷ. Giai đoạn này diễn ra ngắn hơn và không mạnh tay bằng giai đoạn gia tăng hình phạt ở Mỹ, bắt đầu từ sau những năm 1970.

2 Trong ba năm 2007-2008-2009, Nhật Bản đã thi hành 31 án tử hình, nhiều hơn một vụ so với tổng số án tử hình được thi hành trong 10 năm trước đó. Như sẽ giải thích trong phần sau của bài viết này, việc thi hành án tử hình ở Nhật Bản không giúp ngăn chặn tội phạm giết người hoặc cướp của giết người ngay cả trong giai đoạn có sự gia tăng mạnh về số lượng án tử hình được thi hành.

Page 9: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

9ALCBRIEFINGPAPER 11

Biểu đồ 2: số vụ giết người được ghi nhận và số phán quyết tử hình ở Nhật Bản, 1990—2010

Nguồn: Bộ Tư pháp Nhật Bản, Hanzai Hakusho (số liệu thu thập trong nhiều năm).

Page 10: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

1011ALCBRIEFINGPAPER

10

Biểu đồ 2: số vụ giết người cướp của được ghi nhận và số phán quyết tử hình ở Nhật Bản, 1990—2010

Nguồn: Bộ Tư pháp Nhật Bản, Hanzai Hakusho (số liệu thu thập trong nhiều năm).

Page 11: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

11ALCBRIEFINGPAPER 11

Biểu đồ 3: Số án tử hình và án tù chung thân do Toà án Quận ở Nhật Bản tuyên, giai đoạn 1990-2010

Ghi chú: Trục thẳng phía bên trái và đường đồ thị gạch liền thể hiện số phán quyết tử hình; trục thẳng phía bên phải và đường gạch rời thể hiện số phán quyết tù chung thân.

Nguồn: Bộ Tư pháp Nhật Bản, Hanzai Hakusho (số liệu thu thập trong nhiều năm).

Page 12: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

1211ALCBRIEFINGPAPER

12

phươNg pháp

Vì bài viết này tập trung vào câu hỏi liệu hình phạt tử hình có tác dụng ngăn chặn tội phạm giết người và cướp của giết người ở Nhật Bản trong giai đoạn từ 1990 đến 2010 hay không, các biến số giải thích chính đều liên quan đến hình phạt tử hình. Các biến số này bao gồm: (1) số người bị kết án tử hình bởi 50 Toà án Quận của Nhật; (2) số người bị kết án tử hình bởi 8 Toà án Cấp cao của Nhật; (3) số người bị Toà án Tối cao Nhật Bản kết án tử hình; (4) tổng số người mà tất cả các toà án này đã kết án tử hình; và (5) tổng số án tử hình đã được thi hành ở Nhật (kể từ năm 1873, hình thức thi hành án tử hình duy nhất ở Nhật là treo cổ). Giá trị của tất cả các biến số trên đều được xác định theo tháng.

Theo quy định pháp luật, người bị kết án tử hình sẽ không bị thi hành án cho tới khi bản án của người bị kết tội được “quyết định chung thẩm” (kakutei sareta). Từ 1993 tới 2012, bản án tử hình của một phần ba (30/91) số người bị thi hành án tử hình ở Nhật Bản đã được quyết định chung thẩm mà không có sự xem xét của Toà án Tối cao, vì họ không nộp đơn kháng cáo hoặc rút đơn kháng cáo (Death Penalty Project [Dự án Hình phạt Tử hình], 2013, tr.27). Bản án tử hình của hai phần ba còn lại (61/91) đã được Toà án Tối cao xem xét và quyết định chung thẩm. Phân tích này bao hàm cả các bản án tử hình được tuyên ở cấp phúc thẩm vì phần lớn các bản án tử hình đều được xem xét lại và y án bởi toà phúc thẩm và cũng vì các bản án tử hình của toà phúc thẩm thường thu hút sự chú ý rộng rãi của truyền thông Nhật Bản.

Ngoài năm biến số liên quan đến hình phạt tử hình được mô tả ở trên, nghiên cứu này còn sử dụng hai biến số độc lập khác. Biến số độc lập thứ nhất là tỉ lệ thất nghiệp (shitsugyoritsu). Biến số này phản ánh một số yếu tố kinh tế có tác động đến hành vi con người. Trong những năm hậu chiến, Nhật Bản là nước có tỉ lệ phân chia thu nhập công bằng nhất thế giới (Park, 2006, tr.11). Nhưng kể từ năm 1990, nước này trải qua “hai thập kỷ mất mát” đặc trưng bởi suy thoái, giảm phát và những bất ổn khác về kinh tế, bao gồm việc tỉ lệ thất nghiệp và lao động tạm thời gia tăng. Theo báo cáo của Chen và các tác giả khác (2012) tỉ lệ tự tử ở Nhật Bản trong giai đoạn từ 1990 đến 2010 có mối quan hệ chặt chẽ với tỉ lệ thất nghiệp. Các tác giả này lập luận rằng mối quan hệ này xuất phát một phần từ sự yếu kém của lưới an toàn công cộng và tư nhân dành cho lao động thất nghiệp ở Nhật Bản. Vận dụng logic tương tự, bài viết này đưa ra giả thuyết rằng tình trạng thất nghiệp dẫn tới tội phạm giết người. Biến số giải thích thứ hai là xu hướng “nghiêm trị tội phạm” (genbatsuka) ở Nhật Bản. Xu hướng này đã được mô tả ở phần cuối của mục trên và được thể hiện trong nghiên cứu này bằng hai biến giả. Biến giả đầu tiên thể hiện cải cách pháp luật diễn ra năm 2005 dẫn dến việc gia tăng “mức tối đa của hình phạt tù có thời hạn” (yuki choekikei no jogen) cho một tội danh đơn lẻ từ 15 năm lên thành 20 năm, và cho nhiều tội danh từ 20 năm lên thành 30 năm. Ở Nhật Bản, tội giết người có thể bị tuyên phạt tử hình, tù chung thân, hoặc tù có thời hạn từ 5 năm trở lên. Nếu những tội phạm tiềm năng có tính toán đến hậu quả trước khi hành động (như các học thuyết về tác dụng răn đe của hình phạt đã giả định), việc gia tăng mức tối đa của hình phạt tù có thời hạn sẽ có tác động đến số lượng tội phạm giết

Page 13: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

13ALCBRIEFINGPAPER 11

người, tuy thay đổi này sẽ không tác động đến số lượng tội phạm cướp của giết người vì theo luật pháp của Nhật Bản, tội này phải chịu hình phạt tử hình hoặc tù chung thân chứ không chịu hình phạt tù có thời hạn. Việc nâng mức tối đa của hình phạt tù thời hạn cũng có thể tăng cường tác dụng răn đe thông qua việc thay đổi nhận thức của các tội phạm tiềm năng về khả năng được hưởng chế độ tại ngoại.

Biến giả “nghiêm trị” thứ hai thể hiện cải cách pháp luật vào năm 2005 dẫn tới việc kéo dài thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội giết người và cướp của giết người từ 15 năm lên thành 25 năm (Nhật Bản đã bãi bỏ quy định về thời hiệu này vào năm 2010). Vì những thay đổi đối với các quy định về thời hiệu và thời hạn tù tối đa diễn ra đồng thời, chúng ta không thể tách biệt tác động của từng cải cách. Do đó, bài viết này gọi chung hai biến số này là “gia tăng hình phạt thông qua cải cách pháp luật”, hoặc ngắn gọn là “cải cách pháp luật”.3

Cũng cần lưu ý là do số lượng án tử hình và án tù chung thân cùng tăng, giảm trong khoảng từ năm 1990 đến 2010 (xem Biểu đồ 3), việc nghiên cứu này loại trừ, không xem xét số lượng án tù chung thân có thể khiến các mô hình tự hồi quy vector phóng đại tác dụng răn đe của hình phạt tử hình ở Nhật Bản. Vì lý do này, những kết luận của nghiên cứu này về hình phạt tử hình ở Nhật Bản có thể bị xem là bảo thủ vì nó có có xu hướng xác nhận tác dụng răn đe của hình phạt tử hình.

Phương pháp chuỗi thời gian tự hồi quy vector được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm xem xét mối quan hệ giữa số liệu thống kê về các vụ thi hành án tử hình (hoặc số phán quyết án tử hình) và số liệu thống kê về tội phạm giết người (hoặc cướp của giết người) theo thời gian. Giả định chính của phương pháp này là tác dụng răn đe của hoạt động thi hành án tử hình (hoặc các phán quyết án tử hình) đối với tỉ lệ phạm tội giết người (hoặc cướp của giết người) có thể được xác nhận dựa trên mối tương quan giữa những biến đổi về số bản án tử hình đã được thi hành (hoặc đã được tuyên) theo thời gian với những biến đổi về số tội phạm giết người (hoặc cướp của giết người) theo thời gian (National Research Council, 2012, tr.75). Ở Mỹ, nhiều phương pháp chuỗi thời gian khác nhau đã được sử dụng để nghiên cứu hình phạt tử hình và tác dụng răn đe của hình phạt này đối với tội phạm giết người. Trong số các phương pháp này, phương pháp tự hồi quy vector (VAR) được coi là “phương pháp tiên tiến nhất” (National Research Council, 2012, tr.82). Với phương pháp tự hồi quy vector, các chức năng phản ứng tức thời được sử dụng để ghi lại những phản ứng của các giá trị hiện thời và tương lai đối với một thay đổi gia tăng trong giá trị hiện thời của một trong số những biến tự hồi quy vector sai lệch. Phương pháp này phản ánh phản ứng của các biến số phụ thuộc (số lượng các vụ giết người hoặc cướp của giết người) theo thời gian

3 Bên cạnh các biến số giải thích được sử dụng trong nghiên cứu này, có thể tồn tại các yếu tố khác có tác động đối với tội phạm giết người và cướp của giết người ở Nhật, chẳng hạn như tỉ lệ phá án, quan niệm về tính chính đáng của chính quyền, cấu trúc dân số theo độ tuổi, và các biện pháp kiểm soát xã hội phi chính thức. Các nghiên cứu trong tương lai cần tính đến những yếu tố này.

Page 14: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

1411ALCBRIEFINGPAPER

14

đối với những thay đổi diễn ra trong xu hướng thay đổi của các biến số độc lập (hình phạt tử hình, tình trạng thất nghiệp và cải cách pháp luật).

Hai hình trong Biểu đồ 4 giải thích các chức năng phản ứng tức thời thông qua việc biểu đạt tác dụng của một phán quyết hình phạt tử hình ở Toà án Quận.4 Ở hình trên cùng, trục ngang thể hiện tháng và trục thẳng thể hiện số lượng tội phạm bị Toà án Quận tuyên án tử hình. Ở hình dưới cùng, trục ngang thể hiện tháng và trục thẳng thể hiện số lượng các vụ cướp của giết người theo ghi nhận của cảnh sát. Ở hình trên cùng, có thể loại trừ giả thuyết cho rằng phán quyết tử hình mà Toà án Quận đưa ra ở tháng đầu tiên sẽ dẫn tới phán quyết tương tự ở các tháng tiếp theo. Giả thuyết này có thể bị loại trừ vì quãng tin cậy 95% (thể hiện bằng đường gạch rời và chấm) chứa giá trị bằng 0. Ở hình dưới cùng, có thể loại trừ giả thuyết cho rằng phán quyết áp dụng án tử hình mà Toà án Quận đưa ra có tác dụng răn đe tội phạm cướp của giết người vì quãng tin cậy 95% chứa giá trị bằng 0.

Biểu đồ 4: Phản ứng tức thời đối với những lần Toà án Quận ở Nhật Bản ra phán quyết tử hình trong các vụ cướp của giết người.

Tác động của phán quyết tử hình đối với số lần phán quyết tử hình

4 Trong các phản ứng tức thời được thể hiện ở Biểu đồ 4 và được tóm tắt trong nội dung bài viết, một phán quyết tử hình do Toà án Quận tuyên được sử dụng để minh hoạ tất cả những “tác động” chung mà hình phạt tử hình gây ra đối với tội giết người và cướp của giết người. Cụ thể là đối với tất cả các biến số hình phạt tử hình độc lập được sử dụng trong nghiên cứu này, có thể loại trừ giả định cho rằng một hay nhiều biến số đó có tác động răn đe đối với tội phạm giết người (hoăc cướp của giết người) vì quãng tin cậy 95% chứa giá trị bằng 0.

Page 15: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

15ALCBRIEFINGPAPER 11

Tác động của phán quyết tử hình đối với số vụ án cướp của giết người

Ghi chú: Biểu đồ này thể hiện phản ứng tức thời của một tự hồi quy vector. Ở cả hai biểu đồ trên và dưới, đường trục thẳng biểu thị tháng, và số phán quyết áp dụng án tử hình mà một Toà án Quận đưa ra trong tháng đầu tiên (một “tác động” trong mô hình VAR), trong khi đó, trục ngang biểu thị biên độ phán quyết tử hình do Toà án Quận đưa ra và số phán quyết tử hình phản ứng lại đối với số lượng phán quyết tử hình ở Toà án Quận. Biểu đồ trên thể hiện phản ứng của số lượng phán quyết tử hình sau khi một án tử hình được đưa ra ở một Toà án Quận trong tháng đầu tiên. Ở biểu đồ này, có thể loại trừ giả thuyết về việc một phán quyết tử hình được Toà án Quận ra ở tháng đầu tiên dẫn tới phán quyết tử hình ở các tháng tiếp theo vì quãng tự tin xác suất 95% chứa giá trị bằng 0. Biểu đồ dưới thể hiện phản ứng của tội phạm cướp của giết người đối với một phán quyết tử hình do một Toà án Quận đưa ra ở tháng đầu tiên. Ở biểu đồ này, có thể loại trừ giả thuyết phán quyết tử hình ở Toà án Quận có tác dụng răn đe tội phạm cướp của giết người vì quãng tự tin xác suất 95% chứa giá trị bằng 0.

KếT quả

Tương đối khó để có thể diễn giải các số liệu tự hồi quy vector và phản ứng tức thời cho những độc giả chưa được đào tạo chuyên ngành về các phương pháp xác suất thống kê này. Do đó, các kết luận chính của nghiên cứu này sẽ được trình bày dưới dạng bảng tính.

Bảng 1 thể hiện các kết quả liên quan đến tội giết người. Không một biến số nào liên quan đến hình phạt tử hình – bao gồm cả số bản án tử hình đã được tuyên và thi hành – có tác động đến tội phạm giết người. Tuy nhiên, kết quả của ba trong bốn mô hình cho thấy các biện pháp cải cách pháp luật nhằm “nghiêm trị [tội phạm]” (cụ thể là tăng mức tối đa của hình phạt tù có thời hạn và kéo dài thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình

Page 16: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

1611ALCBRIEFINGPAPER

16

sự) có tác động đáng kể đến số vụ giết người. Ngược lại, kết quả của ba trong bốn mô hình cho thấy tỉ lệ thất nghiệp không có tác động đáng kể đến số vụ giết người.

Bảng 2 thể hiện các kết quả liên quan đến tội cướp của giết người. Ở đây, kết quả từ tất cả các mô hình VAR cũng cho thấy không có một biến số nào liên quan đến hình phạt tử hình có tác động đáng kể đến số vụ cướp của giết người. Trong khi đó, những cải cách pháp luật theo hướng “nghiêm trị [tội phạm]” vào năm 2005 và tỉ lệ thất nghiệp lại có tác động đáng kể.

Cuối cùng, các bài kiểm tra VAR cũng được tiến hành để xác định xem hình phạt tử hình ở Nhật Bản có tác dụng ngăn chặn tội phạm giết người và cướp của giết người hay không khi mà số vụ thi hành án tử hình tăng mạnh trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 1 năm 2009 (xem chú thích 2). Các kết luận cuối cùng không có gì thay đổi. Ngay cả trong giai đoạn Nhật Bản thi hành án tử hình mạnh mẽ nhất tính từ thời điểm giữa những năm 1970, không có bằng chứng nào cho thấy tác dụng răn đe của hình phạt tử hình đối với tội phạm giết người hoặc cướp của giết người.

Bảng 1: Tác động của Các Phán quyết Tử hình, Các vụ Thi hành án Tử hình, Cải cách Pháp luật Hình sự, và Tỉ lệ Thất nghiệp Đối với Tội Giết người ở Nhật Bản

Phản ứng Tức thời Cải cách Pháp luật Tỉ lệ Thấp nghiệp

Tác động của Các Vụ Thi hành án Tử hình Đối với Tội Giết người

Không có tác động Không đáng kể(p=0.071)

Đáng kể (p=0.017)

Tác động của Các Phán quyết Tử hình của Toà án Quận Đối với Tội Giết người

Không đáng kể (p=0.077)

Đáng kể (p=0.017) Không có tác động

Tác động của Các Phán quyết Tử hình của Toà án Tối cao Đối với Tội Giết người

Không có tác động Đáng kể (p=0.013) Đáng kể (p=0.003)

Page 17: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

17ALCBRIEFINGPAPER 11

Phản ứng Tức thời Cải cách Pháp luật Tỉ lệ Thấp nghiệp

Tác động của Tất cả Các Phán quyết Tử hình Đối với Tội Giết người

Không có tác động

Đáng kể (p=0.008)

Không đáng kể (p=0.056)

Ghi chú: “Không có tác động” có nghĩa là trong khoảng tin cậy 95%.

Bảng 2: Tác động của Các Phán quyết Tử hình, Các vụ Thi hành án Tử hình, Cải cách Pháp luật Hình sự, và Tỉ lệ Thất nghiệp Đối với Tội Cướp của Giết người ở Nhật Bản

Phản ứng Tức thời Cải cách Pháp luật Tỉ lệ Thất nghiệp

Tác động của Các vụ Thi hành án tử hình Đối với Tội Cướp của Giết người

Không có tác động Đáng kể (p=0.000) Đáng kể (p=0.000)

Tác động của Các Phán quyết Tử hình của Toà án Quận Đối với Tội Cướp của Giết người

Không có tác động Đáng kể (p=0.000) Đáng kể (p=0.000)

Tác động của Các Phán quyết Tử hình của Toà án Tối cao Đối với Tội Cướp của Giết người

Không có tác động Đáng kể (p=0.000) Đáng kể (p=0.000)

Tác động của Tất cả Các Phán quyết Tử hình Đối với Tội Cướp của Giết người

Không có tác động Đáng kể (p=0.000) Đáng kể (p=0.000)

Ghi chú: “Không có tác động” có nghĩa là trong khoảng tin cậy 95%.

Page 18: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

1811ALCBRIEFINGPAPER

18

Thảo luậN

Nghiên cứu này xem xét tác dụng răn đe của hình phạt tử hình ở Nhật Bản từ năm 1990 đến năm 2000. Nghiên cứu đi đến hai kết luận chính. Thứ nhất, hình phạt tử hình không có tác dụng ngăn chặn cả tội phạm giết người lẫn tội phạm cướp của giết người. Kết quả này rất đáng chú ý bởi vì hệ thống tư pháp hình sự Nhật Bản trừng phạt tội phạm cướp của giết người nặng hơn tội phạm giết người thông thường, và cũng vì tội cướp của giết người thường là tội phạm có dự mưu. Ở Nhật Bản, tội cướp của giết người là tội có thể tìm thấy tác dụng ngăn chặn của hình phạt tử hình dễ dàng nhất, nhưng ngay cả đối với tội danh này cũng không có bằng chứng nào cho thấy tác dụng ngăn chặn đó. Thứ hai, các cải cách pháp luật mang tính răn đe có tác dụng ngăn chặn tội phạm cướp của giết người ở Nhật Bản, trong khi các bằng chứng về tác dụng của những cải cách này đối với tội phạm giết người lại lẫn lộn không rõ ràng. Các cải cách theo hướng “nghiêm trị” nhưng không liên quan đến hình phạt tử hình dường như có tác dụng ngăn chặn một số loại tội phạm giết người. Tương tự, các chính sách vĩ mô nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp dường như cũng có tác dụng này, mặc dù từ mô hình của chúng tôi, bằng chứng về tác dụng này đối với tội cướp của giết người rõ ràng hơn là đối với tội giết người.

Vậy đâu là nguyên nhân của các tác động trái ngược mà hình phạt tử hình và các cải cách pháp luật mang tính răn đe ở Nhật Bản mang lại? Trong phần lớn các vụ giết người đã được tìm ra được thủ phạm, người phạm tội thường bị kết án tù mà mức cao nhất là chung thân (và người bị kết án có thể được cho chấp hành tại ngoại), chứ không phải là án tử hình.

Những cải cách pháp luật nhằm nới rộng khung hình phạt tù có thời hạn có thể tác động đến những tính toán của tội phạm tiềm năng hơn là những thay đổi trong việc thi hành án tử hình. Tương tự, việc kéo dài thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự có thể làm cho tội phạm tiềm năng lo ngại hơn về khả năng có thể bị bắt giữ. Và bởi vì các tiêu chuẩn quyết định hình phạt trong hệ thống tư pháp Nhật Bản được duy trì khá ổn định theo thời gian và áp dụng nhất quán ở tất cả các toà án, những thay đổi về số lượng phán quyết tử hình thường ảnh hưởng đến những tính toán của tội phạm tiềm năng ít hơn là những thay đổi về mặt luật pháp liên quan đến mức tối đa của hình phạt [tù có thời hạn].

Nghiên cứu này không thể trả lời dứt khoát tất cả các câu hỏi liên quan đến hình phạt tử hình và tác dụng răn đe của nó đối với tội phạm giết người ở Nhật Bản. Các dữ liệu thu thập được chỉ bao gồm một giai đoạn kéo dài hai thập kỷ. Các kết quả nghiên cứu có thể thay đổi nếu chúng ta xem xét một khoảng thời gian khác hoặc xác định một mô hình nghiên cứu khác. Tuy vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu nữa về đề tài này, song phát hiện chính của nghiên cứu này về việc “án tử hình không có tác dụng răn đe đáng kể” nhất quán với phát hiện của các nghiên cứu đã được bình duyệt gần đây về án tử hình và tác dụng răn đe của án tử hình ở Singapore (Zimring, Fagan, và Johnson, 2010) và Trinidad và Tobago (Greenberg và Agozino, 2011), cũng như phát hiện của

Page 19: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

19ALCBRIEFINGPAPER 11

các nghiên cứu trước đây về tác dụng răn đe [của hình phạt tử hình] ở Nhật Bản (Matsumura và Takeuchi, 1990; Sakamoto, Sekiguchi, Shinkyu, và Okada, 2001; Mori, 2016) và ở Mỹ (Fagan, 2006; Donohue và Wolfers, 2009; Gerritzen và Kirchgassner, 2016). Kết luận của chúng tôi về việc án tử hình không có tác dụng ngăn chặn tội phạm giết người hoặc tội cướp của giết người ở Nhật có thể bị phản bác vì nhiều lý do, ngoại trừ lý do kết luận này không nhất quán với kết quả của các nghiên cứu trước đó.

Phát hiện chính của nghiên cứu này cũng nhất quán với các xu hướng liên quan đến tội phạm và hình phạt tử hình ở Nhật Bản thời hậu chiến. Số lượng các vụ giết người ở Nhật Bản đã giảm hơn 80% kể từ những năm 1950. Cũng trong giai đoạn này, số vụ thi hành án tử hình trung bình hàng năm cũng giảm từ 24,6 vụ/năm vào những năm 1950 xuống còn 4,6 vụ/năm vào những năm 2000 – giảm hơn 80% trong khi dân số nước này tăng hơn 50%. Tội phạm giết người đang dần biến mất ở Nhật Bản (Johnson, 2008), đặc biệt là trong nhóm nam thanh niên – số lượng tội phạm giết người thuộc nhóm này hiện chỉ bằng 1/10 so với những năm 1950. Số tội phạm giết người thuộc nhóm nam giới ở độ tuổi 50 cao ngang ngửa với số tội phạm giết người thuộc nhóm nam giới ở độ tuổi từ 20 đến 24 – một tỉ lệ phân bố tội phạm theo độ tuổi hiếm thấy ở các xã hội khác. Có thể lập luận rằng việc tội phạm giết người dần biến mất ở Nhật Bản là vì các nam thanh niên đặc biệt nhạy cảm với hình phạt tử hình, nhưng lập luận này dường như lại mâu thuẫn với những hiểu biết thông thường của tội phạm học về độ tuổi và xu hướng chấp nhận rủi ro (Gottfredson và Hirschi, 1990).

Việc thi hành án tử hình ở Nhật Bản được thực hiện ở một mức độ bí mật hiếm thấy ở những xã hội khác. Điều này làm nảy sinh câu hỏi là liệu rằng các phát hiện về việc “[hình phạt tử hình] không có tác dụng răn đe” có bắt nguồn từ việc người dân không có đủ thông tin về thi hình án tử hình hay không. [Tuy nhiên,] trong khoảng thời gian mà nghiên cứu này xem xét thì tất cả các vụ thi hành án tử hình đều được công bố sau khi được tiến hành, còn tất cả các phán quyết tử hình đều được truyền thông đưa tin vào ngày ra phán quyết hoặc một ngày sau đó. Hơn nữa, trong nghiên cứu duy nhất đã được công bố về hình phạt tử hình, hoạt động đưa tin của truyền thông và tác dụng răn đe [của hình phạt], [các tác giả] đã kết luận rằng việc tường thuật rộng rãi hơn về hình phạt tử hình không giúp ích cho việc nâng cao tác dụng răn đe của hình phạt này đối với các tội giết người, cướp của, hiếp dâm hoặc cố ý gây hoả hoạn (Sakamoto, Sekiguchi, Shinkyu, và Okada, 2001). Tóm lại, việc Nhật Bản thi hành án tử hình trong bí mật có thể không phải là nguyên nhân của việc “án tử hình không có tác dụng dăn đe”. Song, vẫn cần có thêm các nghiên cứu về vấn đề này. Muốn vậy, chính phủ Nhật cần cung cấp thêm dữ liệu (trong đó có dữ liệu hàng tháng về tội phạm) cho các nhà nghiên cứu để họ có thể tiến hành các nghiên cứu chất lượng.

Các học giả đã nghiên cứu về hình phạt tử hình và tác dụng răn đe của hình phạt này đối với tội phạm giết người ở Mỹ trong nhiều thập kỷ, nhưng phần lớn những nghiên cứu này đều thiếu sót một cách trầm trọng. Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (National Research Council) (2012) đã đưa ra nhiều khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng của các nghiên cứu trong tương lai. Thế nhưng, nếu xem xét những chỉ trích mà Hội đồng

Page 20: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

2011ALCBRIEFINGPAPER

20

đã đưa ra đối với các nghiên cứu còn có tính hữu dụng, khó có thể hiểu được thái độ lạc quan của Hội đồng này. Theo quan điểm của tôi, tình hình nghiên cứu ở Mỹ có thể được minh họa bởi một kết luận tương tự như sau: “Không thể khẳng định được kỳ lân không tồn tại. Chúng ta chỉ có thể khẳng định là cho tới thời điểm hiện tại, chúng ta chưa tìm thấy một con kỳ lân nào” (Trefil, 1978, tr.21). Các học giả đã tìm hiểu tác động răn đe của [hình phạt tử hình] ở Mỹ hơn nửa thế kỷ. Nhưng sau khi tổng hợp kết quả của tất cả các nghiên cứu và kết luận rằng không thể phủ nhận hay chứng minh được sự tồn tại của tác dụng răn đe đó (National Research Council, 2012, tr.2) thì [chúng ta] có thể xem niềm tin vào tác dụng răn đe của án tử hình cũng như niềm tin vào sự tồn tại của kỳ lân (Sellin, 2013, tr.178).

Tuy nhiên, nếu Mỹ không cần có thêm các nghiên cứu về án tử hình và tác dụng răn đe của nó đối với tội phạm giết người thì Nhật Bản vẫn cần – và các quan chức Nhật Bản nên khuyến khích và tạo điều kiện cho những nghiên cứu như vậy. Ở nhiều quốc gia, các bằng chứng về tác dụng răn đe của án tử hình hầy như không liên quan đến quyết định cuối cùng đối với việc duy trì hình phạt này. Ở Châu Âu, (Hammel, 2010; Temkin, 2015), Mỹ (Garland, 2010) và Châu Á (Johnson và Zimring, 2009), các chính sách đối với hình phạt tử hình chủ yếu được quyết định bởi các tình cảm đạo đức, các biến đổi về chính trị và các nhà lãnh đạo tiên phong, hơn là những tính toán có tính thực dụng. Trong khi đó, các quan chức Nhật Bản thường viện dẫn tác dụng răn đe của hình phạt tử hình như một lý do cho việc tiếp tục duy trì và thi hành hình phạt này. Sau khi nghiên cứu này được công bố, họ sẽ không thể khẳng định một cách chắc chắn là quan điểm duy trì hình phạt tử hình được hỗ trợ bởi các bằng chứng thực nghiệm thuyết phục. Tuy vậy, họ có thể lập luận rằng quan điểm này phù hợp với “quan niệm thông thường” (common sense). Tất nhiên, đã từng có thời, “quan niệm thông thường” cho rằng trái đất hình đĩa phẳng.

Page 21: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

21ALCBRIEFINGPAPER 11

Tài liệu Tham Khảo

Akiba, Hiroya. 1991. “The Deterrent Effect Reconsidered: The Minimum Time Approach.” [Xem xét lại Tác dụng Răn đe [của Hình phạt]: Tiếp cận từ Phương pháp Thời gian Tối thiểu] Journal of Socio-Economics (Journal of Behavioral Economics). [Tạp chí Kinh tế học Xã hội (Tạp chí Kinh tế học Hành vi)] Tập 20, Số 2: 181-192.

Akiba, Hiroya. 1993. Hanzai no Keizaigaku. Tokyo: Taga Shuppan.

Berk, Richard. 2005. “New Claims about Executions and General Deterrence: Déjà Vu All Over Again?” [Những Luận điểm Mới về Thi hành án Tử hình và Tác động Phòng ngừa Chung: Sự Trở lại Của Cảm giác về Quá khứ?] Journal of Empirical Legal Studies. [Tạp chí Nghiên cứu Pháp luật Thực nghiệm] Tập 2, Số 2: 303-330.

Chen, Joe, Yun Cheong Choi, Kota Mori, Yasuyuki Sawada, và Saki Sugan. 2012. “Recession, Unemployment, and Suicide in Japan.” [Suy thoái, Thất nghiệp và Nạn Tự tử ở Nhật Bản] Japan Labor Review [Tạp chí Lao động Nhật Bản]. Tập 9, Số 2: 75-92.

The Death Penalty Project [Dự án Hình phạt Tử hình], 2013. The Death Penalty in Japan: A Report on Japan’s Legal Obligations Under the International Covenant on Civil and Political Rights and an Assessment of Public Attitudes to Capital Punishment. [Hình phạt Tử hình ở Nhật Bản: Báo cáo về Nghĩa vụ Pháp lý của Nhật bản theo Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và Đánh giá về Thái độ của Công chúng Đối với Hình phạt Tử hình] London: The Death Penalty Project. Trang 1-56.

Donohue, John, và Justin Wolfers. 2006. “Uses and Abuses of Empirical Evidence in the Death Penalty Debate.” [Sử dụng và Lạm dụng Bằng chứng Thực nghiệm trong Tranh luận về Hình phạt Tử hình] Stanford Law Review. [Tạp chí Luật Stanford] Tập 58: 791-846.

Donohue, John, và Justin Wolfers. 2009. “Estimating the Impact of the Death Penalty on Murder.” [Ước tính Tác động của Hình phạt Tử hình Đối với Tội phạm Giết người] American Law and Economics Review. [Tạp chí Luật và Kinh tế học Hoa Kỳ] Tập 11, Số 2: 249-309.

Donohue, John J. 2016. “Empirical Analysis and the Fate of Capital Punishment.” [Các Phân tích Thực nghiệm và Số phận của Hình phạt Tử hình] Duke Journal of Constitutional Law and Public Policy. [Tạp chí Luật Hiến pháp và Chính sách công Duke] Tập 11: 51-106.

Ehrlich, Isaac. 1975. “The Deterrent Effect of Capital Punishment: A Question of Life and Death.” [Tác dụng Răn đe của Hình phạt Tử hình: Câu hỏi về Sự sống và Cái chết] American Economic Review. [Tạp chí Kinh tế Mỹ] Tập 65, Số 3: 397-417.

Page 22: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

2211ALCBRIEFINGPAPER

22

Fagan, Jeffrey. 2006. “Death and Deterrence Redux: Science, Law, and Causal Reasoning on Capital Punishment” [Tử hình và Sự Trở lại của Tác động Ngăn ngừa: Khoa học, Pháp luật và Lập luận Nhân-Quả về Hình phạt Tử hình] (Walter Reckless Memorial Lecture [Bài giảng Tưởng niệm Walter Reckless]). Ohio State Journal of Criminal Law. [Tạp chí Luật Hình sự Tiểu bang Ohio] Tập 4: 255-320.

Fagan, Jeffrey, Franklin E. Zimring, và Amanda Geller. 2006. “Capital Punishment and Capital Murder: Market Share and the Deterrent Effects of the Death Penalty.” [Hình phạt Tử hình và Tội phạm Giết người Bị Tử hình: Thị phần và Tác dụng Răn đe của Hình phạt Tử hình] Texas Law Review. [Tạp chí Luật Texas] Tập 84: 1803-1868.

Garland, David. 2010. Peculiar Institution: America’s Death Penalty in an Age of Abolition. [Một Thiết chế Kỳ quặc: Hình phạt Tử hình ở Mỹ trong Thời đại Bãi bỏ [Án Tử hình]] Cambridge, MA: The Belknap Press of Harvard University Press [NXB Belknap thuộc NXB Đại học Havard].

Gerritzen, Berit C., và Gebhard Kirchgassner. 2016. “Facts or Ideology: What Determines the Results of Econometric Estimates of the Deterrent Effect of the Death Penalty? A Meta-Analysis.” [Sự thật và Lý tưởng: Các Nhân tố Quyết định Các Ước tính bằng Toán Kinh tế Đối với Tác dụng Răn đe của Hình phạt Tử hình? Phân tích Tổng hợp] Open Journal of Social Sciences. [Tạp chí Mở về Khoa học Xã hội] Tập 4, Số 6: 178-202.

Gottfredson, Michael R., và Travis Hirschi. 1990. A General Theory of Crime. [Lý luận chung về Tội phạm] Stanford, CA: Stanford University Press [NXB Đại học Stanford].

Greenberg, David F., và Biko Agozino. 2011. “Executions, Imprisonment and Crime in Trinidad and Tobago.” [Tử hình, Hình phạt Tù và Tội phạm ở Trinidad và Tobago] British Journal of Criminology. [Tạp chí Tội phạm học Anh] Tập 52, Số 1: 113-140.

Hammel, Andrew. 2010. Ending the Death Penalty: The European Experience in Global Perspective. New York: Palgrave Macmillan.

Johnson, David T. 2002. The Japanese Way of Justice: Prosecuting Crime in Japan. [Công lý Kiểu Nhật bản: Truy tố Tội phạm ở Nhật Bản] New York: Oxford University Press [NXB Đại học Oxford].

Johnson, David T. 2006. “Where the State Kills in Secret: Capital Punishment in Japan.” [Quốc gia Thi hành án Tử hình trong Bí mât: Hình phạt Tử hình ở Nhật Bản] Punishment & Society. [Hình phạt và Xã hội] Tập 8, Số 3: 251-286.

Johnson, David T. 2008. “The Homicide Drop in Postwar Japan.” [Sự Suy giảm của Tội phạm Giết người ở Nhật thời Hậu chiến] Homicide Studies. [Nghiên cứu Tội phạm Giết người] Tập 12 Số 1: 146-160.

Page 23: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

23ALCBRIEFINGPAPER 11

Johnson, David T. 2011. “American Capital Punishment in Comparative Perspective.” [Hình phạt Tử hình ở Mỹ từ Góc nhìn So sánh] Law & Social Inquiry. [Pháp luật và Các Vấn đề Xã hội] Tập 36, Số 4: 1033-1061.

Johnson, David T. 2013. “Progress and Problems in Japanese Capital Punishment.” [Những Tiến bộ và Tồn tại trong Hình phạt Tử hình ở Nhật] trong Roger Hood và Surya Deva (chủ biên), Confronting Capital Punishment in Asia: Human Rights, Politics, and Public Opinion. [Đối diện với Hình phạt Tử hình ở Châu Á: Quyền Con người, Hệ thống Chính trị và Quan điểm của Công chúng] Oxford: Oxford University Press [NXB Đại học Oxford]. Trang 168-184.

Johnson, David T., và Franklin E. Zimring. 2009. The Next Frontier: National Development, Political Change, and the Death Penalty in Asia. [Trận tuyến Tiếp theo: Sự Tiến bộ ở Các Quốc gia, Những Thay đổi về Chính trị, và Hình phạt Tử hình ở Châu Á] New York: Oxford University Press [NXB Đại học Oxford].

Leonardsen, Dag. 2004. Japan as a Low-Crime Nation. [Nhật Bản, Quốc gia Có Tỉ lệ Tội phạm Thấp] New York: Palgrave Macmillan.

Matsumura, Ryosuke, và Takeuchi. 1990. “Shikei wa Hanzai o Yokushi Suru no ka: Arikku no Bunsetsu no Nihon e noTekiyo no Kokoromi.” Jurisuto. Vol. 959: 103-107.

Mori, Daiho. 2016. “Nihon no Shikei ni kansuru Futatsu no Keiryo Bunsetsu no Saikento.” Báo cáo phát biểu ở cuộc họp của Hiệp hội Luật pháp và Kinh tế Nhật Bản, ngày 5 tháng 11 ăm 2016, trang 1-26.

Muramatsu, Kanji. 2016. “Nihon ni okeru Shikei no Kinnen no Doko.” Komazawa Daigaku Keizaigakuronshu. Vol.47, No.3:1-12.

Muramatsu Kanji, David T. Johnson, và Koiti Yano. 2017. “Nihon ni okeru Shikei to Genbatsuka no Hanzai Yokushi Koka no Jissho Bunsetsu” [Phân tích Thực chứng Về Tác dụng Răn đe Của Hình phạt Tử hình Và Của Việc Tăng Hình phạt Ở Nhật Bản]. Hanzai o Do Fesugu ka [Làm Thế nào Để Ngăn ngừa Tội phạm], tập 6 trong sê-ri Keiji Shiho o Kangaeru [Suy ngẫm Về Nhận thức Mới Đối với Tư pháp Hình sự], chủ biên Koichi Hamai (Tokyo: Iwanami Shoten), pp.157-182.

Muramatsu Kanji, David T. Johnson, và Koiti Yano. 2018. “The Death Penalty and Homicide Deterrence in Japan.” [Hình phạt Tử hình và Phòng ngừa Tội phạm Giết người ở Nhật Bản] Punishment & Society. [Hình phạt & Xã hội] Tập 20 (sắp xuất bản).

National Research Council [Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia]. 1978. Deterrence and Incapacitation: Estimating the Effects of Criminal Sanctions on Crime Rates [Tác dụng Răn đe và Tước quyền Dân sự: Đánh giá Tác động của Hình phạt Đối với Tỉ lệ Tội phạm]. Panel on Research on Deterrent and Incapacitative Effects [Tiểu ban Nghiên cứu Tác dụng Răn đe và Tước quyền Dân sự], biên

Page 24: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

2411ALCBRIEFINGPAPER

24

tập bởi Alfred Blumstein, Jacqueline Cohen, và Daniel S. Nagin. Washington D.C.: The National Academies Press [NXB Học thuật Quốc gia].

National Research Council [Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia]. 2012. Deterrence and the Death Penalty [Tác dụng Răn đe và Hình phạt Tử hình]. Committee on Deterrence and the Death Penalty [Uỷ ban Nghiên cứu Tác dụng Răn đe và Hình phạt Tử hình], biên tập bởi Daniel S. Nagin và John V. Pepper . Washington, D.C.: The National Academies Press [NXB Học thuật Quốc gia].

Park, Won-Kyu. 2006. Trends in Crime Rates in Postwar Japan: A Structural Perspective. [Xu hướng của Chỉ số Tội phạm ở Nhật Bản thời Hậu chiến: Góc nhìn Thiết chế] Law and Political Science Series of the University of Kitakyushu [Tập Bài viết về Luật và Khoa học Chính trị của Đại học Kitakyushu]: Shinzansha.

Pew Research Center [Trung tâm nghiên cứu Pew]. 2015. “Less Support for Death Penalty, Especially Among Democrats.” [Ngày càng Có Ít Người Ủng hộ Hình phạt Tử hình, Đặc biệt là từ Đảng Dân chủ] ngày 16 tháng 4. <http://www.people-press.org/2015/04/16/less-support-for-death-penalty-especially-among-democrats/>.

Radelet, Michael L., và Traci L. Lacock. 2009. “Do Executions Lower Homicide Rates?: The Views of Leading Criminologists.” [Thi hành án Tử hình Có Làm giảm Số vụ Giết người?: Quan điểm của Các Nhà Tội phạm học Hàng đầu] Journal of Criminal Law & Criminology. [Tạp chí Luật Hình sự & Tội phạm học] Tập 99, Số 2: 489-508.

Sakamoto, Akira, Kiyoko Sekiguchi, Aya Shinkyu, và Yuko Okada. 2001. “Does the Media Coverage of Capital Punishment Have a Deterrence Effect on the Occurrence of Brutal Crime? An Analysis of the Japanese Time-Series Data from 1959-1990.” [Việc Báo chí Đưa tin về Hình phạt Tử hình Có Đem lại Tác động Phòng ngừa Đối với Các Tội phạm Tàn ác? Phân tích Dữ liệu Chuỗi Thời gian của Nhật Bản Giai đoạn 1959—1990] Ochanomizu University [Đại học Ochanomizu], Tokyo (ngày 12 tháng 5), trang 1-21.

Sato, Mai. 2014. The Death Penalty in Japan: Will the Public Tolerate Abolition? [HÌnh phạt Tử hình ở Nhật Bản: Liệu Công chúng Có Chấp nhận Bỏ Án Tử hình?] Stuttgart: Springer VS.

Schmidt, Petra. 2002. Capital Punishment in Japan. [Hình phạt Tử hình ở Nhật Bản] Leiden, The Netherlands: Brill.

Sellin, Throsten. 1951. “The Death Penalty and the Problem of Deterrence in Great Britain.” [Hình phạt Tử hình và Vấn đề Răn đe Tội phạm ở Anh Quốc] trong Minutes of Evidence, Taken Before the Royal Commission on Capital Punishment, Thirtieth Day, 1st February 1951. [Biên bản Chứng cứ, Trình bày trước Uỷ ban Hoàng gia về Hình phạt Tử hình, Ngày thứ 30, 01/02/1951] London: H.M.S.O.

Page 25: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

25ALCBRIEFINGPAPER 11

Sellin, Thorsten. 2013. The Penalty of Death. [Hình phạt Tử hình] Los Angeles: Sage (xuất bản lần đầu năm 1980).

Tagusari, Maiko. 2017. “Nihon no Shikei: Sono Unyo no Ittan o Keiki toshite.” Hogakukan Kenpo Kenkyushoho. Tập 16, Số 6 (tháng 4): 31-46.

Takeda, Masahiro. 2014. “Kensatsu wa Taisho Jiken o Shincho ni Kiso: Saibanin Kohosha Jitairitsu, 60% Koeru: Saibanin Seido Kaishi kara 5nen.” Journalism. September: 136-143.

Temkin, Moshik. 2015. “The Great Divergence: The Death Penalty in the United States and the Failure of Abolition in Transatlantic Perspective.” [Sự Khác biệt Lớn: Hình phạt Tử hình ở Hoa Kỳ và Sự Thất bại của Việc Bãi bỏ Án Tử hình từ Góc nhìn Xuyên Đại Tây dương] Harvard Kennedy School Faculty Research Working Paper Series [Chuỗi Bài luận Nghiên cứu của Khoa Nghiên cứu, Trường Kennedy, Đại học Harvard]. tháng 7: 1-65.

Trefil, James S. 1978. “A Consumer’s Guide to Pseudoscience.” [Chỉ dẫn cho Người Tiêu dùng về Thuật Nguỵ biện] Saturday Review. [Tạp chí Thứ Bảy] Tập 5 (ngày 28 tháng 4), trang 21.

Zimring, Franklin E., Jeffrey Fagan, và David T. Johnson. 2010. “Executions, Deterrence, and Homicide: A Tale of Two Cities.” [Tử hình, Tác dụng Răn đe và Tội Giết người: Chuyện kể về Hai Thành phố] Journal of Empirical Legal Studies. [Tạp chí Nghiên cứu Pháp luật Thực nghiệm] Tập 7, Số 1: 1-29.

Page 26: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

2611ALCBRIEFINGPAPER

26

aLC Briefing paper SerieS

No. Title Author(s)No 10 (2017) ‘The Death Penalty and

Its Reduction in Asia: An Overview’

Professor Pip Nicholson

No 9 (2017) ‘Judicial Discretion and Death Penalty Reform in China: Drug Transportation and Homicide as Exemplars of Two Reform Paths’

Professor Susan Trevaskes

No 8 (2017) ‘Understanding the Death Penalty in India: The Challenges and Potential of Empirical Research’

Professor Anup Surendranath

No 7 (2017) ‘The Functions of Death Penalty Clemency in Southeast Asia: Comparative Lessons for Vietnam’

Dr Daniel Pascoe

Page 27: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

27ALCBRIEFINGPAPER 11

No. Title Author(s)No 6 (2017) ‘A Brief Introduction to the

Chinese Judicial System and Court Hierarchy’

Yifan Wang, Sarah Biddulph and Andrew Godwin

No 5 (2015) ‘Islam, Democracy and the Future of the Death Penalty’

Professor Dr Jimly Asshiddiqie, SH

No 4 (2015) ‘Death Penalty and the Road Ahead: A Case Study of Indonesia’

Professor Todung Mulya Lubis

No 3 (2015) ‘Legal Services under the China-Australia Free Trade Agreement: Surveying the Landscape’

Mr Andrew Godwin and Mr Timothy Howse

Page 28: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

2811ALCBRIEFINGPAPER

28

No. Title Author(s)No 2 (2014) ‘Drug-Related Crimes

Under Vietnamese Criminal Law: Sentencing and Clemency in Law and Practice’

Dr Nguyen Thi Phuong Hoa

No 1 (2014) ‘Clemency in Southeast Asian Death Penalty Cases’

Dr Daniel Pascoe

Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á có thể được tải xuống miễn phí tại http://law.unimelb.edu.au/centres/alc/research/publications/alc-briefing-paper-

series.

Page 29: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

29ALCBRIEFINGPAPER 11

Page 30: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

3011ALCBRIEFINGPAPER

30

Page 31: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

31ALCBRIEFINGPAPER 11

Page 32: . t - law.unimelb.edu.au · BÁO CÁO TÓM TẮT CỦA TRUNG TÂM LUẬT CHÂU Á Chuỗi Báo cáo Tóm tắt của Trung tâm Luật Châu Á được biên tập bởi Giáo sư

Asian Law Centre Melbourne Law School

The University of Melbourne www.law.unimelb.edu.au/centres/alc

[email protected]