SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ...

32
1 SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ xã hội của ADB Dòng Sông Trong Lành, Cuộc Sống Phồn Vinh Bản quyền thuộc về: Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) Nhóm tác giả: Đặng Ngọc Quang Phan Thị Ngọc Thúy Dương Thu Hằng Hoàng Thị Tú Oanh

Transcript of SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ...

Page 1: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

D ò n g S ô n g T r o n g L à n h ,

C u ộ c S ố n g P h ồ n V i n h

1

SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát

chính sách bảo trợ xã hội của ADB

D ò n g S ô n g T r o n g L à n h , C u ộ c S ố n g P h ồ n V i n h

Bản quyền thuộc về: Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN)

Nhóm tác giả: Đặng Ngọc Quang

Phan Thị Ngọc ThúyDương Thu Hằng

Hoàng Thị Tú Oanh

Page 2: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Sổ ta

y hư

ớng

dẫn

thực

hàn

h

2

MỤC LỤCGiới thiệu................................................................................................................................ Phần1: Thông tin chung...........................................................................................

Giới thiệu về Ngân hàng Phát triển Châu Á, các hoạt động hiện nay ở Việt Nam.......... Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ................................................................... Các thuật ngữ và khái niệm có trong dự án của ADB thường dùng................. Chính sách bảo trợ xã hội của ADB (SPS).........................................................................

Phần 2: Các bước thực hiện......................................................................................Câu hỏi cần trả lời trước khi bắt đầu................................................................................. Quá trình giám sát một dự án do ADB tài trợ.................................................................. Giai đoạn Chuẩn bị............................................................................................................ Bước 1: Tìm hiểu dự án và chọn điểm giám sát................................................... Bước 2: Thành lập nhóm giám sát và xây dựng kế hoạch giám sát sơ bộ......... Bước 3: Thông qua các thủ tục được vào giám sát với chính quyền địa phương...... Bước 4: Tiền trạm, chỉnh sửa lại kế hoạch thực hiện, xây dựng khung giám sát....... Bước 5: Xây dựng bộ công cụ đánh giá và tập huấn cho nhóm giám sát.........

Giai đoạn Thực hiện giám sát............................................................................................... Bước 6: Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và thành lập nhóm giám sát cộng đồng..... Bước 7: Thu thập thông tin về việc thực thi chính sách bảo trợ xã hội của dự án.....

Giai đoạn Báo cáo và sử dụng kết quả............................................................................... Bước 8: Tổng hợp thông tin, phân tích, đánh giá và viết báo cáo...................... Bước 9: Chia sẻ và kiểm chứng thông tin............................................................. Bước 10: Lập kế hoạch theo dõi sau đánh giá......................................................

Phần 3: Cách sử dụng kết quả để thực hiện vận động chính sách...........................

Phụ lục Phụ lục1. Một số chính sách và hướng dẫn của ADB.......................................... Phụ lục 2. Một số chính sách và pháp luật liên quan của nhà nước Việt Nam....... Phụ lục 3. Chủ đề tham vấn trong các dự án có yêu cầu tái định cư không tự nguyện.................................................................................................. Phụ lục 4. Một số câu hỏi thảo luận ở các dự án có yêu cầu tái định cư không tự nguyện..................................................................................... Phụ lục 5. Bản kiểm phỏng vấn linh hoạt hộ gia đình........................................

4

6

667

7

99

10

101012131315

181819

20202020

21

2324

25

2828

Page 3: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Giám

sát Chính sách Bảo trợ Xã hội của AD

B

D ò n g S ô n g T r o n g L à n h ,

C u ộ c S ố n g P h ồ n V i n h

3

TỪ VIẾT TẮTADB Ngân hàng Phát triển Châu Á

BQL Ban quản lý

CPS Chiến lược và Chương trình quốc gia

MT Mục tiêu

EMP Kế hoạch quản lý môi trường

IPP Kế hoạch dân tộc bản địa

OSI Viện Xã hội Mở

PCP Chính sách Công bố Thông tin

PRA Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng

TA Hỗ trợ kĩ thuật

SPS Tuyên bố Chính sách Bảo trợ Xã hội

XHDS Xã hội dân sự

VRN Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam

UBND Ủy ban Nhân dân

Page 4: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Sổ ta

y hư

ớng

dẫn

thực

hàn

h

4

Giới thiệuMạng Lưới Sông Ngòi Việt Nam (viết tắt là VRN) là một diễn đàn mở thu hút sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, nhà nghiên cứu, học giả, cán bộ công tác trong một số cơ quan nhà nước, cộng đồng địa phương và những người có cùng mối quan tâm đến việc bảo vệ sông ngòi và phát triển bền vững ở Việt Nam. Mạng lưới có sứ mệnh bảo vệ các dòng sông, hướng tới dòng sông trong lành - cuộc sống phồn vinh.

VRN hoạt động để góp phần bảo vệ hệ sinh thái sông và các lưu vực sông nhằm duy trì sự đa dạng sinh học cũng như nguồn sống cho các cộng đồng ở các lưu vực sông thông qua các hoạt động chia sẻ thông tin; nghiên cứu về các tác động xã hội và môi trường của các dự án xây dựng đập và các dự án phát triển khác có liên quan đến sông ngòi, tài nguyên nước, ở Việt Nam và trong khu vực đồng thời thực hiện các hoạt động vận động chính sách liên quan tới lĩnh vực này.

Từ 2008 VRN đã bắt đầu thực hiện giám sát các dự án có vốn vay từ ngân hàng phát triển, một trong số đó là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Bước đầu, Mạng lưới đã đạt được những kết quả nhất định, với mong muốn rằng trong thời gian tới đây sẽ có nhiều tổ chức XHDS tham gia vào quá trình giám sát các dự án có nguồn vốn từ ngân hàng phát triển, tạo một liên minh có thể cùng hỗ trợ cho việc giám sát này đạt được kết quả tốt. Có thể xem là những người tiên phong, chúng tôi mạnh dạn giới thiệu cuốn sổ tay hướng dẫn thực hiện giám sát chính sách bảo trợ của ADB.

Cuốn Sổ tay này được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm thực tế qua những lần thực hiện giám sát của VRN đối với các dự án ADB liên quan đến tài nguyên nước và sông ngòi. Các đúc kết này có thể chưa được hoàn chỉnh hoặc còn có nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những lời nhận xét và góp ý của độc giả. Chúng tôi cũng mong muốn rằng qua những lời góp ý, cuốn sổ tay sẽ ngày càng hoàn thiện và trở thành tài liệu hay đối với các cá nhân và tổ chức quan tâm đến lĩnh vực này. Khi sử dụng hoặc trích dẫn xin ghi chú là trích từ nguồn tài liệu này và mục đích không nhằm thu lợi nhuận.

Cuốn sách này phản ánh hoàn toàn quan điểm của nhóm tác giả, không phản ánh quan điểm của các tổ chức tài trợ. Hình ảnh trong cuốn sách được sử dụng từ Sổ tay tập huấn: “Nghệ thuật xây dựng năng lực thúc đẩy” - RECOFTC.

Ban biên tập

Page 5: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

D ò n g S ô n g T r o n g L à n h ,

C u ộ c S ố n g P h ồ n V i n h

5

Giám

sát Chính sách Bảo trợ Xã hội của AD

B

Chủ đề của cuốn sổ tay này là gì?Cuốn cẩm nang này được thiết kế cho các tổ chức XHDS thực hiện các hoạt động giám sát chính sách bảo trợ do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ. Với các bước thực hiện được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế, chúng tôi hy vọng các tổ chức XHDS sẽ có cái nhìn tổng quát về quy trình giám sát chính sách bảo trợ xã hội. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa ra các câu hỏi gợi ý để việc thu thập thông tin dễ dàng, hiệu quả hơn.

Sử dụng cuốn sổ tay này như thế nào?Quy trình giám sát được chia ra nhiều bước nhưng trên thực tế, các tổ chức giám sát có thể linh động tùy vào hoàn cảnh, loại hình cần giám sát mà từng tổ chức quan tâm, cũng như mục đích, nhóm đối tượng, kinh phí và thời gian giám sát… Có thể sử dụng hết tất cả các bước mà chúng tôi nêu ra hoặc sử dụng rút gọn để đạt được kết quả mong đợi của mình.

Page 6: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Sổ ta

y hư

ớng

dẫn

thực

hàn

h

6

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

ADB là một ngân hàng phát triển đa phương thuộc sở hữu của 67 thành viên, trong đó có 48 thành viên trong khu vực và 19 thành viên ngoài khu vực. Việt Nam tham gia làm thành viên từ năm 19661 . Công cụ chính của ADB để trợ giúp các nước thành viên đang phát triển là đối thoại chính sách, các hoạt động cho vay, đầu tư cổ phần, bảo lãnh, viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật (TA).

Kể từ năm 1993, ADB khôi phục mối quan hệ đối tác với chính phủ Việt Nam. Việt Nam không chỉ vay từ nguồn vốn ưu đãi của Quỹ Phát triển Châu Á (ADF) mà từ năm 2004, chính phủ Việt Nam còn mở rộng khoản vay từ nguồn vốn vay thông thường (OCR) của ADB. ADB cũng chuyển từ các lĩnh vực nông nghiệp, tài nguyên, dịch vụ đô thị sang các dự án cơ sở hạ tầng (đường bộ và năng lượng) có quy mô lớn. Những khoản đầu tư từ ADB đã góp phần giúp Việt Nam giảm nghèo, khôi phục cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế và tăng trưởng bền vững hơn. ADB tiếp tục là một trong những ngân hàng cho vay quy mô lớn nhất ở Việt Nam.Tính đến cuối năm 2012, tổng dư nợ các khoản vay của ADB cho Việt Nam lên tới $11,966 tỷ 2 .

1 1966 chỉ mới miền Nam Việt Nam tham gia2 http://www.adb.org/countries/viet-nam/main

PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG

Giới thiệu về Ngân hàng Phát triển Châu Á, các hoạt động hiện nay ở Việt Nam

Page 7: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

D ò n g S ô n g T r o n g L à n h ,

C u ộ c S ố n g P h ồ n V i n h

7

Các thuật ngữ và khái niệm có trong dự án của ADB thường dùng:1) Dự án: là tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu xác định, được thực hiện trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định dựa trên nguồn lực xác định. Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án hỗ trợ kỹ thuật.

2) Chu trình dự án: Là các bước thực hiện một dự án.

Đối với chu trình dự án do ADB tài trợ, khi có những tác động từ bên ngoài vào mỗi bước sẽ có những tác động nhất định.

Giám

sát Chính sách Bảo trợ Xã hội của AD

B

3) Giám sát: là quá trình theo dõi việc tuân thủ các chính sách và cam kết để phản ánh lại ban quản lý dự án nhằm đảm bảo các vấn đề môi trường, xã hội và người dân tộc thiểu số được thực hiện đúng và đủ như trong chính sách bảo trợ nêu ra.

4) Ổn định sinh kế: đảm bảo cuộc sống cho người dân tại nơi ở mới có thể hơn hoặc bằng nơi ở cũ. Tạo việc làm và tạo thu nhập cho người dân tái định cư trong điều kiện thiếu đất sản xuất.

Chính sách bảo trợ xã hội của ADB (SPS)Là một ngân hàng phát triển, ADB tuyên bố sứ mệnh của mình là giảm nghèo. ADB xác nhận sự bền vững về môi trường và xã hội là nền tảng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo13, vì vậy giống như nhiều ngân hàng phát triển khác, ADB đưa ra Tuyên bố Chính sách Bảo trợ Xã hội4 là những chuẩn mực mà quốc gia thực hiện khoảnvay cần tuân thủ để đảm bảo những thành quả của các dự án cho vay của ADB đem lại kết quả đóng góp tốt nhất cho tiến trình giảm nghèo ở các quốc gia thực hiện khoản vay, và những thành quả của phát triển được duy trì một cách bền vững. Các chuẩn mực của ADB cần được áp dụng đối với mọi dự án được thực hiện dựa vào khoản vay hoặc hỗ trợ từ ADB. Trong trường hợp các quốc gia thực hiện khoản vay có những chuẩn mực cao hơn, khi đó các chuẩn mực quốc gia sẽ được áp dụng thay thế.

Những cam kết của ADB và của các chính phủ thực hiện khoản vay, với những hành động thực tế có những sự khác biệt đáng kể, và điều này đi liền với nguy cơ phát triển không bền vững. Việc theo dõi giám sát tuân thủ những quy định về bảo vệ của ADB được ngân hàng thực hiện theo những cơ chế nội bộ theo những quy tắc và tiến trình của ADB và thỏa thuận với chính phủ thực hiện khoản vay. Tuy nhiên, các tổ chức xã hội 3 Sổ tay thực hiện (ADB Operational Manual) F1 /BP ngày 4/3/2010.4 Tuyên bố chính sách bảo trợ Xã hội của ADB bằng tiếng Việt và Anh có thể tải về từ: http://www.adb.org/documents/safeguard-policy-statement.

Page 8: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Sổ ta

y hư

ớng

dẫn

thực

hàn

h

8

dân sự ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc phát hiện những sai lệch trong việc tuân thủ chính sách bảo trợ thông qua giám sát độc lập; phát hiện những điểm yếu của bản thân chính sách và góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.Trong khuôn khổ của cuốn sổ tay, chúng tôi chỉ tập trung vào việc theo dõi, giám sát việc thực thi Tuyên bố Chính sách Bảo trợ Xã hội5, xoay quanh ba (03) yêu cầu:

1) Yêu cầu Bảo trợ xã hội số 1: Môi trường2) Yêu cầu Bảo trợ xã hội số 2: Tái định cư không tự nguyện3) Yêu cầu Bảo trợ xã hội số 3: Dân tộc bản địa

Tuy nhiên, để chính sách bảo trợ xã hội được thực hiện tốt thì còn có hai chính sách đi kèm mà yêu cầu bên vay phải thực hiện là Chính sách Công bố Thông tin và Cơ chế Giải trình Trách nhiệm. Trong quá trình giám sát cũng phải theo dõi xem hai chính sách này có được thực hiện đúng và đủ không.

Mục tiêu của chính sách bảo trợ xã hội của ADB bao gồm6:i. Ngăn ngừa tác động tiêu cực của các dự án đối với môi trường và người dân bị ảnh hưởng bởi dự án, nếu có thể;ii. Giảm thiểu, giảm nhẹ, và/hoặc đền bù cho các tác động tiêu cực mà dự án gây ra đối với môi trường và người dân bị ảnh hưởng, nếu không thể ngăn ngừa; vàiii. Hỗ trợ bên vay/khách hàng tăng cường hệ thống bảo trợ và xây dựng năng lực quản lý rủi ro môi trường và xã hội.

Một điểm tiến bộ của Tuyên bố chính sách bảo trợ xã hội 2009 của ADB là đã bao gồm vấn đề giới, nhưng Diễn đàn các tổ chức Phi chính phủ về ADB (NGO Forum on the ADB) cho rằng, Tuyên bố này chưa bao gồm: Sự đồng thuận tự nguyên, Tham vấn trước và được Cung cấp thông tin7 (Free Prior Informed Consent) theo Tuyên bố của Liên hiệp quốc về các quyền của người bản địa, điều 3282.

5 Safeguards Policy Statement 20096 Tuyên bố chính sách bảo trợ xã hội 2009, trang 217 Free Prior Informed Consent8 Theo http://www.forum-adb.org/inner.php?sec=13&ref=extras&id=100

Page 9: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Giám

sát Chính sách Bảo trợ Xã hội của AD

B

D ò n g S ô n g T r o n g L à n h ,

C u ộ c S ố n g P h ồ n V i n h

9

PHẦN II: CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

Mục đích của tổ chức khi giám sát dự án này là gì?Có nhiều lý do để thấy rằng việc giám sát các dự án được ADB coi trọng. ADB thành lập một Ban Đánh giá Độc lập cho các dự án, tuy nhiên họ vẫn bị lệ thuộc vào ADB vì khoản kinh phí trả cho tư vấn lấy từ dự án do ADB cấp vốn. ADB có chính sách Công bố thông tin91nhằm đảm bảo người dân được cung cấp thông tin về các dự án do ngân hàng tài trợ. Dù ngân hàng và chính phủ bên vay luôn hứa thực hiện tốt các chính sách nhằm phát triển bền vững, nhưng thực tế có thể không được như vậy. Việc thực hiện giám sát độc lậptừ khối XHDS là thật sự cần thiết, phản ánh khách quan vì việc thực hiện giám sát này không bị phụ thuộc tài chính vào ADB. Phát hiện những sai lệch trong việc tuân thủ chính sách bảo trợ và phát hiện những điểm yếu của bản thân chính sách sẽ góp phần đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Hoạt động giám sát nên được thực hiện vào giai đoạn nào của dự án?Quá trình giám sát nên được thực hiện xuyên suốt cả chu trình dự án. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án và giai đoạn thực hiện dự án có sự tham vấn lấy ý kiến và tham gia của người dân. Cả hai giai đoạn người dân được cung cấp thông tin và đóng góp ý kiến liên quan đến ổn định cuộc sống của cộng đồng bị ảnh hưởng bởi dự án. Nếu phát hiện những sai lệch hoặc tác động của dự án trong giai đoạn dự án còn đang chuẩn bị, thì cơ hội dừng hoặc thay đổi dự án khi có những ảnh hưởng tiêu cực đáng kể sẽ cao hơn. Tuy nhiên, giai đoạn chuẩn bị dự án thông tin thường không được công bố rộng rãi, các tổ chức XHDS ít có cơ hội tham gia giám sát, người dân cũng thường không được cung cấp thông tin đầy đủ nên khó nhận biết được những tác động xấu mà dự án đưa đến. Chính vì vậy, thông thường XHDS thường tham gia giám sát ở giai đoạn thực hiện dự án, mục đích giám sát làm sao để các chính sách của ADB đưa ra được thực hiện đúng và đủ, đảm bảo sinh kế cho người dân.

Tại sao tổ chức lại chọn dự án này để giám sát?Dựa vào sự tác động của dự án đối với 3 vấn đề trong chính sách bảo trợ của ADB đã nêu ra (Môi trường, tái định cư không tự nguyện, dân tộc bản địa). Đối với những dự án các vấn đề được ADB đánh giá mức độ A, mức độ ảnh hưởng cao nhất, đồng nghĩa với các chính sách bảo trợ phải được tuân thủ nghiêm ngặt.

Tổ chức mong muốn thu được kết quả gì hoặc thay đổi điều gì sau khi có kết quả giám sát?Kết quả của việc giám sát được dùng để phục vụ câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên. Kết quả của hoạt động giám sát cần được chuyển tới đúng cán bộ và tổ chức có trách nhiệm và thẩm quyền, để việc thực thi chính sách Bảo trợ xã hội được tốt hơn và đạt đến mục tiêu cao nhất là phát triển bền vững.

19 Pubic Communication Policy

Câu hỏi cần trả lời trước khi bắt đầu

Page 10: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Sổ ta

y hư

ớng

dẫn

thực

hàn

h

10

Quá trình giám sát một dự án do ADB tài trợ chia làm ba giai đoạn:

Giai đoạn Chuẩn bị

Bước 1: Thu thập thông tin về dự án và lựa chọn điểm thực hiện việc giám sátBước 2: Thành lập nhóm giám sát và xây dựng kế hoạch giám sát sơ bộBước 3: Thông qua các thủ tục xin phép với chính quyền địa phươngBước 4: Tiền trạm, chỉnh sửa lại kế hoạch thực hiện, xây dựng khung giám sátBước 5: Xây dựng bộ công cụ đánh giá và tập huấn cho nhóm giám sát

Giai đoạn Thực hiện giám sát

Bước 6: Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và thành lập nhóm giám sát cộng đồngBước 7: Thu thập thông tin về việc thực thi chính sách bảo trợ xã hội tại địa phương

Giai đoạn Báo cáo và sử dụng kết quả

Bước 8: Tổng hợp thông tin, phân tích, đánh giá và viết báo cáoBước 9: Chia sẻ và kiểm chứng thông tinBước 10: Lập kế hoạch theo dõi dự án sau đánh giá

1. Giai đoạn Chuẩn bịBước 1: Thu thập thông tin về dự án và lựa chọn điểm thực hiện việc giám sát

Chuẩn bị giám sát:

Page 11: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Giám

sát Chính sách Bảo trợ Xã hội của AD

B

D ò n g S ô n g T r o n g L à n h ,

C u ộ c S ố n g P h ồ n V i n h

11

Ở bước này, tổ chức có thể tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn như website, báo chí, các cơ quan liên quan ở địa phương

Thông tin cơ bản. Thông tin cơ bản về dự án có thể được tìm trên trang thông tin điện tử của ADB (www.adb.org) như mục đích, mục tiêu, thời hạn, ngân sách, tiến độ, vùng dự án, loại tài trợ (hỗ trợ kĩ thuật/cho vay/viện trợ). Bên cạnh đó, đơn vị giám sát cũng cần tìm hiểu các chính sách của ADB, các chính sách của nước sở tại và địa phương áp dụng đối với dự án. Đối với hoạt động giám sát chính sách bảo trợ, quan trọng nhất là xác định dự án được xếp loại gì (A, B hay C) trong các yêu cầu về Môi trường, Dân tộc bản địa và Tái định cư bắt buộc vì mỗi loại sẽ yêu cầu mức độ giám sát và quan tâm khác nhau.

Xác định Các bên liên quan. Các bên liên quan có thể bao gồm chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đơn vị thực hiện, đơn vị tư vấn và các sở, ban, ngành ở địa phương, cộng đồng/người dân bị ảnh hưởng. Cần xác định rõ bên nào đóng vai trò, trách nhiệm và có quyền hạn gì trong dự án. Sự chồng chéo về vai trò, trách nhiệm và quyền hạn có thể gây khó khăn trong quá trình tiếp cận và thực hiện giám sát. Thông tin này có thể tìm hiểu từ nhiều nguồn như trang thông tin điện tử của ADB, UBND tỉnh, nhà thầu và thường mất nhiều thời gian để thu thập.

Đối tượng được hưởng lợi và bị ảnh hưởng của dự ánTrong một dự án phát triển, đối tượng được hưởng lợi thường rất rộng; có những đối tượng được hưởng lợi trực tiếp và có những đối tượng hưởng lợi gián tiếp. Đối tượng trực tiếp là đối tượng chịu tác động của dự án ngay tại thời điểm dự án được thực hiện, chính là người dân bị tái định cư. Đối tượng này cần được quan tâm nhiều nhất trong các dự án.

Một số tài liệu quan trọng như: báo cáo đánh giá tác động môi trường - xã hội/ Kế hoạch tái định cư và phát triển dân tộc thiểu số/ phục hồi sinh kế/ kế hoạch hành động giới (GAP)… cần phải thu thập được. Sau khi có các thông tin về dự án, cần phải xác định địa điểm đi giám sát, nguồn lực để thực hiện.

Page 12: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Sổ ta

y hư

ớng

dẫn

thực

hàn

h

12

Bước 2: Thành lập nhóm giám sát và xây dựng kế hoạch giám sát sơ bộ

Nhóm giám sát nên bao gồm các thành viên từ những lĩnh vực khác nhau để có cách nhìn và phân tích đa diện về vấn đề. Nhóm nên có khoảng từ 5-8 người và được phân công trách nhiệm rõ ràng. Thông thường nên:

Thành phần Nhiệm vụ

1 01 Chuyên gia nghiên cứu có chuyên môn về Chính sách ADB và các Luật pháp Việt Nam có liên quan

Có khả năng tổng quan, phân tích chính sách của ADB và các Bộ Luật, Văn bản dưới Luật của Việt Nam có liên quan

2 01 Chuyên gia phát triển cộng đồng

Có khả năng xây dựng bộ công cụ PRA cho toàn bộ giám sát và đồng thời trở thành tập huấn viên cho các thành viên trong nhóm

3 01 Đại diện của chính quyền các cấp

Có khả năng là đầu mối liên lạc ở cơ sở, là người có tiếng nói trọng lượng đối với chính quyền địa phương, là người được cộng đồng tin cậy

4 3 – 5 thành viên nhóm Có khả năng sử dụng công cụ PRA để thu thập và xử lý thông tin, có khả năng huy động sự tham gia của người dân.

Xây dựng kế hoạch giám sát sơ bộ

TT Nội dung Kết quả mong đợi Thời gian Người thực hiện Ghi chú1 Thu thập

các tài liệu liên quan đến dự án

Tài liệu dự án từ ADB và các văn bản dự án của địa phương, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch tái định cư, kế hoạch phụ hồi sinh kế, kế hoạch phát triển dân tộc bản địa…

Từ….đến…

Nhóm giám sát Tìm trên web-site ADB, báo chí và các mối quan hệ

2 Kế hoạch đi giám sát

Bộ câu hỏi, công cụ thực hiện, phân công công việc

…. Nhóm giám sát dưới sự phân công của trưởng nhóm

Phân công rõ vai trò trách nhiệm của thành viên

3 Gặp các bên liên quan

Lấy được các thông tin liên quan đến quá trình giám sát

…. Nhóm giám sát Cố gắng lấy được càng nhiều thông tin sau đó có thể chọn lọc.

Page 13: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Giám

sát Chính sách Bảo trợ Xã hội của AD

B

D ò n g S ô n g T r o n g L à n h ,

C u ộ c S ố n g P h ồ n V i n h

13

Bước 3: Thông qua các thủ tục xin phép với chính quyền địa phương

Đây là bước rất dễ bỏ qua, nhưng lưu ý nó rất quan trọng cho 1 tổ chức xã hội dân sự đi giám sát dự án có nguồn vốn vay từ ADB. Thông báo cho chính quyền địa phương (UBND tỉnh, UBND huyện, UBND xã, ban quản lý dự án) biết kế hoạch và nội dung, thành phần và thời gian làm việc của nhóm giám sát.

Bước 4: Tiền trạm, chỉnh sửa lại kế hoạch thực hiện, xây dựng khung giám sát

Tiền trạm: Sau khi được chính quyền địa phương chấp nhận cho nhóm giám sát vào địa phương, nhóm cần phải đi đến vùng giám sát trước để giới thiệu cách tiếp cận, những nội dung và yêu cầu cần thiết với đại diện ban ngành, chính quyền và cộng đồng. Cần nhấn mạnh mục đích chính là giám sát các chính sách bảo trợ xã hội của dự án đang thực hiện trên địa bàn (tìm hiểu thực tế, cung cấp thêm thông tin cho trong phạm vi điều chỉnh của chính sách của ADB, tìm hiểu quá trình thực hiện đúng, chưa đúng hay những khó khăn thuận lợi đối với người dân, giúp cộng đồng/địa phương có định hướng tốt hơn để cải thiện cuộc sống, canh tác sản xuất), tuy nhiên không hứa hẹn điều gì với họ.

Chỉnh sửa lại kế hoạch sau tiền trạm: Xác định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện để điều chỉnh lại kế hoạch cho sát thực tế.

Xây dựng khung giám sát: Khung giám sát đưa ra một cách nhìn tổng thể về những gì mà nhóm nghiên cứu muốn thực hiện và đạt được kết quả mong đợi, hình dung cách làm và dự kiến nguồn lực để thực hiện.

Tóm tắt Chỉ tiêu đánh giá Phương pháp Các giả định quan trọng

Mục tiêu tổng thể

Để cuộc sống của người dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi các dự án phát triển được tốt hơn

Cuộc sống ở nơi ở mới hơn hoặc bằng nơi ở cũ

Các công cụ thảo luận nhóm, PRA và phỏng vấn cá nhân

Cuộc sống nơi ở mới phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ

Mục tiêu cụ thể

MT1: Giám sát quá trình thực hiện Chính sách về môi trường

- Thông tin được cung cấp đúng, đủ, kịp thời đến người bị ảnh hưởng.- Chính sách môi trường hợp lý, phù hợp với điều kiện địa phương.- Đảm bảo sức khỏe và môi trường sống cho người dân sở tại

Phỏng vấn, quan sát, thảo luận nhóm, PRA (lịch sử thôn bản, lịch mùa vụ, sơ đồ venn, bản đồ sinh thái…)

Môi trường đảm bảo không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân (bụi, tiếng ồn, khí thải…)

Page 14: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Sổ ta

y hư

ớng

dẫn

thực

hàn

h

14

Tóm tắt Chỉ tiêu đánh giá Phương pháp Các giả định quan trọng

Mục tiêu cụ thể

MT2: Giám sát quá trình thực hiện Chính sách về tái định cư không tự nguyện

- Thông tin được cung cấp đúng, đủ, kịp thời đến người bị ảnh hưởng.- Chính sách tái định cư không tự nguyện đảm bảo công bằngđối với người dân và tuân thủ các chính sách bảo trợ đưa ra.- Đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân sở tại

Phỏng vấn, quan sát, thảo luận nhóm, PRA

Đến khu tái định cư người dân đảm bảo cuộc sống ổn định, có đất canh tác, có nghề sản xuất đảm bảo phục hồi thu nhập

MT3: Giám sát quá trình thực hiện Chính sách về dân tộc bản địa

- Thông tin được cung cấp đúng, đủ, kịp thời đến người bị ảnh hưởng.- Chính sách dân tộc bản địa hợp lý, phù hợp với văn hóa, phong tục người dân địa phương.- Đảm bảo cuộc sống tín ngưỡng, văn hóa cho người dân sở tại

Phỏng vấn, quan sát, thảo luận nhóm, PRA

Cộng đồng người dân tộc thiểu số không bị phá vỡ, các nét văn hóa, tập tục riêng được bảo tồn

Đầu ra/Kết quả

Chính sách môi trường được thực hiện đúng và đủ?

Phân tích dựa trên các thông tin thu thập.

Xử lý số liệu và phân tích, đánh giá

Đảm bảo các giả định đưa ra từ MT1, MT2, MT3 đều được thực hiện tốt

Chính sách tái định cư không tự nguyện được thực hiện đúng và đủ?

Phân tích dựa trên các thông tin thu thập.

Xử lý số liệu và phân tích, đánh giá

Chính sách dân tộc bản địa được thực hiện đúng và đủ?

Phân tích dựa trên các thông tin thu thập.

Xử lý số liệu và phân tích, đánh giá

Page 15: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Giám

sát Chính sách Bảo trợ Xã hội của AD

B

D ò n g S ô n g T r o n g L à n h ,

C u ộ c S ố n g P h ồ n V i n h

15

Tóm tắt Chỉ tiêu đánh giá Phương pháp Các giả định quan trọng

Các hoạt động khác

Hội thảo hoặc đối thoại công bố và kiểm chứng kết quả giám sát với các biên liên quan

Thông tin được kiểm chứng là đúng với thực tế

Hội thảo, gửi đến các bên lấy ý kiến

Các bên liên quan hợp tác tốt

Viết khuyến nghị đối với các bên liên quan

Các bên liên quan tiếp nhận và giải quyết vấn đề

Gửi thư, gặp gỡ trao đổi

Gửi đến đúng địa chỉ

Bước 5: Xây dựng bộ công cụ đánh giá và tập huấn cho nhóm giám sát

Bộ công cụ được sử dụng chủ yếu dựa trên phương pháp PRA (Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của cộng đồng)101

10 Toàn bộ các công cụ này có thể download tại đường link: http://www.ctu.edu.vn/institutes/mdi/extension/V_site/Chuyende_kn/Ext_doc/PRA/PRA_docu.pdf

Page 16: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Sổ ta

y hư

ớng

dẫn

thực

hàn

h

16

Chuẩn bị bộ câu hỏi để lấy thông tinNội dung đánh giá chia theo 3 yêu cầu của chính sách bảo trợ xã hội, ngoài ra sẽ lấy thêm thông tin liên quan đến quá trình cung cấp thông tin và cơ chế giải trình trách nhiệm đối với dự án đang diễn ra tại địa phương:

Môi trườngThông tin thứ cấp cần thu thập: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, Kế hoạch quản lý môi trường (EMP).

Các câu hỏi gợi ý cho việc thu thập thông tin sơ cấp: •Ngườidâncóđượcthamgiavàoquytrìnhthamvấnđánhgiátácđộngmôi trường của dự án hay không? •Báocáođánhgiátácđộngmôitrườngđãphảnảnhđúngchínhxácthựctếhay chưa? Trên thực tế, những nguy cơ về môi trường nào có thể xảy ra nhưng không được đề cập trong báo cáo? Những biện pháp giảm thiểu tác động môi trường được đề cập trong Kế hoạch quản lý môi trường có khả năng thực thi, đạt hiệu quả hay không? Hai văn bản này có được công bố không? Công bố vào thời điểm nào? Bằng hình thức nào? Ai được tiếp cận? •Ngườidâncóđượcthamgiavàoviệclậpkếhoạchquảnlýmôitrườnghay không? Mức độ tham gia của người dân trong hai hợp phần này cụ thể như thế nào?

Tái định cư không tự nguyện Thông tin thứ cấp cần thu thập: Báo cáo đánh giá tác động xã hội của dự án, kế hoạch tái định cư.

Các câu hỏi gợi ý cho việc thu thập thông tin sơ cấp: •Baonhiêuhộdânbịtáiđịnhcưkhôngtựnguyệntrongdựán? •Báocáođánhgiátácđộngxãhộicóphảnánhhếtnhữngnguycơmàngườidân có thể gặp phải sau tái định cư hay không? Bản kế hoạch tái định cư có giải quyết được các vấn đề đã nêu trong Báo cáo đánh giá tác động xã hội hay không? Hai văn bản này có được công bố không? Công bố bằng hình thức nào? Ai là người đã tiếp cận? Người dân đánh giá như thế nào về hai văn bản này? •Nhữnglolắngcủangườidântrước,trongvàsauquátrìnhtáiđịnhcưlàgì?Họ đã đề cập các vấn đề đó đến các bên có thẩm quyền hay chưa? Các bên liên quan phản hồi như thế nào đối với các ý kiến của người dân? •TrênthựctếcáccamkếtcủaBQLdựán,nhàđầutưtrongbảnkếhoạchtáiđịnh cư đã được thực hiện như thế nào? Những bất cập nào đã, đang và có nguy cơ sẽ xảy ra trong quá trình di dời và tái định cư? •Chấtlượngcuộcsống,môhìnhsinhkếcủangườidânbịảnhhưởngởnơiở mới có bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ hay không? •Ngườidânđánhgiánhưthếnàovềđịnh mức đền bù? Ban đền bù tái định cư thực hiện như thế nào? Có minh bạch hay không? Tính hợp lý và hiệu quả ra sao? •Quytrìnhkhiếunại,tốcáocóđượcphổ biến cho người dân hay không? Đã có bao nhiêu vụ khiếu nại, tố cáo đã xảy ra trên địa bàn? Kết quả của các vụ khiếu nại, tố cáo đó? Mức độ hài lòng của người dân đối với kết quả đó?

Page 17: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Giám

sát Chính sách Bảo trợ Xã hội của AD

B

D ò n g S ô n g T r o n g L à n h ,

C u ộ c S ố n g P h ồ n V i n h

17

Dân tộc bản địaThông tin thứ cấp cần thu thập: Báo cáo đánh giá tác động xã hội của dự án, Kế hoạch dân tộc bản địa (IPP), các biên bản của các cuộc họp tham vấn cộng đồng lấy ý kiến về các biện pháp giảm thiểu tác động của dự án đến cộng đồng.

Các câu hỏi gợi ý cho việc thu thập thông tin sơ cấp: •Nhómcộngđồngthiểusốnàobịảnhhưởngbởidựán?Nhữnggiátrịvănhóa nào có nguy cơ bị ảnh hưởng? •Trongbáocáođánhgiátácđộngxãhộicủadựán,yếutốgiớiđãđượcđềcập như thế nào? Trên thực tế có sự thay đổi nào về vai trò và địa vị của phụ nữ và nam giới? Những vấn đề giới nào có thể xảy ra do ảnh hưởng bởi dự án? •QuytrìnhthamvấntrongviệcxâydựngKếhoạchdântộcbảnđịa(IPP)có diễn ra trên thực tế không? Đơn vị, tổ chức nào thực hiện? Quy trình được tổ chức như thế nào? Có bao nhiêu người tham gia? Đối tượng tham gia là ai? Người tham gia đóng vai trò chủ động hay bị động trong các cuộc tham vấn? Kế hoạch dân tộc bản địa có được công khai không? Công khai bằng hình thức nào? Các cách truyền thông của BQL dự án? Bao nhiêu người dân được tiếp cận với văn bản này? Người dân hiểu được bao nhiêu phần trăm nội dung của văn bản? Kế hoạch dân tộc bản địa đã đáp ứng được mong đợi của người dân hay chưa?

Tập huấn cho nhóm cán bộ tham gia giám sátĐể đảm bảo sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm, thống nhất nội dung và phương pháp thực hiện, lấy được các thông tin cần thiết theo yêu cầu.

Page 18: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Sổ ta

y hư

ớng

dẫn

thực

hàn

h

18

2. Giai đoạn Thực hiện giám sát

Bước 6: Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và thành lập nhóm giám sát cộng đồng

Mục tiêu của việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng là cung cấp thông tin cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án nắm được thông tin về quyền lợi và trách nhiệm của họ cũng như của một số bên liên quan chính trong dự án. Hướng đến mục tiêu là người dân biết và có thể thực hiện khiếu nại, thắc mắc theo quy trình và được giải đáp. Thành lập được nhóm giám sát cộng đồng từ nhóm cộng đồng được nâng cao nhận thức.

Nhóm giám sát cộng đồng này có thể hỗ trợ tổ chức giám sát độc lập trong quá trình giám sát và vẫn có thể tiếp tục thực hiện giám sát, theo dõi quá trình của dự án khi quá trình giám sát kết thúc, sau đó gửi các thông tin cho tổ chức giám sát độc lập đó, đảm bảo quá trình theo dõi, giám sát được liên tục. Nội dung giám sát của nhóm giám sát cộng đồng sẽ được tập huấn và hướng dẫn trước. Đảm bảo các thông tin phải được cập nhật thường xuyên và theo đúng quy trình.

Nhóm giám sát cộng đồng nên bao gồm những người được cộng đồng tin tưởng, có trách nhiệm và năng động. Mỗi nhóm nên cử ra một trưởng nhóm là đầu mối cho hoạt động thông tin liên lạc.

Những nội dung mà tổ chức giám sát độc lập không thể bỏ qua là những ảnh hưởng của dự án đối với cộng đồng, nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân bị ảnh hưởng, các bên liên quan có trách nhiệm và quy trình thắc mắc, khiếu nại của dự án.

Page 19: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Giám

sát Chính sách Bảo trợ Xã hội của AD

B

D ò n g S ô n g T r o n g L à n h ,

C u ộ c S ố n g P h ồ n V i n h

19

Bước 7: Thu thập thông tin về việc thực thi chính sách bảo trợ xã hội của dự án

Tổ chức thực hiện giám sát thu thập thông tin từ cơ quan chủ quản: ADB, Ban quản lý dự án, chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thực hiện dự án, cơ quan liên quan tại địa phương. Đối với những bên liên quan này, có thể tiến hành phỏng vấn sâu với các câu hỏi định hướng như sau: •Vaitròcủacánhân,cơquan/tổchứctrongdựán?Nhữnghoạtđộngđã,đang và sẽ triển khai bởi cá nhân, cơ quan/tổ chức? •Nhữngđiềugìmàbảnthâncánhân,cơquan/tổchứccảmthấyhàilòngnhất trong quá trình triển khai thực hiện Chính sách bảo trợ của ADB trong dự án? •Điềugìlolắngnhấttrongviệcthựcthicácchínhsáchbảotrợtạiđịaphương? •Đánhgiánhưthếnàovềsựphùhợpcủachínhsáchvànhucầu,côngtáctriển khai trên thực tế? Có tồn tại sự chồng chéo nào giữa Luật pháp Việt Nam và Chính sách bảo trợ xã hội của ADB? Nếu có thì đã giải quyết như thế nào? Mức độ hài lòng của bản thân cá nhân, cơ quan/ tổ chức và những người bị ảnh hưởng về phương thức giải quyết đó ra sao? •Cácýkiến,khuyếnnghịchotínhphùhợpvàưuviệtcủaChínhsáchbảotrợxã hội của ADB cho dự án nói mà tổ chức/cá nhân tham gia và các dự án nói chung?

Đối với nhóm người dân bị ảnh hưởng, phương pháp thu thập thông tin phổ biến nhất là bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Các câu hỏi cần rõ ràng, dễ hiểu, không có nhiều ý trong cùng một câu, tốt nhất nên sử dụng từ ngữ địa phương để đặt câu hỏi. Cân nhắc giữa câu hỏi mở và câu hỏi đóng để thu thập được nhiều thông tin chính xác nhất. Có thể dùng bảng hỏi/phỏng vấn một số người bị ảnh hưởng trước, sau đó điều chỉnh câu hỏi, ngôn từ để việc phỏng vấn được nhanh chóng và chính xác. Yếu tố giới nên được lồng ghép vào việc tham vấn này để các kết quả tránh bị thiên lệch.

Thông tin còn được thu thập bằng cách quan sát hiện trường và ghi lại bằng máy ảnh, máy quay, máy ghi âm.

Một yếu tố quan trọng để thu được thông tin chính xác, tránh tính chủ quan, phiến diện là kiểm tra chéo thông tin giữa những bên liên quan và người bị ảnh hưởng trong dự án.

Page 20: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Sổ ta

y hư

ớng

dẫn

thực

hàn

h

20

3. Giai đoạn Báo cáo và sử dụng kết quả

Bước 8: Tổng hợp thông tin, phân tích, đánh giá và viết báo cáo

Các thông tin thu thập được sau đó sẽ được tổng hợp và viết thành báo cáo. Báo cáo cần nêu bật được những kết quả chính của hoạt động giám sát và những phân tích của nhóm giám sát. Để giữ được tính thống nhất của báo cáo, người viết luôn luôn nghĩ đến mục tiêu ban đầu của hoạt động giám sát và bộ công cụ đánh giá. Từ các kết quả và kết luận, nhóm giám sát có thể đưa ra các khuyến nghị để việc thực thi các chính sách bảo trợ trong dự án được tốt hơn.

Báo cáo nên được gửi cho các bên liên quan kiểm tra thông tin và nhận xét. Nhóm giám sát cân nhắc những nhận xét trước khi đưa ra báo cáo cuối cùng (bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt).

Bước 9: Chia sẻ và kiểm chứng thông tin

Các phương pháp chia sẻ thông tin: •Trựctiếp:gặpmặt,họphoặctổchứchộithảochiasẻthôngtin •Giántiếp:quathưđiệntử,gửithư,gửiđăngtảitrêntrangthôngtinđiệntử, báo chí

Mục tiêu của việc chia sẻ thông tin: •Nhằmcungcấpcơhộichocácbêncótráchnhiệmgiảitrìnhđượcchiasẻ những khó khăn trong quá trình thực thi để nhận được sự hợp tác tốt hơn từ phía người dân. •Nhằmtạođiềukiệnchongườidânbịảnhhưởngcócơhộinêulêncácthắc mắc, khiếu nại của cộng đồng đến những cơ quan có trách nhiệm. •Nhằmđưaranhữngphươngán,lậpcáckếhoạchgiảiquyếtcóđịnhhạncho những tồn tại đang diễn ra tại khu vực dự án nằm trong phạm vi điều chỉnh của Chính sách bảo trợ xã hội của ADB.

Sau khi thu thập thông tin từ các bên và kiểm chứng thông tin, nhóm giám sát sẽ tổng hợp và viết vào báo cáo cuối cùng. Báo cáo cần thông tin rõ ràng, đầy đủ, tránh sai lệch.

Bước 10: Lập kế hoạch theo dõi sau đánh giá

Sau khi hoạt động giám sát kết thúc, nhóm cần tiếp tục theo dõi các hoạt động tại địa phương để biết được việc thực thi chính sách bảo trợ tiếp tục ra sao và các vấn đề vướng mắc đã được giải quyết như thế nào, làm bài học cho các dự án khác.

Để thực hiện được việc này thì cần phải tập huấn, cung cấp thông tin cho nhóm giám sát cộng đồng, làm sao để họ thấy được trách nhiệm và quyền lợi của việc giám sát rất quan trọng đối với địa phương/cộng đồng của họ. Nhóm giám sát cần liên lạc với công đồng thường xuyên để theo dõi các hoạt động tại địa phương và có ý kiến kịp thời, nếu cần.

Page 21: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Giám

sát Chính sách Bảo trợ Xã hội của AD

B

D ò n g S ô n g T r o n g L à n h ,

C u ộ c S ố n g P h ồ n V i n h

21

PHẦN III: CÁCH SỬ DỤNG KẾT QUẢ ĐỂ THỰC HIỆN VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH

Khi báo cáo giám sát hoàn thiện có thể gửi đến các bên liên quan, đặc biệt là ban quản lý dự án, văn phòng ADB, kèm theo thư kiến nghị.Có thể một kết quả giám sát chưa đủ bằng chứng để làm vận động chính sách, tuy nhiên với nhiều nghiên cứu giám sát một vấn đề sẽ giúp chúng ta có cơ sở để thay đổi một chính sách chưa phù hợp hay quá trình, hệ thống làm việc chưa hiệu quả.Các kết quả nghiên cứu giám sát phải đảm bảo chân thực, thông tin được kiểm chứng đầy đủ rõ ràng, minh bạch. Thư kiến nghị gửi đi các bên liên quan cần ngắn gọn, tập trung những nội dung chính, kèm theo báo cáo tóm tắt kết quả giám sát.

Việc thực hiện tốt các chính sách bảo trợ xã hội của ADB rất quan trọng đối với đời sống người dân bản địa, vì họ là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp từ dự án. Khi dự án triển khai, cuộc sống của họ bị đảo lộn, cả cộng đồng bị xé lẻ, đặc biệt là khi phải tái định cư, cuộc sống của họ bị thay đổi rất nhiều từ quê quán, tập tục… Do vậy, nỗ lực nhằm đảm bảo tính công bằng trong xã hội, đặc biệt là đối với những cộng đồng bị thiệt thòi là công việc có ý nghĩa.

Page 22: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Sổ ta

y hư

ớng

dẫn

thực

hàn

h

22

PHỤ LỤC

Page 23: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Giám

sát Chính sách Bảo trợ Xã hội của AD

B

D ò n g S ô n g T r o n g L à n h ,

C u ộ c S ố n g P h ồ n V i n h

23

Phụ lục 1. Một số chính sách và hướng dẫn của ADB

1 Chính sách bảo vệ của ADB, Safeguard Policy Statement. ADB, 2009 2 Sổ tay thực hiện chính sách bảo vệ của ADB, Operation Manual Bank Policies

(BP) on Safeguard Policy Statement. ADB, 2009 3 Chính sách môi trường của ADB, Environment Policy of the Asian Development

Bank, November 2002. 4 Hướng dẫn thực hiện chính sách môi trường của ADB, Environmental Assess-

ment Guidelines, 2003 – Annex 3 Content and Format of Initial Environmental Examination (IEE).

5 Hướng dẫn môi trường cho các dự án phát triển nông nghiệp và tài nguyền thiên nhiên, Environmental Guidelines for Selected Agricultural and Natural Resources Development Projects (November 1991).

6 Bảng kiểm đánh giá nhanh về môi trường của ADB, Rapid Environmental Check-list. ADB, 2003

7 Chính sách công bố thông tin của ADB, 2011. 8 Cơ chế giải trình trách nhiệm của ADB, 2012. 9 Sổ tay hướng dẫn lồng ghép giới của ADB.

Page 24: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Sổ ta

y hư

ớng

dẫn

thực

hàn

h

24

Phụ lục 2. Một số chính sách và pháp luật liên quan của nhà nước Việt NamLuật bảo vệ môi trường năm 2005. Nghị định 80/ND-CP, ngày 09 tháng 8 năm 2006, hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ môi trường. Nghị định 21/2008/ND-CP, 28 tháng 2 năm 2008, điều chỉnh và bổ sung nghị định 80/ND-CP cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện các điều khoản của Luật bảo vệ môi trường.Thông tư No. 05/2008/TT-BTNMT Bộ tài nguyên môi trường hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược (SEA), đánh giá tác động môi trường (EIA) và cam kết bảo vệ môi trường. Thông tư này thay thế thông tư No. 08/2006/TT-BTNMT 9 tháng 9 năm 2006 về cùng nội dung. Quyết định số No. 13/2006/QD-BTNMT, ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ tài nguyên và môi trường về tổ chức và hoạt động Hội đồng đánh giá báo cáo Đánh giá Chiến lược Môi trường và Đánh giá Tác động môi trường xã hội (SEA và EIA). 84/2007/NĐ-CP - Nghị định quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai. 197/2004/NĐ-CP - Nghị định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 126/2007/TT-BTC - Thông tư hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với dự án xây dựng công trình giao thông trên địa bàn các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn. 14/2008/TTTL-BTC-BTNMT - Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư... 116/2004/TT-BTC - Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã phường, thị trấn 2007 và các văn bản hướng dẫn. Luật thanh tra 2010 và các văn bản hướng dẫnLuật trợ giúp pháp lý 2006 và các văn bản dưới luật Luật bình đẳng giới 2006 và các văn bản dưới luật.Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 và các văn bản dưới luậtQuyết định 22/2002/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ Về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.Luật Đất đai năm 2003, toàn bộ đất đai trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam thuộc sở hữu Nhà nước. Nhà nước thực hiện trao quyền và thuê đất cho người sử dụng, bao gồm các cá nhân, hộ và các tổ chức. Trong trường hợp giao đất, Nhà nước trao quyền cho chính quyền UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSD) cho người sử dụng. Luật Đất đai đưa ra các điều khoản đối với thu hồi.Nghị định số 131/2006/NĐ-CP quy định “trong trường hợp điều ước quốc tế về ODA mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với các quy định của pháp luật Việt Nam thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó” (điều 2, khoản 5).Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam quy định quy hoạch bổ sung kế hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Page 25: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Giám

sát Chính sách Bảo trợ Xã hội của AD

B

D ò n g S ô n g T r o n g L à n h ,

C u ộ c S ố n g P h ồ n V i n h

25

Phụ lục 3. Chủ đề tham vấn trong các dự án phát triển phải tái định cư không tự nguyệnGiai đoạn dự án Các câu hỏi tham vấn chính

Tìm hiểu dự án nói chung

Tổng quan về dự án

Tên dự án, thời gian thực hiện, phân đoạn (nếu có)

Mục đích của dự án; lĩnh vực

Địa bàn thực hiện, địa bàn bị ảnh hưởng, loại ảnh hưởng

Tổng ngân sách của dự án

Tiền vay của ADB, tiền viện trợ không hoàn lại, Chế độ vay lãi thị trường hay ưu đãi. Hạng mục đầu tư của tiền vay;

Tiền đối ứng của chính phủ Việt Nam; hạng mục chi trả

Nhóm phân loại theo chính sách bảo vệ và chính sách giới

Những bên liên quan và vai trò của họ trong dự án

Chủ đầu tư, ban quản lý, đơn vị thực hiện, đơn vị tư vấn của dự án, nhà thầu của dự án?

Các cơ quan chính quyền: các phòng, ban chức năng

Người hưởng lợi? Hưởng lợi cái gì?

Người bị ảnh hưởng của dự án? Bị ảnh hưởng gì ? Ở mức độ nào?

Chú ý sử dụng công cụ phân tích các bên liên quanNghiên cứu khả thi

Đánh giá tác động môi trường - xã hội

Báo cáo đánh giá môi trường/Kế hoạch tái định cư/Kế hoạch dân tộc thiểu số/kế hoạch lồng ghép giới

Người dân, nam, nữ được tham vấn và được cung cấp những thông tin gì? Như thế nào về dự án và ảnh hưởng tới họ?

Những ảnh hưởng gì tích cực và tiêu cực của dự án đã được ghi nhận từ các chuyên gia và từ cộng đồng?

Những ai có thể bị ảnh hưởng từ dự án và ảnh hưởng thế nào? Nam và nữ bị ảnh hưởng khác nhau thế nào?

Nơi nào sẽ là điểm tái định cư? Ý kiến của người bị ảnh hưởng tới những nơi đó thế nào? Những tranh chấp về tài nguyên (ruộng, rừng, đất) với ai? Cách giải quyết thế nào?

Page 26: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Sổ ta

y hư

ớng

dẫn

thực

hàn

h

26

Giai đoạn dự án Các câu hỏi tham vấn chínhCó chuyên gia nước ngoài đến tham gia hoạt động gì? Ai phiên dịch? Họ hiểu mình ở mức độ nào?

Người dân đồng ý và chưa /không đồng ý gì với các chuyên gia khảo sát? Những bất đồng được giải quyết thế nào?

Người dân có những kinh nghiệm gì từ các dự án tương tự ở trong địa phương? Các quan ngại từ các dự án đó là gì?

Kiểm đếm

Kế hoạch tái định cư và phục hồi sinh kế, kế hoạch dân tộc thiểu số, kế hoạch lồng ghép giới

Ai tham gia kiểm đếm?

Kế hoạch kiểm đếm được thông báo thế nào?

Những gì được kiểm đếm? Biên bản kiểm đếm có mấy bản? Ai được giữ? Những giá trị phi vật chất được tính đếm như thế nào?

Điểm được và chưa được của quá trình kiểm đếm là gì?

Đền bù

Kế hoạch tái định cư và phục hồi sinh kế, kế hoạch dân tộc thiểu số, kế hoạch lồng ghép giới

Có được phổ biến về khung giá đền phù không?

Giá được dùng để tính toán mức đền bù là thế nào? Có biến động gì và khác biệt gì so với giá thị trường? Giá cả được thông báo cho người dân bằng cách nào?

Các khoản đền bù so với các khoản chi để phục hồi mức sống, nhà ở, di chuyển như thế nào?

Thời điểm đền bù thế nào? Số tiền đền bù làm mấy lần? Mỗi lần bao nhiêu? Ý kiến về cách đền bù?

Có những khoản đền bù nào cho lễ nghi cúng bái khi di chuyển đi và khi đến không? Là những loại nào? Mức giá bao nhiêu? Có phù hợp không?

Nếu chưa hài lòng thì cách khiếu nại có ai biết? Biết khiếu nại với ai? Thủ tục thế nào?

Tiền đền bù được lưu cất thế nào? Ai đứng tên tài khoản ngân hàng? Ai có quyền chi tiêu và rút tiền?

Gia đình đã dùng tiền vào những việc gì? Khoản chi để mua đất làm nhà? Làm nhà bằng chừng nào? Mua đất sản xuất không? Mua được bao nhiêu? Có những khoản gì để đầu tư?

Page 27: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Giám

sát Chính sách Bảo trợ Xã hội của AD

B

D ò n g S ô n g T r o n g L à n h ,

C u ộ c S ố n g P h ồ n V i n h

27

Giai đoạn dự án Các câu hỏi tham vấn chính

Đền bùViệc có một khoản tiền lớn có những ảnh hưởng gì đến gia đình như thế nào? Những ai bị ảnh hưởng nhiều nhất và ảnh hưởng gì? Tổ chức và hoạt động của Ban giám sát cộng đồng/ban thanh tra nhân dân

Chuẩn bị khu tái định cư

Những ai đi tìm và chọn khu tái định cư? Điểm tái định cư có gì tốt và chưa tốt để sống lâu dài so với nơi ở hiện tại? Những gì đã làm để khắc phục những điểm chưa tốt?

Ai tham gia nhóm giám sát việc xây dựng khu tái định cư? Ý kiến của họ được thông báo cho người phải di chuyển bằng cách nào? Nếu có những điều không bằng lòng thì khiếu nại cho ai? Thủ tục thế nào? Kết quả thế nào?

Phục hồi sinh kế

Sinh kế của người dân bị thay đổi thế nào do tác động của dự án? Đối với phụ nữ, với nam giới?

Những thay đổi gì đã xảy ra với chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, lâm nghiệp, săn bắt, hái lượm?

Điều kiện sản xuất ở nơi mới là gì? Có kinh nghiệm gì có thể vẫn áp dụng được? Cái gì còn chưa biết ở vùng đất mới?

Để đạt được mức sống như cũ thì có những phương án lựa chọn gì? Lựa chọn của người dân là gì? Lựa chọn đó sẽ được thực hiện như thế nào? Trong bao nhiêu năm? Có những mốc thời gian nào đáng chú ý? Có những rủi ro gì? Nếu rủi ro thì giải quyết thế nào? Đã làm gì để giảm thiểu rủi ro?

Dự án đề xuất gì? Ý kiến của người dân thế nào?

Kế hoạch phục hồi sinh kế hàng năm thế nào? Ai xây dựng nên? Ai tham gia, tham gia như thế nào, được truyền đạt những nội dung gì? Kết quả thực hiện kế hoạch này thế nào? Bài học gì từ kế hoạch này?

Page 28: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Sổ ta

y hư

ớng

dẫn

thực

hàn

h

28

Phụ lục 4. Một số câu hỏi thảo luận ở các dự án có yêu cầu tái định cư không tự nguyện

Kỹ thuật PRA Một số câu hỏi thảo luận

Biểu đồ lịch sử

Dân làng đã có mấy lần dời làng? Khi nào? Tại sao lại dời? Nơi ở cũ và nơi ở mới khác nhau thế nào?

Dân làng phải làm những gì để thích nghi với nơi ở mới? Trong bao nhiêu lâu? Có những ai hỗ trợ để ổn định cuộc sống?

Mỗi cuộc di dời có ảnh hưởng tới những nhóm người trong làng thế nào? Có ai giàu có hơn? Có những ai nghèo khó hơn? Tại sao?

Sau khi dời làng có những ai làm lãnh đạo mới không? Tại sao lại cần có những lãnh đạo mới? Có những nghề gì mới sau khi di rời? tại sao lại hình thành? Có những nghề gì mất đi? Tại sao?

Ngôi làng mơ ước

Thế nào là một ngôi làng mơ ước? Làng cũ như thế nào so với ngôi làng mơ ước?

Theo quy hoạch, làng tái định cư tới đây sẽ như thế nào so với ngôi làng mơ ước?

Dân làng đã nêu ý kiến gì với Ban Quản lý dự án để có được ngôi làng mơ ước?

Ban Quản lý có ý kiến thế nào? Dân làng đã thảo luận tiếp thế nào?

Biểu đồ mùa vụ

Ở làng cũ, các hoạt động nào thực hiện vào mùa xuân (hạ, thu, đông) về trồng trọt, chăn nuôi, thu hái lâm sản, săn bắt, đi làm rẫy v.v. Có những thời điểm nào hay có mưa lũ, rủi ro thiên tai, bệnh dịch?

Sang làng mới thì có những gì khác? Tại sao lại khác? Những điều khác là lợi ích hay thiệt hại so với trước? Có những cây trồng gì không còn phù hợp? Cây trồng gì sẽ là mới? Hệ quả với gia đình thế nào?

Mùa nào là thường thiếu lương thực? Dân làng thường làm gì khi đó? Sang làng mới sẽ có gì khác? Tại sao vậy?

Biểu đồ đi lại

Khi sống ở làng cũ, những nơi nào phụ nữ/nam giới thường đi tới để sản xuất? để đi mua sắm hay bán hàng? Đi khám chữa bệnh? Vui chơi giải trí? Thường đi bằng cách nào?

Ở làng mới sẽ thế nào? Có gì khác? Có chỗ nào khó tới hơn? Ít tới hơn? Hoặc chỗ nào sẽ không tới nữa? Cách đi có gì khác? Tại sao mà không đi nữa?

Page 29: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Giám

sát Chính sách Bảo trợ Xã hội của AD

B

D ò n g S ô n g T r o n g L à n h ,

C u ộ c S ố n g P h ồ n V i n h

29

Kỹ thuật PRA Một số câu hỏi thảo luận

Xếp hạng nhóm hộ

Xét theo ưu đãi và lợi ích thì trong thôn /bản có những hộ nào được hưởng lợi nhiều nhất? Những lợi ích đó là gì? Tại sao họ lại được hưởng? Những hộ nào được hưởng lợi ít nhất? Tại sao họ lại được hưởng ít như thế?

Xét theo mức độ thua thiệt thì trong thôn /bản có những hộ nào được chịu thua thiệt nhiều nhất? Những thua thiệt đó là gì? Tại sao họ lại phải chịu thua thiệt? Họ ứng phó/làm gì khi gặp những thua thiệt đó? Có cách gì để giảm các thua thiệt đó? Ý kiến đã đã được phản ảnh với ai? Bằng cách nào? Ý kiến của họ thế nào?

Xếp hạng ma trận/cặp đôi

Các vật nuôi/cây trồng gì đã được dự án/người dân giới thiệu để trồng/nuôi? Điểm mạnh của các vật nuôi/cây trồng là gì? Về đất đai/chuồng trại có phù hợp không? Về thức ăn gia súc/phân bón có dễ kiếm không? Bệnh dịch như thế nào? (thường cây trồng 1 bảng và vật nuôi 1 bảng khác, không làm chung)

Mục đích để đánh giá xem những vật nuôi/cây trồng dự án đưa vào có phù hợp với cuộc sống và tập quán người dân không? Nó có phải là cây/con giúp người dân ổn định cuộc sống tại làng tái định cư?

Xếp hạng ưu tiên

Những giải pháp ưu tiên để phục hồi sinh kế của nhóm là gì? Nhóm đánh giá chúng theo các chỉ tiêu vể chi phí, năng suất, hiệu quả, lợi ích, tính khả thi, khả năng duy trì như thế nào?

Các giải pháp mà dự án đề xuất là gì? Có gì khác với phân tích của nhóm? Ý kiến của nhóm đã được phản ánh cho Ban quản lý thế nào? Họ đã hồi đáp thế nào?

Về phục hồi sinh kế, phụ nữ có nhu cầu đặc biệt gì bị bỏ quên? Đã có những đề đạt gì? Ý kiến của Ban Quản lý thế nào?

Phân tích mạnh - yếu, thuận lợi - khó khăn

Ví dụ về vị trí của làng mới: Ở làng mới có điều gì mạnh/điều gì tốt về nơi sống, nhà ở, nguồn nước, hướng gió, an toàn? Có điều gì đáng ngại? không được tốt như mong đợi? Những điều chưa tốt được giải quyết thế nào? tại sao vẫn chọn chỗ đó làm khu tái định cư? Quyết định cuối cùng là của ai? Có lựa chọn nào khác không?

Có thể phân tích về hoạt động của Ban giám sát. Điểm gì họ làm đã tốt? Điểm gì cần hoàn thiện? Để làm tốt việc của mình, cần có kiến thức kỹ năng gì?

Page 30: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Sổ ta

y hư

ớng

dẫn

thực

hàn

h

30

Phụ lục 5. Bảng kiểm phỏng vấn linh hoạt hộ gia đình Ghi chú: Chủ đề 1 là chung cho mọi cuộc phỏng vấn. Với mỗi người được phỏng vấn, ít nhất đề cập tới 2 chủ đề khác theo phân công.

1. Hoàn cảnh gia đình và việc tái định cưTrong gia đình anh chị ai là người biết đọc biết viết? Trước khi đền bù, đất nhà ở của ai? Đất ruộng của ai? Trước đền bù thì có tài sản gì trong gia đình là của chung? Những gì là của riêng nhà chồng/của chồng hoặc của riêng vợ/nhà vợ?

Trong gia đình của anh chị, ai là người đại diện trong việc đền bù và tái định cư? Những việc gì mà cả hai vợ chồng cùng thỏa thuận? tài sản đền bù gì mà cả hai vợ chồng cùng đứng tên? đứng tên? Thỏa thuận hay biên bản kiểm đếm của gia đình có những ai ký? Hiện tại Sổ tiết kiệm giữ tiền đên bù thì đứng tên ai? Lúc đầu thì đứng tên ai?

Công việc của người chồng ở khu ở mới có gì khác trước? tại sao lại khác như vậy? Có gì mình thích và không thích ở cái khác này?

Công việc của người vợ ở khu ở mới có gì khác trước? tại sao lại khác như vậy? Có gì mình thích và không thích ở cái khác này?

Ở nơi mới có gì khác biệt với trẻ con? Trẻ em gái?Trẻ em trai? Khác biệt nào tốt hơn? Dở hơn?

Có những gì mà gia đình đã đề nghị cho BQL dự án sửa đổi? Ý kiến của mình được ai ghi nhận? Ý kiến đề nghị nào được đáp ứng? Mức độ đáp ứng thế nào?Điều gì chưa được đáp ứng? Gia đình giải quyết bước tiếp theo thế nào với những đề nghị chưa được giải quyết?

2. Quá trình kiểm đếm và định giáGia đình anh chị ai tham gia quá trình điểm đếm? Anh chị bằng lòng với kết quả kiểm đếm thế nào? Trường hợp không bằng lòng với kết quả kiểm đếm, thì anh chị phản ảnh thế nào? BQL đã hồi đáp ý kiến của anh chị thế nào? Hiện giờ gia đình anh chị bằng lòng với kết quả kiểm đếm thế nào?

Anh/chị biết về các mức đền bù từ nguồn tin nào? Gia đình anh chị có bảng giá đền bù không?

Anh chị thấy bảng đơn giá đó so với chi phí thực tế bỏ ra để có tài sản đó như thế nào?

Bằng cách nào Anh/chị phản ánh điều mình hài lòng chưa hài lòng với BQL dự án? Đã khi nào anh chị nhận được ý kiến của hồ đáp của BQL dự án? Anh chị hài lòng với cách giải quyết của BQL thế nào? Nếu không băng lòng thì anh/chị làm thế nào?

3. Chọn địa điểm tái định cưĐiểm tái định cư của làng là do ai chọn? Anh /chị tham gia vào việc chọn này không? Tham gia như thế nào? Ý kiến riêng của anh chị như thế nào? Có giống ý kiến của làng ở những điểm nào? Khác ở điểm nào? Có mấy lựa chọn điểm tái định cư? Tại sao làng chọn điểm này?

Anh/chị đã tới xem nơi tái định cư của gia đình? Anh chị nhận khu tái định cư bằng cách nào? Anh chị hài lòng với cách phân đất ở/phân lô như thế nào?

Khu vực sống của gia đình anh/chị ở nơi tái định cư khác gì so với nơi ở làng cũ? Những điều khác này ảnh hưởng thế nào tới sinh hoạt của chồng/của vợ/của các con?Gia đình anh chị có cách gì điều chỉnh để giảm các ảnh hưởng đó?

Anh/chị hài lòng về nguồn nước ở đó thế nào? Anh chị hài lòng về đường làng, trường học, sân thể thao, điện như thế nào? Điều gì ở khu định cư anh chị hài lòng nhất? Điều gì

Page 31: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Giám

sát Chính sách Bảo trợ Xã hội của AD

B

D ò n g S ô n g T r o n g L à n h ,

C u ộ c S ố n g P h ồ n V i n h

31

chưa hài lòng? Anh chị đã nói với ai về những điều chưa hài lòng? Kết quả như thế nào?

4. Phục hồi sinh kếAnh chị được giao ruộng và đất canh tác thế nào? Cách giao đất được thực hiện thế nào? Đã có sổ đỏ chưa? (nếu chưa thì khi nào có)? So với trước thì ruộng anh/chị có gì giống? Có gì khác (về diện tích, chất đất)? Có kế hoạch trồng trọt ngoài ruộng rẫy thế nào? Những loại cây gì? Mức thu dự kiến như thế nào? Những gì để ăn, những gì để bán? Thu hoạch từ ruộng so với trước nhiều ít hơn thế nào? Anh chị làm gì khi có những điều khác biệt như vậy về thu hoạch?

Anh chị được giao đất rẫy thế nào? Đã có sổ đỏ chưa? (nếu chưa thì khi nào có)? Cách giao như vậy có gì hài lòng? Điều gì chưa hài lòng? So với đất rẫy trước khi của gia đình có gì khác về diện tích, chất đất? Anh chị đã làm gì khi thấy có những khác biệt đó? Kế hoạch trồng trọt trên rẫy thế nào? Những loại cây gì? Mức thu dự kiến như thế nào? Những gì để ăn, những gì để bán? Thu hoạch từ rẫy so với trước nhiều ít hơn thế nào? Anh chị làm gì khi có những điều khác biệt như vậy về thu hoạch?

Anh chị được giao đất rừng thế nào? Đã có sổ đỏ chưa? (nếu chưa thì khi nào có)? Cách giao như vậy có gì hài lòng? Điều gì chưa hài lòng? So với đất rừng trước khi của gia đình có gì khác về diện tích, chất đất? Anh chị đã làm gì khi thấy có những khác biệt đó? Kế hoạch trồng trọt trên rừng thế nào? Những loại cây gì? Mức thu dự kiến như thế nào? Khi nào thì có thể có thu từ rừng? Những gì để dùng? Những gì để bán? Thu hoạch từ rừng dự kiến so với trước nhiều ít hơn thế nào? Anh chị làm gì khi có những điều khác biệt như vậy về thu hoạch?

Anh chị có còn làm trên đất ở làng cũ không? Gia đình làm những gì? Có những nguồn thu gì từ đất cũ (đất ruộng/ đất rẫy/ đất rừng?)

Về chăn nuôi, hiện giờ gia đình có gì khác trước? Anh chị dự kiến đầu tư cho chăn nuôi gì? Về chuồng trại?Về con giống?Có khác về vật nuôi?Về thức ăn cho vật nuôi?Về bệnh tật vật nuôi? Về thu nhập?

Về khu làng mới thì cầu cúng những thần nào? Việc cầu cúng (Những thần linh) ở vùng mới và vùng cũ có gì khác nhau? Họ đã chấp thuận mình từ nơi khác đến thế nào?Gia đình đã làm những gì khi bỏ (chia tay) những vị thần/ma ở làng cũ và để được lòng thần linh/ma ở làng mới?

Dự án có chương trình hỗ trợ phục hồi sinh kế không? Nếu có như thế nào? Và đã thực hiện chưa? Ai thực hiện?

5. Sử dụng tiền đền bùTiền đền bù gia đình để ở sổ tiết kiệm được bao lâu? Sổ do ai đứng tên? Nếu muốn rút thì những ai ký tên? Nếu vợ muốn rút để chăn nuôi (chẳng hạn) thì làm thế nào?

Trợ giúp về lương thực anh chị được nhận bằng tiền hay hiện vật? Kiểu nào là phù hợp hơn? Tại sao vậy? Anh chị dự kiến khi nào sẽ đủ lương thực? Thời gian trợ cấp như vậy phù hợp ở mức độ nào? Hiện tại dự trữ tiền mặt của gia đình đủ để tới giai đoạn phục hồi lương thực ở mức nào?

Phần đền bù của gia đình của anh chị được dùng để làm nhà hợp với dự định thế nào? Dư thừa hay thiếu ở mức độ thế nào? Anh chị giải quyết thế nào với khoản thừa hay khoản thiếu?

Phần đền bù cho ruộng/rẫy/rừng/vườn được gia đình dùng thế nào? Bây giờ (khi nào) ruộng rẫy/vườn /rừng được như trước? Nếu không như trước được, thì gia đình có gì thay thế cho đất rẫy, rừng vườn?

Tương tự hỏi về phần đền bù cho chăn nuôi.

Page 32: SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Giám sát chính sách bảo trợ …vrn.org.vn/media/files/Guideline Checklist on ADB-final.pdf · hết tất cả các bước mà chúng

Cuốn Sổ tay này được tài trợ bởi

Liên hệ:[email protected]