MỤC LỤC - sxd.khanhhoa.gov.vnsxd.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/2017/VLXD/Quy hoach phat trien...

127
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 1 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 5 Phần thứ nhất CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA 11 I. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 11 1. Đặc điểm tự nhiên 11 2. Tài nguyên thiên nhiên 12 3. Khái quát hiện trạng phát triển KT - XH 13 4. Định hướng phát triển KT - XH đến năm 2020 24 II. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN LÀM VLXD 37 III. NGUỒN NHÂN LỰC 44 Phần thứ hai HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ DỰ BÁO NHU CẦU VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020 47 I. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG 47 II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG 60 III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH VLXD TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011-2015 66 IV. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG VLXD ĐẾN NĂM 2020 71 V. DỰ BÁO NHU CẦU VLXD ĐẾN NĂM 2020 78 1. Dự báo nhu cầu VLXD theo vốn đầu tư toàn xã hội 79 2. Dự báo nhu cầu VLXD theo tiêu thụ bình quân đầu người 81 3. Dự báo nhu cầu VLXD theo GDP 82 4. Nhu cầu Vật liệu san lấp 83 5. Tổng hợp dự báo nhu cầu VLXD ở Khánh Hòa đến năm 2020 86 6. Nhu cầu nguyên liệu cát thủy tinh 87 Phần thứ ba QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 88 I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH 88 II. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH 89 1. Xi măng 89 2. Vật liệu xây 90 3. Vật liệu lợp 93

Transcript of MỤC LỤC - sxd.khanhhoa.gov.vnsxd.khanhhoa.gov.vn/Resources/Docs/2017/VLXD/Quy hoach phat trien...

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 1

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 5

Phần thứ nhất

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

11

I. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 11

1. Đặc điểm tự nhiên 11

2. Tài nguyên thiên nhiên 12

3. Khái quát hiện trạng phát triển KT - XH 13

4. Định hướng phát triển KT - XH đến năm 2020 24

II. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN LÀM VLXD 37

III. NGUỒN NHÂN LỰC 44

Phần thứ hai

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ DỰ BÁO NHU CẦU

VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020

47

I. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG 47

II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG 60

III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH VLXD TỈNH

KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011-2015 66

IV. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG VLXD ĐẾN NĂM 2020 71

V. DỰ BÁO NHU CẦU VLXD ĐẾN NĂM 2020 78

1. Dự báo nhu cầu VLXD theo vốn đầu tư toàn xã hội 79

2. Dự báo nhu cầu VLXD theo tiêu thụ bình quân đầu người 81

3. Dự báo nhu cầu VLXD theo GDP 82

4. Nhu cầu Vật liệu san lấp 83

5. Tổng hợp dự báo nhu cầu VLXD ở Khánh Hòa đến năm 2020 86

6. Nhu cầu nguyên liệu cát thủy tinh 87

Phần thứ ba

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG

TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

88

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH 88

II. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH 89

1. Xi măng 89

2. Vật liệu xây 90

3. Vật liệu lợp 93

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 2

4. Đá ốp lát và khai thác đá khối 94

5. Đá xây dựng 95

6. Cát xây dựng 96

7. Bê tông cấu kiện 97

8. Gạch lát hè tự chèn và terrazzo 97

9. Khai thác và chế biến cát thủy tinh 97

10. Đất san lấp 98

11. Những chủng loại VLXD không sản xuất tại Khánh Hòa 99

III. TỔNG HỢP PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH 100

IV. QUY HOẠCH CÁC ĐIỂM BỄN, BÃI CUNG ỨNG VLXD 108

V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VLXD ĐẾN NĂM 2030 113

Phần thứ tư

NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN VLXD TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020

117

I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 117

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 119

KẾT LUẬN 123

TÀI LIỆU THAM KHẢO 125

PHỤ LỤC 129

Phụ lục I: Thống kê tiềm năng khoáng sản làm VLXD tỉnh Khánh Hòa 129

Phụ lục II: Thống kê một số cơ sở khai thác, chế biến và sản xuất VLXD chủ yếu

trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2015 140

Phụ lục III: Danh mục các dự án sản xuất VLXD ưu tiên đầu tư giai đoạn

đến năm 2020 150

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 3

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1. Tổng hợp số liệu KT - XH tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015 14

Bảng 2. Hệ thống đô thị toàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 23

Bảng 3. Dự báo một số chỉ tiêu KT- XH của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 24

Bảng 4. Hệ thống đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 25

Bảng 5. Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 - 2014 48

Bảng 6. Sản lượng các loại VLXD chủ yếu tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015 49

Bảng 7. Phân bố các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung 51

Bảng 8. Danh sách các cơ sở gạch không nung 52

Bảng 9. Phân bố các cơ sở khai thác đá xây dựng 56

Bảng 10. Phân bố các cơ sở khai thác cát xây dựng 58

Bảng 11. Danh sách các cơ sở sản xuất bê tông 59

Bảng 12. So sánh năng lực sản xuất VLXD theo quy hoạch và thực tế đạt được 66

Bảng 13. Bảng tổng hợp tình hình đầu tư cac công trình VLXD của tỉnh Khánh Hòa

trong giai đoạn 2010 - 2015 69

Bảng 14. Mức tiêu thụ VLXD trên 1 tỷ đồng vốn đầu tư 80

Bảng 15. Dự báo nhu cầu VLXD theo vốn đầu tư toàn xã hội 80

Bảng 16. Dự báo tiêu thụ VLXD bình quân đầu người của cả nước và các tỉnh

Bình Định, Ninh Thuận đến năm 2020 81

Bảng 17. Dự báo nhu cầu VLXD theo phương pháp bình quân đầu người 82

Bảng 18. Dự báo nhu cầu VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 theo phương pháp

GDP 82

Bảng 19. Diện tích các cụm công nghiệp, các khu đô thị dự kiến đầu tư giai đoạn

2016 - 2020 83

Bảng 20. Các tuyến giao thông xây mới, nâng cấp đến năm 2020 84

Bảng 21. Tổng hợp Dự báo nhu cầu VLXD đến năm 2020 (phương án chọn) 86

Bảng 22. Tổng hợp năng lực sản xuất các chủng loại VLXD của Khánh Hòa

đến năm 2020 100

Bảng 23. Tổng hợp phương án quy hoạch của từng chủng loại VLXD đến năm 2020 101

Bảng 24. Giá trị sản xuất công nghiệp VLXD đến năm 2020 107

Bảng 25. Tổng hợp nhu cầu nguyên, nhiên liệu, năng lượng sản xuất VLXD

đến năm 2020 108

Bảng 26. Quy hoạch các bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 109

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 4

CÁC TỪ VIẾT TẮT

CCN Cụm công nghiệp

CN Công nghiệp

CNH - HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CP Cổ phần

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

ĐT Đầu tư

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

GKN Gạch không nung

GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp

HTX Hợp tác xã

HH, SS Hiện hành, so sánh

KCN Khu công nghiệp

KHKT Khoa học kỹ thuật

KT - XH Kinh tế - xã hội

QTC Quy tiêu chuẩn

QĐ-TTg Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TM Thương mại

TTCN Tiểu thủ công nghiệp

TNKS Tài nguyên khoáng sản

TL Trữ lượng

VNĐ Việt Nam đồng

VĐT Vốn đầu tư

VLXD Vật liệu xây dựng

VLX Vật liệu xây

UBND Uỷ ban nhân dân

USD Đô la Mỹ

XNK Xuất nhập khẩu

XD Xây dựng

XL Xây lắp

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Khánh Hòa là tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông là biển Đông. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô của quần đảo Trường Sa.

Tỉnh Khánh Hòa hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không, đặc biệt có điều kiện phát triển hệ thống cảng biển, tạo nên một đầu mối giao thông kinh tế lớn nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế. Với vị trí địa lý quan trọng như vậy, việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa không chỉ có ý nghĩa riêng đối với tỉnh mà còn có ý nghĩa rất lớn trong sự nghiệp phát triển chung của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Trong sự nghiệp chung đó có sự đóng góp của tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế, trong đó có ngành công nghiệp VLXD.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 đã được Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt tại Quyết định số 1603/QĐ-UBND ngày 17/6/2011 (gọi tắt là Quy hoạch 2011). Đến nay, quy hoạch đã qua gần 5 năm triển khai thực hiện. Quy hoạch 2011 đã góp phần đưa ngành sản xuất VLXD của Khánh Hòa lên một bước phát triển đáng kể. Trong giai đoạn 2011 - 2015, sản lượng VLXD đã đáp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, công tác quản lý ngành được tăng cường và đi vào nề nếp. Tuy nhiên, Quy hoạch 2011 vẫn còn tồn tại một số điểm cần khắc phục và điều chỉnh do cả yếu tố chủ quan và khách quan như: một số Thông tư, Nghị định của Chính phủ được ban hành sau Quy hoạch 2011; một số định hướng phát triển KT-XH và các ngành được điều chỉnh, bổ sung; chủng loại Vật liệu không nung chưa được đề cập đến trong quy hoạch; một số công trình dự kiến đầu tư trong Quy hoạch 2011 đến nay chưa thực hiện được hoặc vị trí không đúng với Quy hoạch.

Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng Điều chỉnh quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 là hết sức cần thiết, nhằm có định hướng đúng đắn cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng của tỉnh phù hợp với đặc điểm hiện có và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng cả nước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Quy hoạch này là định hướng đúng đắn cho sự phát triển ngành và bám sát với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020. Quy hoạch sẽ tính toán lựa chọn sản phẩm vật liệu xây dựng phù hợp để phát triển, lựa chọn các phương án đầu tư có tính khả thi cao mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, khuyến khích các thành phần kinh tế địa phương và kêu gọi đầu tư từ bên ngoài

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 6

vào việc phát triển kinh tế ở tỉnh; đồng thời thực hiện chủ trương của Bộ Xây dựng về việc triển khai lập và điều chỉnh quy hoạch vật liệu xây dựng các địa phương giúp cho công tác quản lý Nhà nước theo Ngành trên tầm vĩ mô được thống nhất.

Theo chủ trương của UBND tỉnh, Sở Xây dựng Khánh Hòa được giao làm

chủ đầu tư lập: “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Khánh

Hòa đến năm 202 và định hướng đến năm 2030”. Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ

Xây dựng được Sở Xây dựng đề nghị phối hợp thực hiện nhiệm vụ trên.

Việc nghiên cứu quy hoạch phát triển VLXD của tỉnh đến năm 2020 có ý

nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH của tỉnh.

Từ kết quả nghiên cứu của dự án sẽ hình thành các phương án phát triển các cơ

sở sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh, lựa chọn các hướng ưu tiên trên cơ sở nhu

cầu thị trường và những nguồn lực thuận lợi.

* Mục tiêu lập quy hoạch:

- Đề xuất các phương án khai thác sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tiềm năng

về tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, phương án phân bố sản xuất và

phương án phát triển các chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng có khả năng

phát triển trên địa bàn tỉnh.

- Làm công cụ quản lý nhà nước, giúp cho các nhà quản lý trong công

tác điều hành phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng phù hợp với sự phát

triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Làm căn cứ cho các nhà đầu tư trong việc chuẩn bị xây dựng các kế

hoạch phát triển sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh trong các giai đoạn

tới.

* Đối tượng nghiên cứu:

Xuất phát từ tiềm năng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, từ tập quán xây dựng của nhân dân và nhu cầu về thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận, đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sẽ đề cập đến tất cả các chủng loại vật liệu xây dựng song tập trung chủ yếu vào một số chủng loại sau:

- Xi măng; - Kính xây dựng; - Sứ vệ sinh; - Vật liệu xây, lợp: nung và không nung; - Đá, cát xây dựng; - Khai thác khoáng sản VLXD cát thủy tinh (cát trắng); - Vật liệu ốp lát (đá và gạch);

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 7

- Bê tông các loại; - Các loại vật liệu hữu cơ và hoá phẩm xây dựng; - Vật liệu cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

* Phạm vi nghiên cứu :

Phạm vi nghiên cứu của quy hoạch được giới hạn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhằm xác định các phương án đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây dựng tại chỗ, đồng thời xác lập phương án cung ứng vật liệu xây dựng trong và ngoài tỉnh nhất là đối với các tỉnh lân cận trong vùng để mở rộng thị trường vật liệu xây dựng.

* Nội dung nghiên cứu quy hoạch:

Đánh giá phân tích thực trạng ngành sản xuất VLXD tỉnh Khánh Hòa hiện nay và các yếu tố, nguồn lực tác động đến sự phát triển của ngành trong thời gian tới; đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch 2011; phân tích đánh giá xu hướng phát triển thị trường VLXD và dự báo nhu cầu một số chủng loại VLXD chủ yếu cho xây dựng ở Khánh Hòa đến năm 2020; trên cơ sở đó xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch phát triển đối với các chủng loại VLXD trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

* Phương pháp nghiên cứu:

Để có những thông tin cần thiết, dự án đã tiến hành điều tra khảo sát thực tế về sản xuất và tiêu thụ VLXD trên địa bàn Tỉnh, nhằm đánh giá được hiện trạng sản xuất, tiêu thụ VLXD và dự báo được nhu cầu và thị trường VLXD. Mặt khác xác định được những lợi thế so sánh, những khó khăn hạn chế cần phải khắc phục của ngành công nghiệp VLXD, từ đó hoạch định phương hướng phát triển và cụ thể hoá bằng các phương án phát triển sản xuất VLXD đến năm 2020. Trong quá trình nghiên cứu, dự án đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia thuộc các cơ quan trung ương cũng như địa phương trên từng vấn đề với mong muốn dự án có được tính khoa học và khả thi cao.

* Các căn cứ pháp lý thực hiện dự án Điều chỉnh quy hoạch VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/6/2014;

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2010;

- Nghị định số 15/2012/NĐ-CP, ngày 09/3/2012 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;

- Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về Quản lý vật liệu xây dựng;

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 8

- Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Xây

dựng về việc Quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây

dựng;

- Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

- Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020.

- Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020;

- Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung;

- Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020;

- Quyết định số 2155/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 12/3/2013 về phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 và định hướng sau năm 2015;

- Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày 02/3/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh;

- Quyết định số 441/QĐ-UBND ngày 18/02/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc bổ sung khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh;

- Chỉ thị số 22/2013/CT-UBND ngày 23/12/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa về lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến và lò đứng liên tục; tăng cường sử dụng và phát triển VLXD không nung trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 9

- Quyết định số 1603/QĐ-UBND ngày 17/6/2011 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020;

- Quyết định số 620/QĐ-UBND ngày 16/3/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc cho phép lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Hợp đồng kinh tế số 263A/HĐ-QHVLXD ngày 21/10/2015 giữa Sở Xây dựng Khánh Hòa và Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng về việc tư vấn lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

* Báo cáo quy hoạch bao gồm các nội dung chính như sau:

- Phần thứ nhất:

Các yếu tố tác động đến phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Khánh Hòa.

- Phần thứ hai:

Hiện trạng sản xuất và dự báo nhu cầu vật liệu xây dựng tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.

- Phần thứ ba:

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Khánh Hòa đến

năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Phần thứ tư:

Các giải pháp chủ yếu và tổ chức thực hiện quy hoạch.

* Sản phẩm của quy hoạch bao gồm các tài liệu sau:

1. Báo cáo chính: Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến

năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

2. Phụ lục: Khoáng sản làm VLXD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

3. Bản đồ tỷ lệ 1/100.000 để báo cáo trong các hội nghị thể hiện các nội dung sau:

- Sơ đồ phân bố tài nguyên khoáng sản làm VLXD tỉnh Khánh Hòa;

- Sơ đồ quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020;

- Sơ đồ hiện trạng sản xuất VLXD tỉnh Khánh Hòa.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 10

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 11

Phần thứ nhất

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

I. CÁC YẾU TỐ VỀ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI.

1. Đặc điểm tự nhiên.

1.1. Vị trí địa lý và địa hình.

Khánh Hòa là tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ có diện tích tự nhiên là 5.217,6 km2 và có độ địa lý từ 11041'53''đến 12052'35'' vĩ độ Bắc và từ 108040' đến 109023'24" kinh độ Đông. Phía Bắc giáp ba huyện Sông Hinh, Đông Hòa và Tây Hòa của tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp hai huyện M'Drăk và Krông Bông của tỉnh Đắk Lắk, phía Nam giáp huyện Bác Ái và Thuận Bắc của tỉnh Ninh Thuận, phía Tây Nam giáp huyện Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp Biển Đông. Khánh Hòa có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: 02 thành phố (Nha Trang, Cam Ranh), 01 thị xã (Ninh Hòa) và 05 huyện (Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm) và một huyện đảo (Trường Sa).

Khánh Hòa nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước, quốc lộ 1A chạy dọc ven biển từ Đèo Cả đến Gềnh Đá Bạc nối liền các tỉnh phía Bắc và phía Nam, đường sắt chạy từ phía Bắc đến phía Nam tỉnh. Quốc lộ 26 nối Khánh Hòa với Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên, QL 27B từ thành phố Cam Ranh đi huyện Bác Ái - tỉnh Ninh Thuận, QL 27C kết nối TP. Nha Trang với TP. Đà Lạt.

Về địa hình: Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh. Miền đồng bằng lại bị chia thành từng ô, cách ngăn bởi những dãy núi ăn ra biển.

Khánh Hòa là tỉnh có địa hình tương đối cao với độ cao trung bình so với mặt nước biển vào khoảng 60 m, địa hình núi đa dạng gắn liền với dải Trường Sơn tạo nên nhiều cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng gắn liền với nhiều di tích lịch sử. Do địa hình có nhiều núi cao, mật độ chia cắt lớn bởi các khe, sông, suối hình thành nên nhiều hẻm, vực, thung lũng sâu, gây khó khăn cho giao thông đường bộ, đường thủy.

Vùng đồng bằng của tỉnh nhỏ, hẹp bị chia cắt bởi các dãy núi kéo dài ra biển, cấu tạo địa hình của các dải núi tạo nên sự bất lợi cho lắng đọng phù sa nên nhìn chung Khánh Hòa không có thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

Ngoài phần đất liền, Khánh Hòa còn là một trong những tỉnh có đường bờ biển đẹp của Việt Nam. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ và các đảo san hô của quần đảo Trường Sa.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 12

Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh.

1.2. Khí hậu, thuỷ văn.

Khánh Hòa là một tỉnh ở vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới xavan.Song khí hậu Khánh Hòa có những nét biến dạng độc đáo với các đặc điểm riêng biệt. So với các tỉnh khác trong cả nước thì khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa hơn do mang tính chất của khí hậu đại dương. Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 26,7°C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà có khí hậu như Đà Lạt. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%.

Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển Việt Nam. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt, tác hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Nhìn chung Khánh Hòa có vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường và thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là đối với phát triển du lịch và các ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, trong đó có các công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

2. Tài nguyên thiên nhiên.

Khánh Hoà là một trong các tỉnh có nhiều tài nguyên thiên nhiên bậc nhất cả nước, đặc biệt là tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng.

2.1. Tài nguyên đất.

Theo số liệu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Khánh Hòa đã được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết 52/NQ-CP ngày 10/4/2013, niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2014 thì tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh khoảng 521.765 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản là 326.421ha; đất phi nông nghiệp 99.011ha, đất chưa sử dụng 96.513ha.

2.2. Tài nguyên rừng.

Theo niên giám thống kê năm 2014 của tỉnh, diện tích rừng hiện có là 226.808 ha, trong đó 111.095 ha là rừng sản xuất chiếm 48,98%, rừng phòng hộ là 99.491 ha chiếm 43,87% và 16.222 ha rừng đặc dụng chiếm 7,15%. Rừng ở Khánh Hòa tập chung chủ yếu ở khu vực núi cao, đầu nguồn các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và Ninh Hòa. Độ che phủ của rừng là 38,5%, lớn nhất là ở huyện Khánh Vĩnh và huyện Khánh Sơn.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 13

2.3. Tài nguyên biển.

Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu lý tưởng, nhiều di tích lịch sử và công trình văn hoá nên thành phố Nha Trang đã trở thành một trong mười trung tâm du lịch lớn của cả nước, đặc biệt là du lịch biển với rất nhiều bãi tắm nổi tiếng như như bãi biển Nha Trang, Bãi Tiên, Dốc Lếch, Đại Lãnh. Dọc bờ biển còn tập trung nhiều đảo lớn, nhỏ có khả năng tổ chức các dịch vụ du lịch như: lặn biển, vui chơi giải trí trên các đảo.vv.. Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ.

2.4. Tài nguyên khoáng sản.

Khánh Hòa có nhiều loại khoáng sản như than bùn, môlíp đen, cao lanh, sét, vàng sa khoáng, nước khoáng, sét chịu lửa, cát, san hô, và các chủng loại nguyên liệu làm vật liệu xây dựng trong đó đáng chú ý nhất là nguồn khoáng sản làm đá ốp lát như đá granite, gabro... có màu sắc đẹp, chất lượng tốt và trữ lượng lớn; cát thuỷ tinh đáp ứng yêu cầu của sản xuất thủy tinh quang học, pha lê... trữ lượng 45.469.000 tấn (cấp 122 + 334a).

Tài nguyên khoáng sản là một thế mạnh của tỉnh, trong đó có những loại có thể phát triển khai thác, chế biến phục vụ không chỉ nhu cầu nội tỉnh mà còn để cung cấp cho các tỉnh khác trong cả nước cũng như xuất khẩu. 2.5. Tài nguyên du lịch.

Khánh Hòa là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Nhờ có bờ biển dài hơn 385 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang (một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới), Cam Ranh... với khí hậu ôn hòa và nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, Khánh Hòa đã trở thành trung tâm du lịch của cả nước, thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế hàng năm. Chính vì vậy, Khánh Hòa đã được Tổng cục Du lịch xác định là một trong các trung tâm du lịch cả nước.

3. Khái quát hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội.

3.1. Một số thành tựu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015.

Trong những năm qua, Khánh Hòa đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội. Các ngành: Du lịch, cơ khí chế tạo, chế biến nông lâm, thủy hải sản, sản xuất hàng tiêu dùng của tỉnh đã có sản lượng, giá trị sản xuất tăng liên tục, chủng loại sản phẩm đa dạng, chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh đã được cải thiện rõ rệt. Theo Niên giám thống kê 2014 và Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, các chỉ tiêu phát triển như sau:

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 14

Bảng 1: Tổng hợp số liệu KT - XH của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2015 TT Tiêu chí Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015

1

Dân số người 1.171.366 1.180.102 1.188.415 1.196.898 1.205.000 - Thành thị người 521.751 525.127 531.008 536.148 - Nông thôn người 649.615 654.975 657.407 660.750 - Chỉ số phát triển

% 100,61 100,75 100,70 100,71 100,65

- Lao động từ 15 tuổi trở lên

người 640.390 629.603 660.042 674.337 762.290

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo

% 46,0 49,9 54,5 58,5 62,0

2

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) (giá HH)

tỷ đồng 39.310 45.837 51.883 59.451 63.054

GDP/người (giá HH)

triệu đồng 33,56 38,84 43,66 49,67 52,33

3

Cơ cấu GDP - Nông, lâm, thủy sản

% 14,01 12,95 11,84 11,03 11,28

- CN & XD % 41,73 40,93 39,78 39,72 41,42 - Dịch vụ % 38,43 39,14 39,93 38,02 38,04 - Thuế NK % 5,84 6,99 8,44 11,23 9,26

4 Tổng thu NSNN (giá HH)

tỷ đồng 9.721 12.444 14.097 15.463 14.856,4

5 Tổng chi NS (giá HH)

tỷ đồng 11.059 12.227 11.532 11.078

6 GTSX ngành xây dựng (giá HH)

Tỷ đồng 6.385 6.701 7.731 8.965

7 GTSX công nghiệp (giá HH)

Tỷ đồng 34.791 40.328 44.953 49.844 54.551

8 Giá trị xuất khẩu

triệu USD 0,951 1.160 1.074 1.070 1.150

9 Giá trị nhập khẩu

triệu USD 0,665 0,628 0,499 0,718 0,740

10 VĐT (giá HH) tỷ đồng 18.151 19.908 21.243 23.157 27.541 Nguồn: - Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2014

- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 5 năm 2011 - 2015. - Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa năm 2015

Kinh tế - Xã hội tỉnh Khánh Hòa trong 5 năm qua liên tục phát triển đáng kể. Năm 2015 kinh tế Khánh Hòa tiếp tục tăng trưởng so với năm 2014 tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm đạt 8,38% (giá HH). GDP bình quân đầu người đạt 52,33 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 8,45%, trong đó ngành công nghiệp tăng 8,32%, riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức 8,34%; khu vực dịch vụ giảm 8,26%. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tăng gấp 2,3 lần so giai đoạn 2005-2010. Tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên GDP bình quân đạt 42%.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 15

3.2. Dân số và lao động

Dân số:

Theo Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2014 (xuất bản năm 2015), dân số của tỉnh khoảng 1.196.898 người tăng 32.609 người so với năm 2010, Khánh Hòa là tỉnh có quy mô dân số trung bình so với các tỉnh trong vùng miền Trung. Mật độ dân số trung bình của Khánh Hòa 229 người/km2 đứng thứ 5 trong vùng sau thành phố Đà Nẵng, Thanh Hóa, Bình Định và Quảng Ngãi.

Dân số khu vực thành thị năm 2014 của tỉnh là là 536.148 người chiếm 44,79%, tỷ lệ tăng dân số thành thị trong giai đoạn 2010 - 2014 trung bình 3,17%/năm (cao nhất là năm 2010 với 12,46%), dân số nông thôn là 660.750 người chiếm 55,21 %; tỷ lệ dân số thành thị cao hơn nhiều so với các tỉnh khác ở miền Trung (đứng thứ 2 sau Đà Nẵng).

Ở Khánh Hòa hiện nay có 32 dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm hơn 95% dân số của tỉnh và phân bố đều khắp huyện, thị, thành phố, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là các vùng đồng bằng, thành phố, thị xã, thị trấn. Dân tộc tộc thiểu số lớn nhất là Raglai chiếm 3,4% sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và một vài xã miền núi các huyện Diên Khánh, Cam Lâm và thành phố Cam Ranh trong các bản làng (palây), sau đó đến dân tộc Cơ-ho và Ê-đê sinh sống tại các khu vực giáp ranh với Lâm Đồng và Đăk Lăk. Dân tộc Hoa chiếm 0,58% sống phân tán, xen kẽ với người Kinh tại các huyện đồng bằng. Các nhóm chính khác gồm Cơ-ho chiếm 0,32%, Ê-đê chiếm 0,25%... Ngoài ra, còn có các dân tộc Tày, Nùng, Mường, Chăm... Dân tộc ít người sống chủ yếu ở miền núi, tỷ lệ dân tộc Kinh thấp nhất là ở huyện Khánh Sơn (18,7%) và Khánh Vĩnh (30,34%). Tình hình đó thể hiện sự đa dạng về văn hoá truyền thống dân tộc, song cũng đòi hỏi phải có nhiều chính sách phù hợp để đồng bào các dân tộc ít người có điều kiện phát triển bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc của tỉnh.

Những năm qua, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện tốt chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên luôn giảm trong giai đoạn 2010 - 2014. Chất lượng dân số đã được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố trong giai đoạn 2010 - 2014 gần như không có biến đổi lớn và đến năm 2014 giảm còn 0,99%.

Lao động:

Trong giai đoạn vừa qua, Khánh Hòa đã thực hiện tốt chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm, đề ra nhiều giải pháp tạo việc làm mới, khuyến khích phát triển sản xuất tạo việc làm và tự tạo việc làm. Đã phát triển mạng thông tin thị trường lao động, mở rộng sàn giao dịch việc làm, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động theo yêu cầu.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 16

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2014 là 674.337 người, chiếm 56,34% số dân toàn tỉnh (trong đó lao động nam chiếm 58,95% và nữ 53,80% trong tổng số lao động của tỉnh). Lao động ở thành thị là 277.064 người, chiếm 51,68% và lao động ở nông thôn là 397.273 người, chiếm 60,12% tổng số lao động. Tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2,42 % tổng số lao động. Lực lượng lao động đã được đào tạo chiếm 47,5% đạt tỷ lệ cao so với các tỉnh thuộc vùng Nam Trung bộ.

3.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng.

3.3.1. Giao thông vận tải .

Mạng lưới giao thông của Khánh Hòa gồm 4 loại hình: Đường hàng không, đường sắt, đường thuỷ và đường bộ. Đó là một lợi thế để Khánh Hòa có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện, giao lưu, hợp tác với các tỉnh bạn và với quốc tế trong sản xuất kinh doanh, du lịch và trao đổi sản phẩm hàng hoá.

a. Đường bộ

Khánh Hoà là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ phía đông của một số tỉnh Tây Nguyên do vậy mạng lưới đường bộ đã sớm được hình thành và đảm nhận phần lớn khối lượng vận chuyển cả về hành khách lẫn hàng hoá. Đường quốc lộ 1A đi qua thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa và 3 huyện Vạn Ninh, Diên Khánh, Cam Lâm làm trục chính cho mạng lưới giao thông. Các đường tỉnh thường được bắt nguồn từ QL1A và QL26 , hầu hết đều kết thúc ở các huyện, tạo thành một mạng lưới hình xương cá, cụt ở cuối các nhánh không tạo thành thế liên hoàn giữa các huyện. Trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có đường ô tô đến trung tâm các xã.

- Đường Quốc lộ: Tỉnh Khánh Hoà có 6 tuyến Quốc lộ đi qua là QL1A, QL1C, QL26, QL26B, QL27B, QL27C với tổng chiều dài 294,753 km cụ thể như sau:

+ Quốc lộ 1A đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hoà với chiều dài 152 km.

+ Quốc lộ 1C dài 17 km, nối Nha Trang đến Diên An (Diên Khánh), mặt đường bê tông nhựa, quy mô đường cấp II, III đồng bằng.

+ Quốc lộ 26, đoạn qua tỉnh Khánh Hoà dài 32 km, nối Quốc lộ 1A tại thị xã Ninh Hoà với thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk.

+ Quốc lộ 26B từ nhà máy Đóng tàu Hyundai Km0+000 đến QL1A có chiều dài 14,3 km, nền đường rộng 12m, mặt đường bê tông nhựa rộng 7 m.

+ Quốc lộ 27B dài 14 km nối QL1A với QL27 Ninh Thuận đi Đà Lạt.

+ Quốc lộ 27C đoạn qua địa phận tỉnh Khánh Hòa có chiều dài 65,453 km được nâng cấp từ 2 tuyến đường tỉnh ĐT.653B và ĐT.654D.

- Đường tỉnh: Tổng chiều dài hệ thống đường tỉnh của Khánh Hòa 492,23 km, phần lớn hệ thống đường tỉnh có quy mô cấp V đến cấp II, bề mặt đường rộng từ 3,5 m trở lên, trong đó mặt đường bê tông nhựa chiếm khoảng

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 17

35,38% tương đương 174,15 km; đường đá dăm láng nhựa chiếm 63,62% tương đương 313,17 km và đường bê tông xi măng chiếm 1% tương đương 4,91 km. Các tuyến đường tỉnh hầu hết đều xuất phát từ trục đường chính là QL1A và kết thúc tại khu vực trung tâm hành chính của các huyện. Do đặc điểm của địa hình, nhiều tuyến tỉnh lộ phải vượt qua các vùng núi cao hiểm trở, nhiều sông suối, nên chúng bị cô lập, rời rạc, rất khó hợp với nhau để tạo thành một mạng lưới liên hoàn, đây là điểm hạn chế của mạng lưới giao thông hiện nay của tỉnh.

- Đường huyện, xã: Tổng chiều dài các tuyến đường huyện, xã của tỉnh khoảng 3.560,45 km trong đó đường do huyện quản lý (bao gồm cả đường đô thị) là 988,9 km, đường xã quản lý là 2.571,55 km.Các tuyến đường huyện, xã đã thực hiện đầu tư mới, mở rộng, nâng cấp mạng lưới đường huyện, xã. Chất lượng đường đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là các tuyến đường huyện đến nay tất cả các xã đều có đường ô tô vào trung tâm xã.

Trong những năm qua Khánh Hoà đã tiến hành làm mới nhiều tuyến đường, từng bước cải tạo nâng cấp các tuyến đường chủ yếu là các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, các trục đường của thành phố Nha Trang và một số đường huyện

b. Đường thủy.

Giao thông vận tải đường biển: đường biển Khánh Hòa có chiều dài vào khoảng 385 km với hệ thống cảng biển được xây dựng từ lâu. Đây là điều kiện để tỉnh phát triển ngành vận tải biển.Tuy nhiên, cho đến nay tiềm năng đó mới được khai thác ở mức độ thấp.Trên địa bàn tỉnh hiện có các cảng biển sau: Cảng cát Đầm Môn; cảng Hòn Khói; Cảng chuyên dùng xi măng Nghi Sơn; Cảng chuyên dùng kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong; Cảng Nha Trang; bến cảng Học viện Hải quân; Cảng tổng hợp Ba Ngòi; Cảng quốc tế Cam Ranh; Cảng quân sự Cam Ranh; Cảng nhà máy xi măng Cam Ranh.

Trong số 5 cảng biển của Khánh Hòa, cảng Nha Trang, ngoài công tác xếp dỡ, chuyển tải hàng hoá, là cảng có khối lượng hành khách đi tàu lớn hơn cả. Tuy nhiên, trang thiết bị phục vụ công tác vận chuyển hành khách của cảng còn nghèo nàn, việc tổ chức luồng tuyến cũng như tổ chức đón tiễn và phục vụ hành khách tại bến còn ở quy mô thấp, nên chưa thu hút được hành khách đi tàu. Cảng Cam Ranh là cảng dành riêng cho phục vụ quân sự, quốc phòng. Các cảng còn lại chủ yếu làm công tác xếp dỡ, chuyển tải hàng hoá. Hiện nay, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong đã được phê duyệt đầu tư và đang trong quá trình xây dựng.

Giao thông vận tải thủy nội địa: Toàn tỉnh có trên 40 con sông có độ dài từ 10 km trở lên. Các sông chính của Khánh Hoà gồm: sông Cái Nha Trang, sông Cái Ninh Hòa. Mật độ sông ngòi khá dày đặc tuy nhiên đa phần các sông đều ngắn và có độ dốc khá lớn nên nên hàng năm thường xẩy ra tình trạng lưu lượng dòng chảy bị kiệt về mùa khô và chảy xiết về mùa mưa, việc tổ chức vận

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 18

tải đường sông vì vậy gặp nhiều khó khăn và kém phát huy được hiệu quả.

c. Đường sắt

Đường sắt Thống Nhất chạy dọc Khánh Hòa theo hướng Bắc - Nam với tổng chiều dài 149,1 km qua thành phố Nha Trang và hầu hết các huyện trong tỉnh. Trên đoạn tuyến này có 12 ga, chủ yếu là ga hỗn hợp, phục vụ hành khách đi tàu và tổ chức xếp dỡ, chuyển tải hàng hoá do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức vận chuyển hàng hoá và hành khách đi và đến giữa Khánh Hòa với các tỉnh trong nước. Tuy nhiên, nền đường hẹp, yếu, ta luy không ổn định mặt khác vào mùa mưa lớn, hệ thống cầu cống qua đường sắt thường không đáp ứng nổi khối lượng nước lớn từ khu đồi núi phía Tây tràn xuống, gây úng lụt trong vùng và tắc nghẽn giao thông đường bộ.

d. Đường hàng không

Đường hàng không với 2 sân bay: Nha Trang và Cam Ranh, Sân bay Nha Trang đã được chuyển đổi mục đích sử dụng là khu đô thị. Sân bay Cam Ranh có quy mô lớn, trang thiết bị tương đối đầy đủ hiện đã được dân dụng hoá, là sân bay dân sự chính phục vụ cho tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh cực Nam Trung Bộ, là một trong những sân bay có đường băng lớn và dài nhất tại Việt Nam hiện nay, có khả năng tiếp nhận các loại máy bay hiện đại cỡ lớn. Ngày 12/12/2009, sân bay Cam Ranh đã chính thức được công nhận là cảng hàng không quốc tế phục vụ cho sự trung chuyển hàng hóa, nhu cầu đi lại của hành khách trong và ngoài nước, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và nhất là sự phát triển du lịch của khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.

3.3.2. Mạng lưới điện.

a. Nguồn điện

- Tỉnh Khánh Hoà hiện đang được cấp điện từ lưới điện quốc gia qua các nguồn chính sau:

+ Từ đường dây 500 KV thông qua trạm 500/220/110 KV Plâyku. Trạm cấp điện cho đường dây 220 KV Plâyku - KrongBuk - Trạm 220 KV Nha Trang.

+ Từ nhà máy thuỷ điện Đa Nhim, có công suất đặt máy là 4x40 MW. Nhà máy cấp cho Tỉnh Khánh Hòa qua đường dây 220 KV Đa Nhim - Nha Trang và 2 tuyến 110 KV Đa Nhim - Cam Ranh.

+ Từ nhà máy thuỷ điện Sông Hinh: 2x33 MW. Điện được phát lên lưới 110KV qua đường dây 110 KV Sông Hinh -Tuy Hoà - Nha Trang.

- Nhà máy điện: Năm 2014 đóng điện thành công đường dây 110 KV và trạm biến áp nâng 6,3/110 KV - 38 MVA nhằm đưa nhà máy nhiệt điện bã mía Ninh Hòa vào hoạt động trong thời gian tới.

+ Hệ thống thủy điện: Đến nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chưa có nguồn phát điện công suất lớn. Nhà máy thủy điện EA KRông Rou (nằm tại thị xã Ninh Hòa - tỉnh Khánh Hòa) với 2 tổ máy có công suất đặt 2x14 MW, cấp cho Hệ thống điện qua thanh cái 35 kV của TBA 110 kV Ninh Hòa; Sản lượng

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 19

điện năng của nhà máy năm 2010 là 138,68 triệu kWh và Nhà máy thủy điện Sông Giang 2 có công suất 37 MW đã đi vào hoạt động ổn định.

- Hệ thống nhà mày Diesel: Các nhà máy điện Diesel chủ yếu là nhiệm vụ dự phòng cục bộ, gốm 3 nhà máy: Diesel Vũng Ngán Đảo Vũng Ngán với công suất là 80 KW; Diesel Bích Đầm Đảo Bích Đầm với công suất là 165 KW; Diesel Bình Hưng Đảo Bình Hưng với công suất là 164+100 KW.

- Điện gió: Khu vực tỉnh Khánh Hòa có tiềm năng lớn về phát triển điện gió. Hiện tại có các dự án khu vực vịnh Vân Phong như dự án nhà máy điện Vạn Thọ, Vạn Thạnh.

b. Lưới điện

Lưới điện cao thế và truyền tải:

- Hệ thống lưới điện 220 kV cấp điện cho trạm biến áp 220 kV Nha Trang và liên kết lưới điện 220 kV khu vực như sau:

+ Tuyến NMTĐ Đa Nhim - Nha Trang, dây dẫn ACSR-400 chiều dài 114 km từ trạm 220 kV Nha Trang đến NMTĐ Đa Nhim.

+ Tuyến NMTĐ Sông Ba Hạ - Tuy Hòa - Nha Trang gồm 2 tuyến NMTĐ Sông Ba Hạ - Tuy Hòa và Tuy Hòa - Nha Trang.

+ Tuyến NMTĐ Sông Ba Hạ - Tuy Hòa là đường dây mạch kép 2xACSR-400 chiều dài 2x37,6 km từ NMTĐ Sông Ba Hạ đến trạm 220 kV Tuy Hòa.

+ Tuyến Tuy Hòa - Nha Trang dây dẫn ACSR-400 chiều dài 128,7 km từ trạm 220 kV Tuy Hòa đến trạm 220 kV Nha Trang.

+ Tuyến Nha Trang - KRôngBuk, dây dẫn ACSR-500 chiều dài 147,2 km từ trạm 220 kV KRôngBuk đến trạm 220 kV Nha Trang.

- Từ trạm 220/110/22 KV - 2x125 MVA Nha Trang có các tuyến 110 KV cấp điện cho các trạm 110 KV sau:

+ Trạm 110/35/22 KV - 2x63 MVA Mã Vòng;

+ Trạm 110/22 KV - (16+25) MVA Sợi Nha Trang ;

+ Trạm 110/22/6 KV – 25 MVA Đồng Đế ;

+ Trạm 110/22 KV - 2x25 MVA Suối đầu ;

+ Trạm 110/35/22 KV - (40+25) MVA Ninh Hòa;

+ Trạm 110/6KV - (20+13) MVA VinaShin;

+ Trạm 110/35/22 KV - 2x25 Cam Ranh;

+ Trạm 110/35/22 KV - 25 MVA Vạn Ninh;

+ Trạm 110/35/22 KV – 25 MVA Diên Khánh;

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 20

+ Trạm 110/35/22 KV – 25 MVA Bán đảo Cam Ranh (Bãi Dài);

+ Trạm 110/35/22 KV – 16 MVA Nam Cam Ranh;

+ Trạm 110/35/22 KV – 40 MVA Bình Tân;

+ Trạm 110/35/22 KV – 40 MVA KCN Ninh Thủy.

Lưới điện trung thế:

- Đến năm 2015 tổng chiều dài đường điện trung thế tỉnh Khánh Hòa là 1.799,44 km, cụ thể như sau:

+ Đường dây 35KV trên không: 327,91 km;

+ Đường dây 22KV trên không: 972,43 km;

+ Đường dây 15KV trên không: 453,5 km;

+ Cáp ngầm trung áp: 45,6 km;

- Trạm biến áp phân phối: Hầu hết các trạm biến áp đều đặt ngoài trời gồm các kiểu treo trên cột, đặt trên giàn hoặc trực tiếp trên nền. Khối lượng trạm hạ thế gồm:

+ Trạm 35/0,4 KV: 19 trạm, tổng công suất 11.070 KVA;

+ Trạm 35,15,6(22)/0,4 KV: 1.430 trạm, tổng công suất 229.07 KVA;

+ Trạm 22/0,4 KV: 1.310 trạm, tổng công suất 338.382 KVA;

+ Trạm 15/0,4 KV: 47 trạm, tổng công suất 12.077 KVA;

- Đường dây hạ thế: Lưới điện hạ thế ở khu vực Thành phố Nha Trang và thành phố Cam Ranh tương đối hoàn chỉnh do có nhiều trạm biến áp có dung lượng vừa, cự ly gần nên chất lượng điện áp tương đối tốt. Lưới điện hạ thế ở khu vực các huyện còn đơn giản và được xây dựng chưa tuân theo quy hoạch. Tổng khối lượng đường dây hạ thế chính đến năm 2015 đạt khoảng 2.557 km.

3.3.3. Cấp nước.

Tỉnh Khánh Hòa đã có hệ thống cấp nước sạch tương đối rộng khắp với các nhà máy nước mặt và nước ngầm, tổng công suất các trạm cấp nước chính hiện tại khoảng 150.000 m3/ngày - đêm.

Các hệ thống cấp nước hiện có như sau:

- Hệ thống cấp nước Đại Lãnh

+ Hiện tại khu vưc xã Đại Lãnh đã có hệ thống cấp nước tự chảy lấy nước từ suối dẫn về bể xử lý rồi cấp cho xã, công suất khoảng 300m3/ ngày - đêm.

- Hệ thống cấp nước Vạn Giã

+ Hiện tại khu vưc Vạn Giã có hệ thống cấp nước sử dụng nguồn nước đập sông Hầu, công suất 12.000m3/ ngày - đêm

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 21

- Hệ thống cấp nước khu vực Ninh Hòa

+ Tại khu trung tâm TX. Ninh Hòa có 2 nhà máy nước đang hoạt động với công suất 6.000 m3/ ngày - đêm và hiện tại đang đầu tư nâng cấp lên thành 8.000 m3/nđ nguồn nước là nước ngầm thông qua nguồn sinh thủy Sông Cái Ninh Hòa và sông Đá Bàn, cùng với dự án đang đầu tư mới tại Ninh Đông với công suất 6.000 m3/ ngày - đêm và Ninh Sơn với công suất 4.000 m3/ ngày - đêm.

- Hệ thống cấp nước TP. Nha Trang.

+ Hệ thống nước máy của thành phố Nha Trang bao gồm: Nhà máy nước Xuân Phong: Công suất: thiết kế: 10.000 m3/ ngày - đêm, nguồn nước mặt sông Cái Nha Trang, ngay cạnh cầu Vĩnh Phương và nhà máy nước Võ Cạnh: Công suất thiết kế: 98.000 m3/ngày - đêm, nguồn nước mặt sông Cái Nha Trang.

- Hệ thống cấp nước Diên Khánh:

+ Nguồn nước cung cấp cho thị trấn Diên Khánh và khu vực lân cận được dẫn bằng ống D300mm đấu nối trực tiếp với đường ống D600mm của nhà máy nước Võ Cạnh, thành phố Nha Trang.

- Hệ thống cấp nước Cam ranh

+ Thành phố Cam Ranh hiện có nhà máy nước Cam Phước Tây công suất 16.000m3/ ngày - đêm lấy nước tại đập Quyết Thắng trên suối Tà Rục. Nước sạch sau xử lý được bơm về trạm tăng áp đặt tại phía Tây ga Đồng Lác sau đó cấp nước cho đô thị. Nhà máy nước đang phục vụ 9 phường và một số xã của thành phố đạt khoảng 75% dân số.

- Hệ thống cấp nước Cam Lâm.

+ Nhà máy nước Cam Lâm đã được xây dựng và đưa vào sử dụng từ tháng 4/2012, phục vụ cấp nước sinh hoạt cho khu vực thị trấn Cam Đức và Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh.

+ Công suất thiết kế: 12.000 m³/ngày-đêm, công suất thực tế: 2.500 m³/ngày-đêm

+ Nguồn nước: Nhà máy nước sử dụng nguồn nước thô từ hồ Cam Ranh Thượng (hồ Cam Tân) thuộc xã Cam Tân.

- Hệ thống cấp nước Tô Hạp - huyện Khánh Sơn.

+ Nhà máy nước thị trấn Tô Hạp nguồn nước suối Tà Lương công suất 1.000m3/ ngày - đêm.

- Hệ thống cấp nước Khánh Vĩnh - huyện Khánh Vĩnh.

+ Nhà máy nước thị trấn Khánh Vĩnh nguồn nước mặt sông Khế, công suất 1.200m3/ ngày - đêm

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 22

3.3.4. Hệ thống thông tin liên lạc

Cơ sở hạ tầng viễn thông của tỉnh xếp vào loại khá so với cả nước; mạng lưới cáp quang đã được mở rộng đến tận các xã, trường học; công nghệ 3G được triển khai diện rộng, và đang từng bước phát triển công nghệ 4G; vùng phủ sóng thông tin di động được mở rộng đến vùng sâu, vùng xa. Hệ thống bưu chính được từng bước cải tạo, phương thức hoạt động cải tiến, nhiều dịch vụ mới phát triển; các điểm bưu điện văn hóa xã được duy trì hoạt động ổn định, hiệu quả.

Tính đến hết Quý I/năm 2016, 100% xã, phường, thị trấn có Bưu điện văn hóa xã hoặc Bưu cục; bán kính phục vụ bình quân là 2,97 km; 100% xã, phường, thị trấn có sóng điện thoại di động và được triển khai cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng; số lượng thuê bao điện thoại di động trả sau đạt 79.528 thuê bao; mật độ thuê bao cố định đạt 7,6 máy/100 dân.

Các công tác thông tin, tuyên truyền luôn được xem trọng, loại hình hoạt động phát thanh truyền hình, báo chí, in và phát hành ngày càng phong phú, đa dạng về hình thức, tổ chức kịp thời, chất lượng các chương trình ngày càng được nâng cao. Hiện nay, đã có 100% xã phường, thị trấn được phủ sóng phát thanh và truyền hình. Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Khánh Hòa là cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Khánh Hòa có chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước...

3.3.5. Hiện trạng phát triển công nghiệp của tỉnh

Sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh Khánh Hòa gồm: Khai thác khoáng sản làm VLXD (khai thác các loại đá xây dựng, đá chẻ và cát sỏi xây dựng); thủy hải sản đông lạnh, thực phẩm các loại, hóa chất, dược phẩm, thuốc lá, điện sản xuất, vật liệu xây dựng (chủ yếu là gạch, ngói lợp, bê tông...), bia, nước giải khát, công nghiệp đóng tàu…

Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố ước đạt 54.551 tỷ đồng (giá hiện hành), trong đó: đóng góp lớn nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 47.790 tỷ đồng chiếm 95,88% tổng giá trị toàn ngành công nghiệp (trong đó ngành công nghiệp sản xuất và các sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác là 712,58 tỷ đồng); ngành công nghiệp khai khoáng đạt 683,44 tỷ đồng chiếm 1,37%; sản xuất và phân phối điện khí đốt nước nóng đạt 920,65 tỷ đồng, chiếm 1,85%; ngành cung cấp nước, quản lý và sử lý rác thải đạt 450,90 tỷ đồng chiếm 0,9% tổng giá trị toàn ngành công nghiệp.

Về hệ thống các khu, cụm công nghiệp thì theo quy hoạch đã được phê duyệt thì toàn tỉnh có 11 CCN và 4 KCN (UBND tỉnh đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xin rút KCN Bắc Cam Ranh ra khỏi quy hoạch), trong đó đến nay đã có 03 CCN đi vào hoạt động là: các CCN Diên Phú, CCN Đắc Lộc và CCN và chăn nuôi Khatoco; 02 KCN đi vào hoạt động là KCN Suối Dầu với diện tích 136,7ha, thu hút được 50 dự án đăng ký đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 83%, KCN Ninh Thủy đã triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 1 (113 ha) đã có 13 dự án đăng ký đầu tư. Đồng thời, tỉnh cũng đang tích cực kêu

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 23

gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Vạn Ninh, Nam Cam Ranh, các CCN Tân Lập, Diên Thọ,...

3.3.6. Hiện trạng hạ tầng đô thị

Hạ tầng đô thị của tỉnh được đầu tư theo chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt; trong đó, tỉnh đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm như: Hệ thống thoát lũ cầu Phú Vinh về đầu sông Tắc, Chỉnh trị hạ lưu sông Tắc và sông Quán Trường, cải thiện vệ sinh môi trường Nha Trang, phát triển hệ thống đô thị vừa và nhỏ và hạ tầng một số khu trung tâm hành chính các huyện mới được chia tách.

Bảng 2: Hệ thống đô thị toàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015

STT Địa danh Loại đô thị Ghi chú

1 Thành phố Nha Trang I Nâng cấp năm 2009

2 Thành phố Cam Ranh III Nâng cấp năm 2009

3 Thị xã Ninh Hòa IV Nâng cấp năm 2009

4 Thị trấn Vạn Giã thuộc huyện Vạn Ninh IV Nâng cấp năm 2010

5 Thị trấn Diên Khánh thuộc huyện Diên Khánh

IV Nâng cấp năm 2010

6 Thị trấn Cam Đức thuộc huyện Cam Lâm V Nâng cấp năm 2007

7 Thị trấn Tô Hạp thuộc huyện Khánh Sơn V

8 Thị trấn Khánh Vĩnh thuộc huyện Khánh Vĩnh V

9 Thị trấn Trường Sa thuộc huyện Trường Sa V Nâng cấp năm 2007

10 Khu vực xã Suối Tân thuộc huyện Cam Lâm V Công nhận năm 2010

11 Khu vực xã Suối Hiệp thuộc huyện Diên Khánh

V Công nhận năm 2010

12 Khu vực xã Đại Lãnh thuộc huyện Vạn Ninh V Công nhận năm 2010

13 Khu vực xã Diên Phước thuộc huyện Diên Khánh

V Công nhận năm 2015

14 Khu vực xã Diên Lạc thuộc huyện Diên Khánh V Công nhận năm 2015

15 Khu vực xã Ninh An thuộc thị xã Ninh Hòa V Công nhận năm 2015

16 Khu vực xã Ninh Thọ thuộc thị xã Ninh Hòa V Công nhận năm 2015

Nguồn: Báo cáo chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Đến năm 2015 tỷ lệ đô thị hóa ở tỉnh Khánh Hòa đạt 54,6 %, tăng 5,8% so với năm 2010 và hiện đang cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung toàn quốc (tỷ lệ đô thị hóa chung của toàn quốc là 35,7%); Trong hơn 10 năm qua, tỷ lệ đô thị hóa của toàn tỉnh luôn tăng khá nhanh, là kết quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cụ thể là dưới tác động của các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như các dự án phát triển đô thị. Mặt khác, tỷ lệ đô

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 24

thị hóa tăng cao cũng là kết quả của quá trình tích cực thúc đẩy đô thị hóa và công nhận loại đô thị tại các địa phương trong Tỉnh.

4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

Mục tiêu đến năm 2020, Khánh Hòa tiếp tục đẩy mạnh phát triển KT-XH với tốc độ nhanh và bền vững góp phần thúc đẩy kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung trở thành vùng phát triển năng động. Phát triển toàn diện kinh tế biển; chủ động cạnh tranh và hội nhập quốc tế; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; phấn đấu xây dựng Khánh Hòa trở thành đô thị trực thuộc Trung ương vào sau năm 2020.

Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh,bảo vệ chủ quyền biển, đảo đất nước; cải thiện căn bản đời sống vật chất, văn hóa tinh thần nhân dân, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào các xã khó khăn

4.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Bảng 3: Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020

Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020

1. Dân số ngàn người 1.246 2. Tỉ lệ lao động qua đào tạo % 80

3. GDP bình quân đầu người(giá HH) USD/ng 3.200

Tr.đồng/người 70,0 4. GRDP (giá HH) Tỷ đồng 78.130 Cơ cấu GDP % 100 + Công nghiệp - XD % 34,33 + Nông lâm ngư nghiệp % 9,87 + Dịch vụ % 39,28 + Thuế xuất nhập khẩu % 16,52 5. Giá trị SXCN-XD (giá HH) Tỷ đồng 128.920

Giai đoạn 2016 - 2020 6. Tốc độ tăng trưởng GRDP % 7,5 - 8 + Công nghiệp - XD % 9,28 + Nông lâm ngư nghiệp % 2,8 + Dịch vụ % 7,35 7. Tổng vốn đầu tư (giá HH) Tỷ đồng 215.000

Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa 5 năm giai đoạn 2016 - 2020.

4.2. Phát triển công nghiệp.

Xây dựng quy hoạch sản xuất từng ngành hàng, coi trọng các ngành và sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông sản thành phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng từ nguồn nguyên liệu địa phương, công nghiệp cảng phục vụ kinh tế biển, đóng

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 25

mới và sửa chữa tàu thuyền … phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như chế biến nông, lâm, thủy sản, thủy điện, nhiệt điện, vật liệu xây dựng, dệt may, đóng và sửa chữa tàu thuyền, lọc hóa dầu,... Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ; liên kết với các trường, viện trong nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất, kinh doanh.

Hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất công nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước. Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp để tạo thêm năng lực sản xuất mới, nhất là các dự án công nghiệp lớn nằm trên 03 vùng kinh tế trọng điểm như: Nhà máy nhiệt điện Vân Phong I, Nhà máy bia Sài Gòn,...

Thu hút đầu tư, lấp đầy các khu công nghiệp hiện có như Khu công nghiệp Suối Dầu, Khu công nghiệp Ninh Thủy. Đầu tư mới hạ tầng các cụm công nghiệp: Diên Phú (giai đoạn 2), Sông Cầu, Tân Lập, Trảng É,... để phát triển công nghiệp trong thời gian tới.

4.3. Định hướng phát triển đô thị và các khu vực kinh tế trọng điểm.

4.3.1. Định hướng phát triển đô thị

- Trong giai đoạn phát triển vừa qua, Khánh Hòa đã đạt được những thành tựu lớn trong phát triển kinh tế, mức sống người dân được cải thiện. Với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh khu vực dịch vụ và công nghiệp, quá trình đô thị hoá của của Khánh Hòa đến năm 2020 được nhận định sẽ diễn ra nhanh và sẽ đạt 60% vào năm 2020. Khánh Hòa trở thành đô thị loại I trực thuộc Trung ương với đô thị hạt nhân là thành phố Nha Trang; Là một đô thị văn minh, hiện đại, có chất lượng môi trường sống tốt và là trung tâm du lịch tầm quốc tế; Có tỷ lệ lấp đầy cao tại các khu đô thị mới; Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong quản lý đô thị.

- Theo báo cáo chương trình phát triển đô thị Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, định hướng phát triển đô thị ở Khánh Hòa như sau:

Tổ chức hệ thống đô thị:

- Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 60%;

Bảng 4: Hệ thống đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020

STT Địa danh Loại đô thị Ghi chú

1 Thành phố Nha Trang I

2 Thành phố Cam Ranh III

3 Thị xã Ninh Hòa IV

4 Thị xã Diên Khánh IV Thành lập thị xã Diên Khánh - trên cơ sở huyện Diên Khánh

5 Thị xã Vạn Ninh IV Thành lập thị xã Vạn

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 26

STT Địa danh Loại đô thị Ghi chú

Ninh - trên cơ sở huyện Vạn Ninh.

6 Thị trấn Tô Hạp huyện Khánh Sơn IV

7 Thị trấn Khánh Vĩnh huyện Khánh Vĩnh IV

8 Đại Lãnh: đô thị du lịch, dịch vụ cửa ngõ phía Bắc tỉnh, thuộc thị xã Vạn Ninh

V

9 Thị trấn Ninh Xuân huyện mới Tân Định V Là huyện mới tách ra từ thị xã Ninh Hòa

10 Thị trấn Suối Tân là thị trấn dịch vụ, đô thị công nghiệp thuộc huyện Cam Lâm

V

11 Thị trấn Cam Đức huyện Cam Lâm. V

12 Thị trấn Trường Sa huyện Trường Sa.

V

13 Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong V Tách ra từ huyện Vạn Ninh

14 Khu du lịch Bán đảo Cam Ranh V Bao gồm xã Cam Hải Đông

Về chất lượng đô thị:

- Tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện chất lượng đô thị của các đô thị theo phân loại đô thị;

- Tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thiện chất lượng đô thị của Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong theo tiêu chuẩn đô thị loại II;

- Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và thúc đẩy đầu tư xây dựng các khu chức năng của Khu du lịch Bán đảo Cam Ranh theo tiêu chuẩn đô thị loại III;

- Xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thiết yếu cho huyện đảo Trường Sa theo định hướng phát triển kinh tế biển gắn liền với an ninh quốc phòng biển đảo.

- Nâng cao mật độ dân cư đô thị một cách hợp lý, đảm bảo chất lượng và hiệu quả hoạt động đô thị tại các khu vực mới nâng cấp từ các xã thành phường, cũng như nâng cao hiệu qủa sử dụng của các khu đô thị mới;

- Tiếp tục công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại V cho các khu vực đã được quy hoạch phát triển thành nội thành, nội thị.

- Các chỉ tiêu cụ thể:

+ Diện tích sàn nhà ở đô thị bình quân: 22 m2/người; Tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố đạt khoảng 97%. Trong đó, nhà kiên cố đạt khoảng 40%.

+ Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng tại các đô thị đạt ≥15%.

+ Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng tại tp. Nha trang đạt ≥15%, tại tp. Cam Ranh đạt ≥6%; các đô thị còn lại ≥1%.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 27

+ Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch tại tp. Nha Trang và Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh đạt ≥90% với chỉ tiêu 120 lít/người/ngày.đêm; Các thị xã và Thị trấn Tô Hạp đạt ≥70% với chỉ tiêu 100 lít/người/ngày.đêm; Các đô thị khác đạt ≥50% với chỉ tiêu 80 lít/người/ngày.đêm.

+ Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 70-80% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị.

+ Tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải đô thị đạt tỷ lệ ≥40%; 100% các cơ sở sản xuất mới được xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; Không có cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

+ Tỷ lệ chất thải rắn (CTR) sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt 85% tổng lượng CTR sinh hoạt đô thị; 100% CTR khu công nghiệp và y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

+ Tại TP. Nha Trang 95% chiều dài các đường phố chính, đường trong khu ở và ngõ xóm được chiếu sáng; Tại các đô thị khác 85% chiều dài các đường phố chính và 80% chhiều dài các đường trong khu ở và ngõ xóm được chiếu sáng.

+ Diện tích đất cây xanh đô thị đạt ≥8m2/người đối với TP. Nha Trang; ≥7m2/người đối với TP. Cam Ranh và Khu du lịch Bắc ban đảo Cam Ranh và ≥5m2/người đối với các đô thị còn lại. Diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thị đạt ≥5m2/người đối với TP. Nha Trang; ≥4m2/người đối với TP. Cam Ranh và Khu du lịch Bắc ban đảo Cam Ranh và ≥3m2/người đối với các đô thị còn lại.

4.3.2. Định hướng phát triển khu kinh tế trọng điểm

a. Định hướng phát triển không gian:

Theo Kết luận số 53-KL/TW ngày 24/12/2012 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”: sẽ xây dựng Khánh Hòa trở thành tỉnh đô thị trực thuộc Trung ương và xây dựng đặc khu kinh tế - hành chính Bắc Vân Phong. Không gian phát triển Khu kinh tế tập trung chủ yếu tại hai khu vực:

- Khu vực Bắc Vân Phong: Tập trung tại Bán đảo Hòn Gốm, khu vực Đại Lãnh, khu vực Tu Bông và thị trấn Vạn Giã, gồm: Cảng trung chuyển quốc tế, cảng du lịch quốc tế, các công trình dịch vụ hậu cảng, công nghiệp, các khu đô thị du lịch và các khu đô thị đan xen với các khu rừng ngập mặn, các không gian cây xanh, mặt nước và các khu đồi núi trên bán đảo. Trong đó: Khu phi thuế quan bao gồm các khu chức năng: Cảng trung chuyển quốc tế và cảng du lịch quốc tế gắn với Đầm Môn; khu dịch vụ và công nghiệp hậu cảng; khu đô thị và trung tâm thương mại - tài chính tại trung tâm bán đảo Hòn Gốm, kết nối với các khu vực cảng và dịch vụ - công nghiệp hậu cảng.

- Khu vực Nam Vân Phong tập trung tại khu vực Đông Bắc thị xã Ninh Hòa và xã Ninh Phước, gồm: Cảng nước sâu, các tổ hợp công nghiệp, kho tàng

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 28

tận dụng được lợi thế của cảng nước sâu, các khu đô thị và các khu dịch vụ du lịch, được phân bố, đan xen với các không gian sinh thái ngập mặn, đồi núi sát biển, dọc theo tỉnh lộ 652D (tỉnh lộ 1B cũ), cũng như phía Đông đường sắt quốc gia Bắc - Nam.

b. Thiết kế đô thị:

*) Hệ thống không gian mở: Duy trì, tôn tạo các giá trị cảnh quan sinh thái đặc sắc của hệ thống không gian mở bao gồm: Mặt nước vịnh Vân Phong; mặt nước các sông suối và rừng ngập mặn ven vịnh; các cồn cát và rừng phòng hộ; rừng cây và núi trên các đảo, bán đảo và trên đất liền; các quảng trường công cộng và hệ thống công viên cây xanh đô thị đan xen trong các không gian xây dựng. Ưu tiên tối đa việc sử dụng cho mục đích công cộng các bãi cát, bãi tắm ven biển và không gian ven mặt nước trong các khu đô thị và đô thị du lịch.

*) Các trục không gian chủ đạo: Trục không gian chính là trục không gian ven vịnh Vân Phong, bao gồm các không gian xây dựng đan xen với các không gian sinh thái, tạo sự cân bằng, bền vững. Trục không gian thứ hai là trục đường nối trung tâm bán đảo Hòn Gốm qua Tu Bông, Vạn Giã, đi Ninh Hòa, tạo mạch liên kết chính giữa Nam và Bắc Vân Phong, giữa các khu chức năng trong Khu kinh tế, giảm thiểu tác động lên các trục đường quốc lộ.

*) Các công trình điểm nhấn: Gắn với các trung tâm của các khu đô thị, chú trọng khai thác không gian mặt nước.

*) Định hướng không gian kiến trúc cảnh quan và thiết kế đô thị cho các khu vực đặc trưng.

Không gian xây dựng của Khu kinh tế được phân thành các vùng kiểm soát như sau:

- Khu trung tâm bán đảo Hòn Gốm và trên đảo Hòn Lớn bao gồm khu phi thuế quan, các khu đô thị du lịch sinh thái, trong đó:

+ Khu phi thuế quan: Tạo kết nối giữa khu vực dịch vụ thương mại tài chính với các khu chức năng khác, đặc biệt là cảng du lịch và cảng trung chuyển quốc tế, công nghiệp và dịch vụ hậu cảng... do địa hình có cao độ thay đổi mạnh, cần có các giải pháp kỹ thuật để ổn định nền xây dựng. Khai thác cao độ chênh lệch giữa các thềm địa hình, tạo cảnh quan đặc trưng.

+ Phát triển các khu đô thị và dịch vụ du lịch tiếp giáp với các bãi biển quanh bán đảo Hòn Gốm và đảo Hòn Lớn. Trong đó, khu vực bãi Cát Thấm có quy mô khoảng 220 ha, ngoài một số khu vực được tổ chức dạng resort hoặc các tổ hợp dịch vụ du lịch tập trung hoặc đô thị cao cấp khép kín, cần dành hơn 50% diện tích quỹ đất và 30% chiều dài bãi tắm trở lên để tổ chức các không gian dịch vụ với cấu trúc mở. Chú trọng xây dựng đường giao thông với quy mô không quá lớn; tạo các quảng trường công cộng gắn với không gian xây dựng (hạn chế tạo các quảng trường là các đảo giao thông),...

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 29

+ Khu vực Mũi Đôi là điểm cực Đông của đất nước. Tổ chức đường giao thông tiếp cận và tổ chức điểm tham quan công cộng phục vụ yêu cầu du lịch.

+ Phát triển các khu du lịch sinh thái biển tại các khu vực có tiềm năng quanh bán đảo Hòn Gốm và đảo Hòn Lớn. Chú trọng khai thác và tôn tạo địa hình, địa thế biệt lập của một số khu vực.

+ Trồng, khôi phục rừng tại các vùng núi có độ dốc lớn, tạo phông nền cảnh quan.

- Khu vực Tuần Lễ - Hòn Ngang:

+ Điều chỉnh hệ thống giao thông chính phù hợp với điều kiện địa hình tự nhiên và khí hậu của khu vực này. Giảm thiểu các tuyến giao thông theo hướng chính Tây Nam - Đông Bắc.

+ Tăng cường trồng rừng phòng hộ, kết hợp khai thác du lịch sinh thái cộng đồng với các dịch vụ tiện ích quy mô nhỏ, các dịch vụ cắm trại...

+ Phát triển một số cụm hoặc tuyến phố dịch vụ du lịch hài hòa với địa hình tự nhiên, tạo điểm nhấn trong không gian cũng như nơi cung cấp các dịch vụ tập trung.

+ Trong quá trình triển khai, có giải pháp hạn chế ảnh hưởng của gió, bão, cát bay và đảm bảo không gian công cộng ven biển, cũng như sức hấp dẫn và hiệu quả tổng thể của khu đô thị du lịch sinh thái.

- Khu vực Đại Lãnh: Có vị trí tương đối gần khu trung tâm bán đảo Hòn Gốm, là nơi cung cấp các dịch vụ hậu cần của bán đảo. Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu dân cư hiện hữu; tổ chức không gian đô thị đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt là quốc lộ 1A và kết nối khu dân cư phía Tây đường với không gian ven vịnh Vân Phong; khai thác dịch vụ du lịch tại bãi biển Đại Lãnh và khu du lịch Đại Lãnh.

- Khu vực từ Tu Bông đến phía Nam đèo Cổ Mã:

+ Các khu vực phát triển đô thị mới: Tập trung các diện tích mặt nước để tạo giá trị cảnh quan và đảm bảo chất lượng môi trường. Tổ chức các trung tâm dịch vụ công cộng ven biển để làm tăng giá trị chung của toàn khu vực; bố trí sử dụng đất đa năng trong mỗi khu vực, hạn chế các khu vực cao cấp, khép kín trong hàng rào ở tỷ lệ hợp lý và hiệu quả; nâng cao mật độ dân cư và sử dụng đất trong các khu đất xây dựng đô thị, đảm bảo mật độ dân số chung trong toàn khu cũng như hiệu quả cho tổ chức giao thông công cộng; phân đợt đầu tư và chuyển đổi chức năng sử dụng đất hợp lý, phù hợp với nhu cầu thực tế để đảm bảo hiệu quả sử dụng đất.

+ Các khu vực dân cư hiện hữu tại Tu Bông: Lập quy hoạch chi tiết, bảo đảm điều kiện nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho các khu vực dân cư hiện hữu, bố trí khu ở cho một bộ phận lao động nhập cư và cho người dân

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 30

địa phương. Quy hoạch hệ thống cây xanh cảnh quan giữa khu vực hiện hữu và khu vực phát triển mới, giữ bản sắc và làm vùng đệm hỗ trợ thoát nước và chuyển tiếp cốt nền xây dựng giữa các khu vực. Tuyến đường nối từ khu vực đầu bán đảo Hòn Gốm đi Vạn Giã, Ninh Hòa, được quy hoạch phía Đông Nam khu dân cư hiện hữu tại Tu Bông.

- Khu vực thị trấn Vạn Giã và vùng phụ cận:

+ Tiếp tục khai thác và nhấn mạnh cấu trúc giao thông và đô thị hướng ra vịnh Vân Phong; phát huy và bổ sung hệ thống trung tâm đô thị tập trung ven Vịnh.

+ Tập trung khai thác đô thị mật độ cao tại khu trung tâm thị trấn Vạn Giã và các khu vực lân cận.

+ Khu vực làng xóm nằm phía Bắc và phía Tây thị trấn được nâng cấp cải tạo theo cấu trúc hiện hữu, giữ lại các vùng sản xuất nông nghiệp nằm đan xen giữa các khu làng xóm, bảo vệ và nhấn mạnh đường ranh giới của các khu làng bằng các giải pháp trồng cây xanh.

+ Tập trung các khu đô thị mới và khu công nghiệp tập trung tại khu vực Vạn Thắng, Vạn Khánh nằm phía Bắc thị trấn.

- Khu vực Đông Bắc Ninh Hòa và Lạc An:

+ Khu vực Đông Bắc Ninh Hòa: Phát triển theo cấu trúc đô thị hướng Vịnh, đưa không gian mặt nước vào sâu trong các khu đô thị; khai thác điểm hội tụ của các suối nhỏ, tổ chức các khu trung tâm gắn với không gian mặt nước Vịnh và mặt nước hồ; khuyến khích phát triển đô thị mật độ cao nhưng không nhất thiết là các công trình cao tầng.

+ Khu vực Lạc An: Cải tạo nâng cấp các khu dân cư hiện hữu, bổ sung một số khu vực xây dựng mới như: Trung tâm hành chính, công trình dịch vụ công cộng…, gắn với khu đô thị Đông Bắc Ninh Hòa. Không phát triển đô thị tập trung tại khu vực này.

- Khu vực Dốc Lết:

+ Định hướng phát triển thành trung tâm du lịch cộng đồng, với nhiều loại hình và quy mô dịch vụ khác nhau, hỗ trợ cho trung tâm dịch vụ lưu trú tại thành phố Nha Trang.

+ Khuyến khích chuyển đổi các khu dịch vụ du lịch dạng resort thành không gian dịch vụ đa dạng và sinh động, bao gồm các khu nhà ở kết hợp dịch vụ dạng phố du lịch.

+ Cải tạo cấu trúc làng chài hiện trạng, tham gia vào thị trường du lịch, đồng thời duy trì được các hoạt động đánh bắt thủy sản, ổn định cuộc sống của người dân.

+ Kết hợp hoạt động sản xuất muối và hoạt động du lịch.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 31

- Khu vực đô thị trung tâm cũ của thị xã Ninh Hòa và vùng phụ cận:

+ Phát triển đô thị ở mức độ hạn chế, khai thác giá trị dịch vụ của đô thị theo mô hình nhà vườn truyền thống.

+ Chỉ tôn nền vượt lũ đối với các tuyến đường nằm xuôi theo hướng nước chảy, các tuyến cắt qua đường nước chảy cần tổ chức dạng đập tràn.

- Khu vực hai bên quốc lộ 26B:

+ Phát triển đô thị tập trung với quy mô phát triển đô thị phù hợp với dự báo và cân đối phân bố dân cư trong Khu kinh tế;

+ Xây dựng đô thị với cấu trúc tựa núi Hòn Hèo, mở xuống khu vực đồng trũng phía Bắc và hướng ra biển phía Đông Bắc, qua khu dân cư Ninh Thủy.

- Khu vực phía Đông và Đông Bắc Hòn Hèo - trung tâm công nghiệp Ninh Phước: Tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp khai thác lợi thế tiếp cận các khu vực có thể xây dựng cảng nước sâu, được núi Hòn Hèo che chắn.

Tóm lại, với tốc độ phát triển đô thị diễn ra nhanh trong thời gian tới sẽ dẫn tới nhu cầu lớn về vật liệu xây dựng. Đây sẽ là một trong những yếu tố rất thuận lợi vừa là động lực cũng như thách thức lớn để ngành sản xuất vật liệu xây dựng của tỉnh phát triển và khẳng định lợi thế của mình. Là một tỉnh có tỉ trọng ngành dịch vụ - du lịch đạt mức cao trong cơ cấu kinh tế đồng thời có nhiều thuận lợi để phát triển các ngành du lịch dịch vụ tiềm năng nên hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống đô thị phải có tính năng dịch vụ cao. Cơ cấu sử dụng vật liệu sẽ có hướng tăng tỉ trọng đối với các chủng loại vật liệu trang trí hoàn thiện.

4.4. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng.

4.4.1. Giao thông vận tải.

Hệ thống giao thông vận tải của tỉnh bao gồm cả bốn hình thức: đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không. Về đường bộ, hiện nay mạng lưới đường đã được xây mới, nâng cấp, cải tạo thông suốt trong toàn tỉnh.Hệ thống cảng và đường thủy nội bộ đã cơ bản được xây dựng, nâng cấp nhưng chưa đồng bộ dẫn đến hiệu suất khai thác, sử dụng chưa cao. Mục tiêu của ngành giao thông vận tải tỉnh Khánh Hòa đặt ra trong giai đoạn đến năm 2020 đối với xây dựng các công trình giao thông là:

a. Về đường bộ:

+ Xác định được mối quan hệ giữa mạng lưới giao thông quốc gia với giao thông nội tỉnh Khánh Hoà.

+ Cải tạo, phát triển hệ thống giao thông nhằm đảm bảo sự đi lại thông suốt, không ách tắc, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, giữ gìn cảnh quan môi trường, phát triển du lịch.

+ Phát triển giao thông đối ngoại, tăng cường vận tải hàng hoá hành khách giữa Khánh Hoà với các tỉnh lân cận.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 32

+ Xác lập hệ thống giao thông trong các vùng kinh tế trọng điểm mới được quy hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các hệ thống khác phát triển, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

+ Phát triển hệ thống bến xe, tăng cường vận tải hàng hoá hành khách giữa các huyện thị của Khánh Hoà.

Cụ thể như sau:

Đường cao tốc: Quan điểm, mục tiêu phát triển đường cao tốc Khánh Hòa, tuân theo các

mục tiêu và quan điểm của Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông tại Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 21/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Xây dựng tuyến cao tốc Bình Định - Nha Trang với tổng chiều dài 215 km, quy mô 4 làn xe, đoạn đi qua Khánh Hòa bắt đầu từ các sườn núi qua các xã Vạn Bình, Vạn Phú, Vạn Lương, Vạn Hưng (Vạn Ninh, Khánh Hòa); men theo các sườn núi qua các xã Ninh Trung, Ninh Thân, Ninh Xuân, giao với Quốc lộ 26 ở phía Tây của Nhà máy đường Ninh Hòa khoảng 1 km, men theo hồ Suối Trâu, qua Khánh Bình (Khánh Vĩnh), Diên Xuân rồi giao với Đường tỉnh 65-22 (Đường tỉnh 2) tại Diên Thọ, Diên Khánh, Khánh Hòa.

- Xây dựng tuyến cao tốc Nha Trang - Phan Thiết với tổng chiều dài 226 km, quy mô 4 - 6 làn xe, bắt đầu từ nút giao với Đường tỉnh 65-22 (ĐT2), tuyến tiếp tục đi về phía Tây của Quốc lộ 1A, qua các xã Diên Lộc, Suối Tiên (Diên Khánh), Suối Cát, Suối Tân (Cam Lâm), đi về phía Tây của Khu công nghiệp Suối Dầu và hồ Cam Ranh Thượng đến xã Cam Hiệp. Tuyến vượt qua eo núi Đa Ma sang xã Cam An Bắc, Cam Phước Tây rồi men theo sườn phía Đông của núi Hòn Ông về Cam Thịnh Đông. Tuyến tiếp tục men theo sườn tây của núi Ba Tu và núi Hòn Dung thuộc xã Cam Thịnh Tây (Cam Ranh) rồi men theo sườn phía Đông của các dãy núi Giác Lan, Bà Râu, Cô Lô, Ông Ngãi… về xã Phước Trung, đi về phía Tây sân bay Thành Sơn. Sau đó kết thúc tại phía Tây Khu Công nghiệp Hàm Kiệm I, Phan Thiết, Ninh Thuận.

Đường quốc lộ:

Tiếp tục nâng cấp các tuyến quốc lộ chạy qua địa phận Khánh Hòa. Xây dựng mới một số đoạn kết nối liên tỉnh, đường tránh thành phố, thị xã và các thị trấn. Các tuyến đường xây dựng mới như sau:

- Nâng cấp, hoàn thiện QL 1A cơ bản đạt quy mô 4 làn xe cơ giới, riêng hầm đường bộ qua Đèo Cổ Mã và Đèo Cả dự kiến hoàn thành tháng 7/2017.

- QL1C: Từ Quốc lộ 1 đến thành phố Nha Trang, dài 17 km, hoàn thiện nâng cấp một số đoạn đảm bảo chỉ giới 32 m, đạt quy mô đường cấp 4.

- Quốc lộ 26: Từ Ninh Hòa (Khánh Hòa) đến Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), dài 151km, hoàn thiện đạt tiêu chuẩn cấp III, những đoạn khó khăn đạt tiêu

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 33

chuẩn cấp IV, 2 làn xe; Riêng Quốc lộ 26B từ Quốc lộ I đến nhà máy Huyndai Vinashin đạt tiêu chuẩn đường cấp II, 4 làn xe; ghép Quốc lộ 26 và Quốc lộ 26B thành Quốc lộ 26.

- Quốc lộ 27B: Từ Ninh Thuận đến Khánh Hòa với chiều dài 53 km, hoàn thiện nâng cấp tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp III với 2 làn xe.

Đường tỉnh và huyện: - Tiếp tục nâng cấp, mở rộng, xây dựng hệ thống đường tỉnh: Khu vực

Khu kinh tế Vân Phong (ĐT 651 đến ĐT 651G), khu vực huyện Ninh Hòa (ĐT 652 đến ĐT 652H), khu vực thành phố Nha Trang (ĐT 657 đến ĐT 657K), khu vực huyện Diên Khánh (ĐT 653 đến ĐT. 653G), khu vực huyện Khánh Vĩnh (ĐT 654 đến ĐT 654D), khu vực huyện Cam Lâm (ĐT 655 đến ĐT 655B). Riêng ĐT.653B (đường Diên Khánh-Khánh Vĩnh) và đường ĐT.654D (đường Khánh Lê-Lâm Đồng) đã được chuyển thành Quốc lộ 27C .

- Hệ thống đường huyện được nâng cấp, mở rộng kết hợp xây dựng mới đạt quy chuẩn từ đường cấp IV đến cấp III.

b. Về đường sắt:

- Nâng cấp cải tạo toàn tuyến đường sắt (cầu, hầm, hành lang an toàn...) và ga hiện có trên địa bàn tỉnh:

+ Nghiên cứu phương án thay đổi chức năng ga Nha Trang theo hướng xây dựng nhà ga mới để phục vụ vận tải hàng hoá, ga Nha Trang chỉ phục vụ vận tải hành khách (Xây dựng các cơ sở phục vụ chạy tàu như Trạm chỉnh trị đầu máy toa xe, thông tin tín hiệu, khu cung đường, khu nhà ở cho nhân viên); nghiên cứu cải tạo đường sắt khu vực Nha Trang để bỏ đường vòng (ga cụt).

+ Xây dựng một ga mới có chức năng ga hành khách va hàng hoá, phục vụ du lịch khu vực bán đảo và TP. Cam Ranh.

+ Chuyển tuyến đường sắt Thống Nhất hiện có ra ngoài trung tâm thị trấn Vạn Giã và xây dựng tuyến đường sắt nối cảng trung chuyển quốc tế vịnh Vân Phong với đường sắt Thống Nhất (khoảng 20 km)

+ Xây dựng ga lập tàu tại Tu Bông, xây dựng mới ga Vạn Gĩa, các ga này có nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá và hành khách cho khu vực kinh tế Vịnh Vân Phong.

+ Cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt (dài 3 km) từ Ba Ngòi đến ngã ba nối với đường sắt Thống Nhất.

+ Theo quy hoạch tổng thể ngành đường sắt, trong tương lai sẽ xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, trong đó đoạn Hà Nội - Vinh và Sài Gòn - Nha Trang sẽ được tiến hành xây dựng trước.

c. Đường ven biển:

Hệ thống đường ven Biển của Khánh Hòa được thực hiện theo Quy hoạch chi tiết đường bộ ven biển Việt Nam đã được phê duyệt tại Quyết định số 129/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như sau:

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 34

- Xây dựng điểm giao đường Đầm Môn với đường đô thị mới Tu Bông - đường Nguyễn Huệ với chiều dài 8,5 km, đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng.

- Xây dựng tuyến Bến đò Vạn Giã - Bình Sơn (giao ĐT1A) với chiều dài 17 km, đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng.

- Xây dựng tuyến đường Bình Sơn - Giao QL1A với ĐT1A với chiều dài 4,5 km, đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng.

- Xây dựng tuyến giao giữa QL1A và QL26B - Tân Khế (cầu Cây Găng QL1A) với chiều dài 8 km, đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng.

Các tuyến còn lại tiếp tục giữ nguyên hiện trạng như giai đoạn cũ.

d. Đường thuỷ:

Hệ thống cảng biển:

Cảng biển Khánh Hòa là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (Loại I), về lâu dài có thể phát triển đảm nhận chức năng chính là trung chuyển quốc tế tại Vân Phong (Loại IA), gồm các khu bến:

- Khu bến Vân Phong là khu bến cảng tổng hợp và chuyên dùng cho tàu biển trọng tải lớn, gồm các khu chức năng:

+ Bến cảng Đầm Môn (Bắc vịnh Vân Phong) là bến cảng tổng hợp, container; có bến chuyên dùng cho tàu khách du lịch quốc tế và hàng hóa khác, phục vụ trực tiếp khu công nghiệp - đô thị Hòn Gốm, Bắc Vân Phong; tiếp nhận được tàu trọng tải 100.000 tấn và lớn hơn; là khu tiềm năng phát triển về lâu dài để đảm nhận vai trò trung chuyển container quốc tế;

+ Bến cảng phía Nam vịnh Vân Phong là bến cảng chuyên dùng hàng lỏng phục vụ liên hợp lọc hóa dầu, tiếp chuyển xăng dầu, khí hóa lỏng, nhập than cho nhiệt điện và trung chuyển hàng rời than quặng; tiếp nhận được tàu trọng tải từ 100.000 đến 300.000 tấn; có bến tổng hợp, container và hàng khác cho tàu trọng tải từ 10.000 đến 50.000 tấn phục vụ khu công nghiệp đô thị Ninh Hải, Ninh Thủy, Dốc Lết - Nam Vân Phong và công nghiệp đóng sửa tàu biển.

- Bến cảng Ba Ngòi (phía Tây vịnh Cam Ranh) là bến cảng tổng hợp, container cho tàu trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn; có các bến chuyên dùng cho nhà máy nhiệt điện, xi măng, đóng sửa tàu biển;

- Bến cảng Nha Trang từng bước được chuyển đổi công năng thành đầu mối du lịch biển đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế;

- Bến cảng Trường Sa (quần đảo Trường Sa) cho tàu trọng tải từ 1.000 đến 2.000 tấn phục vụ trực tiếp cho huyện đảo.

Hệ thống đường thủy nội địa:

- Tổng số tuyến đường thủy nội địa được quy hoạch đến năm 2020 là 82 tuyến với tổng chiều dài là 1.064 km và 84 bến đường thủy nội địa .

e. Hàng không:

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 35

Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 xác lập: cảng hàng không quốc tế Cam Ranh phục vụ các hoạt động bay quốc tế trong khu vực và các hoạt động bay liên vùng Bắc Bộ - Nam Trung Bộ - Nam Bộ. Đến năm 2020 sân bay quốc tế Cam Ranh có tổng diện tích đất là 751ha, sử dụng cho dân sự (657,92ha) và khoảng gần 94ha là để phục vụ cho các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Dự kiến đến năm 2020 sẽ xây dựng thêm đường băng số 2, đến năm 2030 cải tạo và nâng cấp lại đường băng số 1 hiện có.

Để thực hiện khối lượng công trình giao thông như trên cần một nhu cầu đáng kể về các loại vật liệu xây dựng: đá, cát, sỏi xây dựng. Tuy nhiên vấn đề không chỉ là tăng nhu cầu vật liệu mà quan trọng hơn khi hệ thống giao thông được kiện toàn đồng bộ sẽ là động lực phát triển đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng, với sản phẩm có đặc thù là tải trọng lớn, giá thành phụ thuộc nhiều vào điều kiện vận chuyển.

4.4.2. Cấp điện.

Điện năng là nguồn năng lượng thiết yếu đối với phát triển công nghiệp, và không nằm ngoài đối với ngành sản xuất VLXD. Hệ thống phân phối điện năng thuận lợi đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh sản xuất. Định hướng phát triển mạng lưới cấp điện trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 như sau:

Nguồn và lưới điện truyền tải:

Theo “Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2011 2020 có xem xét đến năm 2030” do Viện Năng Lượng thuộc Bộ Công Thương lập năm 2011 thì nguồn cung cấp điện cho tỉnh Khánh Hoà là lưới điện quốc gia. Cụ thể như sau.

Nhà máy thủy điện:

+ NMTĐ Sông Giang 2 (công suất 37MW) thực hiện giai đoạn 2011-2015;

+ NMTĐ Sông Giang 1 (công suất 12MW) thực hiện giai đoạn 2016-2020;

+ NMTĐ Sông Chò 2 (công suất 7MW) thực hiện giai đoạn 2016-2020;

Đến năm 2020, tổng số NMTĐ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là 4 NMTĐ với tổng công suất đặt của các NMTĐ là 84 MW.

Nhà máy nhiệt điện:

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch Trung tâm Điện lực Vân Phong (TTĐL Vân Phong) với tổng công suất 2.640 MW. Trong giai đoạn đến năm 2020 triển khai xây dựng nhà máy nhiệt điện Vân phong I - 2x660 MW(2017-2018).

Lưới điện và trạm biến áp 500 KV:

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 36

- Theo tông sơ đồ 7 và quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn từ năm 2011 đến 2015 có xét đến năm 2020, Xây mới đường dây 500 KV Trung tâm điện lực Vân Phong - Vĩnh Tân, chiều dài 195 Km. Xây dựng trạm biến áp 500 KV tại Trung tâm điện lực Vân Phong có công suất 450 MVA. Căn cứ nhu cầu điện phát triển phụ tải sẽ cần nâng công suất cho trạm 500 KV này thành 2x450 MVA.

Lưới điện 220 KV:

Các tuyến điện 220 KV hiện có và dự kiến gồm:

+ PlayKu - KrongBuk - Nha Trang ;

+ Thuỷ điện Đa Nhim - Nha Trang;

+ Quy Nhơn - Tuy Hoà - Nha Trang;

+ Các tuyến 220 KV từ trung tâm điện lực Vân Phong đi trạm 220 KV Ninh Hòa và kết nối với lưới 220 KV hiện tại.

Các trạm 220 KV hiện có và dự kiến mới gồm :

+ Trạm 220/110/22 KV - 125+250 MVA Nha Trang (mở rộng nâng công suất) ;

+ Trạm 220/110/22 KV - 1x125 MVA Cam Ranh (xây mới theo QH phát triển lưới điện tỉnh Khánh Hoà) ;

+ Trạm 220/110/22 KV - 125 MVA Vân Phong (xây mới theo tổng sơ đồ 7 và QH phát triển lưới điện tỉnh Khánh Hoà).

Cùng với việc kết lưới của các nguồn điện quốc gia qua các đường dây 500 KV và 220 KV, nguồn điện cấp cho khu vực Khánh Hoà sẽ được ổn định với độ tin cậy cao.

4.4.3. Cấp nước.

Với sự phát triển kinh tế xã hội của Khánh Hòa trong tương lai, nhu cầu dùng nước sẽ ngày càng tăng. Theo báo cáo chương trình phát triển đô thị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Khánh Hòa, quy hoạch cấp nước của tỉnh Khánh Hòa như sau:

- Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước để đáp ứng mục tiêu cấp nước các đô thị đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Khai thác hợp lý các công trình cấp nước hiện có mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các công trình phù hợp với sự phát triển của các đô thị trong giai đoạn đến năm 2020 và có định hướng đến năm 2030.

- Cải thiện tất cả các khâu từ dây chuyền công nghệ xử lý nước, sản xuất kinh doanh, dịch vụ và nhất là khâu quản lý nhằm nâng cao lưu lượng và chất lượng nước phục vụ các nhu cầu sử dụng, hạn chế thất thoát nước.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 37

- Bảo vệ nguồn nước và sử dụng hợp lý nguồn nước.

- Hạn chế tối đa việc khai thác nước ngầm.

- Cân đối và sử dụng hiệu quả các nguồn nước mặt. Đặc biệt là các nguồn nước kết hợp giữa cấp nước và thủy lợi.

- Dây chuyền công nghệ xử lý nước phải được lựa chọn hợp lý với từng loại nguồn nước nhằm đảm bảo chất lượng nước sạch theo tiêu chuẩn Việt Nam

Trên đây là một số nét về hiện trạng phát triển kinh tế với một số thành tựu đã đạt được trong thời gian qua và viễn cảnh cơ cấu, mục tiêu, định hướng phát triển trong tương lai của tỉnh Khánh Hòa thông qua các dự báo tổng thể phát triển kinh tế xã hội cũng như dự báo phát triển các chuyên ngành chính. Chủ trương, chính sách và cơ cấu phát triển cũng như các chỉ tiêu dự báo là các yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp VLXD đồng thời là một trong những căn cứ quan trọng để tiến hành xây dựng dự báo nhu cầu VLXD cũng như lập phương án quy hoạch VLXD trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và mang tính khả thi.

II. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG

1. Tiềm năng tài nguyên khoáng sản làm VLXD

Thiên nhiên đã ưu đãi cho Khánh Hòa một tài nguyên rất lớn về VLXD, trữ lượng dồi dào, chất lượng tốt, chủng loại phong phú; bao gồm các loại đá, cát xây dựng tự nhiên (granit; ryolit, andesit; đá ốp lát, cát); nguyên liệu để sản xuất VLXD (đá vôi san hô, sét gạch ngói). Các mỏ phân bố tương đối đều khắp trong tỉnh, gần nơi tiêu thụ, mạng lưới giao thông thuận tiện đã tạo ra những điều kiện tốt cho việc khai thác, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm (chi tiết xem Phụ lục 1).

Các loại khoáng sản làm VLXD và tình hình phân bố, chất lượng, trữ lượng ở tỉnh Khánh Hòa như sau:

1.1. Granit xây dựng

Trên bản đồ địa chất - khoáng sản tỉnh Khánh Hòa đã đăng ký được 36 mỏ đá granit xây dựng thông thường, 35 quy mô lớn, 1 vừa với tổng tài nguyên dự báo khoảng 18 tỷ m3. Các đá granit xây dựng thuộc các phức hệ Định Quán, Đèo Cả, Ankroet có kiến trúc hạt vừa đến lớn, cấu tạo khối cứng chắc. Chất lượng đá tốt, cường độ nén khô 1.2801.760 kg/cm2, cường độ nén bão hòa 1.2201.690 kg/cm2. Các mỏ đang khai thác chủ yếu ở các đới tảng lăn, tảng sót với kích thước khác nhau từ 1m3 đến hàng chục m3. Sản phẩm cao cấp tận thu được là đá khối để sản xuất đá ốp lát. Các mỏ điển hình là Núi Chúa, Đông Hòn Hèo, Mỹ Á, Khánh Đông 1, Khánh Đông 2, Suối Phèn, Suối Lùng, Khánh Nam.

1.2. Ryolit, andesit XD

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 38

Nhóm đá phun trào là nhóm VLXD tự nhiên phong phú và đa dạng nhất, đã và đang được khai thác nhiều với quy mô khác nhau từ nhỏ đến lớn. Đã ghi nhận được 43 mỏ khoáng sản (35 lớn, 4 vừa, 4 nhỏ) với tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo đến cấp 334a trên 5 tỷ m3. Các đá phun trào phân bố rộng rãi trong hệ tầng Măng Yang (ở núi Bồ Đà, Hòn Ngang); hệ tầng Đèo Bảo Lộc (ở Diên Thọ, Diên Lâm và Thành Sơn, Sơn Lâm); hệ tầng Nha Trang (quanh Nha Trang kéo xuống Cam Ranh); hệ tầng Đơn Dương (ở núi Dốc Gạo, thị trấn Tô Hạp); trong đó phổ biến nhất là hệ tầng Nha Trang. Về thành phần thạch học, phun trào chủ yếu là andesit, andesitodacit, dacit, ryolit có màu xám xanh nhạt, xám đen, xám tro, phớt tím; cấu tạo dạng khối, kiến trúc porphyr. Về mặt cơ lý, mặt cắt đặc trưng của đá phun trào gồm phần dưới là đá gốc cứng chắc; phần

trên là vỏ phong hóa dày 310 m gồm đới đá gốc phong hóa yếu, nứt nẻ mạnh, cứng dòn; chuyển lên sét pha lẫn dăm sạn màu nâu vàng, xám vàng. Tài liệu các mỏ đang được khai thác cho thấy các đá phun trào ở Khánh Hòa có chất lượng tốt, các tính chất cơ lý và đặc tính công nghệ của đá đều đáp ứng được các TCVN để làm VLXD thông thường:

- Cường độ nén khô 1.1701.760 kg/cm2, bão hòa 1.1001.586 kg/cm2, hệ số mềm hóa 0,940,96, hệ số bền vững bão hòa từ 1116, lực dính kết 229331 kg/cm2, góc ma sát trong 34380.

- Các nguyên tố tạo quặng quý hiếm rất thấp. Các nguyên tố có hại như SO3, Na2O+K2O và độ phóng xạ tự nhiên không vượt quá giới hạn cho phép.

- Các tính chất công nghệ của đá: độ mài mòn tang quay 15,519,8 %, độ nén dập trong xi lanh 5,68,6 %; hệ số nở rời của đá hộc 1,51,55; của đá dăm 4×6 từ 1,3 đến 1,35; của đá dăm 1×2 từ 1,251,3.

Những mỏ đặc trưng là andesit Núi Sầm 1, Núi Sầm 2, và Núi Sầm 3; andesit Bắc Hòn Ngang - Diên Sơn; andesit Đông Hòn Ngang - Diên Sơn; andesit Nam Hòn Ngang - Diên Lâm, andesit tây Hòn Ngang 1 - Diên Lâm; andesit Hòn Ngang - Diên Thọ; andesit Nam Tà Lương; ryolit Bồ Đà 1, Bồ Đà 2; andesit Hòn Thị; andesit Đắc Lộc.

1.3. Đá ốp lát

Tiềm năng đá ốp lát ở Khánh Hòa khá lớn, hiện tại đã tổng hợp được 24 mỏ (17 lớn, 6 vừa, 1 nhỏ) với tổng tài nguyên dự báo đến cấp 334a trên 2 tỷ m3. Trong số đó có 2 khu vực (6 mỏ) đã được thăm dò là Tân Dân và Núi Đạn. Hầu hết các mỏ đá ốp lát ở Khánh Hòa là đá granitoid, ngoại trừ mỏ Vạn Long có thành phần gabro. Đá ốp lát ở Khánh Hòa có tính trang trí trung bình đến cao thể hiện qua:

- Màu sắc và hoa văn: Các đá thuộc phức hệ Ankroet có màu trắng xám; phức hệ Đèo Cả màu xám hồng, phớt vàng; phức hệ Định Quán màu xám đến xám đen, lốm đốm đen. Gabro ở Vạn Long có màu xanh đen, đen phớt lục rất bắt mắt.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 39

- Độ bóng sản phẩm: chủ yếu từ 7085 % đạt độ bóng bậc II; riêng gabro Vạn Long tới 95 %, đạt độ bóng bậc I.

- Tính chất cơ lý: đá ốp lát có độ bền cơ học cao, thể hiện ở các chỉ tiêu sau: độ rỗng thấp 0,451,32%, độ hút nước thấp 0,170,32%, cường độ nén cao 1.1601.730kg/cm2 (Khi khô), 1.1101.680kg/cm2 (Khi bão hòa nước); hệ số mềm hóa 0,950,97, hệ số bền vững bão hòa 1116, lực dính kết từ 190360kg/cm2, góc ma sát trong 34370.

- Các nguyên tố có ích và có hại: ở các mỏ không gặp các nguyên tố có ích. Các nguyên tố có hại: SO3 thấp, độ phóng xạ tự nhiên thấp; các giá trị này không vượt quá giới hạn cho phép.

- Độ nguyên khối: đạt yêu cầu, thường lớn hơn 1m3; độ nguyên khối lớn nhất thuộc các đá xâm nhập phức hệ Đèo Cả.

Các mỏ điển hình là granit ốp lát Tân Dân 3, Tân Dân 4, Tân Dân 5; granit ốp lát Núi Đạn 3; granit ốp lát Sê Gai; granit ốp lát Tân Sương.

1.4. Cát xây dựng

Đã đăng ký được 49 mỏ cát xây dựng, trong đó 46 mỏ là cát sông quy mô nhỏ, 2 mỏ cát biển quy mô lớn và 1 mỏ cát sườn đồi quy mô nhỏ.

1.4.1. Cát sông

Cát xây dựng ở Khánh Hòa tập trung trong các thành tạo trầm tích sông, suối hiện đại, chủ yếu phân bố theo hệ thống sông Cái Nha Trang và sông Cái Ninh Hòa. Ở sông Cái Nha Trang, cát, sỏi phân bố từ khu vực cầu Xóm Bóng qua Diên Khánh lên tới Khánh Vĩnh và ở các sông nhánh chính là sông Khế, sông Giang, sông Cầu, sông Chò và sông Suối Dầu. Chúng tạo thành các dải cát, sỏi nằm ở thềm bậc I hoặc các bãi bồi cao, bãi bồi thấp và bãi cát ven lòng. Ở sông Cái Ninh Hòa, cát tập trung dọc thung lũng sông chính từ Ninh Giang lên Ninh Xuân và các nhánh chính của sông như sông Tân Lâm, Đá Bàn, Nhà Chay. Các mỏ cát nằm trong thành tạo bãi bồi cao, bãi bồi thấp và bãi cát ven lòng, thềm bậc I của sông, thường nằm ở phía bờ lồi của những đoạn sông uốn khúc. Ngoài ra còn gặp các mỏ cát ở thung lũng sông Trà Dục, sông Cạn (Cam Ranh); sông Tô Hạp (Khánh Sơn) và rải rác một số sông, suối khác. Cát sông thường có màu xám sáng, xám vàng nhạt; thành phần thạch học chủ yếu là thạch anh (80%).

- Độ hạt của cát rất đa dạng do hoạt động của dòng chảy sông không ổn định, thô hơn ở phần thượng du và mịn dần ở hạ du. Ở vùng đồng bằng phân bố chủ yếu là cát pha ít bột, dưới đáy chứa ít sạn sỏi.

- Các tính chất kỹ thuật cơ bản: thể trọng ẩm 1,61,8kg/dm3; thể trọng khô 1,251,5kg/dm3; hệ số nở khối 1,21,4; góc ổn định khi đổ đống 30400. Bề dày tầng sản phẩm 15 m, trung bình 2m. Các mỏ cát dọc sông hầu hết đang được khai thác với quy mô nhỏ, đáp ứng được nhu cầu xây dựng địa phương.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 40

Tài nguyên dự báo đến cấp 334a của 46 mỏ cát sông khoảng 5,7 triệu m3. Các mỏ cát xây dựng điển hình là Vĩnh Ngọc; Gò ông Siêu; Gò Mặn; cầu Phú Lộc; Bến bà Đào; Diên Phước 1; Ninh Bình; thị trấn Khánh Vĩnh.

1.4.2. Cát biển

Ở khu vực Hòn Gốm, Đầm Môn, cát phân bố rất rộng trong các thành tạo trầm tích biển - gió với trữ lượng lớn.Cát có màu vàng nhạt độ hạt mịn đến trung, rời rạc.Mỏ cát Đầm Môn (N026) gồm các dải cát vàng lớn, thuộc trầm tích biển - gió (mvQ), dày tới 60m. Mỏ đã được thăm dò tỷ mỷ (1995). Cấp (111+ 122) = 20 triệu tấn; trong đó cấp 111= 8 triệu tấn. Hiện mỏ đang được Minexco khai thác, chế biến để xuất khẩu làm khuân đúc, vật liệu mài, đánh bóng và VLXD. Mỏ Đầm Môn cũng như Hòn Gốm nằm trong khu kinh tế tổng hợp Vân Phong (diện tích khai thác mỏ hiện đã thu hẹp chỉ còn 4,63 ha với trữ lượng khai thác là 558.790 tấn).

1.4.3. Cát đồi

Trong quá trình khảo sát phục vụ đề án này, các tác giả đã phát hiện loại cát tích tụ (có nguồn gốc từ đá granit) đáp ứng yêu cầu làm cát xây dựng tại xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm.

1.5. Sét gạch ngói

Sét gạch ngói phân bố chủ yếu trong các thành tạo trầm tích Đệ tứ nguồn gốc sông, sông - biển, phân bố dọc theo các lưu vực sông suối lớn như sông Cái Nha Trang, sông Cái Ninh Hòa, sông Đổng Điển (Vạn Ninh). Ngoài ra còn gặp sét gạch ngói trong các thành tạo vỏ phong hóa của trầm tích Jura. Khu vực đang được khai thác sét gạch ngói rầm rộ nhất là Ninh Hòa (Ninh Bình, Ninh Xuân); Diên Khánh (Diên Lâm, Diên Thọ). Dựa theo các kết quả khảo sát đã đăng ký được 21 mỏ (5 lớn, 7 vừa, 9 nhỏ). Trong đó, 4 mỏ quy mô nhỏ đã khai thác hết hoặc gần hết. Nhiều điểm khai thác tự phát của dân phục vụ cho các lò gạch thủ công tại chỗ, song chưa được nghiên cứu kỹ về quy mô và chất lượng. Các mỏ có triển vọng lớn là Khánh Xuân, Ninh Thân và Bình Lộc. Các thân sét nguồn gốc trầm tích sông, sông - biển kéo dài 500-2000m, rộng 50-500m, dày 1-9m. Sét có màu xám đen, xám nâu, dẻo mịn. Phần trên sét thường bị phủ bởi lớp thổ nhưỡng mỏng 0,2-0,3m. Phần dưới sét phủ lên lớp cát pha chứa sạn sỏi màu xám loang lổ. Các thân sét nguồn gốc tàn tích phong hóa từ trầm tích Jura thường nằm ở độ sâu 1-6m, phân bố không liên tục, có màu xám nâu vàng, nâu đen loang lổ. Dưới sét là cát sạn, lẫn dăm mảnh đá gốc trầm tích tàn dư màu loang lổ.

1.6. Đá vôi san hô

Đã tổng hợp được 8 điểm đá vôi san hô quy mô nhỏ phân bố ven đường bờ biển hiện đại.Một số điểm đã từng được khai thác cung cấp nguyên liệu cho nhà máy xi măng Hòn Khói với sản lượng 15.000-18.000 tấn/năm. Các điểm đặc

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 41

trưng là Xuân Vinh, Hòn Khói, Ninh Phước, Xuân Tự , Hòn Hèo, Đường Đệ. Đặc điểm các bãi đá vôi san hô như sau: San hô tồn tại ở 3 bậc đường bờ:

+ Bậc 4-5m: ở bắc Hòn Khói, Xuân Vinh.

+ Bậc 1,5-2 m: ở khu vực Cầu Đá Nha Trang, Đường Đệ, đảo Hòn Tre, đông bắc Hòn Khói. San hô phân bố rộng, trữ lượng đáng kể và khai thác thuận lợi nhất.

+ Bãi san hô ngầm: bãi ngầm cao thường bị ngập khi triều lên, lộ ra cao 0,2-0,3m khi triều xuống, tạo bãi rộng 200-500m. Đá san hô rắn chắc luôn bám chặt vào nhau. Khi triều xuống thấy được ranh giới ngoài biển tạo nên đường bờ biển hiện đại.Bãi ngầm thấp nằm tiếp giáp với bãi ngầm cao, kéo ra phía biển, hoàn toàn nằm dưới mực nước biển, đến độ sâu 7-8 m vẫn còn thấy quần thể san hô. San hô khi chết đi, để lại bộ xương là chất vôi, tạo thành nguồn đá vôi san hô khá lớn. Đá vôi san hô là nguyên liệu để sản xuất xi măng mác thấp, ngoài ra còn dùng làm phân bón. Hiện nay, do yêu cầu bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái ven biển nên các điểm đá vôi san hô đều nằm trong khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.

1.7. Đất san lấp

Đã đăng ký được 31 mỏ đất san lấp, trong đó 16 quy mô lớn, 10 vừa và 5 nhỏ. Vỏ phong hóa của trầm tích Jura hệ tầng Đray Linh và La Ngà có diện phân bố rộng nhất, trở thành đối tượng cung cấp đất san lấp chính. Tiếp theo là vỏ phong hóa của các đá phun trào và xâm nhập. Theo đặc điểm thạch học, vỏ phong hóa được chia ra hai loại chính là vỏ laterit và vỏ litoma.

- Đất san lấp hình thành trên vỏ phong hóa của các đá trầm tích Jura tạo thành dải rộng ở phía tây, kéo dài từ Vạn Ninh xuống Ninh Hòa, Diên Khánh, Khánh Vĩnh và Khánh Sơn. Vỏ phong hóa dày 517m, trung bình 78 m, phát triển rộng rãi kiểu vỏ litoma gồm các đới (từ dưới lên): saprolit (các mảnh sét kết, bột kết, cát kết bị phong hóa yếu, vỡ vụn, sét hóa bên ngoài); litoma (sét màu vàng nhạt, đỏ nâu, ở đáy còn bảo tồn cấu trúc tàn dư của đá gốc trầm tích); trên cùng là đới thổ nhưỡng.

- Đất san lấp hình thành trên vỏ phong hóa của đá xâm nhập dày 220m, trung bình 5 m . Mặt cắt ở đây đặc trưng cho loại vỏ phong hóa litoma, gồm đới litoma chuyển xuống saprolit. Tỷ lệ tảng lăn, cục tàn dư đá xâm nhập lẫn khá nhiều ở phần trên nóc (dạng sườn tích). Đới litoma là sản phẩm đất san lấp, gồm chủ yếu là sét pha lẫn cát, cát chứa sạn và ít mảnh granit tàn dư mềm bở. Đới saprolit là phần đá gốc bị nứt vỡ, biến đổi và phong hóa yếu (phong hóa cơ học chiếm ưu thế); chuyển lên phần trên đá bị sialit hóa yếu, tạo vỏ sét mỏng bao ngoài các cục đá gốc.

Thành phần độ hạt trung bình: cát 3158%, bụi 624%, sét 526%, sạn 231%. Độ ẩm tự nhiên trung bình 17,0%, độ ẩm giới hạn dẻo trung bình 18,8%, chỉ số dẻo 10,0%, đất khô, trạng thái cứng. Thí nghiệm đầm chặt tiêu

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 42

chuẩn có độ ẩm tối ưu (Wtu) trung bình 13,4%; khối lượng thể tích khô lớn nhất (cmax) trung bình: 1,82g/cm3.

- Đất san lấp hình thành trên vỏ phong hóa của đá phun trào andesit hệ tầng Đèo Bảo Lộc dày 210m, trung bình 5m; trên các đá phun trào hệ tầng Đơn Dương, Nha Trang và Mang Yang dày 216m, trung bình 56m. Từ dưới lên thường gặp kiểu vỏ saprolit (các cục tảng đá phun trào, bên ngoài bị sét hóa mạnh), litoma (sét bột lẫn sạn và ít dăm cục đá tàn dư); trên cùng là đới thổ nhưỡng. Dăm vụn tàn dư đá phun trào lẫn khá nhiều ở phần trên (dạng sườn tích).

Chất lượng đất san lấp như sau:

- Độ ẩm tự nhiên trung bình 20,8%, độ ẩm giới hạn dẻo trung bình 23,3%, chỉ số dẻo trung bình 13,6%, đất khô, trạng thái cứng.

- Thí nghiệm đầm chặt tiêu chuẩn có độ ẩm tối ưu (Wtu) trung bình

17,6%; khối lượng thể tích khô lớn nhất (cmax) trung bình : 1,73 g/cm3.

Ngoài ra còn gặp một diện nhỏ vỏ phong hóa litoma trên trầm tích hệ tầng Đăk Rium ở Ninh Hòa với độ dày không quá 5m. Chất lượng đất san lấp như sau:

- Độ ẩm tự nhiên trung bình 21,6%, độ ẩm giới hạn dẻo trung bình 22,5%, chỉ số dẻo 12,6%, đất khô, trạng thái cứng.

- Thí nghiệm đầm chặt tiêu chuẩn có độ ẩm tối ưu (Wtu) trung bình

11,7%; khối lượng thể tích khô lớn nhất (cmax) trung bình : 1,87g/cm3.

Qua thực tế khai thác, sử dụng vật liệu đất phong hóa từ các đá phun trào, trầm tích và xâm nhập ở vùng làm đất san lấp công trình cho thấy chất lượng tương đối tốt: thành phần cấp phối hạt tương đối thích hợp, độ ẩm tự nhiên

không quá lớn so với độ ẩm tối ưu, khối lượng thể tích khô lớn nhất (cmax) cao. Những yếu tố này thuận lợi cho công tác lu lèn đạt độ đầm chặt thiết kế trong công tác san lấp tạo mặt bằng. Tuy vậy, đất san lấp chưa đáp ứng được hoàn toàn các tiêu chuẩn về đất làm vật liệu đắp. Khi sử dụng đất làm vật liệu đắp cần phải cải tạo đất theo hướng tăng hàm lượng hạt thô, giảm hàm lượng hạt mịn và sử dụng tốt nhất vào mùa khô. Tổng diện tích phân bố đất san lấp ở Khánh Hòa khoảng 650 km2.

1.8. Sét kaolin

Kaolin ở Khánh Hòa, có tiềm năng rất hạn chế, chất lượng không cao. Chúng là sản phẩm phong hóa hóa học từ các đá trầm tích phun trào hệ tầng Mang Yang (Dốc Thị, Xuân Sơn, Xuân Tây) và hệ tầng Nha Trang (Ninh Hòa). Tầng sản phẩm có dạng lớp, thấu kính trong đới đá phong hóa; trên mặt bị phủ lớp mùn thực vật mỏng. Trên bản đồ địa chất - khoáng sản mới ghi nhận được 4 điểm, trong đó có 1 quy mô lớn, 1 quy mô nhỏ và 2 biểu hiện khoáng sản.

1.9. Cát thủy tinh

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 43

Cát thủy tinh ở Cam Ranh, Khánh Hòa có quy mô lớn đã từng nổi tiếng thế giới bởi chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất thủy tinh cao cấp.Cát thủy tinh phân bố ở bán đảo Cam Ranh và bờ tây vịnh Cam Ranh. Ở bán đảo Cam Ranh, cát thủy tinh phân bố thành dải cồn cát kéo dài phương á kinh tuyến, bề mặt nổi cao 0-37m. Phần phía bắc thuộc khu vực Thủy Triều đã được điều tra, thăm dò, phần phía nam thuộc khu quân sự. Ở bờ tây vịnh Cam Ranh, cát thủy tinh phân bố thành dải kéo dài từ Cam Hải Tây qua Cam Đức, xuống Cam Thành Bắc.

- Về đặc điểm địa chất: khu vực mỏ phân bố các thành tạo trầm tích nguồn gốc biển, sông - biển, biển - gió và sông - lũ tuổi Pleistocen muộn đến Holocen muộn. + Trầm tích biển pleistocen thượng : lộ ra ở khu vực rìa tây vịnh Cam Ranh, còn ở bán đảo Cam Ranh chúng nằm chìm dưới độ sâu 20-40m. Thành phần gồm lớp cát pha sét màu xám trắng, cát hạt nhỏ đến vừa, dày 20-25m; chuyển lên làlớp cát màu vàng nâu, dày 1,5-12m. Riêng ở bờ tây vịnh Cam Ranh, trầm tích hình thành lớp cát thủy tinh thương phẩm hạt to dày 1-3m, đang được Minexco khai thác.

+ Trầm tích biển Holocen trung: phân bố ở hai bờ vịnh Cam Ranh. Thành phần thạch học là lớp cát hạt nhỏ đến vừa màu nâu, nâu đen, dày 2,5-10,5m.

+ Trầm tích biển Holocen thượng: chủ yếu là cát màu vàng nhạt lẫn ít vụn thực vật, sò ốc; dày 2-20m.

+ Trầm tích sông - lũ Đệ tứ: phân bố ở phía tây; thành phần là cuội sỏi, dăm tảng lẫn sét, cát; dày 5-10m.

+ Trầm tích biển - gió Đệ tứ: tạo thành lớp cát trắng thương phẩm. Bề dày cát trắng ở bán đảo Cam Ranh 2-7m.

+ Lót đáy trầm tích Đệ tứ là các đá xâm nhập granit biotit phức hệ Đèo Cả tạo thành bề mặt bóc mòn hơi nghiêng về phía đông nam.

- Nguồn gốc cát thủy tinh: được hình thành do phong hóa, rửa trôi, tái lắng đọng từ các trầm tích tuổi Pleistocen.

- Chất lượng:

+ Hàm lượng SiO2 cao (99,0-99,2%); Fe2O3 thấp (0,05-0,25%);

+ Tỷ lệ cỡ hạt 0,8-0,1 mm từ 90-92%.

Hiện tại đã đăng ký được 5 mỏ cát thủy tinh là Thủy Triều 1, Thủy Triều 2, Cam Hải Tây, Cam Đức và Cam Thành Bắc.

1.10. Thạch anh quang áp

Điểm thạch anh quang áp Hòn Sạn thuộc phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang, phân bố trên bề mặt phong hóa đá xâm nhập phức hệ Ankroet. Các tinh thể thạch anh đường kính 2-10mm, dài 0,5-1cm, màu trắng đục, ám khói đến vàng nhạt, nguồn gốc pegmatit, chưa rõ triển vọng. Ngoài ra còn phát hiện được

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 44

ở một số điểm khác như Hòn Tre, Xuân Tự, Hòn Gốm, nhưng không tập trung thành điểm có giá trị công nghiệp.

Tóm lại, Khánh Hòa là tỉnh có tài nguyên khoáng sản làm VLXD tương đối phong phú, một số chủng loại khoáng sản làm VLXD với trữ lượng lớn, có giá trị kinh tế cao như: đá ốp lát, cát thủy tinh,… Bên cạnh đó còn có một số chủng loại khoáng sản làm VLXD thông thường như: sét gạch ngói, cát, đá xây dựng. Tuy nhiên nguồn khoáng sản của tỉnh phân bố không đồng đều.Trong thời gian tới việc quy hoạch phát triển sản xuất VLXD phù hợp với phân bố và sử dụng nguồn hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản là hết sức cần thiết để đem lại hiệu quả và tính phát triển bền vững của ngành VLXD trên địa bàn tỉnh.

2. Quy hoạch khoáng sản làm VLXD.

Ngày 12 tháng 3 năm 2013, UBND Tỉnh Khánh Hòa đã ra Quyết định số 628/QĐ-UBND về việc ”Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 và định hướng sau năm 2015” và sau đó là Quyết định số 2155/QĐ - UBND về việc “Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 12/3/2013 của UBND tỉnh về Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Khánh Hòa đến năm 2015 và định hướng sau năm 2015”. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 87 khu vực khoáng sản được quy hoạch với tổng diện tích 6740,6 ha. Sau năm 2015 có 12 khu vực được quy hoạch với tổng diện tích 1.979,64 ha (chi tiết xem Phụ lục 1, Bảng 10).

III. NGUỒN NHÂN LỰC

1. Tiềm năng lao động.

Khánh Hòa có nguồn lao động dồi dào với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm 56,34% tổng dân số năm 2014. Trong đó tỷ lệ lao động thành thị chiếm 41,09% tổng số lao động và tỷ lệ lao động ở nông thôn là 58,91%. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 dự báo có 1,092 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Đây là nguồn lao động dồi dào, đáp ứng tốt cho nhu cầu của các ngành kinh tế - xã hội.

Lực lượng lao động của tỉnh đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản và sản xuất VLXD hiện tại chiếm khoảng 7,48% tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh. Lượng lao động qua đào tạo, có trình độ cao tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm có giá trị và tại các cơ sở sản xuất hiện đại, quy mô lớn. Tiềm năng nguồn lực lao động cho ngành công nghiệp VLXD của tỉnh tương đối dồi dào, chưa kể đến nguồn lao động tiềm năng từ địa bàn các tỉnh lân cận.

Trong giai đoạn tới, với sự thu hút đầu tư, mở rộng sản xuất trên địa bản tỉnh Khánh Hòa, cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang ngành công nghiệp và dịch vụ, cơ cấu lao động cũng có sự tăng trưởng và chuyển dịch tương ứng. Lực lượng lao động qua đào tạo cũng đang được quan tâm nâng cao về số lượng

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 45

và chất lượng, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

2. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trong tương lai Khánh Hòa được được xác định sẽ trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa - du lịch, khoa học công nghệ, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Vì vậy, để phát triển các mục tiêu chiến lược thì nguồn nhân lực trong khu vực nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng phải được phát triển tương ứng nhằm tạo ra một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, trong đó có các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, du lịch.

Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020,Khánh Hòa có khoảng80% lao động được đào tạo; trong số này có khoảng 75% lao động được đào tạo có trình độ đào tạo nghề chuyên môn, 15% lao động được đào tạo có trình độ trung cấp, cao đẳng và 10% lao động được đào tạo có trình độ đại học và sau đại học.

Để đáp ứng được các yêu cầu như trên, hiện nay hệ thống giáo dục, dạy nghề trên địa bàn tỉnh được đầu tư, nâng cao, mở rộng tăng dần quy mô đào tạo, mở rộng ngành nghề và đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Một số trường được thành lập, nâng cấp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng các chuyên ngành đào tạo và từng bước đạt chuẩn quốc gia. Nhiều trường trung học chuyên nghiệp được nâng cấp lên thành các trường cao đẳng. Tỉnh cũng chủ động phát triển hệ thống các trung tâm dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Phát triển nhân lực đủ số lượng, đảm bảo chất lượng trên cả 3 yếu tố cơ bản: Đạo đức, sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp; cơ cấu hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi ngành nghề, tái cấu trúc của các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao và phương pháp quản lý mới. Mở rộng đào tạo các ngành nghề mới, tiếp tục thực hiện xã hội hoá, khuyến khích các hình thức đào tạo, dạy nghề, hình thành các trường, trung tâm dạy nghề trọng điểm, bảo đảm cung cấp lao động có kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chủ động hội nhập tích cực vào thị trường lao động khu vực và thế giới. Khuyến khích, ưu tiên phát triển các lĩnh vực đào tạo nhân lực trình độ cao, các ngành mũi nhọn và công nhân kỹ thuật lành nghề. Đặc biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực tinh hoa, người ra quyết định, lực lượng tham mưu có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh.

3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực.

- Xây dựng biện pháp tác động và thay đổi nhận thức của đại bộ phận xã hội về hướng nghiệp và dạy nghề, nhằm giúp người dân nhận thức được học nghề là cơ hội để tìm kiếm việc làm cho bản thân, ổn định thu nhập gia đình và nâng cao chất lượng cuộc sống. Phát triển đội ngũ chuyên gia am hiểu về tâm lý học nghề nghiệp, thông tin thị trường lao động, am hiểu về thực tế ngành nghề xã hội, kinh tế học lao động để thực hiện công tác hướng nghiệp.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 46

- Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực: Xây dựng định hướng đúng, tăng cường năng lực hoạch định chính sách, hình thành khung pháp lý và cơ chế cho phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chú trọng đến việc đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân lực các ngành kinh tế trong toàn tỉnh. Ưu tiên bồi dưỡng cán bộ công chức quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã, cán bộ quản lý doanh nghiệp. Thực hiện chế độ bồi dưỡng luân phiên đối với công chức, viên chức và cán bộ quản lý kinh doanh toàn tỉnh.

- Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng để đáp ứng nhu cầu đào tạo, tăng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho các ngành kinh tế.

- Thu hút các công chức, viên chức, các nhà quản lý, các nhà khoa học có trình độ, các doanh nhân, nghệ nhân, chuyên gia, các công nhân kỹ thuật tay nghề bậc cao tham gia đào tạo.

- Liên kết đào tạo với các trường trong nước và quốc tế;thực hiện việc đặt hàng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực chất lượng cao ở những ngành nghề mới, ngành công nghiệp công nghệ cao,…

- Điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích phát triển nhân lực cụ thể như sau:

+ Xây dựng chính sách cụ thể nhằm thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, đặc biệt là giáo dục-đào tạo chất lượng cao. Rà soát các chính sách đã ban hành, nghiên cứu vận dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, thủ tục hành chính, thông tin thị trường cho nhà đầu tư.

+ Đặc biệt chú trọng ưu tiên dạy nghề cho nhóm đối tượng lao động nông nghiệp phải chuyển đổi việc làm, đối tượng di cư từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm.

- Huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương); nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 47

Phần thứ hai

HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ DỰ BÁO NHU CẦU VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020

I. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

1. Một số chỉ tiêu tổng hợp về sản xuất VLXD trên địa bàn.

1.1. Số cơ sở sản xuất:

Theo các số liệu thống kê sơ bộ, năm 2015, toàn tỉnh có 150 cơ sở khai thác và sản xuất VLXD, trong đó:

Xi măng : 4 cơ sở

Sản xuất gạch nung : 60 cơ sở

Sản xuất gạch không nung : 23 cơ sở

Khai thác đá xây dựng : 28 cơ sở

Khai thác, chế biến đá ốp lát : 18 cơ sở

Khai thác cát sỏi xây dựng : 7 cơ sở

Sản xuất bê tông đúc sẵn : 5 cơ sở

Sản xuất bê tông thương phẩm : 3 cơ sở

Khai thác, chế biến cát thủy tinh : 2 cơ sở.

1.2. Số lao động sản xuất VLXD.

Nhìn chung lực lượng lao động làm việc trong dây chuyền trạm nghiền sản xuất xi măng; sản xuất gạch ngói theo công nghệ lò tuy nen, khai thác, chế biến đá xây dựng trong các cơ sở với dây chuyền công suất lớn, nhà máy chế biến đá ốp lát đều được đào tạo và có trình độ tay nghề tương đối cao đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Lực lượng lao động tham gia sản xuất gạch thủ công, khai thác cát, khai thác và chế biến đá chẻ xây dựng từ đá tảng lăn vv... có trình độ tay nghề thấp hơn.

Theo số liệu thống kê của các huyện, thị và các doanh nghiệp, số lao động khai thác và sản xuất VLXD năm 2015 trên địa bàn tỉnh là khoảng 5.126 người (chưa kể số lao động tham gia khai thác, sản xuất VLXD theo mùa vụ). Trong đó tập trung chủ yếu ở lĩnh vực khai thác, chế biến cát, đá các loại (chiếm 43,5% tổng số lao động) và sản xuất vật liệu xây (chiếm 39,5% tổng số lao động).

1.3. Giá trị sản xuất VLXD.

Theo Niên giám thống kê của tỉnh năm 2014, ngành VLXD không được thống kê riêng mà tổng hợp trong 2 ngành sản xuất công nghiệp là "Khai khoáng khác" và "Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác ". Kết quả thống kê và tính toán được nêu trong bảng 5.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 48

Bảng 5: Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010-2014 (theo giá hiện hành)

tỷ đồng

Năm

Ngành kinh tế 2010 2011 2012 2013 2014

1- Tổng sản phẩm các ngành kinh tế 32.032 39.309 45.837 51.833 59.450

2- Sản xuất công nghiệp và xây dựng 13.228 16.404 18.759 20.640 23.611

3- Sản xuất, khai thác VLXD 1.100,7 1.150,8 1.110,1 1.272,6 1.396

Khai khoáng khác 524,7 543,8 563,1 659,6 683

Sản xuất từ khoáng phi kim loại khác 576 607 547 613 713

4- Tỷ lệ đóng góp ngành VLXD so với sản xuất công nghiệp và xây dựng (%)

8,3 7,01 5,9 6,2 5,9

5- Tỷ lệ đóng góp ngành VLXD so với tổng sản phẩm các ngành kinh tế (%)

3,4 2,9 2,4 2,5 2,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa năm 2014.

Kết quả bảng 5 cho thấy, trong thời gian từ năm 2010 đến 2014 giá trị sản xuất công nghiệp và sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (trong đó có sản xuất đá ốp lát, gạch ngói nung) tăng giảm không đồng đều. Tuy nhiên, giá trị sản xuất của ngành khai khoáng khác (bao gồm khai thác chế biến đá xây dựng, cát sỏi xây dựng) qua các năm đều tăng.

Giá trị ngành khai thác và sản xuất VLXD chiếm một phần lớn tỷ trọng của ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại và khai khoáng khác. Tuy nhiên tỷ trọng ngành sản xuất các sản phẩm từ khoáng phi kim loại và khai khoáng khác chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng (trung bình 6,6%) và chiếm khoảng trung bình 2,7% trong giá trị tổng sản phẩm các ngành kinh tế. Mặc dù có vai trò quan trọng, không thể thiếu trong thành phần kinh tế của tỉnh, nhưng giá trị mang lại từ ngành khai thác và sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là không cao.

1.4. Sản lượng VLXD.

Sản lượng các loại VLXD trên địa bàn trong những năm gần đây đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu về các loại vật liệu xây dựng thông thường như: gạch xây, đá xây dựng, cát xây dựng,vật liệu ốp lát, bê tông, …một phần nhu cầu vật liệu lợp, vật liệu ốp, lát trang trí, kính xây dựng là các sản phẩm tỉnh không có thế mạnh thì được cung ứng từ các tỉnh khác trong cả nước.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 49

Bảng 6: Sản lượng các loại VLXD chủ yếu của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.

TT Loại VLXD Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015

1 Xi măng Ngàn tấn 75 1.250,5 1.110 1.215 1.305

2 Gạch nung tr. viên 288 275 261 255 200,5

3 Gạch không nung Tr.viên QTC 11,82 10,15 11,5 12,6 12

4 Vật liệu lợp 1.000 m2 650,6 553,6 457 500,5 491,7

-Ngói nung 1.000 m2 465,2 358,6 264,4 295,5 289

-Các loại khác 1.000 m2 185,4 195 192,6 205 202,7

5 Đá xây dựng 1.000 m3 1.694,3 1.116,94 1.347,3 1.659,17 1.766,3

6 Đá chẻ 1.000 viên 9.490 9.411 8.836 8.907 8.925

7 Đá ốp lát 1.000 m2 210,7 240,06 220,7 170,83 180,7

8 Cát,sỏi XD 1.000 m3 935 588 731 749 756

9 Bê tông 1.000 m3 325 380 405 415 453

10 Cát thủy tinh 1.000 tấn 905 948 930 900 950

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh năm 2014, số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa, sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa và số liệu khảo sát của Viện VLXD.

Các số liệu thống kê phản ánh tình hình sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh có sự tăng, giảm không ổn định qua các năm do nhu cầu đầu tư xây dựng và tác động của biến đổi kinh tế cả nước nói chung cũng như của tỉnh Khánh Hòa nói riêng. Năm 2012, 2013 do ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế, nhu cầu xây dựng giảm nên sản lượng hầu hết các chủng loại VLXD có giảm nhẹ.

Với các hoạt động khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường trên địa bàn tỉnh, do công tác quản lý, cấp phép khai thác càng lúc càng được thắt chặt, hiện tượng khai thác không phép giảm dần và sản lượng khai thác đá xây dựng thông thường, đá ốp lát cũng như cát xây dựng có xu hướng giảm dần qua các năm. Đối với một số chủng loại được sản xuất trên địa bàn nhưng tỉnh không có thế mạnh phát huy sản xuất (xi măng) hoặc các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh mà nhu cầu không chỉ bó hẹp trong địa bàn tỉnh (đá ốp lát, cát thủy tinh), sản lượng sản xuất chỉ phản ánh một phần nhu cầu còn lại phần lớn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp với các sản phẩm cùng loại hoặc các sản phẩm thay thế trên thị trường. Chính vì vậy các số liệu thống kê về tình hình sản xuất của các mặt hàng này có thay đổi bất thường sẽ không đại diện phản ánh nhu cầu tiêu thụ VLXD của tỉnh Khánh Hòa.

2. Hiện trạng sản xuất theo từng chủng loại sản phẩm.

2.1. Xi măng:

Sản xuất xi măng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa chủ yếu là trạm nghiền xi măng với clinker nhập từ các nhà máy xi măng của địa phương khác và trạm trung chuyển, đóng bao xi măng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 cơ sở nghiền, trung chuyển và đóng bao xi măng:

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 50

- Nhà máy sản xuất xi măng và VLXD Hòn Khói:

+ Địa điểm: lô CN11 KCN Ninh Thủy, Mỹ Á, Ninh Thủy, Ninh Hòa;

+ Nguồn nguyên liệu chính: Nguồn clinker nhập về từ các nhà máy xi măng trong cả nước, chủ yếu từ khu vực miền Trung.

Hiện tại cơ sở nghiền xi măng với công suất thiết kế 80.000 tấn/năm.Sản phẩm của nhà máy là các loại xi măng PCB 30, PCB40 đạt tiêu chuẩn TCVN 6260:1997. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nội tỉnh, một phần xuất sang các tỉnh lân cận. Hiện tại công suất hoạt động của cơ sở chỉ đạt 50% CSTK.

- Trạm nghiền xi măng, cty xi măng Hà Tiên.

+ Địa điểm: xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh.

+ Chủ đầu tư: Công ty Xi măng Hà Tiên.

Nhà máy có công suất 550.000 tấn xi măng/năm, chủ yếu cung cấp cho khu vực Nam Trung Bộ và Tây nguyên. Hiện nay công suất hoạt động của trạm nghiền cũng chỉ đạt 50% CSTK.

- Trạm nghiền xi măng Công Thanh.

+ Địa điểm: xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh.

+ Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Xi măng Công Thanh.

Dây chuyền nghiền có công suất 150 tấn/h, tương đương 1 triệu tấn xi măng/năm là hạng mục thuộc dây chuyền 2 nhà máy xi măng Công Thanh - Thanh Hóa. Đã đi vào hoạt động từ năm 2011.

- Trạm trung chuyển, phân phối xi măng Ninh Thủy.

+ Địa điểm: xã Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa;

+ Chủ đầu tư: Công ty CP xi măng Nghi Sơn

Trạm trung chuyển, phân phối xi măng của công ty cổ phần xi măng Nghi Sơn với công suất 500.000 tấn/năm trên diện tích 28,64 ha, bao gồm một cầu cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 20.000 tấn, một xilô xi măng dung tích 15.000 tấn, cùng với hệ thống máy móc, nhà xưởng, 2 dây chuyền đóng bao hiện đại. v.v. Trạm sẽ tiếp nhận xi măng từ Nhà máy chính tại Thanh Hoá, được các tàu chuyên dụng vận chuyển bằng đường biển. Từ đây, xi măng Nghi Sơn sẽ được cung cấp cho khu vực Miền Trung, góp phần đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, mở rộng thị trường.

2.2. Vật liệu xây:

2.2.1. Gạch đất sét nung:

Kết quả khảo sát năm 2015 cho thấy hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đang tồn tại 3 loại hình công nghệ nung gạch khác nhau là lò tuy nen, lò vòng và lò thủ công. So với các tỉnh thành khu vực miền Trung trong cả nước thì tại Khánh Hòa công nghệ lò tuy nen khá phát triển ở giai đoạn trước đây, chiếm tỷ trọng lớn. Nhưng hiện tại việc nguồn nguyên liệu dần khan hiếm và các khu vực có nguồn nguyên liệu dồi dào thuộc huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 51

Hòa lại đang nằm trong Khu kinh tế Vân Phong nên việc cấp phép đầu tư có hạn chế. Đến hết năm 2015, theo tổng hợp báo cáo từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh (trừ huyện Trường Sa) hiện có 4 cơ sở sản xuất gạch nung công nghệ lò tuynen, 12 cơ sở sản xuất gạch nung công nghệ lò vòng và 44 cơ sở sản xuất gạch nung công nghệ thủ công. Tổng công suất khoảng 173,2 triệu viên/năm, với khoảng 964 lao động.

Bảng 7: Phân bố các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung.

TT Địa bàn Số cơ sở Số lò Công suất

thiết kế (triệu viên/năm)

Sản xuất năm 2015 Sản lượng (triệu viên)

Lao động (người)

I Gạch tuy nen 1 TX. Ninh Hòa 2 35 35 55 2 Huyện Diên

Khánh 2

52 52 63

Tổng cộng 4 87 87 118 II Gạch nung lò vòng 1 TX. Ninh Hòa 10 11 18,1 30 210 2 Huyện Diên

Khánh 1

1 1,1 1,1 30

3 Huyện Vạn Ninh 1 1 1,1 1,1 Tổng cộng 12 13 20,3 32,2 218

III Gạch nung lò thủ công 1 TX. Ninh Hòa 44 95 65,9 81,3 628

Tổng cộng toàn tỉnh 60 108 173,2 200,5 964 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh năm 2014, số liệu của Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa và số liệu khảo sát của Viện VLXD.

2.2.2. Vật liệu xây không nung:

Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện có một vài cơ sở đăng ký hoạt động sản xuất gạch không nung nằm rải rác ở TP. Nha Trang, TP. Cam Ranh, huyện Cam Lâm, TX.Ninh Hòa và huyện Diên Khánh. Sản phẩm chủ yếu là gạch bê tông, gạch terrazzo. Tuy nhiên ngoài lí do thị hiếu trong tiêu thụ của người dân còn chưa quen sử dụng gạch không nung, thì quy mô và sản lượng sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng chưa đáp ứng được việc thay thế gạch đất sét nung trong công trình xây dựng.

Theo tổng hợp báo cáo từ các địa phương và số liệu khảo sát thực tế, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 23 cơ sở sản xuất gạch xây không nung, công suất từ dưới 3 triệu viên/năm đến 15 triệu viên/năm. Trong đó, 19 cơ sở đang hoạt động, 04 cơ sở được đầu tư xây dựng năm 2015 (dự kiến hoạt động 2016). Tổng công suất thiết kế khoảng 75 - 84 triệu viên/năm. Chủ yếu sản xuất gạch bê tông, 01 cơ sở sản xuất gạch bê tông khí chưng áp (đang đầu tư xây dựng), 01 cơ sở sản xuất gạch bê tông nhẹ (đã ngừng sản xuất, đang chuyển đổi sản xuất sản phẩm khác), và một số cơ sở sản xuất tự phát nhỏ lẻ.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 52

Bảng 8: Danh sách các cơ sở sản xuất gạch không nung

STT Tên cơ sở sản xuất,

dự án Chủ đầu tư,

Địa điểm Hiện trạng

Công suất thiết kế

Quy cách, chủng loại gạch

Sản lượng 2015

1. THÀNH PHỐ NHA TRANG

01

Công ty TNHH Tư vấn - Xây dựng và Thương mại Thành Chung

Thôn Phước Điền, xã Phước Đồng

Đang hoạt động

200 viên/ngày Sản xuất bê tông

các loại

≈ 0,5 tr.v QTC

02 Công ty CP Đầu tư Thương mại UPGC9

326/78 Lê Hồng Phong

Đang hoạt động

<3 triệu viên/năm (*)

Gạch đặc và gạch lỗ không

nung

≈0,8-1tr.v

QTC (*)

03 Công ty TNHH THT 726 Lê Hồng Phong, Phước Long

Đang hoạt động

<3 triệu viên/năm (*)

Sản xuất gạch Terrazzo, gạch

bê tông

≈0,6-0,8 tr.v QTC

(*)

04

Công ty TNHH Sản xuất, Kinh doanh vật liệu xây dựng Thuận Phát

Số 5 đường Hương Giang, phường Phước Hòa

Hoạt động 2016

15 triệu viên/năm

Sản xuất gạch bê tông và gạch block các loại

Chưa sản xuất

05 Công ty CP bê tông Khánh Hòa

Phước Điền, xã Phước Đồng

Đang hoạt động

<3 triệu viên/năm (*)

Sản xuất gạch bê tông các loại

≈0,8-1tr.v

QTC (*)

06 Công ty Cổ phần TM-

DV-XD Minh Đức

Lô A, A2, A3 Cụm Công nghiệp Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương

Hoạt động 2016

13 triệu viên/năm

Gạch bê tông 8x8x18

Đang đầu tư xây dựng

07 Công ty CP Đầu tư và Thương mại Đắc Lộc

Lô A6, Cụm Công nghiệp Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương

Đang hoạt động

79.200m2/năm;

Gạch terrazzo 30.000m2

08

Công ty Cổ phần bê tông VCN

Lô A4, Cụm Công nghiệp Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương

Đang hoạt động

30.000m2/năm Gạch terrazzo 30.000m2

2. THÀNH PHỐ CAM RANH

09

Công ty Cổ phần Khoáng Việt Nha Trang (Công ty TNHH VLXD Cam Ranh)

Xã Cam Phước Đông

Đang hoạt động

6.000 viên/ngày

Gạch bê tông ≈ 2,6 tr.v

QTC

10 Công ty TNHH Thảo Vy Anh

Phường Ba Ngòi

Đang hoạt động

600.000 viên/năm

Gạch bê tông ≈ 1,6 tr.v

QTC

11 Cơ sở sản xuất gạch Đông Nguyên

Phường Cam Phúc Bắc

Đang hoạt động

60.000 viên/năm

Gạch bê tông ≈ 1,7 tr.v

QTC

12 Cơ sở sản xuất gạch Huỳnh Quốc Toản

Phường Cam Nghĩa

Đang hoạt động

1.500 viên/ngày

Gạch bê tông ≈ 0,6 tr.v

QTC

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 53

STT Tên cơ sở sản xuất,

dự án Chủ đầu tư,

Địa điểm Hiện trạng

Công suất thiết kế

Quy cách, chủng loại gạch

Sản lượng 2015

13 Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Tiến Lộc

Thôn Giải Phóng, xã Cam Phước Đông

Đang hoạt động

<3 triệu viên/năm (*)

Gạch bê tông và gạch Tecerra

≈ 0,6-0,8 tr.v QTC

(*)

3. THỊ XÃ NINH HÒA

14

Công ty CP Vật tư thiết bị và Xây dựng giao thông Khánh Hòa

Mỏ đá Núi Sầm, Ninh Giang

Đang hoạt động

10 triệu viên/năm

Gạch bê tông ≈ 1-1,2

tr.v QTC (*)

4. HUYỆN VẠN NINH

15

Cơ sở sản xuất gạch ngói xã Vạn Bình

Xã Vạn Bình Đang

chuyển đổi

Chưa sản

xuất

16

Cơ sở sản xuất gạch ngói xã Vạn Phước

Xã Vạn Phước Đang

chuyển đổi

Chưa sản

xuất

17

Công ty CP Khoáng sản & Đầu tư Khánh

Hòa

Suối Luồng, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh

Chưa hoạt động

100.000 m3/năm (≈ 70tr

viên QTC)

Gạch bê tông khí chưng áp

AAC

Đang đầu tư xây dựng

5. HUYỆN DIÊN KHÁNH

18 Công ty Cổ phần vật liệu mới Asia 96

Xã Diên Thọ Hoạt động 2016

15 triệu viên/năm

Gạch bê tông Chưa sản

xuất

19 Công ty Cổ phần vật tư thiết bị và xây dựng giao thông Khánh Hòa

Xã Diên Lâm Đang hoạt động

10 triệu viên/năm

Gạch bê tông ≈ 1-1,2

tr.v QTC (*)

20

Công ty TNHH Hoa Biển

Xã Diên Lộc Hoạt động 2016

3 triệu viên/năm

Gạch bê tông Chưa sản

xuất

21 Cơ sở sản xuất gạch ngói tại Thôn Hạ

Thôn Hạ Đang

chuyển đổi

6. HUYỆN CAM LÂM

22

Công ty TNHH 71

- Thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông - Mỏ đá Hòn Thị, xã Phước Đồng, Nha Trang

Đang hoạt động

650.000 viên/năm

Gạch bê tông, gạch Terrazzo

≈ 6,25 trv QTC

23

Công ty TNHH MTV Hưng Thịnh Cam Ranh

Xã Cam Hải Đông

Đang hoạt động

Gạch Terrazzo Chưa sản xuất gạch

block

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 54

STT Tên cơ sở sản xuất,

dự án Chủ đầu tư,

Địa điểm Hiện trạng

Công suất thiết kế

Quy cách, chủng loại gạch

Sản lượng 2015

24

Công ty TNHH Minexco Terrazzo Nha Trang

KCN Suối Dầu, Suối Tân

Đang hoạt động

Gạch Terrazzo

25 Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Vạn Phúc

Mỏ đá Hòn Nhọn, xã Cam Hòa

Đang hoạt động

Gạch terrazzo

7. HUYỆN KHÁNH VĨNH

26 Cơ sở Phạm Thế Đoán

Thị trấn Khánh Vĩnh

Đang hoạt động

17.000

viên/tháng

Gạch bê tông

≈ 1,12

tr.v QTC

8. HUYỆN KHÁNH SƠN

27 DNTN Phương Đài Thôn Hạp Phú, thị trấn Tô Hạp

Đang hoạt động

2-3 triệu viên/năm (*)

Gạch bê tông ≈ 0,6-0,8 tr.v QTC

(*)

28 DNTN Hùng Anh Thôn Tà Nĩa, xã Sơn Trung

Đang hoạt động

2-3 triệu viên/năm (*)

Gạch bê tông ≈ 0,6-0,8 tr.v QTC

(*)

29

Công ty TNHH MTV Minexco Nha Trang

Khu Công nghiệp Suối Dầu

Đang hoạt động

120.000 m2/năm

Gạch Terrazzo 93.000 m2

Nguồn: Số liệu của Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa và số liệu khảo sát của Viện VLXD

Do trên cùng địa bàn có sản lượng gạch đất sét nung vẫn đủ cung cấp cho nhu cầu xây dựng nên gạch không nung chịu sự cạnh tranh giá khá gay gắt. Mặt khác do thị hiếu người dân còn chưa quen sử dụng sản phẩm gạch không nung nên sản phẩm gạch không nung của các cơ sở nhỏ chủ yếu được sử dụng để xây móng, tường rào và công trình phụ trên địa bàn gần nơi sản xuất. Sản phẩm của các cơ sở có quy mô lớn cũng không tiêu thụ hết, chủ yếu phục vụ cho các công trình vốn ngân sách, cách công trình cao tầng, ngoài ra vẫn sản xuất cầm chừng, không hết CSTK.

2.3. Vật liệu lợp:

Các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh sử dụng 3 loại vật liệu lợp phổ biến là ngói đất sét nung, ngói không nung, tấm lợp kim loại và tấm lợp xi măng - amiăng. Trong đó ngói đất sét nung được sản xuất trong một số cơ sở sản xuất gạch nung tuynen, tấm lợp kim loại màu chủ yếu được gia công tại các khu vực đông dân cư như thị trấn, thị xã, thành phố để cung cấp cho nhu cầu các công trình tại chỗ.

Sản xuất ngói lợp phục vụ xây dựng đã được triển khai đồng thời cùng sản xuất vật liệu xây. Trên địa bàn tỉnh, sản xuất ngói tập trung tại thị xã Ninh

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 55

Hòa với sản lượng trung bình hàng năm đạt trung bình khoảng 9 - 10 triệu viên trong các dây chuyền sản xuất công nghệ tuy nen. Sản xuất ngói không nung đã được triển khai tại huyện Diên Khánh gồm 8 cơ sở tư nhân với công suất tổng cộng trung bình đạt khoảng 700.000 - 800.000 viên/năm.Thị trường tiêu thụ của sản phẩm này chủ yếu phục vụ nhu cầu xây dựng trong dân trên địa bàn tỉnh (đối với ngói xi măng) và một phần các tỉnh lân cận (đối với ngói nung tuynen).

Chủng loại vật liệu lợp khác như tấm lợp kim loại, tôn 3 lớp, tấm lợp amiăng xi măng… chủ yếu được nhập từ các tỉnh ngoài để đáp ứng nhu cầu vật liệu lợp của tỉnh. Hiện tại ở các thị trấn, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã có những cơ sở gia công tấm lợp kim loại với nguồn nguyên liệu tôn nhập từ các tỉnh khác nhưng quy mô còn hạn chế, chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu vật liệu lợp của địa phương. Tại KCN Ninh Thủy, TX.Ninh Hòa hiện có nhà máy sản xuất tấm lợp không amiăng đang được xây dựng với quy mô đầu tư tương đối lớn. Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, sản lượng tấm lợp của nhà máy sẽ làm tăng đáng kể sản lượng tấm lợp của tỉnh.

2.4. Khai thác đá

2.4.1. Đá xây dựng:

Hoạt động khai thác chế biến khoáng sản đá xây dựng được diễn ra hầu hết ở tất cả các huyện, thị trên địa bàn tỉnh. Theo các số liệu khảo sát và số liệu cung cấp của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa, đến cuối năm có 35 giấy phép đăng ký khai thác đá xây dựng do UBND tỉnh cấp vẫn còn hiệu lực. Hầu hết các doanh nghiệp có giấy phép khai thác lâu dài, còn lại một số đơn vị khác chỉ được gia hạn cấp phép khai thác mỏ hoặc cấp phép khai thác tận thu có thời hạn hoạt động dưới 5 năm. Trong số các giấy phép khai thác đá xây dựng hầu hết đều cho phép khai thác phần đất đi kèm làm vật liệu san lấp.

Các cơ sở khai thác đá xây dựng (đá 1x2, 4x6…) có công suất khai thác từ dưới 10.000 m3/năm đến 500.000 m3/năm, phổ biến ở mức 100.000 - 300.000 m3/năm trong khi các cơ sở khai thác, chế biến đá chẻ có công suất nhỏ, phân bố trong khoảng từ 2.000 - 10.000 m3/năm. Công nghệ khai thác đá xây dựng chủ yếu vẫn là nổ mìn tách thành các khối đá sau đó sử dụng các thiết bị cơ giới để vận chuyển và pha, chẻ đá. Dây chuyền thiết bị chế biến đá đã được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư và sử dụng đan xen hoặc đồng bộ các thiết bị nghiền đá của Nga (CDM), Trung Quốc, v.v... Thị trường tiêu thụ các sản phẩm đá xây dựng chủ yếu là thị trường nội tỉnh (theo đánh giá của các doanh nghiệp có quy mô khai thác, chế biến lớn thị phần nội tỉnh ước chừng khoảng 90%).

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 56

Bảng 9: Phân bố cấp phép khai thác đá xây dựng.

TT Địa bàn Số cơ sở

Trữ lượng

khai thác

(m3)

Công suất

khai thác

(m3/năm)

1 TP. Cam Ranh 6 41.885.267 1.322.000

2 TX. Ninh Hòa 8 16.271.638 708.000

3 Huyện Cam Lâm 3 9.563.736 460.000

4 Huyện Vạn Ninh 3 15.178.049 520.000

5 Huyện Diên Khánh 7 19.360.339 502.780

6 TP. Nha Trang 1 605.353 30.000

Tổng cộng 28 102.864.382 3.542.780

Nguồn: Số liệu của Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, Sở TN-MT tỉnh Khánh Hòa và số liệu khảo sát của Viện VLXD.

2.4.2. Khai thác, chế biến đá ốp lát.

Theo các số liệu thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hòa và các huyện, thị trong tỉnh, hiện nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có 18 đơn vị đăng ký hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đá granit làm đá ốp lát tập trung tại hai huyện Diên Khánh và Vạn Ninh. Tính đến thời điểm tháng 7/2015, tỉnh Khánh Hòa có 7 giấy phép hoạt động khoáng sản khai thác đá khối granite, đá ốp lát còn hiệu lực.

Công suất khai thác đá theo như đã đăng ký có sự phân biệt về quy mô công suất một cách rõ rệt từ 5.000 m3/năm đến 48.000 m3/năm, phổ biến ở mức 10.000 m3/năm. Theo các số liệu khảo sát, các cơ sở khai thác đều không phát huy hết công suất. Sản phẩm đá khối cho sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ chiếm một tỉ trọng nhỏ, phổ biến đạt từ 1.500 m3/năm - 5000 m3/năm, bên cạnh đó là các loại sản phẩm đi kèm như: các loại đá xây dựng, đá chẻ cho xây dựng cơ bản (làm nền móng, xây kè, xây tường…) có giá trị gia tăng không cao.

Công nghệ khai thác ở các mỏ đá khối làm vật liệu ốp lát hiện chỉ dừng lại ở mức độ trung bình và lạc hậu, phần lớn thiếu thiết kế, không theo đúng quy chuẩn khai thác mỏ đá ốp lát mà chủ yếu là tiến hành khoan nổ bắn mìn nên làm rạn nứt khối đá, phá nát mỏ đá, do đó tỉ lệ đá chất lượng tốt, khối lượng, kích thước lớn thu được không cao. Một hạn chế khác khiến việc khai thác đá khối không phát huy tối đa công suất đó là: địa hình khai thác hiểm trở, đối tượng khai thác chủ yếu là đá tảng lăn gây khó khăn khi áp dụng cơ giới hóa trong khai thác với quy mô công nghiệp (khai thác cắt tầng, bóc tách đá thành từng khối lớn...) như các mỏ đá gốc khác. Nguồn nhân lực trong khai thác đá tuy dồi dào nhưng chủ yếu không qua đào tạo bài bản, thiếu lao động kỹ thuật cao, nhân lực quản lý doanh nghiệp còn chưa đồng bộ.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 57

Hiện tại có nhiều doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng nhà máy chế biến đá ốp lát với công suất chế biến tại mỗi nhà máy từ 50.000 m2/năm đến 255.000 m2/năm tập trung tại hai huyện Vạn Ninh và Diên Khánh. Về công nghệ, hầu hết các cơ sở chế biến đá đã chú trọng đầu tư dây chuyền thiết bị tương đối đồng bộ. Trong các cơ sở này, nhà máy chế biến đá Phú Tài là đơn vị có quy mô chế biến lớn nhất tỉnh với công suất thiết kế đạt 240.000 m2/năm nhưng lại không có mỏ nguyên liệu đi kèm, phải thu mua từ các đơn vị khác. Sản phẩm đá ốp lát chỉ phục vụ một phần nhỏ nhu cầu trong tỉnh, còn lại được cung cấp cho thị trường các tỉnh trong cả nước, chủ yếu là thị trường các tỉnh phía Nam và một phần xuất khẩu.

2.4.3. Khai thác đá chẻ

Khai thác và chế biến đá chẻ diễn ra trong hầu hết các doanh nghiệp khai thác đá khối và một số doanh nghiệp đăng ký khai thác đá xây dựng thông thường tập trung tại huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh với nguồn nguyên liệu là đá granit tảng lăn tại các mỏ Suối Luồng, Suối Hàng - huyện Vạn Ninh; xã Ninh Ích, Ninh Phú - thị xã Ninh Hòa; mỏ Suối Lùng, Suối Phèn - huyện Diên Khánh và rải rác ở một số huyện như Cam Lâm, TP. Cam Ranh, Khánh Vĩnh. Tại các huyện này, chế biến đá chẻ được tiến hành theo hình thức manh mún, mùa vụ với nguồn nguyên liệu chủ yếu là thu mua đá tảng lăn phân bố rải rác trong diện đất canh tác, đất vườn mà không có mỏ nguyên liệu ổn định. Đá chẻ được khai thác, chế biến theo phương pháp thủ công sử dụng phương tiện choòng, đục và sức người là chính. Năng suất khai thác, chế biến vì vậy chỉ đạt mức thấp từ 1.000 m3 - 3.000 m3/năm với thị trường tiêu thụ phục vụ nhu cầu xây dựng trong dân của tỉnh.

2.5. Cát xây dựng (cát bê tông và xây trát):

Qua số liệu thống kê và điều tra cho thấy tỉnh Khánh Hòa không có thế mạnh về cát xây dựng, nguồn cát đang sử dụng chủ yếu được cung cấp từ các tỉnh khác như Phú Yên, Ninh Thuận,…

Khoáng sản cát xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được thành tạo và phân bố tập trung theo hệ thống sông Cái Nha Trang; hệ thống sông Cái Ninh Hòa. Ngoài ra cát còn tạo thành mỏ tập trung tại thung lũng sông Trà Dục, sông Cạn (Cam Ranh); sông Tô Hạp (Khánh Sơn) và rải rác một số sông, suối khác. Trong thời gian qua, hoạt động khai thác cát diễn ra một cách rộng khắp, dàn trải trên các dòng sông, nhánh suối, những khu vực mà cát tạo thành các bãi bồi, bãi cát ven sông cũng như được lắng tụ trong lòng sông phục vụ nhu cầu cho nhu cầu xây dựng trong tỉnh. Ước tính có hơn 30 điểm khai thác cát trên toàn địa bàn tỉnh đã được cấp phép, gia hạn cấp phép cũng như hết thời gian cấp phép từ năm 2010 trở lại đây, ngoài ra còn có hàng chục hộ tư nhân khai thác không phép theo mùa vụ phục vụ nhu cầu xây dựng trong dân. Hiện nay, cát được khai thác chủ yếu tại huyện Diên Khánh (xã Diên Thọ, Diên Lâm, Suối Hiệp), Ninh Hòa (xã Ninh Thượng, Ninh An).

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 58

Ngoài ra, tại một số huyện như Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, cát được khai thác bởi các hộ cá thể với hình thức hoạt động mùa vụ. Tại huyện Khánh Sơn, cát được khai thác nhỏ lẻ, tự phát tại các xã Sơn Bình, Sơn Lâm, Sơn Hiệp và thị trấn Tô Hạp. Đây là các điểm bồi tụ lòng sông, chưa được đánh giá trữ lượng có đường giao thông thuận lợi và thích hợp cho khai thác với quy mô nhỏ. Tại huyện Khánh Vĩnh, cát sỏi tập trung chủ yếu tại các bãi bồi lòng sông Cái thuộc địa bàn các xã Sơn Thái, Cầu Bà và thị trấn Khánh Vĩnh, tuy nhiên trữ lượng không lớn. Một số bãi bồi có khối lượng nhỏ, không ổn định, chủ yếu được bồi đắp theo mùa ở các sông Chò, sông Cầu và những nhánh suối nhỏ rải rác ở các xã còn lại. Trong thời gian qua, không có cơ sở khai thác cát xây dựng hoặc các hộ tư nhân khai thác cát trái phép với mục đích kinh doanh ngoại trừ một số trường hợp hộ gia đình cá nhân sử dụng phương tiện thô sơ khai thác cát tại các bãi bồi nhỏ ven sông, suối để sử dụng xây dựng, sửa chữa nhà cửa. Khối lượng cát xây dựng cung cấp cho các công trình xây dựng trên địa bàn huyện chủ yếu được thu mua từ Diên Khánh nhưng hiện nay các cơ sở đều đã hết hạn giấy phép, đang trong thời gian làm thủ tục gia hạn.

Bảng 10: Phân bố các sơ sở khai thác cát xây dựng trên các địa bàn.

TT Địa bàn Số cơ

sở

Trữ lượng

cấp phép

(ngàn m3)

Công suất

(ngàn m3/năm)

1 TX. Ninh Hòa 2 57 15

2 Huyện Khánh Vĩnh 2 86,7 20

3 Huyện Khánh Sơn 1 15 5

4 Huyện Vạn Ninh 1 490 98

5 Huyện Cam Lâm 1 13.978 -

Tổng cộng 7 14.626,7 138

Nguồn: Số liệu của Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, Sở TN-MT tỉnh Khánh Hòa và số liệu khảo sát của Viện VLXD.

2.6. Bê tông:

2.6.1. Bê tông thương phẩm:

Bê tông thương phẩm (bê tông tươi): Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng thực tế cho thấy, bê tông thương phẩm mới được sử dụng chủ yếu tại các công trường thi công lớn, chủ yếu là các trạm trộn đi theo công trình, trạm trộn di động. Các trạm trộn bê tông thương phẩm chủ yếu tập trung ở các thị xã, thành phố lớn với khôi lượng lớn các nhà cao tầng hoặc các khu vực có nhiều dự án xây dựng đang được đồng loạt triển khai, như tại TP. Nha Trang, TP. Cam Ranh, Huyện Cam Lâm,…Các công trình xây dựng của các hộ dân, các công trình nhỏ vẫn sử dụng phương pháp trộn tại chỗ. Vì vậy, từ nay đến 2020 cần tiếp tục phát triển các trạm trộn bê tông thương phẩm để thay thế cho việc chế tạo bê tông bằng phương pháp thủ công đơn giản, phân tán, không đảm bảo chất lượng và gây ô nhiễm môi trường như hiện nay.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 59

2.6.2. Bê tông cấu kiện:

Bê tông cấu kiện là hướng phát triển tiên tiến của ngành công nghiệp bê tông và là điều kiện để thực hiện công nghiệp hóa ngành xây dựng. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ bê tông cấu kiện trên tổng sản lượng bê tông được sản xuất rất nhỏ. Trên địa bàn tỉnh chỉ mới có 2 cơ sở sản xuất cột điện, ống cống bê tông ly tâm và cọc bê tông ở TP. Nha Trang, huyện Cam Lâm, chưa có cơ sở nào sản xuất dầm, xà, tấm trần, tấm tường bê tông đúc sẵn.

Bảng 11: Danh sách các cơ sở sản xuất bê tông

TT Tên cơ sở Địa điểm sản xuất CSTK

(m3/năm) SX 2015

(m3)

Cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm 460.000 430.000

1 Cty CPĐT VCN CCN Đắc Lộc, xã Đắc Lộc 2, TP. Nha Trang

80.000 70.000

2 Cty TNHH Tân Thịnh CCN Đắc Lộc, xã Đắc Lộc 2, TP. Nha Trang

50.000 50.000

3 Cty TNHH Thanh Yến CCN Đắc Lộc, xã Đắc Lộc 2, TP. Nha Trang

50.000 50.000

4 Cty TNHH Bê tông Quốc Anh- NT

Phước Hạ, Phước Đồng, TP. Nha Trang

80.000 80.000

5 Cty TNHH Bê tông Thịnh Đức Tiến

Phước Điền, Phước Đồng, TP. Nha Trang

100.000 80.000

6 Cty Cp Bê tông Khánh Hòa

Phước Thượng, Phước Đồng, TP. Nha Trang

100.000 100.000

Cơ sở sản xuất bê tông cấu kiện 25.000 23.000

1 Cty TNHH 71 Thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm

10.000 10.000

2 Cty CP Bê tông ly tâm Điện lực Khánh Hòa

CCN Đắc Lộc, xã Đắc Lộc 2, TP. Nha Trang

15.000 13.000

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh năm 2014, số liệu của Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa và số liệu khảo sát của Viện VLXD.

2.7. Cát thủy tinh

Khánh Hòa có nguồn tài nguyên cát thủy tinh với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, phân bố tại bán đảo Cam Ranh và bờ Tây vịnh Cam Ranh. Hiện đã có 2 doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa (MINEXCO) và Công ty cát Cam Ranh - FICO thuộc Tổng công ty Vật liệu xây dựng số 1 (FICO) đầu tư khai thác, chế biến.

- Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Khánh Hòa (MINEXCCO) được thành lập từ năm 1990 với chức năng ban đầu chủ yếu là khai thác cát silic Cam Ranh và một số khoáng sản khác của tỉnh Khánh Hòa. Công ty đang khai thác, chế biến cát xuất khẩu tại hai mỏ: Thủy Triều 1 và Cam Thành Bắc.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 60

Sản phẩm cát trắng của công ty chủ yếu phục vụ thị trường xuất khẩu. Dưới điều kiện khắt khe của khách hàng, từ ngày thành lập đến nay, công ty đã đầu tư đổi mới công nghệ chế biến. Sản phẩm cát trắng đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan.v.v.. Sản lượng khai thác trung bình trong những năm gần đây của công ty đạt hơn 500.000 tấn/năm, chủ yếu tại mỏ Thủy Triều 1, mỏ Cam Thành Bắc sản lượng trung bình đạt hơn 60.000 tấn/năm.

- Công ty cát Cam Ranh - FICO là đơn vị trực thuộc Tổng công ty VLXD số 1 được cấp phép khai thác khoáng sản theo giấy phép số 268/CNNg-KTM ngày 8/10/1990 của Bộ Công nghiệp nặng (cũ) với trữ lượng mỏ cát trắng Thủy Triều là 13,978 triệu tấn. Nhà máy khai thác, tuyển rửa cát trắng Cam Ranh được xây dựng ngay tại mỏ cát Thủy Triều 2, trên diện tích rộng khoảng 1,5 ha với dây chuyền thiết bị tuyển rửa cát hiện đại. Sản lượng khai thác hàng năm ước đạt 150.000 tấn. Sản phẩm của công ty có hàm lượng SiO2 trung bình đạt 99,95%, là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thủy tinh xây dựng và các loại sản phẩm thủy tinh gia dụng khác. Thị trường chủ yếu của công ty là thị trường trong nước. Hiện nay, công ty đang cung cấp cát nguyên liệu cho nhà máy kính nổi Bình Dương - Viglacera và nhà máy kính nổi VGII, liên doanh giữa NSG và FICO.

Thực hiện Quyết định số 2242/QĐ-UBND ngày 11/9/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị sẽ “hạn chế và đi đến chấm dứt hoàn toàn việc xuất khẩu khoáng sản cát trắng thủy tinh chưa qua chế biến hoặc chỉ ở dạng sơ chế (tuyển rửa) vào cuối năm 2013; không xuất khẩu các loại khoáng sản quan trọng có ý nghĩa chiến lược”. Hiện nay, chỉ còn Công ty cát Cam Ranh – Fico đang tiến hành khai thác cát trắng tại mỏ Thủy Triều để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy kính nội địa.

II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VLXD.

Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng tại các cơ sở sản xuất VLXD trongtoàn tỉnh năm 2015 cho phép đưa ra một số đánh giá về công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, khả năng tiêu thụ và cung ứng cho thị trường, những ảnh hưởng của sản xuất tới môi trường và công tác quản lý nhà nước đối với việc sản xuất VLXD trên địa bàn, cụ thể như sau:

1. Về công nghệ sản xuất VLXD.

Ngành sản xuất VLXD nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung của Khánh Hòa trong giai đoạn vừa qua đã hướng tới đầu tư các công nghệ thiết bị hiện đại, tiên tiến, giảm gây ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, trong sản xuất VLXD hiện tại vẫn tồn tại nhiều cấp công nghệ khác nhau, nhiều cơ sở sản xuất VLXD có trình độ công nghệ cao và tiếp cận được với trình độ của quốc tế. Tuy nhiên, công nghệ lạc hậu vẫn còn tồn tại nhiều như sản xuất gạch nung lò thủ công, sản xuất gạch không nung, khai thác cát ...

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 61

1.1. Sản xuất gạch đất sét nung: Công nghệ sản xuất gạch đất sét nung tập trung ở 3 hoạt động chính: khai thác đất sét, gia công tạo hình gạch mộc và nung gạch.

- Hoạt động khai thác: Chủ yếu dùng máy xúc đào thuỷ lực loại gầu nghịch, dung tích gầu 0,7-1,2m3/gầu. Một số nơi không có mỏ cố định được người dân thu gom đất sét từ các ruộng cải tạo (hạ cao độ mặt ruộng) kết hợp máy xúc với thủ công. Đất sét sau khi khai thác được tập kết về cơ sở sản xuất bằng ôtô, máy kéo, công nông, xe cải tiến ... và được ủ từ 1-2 năm.

- Quá trình tạo hình: Tất cả đều sử dụng công nghệ đùn ép, cắt gạch tự động, vận chuyển gạch và xếp vào kho phơi bằng thủ công, gạch mộc được phơi khô tự nhiên nhờ gió và năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, chất lượng gạch mộc không đồng đều dẫn đến chất lượng gạch sau nung không ổn định. Nguyên nhân là do sản xuất vẫn phân tán theo quy mô hộ gia đình, nguồn nguyên liệu không ổn định, chất lượng không đều nên khi nung gạch kết khối không tốt. Các hộ gia đình sử dụng nhiều loại máy ép tạo hình khác nhau, có nơi dùng máy ép lớn có hút chân không, có nơi dùng máy ép kiểu cũ loại nhỏ không có hút chân không, số lượng và kích thước lỗ đùn ép cũng khác nhau nên chất lượng gạch mộc rất khác nhau. Ngoài ra, trong quá trình tạo hình, phần lớn than được trộn lẫn vào đất sét nhưng cách trộn mỗi nơi một khác. Có nơi rải than lên băng tải và rải lẫn vào đất trên 1 băng tải khác nên than được phân bố khá đều, có nơi rải thủ công trực tiếp vào máy cán cùng với gầu múc sét theo tỷ lệ áng chừng bằng xẻng nên than không đều và thường tập trung 1 số chỗ khi nung tạo ra các vùng nhiệt không đều.

- Quá trình nung: Trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại 3 kiểu lò khác nhau là lò tuynel, lò vòng và lò thủ công. Các kiểu lò khác nhau tạo ra chất lượng gạch sau nung khác nhau, cụ thể là:

+ Các cơ sở gạch ngói nung lò tuy nen, có công nghệ tiên tiến, dây chuyền thiết bị chế biến tạo hình đồng bộ của nước ngoài hoặc của Việt Nam sản xuất. Chất lượng sản phẩm tương đối đồng đều. Năng lực sản xuất gạch nung tuy nen hiện chiếm hơn 50% năng lực sản xuất gạch nung của tỉnh.

+ Lò vòng (Hoffman): có lợi thế là tận dụng được than qua lửa và xỉ nhiệt điện v.v... vừa làm nguyên liệu sản xuất vừa chất đốt nên giảm được nhiên liệu than hóa thạch, đất sét sử dụng, nhưng chất lượng gạch kém ổn định hơn lò tuynel do việc khống chế nhiệt độ các khoang không đều.

+ Lò thủ công là loại hình công nghệ cổ điển, lạc hậu nhất. Loại lò này không kiểm soát được quá trình nung, phụ thuộc vào việc xếp gạch, than lần đầu, chất lượng không đều, ô nhiễm môi trường nặng.

Do vẫn tồn tại 3 công nghệ sản xuất khác nhau như đã nêu trên, nên chủng loại sản phẩm gạch đa dạng, kích thước không chuẩn và chất lượng sản phẩm không cao, không ổn định.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 62

Về kích thước:

Theo TCVN 1450:2009 đối với gạch rỗng đất sét nung, kích thước gạch tiêu chuẩn là: gạch 2 lỗ (6x10,5x22) cm; gạch 4 lỗ (9x9x19) cm và gạch 6 lỗ (10,5x10,5x22) cm nhưng thực tế các cơ sở đều sản xuất gạch cỡ nhỏ hơn: gạch 2 lỗ (4x8x18) cm, 4 lỗ (8x8x18) cm và 6 lỗ (12x8x18) cm.

Về độ bền cơ học:

TCVN 1450:2009 chia gạch ra 5 mác M35, M50, M75, M100 và M125 nhưng hầu như các cơ sở chỉ sản xuất được mác M50 và rất ít mác M75 (cường độ kháng nén phải không nhỏ hơn 7,5 N/mm2 ) đa số các cơ sở chỉ đạt 7,0 - 7,2 N/mm2, cá biệt có nơi chỉ đạt 6,0 - 6,4 N/mm2.

1.2. Sản xuất vật liệu xây không nung: Hiện chỉ có một số cơ sở sản xuất có công nghệ và mức độ cơ giới hoá cao, sản xuất được các loại gạch bê tông có chất lượng và công suất cao. Còn các cơ sở khác sử dụng thiết bị trong nước chế tạo, chưa tiên tiến, sản xuất bán cơ giới công suất khoảng trên 1 triệu viên QTC/năm.

1.3. Sản xuất vật liệu lợp: Trên địa bàn Khánh Hòa hiện tại sản xuất tấm lợp xi măng không amiăng và gia công tấm lợp kim loại là chủ yếu. Ngoài ra một số cơ sở sản xuất gạch tuy nen sản xuất ngói cơ giới hoá. Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường ngày càng giảm, khó cạnh tranh với các loại vật liệu lợp khác nên sản lượng sản xuất của các nhà máy cũng giảm dần, có cơ sở ngừng sản xuất ngói và chuyển sang sản xuất gạch nung hoàn toàn.

1.4. Sản xuất bê tông cấu kiện: Cơ sở sản xuất bê tông cấu kiện quy mô lớn tại Khánh Hòa có dây chuyền tự động hoá cao, sản phẩm đạt chất lượng khá tốt, như sản xuất các loại pa nen, cột điện, ống cống li tâm, đủ cung cấp cho nhu cầu xây dựng của tỉnh.

1.5. Sản xuất gạch lát: Một số cơ sở sản xuất gạch terrazzo, có quy mô nhỏ, chủ yếu sử dụng thiết bị của Trung Quốc hoặc thiết bị trong nước chế tạo, sản xuất cơ giới hoá hoặc bán cơ giới, mức độ cơ giới hoá thấp.

1.6. Khai thác chế biến đá xây dựng: Các cơ sở khai thác chế biến đá xây dựng có quy mô công nghiệp, đã được cấp giấy phép khai thác đều có các thiết bị nghiền sàng đá cơ giới hoá nhập của Nga hoặc của Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn còn các cơ sở khai thác đá xây dựng hộ cá thể, khai thác tận thu thủ công, khai thác chế biến đá chẻ, chế biến đá bằng các thiết bị nghiền nhỏ của Trung Quốc hoặc sản xuất tại địa phương, năng suất nghiền chỉ đạt 4 - 6 m3/h.

1.7. Khai thác, chế biến đá ốp lát: Đối với các mỏ đá tảng lăn, việc khai thác đã được áp dụng các phương tiện cơ giới hóa để bóc tách vận chuyển đá tảng đến nơi chế biến trong khi các mỏ đá gốc đã được các doanh nghiệp đầu tư khai thác theo công nghệ khai thác khấu tầng sử dụng các hệ thiết bị khoan khí nén, tách khối bằng thuốc nổ hoặc bột nở. Trong chế biến đá ốp lát, đá mỹ nghệ, các cơ sở đã đầu tư các dây chuyền chế biến đồng bộ tiên tiến có mức cơ giới

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 63

hóa, tự động hóa cao với các hệ máy cưa, xẻ, đánh bóng nhập ngoại từ Ý, Nhật, Trung Quốc… công suất lớn, phổ biến khoảng 200.000 m2/năm.

2. Về phân bố các cơ sở sản xuất VLXD.

Phân bố các cơ sở sản xuất VLXD tại Khánh Hòa thường gắn với nguồn nguyên liệu sản xuất và nhu cầu phát triển của từng khu vực. Sản xuất gạch lát hè, bê tông, gia công tấm lợp tập trung tại TP. Nha Trang; TP.Cam Ranh, huyện Cam Lâm. Các cơ sở sản xuất gạch nung được sản xuất ở huyện Vạn Ninh, TX. Ninh Hòa, trong đó phần lớn tại TX. Ninh Hòa. Một số huyện còn lại sản xuất VLXD thường quy mô nhỏ và ít chủng loại, nên phải vận chuyển VLXD từ xa đến cung cấp cho thị trường. Phân bố sản xuất các chủng loại VLXD tại các huyện, thị, thành như sau:

- Các cơ sở như sản xuất gạch không nung, gạch tuy nen phân bố tại các huyện, thị nơi có hạ tầng giao thông, khu công nghiệp tập trung và nguồn nguyên liệu thuận lợi. Các cơ sở cũng đã tích cực cải tiến công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Một số cơ sở gần khu dân cư hoặc nằm trong phạm vi nội thị đều đã được yêu cầu ngừng sản xuất.

- Các cơ sở khai thác, chế biến đá xây dựng chủ yếu tập trung ở các nơi có nguồn tài nguyên như TP. Cam Ranh, TX. Ninh Hòa, Cam Lâm, Vạn Ninh và Diên Khánh.

- Các cơ sở khai thác cát xây dựng chủ yếu tập trung ở các huyện có nguồn tài nguyên như TX. Ninh Hòa, Cam Lâm, Vạn Ninh, Khánh Vĩnh và Khánh Sơn.

3. Về thị trường và tình hình cung cầu VLXD.

Trong những năm qua tỉnh đã và đang phấn đấu đầu tư tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Việc đầu tư mạnh mẽ các khu công nghiệp, các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, xây dựng cải tạo và mở rộng cơ sở hạ tầng đô thị; hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp năng lượng, hệ thống thuỷ lợi; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đã tạo điều kiện cho thị trường VLXD trong tỉnh phát triển. Hiện nay trên thị trường của tỉnh sẵn có các chủng loại VLXD từ thông thường đến những sản phẩm VLXD mới và cao cấp, có nhiều tính năng kỹ thuật, tính năng sử dụng với giá cả cũng không chênh lệch lớn so với thị trường lớn như TP.Hồ Chí Minh và một số địa phương lớn khác.

Đối với các chủng loại vật liệu mà tỉnh không tự sản xuất được như: kính xây dựng, sứ vệ sinh,... được cung ứng từ các tỉnh lân cận cũng như từ các nơi khác trên cả nước.

4. Về tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất VLXD.

Sản xuất VLXD tại Khánh Hòa trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc cải thiện môi trường làm việc ở một số doanh nghiệp

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 64

để tăng cường bảo vệ sức khoẻ cho công nhân và giảm ô nhiễm môi trường xung quanh như một số nhà máy gạch tuy nen, các cơ sở sản xuất bê tông, các cơ sở chế biến đá ốp lát... Tuy nhiên, tại các cơ sở sản xuất VLXD thủ công vẫn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái như các lò gạch thủ công, các cơ sở khai thác chế biến cát, một số cơ sở khai thác đá xây dựng công suất nhỏ. Trình độ cơ giới hoá thấp đã gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên và do không làm tốt công tác phục hồi môi trường sinh thái ở những nơi đã khai thác cũng gây ảnh hưỏng xấu đến môi sinh, môi trường và cảnh quan thiên nhiên trong khu vực.

Sản xuất gạch nung bằng lò thủ công với quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, lượng khói có nhiều CO2, NOx, H2S v.v... và bụi thải ra môi trường cũng khá lớn. Khai thác cát trên các tuyến sông cũng có ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào quy mô, thời gian và phương tiện khai thác. Ảnh hưởng gây hậu quả nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng đến giao thông vận tải và các công trình đường thuỷ, đê điều. Hoạt động khai thác cát trái phép của tư nhân có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, vì khai thác tràn lan khai thác cả trong phạm vi luồng tàu, gần các công trình chỉnh trị, công trình báo hiệu, … không theo quy hoạch nên ảnh hưởng đến các công trình bến cảng, kè chỉnh trị, báo hiệu đường sông… gây sạt lở, xói mòn bờ sông, ảnh hưởng đến độ an toàn của đê điều, cầu cống, làm cản trở giao thông đường thuỷ.

Hoạt động vận tải khoáng sản với những xe tải cỡ lớn là nguyên nhân làm hỏng hạ tầng giao thông, đê điều, gây bức xúc trong dân về nguy cơ mất an toàn giao thông.

5. Về công tác quản lý hoạt động sản xuất VLXD.

Công tác quản lý khai thác và sản xuất VLXD của Khánh Hòa trong thời gian qua đã có nhiều tiến bộ đặc biệt là công tác quản lý khai thác tài nguyên làm VLXD. Việc cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản đã thực hiện theo đúng quy trình và các quy định tại các Nghị định của Chính Phủ, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài Nguyên và Môi trường. UBND tỉnh đã phân rõ trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, của chính quyền địa phương (cấp huyện, xã), sự phối hợp với các cơ quan Trung ương trong việc cấp phép. Nhìn chung việc phân cấp cấp giấy phép hoạt động khoáng sản cho UBND cấp tỉnh đã tạo chuyển biến tích cực, hành lang pháp lý đã thông thoáng hơn, thời gian thụ lý hồ sơ cấp giấy phép được rút ngắn. Các Sở, ngành liên quan thực hiện tốt hơn trách nhiệm quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong quá trình lập và triển khai các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực khai thác chế biến khoáng sản và sản xuất VLXD.

Trong thời gian qua, việc tuân thủ quy định Luật Khoáng sản của các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản bước đầu có chuyển biến, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, góp phần giải quyết việc làm cho người

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 65

lao động. Công tác thu phí bảo vệ môi trường tuy mới đi vào thực tiễn nhưng đã được cấp chính quyền địa phương triển khai, thu được kết quả tốt.

Tuy nhiên, vấn đề quản lý sản xuất và khai thác khoáng sản làm VLXD vẫn còn những bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành. Việc quản lý các hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là đất sét sản xuất gạch nung tuy được kiểm tra, thanh tra thường xuyên nhưng vẫn còn hiện tượng khai thác trộm, bừa bãi, nên rất lãng phí tài nguyên. Các doanh nghiệp lớn được cấp phép nhưng lại không khai thác mỏ mà thu gom nguyên liệu trên thị trường dẫn đến tình trạng khai thác trái phép của các đơn vị nhỏ, các hợp tác xã, các hộ cá thể, khai thác không theo quy hoạch gây lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản, gây khó khăn cho công tác quản lý và làm ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.

Các cơ sở sản xuất VLXD có quy mô nhỏ, sản xuất tự phát, công nghệ lạc hậu, (nhiều nhất là trong khai thác cát san lấp), chưa có sự quản lý chặt chẽ của các cấp ngành và các cấp chính quyền ở xã, huyện về sản lượng, chất lượng, giá cả, an toàn lao động cũng như việc thực hiện luật tài nguyên và các quy định về bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, các cơ sở này đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế cho ngân sách và gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp.

Tóm lại, sản xuất VLXD ở Khánh Hòa trong những năm qua về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của xã hội về các mặt như:

+ Sản xuất VLXD đã chuyển biến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công nghệ thiết bị tiên tiến, loại bỏ dần công nghệ lạc hậu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

+ Đáp ứng được nhu cầu một số chủng loại VLXD mà tỉnh có lợi thế sản xuất và đáp ứng được một phần của các chủng loại VLXD khác.

+ Tham gia cung ứng một số chủng loại VLXD cho các tỉnh khác, góp phần mở rộng và phát triển thị trường VLXD trong tỉnh.

+ Giải quyết được việc làm cho hàng nghìn người lao động địa phương.

+ Phát huy và tận dụng được tiềm năng về tài nguyên sẵn có để phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế.

Mặc dù vậy, sản xuất VLXD ở Khánh Hòa vẫn còn tồn tại những hạn chế và bất cập cần được giải quyết. Từ thực tế đó, để phát huy hơn nữa hiệu quả trong sản xuất VLXD và đưa ngành sản xuất VLXD phát triển một cách bền vững, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng tỉnh ngày một phát triển, thì việc quy hoạch sắp xếp lại sản xuất, tăng cường quản lý các hoạt động khai thác và sản xuất VLXD theo đúng quy hoạch; đầu tư thay đổi công nghệ, xoá bỏ công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và phát triển các công nghệ tiên tiến, sản xuất các chủng loại VLXD mới có hàm lượng khoa học và giá trị kinh tế cao, phù

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 66

hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, tránh bị tụt hậu là nhiệm vụ quan trọng của ngành xây dựng tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn tới.

III. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VLXD TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011- 2015.

1. Về năng lực sản xuất các sản phẩm VLXD

Dự kiến theo quy hoạch năng lực sản xuất VLXD đến năm 2015 và thực tế đạt được như bảng sau:

Bảng 12: So sánh năng lực sản xuất VLXD theo quy hoạch và thực tế đạt được

TT Sản phẩm Đơn vị Sản lượng

Năm 2015 (Dự kiến theo QH - 2011)

Năm 2015 (Ước đạt theo thực tế)

1 Xi măng Triệu tấn 1,63 1,305

2 Gạch nung Triệu viên 357 200

3 Gạch không nung

(Quy tiêu chuẩn) Triệu viên

117

87 12

4 Vật liệu lợp Triệu m2 1,355 0,49

5 Đá xây dựng Triệu m3 2,37 1,766

6 Cát xây dựng Triệu m3 1,03 0,756

7 Đá ốp lát Triệu m2 4,6 0,18

8 Cát thủy tinh 1.000 tấn 850 950

9 Gạch lát hè tự chèn 1000 m2 150 -

10 Gạch lát terrazzo 1000 m2 400 -

11 Tấm trần vách ngăn Ngàn m3 45 -

12 Bê tông cấu kiện Ngàn m3 26 23

Từ kết quả trên, ta thấy các loại vật liệu xây dựng sản xuất trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua chưa đạt được sản lượng như dự báo quy hoạch. Nguyên nhân chủ yếu do sự đi xuống của nền kinh tế trong những năm vừa qua làm ảnh hưởng trực tiếp đến ngành xây dựng và sản xuất VLXD. Một số sản phẩm VLXD mới, đã và đang dự kiến phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch trước chưa đạt được kết quả như mong muốn do chưa làm hài lòng thị hiếu tiêu dùng của người dân, giá cả sản xuất ra chưa thực sự cạnh tranh như: gạch không nung, gạch lát bê tông, tấm vách ngăn, ...

+ Xi măng:

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, sản lượng xi măng đến năm 2015 đạt 1,63 triệu tấn. Thực tế đến hết năm 2015, sản lượng xi măng mới đạt khoảng 1,3 triệu tấn. Một số dây chuyền nghiền xi măng mới được lắp đặt và đưa vào hoạt động trong những năm gần đây chưa phát huy hết công suất. Do thị trường xi

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 67

măng dư thừa, lượng tiêu thụ giảm những năm qua và sự cạnh tranh lẫn nhau giữa số lượng lớn các nhà máy sản xuất.

+ Vật liệu xây:

Theo QH - 2011, giai đoạn đến năm 2015, tổng năng lực sản xuất vật liệu xây đạt 561 triệu viên. Trong đó:

- Gạch nung : 357 triệu viên (64%);

- Gạch không nung : 204 triệu viên (36%).

* Gạch nung:

Thực trạng sản xuất gạch nung trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa những năm vừa qua đang đi đúng hướng và thực hiện nghiêm túc QH - 2011. Các cơ sở sản xuất đã đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo QH - 2011, giai đoạn đến năm 2015, tỉnh sẽ đưa vào hoạt động thêm 2 cơ sở sản xuất gạch tuy nen. Thực tế trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, trên toàn tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động 2 cơ sở sản xuất gạch tuy nen với quy mô từ 20 - 30 triệu viên/ năm, năng lực sản xuất hiện tại đạt 87 triệu viên/năm.

Ngày 23/12/2013, UBND tỉnh đã ra Chỉ thị số 22/2013/CT-UBND “về lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công, thủ công cải tiến và lò đứng liên tục; tăng cường sử dụng và phát triển vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”. Đến nay đã dừng hoạt động và tháo dỡ các lò nung gạch thủ công và thủ công cải tiến vi phạm Chỉ thị trên. Tổng công suất thiết kế gạch nung tuy nen là khoảng 50%, còn lại là các loại lò hoffman và lò thủ công. Năng lực sản xuất gạch đất sét nung không đạt so với công suất dự kiến đề ra trong QH- 2011.

* Gạch không nung:

Giai đoạn từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 23 cơ sở sản xuất gạch không nung với quy mô trung bình. Tuy nhiên, các cơ sở không phát huy hết công suất, do thị trường đầu ra còn ít, chủ yếu do thị hiếu người tiêu dùng chưa quen với việc sử dụng sản phẩm gạch không nung trong xây dựng. Chất lượng và giá thành sản phẩm chưa đủ sức thuyết phục người tiêu dùng. Sản lượng gạch không nung đến hết năm 2015 thực tế mới đạt khoảng 12 triệu viên QTC (chỉ đạt khoảng 6% so với tổng sản lượng dự kiến trong QH - 2011).

+ Vật liệu lợp:

- Sản lượng sản xuất ngói nung trên địa bàn tỉnh đang giảm dần, do không cạnh tranh được với các chủng loại vật liệu lợp khác hiện đang phát triển. Nhiều nhà máy sản xuất gạch tuy nen có dây chuyền sản xuất ngói nung chỉ sản xuất cầm chừng hoặc chuyển hẳn sang sản xuất gạch nung 100%.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 68

- Sản lượng vật liệu lợp trên địa bàn tập trung chủ yếu ở các loại sản phẩm như ngói nung và tấm lợp kim loại.

- Sản phẩm tấm lợp kim loại với ưu điểm vượt trội, đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc, mẫu mã, với độ dài bất kỳ phục vụ thi công nhanh chóng các công trình xây dựng, đáp ứng được mọi thị hiếu của người tiêu dùng về các loại tôn múi vuông, tôn múi tròn, tôn giả ngói, tôn mát... sản lượng đã tăng rõ rệt và ngày càng tăng nhanh trong giai đoạn tới.

- Năng lực sản xuất vật liệu lợp của tỉnh hiện tại đạt khoảng gần 0,5 triệu m2/năm, đạt khoảng 40% so với sản lượng dự kiến trong QH - 2011.

+ Cát xây dựng

Theo QH - 2011, có nêu rõ phương hướng phát triển và phương án cụ thể khai thác cát tại Khánh Hòa trong giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2015 - 2020. Nhưng thực tế việc thực hiện quy hoạch, cùng với công tác kiểm tra, giám sát chưa được chặt, thiếu sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành, các cấp chính quyền. Vì vậy, hiện tượng khai thác cát trái phép tại vẫn diễn ra tại các khu vực hạn chế và cấm khai thác ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, tất cả các khu vực xung yếu đối với đất đai, công trình cầu cống, đê điều. Sản lượng cát xây dựng năm 2015 đạt khoảng 70% công suất dự kiến trong QH-2011.

+ Đá xây dựng:

Phương án quy hoạch khai thác đá xây dựng ở tỉnh Khánh Hòa theo QH - 2011 có nêu: “đến năm 2015, năng lực khai thác đá xây dựng ở Khánh Hòa khoảng 2,37 triệu m3/năm“. Nhưng thực tế sản lượng khai thác đá hiện tại của tỉnh những năm qua đã đạt khoảng1,766 triệu m3/năm. So với sản lượng dự kiến QH-2011 chỉ đạt 74%.

+ Bê tông:

- Bê tông là một trong những chủng loại sản phẩm VLXD có nhu cầu rất lớn trong xây dựng. Các địa bàn tỉnh sản xuất được cả bê tông cấu kiện và bê tông thương phẩm. Bê tông cấu kiện tập trung sản xuất các sản phẩm: panen các loại, ống cấp thoát nước, tấm đan, cột điện, cột mốc, cột móng, dải phân cách giao thông, thanh bó vỉa hè... và các cấu kiện khác được sản xuất theo nhu cầu sử dụng. Bê tông thương phẩm phục vụ cung cấp cho việc thi công các công trình nhanh gọn, thuận tiện, các công trình có khối lượng thi công bê tông lớn, có thể sản xuất và cung cấp bê tông với chất lượng cao theo yêu cầu của khách hàng và đảm bảo vệ sinh công nghiệp, môi trường.

Theo QH - 2011, năng lực sản xuất bê tông cấu kiện năm 2015 đạt 26 ngàn m3/năm.

Hiện nay, năng lực sản xuất bê tông cấu kiện thực tế đã đáp ứng được phương án quy hoạch. Tuy nhiên, năng lực sản xuất bê tông thương phẩm trên địa

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 69

bàn tỉnh vẫn còn thấp, chưa đạt 100% phương án đề ra cho giai đoạn này. Lí do chủ yếu do lượng công trình xây dựng với quy mô lớn trên địa bàn tỉnh cần dùng đến bê tông thương phẩm không nhiều.

2. Tổng hợp các công trình VLXD đã được đầu tư trong giai đoạn 2010-2015

Các công trình VLXD dự kiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo phương án quy hoạch đã được phê duyệt đến năm 2015 và thực tế thực hiện như bảng sau:

Bảng 13: Bảng tổng hợp tình hình đầu tư các công trình VLXD của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2010 - 2015

TT Danh mục công trình

Năm đi vào hoạt động

Hiện trạng thực tế

I Chế biến cát thủy tinh SX Sodium silicate 2011-2015 Không thực hiện Khai thác, chế biến cát thủy tinh 2011-2015 Đã nâng công suất 2 cơ sở hiện có

II Khai thác đá khối

Đầu tư TD, KT các mỏ đá ốp lát để đưa vào QH chung của cả nước

2011-2015

1 Tân Dân - Suối Luồng - Suối Hàng (lưu ý QH giao thông và các vị tríphòng thủ quốc phòng)

Công ty đi vào hoạt động

2 Núi Đạn Công ty đi vào hoạt động 3 Diên Tân, Diên Lộc, Suối Tiên và Nam

Suối Tiên Công ty đi vào hoạt động

4 Suối Cát Công ty đi vào hoạt động III Chế biến đá ốp lát

1 SX đá ốp lát nhân tạo 2011-2015 Không thực hiện

2 Đầu tư các nhà máy chế biến Diên Khánh, Vạn Ninh, Cam Lâm

2011-2015 Công ty đi vào hoạt động

IV Vật liệu xây Gạch nung

Chuyển đổi công nghệ 2011-2015 Công suất thiết kế chuyển đổi là 137 triệu viên QTC/năm.

Gạch bê tông Đầu tư sản xuất gạch bloc bê tông 2011-2015

1 CCN Đắc Lộc, TP Nha Trang Công ty đi vào hoạt động 2 CCN VLXD Cam Phước Đông Công ty đi vào hoạt động

3 CCN Ninh Xuân, TX. Ninh Hòa Không thực hiện 4 KCN Vạn Ninh, H. Vạn Ninh Công ty đi vào hoạt động 5 Cụm Ba Bắc, H. Khánh Sơn Công ty đi vào hoạt động

Gạch bê tông nhẹ 2011-2015 6 Đầu tư sản xuất bê tông khí chưng áp

huyện Vạn Ninh Không thực hiện

V Vật liệu lợp

Đầu tư sản xuất ngói màu xi măng - cát

2011-2015 Không thực hiện

VI Đá xây dựng 1 Huyện Diên Khánh 2011-2015 Hiện nay đang khai thác với 100%

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 70

TT Danh mục công trình

Năm đi vào hoạt động

Hiện trạng thực tế

công suất thiết kế. 2 Thị xã Ninh Hòa 2011-2015 Hiện nay đang khai thác với 100%

công suất thiết kế. 3 Huyện Vạn Ninh 2011-2015 Hiện nay đang khai thácvới 100%

công suất thiết kế. 4 TP. Cam Ranh 2011-2015 Hiện nay đang khai thácvới 100%

công suất thiết kế. 5 Huyện Cam Lâm 2011-2015 Hiện nay đang khai thácvới 100%

công suất thiết kế. 6 Huyện Khánh Sơn 2011-2015 Hiện nay đang khai thácvới 100%

công suất thiết kế.

VII Cát xây dựng 1 Đầu tư khai thác các mỏ cát lòng sông

Huyện Diên Khánh 2011-2015 Hiện nay đang khai thác với 100% công suất thiết kế.

Thị xã Ninh Hòa 2011-2015 Hiện nay đang khai thácvới 100% công suất thiết kế.

Huyện Khánh Sơn 2011-2015 Hiện nay đang khai thácvới 100% công suất thiết kế.

Huyện Cam Lâm 2011-2015 Hiện nay đang khai thácvới 100% công suất thiết kế.

Huyện Khánh Vĩnh 2011-2015 Hiện nay đang khai thácvới 100% công suất thiết kế.

2 Đầu tư sản xuất cát nhân tạo Vạn Ninh và Cam Ranh

2011-2015 Không thực hiện

VIII Các loại VLXD khác 1 Bê tông cấu kiện Vạn Ninh, Ninh Hòa 2011-2015 Công ty đi vào hoạt động

2 Gạch lát hè tự chèn 2011-2015 Công ty đi vào hoạt động 3 SX gạch terrazzo 2011-2015 Công ty đi vào hoạt động

4 SX tấm trần và vách sợi 2011-2015 Không thực hiện

So với quy hoạch đã được tỉnh Khánh Hòa phê duyệt năm 2011, một số công trình VLXD dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2011 - 2015 đã không được triển khai thực hiện như sau:

+ Nhà máy chế biến Sodium silicate, tại KCN Bắc Cam Ranh, công suất: 50.000 tấn/năm;

+ Nhà máy sản xuất đá ốp lát nhân tạo cao cấp bao gồm các sản phẩm terastone và brettostone, công suất 1.000.000 m2/năm; Địa điểm dự kiến: Khu công nghiệp Vạn Ninh, huyện Vạn Ninh.

+ Sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu tại thị xã Ninh Hòa.

+ Nhà máy gạch không nung nhẹ tại KCN Vạn Ninh, huyện Vạn Ninh, công suất 100.000 m3/năm.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 71

+ 05 cơ sở sản xuất ngói không nung màu tại các huyện, thị, thành.

+ 02 cơ sở nghiền cát tại huyện Vạn Ninh và TP. Cam Ranh.

+ 03 cơ sở sản xuất tấm xi măng cốt sợi gỗ. Địa điểm tại KCN Ninh Thủy - Thị xã Ninh Hòa; Khu CN Vạn Ninh - Huyện Vạn Ninh; CCN VLXD Cam Phước Đông - TP. Cam Ranh.

Một số trong các công trình nêu trên sẽ có thể tiếp tục được quy hoạch phát triển và triển khai trong giai đoạn đến năm 2020.

IV. DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2020

1. Xu hướng phát triển thị trường VLXD tỉnh Khánh Hòa.

Ngoài các loại VLXD thông thường hiện nay, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, xu hướng nghiên cứu sản xuất và sử dụng một số VLXD mới trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng là các loại vật liệu xây dựng nhẹ, cách âm, cách nhiệt, có độ bền cao, vật liệu chất dẻo nano, vật liệu trang trí bằng kim loại hoặc hợp kim có khả năng chống cháy, sơn xây dựng có nhiều công năng không độc hại, gạch lát có kích thước lớn, hoa văn gần với các loại đá thiên nhiên, bê tông dự ứng lực, sử dụng giằng lưới không gian khẩu độ lớn, kết cấu thép thành mỏng, kết cấu màng, giằng treo để tiết kiệm không gian; kết cấu bê tông cốt thép vỏ mỏng phổ biến hơn v.v... vật liệu hỗn hợp gốc kim loại, gốc gốm hay gốc thủy tinh cùng sợi fíp tạo ra vật liệu xây dựng có tính năng chịu nhiệt độ cao, giá rẻ và có khả năng tái sinh. Trong bối cảnh đó sẽ có nhiều chủng loại VLXD mới xuất hiện trên thị trường cả nước cũng như ở Khánh Hòa.

Đối với ngành sản xuất VLXD ở Khánh Hòa, một số chủng loại VLXD đã và sẽ là thế mạnh của tỉnh như sản xuất xi măng, khai thác chế biến đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng, sản xuất gạch ngói nung và không nung, tấm lợp. Dự báo từ nay đến năm 2020, nhu cầu VLXD của tỉnh và một số tỉnh lân cận sẽ tăng nhanh về khối lượng, đa dạng, phong phú về chủng loại đáp ứng cho yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Sản xuất VLXD Khánh Hòa sẽ có nhiều điều kiện phát triển nhanh, bởi một số yếu tố chính như sau:

- Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, tỷ lệ đô thị ở Khánh Hòa sẽ tăng lên đến 79%, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng từ 74 nghìn tỷ đồng năm 2015 lên 128,9 nghìn tỷ đồng năm 2020; với tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm ước đạt 215 ngàn tỷ đồng giai đoạn 2016 - 2020. Song song với đó là nhu cầu phát triển xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng (các công trình giao thông đường bộ, cầu cống, thuỷ lợi; các cụm, khu công nghiệp, khu kinh tế); xây dựng mới và nâng cấp các đô thị và xây dựng nhà ở của nhân dân trên toàn tỉnh.

- Khánh Hòa là tỉnh giáp biển, có yếu tố kinh tế biển, giao thương với nước ngoài thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa đặc biệt là VLXD. Mặt khác huyện đảo Trường Sa có vị trí đặc biệt quan trọng trong tỉnh cũng như cả nước về kinh tế và quốc phòng an ninh, đặt ra yêu cầu cấp thiết cung cấp VLXD

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 72

đáp ứng điều kiện về khí hậu biển. Ngoài ra, Khánh Hòa lại tiếp giáp với khu vực Tây Nguyên, những tỉnh sản xuất VLXD chưa phát triển nên đã có hệ thống cung cấp VLXD chính cho một số tỉnh này. Cùng với nhu cầu ngày càng tăng của cả vùng do vậy đây cũng là vùng thị trường chính cho việc tiêu thụ VLXD của tỉnh.

- Nhu cầu xây dựng khách sạn, các khu du lịch, vui chơi giải trí... trên địa bàn tỉnh và lân cận sẽ mang lại một thị trường tiêu thụ và sản xuất VLXD thông thường mà còn thúc đẩy phát triển các sản phẩm VLXD cao cấp hơn, chất lượng hơn và có các chỉ tiêu, tính năng sử dụng và hiệu quả kinh tế.

- Một số chủ trương lớn đã và đang triển khai về kích cầu trong sản xuất và tiêu dùng đặc biệt trong lĩnh vực VLXD sẽ giúp người dân có nhiều điều kiện cải tạo và xây mới nhà ở của nhân dân, thúc đẩy thị trường VLXD của tỉnh sôi động hơn.

- Trong thời gian tới các chính sách vĩ mô và các giải pháp cụ thể từ trung ương và địa phương để cụ thể hóa chương trình phát triển gạch không nung thay thế gạch nung cũng sẽ có tác động lớn làm thay đổi trong sản xuất và sử dụng vật liệu xây ở Khánh Hòa cũng như các tỉnh khác phát triển trong giai đoạn tới.

- Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới tạo điều kiện cho việc xuất khẩu một số chủng loại mà tỉnh có thế mạnh như: Đá ốp lát, khoáng sản,...

- Ngoài các loại VLXD thông thường trên thị trường hiện nay, từ nay đến năm 2020, sản xuất và sử dụng một số VLXD mới trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng sẽ có xu hướng đưa ra các loại VLXD nhẹ, có độ bền cao, vật liệu thông minh có nhiều tính năng ưu việt đáp ứng được nhu cầu về độ bền, thẩm mỹ và tiện ích khi sử dụng, giúp tiết kiệm không gian và có khả năng tái sinh. Thị trường ở các đô thị và khu công nghiệp sẽ đòi hỏi các chủng loại VLXD chất lượng cao, đặc biệt là vật liệu trang trí hoàn thiện, vật liệu nhẹ, vật liệu kim loại và hợp kim để chế tạo kết cấu không gian lớn.

Dự kiến khả năng phát triển các chủng loại VLXD từ nay đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh như sau:

- Xi măng: Giai đoạn từ nay đến 2020 khả năng nguồn cung xi măng trong nước sẽ cao hơn so với nhu cầu nội địa, tạo ra sự dư thừa về xi măng đòi hỏi các doanh nghiệp xi măng tìm kiếm thị trường xuất khẩu và đề xuất với chính phủ để tăng khối lượng tiêu thụ. Sản xuất xi măng ở Khánh Hòa là trạm nghiền xi măng cần tiếp tục duy trì công suất xi măng như hiện tại để phù hợp với nhu cầu thị trường và nguồn nguyên liệu sản xuất.

- Vật liệu xây: Đối với gạch xây đất sét nung, không phát triển sản xuất các lò hoffman theo đúng lộ trình tại Chỉ thị số 22/2013/CT-UBND ngày 23/12/2013, mà tập trung phát huy hết công suất tuy nen hiện có và giảm tỷ lệ, tiến tới xóa bỏ và cấm sản xuất các loại hình lò gạch thủ công, lò thủ công cải tiến. Bên cạnh đó tỉnh cần có chính sách phát triển sản xuất và tuyên truyền,

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 73

khuyến khích sử dụng gạch không nung tận dụng những lợi thế nguồn nguyên liệu sản xuất (đá mạt, cát) thì việc đầu tư phát triển tăng tỷ lệ gạch không nung là cần thiết. Đây là một chủng loại cần được quan tâm với nhiều ưu điểm: giá thành sản phẩm phải chăng, cường độ cao,… nên có thể sử dụng ở những công trình có chất lượng cao.

Sản phẩm bê tông bọt có thể sử dụng làm gạch xây và tấm tường lắp ghép. Ở Việt Nam viên gạch xây này bắt đầu được sử dụng từ những năm của thập kỷ 80 và từ đó luôn được phát triển, nhất là trong những năm gần đây.

- Vật liệu lợp: Công suất sản xuất các loại tấm lợp trong tỉnh hiện nay đủ đáp ứng nhu cầu nội tỉnh và sản lượng hiện tại cũng chỉ theo nhu cầu thị trường tại từng thời điểm. Chính vì vậy đối với vật liệu lợp trong tỉnh chỉ nên ổn định sản xuất và đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm ở các cơ sở hiện có. Tuy nhiên, do nhu cầu về vật liệu lợp trang trí và sử dụng cho các công trình xây dựng ở các đô thị trong và ngoài tỉnh thì việc đầu tư sản xuất ngói màu cao cấp, tấm lợp kim loại, tấm lợp PVA có thể đầu tư phát triển.

- Đá ốp lát: Là nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm trang trí, hoàn thiện công trình xây dựng đòi hỏi tính thẩm mỹ cao. Đây là chủng loại mà Khánh Hòa đang có nhiều lợi thế cạnh tranh. Việc phát triển sản xuất các sản phẩm đi từ đá ốp lát phục vụ nhu cầu xây dựng nội tỉnh và là nguồn lực xuất khẩu. Hiện tại cũng như trong tương lai, nhu cầu sử dụng các loại vật liệu trang trí, mỹ nghệ cho xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất của các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, nhà nghỉ, khách sạn.vv.. sẽ tăng cao cả về sản lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm VLXD được sản xuất từ đá ốp lát sẽ được sản xuất trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới sẽ là các loại đá ốp lát tự nhiên, các sản phẩm mỹ nghệ trang trí.v.v..

- Đá xây dựng: Các cơ sở khai thác đá xây dựng trong thời gian tới cũng tập trung phát huy công suất hiện có để phục vụ nhu cầu trong tỉnh. Các cơ sở cần chú trọng công tác khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường.

- Cát xây dựng: Cát xây dựng ở Khánh Hòa hiện nay đang được khai thác ở các lòng sông. Cát sông có kích thước hạt lớn, chất lượng tốt được sử dụng làm cát bê tông, xây, trát phục vụ nhu cầu trong tỉnh. Tuy nhiên nếu khai thác nhiều, không có quy hoạch sẽ ảnh hưởng tới dòng chảy, đất đai và môi trường. Chính vì vậy, việc phát triển khai thác cát ở Khánh Hòa chỉ có mức độ, chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong tỉnh.

- Sản xuất bê tông: Nhu cầu bê tông thương phẩm và cấu kiện trong thời gian tới ở tỉnh và khu vực lân cận sẽ ngày càng tăng để phục vụ nhu cầu xây dựng cầu đường, các khu đô thị, công nghiệp, kiên cố hóa kênh mương thủy lợi, đê điều. Ngoài bê tông thương phẩm thì các chủng loại bê tông bọt, nhẹ, bê tông chất lượng cao sẽ có nhiều cơ hội để phát triển để phục vụ xây dựng trên địa bàn.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 74

- Vật liệu lát hè: Định hướng phát triển các khu đô thị trong các giai đoạn tới đòi hỏi đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, trong đó có nhu cầu xây dựng hè phố, vì vậy nhu cầu gạch lát vỉa hè sẽ tăng nhanh. Trong những năm tới các loại gạch lát bê tông (con sâu), gạch lát bê tông màu, gạch terrazzo chất lượng cao, sản xuất trên các dây chuyền thiết bị tiên tiến sẽ được sử dụng nhiều hơn và phổ biến hơn ở Khánh Hòa. Vì vậy, có thể đầu tư phát triển các loại vật liệu lát hè để đáp ứng cho xây dựng đô thị của tỉnh và cung cấp cho các tỉnh lân cận, xuất khẩu.

- Các loại vật liệu khác: Căn cứ khả năng sản xuất VLXD hiện tại của tỉnh, tình hình thị trường VLXD của cả nước hiện nay cũng như tỉnh có lợi thế về vị trí địa lý thì có thể xem xét phát triển một số chủng loại VLXD như: đá ốp lát, ván nhân tạo, sơn xây dựng các loại, phụ gia hóa phẩm xây dựng,...

Như vậy, ngoài các loại vật liệu trong tỉnh có khả năng sản xuất nêu trên, một số chủng loại do nhu cầu thị trường cũng sẽ được cung ứng từ các tỉnh khác về như: Một số loại vật liệu hoàn thiện cao cấp, vật liệu hợp kim nhôm, kính xây dựng, sứ vệ sinh, đá ốp lát nhân tạo v.v... Điều đó càng thúc đẩy cho thị trường cung cầu VLXD có tính cạnh tranh và thúc đẩy quá trình sản xuất đảm bảo phát triển tốt hơn. Đây cũng là một xu thế tất yếu khách quan của cơ chế thị trường. Qua đó các doanh nghiệp sản xuất VLXD trên địa bàn cần có chiến lược sản xuất kinh doanh tốt, nắm bắt kịp thời những xu thế để có định hướng đầu tư sản xuất đạt hiệu quả kinh tế.

2. Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ sản xuất VLXD của khu vực và cả nước tác động đến sự phát triển một số lĩnh vực VLXD của tỉnh.

Trong những năm qua ngành công nghiệp sản xuất VLXD nước ta đã có những đổi mới mạnh mẽ về công nghệ, trong đó có một phần không nhỏ nhập khẩu từ các nước tiên tiến.Trong tương lai ngành công nghiệp VLXD sẽ còn tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh hơn nữa.Định hướng phát triển khoa học, công nghệ sản xuất VLXD đã được nêu rõ trong “Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” và “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD ở Việt Nam đến năm 2020”. Dự báo về công nghệ sản xuất một số chủng loại VLXD có tác động đến các loại VLXD có điều kiện phát triển trên địa bàn Khánh Hòa như sau:

2.1. Vật liệu xây.

2.1.1. Đối với sản xuất gạch nung:

- Về công nghệ: Công nghệ sản xuất gạch đất sét nung sẽ đi theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm chi phí đầu tư, giảm ô nhiễm môi trường. Việc lựa chọn công nghệ tiên tiến tuy nen là hợp lý vì đây có thể xem là công nghệ sạch, có định mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu thấp, tận thu được các nguồn năng lượng (mặt trời, nhiệt thải) và chất thải cao nhất, mức độ cơ giới hoá, năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, giảm thiểu

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 75

ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Đồng thời với nghiên cứu thay thế nhiên liệu than sử dụng để nung gạch bằng các loại nhiên liệu là phế thải nông nghiệp.

- Về sản phẩm: Phát triển gạch nung chất lượng cao do đất sét sẽ dần cạn kiệt, vì vậy không thể sử dụng đất sét để sản xuất những loại gạch xây thông thường, chất lượng thấp. Trong tương lai chỉ dành để sản xuất gạch nung chất lượng cao có giá trị kinh tế và hàm lượng khoa học kỹ thuật cao như các sản phẩm ốp lát bằng đất sét nung, các loại gạch xây không trát.

2.1.2. Đối với sản xuất vật liệu xây không nung:

- Về tỷ lệ vật liệu xây không nung trong cơ cấu vật liệu xây: Hiện nay tỷ lệ gạch không nung trong cơ cấu vật liệu xây còn rất thấp (khoảng 8%). Cùng với luật khoáng sản đã được ban hành, nếu Nhà nước thực hiện chính sách tăng thuế sử dụng tài nguyên đất và yêu cầu người sử dụng phải có biện pháp hoàn trả lại mặt bằng sau khi khai thác đất để sử dụng vào mục đích xây dựng khác (như các nước đã thực hiện) sẽ làm cho giá thành sản xuất và giá bán gạch đất sét nung tăng lên, khi đó gạch bloc sẽ có cơ hội phát triển sản xuất và sẽ cạnh tranh được về giá với gạch nung. Theo Quy hoạch tổng thể VLXD Việt Nam đến năm 2020 và Quyết định 567/QĐ-Ttg ngày 28 tháng 4 năm 2010, dự báo trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tỷ trọng gạch không nung trong cơ cấu vật liệu xây trong nước sẽ ngày càng tăng có thể đạt tỷ lệ 30 - 40% vào năm 2020 so với sản lượng vật liệu xây nói chung.

- Về quy mô và công nghệ sản xuất:

o Sản phẩm gạch bê tông: Đối với các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung sẽ đầu tư các cơ sở có công suất lớn: 10, 15, 20, 40 triệu viên/năm. Các đô thị vừa và nhỏ và các vùng dân cư tập trung có thể đầu tư các cơ sở có công suất 5 - 10 triệu viên/năm, ở những khu vực có nhu cầu vật liệu xây thấp, không tập trung sẽ đầu tư các cơ sở sản xuất gạch bê tông với quy mô nhỏ, công suất 5 triệu viên/năm, sản xuất cố định hoặc di động.

Hiện nay thiết bị sản xuất gạch bê tông chủ yếu do trong nước chế tạo, từ 7 - 20 triệu viên/năm (quy ra gạch tiêu chuẩn) để dần dần thay thế các thiết bị nhập ngoại nhằm giảm vốn đầu tư cho xây dựng công trình và hạ giá thành sản phẩm.

o Sản phẩm gạch bê tông khí chưng áp: theo giới thiệu của các hãng hệ thiết bị sản xuất bê tông khí chưng áp có quy mô công suất từ 30.000 m3/năm đến 500.000 m3/năm, trong điều kiện Việt Nam nên chọn dây chuyền công suất từ 50.000 m3/năm đến 200.000 m3/năm, tuỳ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ, nguồn nguyên liệu trong khu vực và năng lực của nhà đầu tư; trên cơ sở quy mô dây chuyền có thể nâng công suất nhà máy khi có điều kiện.

o Sản phẩm bê tông bọt: so với bê tông khí chưng áp, suất đầu tư cho dây chuyền công nghệ có mức thấp hơn, hệ thống thiết bị đã được chế tạo trong

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 76

nước. Các cơ sở sản xuất bê tông bọt tại Việt Nam hiện nay thường có công suất từ 5.000 m3/năm đến 10.000 m3/năm. Quy mô sản xuất thích hợp với các cụm đô thị vừa và nhỏ, khu tập trung dân cư là 10.000 m3/năm/1ca làm việc, làm việc 2 ca/ngày, tương ứng với công suất sản xuất 10 triệu viên gạch quy tiêu chuẩn.

2.2. Vật liệu lợp:

Định hướng sản xuất và sử dụng đa dạng các loại tấm lợp kim loại; vật liệu lợp compozit: tấm nhựa, sợi không amiăng. Sản phẩm đi theo hướng vật liệu giảm tiếng ồn, cách nhiệt, chống nóng. Ngoài ra tiếp tục phát triển sản phẩm ngói nung truyền thống. Nghiên cứu sản xuất các loại ngói tráng men, ngói trang trí chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phát triển các loại ngói không nung xi măng - cát và các loại tấm lợp khác đáp ứng nhu cầu vật liệu lợp ngày càng đa dạng ở các khu vực đô thị, nông thôn, vùng hay bị lụt.

2.3. Đá xây dựng:

Công nghệ khai thác chủ yếu là: Khai thác khấu suốt theo lớp xiên trình tự từ trên xuống; khai thác theo phương pháp cắt tầng lớn và có thể kết hợp cả hai phương pháp nêu trên, tuỳ thuộc vào mức đầu tư và trình độ công nghệ khai thác của mỗi nước. Đá sau khi khoan nổ mìn được bốc xúc, vận tải vào máy đập sàng phân loại sản phẩm. Một số nước có công nghệ khai thác đá xây dựng phát triển mức độ cơ giới hoá và tự động hoá tương đối cao như: Thái Lan, Indonesia, Malaysiavới trang thiết bị hiện đại, lực lượng lao động hầu như đã qua đào tạo. Công nghệ khai thác đá xây dựng vẫn theo phương pháp khoan nổ mìn, bốc xúc vận chuyển đưa vào thiết bị đập sàng (chủ yếu là loại đập sàng một cấp), quy mô khai thác thông thường với công suất >100.000 m3 đá/năm.

2.4. Khai thác đá khối:

Trong khai thác phải kết hợp với bảo vệ môi trường, hạn chế nổ mìn. Loại bỏ dần phương pháp khai thác cổ điển vì đá thành phẩm có nhiều vết nứt trong khai thác làm giảm độ bền cơ học cũng như làm giảm độ thu hồi khi gia công cưa, cắt, lượng chất thải cao trong quá trình khai thác; nhiều sự cố trong khai thác, tai nạn… Áp dụng phương pháp khai thác lộ thiên theo từng lớp, cắt đá bằng cưa xích, máy cắt bằng dây kim cương, sau đó tách khối đá lớn ra khỏi mỏ bằng việc sử dụng cân thuỷ lực. Để cắt khối đá lớn thành các khối đá nhỏ dùng máy cưa, máy cắt bằng dây kim cương… Đến năm 2020 tiếp tục đổi mới công nghệ khai thác, hạn chế và tận thu sản phẩm phế thải, tăng tỷ trọng thiết bị chế tạo thiết bị trong nước, đưa công nghệ khai thác của nước ta ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực.

2.5. Cát xây dựng:

Đối với khai thác, chế biến cát tự nhiên: Có hệ thống xử lý để giảm hàm lượng bùn, bụi, sét trong những loại cát có lẫn nhiều sét; phế thải sinh ra trong

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 77

quá trình xử lý phải được thu gom, tồn chứa đúng kỹ thuật hoặc tái sử dụng; phải có bãi chứa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo nồng độ phát tán bụi theo yêu cầu của các tiêu chuẩn tại bãi chứa khi bảo quản và vận chuyển.

Đối với chế biến cát nghiền: Dây chuyền công nghệ sản xuất cát nghiền phải tiên tiến, đồng bộ, bao gồm các thiết bị gia công, sàng, vận chuyển và các thiết bị xử lý môi trường.

2.6. Chế biến cát thủy tinh:

Tùy thuộc chất lượng cát nguyên khai, những tạp chất có tại mỏ, yêu cầu chất lượng cát cho sản phẩm kính để đầu tư chế biến nâng cao chất lượng cát đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kính xây dựng và yêu cầu của khách hàng. Đối với các mỏ cát trắng cần áp dụng những công nghệ chế biến làm giàu cát phù hợp với chất lượng cát như sau:

- Sàng Rửa Sấy khô Sản phẩm

- Sàng Rửa Tuyển nổi Sấy khô Sản phẩm

- Sàng rửa Tuyển nổi Tuyển từ Sấy khô Sản phẩm

Về lâu dài đối với một số mỏ cát có chất lượng cao có thể áp dụng phương pháp tuyển cát bằng phương pháp hóa học để thu được cát có hàm lượng sắt thấp nhất có thể làm nguyên liệu cho sản xuất các loại thủy tinh cao cấp như pha lê, thủy tinh quang học.

Về công nghệ sản xuất VLXD, trong giai đoạn gần đây đã có một số thay đổi, dự báo sau năm 2020 sẽ tiếp tục có một số thay đổi như sau:

- Trình độ công nghệ sản xuất VLXD sẽ có những bước tiến nhưng không lớn vì sự xuất hiện của các dây chuyền công nghệ Trung Quốc giá thành thấp, tạo sự đan xen về công nghệ sản xuất. Số công nghệ lạc hậu sẽ giảm, đặc biệt các cơ sở có sức cạnh tranh kém do chất lượng sản phẩm thấp, năng suất lao động kém. Đến năm 2020, các loại hình công nghệ sẽ được đầu tư với mức độ tự động hoá, tin học hoá ngày càng cao. Thời gian hoạt động của thiết bị sẽ kéo dài hơn làm tăng hiệu quả sử dụng.

- Sự chuyển biến trong việc sử dụng năng lượng (giảm tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm, việc sử dụng năng lượng từ các nguồn phế thải công nghiệp) góp phần giảm giá thành sản phẩm, giảm suất đầu tư. Đầu tư chế biến nguyên liệu sẽ đạt tới trình độ cao. Nguồn nguyên liệu chất lượng cao sẽ ngày càng khan hiếm hơn, vì vậy việc sử dụng nguyên liệu chất lượng thấp, được chế biến, phối trộn sẽ là hướng chủ đạo trong công nghệ sản xuất VLXD. Đến năm 2020, định mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng bắt buộc phải giảm đối với tất cả các sản phẩm VLXD do phải cạnh tranh với nhau ngày càng quyết liệt. Chất lượng sản phẩm đạt ở mức hoàn thiện cao và sẽ xuất hiện nhiều sản phẩm mới, công nghệ mới.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 78

- Việc đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất VLXD sẽ làm tăng chi phí đầu tư ban đầu và chi phí trong sản xuất (để xử lý ô nhiễm do sản xuất mang lại). Các phế thải công nghiệp sẽ sử dụng ngày càng nhiều làm nguyên liệu sản xuất một số loại VLXD, góp phần bảo vệ môi trường; tuy nhiên cũng làm tăng chi phí đầu tư so với việc sử dụng các nguyên liệu truyền thống. Công nghệ được áp dụng theo hướng bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến, sản xuất sản phẩm và sẽ sử dụng tối đa phần phát thải của ngành VLXD cho công nghiệp khác.

- Công nghệ hoàn thiện sản phẩm sẽ được chú trọng phát triển, làm tăng chất lượng sản phẩm; các sản phẩm được làm ra đa dạng hơn, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng làm tăng giá trị sản phẩm/đơn vị khối lượng.

- Các hình thức sở hữu khác nhau xuất hiện với năng lực tài chính khác nhau sẽ dẫn tới tình hình đầu tư khác nhau.

- Sự thay đổi về tư vấn (đội ngũ tư vấn sẽ ngày càng được nâng cao về kiến thức, trình độ) sẽ giúp cho việc tổ chức lại sản xuất tại các cơ sở, nâng cao được chất lượng sản phẩm và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân vận hành sản xuất sẽ có trình độ cao hơn, làm chủ được các công nghệ sẽ đem lại hiệu quả trong sản xuất cao hơn.

V. DỰ BÁO NHU CẦU VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐẾN NĂM 2020

Dự báo nhu cầu VLXD trong từng giai đoạn quy hoạch là một nội dung cơ bản và quan trọng của dự án quy hoạch phát triển VLXD. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khánh Hòa đến năm 2020 thì mục tiêu chính là phấn đấu để Khánh Hòa trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại. Như vậy, để phục vụ nhu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới sẽ đòi hỏi một khối lượng VLXD lớn đáp ứng nhu cầu xây dựng. Công tác dự báo nhu cầu VLXD giúp cho các nhà quản lý, nhà đầu tư xem xét để làm căn cứ và kế hoạch phát triển sản xuất đối với các chủng loại VLXD mà trên địa bàn có khả năng đáp ứng, xác định nhu cầu những chủng loại VLXD chủ yếu như: Xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, gạch xây, đá, cát xây dựng, kính xây dựng. Đối với một số chủng loại khác trên cơ sở đánh giá thị trường trong và ngoài tỉnh từ đó sẽ có những định hướng phát triển kết hợp với ưu thế về nguồn nguyên liệu sản xuất.

Ngoài ra, để dự báo nhu cầu VLXD tỉnh Khánh Hòa cần căn cứ vào nhu

cầu VLXD trong vùng NamTrung bộ và cả nước để so sánh, lựa chọn kết quả dự

báo phù hợp và khả thi nhất.

Căn cứ vào thực tế các số liệu đã được điều tra, việc xác định nhu cầu VLXD cho Khánh Hòa sẽ được dự báo theo 4 phương pháp chủ yếu sau:

- Dự báo theo vốn đầu tư toàn xã hội

- Dự báo theo tiêu thụ bình quân đầu người.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 79

- Dự báo nhu cầu VLXD theo GDP.

- Dự báo từ tính toán nhu cầu trực tiếp.

Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, phương pháp nào cũng dựa trên mối quan hệ giữa nhu cầu tiêu thụ với các yếu tố kinh tế ảnh hưởng ở từng giai đoạn. Vì vậy dự báo nhu cầu VLXD được sử dụng sẽ là kết quả tổng hợp từ các dự báo trên. Để dự báo nhu cầu VLXD có độ tin cậy cao hơn, các kết quả dự báo được gửi xin ý kiến của các chuyên gia, đặc biệt là các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực xây dựng và VLXD, có nhiều kinh nghiệm để tổng hợp phân tích và lượng hoá về các chỉ tiêu phát triển nhằm làm đúng dần các kết quả nghiên cứu.

* Các căn cứ chính để xây dựng dự báo.

Một số căn cứ chính đã được sử dụng để xây dựng dự báo nhu cầu VLXD ở Khánh Hòa đến năm 2020 gồm:

- Các số liệu dự báo về một số chỉ tiêu kinh tế xã hội đến năm 2020 theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.

- Các số liệu về dân số và vốn đầu tư đến 2015 theo số liệu của Cục Thống kê Khánh Hòa và Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Các số liệu về sản lượng VLXD ở Khánh Hòa trong những năm gần đây.

- Số liệu tiêu thụ VLXD nội tỉnh Khánh Hòa năm 2010 - 2015

- Các số liệu về bình quân VLXD trên đầu người ở các tỉnh lân cận thuộc vùng NamTrung bộ đến năm 2020 (Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận,...) và bình quân cả nước.

1. Dự báo nhu cầu VLXD theo vốn đầu tư toàn xã hội.

1.1. Nội dung phương pháp.

Đây là phương pháp dự báo có cơ sở khoa học dựa trên quan hệ giữa nhu cầu tiêu thụ VLXD và vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm. Tuy nhiên phương pháp dự báo này cũng có những hạn chế nhất định, nó phụ thuộc vào một số các điều kiện chính sau:

- Độ chính xác của các dự báo về phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020;

- Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng số vốn đầu tư xã hội ở từng năm, từng giai đoạn phát triển khác nhau, nên việc dự báo định mức tiêu thụ VLXD trên một đơn vị đồng vốn đầu tư toàn xã hội trong các giai đoạn tới cũng chỉ là những ước tính theo thống kê trong một số năm gần nhau.

1.2. Kết quả dự báo

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 80

Vốn đầu tư toàn xã hội năm 2015 của tỉnh đạt 27.541 tỷ đồng, căn cứ vào số liệu thống kê thì sản lượng tiêu thụ VLXD trên 1 tỷ đồng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2015 của tỉnh là:

Bảng 14: Mức tiêu thụ VLXD cho 1 tỷ đồng vốn đầu tư toàn xã hội

TT Loại VLXD Đơn vị tính Khối lượng

1 Xi măng Tấn 47

2 Vật liệu xây 1000 viên 8

3 Vật liệu lợp m 2 62

4 Đá xây dựng m3 64

5 Cát xây dựng m 3 27

6 Vật liệu ốp lát m2 131

7 Sứ vệ sinh sản phẩm 7

8 Kính xây dựng m2 45

Theo Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, căn cứ vào dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2015 - 2020 là 215.000 tỷ đồng nên dự kiến tổng vốn đầu tư toàn xã hội ở năm mốc 2020 là 43.000 tỷ đồng. Dự báo nhu cầu VLXD đến năm 2020 theo vốn đầu tư toàn xã hội ở Khánh Hòa như sau:

Bảng 15: Dự báo nhu cầu VLXD theo tổng vốn đầu tư toàn xã hội

TT Loại VLXD Đơn vị tính Năm 2020

1 Xi măng Triệu tấn 2,04

2 Vật liệu xây Tỷ viên 0,33

3 Vật liệu lợp Triệu m2 2,69

4 Đá xây dựng Triệu m3 2,76

5 Cát xây dựng Triệu m3 1,18

6 Vật liệu ốp lát Triệu m2 5,64

7 Sứ vệ sinh Triệu SP 0,30

8 Kính xây dựng Triệu m2 1,94

2. Dự báo nhu cầu VLXD theo tiêu thụ bình quân đầu người

2.1. Nội dung phương pháp.

Đây là phương pháp tính toán trên cơ sở mức tiêu thụ VLXD bình quân đầu người trong những năm đã qua, để dự báo cho những giai đoạn tới có so sánh với bình quân tiêu thụ VLXD theo đầu người của cả nước và bình quân tiêu thụ VLXD theo đầu người ở một tỉnh lân cận trong vùng.

2.2. Kết quả dự báo

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 81

Dự báo này căn cứ vào dự báo mức tiêu thụ bình quân đầu người của cả nước theo quy hoạch Tổng thể phát triển VLXD ở Việt Nam đến năm 2020 và bình quân đầu người về VLXD theo các quy hoạch phát triển VLXD mới được lập ở một số tỉnh lân cận như: Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận với cả nước đến năm 2020.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 thì mục tiêu là phấn đấu trở thành tỉnh kinh tế phát triển cao của vùng Nam Trung bộ và cả nước. Căn cứ vào thực tế tiêu thụ các chủng loại VLXD cho phát triển kinh tế - xã hội ở Khánh Hòa, căn cứ vào tốc độ xây dựng, điều kiện vị trí địa lý, kinh tế xã hội từng vùng, có thể dự báo bình quân tiêu thụ VLXD theo đầu người ở Khánh Hòa đến năm 2020 như sau:

Bảng 16: Dự báo tiêu thụ VLXD bình quân đầu người của cả nước và các tỉnh Bình Định, Ninh Thuận đến năm 2020.

TT VLXD Đơn vị Năm 2020

Cả nước Phú Yên Bình Định Ninh

Thuận Khánh

Hòa

1 Xi măng kg/người 963 960 960 1,500 1096

2 Vật liệu xây viên/người 311 440 450 700 475

3 Vật liệu lợp m2/người 1,1 2,3 2,35 2,7 2,11

4 Đá xây dựng m3/người 1,87 2,1 2,2 2,5 2,17

5 Cát xây dựng m3/người 1,35 1,85 1,8 1,7 1,68

6 Vật liệu ốp lát m2/người 4,9 4,1 4,1 3 4,03

7 Sứ vệ sinh SP/người 0,21 0,2 0,2 0,2 0,20

8 Kính xây dựng m2/người 1,10 2 2 1 1,53

Nguồn: - Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020 - Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Phú Yên đến năm 2020 . - Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Bình Định đến năm 2020 . - Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.

Dự báo dân số của tỉnh theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 là 1.246.000 người. Kết quả dự báo nhu cầu VLXD đến năm 2020 của tỉnh theo bình quân đầu người như sau:

Bảng 17: Dự báo nhu cầu VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 theo phương pháp bình quân đầu người.

TT Chủng loại Đơn vị Năm 2020

1 Xi măng Triệu tấn 1,37

2 Vật liệu xây Tỷ viên 0,59

3 Vật liệu lợp Triệu m2 2,63

4 Đá xây dựng Triệu m3 2,70

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 82

5 Cát xây dựng Triệu m3 2,09

6 Vật liệu ốp lát Triệu m2 5,02

7 Sứ vệ sinh Triệu SP 0,25

8 Kính xây dựng Triệu m2 1,90

3. Dự báo nhu cầu VLXD theo GDP.

3.1. Nội dung phương pháp:

Đây là phương pháp dự báo nhu cầu VLXD của tỉnh dựa vào nhu cầu VLXD của cả nước và tương quan so sánh GDP của tỉnh Khánh Hòa với GDP của cả nước. Cách tính như sau:

NCT = NCCN * GDPT/GDPCN

Trong đó: NCT là nhu cầu VLXD của tỉnh Khánh Hòa.

NCCN là tổng nhu cầu VLXD của cả nước. GDPCN là GDP của cả nước.

và GDPT là GDP của tỉnh Khánh Hòa.

3.2. Kết quả dự báo:

Theo dự báo KT-XH cả nước đến năm 2020, GDP cả nước năm 2020 là 5.807.975 tỷ đồng.

Ngoài ra theo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, GDP của tỉnh dự kiến năm 2020 đạt khoảng 78.130 tỷ đồng.

Tính toán theo số liệu ở trên kết hợp với báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển VLXD ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 cho ta bảng sau:

Bảng 18: Dự báo nhu cầu VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 theo phương pháp GDP.

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020

Cả nước Khánh Hòa

I GDP Tỷ đồng 5.807.975 78.130

II Nhu cầu VLXD

1 Xi măng Triệu tấn 93 1,25

2 Vật liệu xây Tỷ viên 30 0,40

3 Vật liệu lợp Triệu m2 - 2,6

(Tấm lợp XM-CS) Triệu m2 (106) (1,43)

4 Đá xây dựng Triệu m3 181 2,43

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 83

TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020

Cả nước Khánh Hòa

5 Cát xây dựng Triệu m3 130 1,75

6 Vật liệu ốp lát Triệu m2 470 6,32

7 Sứ vệ sinh Triệu SP 20,68 0,28

8 Kính xây dựng Triệu m2 110 1,48

Nguồn: - Viện chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020 - Tính toán của Viện VLXD

4. Nhu cầu Vật liệu san lấp:

Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 đã xác định các danh mục các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển các khu đô thị (Bảng 19), xây mới, nâng cấp hệ thống giao thông (Bảng 20).

Bảng 19: Diện tích các cụm công nghiệp, các khu đô thị dự kiến đầu tư giai đoạn 2016 - 2020.

TT Tên khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị Diện tích (ha)

I Khu CN tập trung: 852,82

1 KCN Suối Dầu (đã đầu tư xong) 152

2 KCN Ninh Thủy (giai đoạn 1: 113 ha) 206,4

3 KCN Nam Cam Ranh 350

4 KCN Vạn Ninh 144,42

II Cụm Công nghiệp: 596,556

1 CCN Diên Phú (đã đầu tư) 43,8

2 CCN Đắc Lộc (đã đầu tư) 36,3

3 CCN Ninh Xuân, huyện Ninh Hòa 100

4 CCN Tân Lập 40

5 CCN Diên Thọ, Diên Khánh 40

6 CCN Dốc đá trắng, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh 50

7 CCN chăn nuôi Khatoco 36,156

8 CCN Khatoco Trảng É 1-2-3 152,3

9 CCN tại xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh 40

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 84

TT Tên khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị Diện tích (ha)

10 CCN Sơn Bình 18

11 CCN Cam Thành Nam 40

12 CCN Cam Thịnh Đông 40

III Các khu đô thị: 3.184,01

1 Sân bay Nha Trang 238

2 Khu đô thị và trung tâm hành chính của tỉnh 700

3 Khu đô thị dọc đường Nha Trang-Diên Khánh 557

4 Khu đô thị ven biển vịnh Cam Ranh 1.422

5 Khu dân cư Vĩnh Điềm Trung 36,85

6 Khu đô thị mới Phước Long 48,2

7 Khu đô thị Mỹ Gia 181,96

Tổng 4.633

Bảng 20: Các tuyến giao thông xây mới, nâng cấp đến năm 2020

STT Tên đường Vị trí Chiều dài

(km)

1 Hầm Đèo Cả Thôn Tây xã Đại Lãnh đến đèo Cả 5,1

2 QL1A1 Xã Vạn Khánh, Vạn Thọ 11,6

3 QL1A2 Thị trấn vạn Giã 12,5

4 Nối QL26 với QL26B

Xã Ninh Đa, Ninh Xuân 12,8

5 QL1A3 Điểm đầu từ QL1A - xã Ninh Đông và điểm cuối QL1A - xã Ninh Hà, nằm về phía tây thị xã Ninh Hoà

9,9

6 QL1A4 Từ ngã ba Cây Dầu Đôi, QL1A cũ tại xã Diên Bình. 2,8

7 QL1A5 Thị xã Cam Ranh, KCN Cam Ranh xã Cam Thịnh Đông. 27,9

8 ĐT 651B dọc biển qua huyện Vạn Ninh tới điểm giao cắt với TL1A, thôn Bình Sơn, xã Ninh Thọ

40,4

9 ĐT651C Ngã 5 thị trấn Vạn Giã đến xã Vạn Thọ 19,3

10 ĐT 651D Vạn Giã- đập Đá Bàn 35,7

11 ĐT 651G Nối QL26 xã Ninh Xuân đến QL1A xã Vạn Hưng 19,3

12 ĐT 652B Từ Đông Hải đến Hòn Chao 2,4

13 ĐT 652D Tránh nhà máy đóng tàu Huyndai-Vinashin 3,7

14 ĐT 65-12 22,6

15 ĐT.657D Vành đai cho thành phố Nha Trang 14,8

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 85

STT Tên đường Vị trí Chiều dài

(km)

16 ĐT.657G Đường Nha Trang - Diên Khánh 9,8

17 ĐT 653D Đường Khánh Lê - Lâm Đồng 32,4

18 ĐT 657I sân bay Cam Ranh nối với quốc lộ 1A và Cầu Long Hồ 8

19 ĐT.653B Diên Khánh đi Khánh Vĩnh 33,3

20 ĐT.653C Tuyến HL 39 cũ 31,8

21 ĐT 653E Đoạn Diên Đồng đi Đăk Lăk 40,2

22 ĐT 653G Nối khu vực Đảnh Thạnh đến Trại Gàng (HL39 cũ) 5

23 ĐT 654 Tuyến Khánh Bình-Khánh Hiệp 10

24 ĐT 654B Tuyến tỉnh lộ 8B cũ 15,1

25 ĐT 654C Ngã ba Nước Nhĩ điểm cuối tại đèo Talô 21,8

26 ĐT 655B Đại lộ Nguyễn Tất Thành 6

27 ĐT 656 Tuyến tỉnh lộ 9 cũ, là tuyến tránh ngập 3,4

28 Khu vực

Đầm Môn

Đường giao thông ngoài cảng trung chuyển 5,5

29 Đường từ quốc lộ 1A đến Đầm Môn 15

30 Đường phía Đông khu phí thuế quan. 10

31 ĐT 655 Làm mới ven vịnh Thủy Triều song song với đại lộ Nguyễn

Tất Thành; 10

Cộng: 485,1

Theo quy hoạch KCN và CCN đã được phê duyệt; giai đoạn 2016 - 2020, tổng diện tích qui hoạch KCN khoảng 852,82 ha, CCN khoảng 596,556 ha, khu đô thị khoảng 3.184 ha. Để san lấp và tôn cao diện tích các KCN, CCN và khu đô thị với chiều cao 0,5 m thì trong giai đoạn 2016 - 2020 cần sử dụng khối lượng vật liệu san lấp khoảng: 23.357.000 m3.

Xây dựng đường giao thông mới các loại cần san lấp dài khoảng 485 km, rộng 12 m; dày 1,5 m cần một khối lượng vật liệu san lấp là: 8.732.000 m3.

Như vậy trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, nhu cầu khối lượng vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa khoảng 32 triệu m3, trung bình mỗi năm cần khoảng 6,4 triệu m3.

Với những số liệu nêu trên cho thấy nhu cầu về vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp để phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng và tu bổ các tuyến giao thông và nhu cầu về nguyên liệu cho các ngành công nghiệp có sử dụng nguyên liệu khoáng trong thời gian tới là rất lớn, đây cũng chính là điều kiện cho ngành khai khoáng có cơ hội phát triển.

5. Tổng hợp dự báo nhu cầu VLXD ở Khánh Hòa đến năm 2020.

Căn cứ vào kết quả dự báo nhu cầu VLXD theo vốn đầu tư toàn xã hội, nhu cầu VLXD theo bình quân đầu người và theo GDP. Với 3 phương pháp tính

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 86

trên đã cho các kết quả khác nhau, tuy nhiên mức độ chênh lệch không lớn, phương án chọn sẽ được lấy trung bình kết quả dự báo nhu cầu của 3 phương pháp, ta có dự báo nhu cầu VLXD ở Khánh Hòa đến năm 2020 như sau:

Bảng 21: Tổng hợp dự báo nhu cầu VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.

TT Chủng loại

VLXD Đơn vị

Theo VĐT

toàn XH

Theo

bình

quân đầu

người

Theo

GDP

Phương án

chọn

1 Xi măng Triệu tấn 2,04 1,37 1,25 1,5 - 1,6

2 Vật liệu xây Tỷ viên 0,33 0,59 0,40 0,4 - 0,5

3 Vật liệu lợp Triệu m2 2,69 2,63 2,6 2,5 - 2,8

4 Đá xây dựng Triệu m3 2,76 2,70 2,43 2,5 - 2,8

5 Cát xây dựng Triệu m3 1,18 2,09 1,75 1,6 - 1,9

6 Vật liệu ốp lát Triệu m2 5,64 5.02 6,32 5,4 - 5,9

7 Sứ vệ sinh Triệu SP 0,30 0,25 0,28 0,2 - 0,3

8 Kính xây dựng Triệu m2 1,94 1,90 1,48 1,7 - 1,9

9 Vật liệu san lấp Triệu m3 6-7

Nhu cầu tính toán ở đây mới chỉ là nhu cầu nội tỉnh, kết quả tính toán trên không phải là những số liệu cố định, tuyệt đối chính xác mà đó là những số liệu có khoảng dao động ở mức trung bình, mang tính chất gần đúng giúp cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư nắm bắt những thông tin, định hướng trước khi đưa ra các kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất VLXD ở từng giai đoạn.

Ngoài ra đối với một số chủng loại VLXD mà Khánh Hòa có lợi thế trong cạnh tranh cần được tập trung đầu tư phát triển để tham gia vào thị trường trong vùng, thị trường cả nước, thậm chí cả xuất khẩu như: Vật liệu ốp lát, một số khoáng sản khác sẽ được tính toán bổ sung về nhu cầu ngoại tỉnh và được trình bày trong phần phương án quy hoạch đối với từng chủng loại VLXD.

So sánh với nhu cầu VLXD các tỉnh trong vùng và bình quân chung của cả nước, thì nhu cầu VLXD của Khánh Hòa như dự báo trên đã phản ánh được xu thế phát triển tất yếu và lâu dài của thị trường VLXD của tỉnh, hoà nhập với tình hình phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng, của cả địa bàn vùng NamTrung bộ và cả nước nói chung.

6. Nhu cầu nguyên liệu cát thủy tinh:

Tại Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD ở Việt Nam đến năm 2020”. Nhu cầu

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 87

nguyên liệu cát thủy tinh cho sản xuất trong nước giai đoạn 2016-2020 là 500.000 tấn. Quy hoạch khai thác, chế biến cát thủy tinh của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 là 1,3 triệu tấn/năm, phục vụ cung cấp cho sản xuất trong nước và xuất khẩu.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 88

Phần thứ ba

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG

TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH.

1. Quan điểm phát triển.

- Phát triển sản xuất VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quy hoạch thăm dò khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh... và quy hoạch các ngành của tỉnh; Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển ngành gốm, sứ xây dựng và đá ốp lát ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quy hoạch thăm dò, khai thác chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD ở Việt Nam đến năm 2020.

- Đầu tư phát triển công nghiệp VLXD bền vững, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan các khu du lịch, di tích lịch sử văn hoá và an ninh quốc phòng.

- Phát triển đa dạng các chủng loại sản phẩm VLXD, tập trung vào các sản phẩm có thị trường tiêu thụ tốt trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu, các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như: khai thác đá khối, chế biến đá ốp lát, cát thủy tinh, vật liệu không nung.

- Đầu tư các cơ sở sản xuất VLXD với quy mô vừa và lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại có mức độ cơ giới hóa, tự động hoá cao, công nghệ xanh, sạch tiết kiệm tối đa nguyên liệu, năng lượng, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao, ổn định, giá thành hợp lý để có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ đối với các cơ sở hiện có để tiến tới loại bỏ hoàn toàn công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nguyên, nhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường. Đưa công nghệ mới, tiến tiến vào phục vụ cơ sở sản xuất VLXD, trên địa bàn tỉnh đảm bảo môi trường và từng bước chuyển đổi mô hình kinh tế từ “Nâu” sang “Xanh”.

- Phân bố các cơ sở khai thác, sản xuất phải gắn với nguồn nguyên liệu, điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông, hạn chế đầu tư sản xuất VLXD gần các khu du lịch, các danh lam thắng cảnh.

2. Mục tiêu phát triển.

2.1. Mục tiêu tổng quát:

- Phát triển sản xuất VLXD nhằm đáp ứng được nhu cầu đa dạng các chủng loại sản phẩm VLXD cả về khối lượng và chất lượng ngày càng cao cho thị trường trong tỉnh, ngoài tỉnh và thị trường quốc tế.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 89

- Phát triển ngành sản xuất VLXD trở thành ngành sản xuất tiên tiến, hiện đại có trình độ công nghệ ngang bằng các nước trong khu vực và thế giới góp phần đưa Khánh Hòa cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

- Phát triển sản xuất VLXD nhằm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, tạo thêm nguồn thu cho ngân sách địa phương, giải quyết thêm việc làm cho người lao động và nâng cao thu nhập cho nhân dân.

- Đến năm 2020 sản xuất VLXD đạt được trình độ công nghệ tiên tiến, loại bỏ hoàn toàn các công nghệ thủ công, lạc hậu gây ô nhiêm môi trường.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Từ nay đến năm 2020 ngành sản xuất VLXD đạt được: + Giá trị sản xuất VLXD đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 25 - 30%/năm + Giải quyết được thêm được việc làm cho khoảng 1.800 lao động.

II. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH.

1. Xi măng.

Dự báo nhu cầu xi măng tỉnh Khánh Hòa:

Năm 2020: 1,5 - 1,6 triệu tấn.

Tổng công suất thiết kế: Năm 2020 đạt khoảng 2,63 triệu tấn

Tiêu thụ xi măng trong tỉnh khoảng 1,6 triệu tấn, ngoài tỉnh khoảng 1,03 triệu tấn.

Định hướng phát triển: Theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày

29/8/2011 về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030”, tỉnh Khánh Hòa không phát triển sản xuất xi măng. Tuy nhiên, nhu cầu xi măng của tỉnh và lân cận là rất lớn vì vậy trong giai đoạn tiếp theo, Tỉnh sẽ tiếp tục duy trì và đầu tư chiều sâu công nghệ trong các cơ sở nghiền xi măng để gia tăng năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng, đa dạng các chủng loại sản phẩm. Đồng thời với đó là việc phát triển các trạm trung chuyển, phân phối sản phẩm xi măng đáp ứng nhu cầu xây dựng trong vùng Nam Trung Bộ.

Phương án đầu tư.

Giai đoạn từ nay đến năm 2020, sản xuất xi măng của Tỉnh sẽ có định hướng phát triển như sau:

Duy trì sản xuất đối với các cơ sở nghiền xi măng hiện có với TCSTK là 2.130.000 tấn/năm.

- Công ty CP xi măng Hòn Khói: tại KCN Ninh Thủy, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, CSTK là 80.000 tấn/năm.

- Trạm phân phối xi măng Nghi Sơn: tại phường Ninh Thủy, thị xã Ninh

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 90

Hòa với CSTK là 500.000 tấn/năm.

- Trạm nghiền Công ty CP Xi măng Hà Tiên: tại xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh với CSTK là 550.000 tấn/năm.

- Trạm nghiền xi măng Công Thanh: tại xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh. Dây chuyền nghiền có công suất 150 tấn/h, tương đương 1 triệu tấn xi măng/năm là hạng mục thuộc dây chuyền 2 nhà máy xi măng Công Thanh - Thanh Hóa.

Đầu tư mới trạm phân phối và đóng bao xi măng thuộc Tập đoàn Xuân Thành, tại KCN Ninh Thủy, TX. Ninh Hòa, công suất 500.000 tấn/năm.

Chi tiết các cơ sở xi măng xem Bảng 23.

2. Vật liệu xây:

Nhu cầu vật liệu xây tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 như sau:

Năm 2020: 400 – 500 triệu viên.

Tổng công suất thiết kế: Đến năm 2020 đạt 602 triệu viên, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu trong tỉnh và cung ứng cho một số tỉnh lân cận, trong đó: - Gạch nung tuy nen : 279 triệu viên/năm, chiếm 46 %; - Gạch bê tông : 253 triệu viên/năm, chiếm 42 %; - Gạch bê tông nhẹ : 70 triệu viên/năm, chiếm 12 %.

Vật liệu xây được sản xuất tại Khánh Hòa có 3 loại: gạch đất sét nung, gạch không nung bê � ang và gạch không nung nhẹ. Do có lợi thế về nguồn đất sét nên gạch nung đã phát triển mạnh và là vật liệu xây chủ yếu của tỉnh. Các loại vật liệu xây không nung ở Khánh Hòa được tiêu thụ ở mức thấp, mặc dù sản xuất gạch không nung đã được các cấp chính quyền của tỉnh quan tâm.

Các chỉ tiêu quy hoạch:

- Quy mô công suất:

+ Công suất thiết kế của 1 dây chuyền sản xuất gạch đất sét nung bằng lò tuy nen không nhỏ hơn 20 triệu viên quy tiêu chuẩn /năm. Đối với các vùng miền núi có thể đầu tư dây chuyền sản xuất gạch đất sét nung bằng lò tuy nen với công suất 10 triệu viên quy tiêu chuẩn /năm.

+ Gạch bê tông cốt liệu và bê tông bọt: Có thể sử dụng các dây chuyền quy mô công suất khác nhau nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và môi trường.

+ Công suất thiết kế của 1 dây chuyền công nghệ sản xuất bê tông khí chưng áp không nhỏ hơn 100.000 m3/năm.

- Mức tiêu hao: Đối với gạch đất sét nung: Tiêu hao nhiệt năng ≤ 360 kcal/kg; tiêu hao điện năng ≤ 0,022 kWh/kg. Đối với bê tông khí chưng áp: Tiêu

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 91

hao nhiệt năng chưng hấp ≤ 1624 kcal/m3 sản phẩm; tiêu hao điện năng ≤ 30 kWh/m3 sản phẩm.

- Công nghệ sản xuất: Gạch đất sét nung: Xóa bỏ các loại lò thủ công, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí). Khuyến khích đầu tư công nghệ sản xuất gạch đất sét nung kích thước lớn, độ rỗng cao để tiết kiệm tài nguyên, nâng cao giá trị sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.

- Phát triển sản xuất vật liệu xây theo Đề án đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 2109/QĐ-UBND ngày 21/7/2016.

2.1. Gạch đất sét nung.

Tổng công suất thiết kế: giai đoạn đến năm 2020 là 279 triệu viên/năm.

Định hướng phát triển:

* Về sản xuất:

Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đầu tư công nghệ, thiết bị tại các cơ sở sản xuất gạch tuy nen có nguồn nguyên liệu tốt để giảm tổng công suất gạch nung và tăng tỷ lệ sản phẩm mỏng vừa có giá trị kinh tế cao vừa tiết kiệm nguyên liệu. Đến năm 2020 tỷ lệ sản phẩm mỏng chiếm 50% , gồm các loại (ngói nung 22 viên/m2, ngói nóc, các loại ngói trang trí, gạch thẻ, gạch lá dừa, gạch nhân trang trí .v.v.).

*Về nguồn nguyên liệu: Tại Khánh Hòa, mỗi năm tiêu thụ gần 0,5 triệu m3 đất sét cho sản xuất gạch ngói nung. Vì vậy, những khu vực tập trung nhiều cơ sở sản xuất gạch ngói nung công suất lớn, các doanh nghiệp đang khai thác với khối lượng lớn mỗi năm đã cạn nguyên liệu. Định hướng giải quyết nguồn nguyên liệu như sau:

- Tập trung khai thác vùng nguyên liệu khu vực đất bãi bồi ngoài đê ven sông, khu vực xa khu dân cư và không đưa vào quy hoạch diện tích đất nông nghiệp.

- Ưu tiên cấp phép thăm dò, khai thác cho các cơ sở đang sản xuất hoặc các cơ sở chưa có vùng nguyên liệu.

- Đầu tư thăm dò mỏ sét nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu của các cơ sở gạch ngói nung trên địa bàn.

Phương án đầu tư:

- Tổng số 10 cơ sở tuy nen với TCSTK là 279 triệu viên/năm.

+ Duy trì sản xuất tại Công ty CP VLXD Khánh Hòa tại thị xã Ninh Hòa, công suất vào năm 2020 là 35 triệu viên/năm.

+ Duy trì sản xuất tại huyện Diên Khánh, nâng công suất lên gấp đôi vào năm 2020, TCSTK là 104 triệu viên/năm.

+ Đầu tư mới 2 cơ sở gạch tuy nen tại Diên Xuân, huyện Diên Khánh, công suất 40 triệu viên/năm.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 92

+ Đầu tư mới 5 cơ sở gạch tuy nen tại Ninh Hưng, thị xã Ninh Hòa, công suất 100 triệu viên/năm.

- Xoá bỏ hoàn toàn sản xuất gạch đất sét nung bằng lò Hoffman sử dụng nhiên liệu hóa thạch, lò thủ công và thủ công cải tiến theo Chỉ thị số 22/2013/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 của UBND tỉnh Khánh Hòa.

Chi tiết các cơ sở gạch nung tuy nen xem Bảng 23.

2.2. Gạch không nung.

Tổng công suất thiết kế:

Giai đoạn đến năm 2020, đạt : 323 triệu viên QTC. Trong đó:

Gạch bê tông : 253 triệu viên QTC; Gạch bê tông nhẹ : 70 triệu viên QTC.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 28 cơ sở sản xuất gạch bê tông, tổng công suất thiết kế đạt 84 triệu viên/năm. Trong giai đoạn tới cần khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ gạch không nung để tận dụng nguyên liệu đá mạt, xỉ thải,…

Phương án đầu tư:

Giai đoạn đến năm 2020:

- Duy trì sản xuất và nâng công suất lên gấp đôi các cơ sở gạch bê tông đã có ở giai đoạn trước, với TCSTK là 168 triệu viên/năm.

- Tiếp tục triển khai đầu tư 12 dự án gạch không nung bê tông tại các huyện, thị:

+ 02 cơ sở tại CCN Diên Thọ, huyện Diên Khánh với TCSTK là 10 triệu viên/năm.

+ 02 cơ sở tại CCN Dốc Đá Trắng, xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh với TCSTK là 10 triệu viên QTC/năm.

+ 01 cơ sở tại CCN Sơn Bình, huyện Khánh Sơn với công suất 5 triệu viên QTC/năm.

+ 02 cơ sở tại CCN Trảng É, CCN Tân Lập, huyện Cam Lâmvới công suất 10 triệu viên QTC/năm

+ 01 cơ sở tại CCN Cam Thành Nam, TP. Cam Ranh với công suất 10 triệu viên/năm.

+ 04 cơ sở chuyển đổi công nghệ sang gạch không nung từ các cơ sở gạch nung thủ công xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa với công suất là 40 triệu viên/năm.

- Tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất gạch bê tông khí chưng áp sử dụng

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 93

cho xây dựng nhà cao tầng.

+ Địa điểm: Khu công nghiệp Vạn Ninh – huyện Vạn Ninh;

+ Công suất GĐ1: 100.000 m3/năm ~ 70 triệu viên gạch/năm.

+ Vốn đầu tư: 150 tỷ đồng

Chi tiết các cơ sở gạch không nung xem Bảng 23.

3. Vật liệu lợp.

Nhu cầu vật liệu lợp đến năm 2020 tỉnh Khánh Hòa như sau: Năm 2020: 2,5 – 2,8 triệu m2

Tổng công suất thiết kế:

Đến năm 2020 đạt : 3,0 triệu m2/năm, trong đó:

- Ngói nung : 1 triệu m2/năm;

- Ngói xi măng : 0,5 triệu m2/năm;

- Tấm lợp xi măng cốt sợi : 1 triệu m2/năm;

- Tấm lợp polycarbonat : 0,5 triệu m2/năm.

Định hướng phát triển:

Hiện tại trên địa bàn Khánh Hòa, năm 2015 sản lượng vật liệu lợp khoảng gần 0,49 triệu m2. Nhu cầu vật liệu lợp trong Tỉnh không được đáp ứng đầy đủ, định hướng phát triển vật liệu lợp đến năm 2020 như sau:

- Đầu tư công nghệ, thiết bị để tăng tỷ lệ sản lượng ngói nung trong tổng sản lượng sản phẩm tại các cơ sở gạch nung tuy nen.

- Dây chuyền sản xuất tấm lợp xi măng cốt sợi không amiăng phải đầu tư đồng bộ các thiết bị công nghệ với khả năng tự động hóa các khâu xé bao, nghiền, định lượng sợi, tránh sự tiếp xúc trực tiếp của công nhân; Chất lượng sản phẩm tấm lợp xi măng cốt sợi phải đạt Quy chuẩn số QCKT 16-4/2012/BXD.

- Cơ sở sản xuất tấm lợp xi măng cốt sợi không amiăng phải đảm bảo các chỉ tiêu về nồng độ bụi trong khu sản xuất, đặc biệt là hàm lượng sợi trong 1m3 không khí theo đúng các quy định của tiêu chuẩn môi trường, y tế hiện hành; cơ sở sản xuất phải có hệ thống xử lý nước thải, quản lý và tái sử dụng chất thải rắn, nước thải trong quá trình sản xuất;

- Phát triển sản xuất các loại ngói không nung xi măng – cát có màu và các loại ngói không nung nhẹ.

- Đầu tư công nghệ sản xuất các loại tấm lợp nhựa polycarbonat lấy ánh sáng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Phương án đầu tư:

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 94

- Đầu tư tăng tỷ lệ sản lượng ngói nung trong tổng sản lượng sản phẩm, đạt khoảng 1 triệu m2/năm tại các cơ sở gạch tuy nen.

- Phát huy công suất cơ sở tấm lợp xi măng cốt sợi tại thị xã Ninh Hòa, công suất 1 triệu m2/năm.

- Đầu tư sản xuất ngói xi măng cát với TCSTK là 0,5 triệu m2/năm. Công suất mỗi cơ sở: 0,1 triệu m2/năm. Địa điểm dự kiến:

Cụm công nghiệp Đắc Lộc – TP. Nha Trang : 01 cơ sở; CCN Diên Thọ - H. Diên Khánh : 01 cơ sở; Khu công nghiệp Vạn Ninh – H. Vạn Ninh : 01 cơ sở. Khu công nghiệp Ninh Thủy – H. Ninh Hòa : 01 cơ sở; CCN Cam Thịnh Đông – TP. Cam Ranh : 01 cơ sở;

- Đầu tư sản xuất tấm lợp nhựa Polycarbornat lấy ánh sáng với công suất là 0,5 triệu m2/năm. Địa điểm dự kiến tại CCN Đắc Lộc, TP. Nha Trang.

Chi tiết các cơ sở vật liệu lợp xem Bảng 23.

4. Đá ốp lát và khai thác đá khối.

Trong giai đoạn vừa qua, khai thác và chế biến đá ốp lát tại Khánh Hòa phát triển khá mạnh, với quy mô công nghiệp. Sản phẩm đá ốp lát của Khánh Hòa đã có thương hiệu trên thị trường, tuy nhiên chất lượng chưa đồng đều. Năm 2015, hiện có 18 cơ sở được cấp phép khai thác đá khối và 10 cơ sở chế biến đá ốp lát. Công suất các cơ sở chế biến đá ốp lát là 1.515.000 m2/năm và khai thác đá khối là 242.000 m3/năm, sản lượng năm 2015 đạt 180.000 m2.

Phương hướng phát triển đến năm 2020 như sau:

- Thực hiện thăm dò, đánh giá trữ lượng các mỏ đá ốp lát để bổ sung vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD của cả nước trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

- Nâng công suất khai thác đá khối của các cơ sở có nhà máy chế biến đá ốp lát hiện có trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức sắp xếp các cơ sở có công suất khai thác nhỏ (<10.000 m3/năm) khuyến khích đầu tư mới, cải tiến công nghệ, trang thiết bị khai thác đá nhằm nâng cao khả năng thu hồi đá khối, tăng hiệu quả khai thác và đảm bảo môi trường.

- Đầu tư chế biến các sản phẩm đá ốp lát như đá tẩy, đá sân vườn, đá mỹ nghệ... từ đá khối đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Phương án cụ thể đến năm 2020:

- Duy trì công suất 10 cơ sở chế biến đá ốp lát giai đoạn trước, tổng công suất đạt 1.515.000 m2/năm.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 95

- Duy trì công suất tại các cơ sở khai thác đá khối đã có của giai đoạn trước. Mở rộng và nâng công suất khai thác đá khối tại các huyện Vạn Ninh, Diên Khánh, Cam Lâm, TX. Ninh Hòa, TP. Cam Ranh lên 260.000 m3/năm.

Năng lực sản xuất đá ốp lát năm 2020 là : - Chế biến đá ốp lát : 1,515 triệu m2

- Khai thác đá khối : 260 ngàn m3

Năng lực khai thác và chế biến đá ốp lát tại Khánh Hòa đáp ứng được nhu cầu của tỉnh, đồng thời cung cấp cho thị trường trong nước và tham gia vào xuất khẩu.

Chi tiết các cơ sở đá ốp lát và khai thác đá khối xem Bảng 23.

5. Đá xây dựng.

Nhu cầu đá xây dựng đến năm 2020 tỉnh Khánh Hòa như sau:

Năm 2020: 2,5 – 2,8 triệu m3.

Tổng công suất khai thác: năm 2020 đạt 4,38 triệu m3/năm.

Định hướng phát triển:

Hiện tại, tổng công suất thiết kế các cơ sở khai thác chế biến đá xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là 1.702,6 ngàn m3, sản lượng khai thác năm 2015 khoảng 1,766 triệu m3. So với nhu cầu đá xây dựng năm 2020, năng lực khai thác chế biến đá của tỉnh hoàn toàn có thể đáp ứng được. Định hướng đến năm 2020 sẽ tiếp tục gia hạn đối với các cơ sở khai thác hết hạn giấy phép trong thời gian tới.

Các chỉ tiêu quy hoạch:

- Công nghệ: Dây chuyền công nghệ sản xuất đá xây dựng phải hiện đại, tiên tiến, đồng bộ, bao gồm các thiết bị gia công, sàng, vận chuyển và các thiết bị xử lý môi trường. Phối hợp công nghệ chế biến cốt liệu lớn và cát nghiền. Các cơ sở khai thác cần phải có phương án sử dụng mạt đá để sản xuất các loại vật liệu không nung nhằm tận dụng tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.

- Môi trường: Đảm bảo các yêu cầu về môi trường khu sản xuất và giảm thiểu gây ô nhiễm ra các vùng xung quanh theo quy định của các tiêu chuẩn về môi trường, y tế. Đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên, thực hiện cải tạo và phục hồi môi trường mỏ theo quy định.

Phương án quy hoạch:

Đến năm 2020:

Các cơ sở khai thác chế biến đá xây dựng đã hết hạn giấy phép cần tiến hành làm thủ tục xin cấp phép tiếp tục duy trì khai thác, thăm dò bổ sung, TCSTK là 4,38 triệu m3. Đầu tư mở rộng khai thác và cấp phép mới các cơ sở tại các huyện:

- Huyện Vạn Ninh: công suất 720.000 m3/năm; - Thị xã Ninh Hòa: công suất 800.000 m3/năm;

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 96

- Huyện Diên Khánh: công suất 600.000 m3/năm; - Huyện Cam Lâm: công suất 460.000 m3/năm; - TP. Cam Ranh: công suất 1.500.000 m3/năm; - Huyện Khánh Vĩnh: công suất 200.000 m3/năm; - Huyện Khánh Sơn: công suất 100.000 m3/năm.

Chi tiết các cơ sở khai thác đá xây dựng xem Bảng 23.

6. Cát xây dựng.

Nhu cầu cát xây dựng đến năm 2020 tỉnh Khánh Hòa như sau:

Năm 2020: 1,6 – 1,9 triệu m3

Tổng công suất khai thác :năm 2020 đạt 1,45 triệu m3/năm

Định hướng quy hoạch:

- Đẩy mạnh khai thác cát trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc thực hiện đúng các quy định khai thác cát lòng sông đáp ứng nhu cầu cát xây dựng trong tỉnh. Do đặc điểm cát lòng sông thay đổi theo mùa, nên hàng năm phải kiểm tra trữ lượng để bổ sung, điều chỉnh vào quy hoạch kịp thời.

- Các đơn vị được cấp phép phải áp dụng cơ giới hoá và cải tiến công nghệ khai thác cát để nâng công suất và đảm bảo môi trường.

- Kiên quyết xử lý tình trạng khai thác cát trái phép của các tổ chức và hộ cá thể không có chức năng khai thác cát. Xây dựng kế hoạch thăm dò và quy hoạch cấp mỏ cho những tổ chức có năng lực khai thác cát.

- Phải đảm bảo khai thác đúng những vị trí được các cơ quan quản lý cho phép, không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, dòng chảy và không gây sạt lở bờ các dòng sông. Phải xử lý nước thải rửa cát trước khi thải vào môi trường, đảm bảo nồng độ phát tán bụi theo yêu cầu của các tiêu chuẩn tại bãi chứa khi bảo quản và vận chuyển.

- Đầu tư sản xuất cát nghiền tại các cơ sở khai thác đá xây dựng để tận dụng nguồn phế thải trong quá trình nghiền đá.

Phương án đầu tư:

Đến năm 2020:

- Các cơ sở khai thác cát xây dựng đã hết hạn giấy phép cần tiến hành làm thủ tục xin cấp phép tiếp tục duy trì khai thác, thăm dò bổ sung, TCSTK là 1.050.000 m3. Đầu tư mở rộng khai thác và cấp phép mới các cơ sở tại các huyện: + Huyện Vạn Ninh: công suất 120.000 m3/năm; + Huyện Diên Khánh: công suất 300.000 m3/năm; + Huyện Cam Lâm: công suất 50.000 m3/năm; + TP. Cam Ranh: công suất 30.000 m3/năm;

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 97

+ Huyện Khánh Vĩnh: công suất 400.000 m3/năm; + Huyện Khánh Sơn: công suất 150.000 m3/năm.

- Đầu tư 02 cơ sở chế biến nghiền cát tại địa điểm sau:

+ Huyện Vạn Ninh: công suất 200.000 m3/năm;

+ TP. Cam Ranh: công suất 200.000 m3/năm.

Chi tiết các cơ sở khai thác cát xây dựng xem Bảng 23.

7. Bê tông cấu kiện:

Đến năm 2020 tổng công suất sản xuất bê tông cấu kiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là 25.000 m3/năm. Với công suất sản xuất như trên, chưa thể đáp ứng được nhu cầu xây dựng trong tỉnh. Trong xây dựng, sản phẩm bê tông cấu kiện không thể thiếu đặc biệt đối với các công trình xây dựng mạng lưới điện, hệ thống cấp thoát nước, các công trình ngầm... Giai đoạn 2016 – 2020: Duy trì sản xuất tại 2 cơ sở sản xuất bê tông cấu kiện hiện có. Định hướng phát triển đối với các cơ sở là đầu tư nghiên cứu công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm.

- Đầu tư mới 01 cơ sở sản xuất bê tông cấu kiện công suất 50.000 m3/năm tại CCN Cam Thành Nam, thành phố Cam Ranh.

- Đầu tư mới 01 cơ sở sản xuất bê tông cấu kiện công suất 30.000 m3/năm tại KCN Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa.

Như vậy đến năm 2020 năng lực sản xuất bê tông cấu kiện của Khánh Hòa là 105.000 m3/năm.

Chi tiết các cơ sở bê tong cấu kiện xem Bảng 23.

8. Gạch lát hè tự chèn và terrazzo.

Đầu tư 03 dây chuyền gạch lát bê tông màu và terrazzo, công suất mỗi dây chuyền 100.000 m2/năm, sản phẩm gồm các loại gạch lát vỉa hè chất lượng cao, các loại gạch con sâu, gạch hoa thị, gạch 6 cạnh và 8 cạnh… Địa điểm tại:

- KCN Vạn Ninh – H. Vạn Ninh; - CCN Cam Thịnh Đông – TP. Cam Ranh; - CCN Diên Thọ - H. Diên Khánh.

Công suất gạch lát bê tông năm 2020 là 300.000 m2/năm.

Chi tiết các cơ sở gạch lát xem Bảng 23.

9. Khai thác, chế biến cát thủy tinh.

Cát trắng là nguồn nguyên liệu không chỉ dành cho sản xuất VLXD (men frit, kính xây dựng) mà còn là nguồn nguyên liệu có giá trị cao khi được tinh chế đối với các ngành công nghiệp khác (công nghiệp thiết bị điện, điện tử; công nghiệp luyện kim; công nghiệp hóa chất…).

Khánh Hòa có nguồn cát trắng chất lượng cao với trữ lượng lớn. Trong những năm qua, nguồn khoáng sản này được khai thác để cung cấp cho sản xuất

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 98

kính xây dựng của cả nước và phục vụ xuất khẩu. Theo TCVN 151 : 1986 về cát nguyên liệu cho sản xuất kính xây dựng, nguồn cát trắng tại Khánh Hòa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng. Căn cứ trên nhu cầu nguyên liệu cát phục vụ sản xuất kính xây dựng cả nước đến năm 2020, Khánh Hòa sẽ tiếp tục khai thác, chế biến cát trắng để đảm bảo nhu cầu này. Đối với việc mở rộng khai thác phục vụ xuất khẩu, các cơ sở khai thác cần đầu tư chế biến sâu, chế biến nguyên liệu tinh để nâng cao giá trị sản phẩm, phục vụ nhu cầu không chỉ đối với ngành sản xuất VLXD mà còn phục vụ các ngành công nghiệp khác.

Phương hướng phát triển như sau:

- Phát huy công suất khai thác tại các mỏ để phục vụ nhu cầu nguyên liệu sản xuất thủy tinh, kính xây dựng, men gốm sứ trong nước đồng thời trả lại mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu du lịch sinh thái Bắc bán đảo Cam Ranh.

- Tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp tham gia khai thác, chế biến cát trắng đầu tư cải tiến công nghệ chế biến, đầu tư mới các cơ sở chế biến nguyên liệu tinh, tạo ra nguồn nguyên liệu công nghiệp có giá trị cao cho thị trường xuất khẩu, hạn chế việc xuất nguyên liệu thô.

- Việc � ang lọc, tuyển rửa chế biến sơ bộ cát sau khai thác thải ra môi trường một lượng nước rất lớn do vậy cần thiết phải quản lý chặt chẽ việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.

Giai đoạn đến 2020:

- Phát huy hết công suất các cơ sở chế biến cát trắng để phục vụ thị trường nguyên liệu sản xuất thủy tinh, men gốm, sứ xây dựng trong nước. Đối với việc mở rộng công suất khai thác, các cơ sở xin cấp phép phải cam kết xây dựng các nhà máy chế biến nguyên liệu công nghiệp, hóa chất công nghiệp từ cát trắng để nâng cao giá trị và giảm tỉ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô. Nâng công suất khai thác, chế biến cát trắng làm nguyên liệu sản xuất thủy tinh xây dựng, kính xây dựng, men gốm sứ xây dựng .vv… lên 1.300.000 tấn/năm để cung cấp cho nhu cầu nguyên liệu trong nước và phục vụ xuất khẩu.

- Đầu tư 01 nhà máy chế biến Sodium silicate (thủy tinh lỏng – là hóa chất có nhiều ứng dụng trong các nhiều ngành công nghiệp. Đối với ngành VLXD, thủy tinh lỏng được biết đến với các ứng dụng: chống thấm, khắc phục vết nứt bê tông, làm dung dịch khoan, vật liệu cách nhiệt, cách điện…)

+ Địa điểm: CCN Cam Thành Nam, TP. Cam Ranh;

+ Công suất: 50.000 tấn/năm;

10. Đất san lấp.

Vật liệu dùng để san lấp, tôn nền mặt bằng tuy không có giá trị lớn về mặt kinh tế nhưng rất cần thiết trong xây dựng, nhất là trong giai đoạn tới Khánh Hòa tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, xây dựng các khu công

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 99

nghiệp, khu đô thị, khu tái định cư... Nhu cầu đất san lấp của tỉnh từ nay đến năm 2020 là rất lớn, khoảng 6 – 7 triệu m3/năm, trên địa bàn Khánh Hòa có nhiều mỏ đất có thể khai thác sử dụng làm đất san lấp. Trong thời gian tới, tỉnh cần đẩy mạnh thăm dò, đánh giá trữ lượng các mỏ đất san lấp. Từ đó có cơ sở để cấp phép khai thác đáp ứng nhu cầu xây dựng trong tỉnh. Đầu tư mở rộng khai thác và cấp phép mới các cơ sở tại các huyện, tổng CS khai thác là 7.000.000 m3/năm, cụ thể như sau:

+ Huyện Vạn Ninh: công suất 800.000 m3/năm; + Thị xã Ninh Hòa: công suất 1.000.000 m3/năm; + Huyện Diên Khánh: công suất 2.000.000 m3/năm; + Huyện Cam Lâm: công suất 1.500.000 m3/năm; + TP. Cam Ranh: công suất 1.000.000 m3/năm; + Huyện Khánh Vĩnh: công suất 400.000 m3/năm; + Huyện Khánh Sơn: công suất 300.000 m3/năm.

Chi tiết xem Bảng 23.

11. Những chủng loại VLXD không sản xuất tại Khánh Hòa:

Trong xây dựng có một số chủng loại vật liệu trang trí hoàn thiện không thể thiếu và ngày càng được sử dụng nhiều hơn, đặc biệt đối với các công trình xây dựng dân dụng, đó là các loại gạch gốm ốp lát, đá ốp lát, sứ vệ sinh và kính xây dựng. Việc phát triển xây dựng các khu đô thị mới, xây dựng các khu nhà cao tầng, các cơ sở văn phòng, khách sạn, các khu du lịch vui chơi giải trí, cải tạo nhà ở hiện có và xây dựng nhà ở mới của nhân dân sẽ kéo theo nhu cầu vật liệu trang trí hoàn thiện ngày càng cao cả về khối lượng lẫn chất lượng sản phẩm. Nhu cầu một số loại vật liệu trang trí, hoàn thiện sẽ tăng lên nhanh chóng.

Trong thời gian qua, tất cả các loại vật liệu xây dựng dùng đểhoàn thiện công trình nêu trên đều được cung ứng từ các tỉnh khác và từ nguồn VLXD nhập ngoại. Trong thời điểm hiện nay, thị trường các loại vật liệu này trên phạm vi cả nước đang ở trạng thái cung cầu tương đối ổn định và công suất thiết kế sản xuất các chủng loại vật liệu trên đều cao hơn so với nhu cầu thực tế, cụ thể như sau:

- Gạch gốm ốp lát: Năng lực sản xuất trong toàn quốc đến năm 2014 đạt khoảng trên 443triệu m2, trong khi nhu cầu tiêu thụ trong toàn quốc và xuất khẩu chỉ khoảng 570 triệu m2 vào năm 2020. Hiện tại, các cơ sở mới đang được đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất và một số cơ sở mở rộng sản xuất... đưa năng lực sản xuất gạch gốm ốp lát trong toàn quốc lên vượt nhu cầu. Vì vậy trong giai đoạn tới, không nên phát triển sản xuất gạch gốm ốp lát tại Khánh Hòa. Nhu cầu về gạch gốm ốp lát cho tỉnh sẽ được cung ứng từ các cơ sở sản xuất ở các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và từ nguồn nhập ngoại.

- Sứ vệ sinh: Hiện tại cũng là một sản phẩm có cung lớn hơn cầu. Năng lực sản xuất trong toàn quốc đến năm 2014 đạt khoảng 14,7 triệu sản phẩm,

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 100

trong khi nhu cầu tiêu thụ trong toàn quốc chỉ khoảng trên 8,6 triệu sản phẩm. Nguồn nguyên liệu của tỉnh không có; vốn đầu tư cho sản xuất lớn; ngoài ra đòi hỏi lực lượng lao động có tay nghề cao; vì vậy không nên phát triển sản xuất sứ vệ sinh ở Khánh Hòa trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Nhu cầu về sứ vệ sinh của tỉnh sẽ được cung ứng từ các cơ sở sản xuất ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và từ nguồn nhập ngoại.

- Kính xây dựng: Năm 2014 tổng công suất thiết kế sản xuất kính xây dựng trong toàn quốc là 187,9 triệu m2/năm, thoả mãn nhu cầu kính xây dựng trong toàn quốc đến năm 2020. Vì vậy, không nên phát triển kính xây dựng ở Khánh Hòa trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Nhu cầu về kính xây dựng của tỉnh sẽ được cung ứng từ các cơ sở sản xuất ở Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và từ nguồn nhập ngoại.

III. TỔNG HỢP PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH

1. Năng lực sản xuất.

Theo phương án quy hoạch nêu trên, đến năm 2020 công suất sản xuất các chủng loại VLXD ở Khánh Hòa đạt được như sau:

Bảng 22: Tổng hợp công suất sản xuất các chủng loại VLXD đến năm 2020.

TT Chủng loại VLXD Đơn vị Năm 2020

1 Xi măng Triệu tấn 2,63

2 Gạch xây nung Triệu viên 279

3 Gạch bê tông Triệu viên 253

4 Gạch bê tông nhẹ Triệu viên 70

5 Ngói nung Triệu m2 1

6 Ngói xi măng Triệu m2 0,5

7 Tấm lợp xi măng cốt sợi Triệu m2 1

8 Tấm lợp polycarbonat Triệu m2 0,5

9 Đá ốp lát Triệu m2 1,515

10 Đá khối Nghìn m3 260

11 Đá xây dựng Triệu m3 4,38

12 Cát xây dựng Triệu m3 1,45

13 Bê tông cấu kiện Nghìn m3 105

14 Gạch lát hè tự chèn và terrazzo Nghìn m2 0,3

Khai thác, chế biến cát thủy tinh Nghìn tấn 1.300

15 Chế biến Sodium silicate Nghìn tấn 50

16 Đất san lấp Triệu m3 7

Để có được năng lực sản xuất các chủng loại VLXD tỉnh Khánh Hòa nêu ở trên, từ nay đến năm 2020 nhiều công trình sản xuất VLXD sẽ được đầu tư

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 101

chiều sâu, mở rộng và xây dựng mới. Tổng hợp các cơ sở sản xuất VLXD chủ yếu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa được thống kê trong bảng sau:

Bảng 23: Tổng hợp các cơ sở sản xuất VLXD chủ yếu trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020

TT Tên cơ sở Địa điểm Công suất năm 2020

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

1. Xi măng Triệu tấn/năm 2,63 20

1 Nhà máy xi măng và VLXD Hòn Khói

KCN Ninh Thủy, TX. Ninh Hòa

0,08

2 Công ty CP xi măng Hà Tiên – trạm nghiền

Xã Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh

0,55

3 Công ty CP xi măng Công Thanh- trạm nghiền

Xã Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh

1

4 Công ty CP xi măng Nghi Sơn – trạm phân phối

Xã Ninh Thủy, TX. Ninh Hòa

0,5

5 Tập đoàn Xuân Thành- Trạm phân phối

Xã Ninh Thủy, TX. Ninh Hòa

0,5 20

2. Gạch nung Triệu viên/năm 279 150

1 Xí nghiệp gạch ngói Ninh Hòa Phước Lâm, xã Ninh Xuân,

TX Ninh Hòa 25

2 Xí nghiệp gạch ngói Ninh Hòa Phước Lâm, xã Ninh Xuân,

TX Ninh Hòa 10

3 Cty CP VLXD Khánh Hòa Xã Diên Thọ, Huyện Diên Khánh

64 5

4 Cty CP VLXD Khánh Hòa Xã Diên Lâm, Huyện Diên

Khánh 40

5

5 Đầu tư mới cơ sở gạch tuy nen Xã Ninh Hưng, TX. Ninh Hòa

100 100

6 Đầu tư mới cơ sở gạch tuy nen Xã Diên Xuân, huyện Diên Khánh

40 40

3. Gạch không nung triệu viên QTC/năm 323 275 1 Công ty TNHH Tư vấn - Xây

dựng và Thương mại Thành Chung

Thôn Phước Điền, xã Phước Đồng

5 2

2 Công ty CP Đầu tư Thương mại UPGC9

326/78 Lê Hồng Phong, thành phố Nha Trang

5 2

3 Công ty TNHH THT

726 Lê Hồng Phong, Phước Long, Nha Trang

3 2

4 Công ty TNHH Sản xuất, Kinh doanh vật liệu xây dựng Thuận Phát

Số 5 đường Hương Giang, phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang

15 2

5 Công ty CP bê tông Khánh Hòa

Phước Điền, xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang

5 2

6 Công ty Cổ phần Khoáng Việt Nha Trang (Công ty TNHH VLXD Cam Ranh)

Xã Cam Phước Đông, thành phố Cam Ranh

10 2

7 Công ty TNHH Thảo Vy Anh Phường Ba Ngòi 3 2

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 102

TT Tên cơ sở Địa điểm Công suất năm 2020

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

8 Cơ sở sản xuất gạch Đông Nguyên Phường Cam Phúc Bắc 3 2 9 Cơ sở sản xuất gạch Huỳnh Quốc

Toản Phường Cam Nghĩa 5 2

10 Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Tiến Lộc

Thôn Giải Phóng, xã Cam Phước Đông

3 2

11 Công ty CP Vật tư thiết bị và Xây dựng giao thông Khánh Hòa

Mỏ đá Núi Sầm, Ninh Giang, Ninh Hòa

10 1

12 Cơ sở sản xuất gạch ngói xã Vạn Bình

Xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh

3 1

13 Cơ sở sản xuất gạch ngói xã Vạn Phước

Xã Vạn Phước, huyện Van Ninh

3 1

14 Công ty Cổ phần vật liệu mới Asia 96

Xã Diên Thọ, Diên Khánh 20

15 Công ty Cổ phần vật tư thiết bị và xây dựng giao thông Khánh Hòa

Xã Diên Lâm, Diên Khánh 15

16 17

Công ty TNHH Hoa Biển Cơ sở sản xuất gạch ngói tại Thôn Hạ

Xã Diên Thọ, Diên Khánh 3 1

Thôn Hạ, Diên Khánh 3 1

18

Công ty TNHH 71

- Thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, Cam Lâm - Mỏ đá Hòn Thị, xã Phước Đồng, Nha Trang

5 2

19 Công ty TNHH MTV Hưng Thịnh Cam Ranh

Xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm

5 2

20 Công ty TNHH Minexco Terrazzo Nha Trang

KCN Suối Dầu, Suối Tân, Cam Lâm

5 2

21 Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Vạn Phúc

Mỏ đá Hòn Nhọn, xã Cam Hòa, Cam Lâm

5 2

22 Cơ sở Phạm Thế Đoán Thị trấn Khánh Vĩnh 3 1 23

DNTN Phương Đài Thôn Hạp Phú, thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn

3 1

24 DNTN Hùng Anh

Thôn Tà Nĩa, xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn

3 1

25 Công ty CP Khoáng sản & Đầu tư Khánh Hòa (AAC)

Suối Luồng, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh

70 150

26 Công ty Cổ phần TM-DV-XD Minh Đức

Lô A, A2, A3 Cụm Công nghiệp Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, Nha Trang

15

27 Công ty CP Đầu tư và Thương mại Đắc Lộc

Lô A6, Cụm Công nghiệp Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, Nha Trang

5 2

28 Công ty Cổ phần bê tông VCN

Lô A4, Cụm Công nghiệp Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, Nha Trang

5 2

29 Đầu tư mới tại CCN Diên Thọ huyện Diên Khánh 10 10

30 Đầu tư mới tại CCN Dốc Đá Trắng, xã Vạn Bình huyện Vạn Ninh 10 10

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 103

TT Tên cơ sở Địa điểm Công suất năm 2020

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

31 Đầu tư mới tại CCN Sơn Bình huyện Khánh Sơn 5 5

32 Đầu tư mới tại CCN Trảng É, CCN Tân Lập

huyện Cam Lâm 10 10

33 Đầu tư mới tại CCN Cam Thành Nam

TP. Cam Ranh 10 10

34 Chuyển đổi công nghệ gạch thủ công tại Ninh Xuân

Ninh Xuân, TX. Ninh Hòa 40 40

4. Vật liệu lợp Triệu m2/năm 2,5 25

1 Ngói nung tại các cơ sở tuynel 1 5

2 Tấm lợp xi măng cốt sợi KCN Ninh Thủy, TX. Ninh Hòa

1 5

3 Đầu tư mới ngói không nung tại Cụm công nghiệp Đắc Lộc

TP. Nha Trang 0,1 1

4 Đầu tư mới ngói không nung tại CCN Diên Thọ

H. Diên Khánh 0,1 1

5 Đầu tư mới ngói không nung tại Khu công nghiệp Vạn Ninh

H. Vạn Ninh 0,1 1

6 Đầu tư mới ngói không nung tại Khu công nghiệp Ninh Thủy TX. Ninh Hòa 0,1 1

7 Đầu tư mới ngói không nung tại CCN VLXD Cam Thịnh Đông TP. Cam Ranh 0,1 1

8 Đầu tư mới tấm lợp polycarbonate tại CCN Đắc Lộc

TP. Nha Trang 0,5 10

5. Đá ốp lát m2/năm 1.515.000 0 1 Cty CP Thanh Yến - Vân Phong Lô CN 18 KCN Ninh Thủy,

TX Ninh Hòa 255.000

2 Cty CP Phú Tài Thôn Ninh Lâm, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh

240.000

3 Công ty CP Trường Sơn Thôn Suối Hàng, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh

150.000

4 Cty CP VLXD Khánh Hòa Thôn Ninh Lâm, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh

200.000

5 Công ty MINEXCO Thôn Suối Luồng, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh

120.000

6 Cty TNHH KTĐC An Bình Thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh

100.000

7 Cty TNHH TM và SX Sơn Phát Thôn Tân Dân, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh

100.000

8 Cty TNHH Bách Việt Lô A42-43 CCN Diên Phú, huyện Diên Khánh

200.000

9 Cty CP chế biến gỗ Việt Đức Xã Diên Lạc, huyện Diên Khánh

100.000

10 Cty TNHH Đại Thành KCN Suối Dầu 50.000 6. Đá khối m3/năm 260.000 15

1 Công ty TNHH Bách Việt Tân Dân, xã Vạn Thắng, Vạn Ninh

2.000

Xã Diên Tân, huyện Diên 3.500

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 104

TT Tên cơ sở Địa điểm Công suất năm 2020

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Khánh 2 Công ty CPVLXD Khánh Hòa Tân Dân, xã Vạn Thắng, H.

Vạn Ninh 24.000

3 Công ty MINEXCO Tân Dân, xã Vạn Thắng, H. Vạn Ninh

5.000

4 Cty TNHH Sao Biển Xuân Trang, Xuân Sơn, H. Vạn Ninh.

4.000

5 Cty TNHH Hoàng Mai Núi Đạn, xã Xuân Sơn, Vạn Ninh

6.000

6 Cty CP chế biến gỗ Việt Đức Se Gai, xã Suối Tiên, Diên Khánh.

35.000

7 Khai thác đá khối tại huyện Vạn Ninh (nâng công suất)

Xã Vạn Thắng, Xuân Sơn, Vạn Khánh

59.000

8 Khai thác đá khối tại huyện Diên Khánh (nâng công suất)

Xã Suối Tiên, Diên Lộc, Diên Xuân

61.500

9 Khai thác đá khối tại huyện Cam Lâm

Xã Suối Cát 20.000

10 Khai thác đá khối tại TX. Ninh Hòa

Xã Ninh Tân 20.000

11 Khai thác đá khối tại TP. Cam Ranh

Xã Cam Phước Đông, Cam Lập

20.000

7. Đá xây dựng m3/năm 4.380.000 80

H. Vạn Ninh Tổng 720.000 10 1 Công ty TNHH VLXD Hố Sâu Hồ Sâu, thôn Vĩnh Yên, xã

Vạn Thạnh, H. Vạn Ninh 120.000

2 Công ty CP đầu tư KS Sài Gòn Bồ Đà, xã Vạn Hưng, H. Vạn Ninh

300.000

3 Công ty TNHH Mạnh Cường núi Bồ Đà, xã Vạn Lương, Vạn Ninh.

100.000

Đầu tư mới và mở rộng khai thác 200.000

TX. Ninh Hòa Tổng 800.000 10 4 Công ty CP VTTB GT Khánh Hoà

Núi Sầm, xã Ninh Giang, TX. Ninh Hòa

40.000

5 DNTN Ba Hô Mỏ đá chẻ, thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa

10.000

6 DNTN Thuật Hoàng thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích, TX. Ninh Hoà.

2.000

7 DNTN Quang Lý Đá chẻ, thôn Tiên Du, xã Ninh Phú, TX. Ninh Hoà.

10.000

8 Công ty TNHH Xây lắp số 1 Núi Sầm, xã Ninh Giang, TX. Ninh Hòa

80.000

9 Công ty TNHH Tư vấn thiết kế xây dựng ADC

Núi Giốc Mơ, Ninh Lộc, TX. Ninh Hòa

350.000

10 Công ty CP Thanh Yến Vân Phong

Xã Ninh Thủy, TX Ninh Hòa

34.000

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 105

TT Tên cơ sở Địa điểm Công suất năm 2020

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

11 Công ty CP DLDV Vân Phong

Xã Ninh Phước, TX. Ninh Hòa

200.000

Đầu tư mới và mở rộng khai thác 74.000 H. Diên Khánh Tổng 600.000 15 12 Công ty TNHH Thạch Thảo đá chẻ khu vực Suối Phèn,

xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh.

5.000

13 Công ty CP Kỹ thuật cầu đường An Phong

Hòn Ngang, xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh.

100.000

14 Công ty TNHH Á Châu Hòn Ngang, xã Diên Thọ, Diên Khánh.

49.000

15 Công ty Quản lý và Xây dựng giao thông Khánh Hòa

Hòn Ngang, xã Diên Lâm, huyện Diên Khánh

45.000

16 Công ty CP VTTB GT Khánh Hoà

Tây Hòn Ngang, xã Diên Lâm, H. Diên Khánh

110.000

17 Công ty CP Thiên Phú Phát

Mỏ đá Hòn Ngang, xã Diên Sơn, huyện Diên Khánh

120.000

18 Công ty TNHH Hiển Vinh Xã Diên Sơn, H. Diên Khánh

78.000

Đầu tư mới và mở rộng khai thác 93.000 H. Cam Lâm Tổng 460.000 10 19 Công ty Cổ phần Khoáng sản và

Xây dựng Vạn Phúc Núi Hòn Nhọn, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm

60.000

20 Công ty CP ĐT XD công trình 505

Xã Suối Tân, H. Cam Lâm 150.000

21 Công ty CP Bất động sản Hà Quang

Xã Suối Cát, H. Cam Lâm 250.000

TP. Cam Ranh Tổng 1.500.000 10 22 Công ty CP Quản lý và XD

Đường bộ Khánh Hoà Dốc Sạn, xã Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh.

22.000

23 Công ty TNHH Phước Thành Hồ Hành, thôn Giải Phóng, xã Cam Phước Đông, TP. Cam Ranh

200.000

24 Công ty TNHH SX VLXD Thành Đạt

Mỏ Dốc Sạn, xã Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh

150.000

25 Công ty CP Thiên Phú Phát Xã Cam Phước Đông, TP. Cam Ranh

260.000

26 Công ty TNHH Tiến Lộc Xã Cam Phước Đông, TP . Cam Ranh

200.000

27 Công ty TNHH Đá Hóa An 1 Xã Cam Phước Đông, TP . Cam Ranh

490.000

Đầu tư mới và mở rộng khai thác 178.000

H. Khánh Vĩnh Tổng 200.000 15

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 106

TT Tên cơ sở Địa điểm Công suất năm 2020

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

H. Khánh Sơn Tổng 100.000 10

8. Cát xây dựng m3/năm 1.450.000 76

H. Vạn Ninh Tổng 120.000 2

1 Công ty Minexco

Đầm Môn, Vạn Thạnh, H. Vạn Ninh

100.000

Đầu tư mới và mở rộng khai thác 20.000 H. Diên Khánh Tổng 300.000 10

Đầu tư mới và mở rộng khai thác 300.000

H. Cam Lâm Tổng 50.000 4 Đầu tư mới và mở rộng khai thác 50.000

TP. Cam Ranh Tổng 30.000 0

Đầu tư mới và mở rộng khai thác 30.000

H. Khánh Vĩnh Tổng 400.000 10

2 Cty TNHH TM& DV XD Khánh Vĩnh

15.000

3 Cty TNHH TMDV&XD Khánh Vĩnh

Sông Giang, xã Sông Cầu, H. Khánh Vĩnh

15.000

Đầu tư mới và mở rộng khai thác 370.000 H. Khánh Sơn Tổng 150.000 8 10 Cơ sở chế biến nghiền cát Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh 200.000 20

11 Cơ sở chế biến nghiền cát Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh

200.000 20

9. Bê tông đúc sẵn m3/năm 105.000 20

1 Cty CP Bê tông ly tâm Điện lực Khánh Hòa

CCN Đắc Lộc, xã Đắc Lộc 2, TP. Nha Trang

15.000

2 Cty TNHH 71

Thôn Thủy Triều, xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm

10.000

3 Đầu tư mới tại CCN Cam Thành Nam

TP. Cam Ranh 50.000

10

4 Đầu tư mới tại KCN Ninh Thủy TX. Ninh Hòa 30.000 10

10. Gạch lát bê tông và terrazzo Nghìn m2/năm 300 15

1 Đầu tư mới tại KCN Vạn Ninh H. Vạn Ninh 100 5

2 Đầu tư mới tại CCN Cam Thịnh Đông

TP. Cam Ranh 100 5

3 Đầu tư mới tại CCN Diên Thọ H. Diên Khánh 100 5

11. Khai thác CB nguyên liệu Nghìn tấn/năm 50 50

1 Nhà máy chế biến Sodium silicate KCN Cam Thành Nam 50 50 2 Khai thác, chế biến cát thủy tinh H. Cam Lâm 1.300 -

12. Đất san lấp Ngàn m3/năm 7.000 41

1 Khai thác tại xã Vạn Hưng, Vạn Lương

H. Vạn Ninh 800 2

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 107

TT Tên cơ sở Địa điểm Công suất năm 2020

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

2 Khai thác tại Ninh Tân, Ninh An, Ninh Thượng, Ninh Hải, Ninh Phước

TX. Ninh Hòa 1.000 6

3 Khai thác tại Diên Thọ, Diên Lâm, Diên Điền, Diên Phú

H. Diên Khánh 2.000 10

4 Khai thác tại Cam Phước Tây, Suối Cát, Suối Tân, Cam Hòa, Can Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam

H. Cam Lâm 1.500 10

5 Khai thác tại Cam Thịnh Đông, Ba Ngòi, Cam Thịnh Tây

TP. Cam Ranh 1.000 6

6 Khai thác tại Khánh Bình, Khánh Vĩnh, Sông Cầu

H. Khánh Vĩnh 400 4

7 Khai thác tại Sơn Trung, Ba Cụm Bắc

H. Khánh Sơn 300 3

Tổng Vốn đầu tư giai đoạn 2016-2020 767

2. Giá trị sản xuất công nghiệp VLXD.

Trên cơ sở năng lực sản xuất VLXD của tỉnh, tính toán sơ bộ giá trị sản xuất công nghiệp VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 theo giá hiện hành như bảng sau:

Bảng 24: Giá trị sản xuất công nghiệp VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020

TT Chủng loại VLXD Năm 2020 (Tỷ đồng)

1 Xi măng 1.900

2 Gạch xây nung 232

3 Gạch bê tông 116

4 Gạch bê tông nhẹ 175

5 Ngói nung 200

6 Ngói xi măng 50

7 Tấm lợp các loại 150

8 Đá ốp lát 500

9 Đá khối 129

10 Đá xây dựng 520

11 Cát xây dựng 160

12 Bê tông cấu kiện 75

13 Gạch lát hè tự chèn và terrazzo 24

14 Khai thác, chế biến cát thủy tinh 760

15 Đất san lấp 200

Tổng cộng: 5.191

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 108

Như vậy, nếu phương án quy hoạch được thực hiện sản xuất VLXD của tỉnh sẽ đạt được hiệu quả về kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp VLXD năm 2020 (theo giá hiện hành) đạt hơn 5.191 tỷ đồng, so với năm 2014 tăng gần 4 lần. Với giá trị sản xuất VLXD như trên, ngành sản xuất VLXD sẽ đóng góp vào nguồn thu ngân sách của tỉnh gần 390 tỷ đồng vào năm 2020, góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa ngày càng giàu mạnh.

3. Nhu cầu nguyên nhiên liệu, lao động, vốn đầu tư.

Bảng 25: Nhu cầu nguyên, nhiên liệu chính cho sản xuất VLXD ở Khánh Hòa đến năm 2020

TT Loại nguyên nhiên liệu Đơn vị Năm 2020

1 Clanhke xi măng 1000 tấn 1.385

2 Đất sét gạch ngói 1000 m3 490

3 Thạch cao 1000 tấn 107

4 Điện Triệu KWh 350

5 Than 1000 tấn 105

Nhu cầu lao động tăng thêm cho ngành sản xuất VLXD ở Khánh Hòa từ

nay đến năm 2020 khoảng 1.800 lao động. Nhu cầu lao động được đào tạo có

trình độ từ trung cấp, cao đẳng và đại học trở lên là 180 người, còn lại là công

nhân kỹ thuật.

Để thực hiện được phương án quy hoạch VLXD trên, ngành sản xuất

VLXD tỉnh Khánh Hòa cần đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng, đầu tư xây dựng

mới nhiều công trình như đã thống kê ở Phụ lục 3: Danh mục các dự án dự kiến

đầu tư từ nay đến năm 2020, với số vốn đầu tư ước tính khoảng 767 tỷ đồng.

IV. QUY HOẠCH CÁC ĐIỂM BẾN, BÃI CUNG ỨNG VLXD:

Theo các phương án phát triển sản xuất VLXD và dự báo nhu cầu như

trên, thì Khánh Hòa sản xuất đủ một số chủng loại VLXD để cung ứng cho nhu

cầu xây dựng. Tuy nhiên, một số chủng loại vật liệu còn chưa sản xuất được tại

Tỉnh rất cần cho nhu cầu như kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch ốp lát, vật liệu hoàn

thiện... Ngoài ra, Khánh Hòa cũng cung ứng một lượng lớn VLXD cho các tỉnh

lân cận và cả nước, cũng như tham gia vào xuất khẩu.Trong giai đoạn đến năm

2020, để đảm bảo việc lưu thông hàng hoá VLXD được thuận tiện, việc hình

thành các bến cung ứng VLXD là rất cần thiết. Các chủng loại VLXD đều là hàng

hóa có trọng lượng lớn và khi vận chuyển dễ gây ô nhiễm môi trường nên cần quy

hoạch những điểm cung ứng tập trung.Hiện nay trên địa bàn tỉnh, VLXD được

vận chuyển bằng đường thuỷ và đường bộ. Căn cứ vào định hướng phát triển giao

thông vận tải tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và nhu cầu VLXD từng địa bàn

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 109

huyện, thành phố, thị xã xây dựng quy hoạch mạng lưới cảng, bến thủy nội địa và

siêu thị cung ứng VLXD như sau:

1. Cảng chuyên dùng:

Trong giai đoạn quy hoạch đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa,

các cảng địa phương và cảng chuyên dùng được quy hoạch cải tạo, nâng cấp

như sau:

+ Cảng cát Đầm Môn - Bắc Vân Phong.

+ Cảng chuyên dùng trạm phân phối xi măng Nghi Sơn, tại xã Ninh Thủy

- TX. Ninh Hòa;

+ Cảng chuyên dùng Nhà máy xi măng Cam Ranh, Bắc Hòn Quy, xã Cam

Thịnh Đông, TP. Cam Ranh;

+ Cảng chuyên dùng Nhà máy nhiệt điện Cam Ranh, Phía Nam xã Cam

Thịnh Đông, TP.Cam Ranh;

+ Cảng chuyên dùng Nhà máy đóng bao và phân phối xi măng Long Sơn,

KCN Ninh Thủy, TX. Ninh Hòa.

+ Cảng chuyên dùng VLXD Ninh Phước, TX. Ninh Hòa.

2. Các bến thủy nội địa:

Bảng 26: Quy hoạch các bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh

TT Tên bến thủy nội địa

Địa điểm Khả năng thông qua (tấn/năm)

Chức năng của bến

1 Ñaù Bauc Khu vực Vịnh

Cam Ranh 300.000 Tổng hợp

2 Baõã Náaèá Khu vực Vịnh

Cam Ranh 5.000 Dân sinh

3 Taøu Beå Khu vực Vịnh

Cam Ranh 5.000 Dân sinh

4 Brèâ Hö èá Khu vực Vịnh

Cam Ranh 5.000 Dân sinh

5 Brèâ Ba Khu vực Vịnh

Cam Ranh 5.000 Dân sinh

6 Cam Laäê Khu vực Vịnh

Cam Ranh 5.000 Dân sinh

7 Cam Lãèâ Khu vực Vịnh

Cam Ranh 300.000 Tổng hợp

8 Beáè Pâaø Cam Haûã Taâó Khu vực Vịnh

Cam Ranh 5.000 Dân sinh

9 Cam Lập - Cây Bàng (Xã Cam Lập, Tp. Cam Ranh)

Khu vực Vịnh Cam Ranh

- Tổng hợp

10 Hòn Ngoại Khu vực Vịnh 5.000 Tổng hợp

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 110

TT Tên bến thủy nội địa

Địa điểm Khả năng thông qua (tấn/năm)

Chức năng của bến

Cam Ranh

11 Hòn Nội

Khu vực Vịnh Cam Ranh

5.000 Tổng hợp

12 Bến thủy nội địa Cam Ranh (P. Cam Linh, Tp. Cam Ranh)

Khu vực Vịnh Cam Ranh

- Tổng hợp

13

Bến Khu 3, Dự án khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (P. Cam Phúc Nam, Tp. Cam Phúc Nam)

Khu vực Vịnh Cam Ranh

- Tổng hợp

14 Bến KDL DNT (P. Ba Ngòi, Tp. Cam Ranh)

Khu vực Vịnh Cam Ranh

- Tổng hợp

15

Bến thủy nội địa thôn Nước Ngọt (Đá Hóa An 1) (Xã Cam Lập, Tp. Cam Ranh)

Khu vực Vịnh Cam Ranh

- Chuyên dùng

16 Vóèâ Náuóeâè(Cảèá Nâa

Traèá)

Khu vực Vịnh Nha Trang

10.000 Tổng hợp

17 Trí Náuóeâè ( Hoøè Mãeãu) Khu vực Vịnh

Nha Trang 50.000 Dân sinh

18 Hoøè Taèm Khu vực Vịnh

Nha Trang 50.000 Dân sinh

19 Hoøè Moät Khu vực Vịnh

Nha Trang 50.000 Dân sinh

20 Hoøè Muè Khu vực Vịnh

Nha Trang 50.000 Dân sinh

21 Vuõèá Me ( Hoøè Tre) Khu vực Vịnh

Nha Trang 50.000 Dân sinh

22 Vuõèá Náaùè ( Hoøè Tre) Khu vực Vịnh

Nha Trang 50.000 Dân sinh

23 Ñaàm Baùó ( Hoøè Tre ) Khu vực Vịnh

Nha Trang 50.000 Dân sinh

24 Bícâ Ñaàm ( Hoøè Tre ) Khu vực Vịnh

Nha Trang 50.000 Dân sinh

25 Bến Hải Dương Học

Khu vực Vịnh

Nha Trang - Chuyên dùng

26 Hòn Ông (Hòn Dung)

Khu vực Vịnh Nha Trang

5.000 Chuyên dùng

27 Hòn Yến (Hòn Câu)

Khu vực Vịnh Nha Trang

5.000 Chuyên dùng

28

Sông Tắc - Phú Quý (Bến cao tốc cano khách sạn 5 sao Phú Quý) (KDL và Sinh thái An Viên, P. Vĩnh Nguyên, Tp. Nha Trang)

Khu vực Vịnh Nha Trang

50.000 Tổng hợp

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 111

TT Tên bến thủy nội địa

Địa điểm Khả năng thông qua (tấn/năm)

Chức năng của bến

29 Bến Hà Ra

Khu vực Vịnh Nha Trang

- Tổng hợp

30 Bến Hòn Đỏ (P. Vĩnh Thọ, Tp. Nha Trang)

Khu vực Vịnh Nha Trang

- Tổng hợp

31 Bến Yến Sào (P. Vĩnh Nguyên, Tp. Nha Trang)

Khu vực Vịnh Nha Trang

- Tổng hợp

32 Bến xà lan Phú Quý (KĐT An Viên, P. Vĩnh Nguyên, Tp. Nha Trang)

Khu vực Vịnh Nha Trang

- Hàng hóa

33

Bến xà lan nước Vinpearl (Vũng Me, đảo Hòn Tre, P. Vĩnh Nguyên, Tp. Nha Trang)

Khu vực Vịnh Nha Trang

- Hàng hóa

34

Bến KDL Đảo Hòn Tằm - Khu C (Đảo Hòn Tằm, P. Vĩnh Nguyên, Tp. Nha Trang)

Khu vực Vịnh Nha Trang

- Tổng hợp

35

Bến KDL Đảo Hòn Tằm - Khu A 02 (Đảo Hòn Tằm, P. Vĩnh Nguyên, Tp. Nha Trang)

Khu vực Vịnh Nha Trang

- Tổng hợp

36 Bến KDL Hòn Một 02 (Đảo Hòn Một, P. Vĩnh Nguyên, Tp. Nha Trang)

Khu vực Vịnh Nha Trang

- Tổng hợp

37 Ñaù Câoàèá Khu vực đầm

Nha Phu 300.000 Tổng hợp

38 Hoøè Laêèá Khu vực đầm

Nha Phu 10.000 Dân sinh

39 Hoøè Tâò Khu vực đầm

Nha Phu 10.000 Dân sinh

40 Nãèâ Vaâè

Khu vực đầm Nha Phu

10.000 Dân sinh

41 Vauè Gãaõ Khu vực Vịnh

Vân Phong 300.000 Tổng hợp

42 Ñãeäê Sôè Khu vực Vịnh

Vân Phong 30.000 Dân sinh

43 Nãèâ Taâè Khu vực Vịnh

Vân Phong 30.000 Dân sinh

44 Ñaàm Moâè Khu vực Vịnh

Vân Phong 30.000 Dân sinh

45 Baõã Laùcâ Khu vực Vịnh

Vân Phong 30.000 Dân sinh

46 Nãèâ Ñaûo Khu vực Vịnh

Vân Phong 30.000 Dân sinh

47 Kâaûã Lö ôèá Khu vực Vịnh 30.000 Dân sinh

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 112

TT Tên bến thủy nội địa

Địa điểm Khả năng thông qua (tấn/năm)

Chức năng của bến

Vân Phong

48 Taâè Ñö ùc Khu vực Vịnh

Vân Phong 30.000 Dân sinh

49 Xuaâè Vãèâ

Khu vực Vịnh Vân Phong

30.000 Dân sinh

50 Vauè Tâou

Khu vực Vịnh Vân Phong

10.000 Tổng hợp

51 Tuaàè Leã(Daâè Sãèâ)

Khu vực Vịnh Vân Phong

10.000 Dân sinh

52 Vóèâ Yeâè

Khu vực Vịnh Vân Phong

10.000 Tổng hợp

53 Nãèâ Pâö ôùc Khu vực Vịnh

Vân Phong 10.000 Tổng hợp

54

Bến KDL Sinh thái Mũi Đá Son (Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh)

Khu vực Vịnh Vân Phong

- Tổng hợp

55 Bến Marine Farms (Thôn Đông Hòa, xã Ninh Hải, Tx. Ninh Hòa)

Khu vực Vịnh Vân Phong

- Tổng hợp

Nguồn: Quy hoạch chi tiết giao thông đường thủy nội địa tỉnh Khánh Hòa giai đoạn đến năm 2020.

3. Siêu thị cung ứng VLXD:

Khánh Hòa là với vị trí địa lý thuận lợi, trung tâm chuyển giao VLXD cho các tỉnh trong vùng và cả nước. Trong giai đoạn tới, để đáp ứng nhu cầu xây dựng của tỉnh, cũng như các tỉnh lân cận và cả nước sẽ hình thành các trung tâm cung cấp VLXD với quy mô lớn, đó là các trung tâm siêu thị VLXD chuyên kinh doanh mặt hàng VLXD cao cấp. Những hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường tại các khu trung tâm sẽ dần bị loại bỏ.

- 02 siêu thị tại thành phố Nha Trang.

- Siêu thị tại thị xã Ninh Hòa.

- Siêu thị tại thành phố Cam Ranh.

Theo phương án dự kiến trên đến năm 2020, toàn tỉnh sẽ có 6 cảng lớn chuyên dùng VLXD, 55 bến thủy nội địa hỗn hợp, 4 siêu thị vật liệu xây dựng. Hoạt động của các cảng, bến, bãi cần được khai thác có hiệu quả, để đáp ứng nhu cầu VLXD cho tỉnh. Đồng thời nâng cao năng lực quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của các bến bãi chứa và trung chuyển sản phẩm VLXD tại các địa phương tránh ảnh hưởng đến an toàn đường thủy và khai thác có hiệu quả nguồn quỹ đất ven sông.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 113

V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VLXD ĐẾN NĂM 2030.

1. Những cơ sở định hướng.

Khánh Hòa là một tỉnh có tốc độ phát triển nhanh trong thời gian qua, là một trong những tỉnh, thành phố có tốc độ phát triển cao hơn so với các tỉnh khác trong vùng Nam Trung bộ. Theo “Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” thì tới năm 2020, Khánh Hòa sẽ trở thành một tỉnh dịch vụ có công nghiệp hiện đại, là trung tâm du lịch quốc tế, có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị hiện đại, đồng bộ. Vì vậy, tới năm 2020, Khánh Hòa đã có được một hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới cung cấp điện...

Đến năm 2020, ngành công nghiệp VLXD của Khánh Hòa đã có một nền tảng vững chắc với công nghệ, thiết bị tiên tiến hiện đại, sản xuất đa dạng các chủng loại sản phẩm chủ yếu cho xây dựng trong tỉnh, một số chủng loại VLXD cung ứng ra ngoài tỉnh và xuất khẩu với sản lượng lớn, chất lượng sản phẩm cao, đáp ứng được mọi yêu cầu của thị trường.

Trong giai đoạn 2021 - 2030, nhu cầu VLXD tại Khánh Hòa sẽ vẫn tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng sẽ chậm lại so với các giai đoạn trước, tuy nhiên gia trị tuyệt đối sản xuất hàng năm vẫn cao hơn. Dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu VLXD trong giai đoạn 2021 - 2030 tại Khánh Hòa khoảng 3 - 4%/năm.

2. Định hướng phát triển sản xuất VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030.

Căn cứ vào xu thế phát triển sản xuất VLXD chung của thế giới, của cả nước và của các tỉnh Vùng Nam Trung bộ, căn cứ vào những lợi thế cạnh tranh và tình hình phát triển sản xuất VLXD ở Khánh Hòa, định hướng phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa như sau:

2.1. Về chủng loại sản phẩm:

Trong giai đoạn này, hầu hết các chủng loại sản phẩm VLXD chủ yếu đã được sản xuất tại Khánh Hòa với các năng lực khá lớn, vì vậy trong giai đoạn này sẽ tập trung vào đầu tư chiều sâu, mở rộng về quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới có chất lượng cao hơn, tiện ích hơn, đạt tiêu chuẩn quốc tế để có khả năng thay thế các loại VLXD truyền thống và các loại VLXD nhập ngoại.

- Xi măng: Đầu tư sản xuất ổn định ở các nhà máy nghiềnxi măng hiện có để cung cấp cho thị trường trong vùng. Nghiên cứu sản xuất các chủng loại xi măng đặc biệt để phục vụ thị trường (xi măng bền sunfat, xi măng ít tỏa nhiệt…).

- Vật liệu xây: Hạn chế phát triển sản xuất gạch nung, chỉ sản xuất khi còn bảo đảm nguồn nguyên liệu. Phát triển mạnh hơn các sản phẩm vật liệu xây không nung như: gạch bê tông, bê tông khí chưng áp, bê tông nhẹ, tấm tường... để từng bước giảm bớt sử dụng gạch nung, thực hiện công nghiệp hóa xây dựng,

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 114

đồng thời tiết kiệm nguồn đất sét ngày càng cạn dần. Đầu tư sản xuất vật liệu xây không nung theo công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, đa dạng chủng loại sản phẩm về kích thước, màu sắc để giúp cho những nhà thi công có thể lựa chọn theo yêu cầu.

- Vật liệu lợp: Phát triển sản xuất các loại ngói nung không tráng men hoặc tráng men và có màu dùng để trang trí, các loại ngói giả cổ. Phát triển sản xuất các loại tấm lợp thông minh, tấm lợp sinh thái, tấm lợp nhựa cao cấp lấy ánh sáng tự nhiên.

- Đá ốp lát: Tiếp tục đầu tư khai thác đá khối và chế biến đá ốp lát về công nghệ, nâng cao chất lượng đá ốp lát cả về mẫu mã và kích thước, mầu sắc. Tiếp tục tìm kiếm thị trường, nâng cao tỷ trọng xuất khẩu.

- Bê tông xây dựng: Tiếp tục phát triển sản xuất các loại bê tông cấu kiện đúc sẵn dự ứng lực, bê tông tấm lớn, ống cống, cột điện ly tâm, cọc móng đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa xây dựng.

Phát triển đa dạng các loại bê tông đặc biệt như bê tông cường độ cao, bê tông nhẹ, bê tông chịu nhiệt, bê tông cách âm cách nhiệt, bê tông bền nước biển. Phát triển sản xuất các loại phụ gia cho bê tông để nâng cao tính năng sử dụng và cường độ bê tông như phụ gia dẻo hóa, siêu dẻo, tăng cường độ...

Phát triển sản xuất các loại vữa trộn sẵn để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa xây dựng.

- Một số chủng loại VLXD khác:

+ Phát triển sản xuất các loại vật liệu hợp kim nhôm phẳng hoặc cong, có trọng lượng nhẹ, độ cứng cao, có vẻ đẹp hiện đại, bền với môi trường, dùng để ốp trong và ngoài công trình. Đầu tư sản xuất tấm trần bằng nhôm có màu sắc phong phú, đa dạng hình thức, kiểu dáng, nhẹ và có độ bền cao, thuận tiện cho thi công.

+ Phát triển sản xuất vật liệu nhựa. Phát triển sản xuất các loại khung cửa nhôm, khung cửa nhựa lõi thép chất lượng cao, đa dạng về kiểu dáng, màu sắc, có khả năng cách âm, cách nhiệt, không bị biến đổi hình dạng, không cong vênh, co ngót trong điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt.

+ Phát triển sản xuất tấm thạch cao: Tấm trần và tấm tường thạch cao là loại sản phẩm xây dựng cao cấp được sử dụng nhiều trong các nước phát triển do rất đa dạng về chủng loại, có thể tạo nhiều kiểu hoa văn đẹp có tính mỹ thuật cao, có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống ẩm và chống cháy. Trong các giai đoạn sau năm 2020, loại sản phẩm này sẽ được sử dụng nhiều hơn ở Việt Nam.

+ Đầu tư sản xuất sàn epoxi giả đá, sàn bằng tấm hợp kim nhôm polyvinil clora lát trực tiếp trên mặt xi măng. Sàn có khả năng chịu tải, chống mài mòn cao, chống tĩnh điện, chống trượt và chống ồn tốt, trọng lượng nhẹ.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 115

+ Đầu tư sản xuất các loại sàn nâng (sàn lắp ghép) phục vụ cho công trình văn phòng và nhà công nghiệp. Đây là loại sàn rất thuận lợi cho việc lắp đặt, sửa chữa thay thế hệ thống đường điện, đường nước, đường khí nóng...

2.2. Về công nghệ sản xuất:

Ngành sản xuất VLXD sẽ chỉ đầu tư những công nghệ tiên tiến, hiện đại có trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao tiệm cận với trình độ công nghệ của thế giới. Sản xuất VLXD đảm bảo được các quy định về môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế. Sản phẩm VLXD luôn luôn được nâng cao chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, có thể cạnh tranh trên thị trường ngoài nước. Lĩnh vực khai thác chế biến nguyên liệu liệu sẽ tập trung vào chế biến sâu nguyên liệu thành sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, có giá trị kinh tế cao. Không xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc bán thành phẩm để giữ gìn nguồn tài nguyên khoáng sản quý không thể sản sinh được.

2.3. Về tổ chức sản xuất:

Trong giai đoạn sau năm 2020, theo xu hướng phát triển chung của thế giới ngành sản xuất VLXD sẽ phát triển theo hướng hình thành các tập đoàn sản xuất chuyên sâu vào một sản phẩm có thế mạnh hoặc tập đoàn sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm để nâng cao và khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế, rút gọn các đầu mối sản xuất và tiêu thụ; đơn giản hóa cho công tác quản lý và mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.4. Về phân bố sản xuất:

+ Phân bố các cơ sở sản xuất theo hướng hình thành các khu, cụm công nghiệp VLXD tập trung, sản xuất nhiều chủng loại VLXD để tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ lẫn nhau trong việc đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật.

+ Bố trí khu cụm công nghiệp VLXD ở khu vực ngoại vi đô thị, xa khu dân cư để không làm ảnh hưởng đến đời sống dân cư.

+ Hình thành các siêu thị VLXD tại các khu đô thị để giới thiệu, quảng bá sản phẩm VLXD, tạo điều kiện cho người sử dụng dễ dàng lựa chọn các sản phẩm VLXD theo yêu cầu của từng loại công trình.

+ Xây dựng các cơ sở sản xuất bê tông đúc sẵn, bê tông thương phẩm, vữa trộn sẵn tại các khu vực ngoại thành. Nghiêm cấm vận chuyển trong nội thành các loại sản phẩm vật liệu rời gây ô nhiễm môi trường đô thị như cát, đá, sỏi ...

2.5. Về nguồn nguyên liệu.

Do khai thác khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất liên tục nhiều năm ở các giai đoạn trước, nên nhiều khu vực mỏ cạn nguyên liệu. Để duy trì sản xuất ổn định cho các doanh nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2030, cần tiếp tục thăm dò bổ sung (chủ yếu thăm dò xuống sâu) các mỏ đã cạn trữ lượng và đầu tư mở một số mỏ mới đã được thăm dò. Cụ thể đối với từng chủng loại khoáng sản như sau:

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 116

* Sét gạch ngói: Thăm dò bổ sung các khu cạn trữ lượng của các mỏ Ninh Hưng, Ninh Thân (TX. Ninh Hòa), Diên Xuân, Diên Tân (huyện Diên Khánh).

* Đá xây dựng: Thăm dò bổ sung, thăm dò xuống sâu dưới mức đã cấp phép các khu vực khai thác đá đã cạn trữ lượng Vạn Hưng, Vạn Lương, Vạn Thạnh (H. Vạn Ninh), Ninh Phước, Ninh Giang (TX. Ninh Hòa), Diên Lâm, Diên Sơn (H. Diên Khánh), Suối Tân, Cam Đức (H. Cam Lâm), Cam Thịnh Tây, Cam Thịnh Đông, Cam Phước Đông, Ba Ngòi (TP. Cam Ranh), Khánh Bình, Khánh Hiệp, Khánh Trung, Khánh Đông, Khánh Phú (H. Khánh Vĩnh), Cụm Ba Bắc (H. Khánh Sơn).

* Đá khối: Thăm dò bổ sung các khu vực Vạn Thắng, Xuân Sơn (H. Vạn Ninh), Suối Cát, Suối Tiên (Diên Khánh).

* Cát xây dựng: Thăm dò mở rộng, thăm dò mới các khu vực Ninh Hưng (TX. Ninh Hòa), Diên Lạc, Diên Đồng, Suối Hiệp, Diên Xuân (H. Diên Khánh), Cam Đức (H. Cam Lâm), Cam Thành Đông (TP. Cam Ranh), Khánh Hiệp, Khánh Trung, Khánh Đông, sông Thác Ngựa (H. Khánh Vĩnh), sông Tô Hạp (H. Khánh Sơn).

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 117

Phần thứ tư CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH VẬT LIỆU XÂY DỰNG

I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.

1. Giải pháp về cơ chế chính sách.

- Mở rộng phát triển thị trường.

Tỉnh Khánh Hòa sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm VLXD chất lượng cao, khối lượng lớn không chỉ đáp ứng nhu cầu trong tỉnh mà còn cung ứng cho thị trường cả nước và xuất khẩu. Trong giai đoạn tới, cần đầu tư vào việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm ra cả nước và thị trường quốc tế. Xuất khẩu là một hướng đi rất quan trọng cho một số loại VLXD trong lúc thị trường trong nước đã bão hòa, sản lượng lại lớn như đá ốp lát. Vì vậy, trong các giai đoạn tới các doanh nghiệp cần tích cực tham gia các hội thảo, triển lãm, hội chợ quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin để mở rộng thị trường xuất khẩu. Song song với việc tiếp thị, quảng bá sản phẩm cần luôn nâng cao chất lượng sản phẩm để đạt được các tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng các thương hiệu mạnh cho sản phẩm VLXD Việt Nam.

Để mở rộng thị trường vật liệu xây không nung, tỉnh cần thực hiện đúng chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung, Thông tư số 09/2012/TT-BXD về việc quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng, bằng cách ban hành các văn bản để chi tiết hóa và hướng dẫn thực hiện cho phù hợp với địa phương mình đồng thời phải tổ chức thanh kiểm tra giám sát các công trình xây dựng từ khâu thiết kế cấp giấy phép xây dựng.

- Điều tra cơ bản:

Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất VLXD tại Khánh Hòa rất lớn, nhất là các loại nguyên liệu cho chế biến đá ốp lát, đá xây dựng, gạch ngói nung. Vì vậy cần tiếp tục đầu tư cho công tác thăm dò khảo sát các mỏ khoáng sản, đánh giá đầy đủ về chất lượng, trữ lượng để có các căn cứ cấp phép cho các doanh nghiệp đầu tư khai thác sản xuất VLXD.

Các đơn vị đang sản xuất VLXD cần phải xúc tiến tìm kiếm, khảo sát thăm dò bổ sung các nguồn nguyên liệu đang được khai thác sử dụng để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất bền vững. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 cần tập trung đầu tư thăm dò bổ sung và thăm dò mới các mỏ đất sét gạch ngói, đá xây dựng, cát xây dựng và các mỏ đá ốp lát.

Công tác thăm dò khảo sát các mỏ khoáng sản làm VLXD đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, song các doanh nghiệp đều khó khăn, tỉnh nên có chính sách cho vay ưu đãi từ nguồn vốn ngân sách sau đó thu hồi vốn từ việc đấu thầu khai thác mỏ. Trong thời gian tới tỉnh cần có đề xuất với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Địa chất khoáng sản Việt Nam đầu tư điều tra, thăm dò đánh giá triển vọng chất trữ lượng.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 118

Thực hiện đấu thầu trong khai thác khoáng sản, gắn khai thác với chế biến. Việc tìm kiếm, bổ sung các mỏ khoáng sản làm nguyên liệu phải đi đôi với việc các doanh nghiệp phải có các biện pháp tiết kiệm khoáng sản trong khai thác và sử dụng tài nguyên, nhất là đối với đất sét làm gạch ngói, đá ốp lát.

- Giải pháp về quản lý nhà nước.

Phổ biến rộng rãi quy hoạch cho các ngành, các cấp chính quyền, các tổng công ty, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để hiểu rõ nội dung quy hoạch. Thống nhất quản lý và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất VLXD.

Phân cấp để tăng cường hiệu lực quản lý hoạt động sản xuất, khai thác khoáng sản làm VLXD của cấp ngành trong tỉnh là rất cần thiết, đặc biệt là đối với một số lĩnh vực khai thác đá, cát, sỏi, sản xuất gạch ngói nung .... Tăng cường kiểm tra, giám sát để chấm dứt các hoạt động khai thác, sản xuất VLXD không phép, trái phép và sử dụng các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

2. Giải pháp về huy động nguồn vốn.

Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất VLXD trong các giai đoạn từ nay đến năm 2020 ước tính khoảng 737 tỷ đồng, chủ yếu cho đầu tư chiều sâu duy trì sản xuất và đầu tư chuyển đổi công nghệ.

- Tập trung nguồn lực cho đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ, sử dụng công nghệ xanh không gây ô nhiễm môi trường, mở rộng sản xuất tại các cơ sở hiện có.

- Ưu tiên vốn cho các lĩnh vực sản xuất VLXD tỉnh có lợi thế, có thị trường tiêu thụ tốt như: Xi măng, đá ốp lát chất lượng cao, gạch, ngói không nung. Thực hiện chính sách hỗ trợ sau đầu tư cho các doanh nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện nước.

- Thực hiện chính sách thuế khuyến khích đầu tư theo luật đầu tư đã được ban hành. Cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư theo hướng thông thoáng nhằm thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư.

- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ đất, khoáng sản và thị trường vốn. Phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn từ đất thông qua các hình thức hợp tác đầu tư.

3. Phát triển nguồn nhân lực . Ngành công nghiệp VLXD tỉnh Khánh Hòa phát triển theo hướng sử dụng

công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, vì vậy đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ KHKT, công nhân lành nghề có trình độ chuyên môn cao, có tay nghề vững vàng để nhanh chóng tiếp thu, làm chủ và vận hành được các dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến. Vì vậy, công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 119

Hiện tại, lực lượng lao động sản xuất VLXD có tay nghề cao, được đào tạo bài bản còn thiếu. Trong giai đoạn tới đào tạo nghề phải tăng nhanh về quy mô và chất lượng. Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề trong đó chú trọng đào tạo cho người lao động ngay tại các cơ sở sản xuất. Kết hợp đào tạo chuyên môn, kiến thức quản lý kinh tế với bồi dưỡng nhận thức pháp luật, phẩm chất lao động, đạo đức xã hội, ngoại ngữ, quản trị kinh doanh, maketing để chính những người lao động và những sản phẩm họ làm ra có thể hội nhập được với nền kinh tế toàn cầu. Mặt khác các doanh nghiệp cần có chính sách đãi ngộ các cán bộ KHKT và công nhân có tay nghề cao.

4. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ.

Hoạt động khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất VLXD cần tập trung vào giải quyết những khó khăn trong sản xuất và áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất để kịp thời hòa nhập với trình độ khoa học kỹ thuật cao trên thế giới. Ngoài ra, trong hoạt động khoa học công nghệ cần quan tâm tới công tác tuyên truyền, thông tin về những kinh nghiệm trong sản xuất VLXD trong từng doanh nghiệp.

5. Giải pháp bảo vệ môi trường.

Khánh Hòa là một tỉnh có ngành sản xuất VLXD phát triển khá mạnh trong cả nước, do đó các cơ sở khai thác và sản xuất VLXD phải nghiêm túc thực hiện việc bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động. Đối với các cơ quan quản lý, trước tiên phải xây dựng tiêu chí về bảo vệ môi trường sản xuất VLXD. Để phát triển một cách bền vững các dự án đầu tư mới phải lựa chọn công nghệ tiên tiến và hướng bố trí vào các khu công nghiệp để có phương án tập trung xử lý rác thải. Các doanh nghiệp đang hoạt động, cần đầu tư đổi mới công nghệ ở những công đoạn gây ô nhiễm (tiếng ồn, bụi, khói, hóa chất, nước thải...) đầu tư xử lý chất thải (thể khí, rắn, lỏng...) trước khí thải ra môi trường phải đạt tiêu chuẩn cho phép.

Thực hiện đấu thầu trong khai thác khoáng sản, gắn khai thác khoáng sản với chế biến; kiểm tra việc cải tạo và phục hồi môi trường trước khi đóng cửa mỏ.

Các doanh nghiệp khai thác chế biến đá, cát sỏi phải áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến để thu hồi triệt để tài nguyên, tiết kiệm khoáng sản đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường, đồng thời bố trí xa khu dân cư.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư mới, việc tuân thủ các tiêu chí về môi trường, luật môi trường của các cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất VLXD.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

Để thực hiện quy hoạch có hiệu quả, cần thiết phải có sự thống nhất quản lý, phối hợp thực hiện giữa các cấp chính quyền tỉnh, các sở ngành và các doanh nghiệp trên địa bàn.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 120

1. Sở Xây dựng.

- Chủ trì Công bố công khai và phổ biến quy hoạch VLXD cho các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cùng các cá nhân có liên quan biết để thực hiện.

- Xây dựng các văn bản hướng dẫn cho các cơ sở đầu tư mới, nâng công suất, đổi mới công nghệ và thiết bị tiên tiến theo hướng tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và bảo vệ môi trường phù hợp với định hướng của quy hoạch và từng bước chuyển dịch sản xuất từ “Nâu” sang “Xanh”.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh VLXD trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các cơ quan liên quan, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý vi phạm đối với các tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật về đất đai, tài nguyên khoáng sản và các quy định về bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và giữ gìn di tích lịch sử văn hoá, an ninh quốc phòng.

- Xây dựng quy chế, chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất vật liệu xây không nung đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội.

- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh, Bộ Xây dựng về tình hình hoạt động khai thác chế biến khoáng sản làm VLXD và sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Hướng dẫn các chủ đầu tư lập đề án thăm dò khoáng sản làm VLXD thông thường, xây dựng chính sách ưu tiên thăm dò mở rộng, xuống sâu đối với một số mỏ có khả năng mang lại hiệu quả.

- Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc quản lý về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật môi trường ở các cơ sở sản xuất VLXD và khai thác khoáng sản, xây dựng ban hành Quy chế quản lý công nghệ khai thác các mỏ.

- Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản làm VLXD theo Quy hoạch được phê duyệt.

- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản làm VLXD theo giấy phép.

3. Sở Công Thương.

Phối hợp với các Sở, ngành tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, các hoạt động triển lãm hàng hoá, hội chợ về VLXD nhằm giúp các doanh nghiệp khai thác thị trường trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, học tập kinh nghiệm.

4. Sở Giao thông vận tải.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 121

Phối hợp cùng các Sở ngành hữu quan của tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện quy hoạch giao thông đã được UBND tỉnh phê duyệt, đầu tư xây dựng mới và mở rộng hệ thống đường bộ, đường sông, để đáp ứng nhu cầu vận chuyển đối với các khu vực có khối lượng sản phẩm VLXD lớn.

5. Sở Khoa học và Công nghệ.

Thẩm địnhvề công nghệ các dự án đầu tư phát triển VLXD. Tổ chức các hoạt động khoa học kỹ thuật nói chung và lĩnh vực sản xuất VLXD nói riêng để giới thiệu và phổ biến những công nghệ hiện đại trong nước và thế giới.

Phối hợp với Sở Xây dựng mở rộng việc quảng cáo, tuyên truyền về hiệu quả kinh tế kỹ thuật và sử dụng các sản phẩm mới, đặc biệt sử dụng vật liệu xây không nung cho các công trình xây dựng;

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Nghiên cứu chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dự án đầu tư về VLXD trên địa bàn tỉnh phát triển, đảm bảo đúng tiến độ xây dựng công trình.

Là đầu mối tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép đầu tư và là đầu mối tổ chức thẩm định các dự án về sản xuất VLXD, không cấp phép đầu tư cho các dự án sản xuất VLXD sử dụng công nghệ lạc hậu, không tiết kiệm nguyên nhiên liệu và không có trong quy hoạch, phương án bảo vệ môi trường.

7. Sở Tài Chính.

Bố trí các khoản mục trong vốn đầu tư của tỉnh để đầu tư thăm dò, khảo sát điều tra cơ bản các mỏ có triển vọng, từ đó có thể thu hút đầu tư hoặc đấu thầu để thu hồi vốn.

8. UBND thành phố, thị xã và các huyện.

Phối hợp cùng Sở Xây dựng trong việc quản lý các cơ sở sản xuất VLXD, các mỏ khoáng sản làm VLXD và thực hiện quy hoạch phát triển VLXD trên địa bàn; ban hành các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch theo nội dung và tiến độ đề ra.

Có trách nhiệm quản lý theo dõi thống kê về hoạt động của các doanh nghiệp khai thác và sản xuất VLXD trên địa bàn, hàng quý báo cáo về Sở Xây dựng.

9. Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư sản xuất VLXD và khai thác khoáng sản.

Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trên cơ sở luật pháp ban hành. Đặc biệt phải thường xuyên quan tâm tới việc bảo vệ môi trường và đối với các cơ sở khai thác tài nguyên, phải thực hiện hoàn nguyên môi trường hàng năm hoặc trong từng thời gian khai thác.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 122

Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản làm VLXD và sản xuất VLXD trên địa bàn tỉnh, hàng năm phải có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị về UBND huyện và Sở Xây dựng.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 123

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 124

KẾT LUẬN

Được đánh giá là một ngành sản xuất có lợi thế phát triển, ngành sản xuất VLXD ở Khánh Hòa trong các giai đoạn vừa qua đã được ưu tiên phát triển và đã đạt được những thành quả cao, đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh cũng xác định tầm quan trọng của ngành công nghiệp VLXD từ nay đến năm 2020 và giai đoạn tiếp theo đến năm 2030. Dựa trên những kết quả điều tra khảo sát hiện trạng sản xuất, tiêu thụ VLXD trong những năm vừa qua và đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch phát triển sản xuất VLXD đã được phê duyệt năm 2011, phân tích những khó khăn thách thức của nền kinh tế trong những giai đoạn tới, dự án đã xây dựng các mục tiêu quan điểm và phương án điều chỉnh quy hoạch đối với từng lĩnh vực sản xuất VLXD có tính khoa học và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.

Để thực hiện được đầy đủ các nội dung trong báo cáo điều chỉnh quy hoạch, dự án đã căn cứ vào các số liệu điều tra khảo sát thị trường VLXD hiện nay và dự báo thị trường VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và năm 2030 làm cơ sở để nghiên cứu. Đồng thời chú trọng đến thị trường trong nước và xuất khẩu đối với một số chủng loại VLXD có lợi thế cạnh tranh để cân đối khả năng phát triển đáp ứng nhu cầu.

Quy hoạch đã đề xuất nhiều cơ sở sản xuất VLXD chủ yếu cần được đầu tư mở rộng, xây dựng mới hoặc chuyển đổi công nghệ. Đây là những cơ sở có quy mô vừa và lớn, có công nghệ tiên tiến, hiện đại, công nghệ xanh. Những đề xuất này đã căn cứ vào những điều kiện hiện tại cũng như trong tương lai của tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sẽ xuất hiện những yếu tố mới ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành mà hiện tại không lường trước được, nên quy hoạch VLXD cần tiếp tục được bổ sung hoàn thiện thêm.

Ngành công nghiệp VLXD phát triển liên quan tới sự phát triển nhiều ngành kinh tế khác, trong đó trực tiếp liên quan đến ngành năng lượng, giao thông vận tải, cấp thoát nước, tài chính ... Vì vậy, để quy hoạch có tính khả thi, ứng dụng hiệu quả vào đời sống - xã hội, ban soạn thảo kiến nghị với UBND tỉnh Khánh Hòa như sau:

- Xem xét, phê duyệt quy hoạch để làm căn cứ pháp lý cho việc thực hiện.

- Chỉ đạo các ngành, các cấp, các cơ quan có liên quan phối hợp thực hiện để cân đối được nhu cầu năng lượng, nhiên liệu, vận tải, vốn đầu tư như trong quy hoạch đã nêu.

- Sau khi quy hoạch được phê duyệt, UBND tỉnh giao cho Sở Xây dựng tổ chức thực hiện quy hoạch; Phối hợp cùng với các Sở, ban, ngành, UBND các cấp và các tổ chức, cá nhân liên quan ban hành các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch theo nội dung và tiến độ đề ra; Rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung, điều chỉnh Quy hoạch theo định kỳ hoặc đột xuất./.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 125

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 126

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVII;

2. Báo cáo “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”. Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Khánh Hòa;

3. Báo cáo “Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa;

4. Báo cáo “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản làm VLXD tỉnh Khánh Hòa giai đoạn đến năm 2015 và định hướng sau năm 2015”.Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa;

5. Báo cáo “Quy ho¹ch ph¸t triÓn VLXD tØnh Kh¸nh Hßa ®Õn n¨m 2020”. Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa;

6. Báo cáo “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Khánh Hòa”- UBND tỉnh Khánh Hòa;

7. Báo cáo “Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006 - 2020”. Sở Công thương tỉnh Khánh Hòa;

8. Báo cáo “Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011 - 2020” - Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Khánh Hòa;

9. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020. Viện Vật liệu xây dựng - Năm 2008;

10. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm VLXD ở Việt Nam đến năm 2020. Viện Vật liệu xây dựng - Năm 2008;

11. Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030. Viện Vật liệu xây dựng - Năm 2011;

12. Báo cáo Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Viện Vật liệu xây dựng - Năm 2013;

13. Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Phú Yên đến năm 2020. Viện Vật liệu xây dựng - Năm 2012;

14. Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Bình Định đến năm 2020. Viện Vật liệu xây dựng - Năm 2011;

15. Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Viện Vật liệu xây dựng - Năm 2009;

16. Báo cáo điều tra về tình hình sản xuất và tiêu thụ VLXD của các huyện, thành phố, thị xã và các doanh nghiệp sản xuất VLXD trên địa bàn Khánh Hòa. Viện Vật liệu xây dựng và Sở Xây dựng Khánh Hòa - Năm 2015;

17. Niên giám thống kê Khánh Hòa 2014. Cục Thống kê tỉnh - Năm 2015;

18. Niên giám thống kê toàn quốc 2014. Tổng cục Thống kê - Năm 2015;

19. Chương trình phát triển gạch không nung Việt Nam đến năm 2020 - Viện Vật liệu xây dựng - Năm 2009.

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 127

20. Tài liệu Hội thảo quốc tế “Khoa học công nghệ - động lực phát triển bền vững ngành công nghiệp VLXD Việt Nam”. Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam - Năm 2014.

21. Đề án phát triển vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 - Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa - năm 2016;