Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · -...

112
1 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology NĂM THỨ MƯỜI BA SỐ 1 NĂM 2018 TỔNG BIÊN TẬP Editor in chief GS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤT PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Deputy Editor GS.TS. BÙI CHÍ BỬU TS. TRẦN DANH SỬU TS. NGUYỄN THẾ YÊN THƯỜNG TRỰC S. PHẠM THỊ XUÂN - THƯ KÝ TÒA SOẠN - TRỊ SỰ Ban ông tin Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vĩnh Quỳnh, anh Trì, Hà Nội Điện thoại: (024) 36490503; (024) 36490504; 0949940399 Fax: (024) 38613937; Website: http//www.vaas.org.vn Email: [email protected]; [email protected]; [email protected] ISSN: 1859 - 1558 Giấy phép xuất bản số: 1250/GP - BTTTT Bộ ông tin và Truyền thông cấp ngày 08 tháng 8 năm 2011 MỤC LỤC 1. Lê Hữu Hải, Huỳnh ị Huế Trang, Võ Duy Khánh, Đoàn ị Ngọc anh. Tuyển chọn dòng lúa than ngắn ngày, phẩm chất cao 2. Nguyễn ị Loan,Trần ị Trường, Phạm ị Xuân, Lê ị oa, Trần ị anh ủy. Kết quả tuyển chọn giống đậu tương thích hợp cho vụ Đông và phát triển mô hình đậu tương ĐT26 trên đất lúa tại Hà Nội 3. Nguyễn ị Tuyết, Nguyễn ị Xuyến, Nguyễn ị Lan Hoa, Bùi ị u Giang, Trần Danh Sửu. Đánh giá đa dạng di truyền một số nguồn gen bưởi (Citrus spp.) bằng chỉ thị SSR 4. Bùi anh Liêm, Vũ Minh uận. Đánh giá tính thích nghi của các giống lúa chống chịu mặn tại vùng bị xâm nhập mặn của tỉnh Trà Vinh 5. Phùng ị u Hà, Nguyễn Văn Viết, Lê ị Phương Lan, Lê Tuấn Tú, Nguyễn Xuân u, Phạm Bích Hiên, Tạ Hồng Lĩnh. Kết quả đánh giá phản ứng với bệnh héo xanh vi khuẩn của dòng lai và giống lạc mới có triển vọng bằng lây nhiễm nhân tạo 6. Nguyễn ị Ngọc Diễm, Nguyễn Phương úy, Võ Hữu oại. Kết quả khảo nghiệm dòng dứa lai 2 ở hai tỉnh Tiền Giang và Long An 7. Nguyễn Trí Yến Chi, Trương Trọng Ngôn. Khảo sát đặc điểm sinh trưởng và năng suất của sáu dòng lúa thơm mang gen kháng rầy nâu phục vụ sản xuất và xuất khẩu 8. Tào Ngọc Tuấn, Nghiêm Tiến Dũng. Kết quả khảo nghiệm cơ bản một số tổ hợp lai dạng thuốc lá vàng sấy lò tại Cao Bằng 9. Ngô ị Nguyệt, Đặng ị Chinh, Nguyễn Văn êm, Trần ị Bích Hường, Phạm Hồng Hiển. Đặc điểm nhận diện cây ba kích tím (Morinda officinalis) ở một số địa bàn phía Bắc Việt Nam 10. Hồ ị u Ba, Trần Nhân Dũng, Trương Trần uận. Khảo sát độc tính bán trường diễn của cao chiết từ nấm ượng hoàng (Phellinus sp.) hoang dại trên chuột nhắt trắng 11. Lương ị Duyên, Võ Minh Mẫn, Đặng ị Kim Uyên, Nguyễn Văn Hòa. Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp mọt (Xyleborus fornicatus, Xyleborus similis) sâu đục thân/cành (Plocaederus ruficornis, sybulus sp.) trên cây xoài và sầu riêng tại Vĩnh Long 3 9 14 19 24 28 35 40 45 50 54

Transcript of Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · -...

Page 1: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

1

TẠP CHÍKHOA HỌC CÔNG NGHỆNÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

NĂM THỨ MƯỜI BA

SỐ 1 NĂM 2018

TỔNG BIÊN TẬPEditor in chief

GS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤT

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPDeputy Editor

GS.TS. BÙI CHÍ BỬUTS. TRẦN DANH SỬU

TS. NGUYỄN THẾ YÊN

THƯỜNG TRỰCThS. PHẠM THỊ XUÂN - THƯ KÝ

TÒA SOẠN - TRỊ SỰBan Thông tin

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: (024) 36490503; (024) 36490504; 0949940399

Fax: (024) 38613937;Website: http//www.vaas.org.vnEmail: [email protected]; [email protected];

[email protected]

ISSN: 1859 - 1558Giấy phép xuất bản số:

1250/GP - BTTTTBộ Thông tin và Truyền thôngcấp ngày 08 tháng 8 năm 2011

MỤC LỤC1. Lê Hữu Hải, Huỳnh Thị Huế Trang, Võ Duy Khánh,

Đoàn Thị Ngọc Thanh. Tuyển chọn dòng lúa than ngắn ngày, phẩm chất cao

2. Nguyễn Thị Loan,Trần Thị Trường, Phạm Thị Xuân, Lê Thị Thoa, Trần Thị Thanh Thủy. Kết quả tuyển chọn giống đậu tương thích hợp cho vụ Đông và phát triển mô hình đậu tương ĐT26 trên đất lúa tại Hà Nội

3. Nguyễn Thị Tuyết, Nguyễn Thị Xuyến, Nguyễn Thị Lan Hoa, Bùi Thị Thu Giang, Trần Danh Sửu. Đánh giá đa dạng di truyền một số nguồn gen bưởi (Citrus spp.)bằng chỉ thị SSR

4. Bùi Thanh Liêm, Vũ Minh Thuận. Đánh giá tính thích nghi của các giống lúa chống chịu mặn tại vùng bị xâm nhập mặn của tỉnh Trà Vinh

5. Phùng Thị Thu Hà, Nguyễn Văn Viết, Lê Thị Phương Lan, Lê Tuấn Tú, Nguyễn Xuân Thu, Phạm Bích Hiên, Tạ Hồng Lĩnh. Kết quả đánh giá phản ứng với bệnh héo xanh vi khuẩn của dòng lai và giống lạc mới có triển vọng bằng lây nhiễm nhân tạo

6. Nguyễn Thị Ngọc Diễm, Nguyễn Phương Thúy, Võ Hữu Thoại. Kết quả khảo nghiệm dòng dứa lai 2 ở hai tỉnh Tiền Giang và Long An

7. Nguyễn Trí Yến Chi, Trương Trọng Ngôn. Khảo sát đặc điểm sinh trưởng và năng suất của sáu dòng lúa thơm mang gen kháng rầy nâu phục vụ sản xuất và xuất khẩu

8. Tào Ngọc Tuấn, Nghiêm Tiến Dũng. Kết quả khảo nghiệm cơ bản một số tổ hợp lai dạng thuốc lá vàng sấy lò tại Cao Bằng

9. Ngô Thị Nguyệt, Đặng Thị Chinh, Nguyễn Văn Thêm, Trần Thị Bích Hường, Phạm Hồng Hiển. Đặc điểm nhận diện cây ba kích tím (Morinda officinalis) ở một số địa bàn phía Bắc Việt Nam

10. Hồ Thị Thu Ba, Trần Nhân Dũng, Trương Trần Thuận. Khảo sát độc tính bán trường diễn của cao chiết từ nấm Thượng hoàng (Phellinus sp.) hoang dại trên chuột nhắt trắng

11. Lương Thị Duyên, Võ Minh Mẫn, Đặng Thị Kim Uyên, Nguyễn Văn Hòa. Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp mọt (Xyleborus fornicatus, Xyleborus similis) và sâu đục thân/cành (Plocaederus ruficornis, sybulus sp.)

trên cây xoài và sầu riêng tại Vĩnh Long

3

9

14

19

24

28

35

40

45

50

54

Page 2: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

2

TẠP CHÍKHOA HỌC CÔNG NGHỆNÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology

NĂM THỨ MƯỜI BA

SỐ 1 NĂM 2018

TỔNG BIÊN TẬPEditor in chief

GS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤT

PHÓ TỔNG BIÊN TẬPDeputy Editor

GS.TS. BÙI CHÍ BỬUTS. TRẦN DANH SỬU

TS. NGUYỄN THẾ YÊN

THƯỜNG TRỰCThS. PHẠM THỊ XUÂN - THƯ KÝ

TÒA SOẠN - TRỊ SỰBan Thông tin

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội

Điện thoại: (024) 36490503; (024) 36490504; 0949940399

Fax: (024) 38613937;Website: http//www.vaas.org.vnEmail: [email protected]; [email protected];

[email protected]

ISSN: 1859 - 1558Giấy phép xuất bản số:

1250/GP - BTTTTBộ Thông tin và Truyền thôngcấp ngày 08 tháng 8 năm 2011

12. Nguyễn Ái Thạch, Nguyễn Minh Thủy. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian sấy đến các hợp chất có hoạt tính sinh học và khả năng chống oxy hóa của sản phẩm tỏi đen

13. Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Văn Hòa. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng kiểm soát nhện lông nhung (Eriophyes dimocarpi) của nhện bắt mồi (Amblyseius sp.) trên cây nhãn

14. Đặng Thị Kim Uyên, Trần Nhân Dũng, Nguyễn Văn Hòa. Kết quả bước đầu xây dựng cây phát sinh loài nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên thanh long tại các tỉnh phía Nam

15. Nguyễn Ngọc Anh Thư, Nguyễn Thành Hiếu, Nguyễn Văn Hòa, Trần Thị Thu Thủy. Đánh giá hiệu quả sử dụng vi khuẩn đối kháng phòng trừ bệnh thối rễ do nấm Phytophthora palmivora và Fusarium solani gây ra trên cây có múi ở điều kiện nhà lưới

16. Lê Thị Tưởng, Đặng Thị Kim Uyên, Nguyễn Thành Hiếu, Nguyễn Văn Hòa. Nghiên cứu khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn đối với nấm gây bệnh thán thư và đốm nâu trên thanh long trong điều kiện in vitro

17. Đặng Thị Kim Uyên, Trần Vũ Phến, Nguyễn Văn Hòa.Xác định nấm Colletotrichum truncatum gây bệnh thán thư trên thanh long và hiệu quả của dịch trích thảo mộc lên sự phát triển của nấm

18. Trần Thị Mỹ Hạnh. Nghiên cứu biện pháp quản lý tổng hợp sâu đục quả mới Tirathaba sp. gây hại trên chôm chôm tại Tiền Giang

19. Phạm Phương Thu, Chu Đưc Hà, Phan Thị Trang, La Việt Hồng. Hoàn thiện ky thuật nhân giống in vitro cây cỏ thi hắt hơi (Achillea ptarmica) ở Việt Nam

20. Trần Thị Quý, Nguyễn Quang Thạch, Trương Thanh Hưng, Ngô Thị Lam Giang, Phạm Hữu Nhượng. Nghiên cứu nhân giống vô tính cây thìa canh (Gymnema sylvestre) bằng ky thuật giâm cành trên hệ thống khí canh

21. Trương Thanh Hưng, Nguyễn Quang Thạch, Trần Thị Quý, Ngô Thị Lam Giang, Phạm Hữu Nhượng.Nghiên cứu ứng dụng công nghệ khí canh trong nhân giống vô tính cây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa)

22. Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Thị Kim Quyên, Trần Minh Phú, Trần Thị Thanh Hiền, Phạm Minh Đưc. Khảo sát tình hình tiêu dùng thực phẩm thủy sản của phụ nữ và trẻ em ở tỉnh An Giang

59

64

68

73

78

83

89

94

97

102

106

Page 3: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

3

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀGiống lúa có gạo lức màu đen - thường được gọi

là “lúa có gạo đen” hay lúa than, lúa đen (black rice). Giống lúa than có nhiều dạng hạt khác nhau: hạt dài, hạt trung bình, hạt ngắn. Ở Trung Quốc, giống “gạo đen” đã được trồng từ rất lâu và dành riêng cho vua chúa (gạo hoàng gia). Gạo đen đã được sử dụng từ lâu trong y học dân gian ở châu Á (Sim, G.S. et al. 2007). Kushwawa, U.K.S. (2016) đã tổng hợp những lợi ích mang lại từ gạo đen như sau: Tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ; bảo vệ tim, giảm xơ vữa động mạch; kiểm soát huyết áp; giảm nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ; cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa; chống viêm; giảm dị ứng; giải độc cơ thể; cải thiện lipid; giảm nguy cơ bệnh tiểu đường; cải thiện thị giác; kiểm soát tình trạng tăng cân; giảm sự phát triển của bệnh ung thư; giảm rủi ro loãng xương; tăng cường sự phát triển của tóc; giảm nguy cơ bệnh hen suyển; chống chất oxy hóa. Gạo đen còn là thực phẩm tuyệt vời của thiên nhiên và là loại “dược liệu” hỗ trợ cho nhiều loại bệnh. Hàm lượng chất sắt, calcium và chất xơ tiêu hóa trong gạo đen lần lượt là 26,40 mg/kg, 137,70 mg/kg và 2,37 mg/100g - so với gạo trắng lần lượt là 4,8 mg/kg, 50,04 mg/kg và 1,74 mg/100 g (Lê Hữu Hải và ctv., 2010). Gạo đen có chỉ số hấp thu đường huyết (glycemic index - GI) rất thấp so với gạo trắng, GI của gạo đen là 50 so với gạo trắng là 89 (Havard Medical School, 2012).

Bài viết trình bày kết quả tuyển chọn các dòng lúa có gạo lức màu đen bằng ky thuật điện di protein SDS-PAGE; phân tích các chỉ tiêu về phẩm chất hạt để tuyển chọn được dòng lúa có gạo lức màu đen đồng nhất, phẩm chất cao và ngắn ngày.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cứu Mẫu hạt của giống lúa có gạo lức màu đen được

nhập nội từ Trung Quốc trong năm 2012.

2.2. Phương pháp nghiên cưu

2.2.1. Chọn lọc những dòng lúa than có hàm lượng protein cao, amylose thấp và có thời gian sinh trưởng ngắn hơn 100 ngày

- Dùng ky thuật điện di protein SDS - PAGE để phân tích hàm lượng protein.

- Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008 (Phương pháp xác định hàm lượng amylose trong hạt gạo). Hàm lượng amylose được phân loại theo thang đánh giá của IRRI (2002):

- Phương pháp đánh giá độ trở hồ: Thông qua phản ứng của hạt gạo trong dung dịch KOH 1,7%, ở nhiệt độ phòng sau 23 giờ; đánh giá độ lan rộng và độ trong suốt của hạt gạo theo thang điểm của IRRI (2002) được chia thành 7 cấp:

Các cá thể được tuyển chọn có có hàm lượng protein cao, amylose thấp được trồng trong nhà lưới

1 Trường Đại học Tiền Giang

TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THAN NGẮN NGÀY, PHẨM CHẤT CAO Lê Hữu Hải1, Huỳnh Thị Huế Trang1

Võ Duy Khánh1, Đoàn Thị Ngọc Thanh1

TÓM TẮTTừ 500 cá thể hạt lúa có gạo lức màu đen đồng nhất, dùng ky thuật điện di protein SDS-PAGE - đã chọn lọc được

24 cá thể hạt có hàm lượng amylose thấp và protein cao, được ký hiệu từ dòng D1, D2... đến D24. 24 cá thể này trồng trong nhà lưới, sau khi kiểm tra độ thuần đã chọn được chín dòng là D1, D2, D7, D8, D10, D13, D20, D23 và D24. Sau khi đánh giá các tính trạng hình thái nông học, phẩm chất hạt, đã chọn ba dòng lúa than triển vọng là D10, D13 và D20. Kết quả trồng khảo nghiệm diện hẹp ba dòng lúa than D10, D13 và D20 trong ba vụ liên tiếp đã chọn được dòng D13 có thời gian sinh trưởng 90 ngày, gạo lức màu đen đồng nhất, dạng hạt trung bình, khối lượng 1.000 hạt là 20,69 g, hàm lượng amylose (gạo trắng) là 14,89%, độ trở hồ và độ bền gel thuộc nhóm mềm cơm, hàm lượng protein khá cao (9,04%).

Từ khóa: Lúa than, gạo đen, chọn lọc, amylose thấp, protein cao

Amylose (%) Đánh giá Phân loại gạo10 - 19 Thấp Gạo dẻo 20 - 25 Trung bình Gạo mềm

>25 Cao Gạo cứng

Phân nhóm Cấp trở hồ Nhiệt độ hóa hồ (oC)Cao Cấp 1-3 75-79

Trung bình Cấp 4-5 70-74

Thấp Cấp 6-7 55-69

Page 4: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

4

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

để kiểm tra, đánh giá độ thuần và chọn những cá thể có thời gian sinh trưởng ngắn hơn 100 ngày.

2.2.2. Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và phân tích các chỉ tiêu về phẩm chất hạt

Ba cá thể được chọn lọc là ba dòng lúa than (ký hiệu là D10, D13 và D20) được trồng khảo nghiệm diện hẹp ngoài đồng với diện tích lô thí nghiệm 20 m2, 4 lần lặp lại; giống đối chứng (ĐC) là giống lúa cẩm Cai Lậy (Quyết định số 387/QĐ-TT-CLT ngày 17/8/2012 về việc: Công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới “Giống lúa thuần lúa cẩm Cai Lậy”). Gieo mạ khay, tuổi mạ 12 ngày, cấy 1 tép/buội, khoảng cách cấy 15 cm ˟ 20 cm, công thức phân bón 90-60-60 kg NPK/ha. Phân tích các chỉ tiêu để đánh giá phẩm chất hạt: màu sắc gạo lức, nhiệt độ hóa hồ, độ bền gel, hàm lượng amylose - được đánh giá dựa theo Hệ thống Đánh giá Tiêu chuẩn Cây lúa của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI, 2002); phân tích hàm lượng protein theo phương pháp Bradford (Coomassie Brilliant Blue G - 250). Các mẫu hạt gạo dùng để phân tích nhiệt hóa hồ, độ bền gel, hàm lượng amylose, protein - đều sử dụng dưới dạng gạo lức.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệuSố liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS

(ver.16) và phương pháp Duncan’s test với mức sai khác có ý nghĩa α = 0,05.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưu- Thực hiện trong hai vụ (Đông Xuân 2014 - 2015

và Hè Thu sớm 2015) tại phòng thí nghiệm và nhà lưới của Khoa Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Tiền Giang (xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).

- Thí nghiệm đồng ruộng thực hiện liên tục trong ba vụ (Hè Thu sớm 2016, Hè Thu chính vụ 2016 và Đông Xuân 2016-2017) tại xã My Thành Nam, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Chọn lọc những dòng lúa than có hàm lượng protein cao, amylose thấp và thời gian sinh trưởng ngắn hơn 100 ngày

3.1.1. Điện di protein SDS-PAGE tuyển chọn cá thể có hàm lượng protein cao và amylose thấp

500 cá thể hạt có gạo lức màu đen đồng nhất được dùng để tiến hành điện di protein nhằm chọn lọc những cá thể có hàm lượng amylose thấp và hàm lượng protein cao, được thể hiện qua các giếng của phổ điện di có band waxy nhạt (amylose thấp) và band α-glutelin đậm (protein cao). Điện di protein các dòng lúa than cho thấy band protein ở các giếng

có màu đậm, nhạt khác nhau. Điều này chứng tỏ giữa các cá thể trong cùng một giống có biến động về hàm lượng amylose và protein (Hình 1). Qua kết quả phổ điện di hình 1, cá thể ở giếng số 2 được chọn - thể hiện band waxy nhạt và band α-glutelin đậm so với các cá thể còn lại.

Hình 1. Phổ điện di các cá thể lúa than

Kết quả đã chọn lọc được 24 cá thể hạt lúa than có phổ điện di thể hiện band waxy nhạt và band α-glutelin đậm. Các cá thể hạt đã tuyển chọn được trồng trong nhà lưới để ghi nhận các đặc tính nông học, phân tích các chỉ tiêu về phẩm chất hạt.

3.1.2. Tuyển chọn các dòng lúa than có hàm lượng protein cao, amylose thấp và có thời gian sinh trưởng ngắn hơn 100 ngày

Các cá thể hạt lúa than được ký hiệu từ dòng D1, D2... đến D24, lấy ½ hạt của 24 cá thể này (phần có chứa phôi) đem ủ nảy mầm trong đĩa petri được lót giấy thấm bảo hòa nước, sau 7 ngày đem trồng trong nhà lưới. Thu hạt của từng dòng riêng biệt, tiến hành xác định độ trở hồ và điện di protein để kiểm tra độ thuần về phẩm chất. Kết quả đánh giá độ trở hồ tất cả 24 dòng lúa than đã được chọn đều thể hiện hạt gạo tan ra hoàn toàn và trong - cấp 7 (Hình 2).

Kiểm tra độ thuần của 24 dòng lúa bằng ky thuật điện di protein SDS-PAGE cho thấy có chín dòng lúa than D1, D2, D7, D8, D10, D13, D20, D23 và D24 có các band màu đồng nhất - thể hiện thuần nhất về phẩm chất; các dòng còn lại không thuần nhất - thể hiện qua các band màu đậm nhạt khác nhau. Qua kết quả xác định độ trở hồ và kiểm tra độ thuần - đã chọn ra chín dòng lúa than là D1, D2, D7, D8, D10, D13, D20, D23 và D24. Tiến hành phân tích hàm lượng protein và amylose của chín dòng lúa than này. Kết quả trình bày ở bảng 1 cho thấy hàm lượng protein của chín dòng lúa than khá cao (từ 12,05% đến 13,65%) và amylose trung bình (từ 20,75% đến 22,76%). Do “gạo đen” được sử dụng dưới dạng gạo lức, nên ban đầu đã phân tích hàm lượng amylose trên hạt gạo lức. Hạt gạo lức của các dòng lúa than và giống ĐC đều có màu đen hoặc nâu đen (chứa hàm lượng anthocyanin cao) - anthocyanin đã hoà tan trong dung dịch mẫu đo hàm lượng amylose.

Giếng 1 2 3 4 5 6 7 8

Waxy 60KDAProlutelin 57KDA

α-glutelin 37-39KDA

β-glutelin 22-23KDAGlobulin 26KDA

Page 5: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

5

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Bảng 1. Hàm lượng amylose và hàm lượng protein của chín dòng lúa than ở vụ thứ nhất

(Đông Xuân 2014 - 2015, Châu Thành, Tiền Giang)†

Ghi chú: †: Phân tích trên hạt gạo lức

Chín dòng lúa than này được trồng trong nhà lưới, kết quả ghi nhận như sau:

- Thời gian sinh trưởng: Chín dòng lúa than đều có thời gian sinh trưởng là 90 ngày và giống ĐC là 85 ngày. Thời gian sinh trưởng chín dòng lúa than phù hợp với điều kiện sản xuất thâm canh 3 vụ/năm. Đặc tính nông học, thành phần năng suất, năng suất và phẩm chất hạt được trình bày ở bảng 2.

Kết quả bảng 2 cho thấy số bông/m2 của các dòng lúa than từ 223,20 bông/m2 đến 328,60 bông/m2, khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với giống ĐC. Số hạt chắc/bông đều cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với giống ĐC; trong đó, dòng D8 có số hạt chắc trên bông cao nhất là 126,60 hạt/bông và tương đương các dòng D10, D20, D23, thấp nhất là giống ĐC (88,70 hạt chắc/bông). Chiều dài bông của các dòng lúa than biến động từ 24,50 cm đến 26,70 cm và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với giống ĐC.

Hình 2. Kết quả đánh giá độ trở hồ thông qua độ phân hủy kiềm của các dòng lúa than (Hè - Thu sớm, 2015)

Bảng 2. Đặc điểm nông học, thành phần năng suất và phẩm chất hạt của chín dòng lúa than (Hè Thu sớm 2015, Châu Thành, Tiền Giang)

Ghi chú: Những số trong một cột có cùng chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; *: khác biệt có ý nghĩa 5%; ns: không khác biệt.

Tên giống/dòng

Số bông/m2

Số hạt chắc/bông

Chiều dài bông

(cm)

Tỷ lệ chắc (%)

Khối lượng 1000

hạt (g)

Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

Chiều dài hạt (mm)

Độ trở hồ (cấp)

ĐC 328,60 88,70e 23,90 96,70a 20,30 6,30 7,30 5D1 248,00 101,00bcd 25,30 87,30bc 19,10 4,80 5,70 6D2 285,20 96,30cd 24,80 88,80abc 19,00 5,00 5,70 5D7 248,00 102,10bcd 25,70 92,30ab 19,40 5,10 5,60 5D8 266,60 126,60a 25,40 88,90abc 18,60 6,50 5,80 5

D10 266,60 119,60ab 26,70 91,20ab 19,70 6,50 5,60 6D13 291,40 99,30bcd 260,00 81,60c 18,60 5,40 5,70 5D20 248,00 111,00abc 26,10 87,50bc 19,80 5,80 5,80 6D23 248,00 113,30abc 24,50 85,20bc 19,50 5,60 5,70 5D24 223,20 100,70bcd 25,10 85,60bc 19,70 4,60 5,60 5

F ns * ns * ns ns    CV (%) 12,7 5,2 4,3 5,2 3,7 14,7    

STT DòngHàm lượng

amylose (%)

Hàm lượng protein

(%)1 D1 21,29 13,652 D2 21,25 12,943 D7 22,26 12,404 D8 20,75 13,295 D10 21,1 12,946 D13 21,94 12,057 D20 22,76 12,948 D23 21,29 12,769 D24 21,75 13,47

Page 6: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

6

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Khối lượng 1.000 hạt thấp ( từ 18,60 g đến 19,80 g) và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với giống ĐC (20,30 g); so với các giống lúa phổ biến hiện nay, các dòng lúa than có khối lượng 1000 hạt khá thấp. Tỷ lệ hạt chắc các dòng lúa than đều khá cao (từ 81,60% đến 92,30%) so với ĐC là 96,70%. Năng suất lý thuyết của các giống/dòng tương đương nhau - khác biệt không có ý nghĩa: từ 4,60 tấn/ha (dòng D24) đến 6,50 tấn/ha (dòng D8 và dòng D10) so với 6,30 tấn/ha (giống ĐC). Chiều dài hạt của giống ĐC là 7,20 mm, cao hơn so với các dòng lúa than (từ 5,60 cm đến 5,80 mm). Theo bảng phân hạng (IRRI, 2002), chiều dài hạt gạo của các dòng lúa than thuộc nhóm trung bình và của giống ĐC thuộc nhóm gạo hạt dài. Tiêu chuẩn tối hảo cho phẩm chất gạo tốt là có độ trở hồ trung bình. Vì độ trở hồ có liên hệ một

phần với hàm lượng amylose của tinh bột, đây là yếu tố quyết định đến phẩm chất hạt gạo khi nấu (Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000). Kết quả phân tích độ trở hồ của của các dòng lúa than cho thấy có ba dòng (D1, D10 và D20) có độ trở hồ thấp (cấp 6), 6 dòng còn lại đều có độ trở hồ trung bình (cấp 5) và so với ĐC có độ trở hồ trung bình (cấp 5). Như vậy, chín dòng lúa than có độ trở hồ từ cấp 5 đến 6, được xếp vào nhóm có độ trở hồ trung bình đến thấp. Qua kết quả trồng trong nhà lưới để ghi nhận đặc tính nông học, các thành phần năng suất, năng suất lý thuyết và kết hợp việc phân tích dạng hạt, độ trở hồ của chín dòng lúa than - đã chọn lọc được năm dòng lúa than là D8, D10, D13, D20 và D23. Năm dòng lúa than này sẽ tiếp tục được phân tích xác định hàm lượng protein và amylose.

Kết quả ghi ở bảng 3 cho thấy hàm lượng amylose (gạo lức) của năm dòng lúa than trong vụ Đông Xuân biến động từ 20,75% đến 22,76% và trong vụ Hè Thu sớm từ 22,58% đến 24,50% - so với hàm lượng amylose của giống ĐC là 24,70%. Hàm lượng amylose ở vụ Đông Xuân luôn thấp hơn so với vụ Hè Thu sớm. Kết quả ghi nhận này phù hợp với nhận định của Jennings và cộng tác viên (1979): “Hàm lượng amylose bị ảnh hưởng bởi môi trường và có thể biến động ± 6% khi trồng ở nơi này so với nơi khác hay trồng từ vụ này sang vụ khác”. Hàm lượng protein trung bình của năm dòng lúa than từ 10,64% đến 11,63%, cao hơn so với ĐC là 8,65%. Hàm lượng protein của năm dòng lúa than ở của vụ Đông Xuân đều ≥ 12%, sang vụ Hè Thu sớm hàm lượng protein các dòng lúa than đều giảm.

Kết quả trồng trong nhà lưới để khảo sát các đặc tính nông học, các chỉ tiêu về năng suất, thành phần năng suất và phẩm chất của chín dòng lúa than - đã chọn ba dòng lúa than là D10, D13 và D20.

3.2. Kết quả đánh giá các tính trạng hình thái nông học, năng suất và phẩm chất hạt của ba dòng lúa than D10, D13 và D20

Kết quả trồng khảo nghiệm diện hẹp ba dòng lúa than D10, D13 và D20 trong ba vụ liên tiếp - được trình bày ở bảng 4.

Qua bảng 4 cho thấy: Chiều cao cây trung bình lúc trổ của các giống/dòng trong khoảng từ 95 cm đến 101,01 cm; chiều cao tăng dần từ vụ 1 sang vụ 2 và vụ 3 với khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cả ba dòng lúa than và giống ĐC đều có tỷ lệ chồi hữu hiệu trung bình khá cao (từ 78,72% đến 87,11%). Hạt chắc/bông biến động nhiều theo mùa vụ và giống (từ 59,43 hạt đến 142,08 hạt); hạt chắc/bông, tăng dần từ vụ 1 (63,99 hạt) sang vụ 2 (73,36 hạt) và vụ 3 (128,40 hạt) và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Số hạt chắc/bông trung bình của các giống/dòng đều tương đương nhau (từ 88,33 hạt đến 89,33 hạt). Số bông/m2 trung bình của ba dòng lúa than và giống ĐC cũng tương đương nhau (từ 330,50 bông/m2 đến 369,00 bông/m2). Khối lượng 1.000 hạt trung bình

Bảng 3. Hàm lượng protein và amylose của năm dòng lúa than (Đông Xuân và Hè Thu sớm 2015, Châu Thành, Tiền Giang)†

Ghi chú: †: Phân tích trên hạt gạo lức

Tên giống/dòng

Hàm lượng protein (%) Hàm lượng amylose (%)Vụ

Đông XuânVụ

Hè Thu sớm Trung bình Vụ Đông Xuân

Vụ Hè Thu sớm Trung bình

ĐC - 8,65 8,65 - 24,70 24,70D8 13,29 8,68 10,99 20,75 24,50 22,63

D10 12,94 10,31 11,63 21,1 23,88 22,49D13 12,05 10,45 11,25 21,94 22,58 22,26D20 12,94 9,15 11,05 22,76 23,49 23,13D23 12,76 8,51 10,64 21,29 22,73 22,01

Page 7: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

7

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Bảng 5. Độ trở hồ, độ bền gel hàm lượng amylose, protein của ba dòng lúa than D10, D13 và D20 qua ba vụ trồng khảo nghiệm (Hè Thu sớm 2016, Hè Thu chính vụ 2016 và Đông Xuân 2016-2017, Cai Lậy, Tiền Giang)†

Ghi chú: Vụ 1: Hè Thu sớm 2006, vụ 2: Hè Thu chính vụ 2016, vụ 3: Đông Xuân 2016-2017. Những số trong một cột có cùng chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý

nghĩa 1%; *: khác biệt có ý nghĩa 5%; ns: không khác biệt. †: Phân tích trên hạt gạo trắng.

của ba dòng lúa than tương đương nhau (từ 20,51 g đến 20,69 g) và khác biệt có ý nghĩa so với giống ĐC (21,72 g); khối lượng 1.000 hạt cũng biến động theo mùa vụ. Năng suất lý thuyết trung bình của ba dòng lúa than đều tương đương nhau (từ 5,85 tấn/hađến 5,91 tấn/ha), thấp hơn so với giống ĐC là 6,95

tấn/ha; năng suất của hai vụ Hè Thu (vụ 1 và vụ 2) tương đương nhau và thấp hơn so với năng suất của vụ Đông Xuân. Kết quả phân tích các chỉ tiêu về phẩm chất hạt của ba dòng lúa than (D10, D13 và D20) và giống ĐC được trình bày chi tiết ở bảng 5.

VụGiống

Độ trở hồ (cấp) Độ bền gel (mm)1 2 3 TB giống 1 2 3 TB giống

ĐC 5,67a-e 5,78a-e 5,56abc 5,67A 91,33de 69,33a 92,67ef 84,44D10 5,22ab 4,67a 6,72cde 5,54A 88,00de 64,00a 95,67f 82,56D13 6,89de 6,39b-e 6,94e 6,74B 87,33cde 81,0bc 90,00ef 86,11D20 6,22b-e 5,50abc 5,89a-e 5,87A 79,00b 82,67cd 94,00ef 85,22

TB vụ 6,00AB 5,58A 6,28B 86,412B 74,25A 93,08C nsCV (%)=10,56 Fgiống=6,68** Fvụ=3,70* Ftương tác=39,00*

CV (%)= 4,61 Fgiống=1,35ns Fvụ=71,90** Ftương tác=20,57**

Vụ Giống

Amylose (%) Protein (%)1 2 3 Giống 1 2 3 Giống

ĐC 14,13a 21,57e 15,80b 17,17D 8,25a 8,35a 10,87c 9,16D10 15,53b 16,13b 17,63d 16,43C 8,58ab 8,61ab 9,77bc 8,99D13 14,17a 14,43a 16,07b 14,89A 8,93ab 9,07ab 9,10ab 9,04D20 14,77a 16,03b 16,93c 15,91B 8,70ab 8,94ab 8,00a 8,55

TB vụ 14,65A 17,04C 16,61B 8,62A 8,75A 9,43B

CV (%)=2,50 Fgiống=8,25** Fvụ=19,49** Ftương tác=12,41**

CV (%)=6,76 Fgiống=0,63ns Fvụ=6,33** Ftương tác=3,52**

Độ trở hồ của dòng D13 ổn định qua các vụ (từ cấp 6 đến cấp 7), thuộc nhóm độ trở hồ thấp; độ trở hồ của dòng D10 và D20 thay đổi qua các vụ; độ trở hồ trung bình của dòng D13 thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa so với dòng D10, D20 và giống ĐC. Độ bền gel của ba dòng lúa than và giống ĐC tương đương nhau và thuộc nhóm mềm (chiều dài gel từ 64,00 cm đến 95,67 cm). Hàm lượng amylose (gạo trắng) của ba dòng lúa than và giống ĐC biến động trong khoảng từ 14,13% đến 21,57% và khác biệt có ý nghĩa thống kê; hàm lượng amylose của dòng D13 thấp nhất và ít biến động qua các vụ (từ 14,17% đến 16,07%), hàm lượng amylose trung bình của dòng D13 là 14,89% - thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa so với dòng D10 (16,43%), D20 (15,91%) và giống ĐC (17,17%). Hàm lượng amylose trung bình của ba dòng lúa than và giống ĐC khi được phân tích trên hạt gạo trắng luôn thấp hơn so với phân tích trên hạt gạo lức (16,10% so với 23,60%). Theo thang

phân loại của IRRI thì dòng D13 thuộc nhóm mềm cơm. Hàm lượng protein trung bình của ba dòng lúa than và giống ĐC tương đương nhau (từ 8,55% đến 9,16%); hàm lượng protein của dòng D13 cũng ít biến động theo mùa vụ (từ 8,93% đến 9,10%); có sự thay đổi hàm lượng protein theo mùa vụ, hàm lượng protein ở vụ Đông Xuân cao hơn so với vụ Hè Thu. Các chỉ tiêu về phẩm chất (độ trở hồ, độ bền gel, hàm lượng amylose và protein) của dòng D13 thể hiện sự vượt trội so với dòng D10 và dòng D20. Ngoài ra, Dòng D13 có gạo lức màu đen đồng nhất và không thay đổi qua các mùa vụ, trong khi đó giống lúa cẩm Cai Lậy màu gạo lức không ổn định, vụ Đông Xuân gạo lức có màu nâu đen nhưng sang vụ Hè Thu sớm có màu nâu tím (Hình 3, 4).

Từ các kết quả đã ghi nhận được, dòng D13 được chọn để trồng khảo nghiệm diện rộng trong những mùa vụ tiếp theo.

Page 8: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

8

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Hình 3a. Gạo lức dòng D13 (vụ Hè Thu sớm)

Hình 3b. Gạo lức dòng D13 (vụ Đông Xuân)

Hình 4a. Gạo lức lúa cẩm(vụ Hè Thu sớm)

Hình 4b. Gạo lức lúa cẩm(vụ Đông Xuân)

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luậnÁp dụng ky thuật điện di protein SDS-PAGE,

trồng trong nhà lưới và trồng khảo nghiệm diện hẹp ngoài đồng ba vụ liên tiếp, đã chọn lọc được dòng lúa than D13 với những đặc điểm nổi bậc như: thời gian sinh trưởng 90 ngày; chiều cao cây trung bình 100 cm; nảy chồi khá, tỷ lệ chồi hữu hiệu cao, gạo lức màu đen đồng nhất, dạng hạt trung bình; khối lượng 1.000 hạt là 20,69 g; hàm lượng amylose (14,89%); độ trở hồ và độ bền gel thuộc nhóm mềm cơm; hàm lượng protein khá cao (9,04%); có tiềm năng cho năng suất từ 5 đến 6 tấn/ha và có thể trồng được ở vùng sản xuất 3 vụ lúa/năm của tỉnh Tiền Giang.

4.2. Đề nghị Tiếp tục trồng khảo nghiệm diện rộng dòng lúa

than D13 trong các mùa vụ khác nhau, ghi nhận tình hình nhiễm sâu bệnh hại quan trọng, năng suất thực tế, đánh giá tính thích nghi, phân tích đặc điểm di truyền, hàm lượng dinh dưỡng của hạt gạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢOBùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2000. Một số vấn

đề cần thiết về gạo xuất khẩu. Nhà xuất bản Nông nghiệp. TP. HCM.

Lê Hữu Hải, 2012. Chọn lọc làm thuần giống lúa than đặc sản. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh; Cơ quan thực hiện: Phòng Nông nghiệp & PTNT Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; cơ quan quản lý: Sở Khoa học và Công nghệ Tiền Giang.

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5716-1:2008. Gạo - Xác định hàm lượng amyloza.

Jennings P.R, W.R Coffman and H.E Kauffan, 1979. Cải tiến giống lúa. Bản dịch tiếng Việt: Võ Tòng Xuân, Đặng Ngọc Kính và Nguyễn My Hoa. Trường Đại học Cần Thơ.

Harvard Medical School, 2012. Harvard Health Publishing. Choosing good carbs with the glycemic index. In: https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/choosing-good-carbs-with-the-glycemic-index. Truy cập ngày 30/9/2017.

IRRI, 2002. Standard evaluation system for rice. International Rice Research Institute, Los Baños, Philippines.

Kushwaha, U.K.S., 2016. Black Rice: Research, History and Development. Springer: 157-178.

Sim, G.S., Lee, D., Kim, J., An, S., Choe, T., Kwon, T., Pyo, H. and Lee, B., 2007. Black rice (Oryza sativa L. var. japonica) hydrolyzed peptides induce expression of hyaluronan synthase 2 gene in HaCaT keratinocytes. Journal of microbiology and biotechnology, 17 (2), p. 271.

Selection of high quality and short duration black rice linesLe Huu Hai, Huynh Thi Hue Trang,

Vo Duy Khanh, Doan Thi Ngoc ThanhAbstractTwenty four seeds with low amylose and high protein named as D1, D2... to D24 were selected from 500 individual rice seeds by protein electrophoresis SDS-PAGE. Nine lines including D1, D2, D7, D8, D10, D13, D20, D23 and D24 were chosen after evaluating uniformity. Three lines (D10, D13 and D20) were selected after evaluation of agro-morphological traits and grain quality. The black rice line D13 with 90 days duration, uniform black color grain, medium short grain, 1000 grain weight of 20.69 g, amylose content of 14.89% (milled rice), low gelatinization temperature, medium grain protein (9.04%) was selected for further production testing.Keywords: Black rice variety, black grain rice, selection, low amylose, high protein

Ngày nhận bài: 10/11/2017Ngày phản biện: 14/11/2017

Người phản biện: TS. Trần Danh SửuNgày duyệt đăng: 11/12/2017

Page 9: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

9

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về sản xuất

cây vụ Đông, trong đó đậu tương là cây chủ lực sau thu hoạch lúa Mùa, diện tích sản xuất cây đậu tương vụ Đông tương đối lớn. Đây cũng là một trong những vùng trọng điểm phát triển đậu tương Đông (Tổng cục Thống kê, 2016). Sản xuất đậu tương của thành phố Hà Nội chiếm 52,8% trong tổng diện tích đất trồng đậu tương của vùng Đồng bằng sông Hồng và chiếm 18% trong tổng diện tích đậu tương cả nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vài năm gần đây diện tích trồng đậu tương của Hà Nội có xu hướng giảm mạnh (từ 35,5 nghìn ha năm 2010 xuống còn 20,2 nghìn ha năm 2015, giảm 45%) (Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, 2016). Nguyên nhân chủ yếu là năng suất còn thấp, chưa có biện pháp ky thuật phù hợp với điều kiện canh tác trên từng chân đất nên hiệu quả kinh tế chưa cao (Nguyễn Ngọc Thành và ctv., 2013). Đặc biệt, khâu chế biến để có sản phẩm hàng hóa theo chuỗi chưa được chú trọng. Vì vậy, nghiên cứu tuyển chọn giống đậu tương đạt năng suất, chất lượng và phát triển mở rộng sản xuất theo chuỗi giá trị là rất cần thiết (Trần Thị Trường và ctv., 2012).

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưuGồm 13 giống đậu tương có tiềm năng cho năng

suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn và trung bình là: ĐT26, ĐT22, ĐT51, D.147, ĐT30, ĐTR3, Đ8, Đ2101, ĐVN6, ĐVN14, DT96; đối chứng là DT84 và DT90.

2.2. Phương pháp nghiên cưu- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo

phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCDB) với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm tuyển chọn giống là: 8,5 m2 (QCVN 01-58:2011/BNNPTNT).

- Quy trình ky thuật chăm sóc và theo dõi các chỉ tiêu theo Quy phạm khảo nghiệm 10TCN 339:2006.

- Biện pháp làm đất, gieo trồng: Toàn bộ các thí nghiệm được triển khai, gieo trồng bằng biện pháp không làm đất, áp dụng biện pháp gieo vãi, gieo gốc rạ.

- Xử lý số liệu: Bằng chương trình Excel và IRRISTAT 5.0.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưuThí nghiệm được thực hiện tại 3 huyện: Ba Vì,

Phúc Thọ và My Đức đại diện cho 3 loại đất: đất cao, đất vàn và đất trũng. Thí nghiệm tuyển chọn giống thực hiện trong vụ Đông 2012 trên đất sau thu hoạch lúa Mùa. Thí nghiệm gieo ngày 17/9/2012. Các mô hình thực hiện trong vụ Đông 2015, gieo ngày 20 tháng 9 năm 2015.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả nghiên cưu tuyển chọn giống

3.1.1. Khả năng sinh trưởng phát triển của các giống tham gia tuyển chọn

Số liệu bảng 1 cho thấy các giống tham gia thí nghiệm đều có TGST ngắn và trung bình, dao động từ 73 đến 94 ngày. Đặc biệt là 2 giống D.147 và Đ8 có TGST cực ngắn (73 - 78 ngày), các giống còn lại đều từ 85 - 94 ngày như vậy là phù hợp với cơ cấu vụ Đông.

1 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm2 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN GIỐNG ĐẬU TƯƠNG THÍCH HỢP CHO VỤ ĐÔNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH ĐẬU TƯƠNG ĐT26 TRÊN ĐẤT LÚA TẠI HÀ NỘI

Nguyễn Thị Loan1,Trần Thị Trường1, Phạm Thị Xuân2 Lê Thị Thoa1, Trần Thị Thanh Thủy1

TÓM TẮTMười ba giống đậu tương đã được đưa vào thử nghiệm tại các vùng đất khác nhau thuộc địa bàn Hà Nội trong

vụ Đông là: ĐT26, ĐT22, ĐT51, D.147, ĐT30, ĐTR3, ĐVN6, ĐVN14, DT96, Đ8, Đ2101, đối chứng DT84 và DT90. Kết quả đã xác định được 3 giống: ĐT26, ĐT30 và ĐT51 có thời gian sinh trưởng trung bình (90 - 95 ngày), năng suất đạt từ 2,02 đến 2,37 tấn/ha, tăng so với đối chứng từ 21% đến 30%. Các giống đã tuyển chọn được có khả năng chống đổ tốt, thích hợp cho cơ cấu vụ Đông và phù hợp với điều kiện canh tác trên địa bàn Hà Nội. Đặc biệt là giống ĐT26 đã được nông dân Hà Nội chấp nhận và phát triển mở rộng mô hình tại một số huyện như Ba Vì và My Đức. Lợi nhuận trên 1 ha lãi từ 17,9 đến 19,9 triệu đồng, vượt đối chứng từ 4,7 đến 6,6 triệu đồng.

Từ khóa: Giống đậu tương, tuyển chọn, năng suất, vụ Đông, Hà Nội

Page 10: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

10

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Hầu hết các giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tương đối tốt trong điều kiện vụ Đông. Tại vùng đất cao Ba Vì, các giống đậu tương sinh trưởng và phát triển tốt nhất, tiếp theo là Phúc Thọ và sinh trưởng kém nhất là ở My Đức. Tiêu biểu là các giống:

ĐT26, ĐT30, ĐT51 và Đ2101 đều sinh trưởng, phát triển tốt ở cả 3 điểm thí nghiệm. Cao cây lớn nhất là ĐT26, ĐT30, Đ8 và Đ2101 (từ 60 - 64,5 cm); khả năng phân cành tốt (2 - 3 cành) và số đốt/thân dao động từ 9 - 11 đốt (Bảng 2).

3.1.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương

Ở cả 3 điểm thí nghiệm tại Ba Vì, Phúc Thọ và My Đức, giống đậu tương ĐT26 đều cho tổng số

quả chắc cao nhất từ 20,7 - 22,7 quả/cây. Tỷ lệ quả 3 hạt của ĐT26 từ 46,2 đến 53,1%; Tiếp theo là giống ĐT30 và ĐT51 đều có tổng số quả chắc/cây cao 18,4 đến 21,3 quả và tỷ lệ quả 3 hạt từ 44,7 đến 57,3%.

Bảng 1. Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương - vụ Đông 2012 tại 3 huyện

Bảng 2. Chiều cao cây và khả năng phân cành, đốt của các giống-vụ Đông 2012 tại 3 huyện

STT Tên giốngGieo - ra hoa (ngày) Ra hoa - chín (ngày) TGST (ngày)

Ba Vì Phúc Thọ Mỹ Đức Ba Vì Phúc

Thọ Mỹ Đức Ba Vì PhúcThọ Mỹ Đức

1 D147 24 25 24 48 49 49 72 74 732 Đ8 28 31 27 53 52 51 81 83 783 ĐT22 30 30 29 50 52 50 80 82 794 Đ2101 32 33 29 63 63 60 96 96 895 DT84 (đ/c) 30 30 30 60 60 58 93 93 856 ĐT30 30 30 30 58 60 58 90 90 857 ĐT26 32 31 30 62 62 63 93 93 908 ĐT51 32 32 30 63 63 65 95 95 939 ĐVN14 31 31 30 64 64 63 95 95 93

10 ĐVN6 30 30 29 65 65 65 95 95 9411 DT96 30 30 29 65 65 63 95 95 9212 ĐTR3 28 28 27 60 63 60 88 91 8713 DT90 (đ/c) 30 30 - 63 63 - 93 93 -

STT Tên giốngChiều cao cây (cm) Số cành/thân chính Số đốt/thân

Ba Vì Phúc Thọ Mỹ Đức Ba Vì Phúc

Thọ Mỹ Đức Ba Vì Phúc Thọ Mỹ Đức

1 D147 39,5 32,3 29,3 1,0 1,0 1,0 9,5 8,0 7,62 Đ8 61,0 44,2 38,9 1,0 1,0 1,3 10,5 9,0 9,03 ĐT22 55,4 39,0 31,5 1,0 1,0 1,0 10,0 10,0 9,54 Đ2101 64,5 46,1 42,4 1,0 2,0 1,8 10,2 12,0 9,65 DT84 (đ/c) 54,5 46,1 43,7 1,0 0,5 1,2 10,0 11,0 8,86 ĐT30 62,4 43,0 49,1 2,5 2,2 2,2 10,6 11,0 9,07 ĐT26 60,0 43,5 36,8 2,0 2,0 1,5 12,0 12,0 11,08 ĐT51 48,3 40,5 35,9 1,0 1,0 1,1 11,0 12,0 10,49 ĐVN14 55,0 42,5 34,6 3,0 2,0 2,9 11,0 10,0 11,3

10 ĐVN6 46,8 35,8 36,7 2,0 1,5 3,1 10,8 10,0 9,311 DT96 55,3 46,1 41,7 1,0 1,0 1,5 10,0 10,0 9,812 ĐTR3 50,0 48,5 36,9 1,0 1,0 1,5 10,0 11,0 8,813 DT90 (đ/c) 50,6 39,3 - 2,0 1,5 - 11,3 11,0 -

Page 11: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

11

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Bảng 3. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu tương tham gia tuyển chọn giống trong vụ Đông 2012 tại các huyện Ba Vì, Phúc Thọ và My Đức, thành phố Hà Nội

Bảng 4. Các yếu tố tạo thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương tham gia tuyển chọn giống trong vụ Đông 2012 tại các huyện Ba Vì, Phúc Thọ và My Đức, thành phố Hà Nội

3.1.2. Năng suất của các giống đậu tương Tại Ba Vì, năng suất cao nhất là giống ĐT26 (2,43

tấn/ha), tiếp theo là ĐT30 (2,32 tấn/ha), ĐT51 (2,18 tấn/ha). Ba giống này đều có năng suất vượt đối chứng từ 21,1% đến 35,0%. Đối chứng DT90 có năng suất thực thu 1,80 tấn/ha. Sự vượt trội về năng suất đều có ý nghĩa và sai khác ở độ tin cậy 95% (Bảng 4).

Tại Phúc Thọ, năng suất cao nhất là ĐT26 (2,26 tấn/ha), tiếp theo là ĐT51 (2,08 tấn/ha), ĐT30 (2,02 tấn/ha). Các giống này vượt đối chứng DT90 từ 18,8% đến 32,9%.

Tại My Đức, năng suấtcao nhất là ĐT26 (1,87 tấn/ha), tiếp theo là ĐT51 (1,75 tấn/ha) và ĐT30 (1,68 tấn/ha). Năng suất của 3 giống này đều cao hơn so với đ/c DT84 từ 15,5% đến 29,4 % (Bảng 4).

Giống đạt năng suất cao nhất ở cả 3 điểm thí nghiệm là: ĐT26, ĐT30 và ĐT51. Ba giống này đều có thời gian sinh trưởng trung bình từ 90 - 95 ngày tương đương đối chứng DT84 và DT90 nhưng năng suất vượt trội hơn hẳn và đều tăng so với đối chứng từ 15% đến 35%. Các giống đã được xác định có năng suất cao đều thích nghi với điều kiện đất đai và ky thuật canh tác của địa phương.

STT Tên giốngTổng số quả chắc/cây Tỷ lệ quả 3 hạt (%)

Ba Vì Phúc Thọ Mỹ Đức Ba Vì Phúc Thọ Mỹ Đức1 D147 14,5 11,5 11,4 45,0 40,3 45,62 Đ8 14,7 14,1 14,0 35,5 31,4 27,93 ĐT22 18,0 17,0 16,1 38,0 32,8 35,54 Đ2101 19,8 18,3 18,2 23,0 31,5 29,05 DT84 (đ/c) 16,8 14,5 15,0 30,0 34,2 29,66 ĐT30 21,3 18,5 18,1 45,0 48,1 46,87 ĐT26 22,7 20,7 21,5 48,8 53,1 46,28 ĐT51 19,7 17,4 18,4 44,7 57,3 45,69 ĐVN14 19,0 18,0 16,2 10,0 9,5 10,0

10 ĐVN6 16,5 15,9 16,3 12,8 7,9 10,511 DT96 17,0 17,0 15,3 20,5 8,6 9,512 ĐTR3 15,0 13,8 11,4 37,4 18,8 20,513 DT90 (đ/c) 19,0 17,5 - 25,0 15,9 -

TT Tên giốngKhối lượng 100 hạt (g) Năng suất thực thu (tấn/ha) Năng suất so với đ/c (%)

BaVì Phúc Thọ Mỹ Đức Ba Vì Phúc Thọ Mỹ Đức Ba Vì Phúc Thọ Mỹ Đức1 D147 24,3 23,0 19,1 1,74 1,45 1,36 96,7 85,3 93,22 Đ8 21,5 19,5 17,1 1,59 1,54 1,35 88,3 90,6 92,53 ĐT22 14,7 14,8 14,5 1,69 1,40 1,50 93,9 82,4 102,74 Đ2101 17,6 17,7 16,0 1,73 1,63 1,57 96,1 95,9 107,55 DT84 (đ/c) 19,8 19,5 16,1 1,74 1,45 1,46 96,7 85,3 100,06 ĐT30 21,6 22,6 18,5 2,32 2,02 1,68 128,9 118,8 115,57 ĐT26 19,8 21,5 18,5 2,43 2,26 1,87 135,0 132,9 129,48 ĐT51 20,0 20,0 19,0 2,18 2,08 1,75 121,1 122,4 119,99 ĐVN14 19,8 20,5 17,3 1,84 1,98 1,51 102,2 116,5 103,4

10 ĐVN6 19,7 19,0 17,0 1,71 1,68 1,43 95,0 98,8 97,911 DT96 19,0 19,0 17,6 1,92 1,74 1,01 106,7 102,4 69,212 ĐTR3 26,0 26,0 21,0 1,89 1,75 1,38 105,0 102,9 94,513 DT90 (đ/c) 19,5 19,5 - 1,80 1,70 - 100,0 100,0 -CV (%) 9,2 10,3 10,2LSD0,05 0,27 0,3 0,3

Page 12: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

12

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

3.2. Kết quả phát triển mô hình thâm canh giống đậu tương ĐT26 trong vụ Đông 2015

Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài, giống ĐT26 đã được bà con nông dân chấp nhận và triển khai nhân rộng ra sản xuất, đặc biệt là các xã Đông Quang - Ba Vì; xã Trạch My Lộc, xã Tam Thuấn - Phúc Thọ; xã My Thành - My Đức - Hà Nội. Trong vụ Đông 2015, giống ĐT26 đã được đưa vào triển khai mô hình tại xã Đông Quang, Ba Vì và xã My Thành, huyện My Đức - Hà Nội. Kết quả triển khai mô hình đã thấy rõ giống ĐT26 có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, rất thích hợp cho vụ Đông tại Hà Nội. Trong điều kiện gieo trồng không làm đất, trên đất sau thu hoạch lúa Mùa năng suất trung bình đạt từ 2,3 đến 2,37 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng

DT84 và DT90 mà địa phương hiện đang sản xuất từ 20% đến 30%.

3.2.1. Khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ĐT26 trong mô hình

Toàn bộ diện tích trồng đậu tương ĐT26 trong mô hình tại 2 điểm được đánh giá sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao trên toàn bộ diện tích mô hình.

Tại Ba Vì: Giống ĐT26 có TGST 95 ngày dài hơn đối chứng DT90 là 3 ngày. Chiều cao cây giống ĐT26 là 51,6 cm, số cành cấp I là 2,6 cành và có 12,1 đốt/thân chính, đều vượt đối chứng DT90. Số quả chắc/cây trung bình đạt 31 quả, tỷ lệ quả 3 hạt 44%. Trong khi DT90 có 23 quả, tỷ lệ quả 3 hạt 25%.Năng suất thực thu của ĐT26 tại Ba vì đạt 2,37 tấn/ha, vượt đối chứng 21,0% (Bảng 5).

Năng suất thực thu tại My Đức: Giống ĐT26 trong mô hình tại My Đức có tổng quả chắc/cây trung bình đạt 26 quả, tỷ lệ quả 3 hạt 44%, cao hơn

đ/c DT84 với trung bình đạt 18 quả/cây. Năng suất thực thu ĐT26 đạt 2,15 tấn/ha, vượt đối chứng DT84 30,3% (Bảng 6).

Bảng 5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của giống ĐT26 tại Ba Vì

Bảng 6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ĐT26 tại My Đức

Tên giống TGST (ngày)

Chiều cao cây (cm)

Tổng quả chắc (quả/cây)

Tỷ lệ quả 3 hạt

(%)

Khối lượng 100 hạt

(g)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Năng suất so với đ/c

ĐT26 95 51,6 31 44 19,0 2,37 121,0DT90 (đ/c) 92 43,6 23 25 18,5 1,90 100,0

3.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình- Tại Ba Vì: Giống ĐT26 đạt năng suất 2,37 tấn/

ha, lãi thuần thu được trên 1 ha (đạt 19,968 triệu đồng) cao hơn lãi thuần của DT90 từ 3,7 - 4,7 triệu đồng/ha. Tỷ suất vốn đầu tư của ĐT26 và DT90 đều lớn hơn 1 như vậy khi gieo 2 giống này đều đạt hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, nếu sử dụng giống ĐT26 sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng DT90 vì giống ĐT26 có tỷ suất vốn đầu tư là 1,28 và DT90 có tỷ suất vốn đầu tư đạt 1,15 (Bảng 7).

- Tại My Đức: Giống ĐT26 trong mô hình năng suất đạt 2,15 tấn/ha, lãi thu được 17,960 triệu đồng. Trong khi giống đ/c DT84 năng suất đạt 1,65 tấn/ha, lãi thu được 11,120 triệu đồng. Như vậy, ĐT26 tại My Đức cho thu nhập lãi cao hơn DT84 ngoài mô hình 6,6 triệu đồng/ha.Tỷ suất vốn đầu tư của ĐT26 là 2,04 và tỷ suất vốn đầu tư của DT84 là 1,82.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Đã tuyển chọn được 3 giống đậu tương đạt năng

suất cao và thích hợp điều kiện đất đai và ky thuật canh tác tại 3 vùng đất vàn cao, vàn và vàn thấp của Hà Nội là: ĐT26, ĐT30 và ĐT51. Các giống này đều có thời gian sinh trưởng trung bình (90 - 95 ngày), tương đương đối chứng DT84 và DT90 nhưng năng suất đều cao hơn so với đối chứng từ 15% đến 35%.

- Kết quả triển khai mô hình đã thấy rõ giống ĐT26 có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, rất thích hợp cho vụ Đông tại Hà Nội. Trong điều kiện gieo trồng không làm đất, trên đất sau thu hoạch lúa Mùa, năng suất trung bình đạt từ 2,3 đến 2,4 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng DT84 và DT90 mà địa phương hiện đang sản xuất từ 20% đến 30%.

Tên giống TGST (ngày)

Chiều cao cây (cm)

Tổng quả chắc (quả/cây)

Tỷ lệ quả 3 hạt

(%)

Khối lượng 100 hạt

(g)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Năng suất so với đ/c

ĐT26 94 53,0 26 44 19,0 2,15 130,3DT84 (đ/c) 88 52,0 18 25 19,5 1,65 100,0

Page 13: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

13

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Bảng 7. Hạch toán hiệu quả kinh tế cho 1 ha đậu tương trong vụ Đông tại Ba Vì

TT Các khoản chi

Giống ĐT26 Giống DT90 (đ/c)

Số lượng(kg)

Đơn giá(1.000 đ)

Thànhtiền

(1.000 đ)

Số lượng(kg)

Đơn giá(1.000 đ)

Thànhtiền

(1.000 đ)

I Tổng chi phí (TVC) 15.582 13.246

1 Giống 90 25 2.250 130 25 3.250

2 Phân NKP tổng hợp (15-15-15) 267 16 4.272 96 16 1.536

3 Phân HC sinh học 1.000 3 3.000 800 3 2.400

4 Thuốc BVTV 2 750 1.500 2 750 1.500

5 Công lao động 38 120 4.560 38 120 4.560

II Tổng thu 2370 15 35.550 1.900 15 28.500

III Lãi thuần (RVAC)   19.968 15.254

IV Tỷ suất vốn đầu tư = RVAC/TVC   1,28 1,15

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006.

10TCN 339:2006. Giống đậu tương - quy phạm khảo nghiệm, giá trị canh tác và giá trị sử dụng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2011.QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT. Quy chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống đậu tương.

Cục Thống kê Hà Nội, 2016. Niên giám thống kê Hà Nội 2015. Nhà xuất bản Thống kê.

Nguyễn Ngọc Thành, Nguyễn Thị Loan, Trần Thị

Trường, 2013. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp ky thuật nâng cao năng suất giống đậu tương ĐT26 trong vụ Đông ở Hà Nội. Tạp chí Thăng Long - KH&CN, số 4, tháng 8/2013.

Trần Thị Trường, Nguyễn Thị Loan, Lê Thị Thoa, 2012. Chọn tạo giống đậu tương cho các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, 12/2012.

Sở Nông nghiệp và Hà Nội, 2016. Báo cáo tình hình phát triển cây vụ đông 2014-2015 tại Hội nghị ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân, 7/2016, Hà Nội.

Selection of suitable soybean varieties for Winter crop season and development of pilot for soybean variety DT26 in rice based land in Hanoi

Nguyen Thi Loan, Tran Thi Truong, Pham Thi Xuan Le Thi Thoa, Tran Thi Thanh Thuy

AbstractThirteen soybean varieties were tested at different places in Hanoi in Winter crop season including: DT26, DT22, DT51, D.147, DT30, DTR3, DVN6, DVN14, DT96, D8, D2101, control varieties: DT84 and DT90. The results showed that the growth duration of soybean varieties (DT26, DT30 & DT51) varied from 90 days to 95 days; grain yield reached from 2.02 to 2.37 tons per ha, higher than that of the control varieties by 21% - 30%. Besides, selected varieties were well lodging resistant, adaptable to winter crop season and suitable for cultivation conditions in Hanoi. Especially, ĐT26 was accepted by farmers in Hanoi and was developed in some districts such as Ba Vi, Phuc Tho and My Duc. The profit was recorded about 18 - 19 million VND per ha, higher than that of the control varieties by 4.7 - 6.6 million per ha.Keywords: Soybean varieties, selection, yield, Winter crop season, Hanoi

Ngày nhận bài: 5/11/2017Ngày phản biện: 14/11/2017

Người phản biện: PGS. TS. Ninh Thị PhípNgày duyệt đăng: 8/12/2017

Page 14: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

14

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀCây ăn quả có múi (Citrus) thuộc họ Rutaceae

và phân họ Aurantioi deae (Dugo and Di Giacomo, 2002). Việc phân loại Citrus chủ yếu dựa trên các dữ liệu hình thái học và địa lý nên hệ thống phân loại vẫn chưa được thống nhất giữa các tác giả Swingle và Reece (1967), Tanaka (1977) và Hodgson (1961). Theo Tsegaye (2002), nếu thiếu kiến thức về đa dạng di truyền của cây trồng sẽ gặp phức tạp trong công tác bảo tồn, cải tạo và sử dụng nguồn gen. Ngày nay, với sự trợ giúp của công nghệ sinh học nên việc đánh giá đa dạng di truyền trong thực vật đã trở nên đơn giản hơn, kết quả đáng tin cậy. Việc ứng dụng các chỉ thị phân tử thích hợp ngày càng được sử dụng rộng rãi để giải quyết các vấn đề trong phân loại Citrus (Kumar et al., 2012) như kỹ thuật marker DNA-PCR, khuếch đại DNA đa hình ngẫu nhiên (RAPD), liên chuỗi đơn giản lặp lại (ISSR) (Shahsavar et al., 2007), SSR (Barkley et al., 2006)…

Việt Nam nằm ở trung tâm phát sinh của rất nhiều giống cây ăn quả có múi (Võ Văn Chi, 1997). Việc phát triển trồng bưởi ở những vùng có điều kiện phát triển cũng như bảo tồn và phát triển mở rộng hơn nữa ở các vùng bưởi truyền thống là định hướng chiến lược của nhiều địa phương, trong đó việc phát hiện giống cây tốt phù hợp để bổ sung vào cơ cấu giống của nước ta là rất cần thiết. Chính vì vậy nghiên cứu sự đa dạng di truyền nguồn gen bưởi nhằm mục đích xác định mối quan hệ nguồn gen bưởi Bốn mùa với các nguồn gen bưởi trong vùng, kết quả này có thể giúp cho quá trình xây dựng chỉ dẫn địa lý về nguồn gen bưởi sau này cho Hà Nội.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưu- Các giống bưởi sử dụng trong nghiên cứu được

thể hiện trong bảng 1.

1 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS)2 Trung tâm Tài nguyên thực vật, VAAS

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ NGUỒN GEN BƯỞI (Citrus spp.) BẰNG CHỈ THỊ SSR

Nguyễn Thị Tuyết1, Nguyễn Thị Xuyến2, Nguyễn Thị Lan Hoa2, Bùi Thị Thu Giang2, Trần Danh Sửu1

TÓM TẮTĐa dạng di truyền 06 nguồn gen bưởi được xác định bằng chỉ thị SSR. Tổng số 44 allen được phát hiện tại 20

locus trong 25 chỉ thị SSR được sử dụng, số lượng allen nhiều nhất là 4 với trung bình 2,2 allen trên mỗi cặp mồi và giá trị PIC trung bình là 0,29. Chỉ thị CgEMS-138 và CgEMS-139 thể hiện thông tin cao nhất với số allele tối đa (4) và giá trị PIC là 0,54 (CgEMS-138) và 0,48 (CgEMS-139). Hệ số tương đồng di truyền dao động từ 0,79 đến 0,99 trong số các nguồn gen được đánh giá. Các hệ số này được sử dụng để phân tích UPGMA. Sơ đồ hình cây cho thấy 06 nguồn gen bưởi được chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 bao gồm 4 nguồn gen (Polo, Da xanh, Quế Dương và Đường Hiệp Thuận); Nhóm 2 bao gồm 2 nguồn gen (Bốn mùa và Chua). Kết quả chỉ ra rằng có thể sử dụng mồi CgEMS-138 và CgEMS-139 như là chỉ thị DNA để nhận dạng các giống bưởi nói chung và giống bưởi Bốn mùa nói riêng.

Từ khóa: Bưởi, Citrus, chỉ thị SSR

TT Tên nguồn gen Ký hiệu Địa điểm thu mẫu

1 Bưởi Da xanh B1 Tập đoàn cây ăn quả, Viện NC rau quả

2 Bưởi Polo B2 Tập đoàn cây ăn quả, Viện NC rau quả

3 Bưởi Quế Dương B3 Quế Dương, Hoài Đức, hà Nội

4 Bưởi đường Hiệp Thuận B4 Hiệp Thuận, Phúc Thọ, Hà Nội

5 Bưởi bốn mùa B5 Trúc Sơn, Hà Nội

6 Bưởi chua B6 Quế Dương, Hoài Đức, Hà Nội

Bảng 1. Các giống bưởi sử dụng trong nghiên cứu

Page 15: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

15

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

- 25 chỉ thị SSR sử dụng trong nghiên cứu (Bảng 2).

Bảng 2. Danh mục chỉ thị SSR sử dụng trong nghiên cứuTT Tên chỉ thị Mồi xuôi (5’-3’) Mồi ngược (5’-3’)1 CgEMS-84 AAGCCTGCCTCTTCACAGAA TCTTTTCTTCCTCCCCCATT2 CgEMS-75 TTTTGCTTTCTTGGGTTTCA GTGCTTCAAAAAGCTCACCC3 CgEMS-138 GCTCAATTTTATTCCTTTATTCCA CGGTCTTTCTTGTGATCTCTG4 CgEMS-45 GGAGCCTCTCTTCACACTCG CGTTCTCTTCTTCGGCAGTC5 CgEMS-31 GTTGAGGATCAAGAGGGTGC AAGGAAGCTTTGCACCTTGA6 CgEMS-36 AGCACGTTGATGAAGAAGGC TTCTTATACAGAGCCGCCGT7 CgEMS-52 CTTCTTGACGAGTGCTGCTG CAAGTTCATGCTTCAGGCAA8 CgEMS-1 ACCCAAAATTGTCTCTTGCC TCCCGATTTGGTGGTAAAAA9 CgEMS-13 GTGGACAAGATCAAGCAGCA CTTCTTCTCTTCACCGTGGG

10 CgEMS-9 CTTGTGTGTTGCAGCTCGAT ATTCATTAAACCGACTGCCG11 CgEMS-61 GCTCAACAGAAACCGAAAGC GAGTCTAACGGTGGCCAGAA12 CgEMS-112 TGAAGCATGCCTCTGAGAAA TAGGCGAACACAACTACCCC13 CgEMS-5 TTCGTCATCCTCATCCATCA TCATCAAATCACCCAAACGA14 CgEMS-122 GGGGAAGAAGAAAAGGGATG ACGTCATTCTCCTTCCATCG15 CgEMS-2 CGACTCAGCTGTTGCATGAT CCCCTTCTCGATTGTTGAAA16 CgEMS-139 AGCCTCAGGTTCAGGATTGA ATTACCCTGCTGCTGCTCTT17 CgEMS-111 GTGGAGAAGATGGCGATGAT TAATTCCTGACCACCACCGT18 CgEMS-51 CTCGCAGCAAGGTATCATCA CGGTGGTACTGACAATGGTG19 CgEMS-10 TAGATTTAATGATGCGCCCC ATTGTACGGTCCACGGTCAT20 CgEMS-70 ATTAACGATGATCTTGGCCG TGCAGCAAAGAAAGCAAGAA21 CgEMS-107 TGATTATTGCGTTTGTTGGG GAAAGAATCCCCGGACAGTT22 CgEMS-133 TTTGGCTTATGGCTTATGGC TTTTAACAGGGAAACGACGC23 CgEMS-92 GAGAAGCCCGTCTGCACTTA GAGTCCTCAGCATTTGCCTC24 CgEMS-140 CCAAATGGTGCTTTACGGTTA TTCAAAATAGGCGCAGAACC25 CgEMS-145 GCTGCTTTTCTAATGGGAAGC GAACAACTTAGGCCCCGTTT

2.2. Phương pháp nghiên cưu- Tách chiết DNA tổng số từ lá bưởi: ADN của

các giống bưởi nghiên cứu được tách chiết từ lá non và tinh sạch theo phương pháp CTAB của Doyle & Doyle (1987). DNA tổng số sau khi tách chiết được xác định nồng độ bằng máy Nanodrop Lite (Thermo Scientific, Hoa Kỳ) và được pha loãng đến nồng độ 50 ng/µl phục vụ cho phản ứng PCR.

- Đánh giá đa dạng di truyền các giống bưởi nghiên cứu: Đa dạng di truyền của nguồn gen bưởi Bốn mùa và 5 nguồn gen bưởi khác được đánh giá và lập tiêu bản ADN bằng chỉ thị SSR. Phản ứng PCR với mồi SSR được thực hiện với thành phần: 1x buffer (Takara), 3 mM MgCl2 (Takara), 0,25 mM dNTPs, 20 mM mồi SSR (xuôi và ngược), 0,5 unit Taq (Takara) và 0,25 ng ADN tổng số bưởi; ở điều kiện nhiệt: biến tính ở 95oC trong 5 phút, 35 chu

trình: 940C trong 30 giây, 550C trong 40 giây, 720C trong 1 phút; tổng hợp tiếp ở 720C trong 7 phút, bảo quản tại 40C. Sản phẩm PCR được điện di trên gel polyacrylamide 8% với ADN ladder của Fermentas.

- Phân tích số liệu: Hệ số tương đồng di truyền được tính theo công thức của Cavalli-Sforza và Edwards (1967). Mức độ đa dạng của loci được đánh giá bằng giá trị PIC (polymorphic information content) theo công thức của Nei (1973). Sơ đồ hình cây biểu diễn mối quan hệ di truyền giữa các mẫu nguồn gen nghiên cứu được xây dựng dựa trên hệ tương đồng di truyền của Nei (1978) theo phương pháp UPGMA bằng phần mềm Power Marker v3.25.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưu Nghiên cứu được thực hiện năm 2015 tại Trung

tâm Tài nguyên thực vật - An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội.

Page 16: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

16

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Lập tiêu bản ADN của các giống bưởi Kết quả tiến hành làm PCR cho thấy sản phẩm

PCR thu được là các băng có kích thước nằm trong khoảng từ 95 - 270 bp (Bảng 2). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Chai và cộng tác viên (2013) về DNA fingerprinting của 24 nguồn gen bưởi dựa trên chỉ thị EST-SSR. Như vậy, 20 tiêu bản ADN fingerprinting của 06 nguồn gen bưởi đối với từng vị trí locus SSR theo từng nhiễm sắc thể đã thu được từ 20 chỉ thị SSR (Hình 1).

Tại mỗi locus SSR, kích thước của allen thu được

trong các mẫu nghiên cứu biến thiên phần lớn đối với các chỉ thị là hơn kém nhau 2 - 4 base, chênh lệch kích thước lớn nhất là từ 15 - 20 base được ghi nhận tại chỉ thị CgEMS-5, CgEMS-13, CgEMS-70, và CgEMS-138 (Hình 1). Mẫu B5 thể hiện một băng vạch khác biệt hoàn toàn với các mẫu nguồn gen còn lại trong nghiên cứu tại chỉ thị CgEMS-138 và CgEMS-139. Kết quả cho thấy có thể sử dụng 02 chỉ thị này để nhận diện nguồn gen Bưởi Bốn mùa so với các nguồn gen khác. Mức độ đa dạng tại từng locus SSR được đánh giá bằng giá trị PIC thể hiện trong Bảng 2.

Bảng 2. Mức độ đa dạng di truyền của 06 nguồn gen bưởi dựa trên 20 chỉ thị SSR

TT Chỉ thị Số allen Tần số allen xuất hiện nhiều nhất trong quần thể

Đa hình kiểu gen

Mưc dị hợp

Hệ số PIC

1 CgEMS-84 1 1,00 0 0 0,002 CgEMS-75 2 0,89 0,19 0,21 0,173 CgEMS-138 4 0,43 0,62 0,07 0,544 CgEMS-45 1 1,00 0 0 0,005 CgEMS-31 1 1,00 0 0 0,006 CgEMS-36 3 0,50 0,62 0 0,557 CgEMS-52 1 1,00 0 0 0,008 CgEMS-1 3 0,46 0,56 0,07 0,479 CgEMS-13 2 0,79 0,34 0 0,28

10 CgEMS-9 2 0,36 0,73 0 0,6911 CgEMS-61 1 1,00 0 0 0,0012 CgEMS-112 3 0,64 0,50 0 0,4313 CgEMS-5 2 0,43 0,63 0,36 0,5514 CgEMS-2 4 0,43 0,68 0 0,6315 CgEMS-139 4 0,64 0,53 0 0,4816 CgEMS-51 1 1,00 0 0 0,0017 CgEMS-10 1 1,00 0 0 0,0018 CgEMS-70 3 0,36 0,71 0,21 0,6619 CgEMS-107 4 0,64 0,50 0,43 0,4320 CgEMS-133 1 1,00 0 0 0,00  Trung bình 2,2 0,73 0,33 0,07 0,29

Hình 1. Biến động kích thước các allen tại 02 locus SSR theo từng nhiễm sắc thểB11-B13: Bưởi Da xanh; B21-B23: Bưởi Polo; B31-B33: Bưởi Quế Dương; B41-B43: Bưởi đường Hiệp Thuận; B5: Bưởi bốn mùa; B6: Bưởi chua.

CgEMS-138

250bp150bp141bp

118bp

100bp

60bp200bp

CgEMS-139

Page 17: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

17

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Theo nghiên cứu của Khuất Hữu Trung và cộng tác viên (2009), trên 29 mẫu bưởi thuộc 11 giống bưởi bản địa Việt Nam bằng chỉ thị SSR cũng cho thấy các nguồn gen bưởi phân ra làm 2 nhóm chính, trong đó giống Bưởi Da xanh nằm cùng nhóm với Bưởi Đường lá cam, Bưởi Năm Roi, Bưởi Thanh Trà và Bưởi Phúc Trạch với mức tương đồng là 0,5. Do vậy, cần phải có đánh giá đa dạng di truyền các giống bưởi với số lượng giống lớn hơn để có cái nhìn tổng quát về đa dạng di truyền nguồn gen bưởi bản địa Việt Nam.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ- Khoảng cách di truyền của 06 nguồn gen bưởi

biến thiên từ 0,13 đến 0,2 dựa trên 20 locus SSR và được phân làm 2 nhóm chính tại mức tương đồng 0,19 dựa vào phân tích tương quan di truyền theo UPGMA: Nhóm 1: Gồm 2 phân nhóm nhỏ, một phân nhóm gồm 2 giống Bưởi đường Hiệp Thuận và Bưởi Quế Dương với khoảng cách di tryền giữa hai giống là 0,13. Phân nhóm còn lại có mức tương đồng cao hơn là 0,18 của 2 giống Bưởi Da xanh và Bưởi

Bảng 4. Hệ số tương đồng của 06 nguồn gen bưởi trong nghiên cứu

Như vậy phân tích trên 14 mẫu từ 6 nguồn gen bưởi cho thấy hệ số đa hình (PIC) của các chỉ thị từ 0-0,69, cao nhất là chỉ thị CgEMS-9. Đồng thời, quan sát tại 20 chỉ thị EST-SSR cũng cho thấy mức dị hợp của các chỉ thị này từ 0-0,43 đạt giá trị cao nhất tại 0,43 của chỉ thị CgEMS-107.

3.2. Đánh giá đa dạng di truyền các nguồn gen bưởi bằng chỉ thị SSR

Tổng số 20 chỉ thị SSR được sử dụng để đánh giá đa dạng di truyền 06 nguồn gen bưởi cho kết quả ghi trong Bảng 3. Kết quả cho thấy trong 20 chỉ thị SSR có 8 chỉ thị không cho đa hình. Tuy nhiên tất cả các chỉ thị đều cho sản phẩm là các băng rõ nét. Tổng số alen được phát hiện tại 20 locus là 44. Tại mỗi locus số alen đa hình biến động từ 1 đến 4, đạt trung bình 2,2 alen/locut. Số lượng allen nhiều nhất là 4 allen ở locus CgEMS-2, CgEMS-9, CgEMS-107, CgEMS-138 và CgEMS-139. Locus CgEMS-10, CgEMS-31, CgEMS-45, CgEMS-51, CgEMS-52, CgEMS-61, CgEMS-84 và CgEMS-133 chỉ cho 01 allen. 23 nguồn gen Citrus và bốn giống lai tự nhiên hoặc đột biến chồi được chọn từ Ngân hàng Germplasm Kotra (IRAN) được đánh giá mức đa hình dựa trên 15 chỉ thị SSR (Jannati et al., 2009).

Quan hệ di truyền giữa 14 mẫu nguồn gen bưởi nghiên cứu được phân tích UPGMA bằng phần mềm Power marker v3.25. Sơ đồ hình cây giữa các giống nghiên cứu (Hình 2) cho thấy hệ số tương đồng di truyền của cả nhóm giống biến động từ 0,79

đến 0,99. Tại mức tương đồng khoảng 0,2, 14 mẫu giống bưởi phân thành 2 nhóm rõ rệt.

Hình 2. Sơ đồ hình cây biểu diễn mối quan hệ di truyền của các giống bưởi trong nghiên cứu

- Nhóm 1: Gồm các mẫu nguồn gen của 4 giống bưởi, trong đó các mẫu lặp lại của từng giống có độ tương đồng cao lên đến 100%, điều này chứng tỏ các nguồn gen này có cùng nguồn gốc và không có sự phân ly. Trong nhóm này chia thành 2 phân nhóm nhỏ, một phân nhóm gồm 2 giống Bưởi đường Hiệp Thuận và Bưởi Quế Dương với khoảng cách di tryền giữa hai giống là 0,13. Phân nhóm còn lại có mức tương đồng cao hơn (khoảng cách di truyền đạt 0,18) của 2 giống Bưởi Da xanh và Bưởi Polo.

- Nhóm 2: Gồm 2 giống Bưởi Bốn mùa và Bưởi chua ở mức tương đồng 0,14.

Hệ số tương đồng di truyền theo cặp giữa các giống bưởi nghiên cứu dao động từ 0,27 đến 0,45 (Bảng 4).

B5B6B1.1B1.2B1.3B4.1B4.2B4.3B2.1B2.2B2.3B3.1B3.2B3.3

0.000.290.410.410.410.340.340.340.320.320.320.340.340.34

0.000.450.450.450.360.360.360.410.410.410.450.450.45

0.000.000.000.340.340.340.360.360.360.410.410.41

0.000.000.340.340.340.360.360.360.410.410.41

0.000.340.340.340.360.360.360.410.410.41

0.000.000.000.410.410.410.270.270.27

0.000.000.410.410.410.270.270.27

0.000.410.410.410.270.270.27

0.000.000.000.320.320.32

0.000.000.320.320.32

0.000.320.320.32

0.000.000.00

0.000.00 0.00

Bưởi

Bốn m

ùa

Bưởi

chua

Bưởi

da xan

h 1

Bưởi

da xan

h 2

Bưởi

da xan

h 3

Bưởi

đường

Hiệp

Thuận

1

Bưởi

Polo 1

Bưởi

Polo 2

Bưởi

Polo 3

Bưởi

Quế D

ương

1

Bưởi

Quế D

ương

2

Bưởi

Quế D

ương

3

Bưởi

đường

Hiệp

Thuận

2

Bưởi

đường

Hiệp

Thuận

3

Bưởi Bốn mùaBưởi chuaBưởi đường Hiệp Thuận 3Bưởi đường Hiệp Thuận 1Bưởi đường Hiệp Thuận 2Bưởi Quế Dương 3Bưởi Quế Dương 1Bưởi Quế Dương 2Da xanh 3Da xanh 1Da xanh 2Bưởi Polo 3Bưởi Polo 1Bưởi Polo 2

Page 18: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

18

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Polo. Nhóm 2: gồm 2 giống Bưởi Bốn mùa và Bưởi chua ở mức tương đồng 0,14.

- Có thể dùng chỉ thị CgEMS-138 và CgEMS-139 như là chỉ thị DNA để nhận dạng các giống bưởi nói chung và giống bưởi Bốn mùa nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢOVõ Văn Chi, 1997. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà

xuất bản Y học. Hà Nội.Khuất Hữu Trung, Hà Trọng Huy, Nguyễn Trường

Khoa, Ngô Hồng Bình, Nguyễn Thanh Bình, Đặng Trọng Lương, Lê Huy Hàm, 2009. Nghiên cứu đa dạng di truyền một số giống bưởi bản địa Việt Nam (Citrus grandis) bằng chỉ thị microsatellite. Tạp chí Công nghệ Sinh học, 7(4): 485-492.

Barkley, N. A., Roose, M. L., Krueger, R. R., & Federici, C. T., 2006. Assessing genetic diversity and population structure in a citrus germplasm collection utilizing simple sequence repeat markers (SSRs). Theoretical and applied genetics, 112(8): 1519-1531.

Cavalli-Sforza L.L and A.W.F. Edwards, 1967. Phylogenetic analysis: Models and estimation procedures. American Journal of Human Genetics, 19: 233-257.

Chai, L., M.K.Biswas, H.Yi, W.Guo, and X.Deng, 2013. Transferability, polymorphism and effectiveness for genetic mapping of the Pummelo (Citrus grandis Osbeck) EST-SSR markers. Scientia Horticulturae, 155: 85-91.

Doyle J.J. and J.L. Doyle, 1987. A rapid isolation procedure for small quantities of fresh leaf tissue. Phytochem. Bull., 19: 11-15.

Dugo, G. and A. Di Giacomo, 2002. Citrus: The Genus Citrus, Medicinal and Aromatic Plants-Industrial

Profiles. Taylor and Francis group, London.Hodgson, R.W., 1961. Taxonomy and nomenclature

in citrus. In: Price, W.C. (ed.). Proceeding of the 2nd Conference of the International Organization of Citrus Virologists. University of Florida Press, Gainesville, Florida: 1-7.

Jannati M., Fotouhi R., Pourjan Abad A. and Zivar Salehi. 2009. Genetic diversity analysis of Iranian citrus varieties using micro satellite (SSR) based markers. Journal of Horticulture and Forestry, 1(7): 120-125.

Kumar A., Simons K., Iqbal M.J. et al., 2012. Physical mapping resources for large plant genomes: radiation hybrids for wheat D-genome progenitor Aegilops tauschii accession AL8/78. BMC genomic, 13: 597.

Nei M., 1973. Genetic Distance between Populations. American Naturalist, 106(949): 283-292.

Nei M., 1978. Estimation of average heterozygosity and genetic distance from a small number of individuals. Genetic, 89(3): 583-590.

Shahsavar A.R., Izadpanah K., Tafazoli E., Tabatabaei B.E.S., 2007. Characterization of Citrus germplasm including unknown variants by inter-simple sequence repeat (ISSR) markers. Sci. Hortic., 112 (2007): 310-314.

Swingle, W.T. and P.C. Reece, 1967. The Botany of Citrus and its Wild Relatives. In: W. Reuther, H.J. Webber and L.D. Batchelor (Eds.). The Citrus Industry, 1. University of California Press, Berkely: 190-430.

Tanaka, T., 1977. Fundamental discussion of citrus classification. Studia Citrologia, 14: 1-6.

Tsegaye, A., 2002. On indigenous production, genetic diversity and crop ecology of enset (Ensete ventricosum (Welw.) Cheesman). PhD dissertation. Wageningen University, The Netherlands: 197p.

Genetic diversity analysis of Citrus cultivars using simple sequence repeat markers (SSR)

Nguyen Thi Tuyet, Nguyen Thi Xuyen, Nguyen Thi Lan Hoa, Bui Thi Thu Giang, Tran Danh Suu

AbstractIn this study, genetic diversity of 06 grapefruit accessions was assessed by simple sequence repeat (SSR) markers. Of the 25 SSR markers amplified, a total of 44 alleles was detected by 20 polymorphic SSR loci and maximum 4 alleles were amplified. The average of alleles per primer pair was 2.2 and the average polymorphism information content (PIC) value was 0.29. The CgEMS-138 and CgEMS-139 markers were highly informative ones as it revealed PIC value (0.54 and 0.48, respectively) and maximum number of alleles (4). Genetic similarity coefficient ranged from 0.79 to 0.99 among genotypes. These coefficients were used to construct a dendrogram by the unweighted pair group of arithmetic means (UPGMA). The genotypes were grouped into 2 clusters: Cluster 1 included 4 genoptypes (Polo, Da xanh, Que Duong and Duong Hiep Thuan); Cluster 2 included 2 genoptypes (Bon mua and chua). According to these results, it can be concluded that the markers CgEMS-138 and CgEMS-139 are useful indicator for genotyping Vietnamese grapefruit accessions in general and for grapefruit Bon mua in particular.Keywords: Grapefruit, Citrus, SSR markers

Ngày nhận bài: 21/11/2017Ngày phản biện: 28/11/2017

Người phản biện: TS. Trần Thị Thu HoàiNgày duyệt đăng: 11/12/2017

Page 19: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

19

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀLúa là một trong những cây lương thực quan

trọng của thế giới và nuôi sống hơn 1 tỷ người, chủ yếu ở châu Á. Theo dự báo đến năm 2050 dân số thế giới ước đạt 9 tỷ người (Cohen, 2003; FAO, 2009). Với đà tăng dân số như thế thì nhu cầu về lương thực tăng gấp đôi hiện tại để đáp ứng (Long and Ort, 2010). Mặc dù sản lượng ngũ cốc toàn cầu vẫn tăng lên nhưng công tác cải tiến năng suất cây trồng đang có xu hướng chững lại do tiệm cận trần năng suất và cần phải có đột phá về khoa học công nghệ để phá vỡ trần năng suất hiện tại, đặc biệt trên cây lúa.

Công tác nghiên cứu chọn tạo giống lúa kháng mặn đang được triển khai nhiều nơi trên thế giới thông qua khai thác các nguồn gen từ các giống lúa địa phượng, lúa hoang (Gregorio, 2002). Các nghiên cứu thanh lọc mặn thường thực hiện trên lúa ở gia đoạn mạ và giai đoạn trỗ nhưng giai đoạn này ít phổ biến hơn do yêu cầu về thời gian và nguồn dinh dưỡng cung cấp lâu dài (Sabouri and Biabani, 2009). Hiên trên thế giới nhiều giống lúa có tính chịu mặn đã được công bố, mặc dù vậy các giống mặn thích nghi rất khác nhau tùy theo điều kiện môi trường đất mà cây sinh trưởng.

Hiện nay do tình hình biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp và nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề xâm nhập mặn không những về chiều sâu mà còn gia tăng nồng độ muối nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Các giống lúa được chọn tạo trước đây thích nghi kém với điều kiện môi trường mới nên cần có một bộ giống khác thay thế nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách về giống lúa chống chịu mặn cao, đạt phẩm chất gạo phục vụ canh tác đáp ứng an ninh lương

thực và phát triển kinh tế xã hội. Do đó, nghiên cứu được thực hiện để thử nghiệm, đánh giá và tuyển chọn những giống lúa triển vọng có tính chống chịu mặn cao, ngắn ngày kết hợp với phẩm chất gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu phục vụ cho sản xuất.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưuVật liệu được sử dụng cho thí nghiệm là 20

giống lúa có tính kháng mặn khác nhau và ngưỡng chống chịu mặn thanh lọc cho kết quả tính kháng tốt ở độ mặn > 8dS, giống đối chứng là FL478 làm chuẩn kháng có nguồn gốc từ Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI và đối chứng địa phương là các giống TV3 và TV13.

2.2. Phương pháp nghiên cưu

2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệmHai thí nghiệm được thực hiện với cùng kiểu bố

trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên RCBD. Mỗi giống ở mỗi thí nghiệm được cấy lặp lại ba lần với diện tích 30 m2 với khoảng cách hàng 15 ˟ 20 cm cho mỗi lần lặp lại với 20 nghiệm thức (giống). Phân bón được sử dụng theo công thức khuyến cáo cho vụ Đông Xuân 100 N + 40 P2O5 + 30 K2O.

2.2.2. Chỉ tiêu theo dõiCác chỉ tiêu theo dõi bao gồm chỉ tiêu nông học:

Chiều cao cây (cm) được đo từ mặt đất đến chóp bông cao nhất; số chồi/bụi; thời gian sinh trưởng (ngày) tính từ lúc gieo hạt đến khi 85% các bông lúa chín và các chỉ tiêu năng suất và thành phần năng

1 Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long

ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI CỦA CÁC GIỐNG LÚA CHỐNG CHỊU MẶN TẠI VÙNG BỊ XÂM NHẬP MẶN CỦA TỈNH TRÀ VINH

Bùi Thanh Liêm1, Vũ Minh Thuận1

TÓM TẮTBiến đổi khí hậu và tình hình xâm nhập mặn diễn ra ngày càng phức tạp và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lúa

tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nghiên cứu chọn tạo ra giống lúa kháng mặn giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sản lượng phục vụ xuất khẩu và đảm bảo an ninh lương thực. Để đáp ứng nhu cầu đó, các giống lúa có khả năng chống chịu mặn được thử nghiệm và đánh giá tại vùng bị nhiễm mặn của tỉnh Trà Vinh vụ Đông Xuân 2016 - 2017, từ đó chọn ra các giống có khả năng thích nghi tốt và cho năng suất cao khuyến cáo cho sản xuất. Kết quả thử nghiệm cho thấy các giống chống chịu mặn tốt OM9921 (6,8 tấn/ha), OM376 (6,5 tấn/ha), OM376 (7,4 tấn/ha) và OM359 (7,1tấn/ha) cho năng suất cao nhất tại hai điểm thí nghiệm tương ứng Châu Thành và Trà Cú. Hầu hết các chỉ tiêu nông học và thành phần năng suất giữa các giống có khác biệt ý nghĩa khi so sánh trên cùng địa điểm thí nghiệm trong khi giữa hai điểm thí nghiệm thì cho thấy rất ít sự khác biệt trên cùng một tính trạng. Các giống thích nghi tốt cần được thử nghiệm tiếp tục để nhân rộng và khuyến cáo cho sản xuất.

Từ khóa: Giống lúa, chịu mặn, tính thích nghi, năng suất

Page 20: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

20

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

suất như năng suất thực tế 10 m2 được quy về đơn vị tấn/ha ở độ ẩm 14%; chiều dài bông (cm), số hạt chắc/lép.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệuCác chỉ tiêu thu thập ở giai đoạn thu hoạch được

phân tích ANOVA và kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm theo phép thử Duncan và kiểm định sự khác biệt của cùng chỉ tiêu của cùng một giống trên 2 địa điểm khác nhau theo phép thử t.test. Sự liên quan của các tính trạng đo đạc được phân tích theo phương pháp thành phần chính (PCA) và phân nhóm theo bậc cluster bằng gói FactomineR trên R. Tất các các phân tích thống kê được thực hiện với phần mềm R chạy trên hệ điều hành Windows.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưuCác giống được bố trí tại hai điểm thí nghiệm ở

2 huyện có đất bị nhiễm mặn là Châu Thành và Trà Cú thuộc tỉnh Trà Vinh vụ Đông Xuân 2016 - 2017.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá các tính trạng mục tiêu thông qua phân tích thống kê đơn biến

Theo Jennings và cộng tác viên (1979), tính chiu đựng của các giống lúa biến động rất lớn đối với nhiều loại bất lợi do đất gây ra. Một giống lúa có thể sinh trưởng tốt và cho năng suất rất cao ở một vùng đất nhưng lại thiệt hại nặng nề ở một vùng đất khác, do vậy việc khảo nghiệm, đánh giá khả năng phù hợp của chúng trên từng vùng đất cụ thể ở từng địa phương là một công việc hết sức quan trọng.

Đánh giá tính trạng chiều cao cây của các giống cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các giống về tính trạng này ở cùng một điểm thí nghiệm ở Châu Thành hoặc Trà Cú (Bảng 1). Sự so sánh sự khác biệt về chiều cao cây giữa hai điểm thí nghiệm cũng được khảo sát qua phép thử t.test. Kết quả cho thấy hầu như khác biệt không có ý nghĩa của cùng một giống về chiều cao cây.

Bảng 1. Đặc tính chiều cao cây và số chồi/bụi của các giống ở Châu Thành và Trà Cú

Ghi chú: Bảng 1, 2, 3: Các giá trị trung bình trong cùng một cột có chứa cùng chữ cái thì không có khác biệt ý nghĩa thống kê với kiểm định Duncan; *,**: ý nghĩa ở mức p<0.05 và 0.01

GiốngChiều cao cây (cm) t.test

(p)Chồi/bụi t.test

(p)Châu Thành Trà Cú Châu Thành Trà CúFL478 87,9cdef 85,0f 0,04* 9,2cde 9,9abcd 0,23OM10252 96,8a 94,7ab 0,70 10,3bcde 9,1bcd 0,74OM10424 89,4bcdef 90,8bcde 0,84 9,4cde 8,7cd 0,25OM108 94,9abc 98,1a 0,90 10,0bcde 8,8cd 0,03*OM11735 94,1abcd 90,6bcde 0,13 10,8abcd 9,9abcd 0,52OM232 90,0abcdef 90,7bcde 0,32 9,0e 8,8cd 0,26OM2517 89,2bcdef 88,9cdef 0,37 10,4bcde 11,1ab 0,27OM359 96,5ab 92,7abc 0,18 9,4cde 10,0abcd 0,06OM376 96,5ab 94,8ab 0,95 10,8abcd 9,3bcd 0,59OM429 85,4ef 84,4f 0,12 11,5ab 10,3abcd 0,26OM5451 86,9def 86,7def 0,10 9,9bcde 9,3bcd 0,28OM5629 94,6abc 94,1abc 0,62 9,4cde 8,5d 0,00**OM6162 85,4f 85,2ef 0,48 10,3bcde 9,9abcd 0,03*OM6677 95,7abc 92,3bc 0,91 12,5a 10,2abcd 0,41OM6976 92,9abcde 92,6abc 0,85 9,2de 10,9abc 0,07OM8017 90,7abcdef 91,3bcd 0,76 11,1abc 11,7a 0,28OM9582 94,1abcd 91,7bcd 0,55 10,2bcde 9,1bcd 0,03OM9921 92,4abcdef 93,7abc 0,81 10,3bcde 10,2abcd 0,87TV13 96,8ab 95,7ab 0,11 11,1abc 9,9abcd 0,02*TV3 92,0abcdef 94,2abc 0,44 9,9bcde 10,7abc 0,02*CV (%) 6,0 5,2 13,1 14,7

Page 21: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

21

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Sự tương đồng về chiều cao của các giống ở hai điểm thí nghiệm có thể cho thấy môi trường sinh trưởng của Châu Thành và Trà Cú khác biệt không có ý nghĩa. Cùng xu hướng với sự biểu hiện của chiều cao cây, tính trạng số chồi/bụi cũng thể hiện sự khác biệt giữa các giống ở cùng một địa điểm thí nghiệm (Châu Thành/Trà Cú). Sự khác biệt của tính trạng số chồi/bụi của một giống khi so sánh ở hai địa điểm cũng cho thấy ít sự khác biệt, chỉ có 5/20 giống đem thử nghiệm (chiếm 25%) cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa Châu Thành và Trà Cú. So sánh sự biểu hiện tính trạng chiều cao cây và số chồi/bụi của 20 giống thử nghiệm ở Châu Thành và Trà Cú cho thấy tính trạng chiều cao cây ít có sự thay đổi giữa 2 môi trường trong khi tính trạng số chồi/bụi có sự khác biệt lớn hơn tính trạng chiều cao cây.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thể hiện tình trạng sinh trưởng và phát triển của các giống lúa, trong đó có sự đóng góp của các yếu tố gây rối loạn sinh trưởng như mặn, ngộ độc sắt hay ngộ độc nhôm gây nên ở điều kiện thổ nhưỡng ĐBSCL. Thiệt hại về năng suất do ngộ độc sắt hay nhôm tương tác với yếu tố mặn sẽ gây ra thiệt hại lớn hơn cho cây lúa và đã được nhiều tác giả ghi nhận (Ottow et al., 1983; Van Mensvoort et al., 1985; Chesholm DC and GJ Blair, 1988).

Chiều dài bông của các giống có sự khác biệt ý nghĩa khi thử nghiệm ở Châu Thành hoặc Trà Cú. Chiều dài bông có xu hướng tăng lên ở điểm Trà Cú so với Châu Thành, tuy nhiên sự gia tăng này cho thấy rất ít sự khác biệt có ý nghĩa, chỉ có 2/20 giống (chiếm 10%) là cho thấy có sự khác biệt giữa hai địa điểm thử nghiệm (Bảng 2). Như vậy, tính trạng chiều dài bông cho thấy ít có sự biến động theo môi trường canh tác ở thử nghiệm trong nghiên cứu này.

Tính trạng số hạt chắc và hạt lép trên bông có sự biến động rất lớn giữa các giống và sự khác biệt này có ý nghĩa trên cùng địa điểm thử nghiệm, tuy nhiên khi so sánh giữa hai địa điểm thử nghiệm thì khác biệt không có ý nghĩa (Bảng 2).

Hai mươi giống đem thử nghiệm tại Châu Thành và Trà Cú đều cho năng suất cao và sự cách biệt không quá lớn. Mặc dù vậy qua phân tích cũng cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa các giống. Giống OM9921 có tính chống chịu mặn khá đạt năng suất cao nhất (6,8 tấn/ha) tại điểm thử nghiệm Châu Thành và cũng giống này cho năng suất tương tự (6,9 tấn/ha) tại điểm Trà Cú. Điều này cho thấy giống OM9921 cho năng suất ổn định qua hai địa điểm thử nghiệm. Tương tự, tại điểm Trà Cú giống OM376 cho năng suất cao nhất (Bảng 3). Nhìn chung, tính trạng năng suất có chiều hướng tăng cao ở điểm Trà Cú so với Châu Thành ở tất cả các giống.

Bảng 2. Thành phần năng suất của các giống ở Châu Thành và Trà Cú

GiốngChiều dài bông (cm) t.test

(p)Hạt chắc/bông t.test

(p)Hạt lép/bông t.test

(p)Châu Thành Trà Cú Châu Thành Trà Cú Châu Thành Trà CúFL478 22,4cdefg 23,5abc 0,30 130,8abcd 115,6b 0,96 26,7abc 34,1abc 0,33OM10252 22,6cdef 22,6bcde 0,95 136,3abcd 130,3b 0,11 33,5ab 33,6bc 0,94OM10424 22,6cdef 23,1abcde 0,48 125,1bcd 132,3b 0,08 27,4abc 25,9bc 0,87OM108 22,5cdef 23,2abcd 0,85 162,7a 160,7a 0,51 28,8abc 45,1ab 0,90OM11735 22,4cdefg 23,4abc 0,25 130,8bcd 130,3b 0,19 21,3abc 29,0bc 0,27OM232 22,3cdefg 22,4bcde 0,50 141,1abc 129,5b 0,40 25,1abc 29,7bc 0,80OM2517 21,4efg 22,4bcde 0,41 126,3bcd 113,4b 0,58 22,9abc 21,9c 0,36OM359 24,9a 24,3a 0,80 143,1abc 133,5ab 0,20 29,5abc 35,7abc 0,10OM376 24,5ab 23,8ab 0,95 144,7abc 123,2b 0,06 24,1abc 28,5bc 0,17OM429 20,5g 21,6e 0,02* 102,0d 115,3b 0,15 18,9bc 22,4bc 0,18OM5451 21,3fg 21,9de 0,25 122,9bcd 114,3b 0,89 17,5c 19,2c 0,03*OM5629 21,8defg 22,3cde 0,08 132,6abcd 113,7b 0,10 21,4abc 20,5c 0,59OM6162 23,6abc 23,5abc 0,90 154,8ab 128,4b 0,46 30,8abc 39,3abc 0,53OM6677 21,4fg 22,4bcde 0,04* 115,7cd 108,0b 0,27 18,1bc 25,4bc 0,90OM6976 22,6cdef 22,5bcde 0,08 143,1abc 134,1ab 0,62 34,7a 33,6bc 0,74OM8017 22,0cdefg 23,1abcde 0,11 137,7abc 127,2b 0,27 23,5abc 30,0bc 0,31OM9582 23,3abcde 23,4abc 0,95 149,6ab 136,7ab 0,60 33,0ab 56,3a 1,00OM9921 22,7bcdef 22,7bcde 0,68 138,0abc 118,9b 0,16 28,5abc 28,2bc 0,34TV13 23,4abcd 23,5abc 0,08 131,8abcd 122,6b 0,60 27,0abc 29,0bc 0,30TV3 22,9bcdef 23,3abcd 0,19 130,2bcd 126,0b 0,17 28,9abc 37,6abc 0,40CV (%) 6,4 4,6 16,9 15,9 36,6 48,0

Page 22: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

22

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Bảng 3. Thời gian sinh trưởng (TGST) và năng suất các giống ở Châu Thành và Trà Cú

3.2. Đánh giá các tính trạng mục tiêu thông qua phân tích tương tác đa biến

Mô hình đa biến PCA cho thấy hai thành phần chính giải thích cho sự khác biệt các nhóm tính trạng giữa hai địa điểm thử nghiệm rất gần nhau (Hình 1). Tuy nhiên sự phân bố tính trạng số hạt lép/bông và chiều cao cây có sự khác nhau giữa hai điểm thử nghiệm (Hình 1A và 1B). Cả hai tính trạng này có thể giải thích qua thành phần PCA2 ở cả hai điểm thử nghiệm. Ở điểm Châu Thành, chiều cao cây có xu hướng phân nhóm với tính trạng năng suất và thời gian sinh trưởng trong khi đó ở điểm Trà Cú có xu hướng ngược lại là tính trạng chiều cao cây tách khỏi nhóm năng suất và thời gian sinh trưởng và mang giá trị âm đối với trục PCA2. Tương tự, tính trạng hạt lép/bông thay đổi giá trị ở trục PCA2 khi ở điểm Châu Thành mang giá trị âm trong khi ở điểm Trà Cú mang giá trị dương làm thay đổi sự phân nhóm tương tác so với các tính trạng khác.

Dựa vào sự tương tác các tính trạng đo đạc được ở hai địa điểm thử nghiệm, mô hình phân nhóm theo bậc tính trạng được thực hiện để so sánh giữa các giống thử nghiệm (Hình 1C và 1D). Hai giống OM429 và OM5451 đều ở cùng một phân nhóm ở Châu Thành và Trà Cú cho thấy các tính trạng phân tích cũng như về mặt di truyền giống OM429 và OM5451 gần giống nhau. Các phân nhóm khác ở cả hai địa điểm thử nghiệm nhìn chung có sự tương

Giống TGST (ngày)

Năng suất (tấn/ha)t.test(p)Châu

Thành Trà Cú

FL478 106 4,4f 5,5ab 0,33OM10252 107 5,6bcdef 5,5ab 0,82OM10424 97 4,8ef 5,2b 0,55OM108 105 5,1cdef 6,4ab 0,14OM11735 102 6,2abc 6,8ab 0,05OM232 108 6,2abc 6,7ab 0,07OM2517 100 5,1cdef 6,0ab 0,20OM359 101 6,0abcd 7,1ab 0,08OM376 110 6,5ab 7,4a 0,07OM429 100 5,3cdef 6,8ab 0,13OM5451 100 5,8abcde 6,6ab 0,02*OM5629 100 5,5bcdef 6,0ab 0,01*OM6162 106 6,0abcde 6,9ab 0,09OM6677 112 6,0abcde 6,9ab 0,20OM6976 106 5,4bcdef 6,0ab 0,12OM8017 101 4,9def 6,9ab 0,00**OM9582 107 6,1abc 7,0ab 0,90OM9921 107 6,8a 6,9ab 0,37TV13 106 5,4bcdef 6,3ab 0,20TV3 105 5,7bcdef 6,8ab 0,12CV (%) 15,5 19,3

Hình 1. Phân tích mối tương quan giữa các yếu tố đặc tính nông học và thành phần năng suất qua mô hình đa biến PCA ở địa điểm Châu Thành (A) và Trà Cú (B)

Sự phân nhóm các giống dựa theo các tính trạng phân tích ở địa điểm Châu Thành (C) và Trà Cú (D). Tillernumber: số chồi/bụi, yield: năng suất, maturation: thời gian sinh trưởng, paniclength: chiều dài bông, plantheight: chiều cao cây, filledgrain: hạt chắc/bông, unfilledgrain: hạt lép/bông, W1000: khối lượng 1000 hạt.

Page 23: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

23

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

quan cao và sự khác biệt không quá lớn. Như vậy, các giống mặc dù có sự khác biệt về các tính trạng so với nhau nhưng tính ổn định của giống qua các môi trường thử nghiệm trong nghiên cứu này tương đối ổn định.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Hai giống OM9921 và OM376 cho năng suất

cao nhất tại điểm thử nghiệm Châu Thành và hai giống OM359 và OM376 năng suất cao nhất tại điểm Trà Cú.

- Các giống này có tính chống chịu mặn tốt nên được khuyến cáo và mở rộng trồng tại các điểm nêu trên cũng như cần thử nghiệm và mở rộng hơn nữa ở các vùng bị nhiễm mặn khác. Thời gian sinh trưởng của các giống này từ 100 - 110 ngày tương đối thích hợp cho thâm canh tăng vụ ở các khu vực sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long.

4.2. Đề nghịCần đánh giá thử nghiệm thêm để đánh giá tính

chống chịu và ổn định của giống theo thời gian.

LỜI CẢM ƠNNhóm tác giả chân thành cảm ơn Ban điều phối

dự án AMD Trà Vinh đã tài trợ kinh phí thực hiện nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢOChesholm D.C. and Blair G.J., 1988. Sodium-potassium

ratio in soil solution and plant response under saline condition. Soil Sci. Soc. Am. J, 45: 80-86.

Cohen J.E., 2003. Human population: the next half century. Science, 302:1172–1175

Food and Agriculture Organization, 2009. How to feed the world in 2050. http://wwwfaoorg/fileadmin/templates/wsfs/docs/expert_paper/How_to_Feed_the_World_in_2050pdf. Truy cập ngày 19/11/2017.

Gregorio G.B., Senadhira D, Mendoza R.D., Manigbas N.L., Roxas J.P., Guerta C.Q., 2005. Progress in breeding for salinity tolerance and associated abiotic stresses in rice. Field Crops Research, 76: 91-101.

Jennings P. R., Coffman W. R.., and Kauffman H. E., 1979. Rice improvement. IRRI. Philippines, 189p.

Long S.P., Ort D.R., 2010. More than taking the heat: crops and global change. Curr Opin Plant Biol, 13: 241-248.

Ottow J.C.G., Benckiser G., Watanabe I., Santiago S., 1983. Multiple nutritional stress as the prerequisite for iron toxicity of wetland rice (Oryza sativa). Trop Agric (Trinidad), 60: 102-1-6.

Sabouri H. and Biabani A., 2009. Toward the mapping of agronomic characters on a rice genetic map: Quantitative Trait Loci analysis under saline condition. Biotechnology 8: 144-149.

Van Mensvoort M.E., Lantin R.S., Brinkman R., and Van Breemen N., 1985. Toxicities of wetland soils. Pp 123-138, in Wetland soils: characterization, classification and utilizatioin. IRRI, Los Banos. Philippines.

Evaluation of adaptability of salt tolerant rice varieties in saline areas of Tra Vinh province

Bui Thanh Liem, Vu Minh ThuanAbstractGlobal warming and salt water intrusion are unpredictable and threaten rice production area in Mekong delta. Rice breeding programs for salt tolerance play a key role to maintain food security and rice export. To overcome these challenges, salt tolerant varieties was created and tested in the saline areas of Tra Vinh province in Winter - Spring of 2016 - 2017. The results showed that varieties OM9921 (6.8 t/ha), OM376 (6.5 t/ha) and OM376 (7.4 t/ha),OM359 (7.1 t/ha) had the highest yield at Chau Thanh and Tra Cu locations, respectively. All of agronomic traits and yield components were significantly different in those varieties tested in the same location but they were not different when compared between two trial locations. The trials need to be tested in more seasons to confirm varietal adaptability and the best varieties will be recommended to rice growing farmers and companies for production in large scale.Keywords: Rice varieties, salt tolerance, adaptability, yield

Ngày nhận bài: 4/12/2017Ngày phản biện: 13/12/2017

Người phản biện: TS. Vũ Tiến KhangNgày duyệt đăng: 19/1/2018

Page 24: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

24

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀLạc là một trong các cây làm tốt đất trong hệ

thống luân canh cây trồng và là mặt hàng nông sản quan trọng phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Mặc dù có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên nhưng năng suất và sản lượng lạc tăng chưa tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu là hầu hết các địa phương thường trồng lạc trên vùng đất nhờ nước trời như đất đồi gò, đất cạn và đất bãi ven sông, lạc thường bị bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây hại nặng. Trong số các biện pháp, sử dụng giống lạc kháng bệnh là biện pháp chủ động và có hiệu quả nhất trong phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn.

Để rút ngắn thời gian trong việc chọn tạo giống lạc kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, ứng dụng chỉ thị phân tử là con đường ngắn và hiệu quả không những góp phần hạn chế tác hại của bệnh mà còn hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng chống bệnh, bảo vệ môi trường (Liao B.S, 2005). Trong chọn tạo giống lạc kháng bệnh cần xác định nguồn vật liệu có khả năng kháng bệnh để làm vật liệu chọn tạo giống.

Đánh giá nguồn vật liệu chọn tạo giống kháng bệnh bằng phương pháp lây bệnh nhân tạo là phương pháp chuẩn xác nhất, đáp ứng nhu cầu cấp thiết để có nguồn vật liệu kháng bệnh phục vụ nhanh và hiệu quả cho chọn tạo giống lạc kháng bệnh.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưuNguồn vi khuẩn để lây nhiễm nhân tạo là isolate vi

khuẩn Ralstonia solanacearum SS1 được thu thập và phân lập từ cây lạc bị bệnh héo xanh vi khuẩn ở Sóc Sơn, Hà Nội thuộc nòi 1, biovar 3 là biovar gây bệnh phổ biến trên lạc ở miền Bắc Việt Nam (Nguyễn Văn Viết và ctv., 2014).

100 dòng lai và giống lạc mới có triển vọng của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Đậu đỗ, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm. Giống lạc đối chứng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn là giống Gié Nho Quan có mức kháng cao đối với bệnh héo xanh vi khuẩn (Nguyễn Văn Liễu, 1998). Đối chứng nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn là giống ICGV3704 (giống chuẩn nhiễm của Viện Nghiên cứu cây trồng cạn và bán khô hạn Quốc tế - ICRISAT).

2.2. Phương pháp nghiên cưu- Phương pháp phân lập vi khuẩn gây bệnh héo

xanh hại lạc: Phân lập vi khuẩn R. solanacearum theo Mehan và McDonald (1995) trên môi trường TZCA để nhận dạng các dòng vi khuẩn thông qua hình dạng và màu sắc khuẩn lạc. Các khuẩn lạc có đặc tính nhầy, màu trắng ngà, rìa mép nhẵn, ở giữa có màu phớt hồng trên môi trường TZCA là đặc trưng của vi khuẩn R. solanacearum.

- Phương pháp lây nhiễm bệnh nhân tạo đánh giá khả năng chống chịu nguồn vật liệu: Nguồn vi khuẩn được làm thuần, nhân lên trên môi trường SPA, sau 2 - 3 ngày nuôi cấy, rửa dịch vi khuẩn đã nuôi cấy vào nước cất vô trùng với mật độ vi khuẩn phù hợp (108 - 109 CFU/ml).

1 Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội; 2 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam3 Viện Bảo vệ thực vật; 4 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ PHẢN ỨNG VỚI BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN CỦA DÒNG LAI VÀ GIỐNG LẠC MỚI CÓ TRIỂN VỌNG

BẰNG LÂY NHIỄM NHÂN TẠO Phùng Thị Thu Hà1, Nguyễn Văn Viết2,

Lê Thị Phương Lan3, Lê Tuấn Tú3, Nguyễn Xuân Thu4, Phạm Bích Hiên2

, Tạ Hồng Lĩnh2

TÓM TẮTNghiên cứu đã sử dụng phương pháp lây nhiễm bệnh nhân tạo để đánh giá phản ứng với bệnh héo xanh vi khuẩn

của nguồn vật liệu chọn tạo giống lạc kháng bệnh héo xanh vi khuẩn. Kết quả lây nhiễm nhân tạo bệnh héo xanh vi khuẩn cho 100 dòng lai và giống lạc mới có triển vọng đã xác định được 19 dòng/giống có khả năng kháng cao (HS), chiếm 19%; 23 dòng/giống có khả năng kháng (R), chiếm 23%; 31 dòng/giống có khả năng kháng trung bình (MR), chiếm 31%; 20 dòng/giống nhiễm trung bình (MS), chiếm 20% và 6 dòng/giống nhiễm (S), chiếm 6%; 1 giống nhiễm nặng (HS), chiếm 1%. 42 mẫu giống lạc có khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn ở mức kháng cao và kháng có thể sử dụng làm vật liệu chọn tạo giống kháng bệnh trong các chương trình tạo giống.

Từ khóa: Lạc, héo xanh vi khuẩn, Ralstonia solanacearum, chống chịu

Page 25: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

25

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Phương pháp lây nhiễm: Lây nhiễm hạt lạc đã nảy mầm, nứt nanh dịch vi khuẩn nuôi cấy trên môi trường SPA với mật độ tế bào vi khuẩn phù hợp (108 - 109 CFU/ml) bằng cách ngâm hạt lạc đã nảy mầm, nứt nanh vào dịch vi khuẩn trong thời gian 20 phút, sau đó gieo trồng trên ô trong nhà lưới có sẵn nguồn bệnh (Sick-plot) để đánh giá mức nhiễm bệnh thời kỳ cây con (Mehan V.K. et al., 1994). Lây nhiễm bổ sung nguồn bệnh bằng cách thu thập tàn dư cây lạc bị bệnh tại vùng dịch bệnh là nơi đã thu thập isolate SS1 (Sóc Sơn).

Bố trí thí nghiệm: Mỗi mẫu giống gieo 10 hạt/1 công thức, nhắc lại 3 lần với khoảng cách cây cách cây 10 cm, hàng cách hàng 25 cm.

Chỉ tiêu theo dõi: Đếm toàn bộ số cây bị héo và chết sau khi mọc trong suốt thời kỳ cây con cho đến khi giống đối chứng nhiễm ICGV3704 đạt tỷ lệ bệnh cao nhất. Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn theo thang 6 điểm của ICRISAT (Mehan V.K. et al., 1994)

- Phương pháp xử lý số liệu * Tỷ lệ bệnh (%):

TLB (%) = ˟ 100A

B

Trong đó: A là số cây bị bệnh (cây); B là tổng số cây điều tra (cây).

* Bảng phân cấp bệnh của ICRISAT (Mehan et al., 1994):

Mưc độ chống chịu bệnh HXVK hại lạc

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 7/2016 đến

tháng 9/2017 tại Viện KHNN Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ (Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội).

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn của dòng lai và giống lạc mới có triển vọng bằng lây nhiễm bệnh nhân tạo

Kết quả đánh giá năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn của 100 dòng lai và giống lạc mới có triển vọng bằng lây nhiễm bệnh nhân tạo isolate bệnh SS1 được thu thập và phân lập từ cây lạc bị bệnh héo xanh vi khuẩn ở Sóc Sơn, Hà Nội thuộc nòi 1, biovar 3 là biovar gây bệnh phổ biến trên lạc ở miền Bắc Việt Nam trong năm 2017 được thể hiện trên bảng 1.

Từ kết quả bảng 1 thấy rằng trong 100 dòng lai và giống lạc mới có triển vọng sau khi lây bệnh, tỷ lệ cây bị bệnh biến động rất khác nhau, từ 0 đến 95,83%. Giống đối chứng nhiễm bệnh có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh cao nhất (95,83%) và có phản ứng với bệnh ở mức nhiễm nặng (HS). Giống đối chứng kháng Gié Nho quan có tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh 12,40% và thể hiện khả năng chống chịu ở mức kháng (R).

Từ kết quả này thấy rằng mức chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn của các dòng lai và giống lạc mới có triển vọng là rất khác nhau. Do vậy để tạo giống lạc kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, việc đánh giá nhân tạo nguồn vật liệu là rất cần thiết để lựa chọn chuẩn xác nguồn vật liệu kháng bệnh.

3.2. Xác định dòng lai và giống lạc mới có triển vọng có khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn

Kết quả bảng 2 cho thấy, có 19 dòng/giống có khả năng kháng cao (HS) chiếm 19%; 23 dòng/giống có khả năng kháng (R) chiếm 23%; 31 dòng/giống có khả năng kháng trung bình (MR), chiếm 31%; 20 dòng/giống nhiễm trung bình (MS) chiếm 20%; 6 dòng/giống nhiễm (S) chiếm 6% và 1 giống nhiễm nặng (HS) chiếm 1%.

Như vậy có 42 dòng/giống lạc có khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn ở mức kháng cao (HR) và kháng (R) có thể sử dụng làm vật liệu chọn tạo giống lạc kháng bệnh héo xanh vi khuẩn.

Điểm số

Tỷ lệ cây chết (%)

Mưc độ chốngchịu bệnh

Ký hiệu

1 ≤ 10 Kháng cao HR

2 >10 - 20 Kháng R

3 >20 - 30 Kháng trung bình MR

4 >30 - 50 Nhiễm trung bình MS

5 >50 - 90 Nhiễm S

6 > 90 Nhiễm nặng HS

Page 26: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

26

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Bảng 1. Kết quả đánh khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn của dòng lai và giống lạc mới có triển vọng bằng lây nhiễm bệnh nhân tạo (Thanh Trì, Hà Nội, vụ Xuân 2017)

TT Tên dòng/giống

Khả năng chống chịuTT Tên

dòng/giống

Khả năng chống chịuTỷ lệ bệnh

(%)Mưc độ

chống chịuTỷ lệ bệnh

(%)Mưc độ

chống chịu1 L29 3,70 HR 51 1316.13 20,83 MR2 1423.4 23,15 MR 52 1008.6.1 0 HR3 1430.3 32,41 MS 53 1305.28 0 HR4 1005.14 31,75 MS 54 1006.27 21,10 MR5 L31 22,41 MR 55 1323.1 22,02 MR6 1425.2 14,76 R 56 1005.25 0 HR7 1404.2 11,20 R 57 1433.5 22,26 MR8 1428.1 20,83 MR 58 1007.34 33,93 MS9 1422.3 13,65 R 59 1211.17 20,83 MR

10 L18.1 21,29 MR 60 1625.7 32,78 MS11 1427.2 21,56 MR 61 1626.3 12,63 R12 1426.5 23,61 MR 62 1214.9 31,75 MS13 L27 38,69 MS 63 1627.4 31,55 MS14 TQ12/1007.1 0 HR 64 1115.1 0 HR15 L34 20,63 MR 65 1211.T 31,94 MS16 1331.8 22,02 MR 66 1114.5 0 HR17 1431.12 0 HR 67 1211.1 4,16 HR18 TQ12 21,10 MR 68 1218.1 31,75 MS19 1002.5 12,17 R 69 1434.14 13,10 R20 1324.4 14,54 R 70 0401.16 12,63 R21 1114.5 12,63 R 71 1211.2 0 HR22 1303.16 31,79 MS 72 TQ17 30,55 MS23 1006.21 23,41 MR 73 1435.5 57,34 S24 1006.1 21,69 MR 74 1218.1 31,74 MS25 1303.12 0 HR 75 1115.5 21,57 MR26 1430.6 30,95 MS 76 1009.1 13,43 R27 1005.14 51,39 S 77 1310.6 51,58 S28 1423.6 12,04 R 78 1005.14 21,10 MR29 1316.11 12,04 R 79 1007.3 10,32 R30 1330.8 13,42 R 80 1321.1 12,63 R31 1316.9 30,15 MS 81 0713.2 58,73 S32 1324.14 21,75 MR 82 1326.6 33,73 MS33 1007.34 21,94 MR 83 1065.14.1 20,83 MR34 1427.6 11,57 R 84 1005.14 30,95 MS35 1432.9 11,79 R 85 D8.1 20,56 MR36 1326.5 53,24 S 86 1319.14 10,31 R37 1305.29 21,56 MR 87 0803.1 22,69 MR38 1416.5 0 HR 88 1331.16 0 HR39 1406.7 0 HR 89 1007.8 11,43 R40 1116.5 22,26 MR 90 0906.19.1 4,17 HR41 1321.6 22,54 MR 91 1005.14 24,33 MR42 1209.3 21,43 MR 92 1209.2 20,63 MR43 1326.1 0 HR 93 0811.10.2 20,63 MR44 1004.11 72,22 S 94 1326.12 10,83 R45 1306.2 21,67 MR 95 1402.2 31,55 MS46 1301.1 32,78 MS 96 0507.4.1 12,22 R47 1404.2 0 HR 97 1008.15.1 4,17 HR48 1001.15 32,78 MS 98 436-19 31,67 MS49 1007.28 13,10 R 99 ICGV 3704 95,83 HS50 1432.11 3,37 HR 100 Gié Nho quan 12,40 RGhi chú: HR: Kháng cao; R: Kháng; MR: Kháng trung bình; MS: Nhiễm trung bình; S: Nhiễm; HS: Nhiễm nặng.

Page 27: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

27

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Bảng 2. Mức độ chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn của dòng lai và giống lạc mới có triển vọng trong đánh giá bệnh nhân tạo tại Thanh Trì, Hà Nội, tháng 9/2017

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luậnĐã xác định được 19 dòng/giống có khả năng

kháng cao (HS) chiếm 19%; 23 dòng/giống có khả năng kháng (R) chiếm 23%; 31 dòng/giống có khả năng kháng trung bình (MR), chiếm 31%; 20 dòng/giống nhiễm trung bình (MS) chiếm 20%; và có 6 dòng/giống nhiễm (S) đạt 6% và 1 giống nhiễm nặng (HS) chiếm 1%.

4.2. Đề nghịSử dụng 42 dòng lai và giống lạc mới có triển vọng

có khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn ở mức kháng cao và kháng làm vật liệu chọn tạo giống kháng bệnh trong các chương trình tạo giống.

TÀI LIỆU THAM KHẢONguyễn Văn Liễu, 1998. Xác định nguồn gen kháng bệnh

HXVK trong tập đoàn các giống lạc hiện có ở Việt Nam và bước đầu sử dụng chúng trong công tác chọn giống chống bệnh. Luận án Tiến sy Nông nghiệp, Viện Khoa học ky thuật Nông nghiệp Việt Nam. Hà Nội.

Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Thị Vân, Lê Thị Bích Thủy, Nguyễn Mạnh Hùng, Ngọ Văn Ngôn, Ngô Thị Thùy Linh, 2014. Kết quả nghiên cứu xác định biovar và đa dạng di truyền một số isolate vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith gây bệnh héo xanh hại lạc ở một số tỉnh trồng lạc miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số 7/2014.

Liao B.S., 2005. A broad review and perspectives on breeding for resistance to bacterial wilt. In: Bacterial wilt disease and the Ralstonia solanacearum species complex. America Phytopathological Society, pp. 225-238.

Mehan V.K., Liao B.S., Tan Y.J and Hayward A.C., 1994. Bacterial wilt of groundnut. ICRISAT information bulletin, Hyderabad, India, No.35, pp 23.

Mehan V.K. and McDonald D., 1995. Techniques for diagnosis of Pseudomonas solanacearum, and for resistance screening against groundnut bacterial wilt. Technical Report. International Crops Research Institute for the Semi-Arid Tropics.

TT Mưc độ chống chịu Ký hiệu

Số dòng/ giống

Tỷ lệ %

1 Kháng cao HR 19 192 Kháng R 23 233 Kháng trung bình MR 31 314 Nhiễm trung bình MS 20 205 Nhiễm S 6 66 Nhiễm nặng HS 1 1

Evaluation of response to bacterial wilt Ralstonia solanacearum of groundnut lines/varieties by artificial inoculation

Phung Thi Thu Ha, Nguyen Van Viet, Le Thi Phuong Lan, Le Tuan Tu,

Nguyen Xuan Thu, Pham Bich Hien, Ta Hong LinhAbstractThe artificial inoculation was used to evaluate response to bacterial wilt Ralstonia solanacearum of groundnut lines/varieties for breeding of resistant varieties. Among 100 studied peanut lines/varieties by artificial inoculation, 19 lines/varieties were highly resistant (19.0%); 23 lines/varieties resistant (23.0%); 31 lines/varieties moderate resistant (31.0%); 20 lines/varieties moderate susceptible (20.0%) and 6 lines/varieties were susceptible (6.0%) and 1 variety highly susceptible (1.0%). 42 lines/varieties were determined to be resistant to bacterial wilt and could be used as materials for breeding programs.Keywords: Groundnut, bacterial wilt, Ralstonia solanacearum, resistance

Ngày nhận bài: 28/10/2017Ngày phản biện: 4/11/2017

Người phản biện: TS. Hà Minh ThanhNgày duyệt đăng: 11/12/2017

Page 28: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

28

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀỞ Việt Nam, dứa Queen và Cayenne được trồng

phổ biến với gần 90% diện tích là dứa Queen. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm trên 20.000 ha, đạt 56% tổng diện tích dứa của cả nước (Cục Trồng trọt, 2016). Nhóm dứa Queen dễ canh tác, thích nghi với điều kiện đất đai có pH thấp thuộc vùng phèn ở ĐBSCL, chất lượng ngon, khối lượng quả từ 1,0- 1,2 kg, phù hợp cho tiêu thụ quả tươi, nhưng năng suất chưa cao (Nguyễn Minh Châu và ctv., 2005). Nhóm dứa Cayenne có dạng quả hình trụ, mắt quả cạn và nở, lá ít hoặc không gai, dễ dàng cho việc chăm sóc. Tuy nhiên, hạn chế của nhóm này là thịt quả màu trắng nhạt, thịt quả chứa nhiều nước và độ chắc thịt quả thấp, vị của thịt quả không ngon như nhóm Queen nên ít được ưa chuộng cho ăn tươi.

Công tác lai tạo giống đã được Viện Cây ăn quả miền Nam (Viện CAQMN) thực hiện từ năm 2010 nhằm tạo ra những dòng mang được ưu điểm tốt về năng suất và dạng quả của nhóm Cayenne, phẩm

chất ngon như nhóm Queen. Kết quả đã tạo ra nhiều dòng lai triển vọng mang đượcnhiều đặc điểm mong muốn như các dòng: DLIII-33, DL I-19, DL III-18…

Từ những nguồn giống được thu thập và nguồn con lai triển vọng, công tác “Nghiên cứu khảo nghiệm dòng dứa lai 2 cho một số tỉnh phía Nam” đã được thực hiện từ năm 2014 với mục tiêuchọn ra giống dứa mới mang các đặc tính như sau:năng suất quả cao đạt 45 - 50 tấn/ha, quả to ≥ 1350 g, dạng quả hình, dạng quả hình trụ, thịt quả màu vàng đậm,độ brix thịt quả ≥ 17%.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưuCác giống/dòng dứa khảo nghiệm: Gồm 8 giống/

dòng dứa. Trong đó, 6 giống/dòng có nguồn gốc từ thu thập, lai tạo và 2 giống đối chứng (Cayenne LĐ2 và Queen tuyển chọn) (Bảng 1). Khối lượng cây giống đạt 200 g/cây, cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh.

1 Viện Cây ăn quả Miền Nam

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM DÒNG DỨA LAI 2 Ở HAI TỈNH TIỀN GIANG VÀ LONG AN

Nguyễn Thị Ngọc Diễm1, Nguyễn Phương Thúy1, Võ Hữu Thoại1

TÓM TẮTKhảo nghiệm 8 giống/dòng dứa mới từ nguồn thu thập và lai tạo đã được thực hiện từ tháng 4/2014 tại 2 tỉnh

Tiền Giang và Long An. Kết quả cho thấy, dòng “dứa lai 2” có các ưu điểm như sau: Cây đạt chiều cao trung bình là 91,42 cm; dài lá là 81,73 cm và số lá trên cây là 36,5 lá. Lá có ít gai phân bố ở chóp và gốc lá. Tỷ lệ ra hoa cao (98,50%). Khối lượng quả biến động từ 1.339,67 - 1.418 g/quả; quả có dạng hình trụ; vỏ quả và thịt quả màu vàng khi chín; độ brix thịt quả cao 17,01%; vitamin C cao đạt 17,07 mg/100 ml và năng suất trung bình là 72,53 tấn/ha.

Từ khóa: Dòng “dứa lai 2”, khảo nghiệm, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Long An

Bảng 1. Nguồn gốc và đặc tính khảo sát bước đầu của các giống/dòng dứa trồng trong khảo nghiệm

Ghi chú: Tỷ lệ T/D: Tỷ lệ đường kính trên/đường kính dưới của quả; KLQ: Khối lượng quả; Năm TC: Năm tuyển chọn. Dòng III-1: dòng dứa Queen được tuyển chọn năm 2008

STT Giống/ dòng Cây bố(Cayenne)

Cây mẹ(Queen)

KLQ (g)

Tỷ lệ T/D

% chồi

% thịt

Độ brix (%)

Năm TC/thu thập

Hình thái

1 Dứa lai 2 Cayenne LĐ2 III-1 1700 0,92 11,3 58,8 18,0 2010 Cayenne2 Dứa lai 3 Cayenne LĐ2 II-6 1500 0,97 11,0 70,4 19,6 2010 Cayenne3 Dứa lai 6 Cayenne LĐ2 GU 044 1240 0,96 19,5 57,8 19,3 2012 Cayenne4 Dứa lai 11 Cayenne LĐ2 GU044 1200 0,90 19,8 58,0 16,8 2013 Cayenne5 Josepine Thu tập từ Mã Lai 1260 0,94 12,8 64,0 15,6 2010 Cayenne6 MD2 Thu thập từ Costa Rica 1840 0,94 18,0 67,0 16,7 2006 Cayenne7 Cayenne LĐ2 Công nhận ở phía Nam 1600 0,93 14,8 68,5 15,9 2006 Cayenne8 Queen III-1 Queen bình tuyển 1023 0,94 20,9 56,9 15,9 2008 Queen

Page 29: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

29

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

2.2. Phương pháp nghiên cưu

2.2.1. Bố trí thí nghiệm - Khảo nghiệm cơ bản bộ giống/dòng Cayenne từ

nguồn thu thập và lai tạoBố trí thí nghiệm: Kiểu khối đầy đủ hoàn toàn

ngẫu nhiên (RCBD), với 8 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Số cây khảo nghiệm là 80 cây/giống(dòng)/lần lặp lại. Khoảng cách trồng: 25 cm - 40 cm - 90 cm; Mật độ trồng: 61.538 cây/ha. Ky thuật làm đất, bón phân và chăm sóc theo quy trình của Viện CAQMN.

- Khảo nghiệm sản xuất dòng dứa lai 2 so với giống đối chứng Cayenne LĐ2

Bố trí khảo nghiệm: Khảo nghiệm được bố trí tại 2 điểm, diện tích mỗi điểm trồng là 0,5 ha cho 2 giống/dòng. Khoảng cách trồng: 25 cm - 40 cm - 90 cm; Mật độ trồng: 61.538 cây/ha. Ky thuật làm đất, bón phân và chăm sóctheo quy trình của Viện CAQMN.

2.2.2. Các chỉ tiêu theo dõi- Chỉ tiêu sinh trưởng: Chiều cao cây (cm), đường

kính tán (cm), số lá trên/cây, tỷ lệ cây ra hoa (%).- Đặc tính năng suất quả:Khối lượng trung bình

của quả (g), tỷ lệ khối lượng chồi ngọn/khối lượng quả (%), năng suất thực tế (tấn/ha).

- Đặc tính chất lượng quả: Hình dạng quả,tỷ lệ thịt quả (%), độ brix (%), acid tồng số (% acid citric), độ chắc thịt quả (kg/cm2), hàm lượng Vitamin C (mg/100 ml).

- Đánh giá sâu bệnh hại: Khảo sát đánh giá thành phần sâu bệnh hạidựa theo QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT và Viện Bảo vệ thực vật (Nguyễn Công Thuật, 1997).

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệuSố liệu được tính trung bình và phân tích bằng

phần mềm thống kê IBM SPSS 22.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưuNghiên cứu được thực hiên từ tháng 4/2014 đến

tháng 4/2017 tại xã Tân Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang và xã Tân Lập, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả phân tích đất tại các điểm trồng khảo nghiệm

Theo Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải (2000), đất trồng dứa cần phải có độ chua, pH đạt từ 4,5 - 5,0 là thích hợp. Kết quả phân tích cho thấy: tại 2 điểm khảo nghiệm đất không bị nhiễm mặn, độ chua vừa đến rất chua, hàm lượng hữu cơ khá, K trao đổi và P dễ tiêu từ trung bình đến khá (điểm 2) và mức độ giàu (điểm 1), hàm lượng N tổng số đạt trung bình. Do đó, việc điều chỉnh quy trình chăm sóc phù hợp là rất cần thiết nhằm giúp cho sự sinh trưởng và phát triển của các giống dứa trồng trong khảo nghiệm được tối ưu.

Bảng 2. Kết quả phân tích mẫu đất tại các điểm khảo nghiệm

3.2. Khảo nghiệm cơ bản bộ giống/dòng dưa Cayenne từ thu thập và lai tạo

3.2.1. Đặc tính nông học của các giống/dòng dứa khảo nghiệm

- Chiều cao cây tại thời điểm 12 tháng sau khi trồng (SKT): Chiều cao cây biến động từ 86,73 -

105,82 cm, trong đó giống MD2 có cây cao nhất 105,82 cm (ở điểm 1) và 102,94 cm (ở điểm 2) khác biệt có ý nghĩa so với tất cả các giống/dòng còn lại.

Cao cây trung bình của các giống biến động từ 86,43 - 102,94 cm; trong đó, giống MD2 có cây cao nhất đạt 102,94 cm; giống Josapine có cây thấp nhất (86,43 cm).

STT Chỉ tiêuĐiểm 1 Điểm 2

Kết quả Đánh giá Kết quả Đánh giá1 pH H2O 5,52 Chua vừa 3,54 Rất chua2 pH KCl 4,06 Chua nhiều 3.13 Chua nhiều3 N tổng số (%) 0,10 Trung bình 0,081 Trung bình4 P dễ tiêu (mg/100g) 19,90 Giàu lân 14,0 Trung bình5 K trao đổi (mg/100g) 17,50 Giàu kali 15,7 Khá6 Hữu cơ (%) 4,26 Khá 5,17 Khá7 Ca (me/100 g) 1,65 Nghèo 4,06 Nghèo8 Mg (me/100g) 0,54 Nghèo 0,44 Nghèo9 EC (mmhos/cm) 0,24 Không mặn 0,32 Không mặn

Page 30: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

30

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

- Đường kính tán tại thời điểm 12 tháng SKT: Tại cả 2 điểm thí nghiệm cho thấy, dòng dứa lai 2 là có đường kính tán lớn nhất (119,07 - 119,47 cm),

không có sự khác biệt so với các giống/dòng còn lại (trừ dòng dưa lai 11 ở điểm 1 và Queen TC ở điểm 2).

Chiều dài lá D của các giống/dòng dứa tại thời điểm 12 tháng SKT:

Theo Võ Thế Truyền và Nguyễn Thành Hiếu (2004), đối với nhóm dứa Cayenne khi cây có độ dài lá D từ 85 - 90 cm thì có tỷ lệ ra hoa đạt tối đa như nhau. Nếu lá D dài hơn 90 cm và gia tăng khối lượng thì TLRH kém. Kết quả cho thấy, dài lá D biến động từ 72,33 - 90,47 cm. Chỉ có giống Josapine có lá D ngắn nhất 72,33 cm. Tất cả các giống/dòng còn lại

có dài lá D từ 81,73 - 90,47 cm, tương đối thích hợp cho việc xử lý.

- Số lá/cây của các giống/dòng dứa tại thời điểm 12 tháng SKT: Có sự khác biệt qua thống kê về số lá/cây của các giống/dòng dứa ở 2 điểm trồng. Tuy nhiên, trung bình số lá/cây của các giống/dòng qua 2 điểm biến động từ 29,33 - 39,50 lá/cây đủ tiêu chuẩn về số lá cho xử lý.

Bảng 3. Chiều cao cây và đường kính tán của các giống/dòng dứa khảo nghiệm tại thời điểm 12 tháng SKT

Bảng 4. Chiều dài và rộng lá D của các giống/dòng dứa tại thời điểm 12 tháng SKT

Ghi chú: Bảng 3 - 10: Trong cùng một cột các giá trị trung bình có cùng ký tự không có sự sai khác ở độ tin cậy 95%.

STT Tên giống/dòng

Chiều cao cây (cm) TB giống/dòng

Đường kính tán (cm) TB giống/dòngĐiểm1 Điểm 2 Điểm 1 Điểm 2

1 Josapine 86,73 e 86,13 d 86,43 118,00 ab 118,07 a 118,03 2 MD2 105,82 a 100,07 a 102,94 115,58 ab 114,53 a 115,06 3 Dứa lai 2 91,47 cd 91,40 cd 91,43 119,07 a 119,47 a 119,27 4 Dứa lai 3 90,60 d 90,33 cd 90,47 116,93 ab 117,20 a 117,07 5 Dứa lai 6 94,73 c 92,47 bc 93,60 107,60 b 114,20 a 110,90 6 Dứa lai 11 100,27 b 93,20 bc 96,73 109,40 ab 112,73 a 111,07 7 Cayenne LĐ2 102,07 b 97,93 ab 100,00 116,00 ab 115,27 a 115,63 8 Queen TC 91,13 cd 87,33 cd 89,23 108,73 ab 100,13 b 104,43

Trung bình 95,35 92,36 93,85 113,92 113,95 113,93CV (%) 3,2 2,84 4,41 5,86

STT Tên giống/dòng

Dài lá D (cm) Trung bình giống/dòng

Dài lá D (cm) Trung bình giống/dòngĐiểm 1 Điểm 2 Điểm 1 Điểm 2

1 Josapine 73,20 c 73,67 c 73,43 29,13 d 29,53 c 29,332 MD2 93,33 a 87,60 a 90,47 39,40 ab 38,73 a 39,07 3 Dứa lai 2 81,93 b 81,53 b 81,73 32,07 cd 35,33 b 33,70 4 Dứa lai 3 82,27 b 81,40 b 81,83 32,13 cd 34,46 b 33,30 5 Dứa lai 6 85,60 b 83,67 ab 84,63 37,73 ab 38,93 a 38,33 6 Dứa lai 11 90,27 a 83,80 ab 87,03 39,47 ab 38,33 a 38,90 7 Cayenne LĐ2 90,73 a 87,60 a 89,17 40,27 a 38,73 a 39,50 8 Queen TC 70,73 c 73,73 c 72,33 35,80 bc 31,87 c 33,83

Trung bình 83,51 81,63 82,57 4,44 35,75 35,74 CV (%) 2,02 2,30 2,90 5,10

3.2.2. Côn trùng và bệnh gây hạiRệp sáp (Dysmicoccus brevipes) chỉ xuất hiện

dòng dứa lai 11 và giống josapine mật độ từ 0,25 - 0,75 con/lá thời điểm từ tháng 2 đến tháng 6.

Bệnh héo khô đầu lá (Wilt) chỉ xuất hiện trên

dòng dứa lai 11 với tỷ lệ 5,0 - 5,5% và giống Josapine với tỷ lệ 40 - 45,0% cây bệnh/tổng số cây quan sát.

3.2.3. Đặc tính năng suất quả - Tỷ lệ ra hoa (%): Các giống/dòng dứa có tỷ lệ ra

hoa (TLRH) biến động từ 84,50 - 99,67%. Trong đó,

Page 31: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

31

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Bảng 5. Tỷ lệ ra hoa (%) của các giống/dòng dứa Cayenne qua 2 vụ

Bảng 6. Khối lượng trung bình quả (g) của các giống/dòng dứa Cayenne qua 2 vụ

các giống/dòng có TLRH cao là: Josapne (≥99,33%), dứa lai 2 (≥97,67%), dứa lai 6 (≥97,67%), Queen TC

(≥96,67%) và dứa lai 3 (95,00%) (Bảng 5).

- Khối lượng quả (g): Khối lượng quả của các giống/dòng qua 2 điểm trồng biến động từ 1.078,67 - 1.538,67 g. Trong đó, giống MD2 có khối lượng quả cao nhất 1.403,00 - 1.538,00 g, không khác biệt với dòng dứa lai 2 (1.370,00 - 1.467,33 g) và Cayenne LĐ2 (1.361,33- 1.457,33 g) nhưng khác biệt với tất

cả các giống/dòng còn lại.Khối lượng quả trung bình 2 điểm đạt từ 1.088,00

- 1.471,00 g/quả. Các giống dứa có quả to là MD2 (1.471,00 g), dứa lai 2 (1.418,00 g) và Cayenne LĐ2 (1.409,00 g) (Bảng 6).

STT Têngiống/dòng

Tỷ lệ ra hoa (%)

Vụ 1 Trung bình giống/dòng

Vụ 2 Trung bình giống/dòngĐiểm 1 Điểm 2 Điểm 1 Điểm 2

1 Josapine 100,00 a 99,33 a 99,67 100,00 a 99,33 a 99,67

2 MD2 85,00 c 84,67 d 84,83 84,00 c 85,00 c 84,50

3 Dứa lai 2 97,67ab 99,33 a 98,50 99,33 a 99,00 a 99,17

4 Dứa lai 3 95,33 ab 95,67 b 95,50 96,67 ab 95,00 ab 95,83

5 Dứa lai 6 98,00 ab 97,67 ab 97,83 98,33 a 97,67 a 98,00

6 Dứa lai 11 85,67 c 88,00 c 86,83 86,67 c 86,67 c 86,67

7 Cayenne LĐ2 92,00 b 93,00 b 92,50 92,33 b 93,00 b 92,67

8 Queen TC 98,00 ab 98,0 ab 98,00 96,67 ab 98,00 a 97,33

Trung bình 93,96 94,46 94,21 94,25 94,21 94,23

CV (%) 1,74 2,10 1,4 2,9

- Năng suất thực tế (tấn/ha): Ở hai vụ cho thấy NSTT của các giống biến động từ 51,63 - 77,70 tấn/ha. Trong đó, dứa lai 2 có năng suất cao nhất (71,10

- 77,70 tấn/ha), khác biệt với tất cả các giống còn lại trừ giống Cayenne LĐ2 (65,63 - 71,20 tấn/ha). Kết quả thể hiện qua Bảng 7.

STT Tên giống/dòng

Khối lượng quả (g)

Vụ 1 Trung bình giống/dòng

Vụ 2 Trung bình giống/dòngĐiểm 1 Điểm 2 Điểm 1 Điểm 2

1 Josapine 1097,33 c 1078,67 c 1088,00 1063,33 c 1010,00 d 1036,67

2 MD2 1538,67 a 1403,33 a 1471,00 1368,00 a 1360,00 a 1364,00

3 Dứa lai 2 1467,33 a 1370,00 a 1418.67 1399,33 a 1280,00 b 1339,67

4 Dứa lai 3 1266,67 b 1221,33 b 1244,00 1169,33 bc 1166,67 c 1168,00

5 Dứa lai 6 1250,00 b 1250,00 b 1250,00 1178,00 bc 1226,67 bc 1202,33

6 Dứa lai 11 1209,33 b 1201,33 b 1205,33 1161,33 bc 1183,33 c 1172,33

7 Cayenne LĐ2 1457,33 a 1361,33 a 1409,33 1362,33 a 1266,67 b 1314,50

8 Queen TC 1235,33 b 1219,33 b 1227,33 1237,33 b 1176,67 c 1207,00

Trung bình 1315,25 1263,17 1298,21 1242,38 1208,75 1225,56

CV (%) 4,45 2,34 2,30 2,00

Page 32: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

32

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

- Tỷ lệ đường kính trên so với đường kính dưới (tỷ lệ T/D) của quả và dạng quả:

Hầu hết các giống/dòng có T/D đạt khá cao nên

quả có dạng gần như hình trụ, trừ dòng dứa lai 3 và Queen TC có T/D thấp hơn, thể hiện quả bị tóp đầu nhẹ (Bảng 8).

Bảng 7. Năng suất thực tế của các giống/dòng dứa Cayenne qua 2 vụ đánh giá

Bảng 8. Tỷ lệ đường kính trên của quả so với đường kính dưới của quả (tỷ lệ T/D) và dạng quả của của các dòng dứa qua khảo nghiệm

STT Têngiống/dòng

Năng suất thực tế (tấn/ha)Vụ 1 Trung bình

giống/dòngVụ 2 Trung bình

giống/dòngĐiểm 1 Điểm 2 Điểm 1 Điểm 21 Josapine 56,23 e 54,17 b 55,20 54,96 b 53,50 e 54,23 2 MD2 61,20 bc 58,67 b 59,93 53,03 b 58,10 cde 55,57 3 Dứa lai 2 77,70 a 75,10 a 76,40 73,70 a 71,37 a 72,53 4 Dứa lai 3 64,13 cde 56,07 b 60,10 53,37 b 56,87 de 55,12 5 Dứa lai 6 67,23 bc 55,50 b 61,37 50,27 b 63,00 bc 56,63 6 Dứa lai 11 58,03 de 52,60 b 55,32 48,87 b 56,07 e 52,47 7 Cayenne LĐ2 71,20 b 68,90 a 70,05 65,63 a 66,40 b 66,02 8 Queen TC 66,03 bc 51,63 b 58,83 49,17 b 61,50 bcd 55,33

Trung bình 65,22 59,07 62,15 56,12 60,85 55,49CV (%) 6,0 6,1 11,7 6,6

3.2.4. Đặc tính phẩm chất quả- Độ chắc thịt quả (kg/cm2): Độ chắc thịt quảcủa

các giống/dòng biến động từ 1,51 - 2,62 kg/cm2. Trong đó, dứa lai 2 có ĐCTQ cao nhất (2,42 - 2,62 kg/cm2), khác biệt có ý nghĩa so với tất cả các giống/dòng còn lại (Bảng 9).

- Hàm lượng Vitamin C trong nước quả (mg/100 ml): Hàm lượng vitamin C giữa các giống/dòng trồng khác biệt có ý nghĩa qua thống kê, biến động từ 8,87 - 19,37 mg/100 ml. Trong đó, giống Queen TC có lượng vitamin C cao với trung bình của 2 điểm đạt 17,25 mg/100 ml, kế đến là dứa lai 2 (17,07 mg/100 ml) (Bảng 9).

- Độ brix thịt quả (%): Độ brix thịt quả giữa các giống/dòng dứa có sự khác biệt có ý nghĩa qua thống kê. Trong đó, dòng dứa lai 2 có độ brix thịt quả cao đạt trung bình 17,65% qua 2 điểm (biến động từ 17,10 - 18,20%), không khác biệt so với giống dứa Queen TC và giống MD 2 (Bảng 10).

- Hàm lượng acid tổng số (g/100 ml): Hàm lượng acid tổng số có sự khác biệt qua thống kê, biến động từ 0,74 - 1,77g/100 ml. Trong đó, dứa lai 3 có lượng acid tổng số cao nhất (≥ 1,63g/100 ml) khác biệt có ý nghĩa so với các giống/dòng còn lại (Bảng 10).

STT Têngiống

Tỷ lệ T/D TB giống/dòng Dạng quả

Điểm 1 Điểm 21 Josapine 0,950 a 0,943 0,947 Dài trung bình – trụ 2 MD2 0,930 ab 0,933 0,933 Dài trung bình – trụ3 Dứa lai 2 0,960 a 0,937 0,948 Dài trung bình – trụ4 Dứa lai 3 0,943 ab 0,903 0,923 Dài trung bình – hơi tóp đầu5 Dứa lai 6 0,917 b 0,943 0,930 Dài – Trụ6 Dứa lai 11 0,933 ab 0,937 0,935 Dài- Trụ7 Cayenne LĐ2 0,930 ab 0,960 0,945 Dài – Trụ8 Queen TC 0,930 ab 0,927 0,928 Dài – hơi tóp đầu

Trung bình 0,937 0,935 0,936CV (%) 3,0 3,3

Page 33: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

33

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Bảng 9. Độ chắc thịt quả và hàm lượng vitamin C của các dòng/giống dứa khảo nghiệm

Bảng 10. Độ brix thịt quả và hàm lượng acid tổng số của các dòng/giống dứa

STT Tên giống/dòng

Độ chắc thịt quả (kg/cm2) Trung bình giống/dòng

Hàm lượng vitamin C (mg/100ml) Trung bình

giống/dòngĐiểm 1 Điểm 2 Điểm 1 Điểm 2

1 Josapine 1,76 b 1,88 b 1,82 10,27 c 12,90 bc 11,58 2 MD2 1,59 cd 1,67 bc 1,63 11,30 c 11,13 bc 11,22 3 Dứa lai 2 2,62 a 2,42 a 2,52 15,44 b 18,70 a 17,07 4 Dứa lai 3 1,75 bc 1,68 bc 1,72 10,43 c 8,87 c 9,65 5 Dứa lai 6 1,73 bc 1,67 bc 1,70 12,37 c 9,74c 11,066 Dứa lai 11 1,67 bc 1,60 c 1,63 10,80 c 10,47 bc 10,637 Cayenne LĐ2 1,51 d 1,70 bc 1,61 10,37 c 8,90 c 9,63 8 Queen TC 1,63 cd 1,71 bc 1,68 19,37 a 15,13 b 17,25

Trung bình 1,78 1,79 1,79 12,54 11,98 12,26CV (%) 8,8 5,8 8,2 17,3

3.3. Khảo nghiệm sản xuất dòng dưa triển vọng

3.3.1. Đặc tính sinh trưởng và hình thái- Dứa lai 2 sinh trưởng tốt, thời điểm 12 tháng

SKT cây đạt đủ tiêu chuẩn về cao cây, dài lá D và số lá/cây để xử lý ra hoa. Về hình thái cho thấy, dứa lai 2 có dạng lá giống Cayenne, màu lá tím đậm, lá có ít gai phân bố ở chóp lá và gốc lá, kiểu tán mở rộng hơn so với giống dứa Cayenne LĐ2 (Bảng 11).

- Dòng dứa lai 2 có TLRH trên 95% khi xử lý bằng đất đèn CaC2 5%, gần bằng với Queen Tân Lập và cao hơn so với Cayenne LĐ2. Thời gian từ khi xử lý đến khi thu hoạch của dòng dứa lai 2 là 132 ngày sớm hơn so với Cayenne LĐ2 (155 ngày). Năng suất của dứa lai 2 đạt 71,75 tấn/ha cao hơn giống Cayenne LĐ2 (63,14 tấn/ha). Như vậy, năng suất dòng dứa lai 2 cao hơn so với đối chứng khoảng 12%.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Dứa lai 2 sinh trưởng tốt, tại thời điểm 12 tháng

sau khi trồng cây đạt chiều cao trung bình 91,43 cm, chiều dài lá D là 81,73 cm và đạt 33,70 lá/cây, đủ tiêu chuẩn về kích thước để xử lý ra hoa để đạt năng suất tối ưu.

- Về năng suất và phẩm chất quả cho thấy, dứa lai 2 có tỷ lệ ra hoa ≥ 98,50%, quả to (1.339,67 - 1.418,00 g/quả). Dạng quả hình trụ - dài trung bình, năngcao và ổn định với năng suất từ 72,53 tấn/ha.Tỷ lệ khối lượng chồi ngọn 12,10%, tỷ lệ thịt quả 68,53%, độ chắc thịt quả 2,52 kg/cm2, độ brix 17,65%, lượng vitamin C trong quả là 17,07 mg/100 ml, thịt quả có màu vàng.

STT Têngiống

Độ brix thịt quả (%) Trung bình giống/dòng

Hàm lượng acid tổng số (g/100ml) Trung bình

giống/dòngĐiểm 1 Điểm 2 Điểm 1 Điểm 2

1 Josapine 15,40 c 15,93 b 15,67 1,05 bcd 0,98 bc 1,01 2 MD2 16,00 bc 16,87 ab 16,43 1,33 b 1,23 b 1,28 3 Dứa lai 2 17,10 a 18,20 a 17,65 1,27 b 1,18 b 1,23 4 Dứa lai 3 16,23 abc 16,00 b 16,12 1,63 a 1,77 a 1,70 5 Dứa lai 6 16,07 abc 16,03 b 16,05 0,90 cd 1,04 bc 0,97 6 Dứa lai 11 15,33 c 16,33 b 15,83 1,09 bc 0,88 bc 0.99 7 Cayenne LĐ2 15,73 bc 16,00 b 15,87 0,76 d 0,74 c 0,75 8 Queen TC 16,70 ab 16,20 b 16,45 1,12 bc 1,22 b 1,17

Trung bình 16,25 16,44 16,26 1,14 1,13 1,14CV (%) 2,1 4,5 3,62 4,81

Page 34: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

34

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

- Dòng dứa lai 2 có khả năng thích ứng và phát triển tốt tại các vùng phèn với độ pH ở mức thấp (pH H2O = 3,54 và pH KCl= 3,13). Ngoài ra, dứa lai 2 bước đầu chưa thấy nhiễm các loại sâu bệnh gây hại quan trọng như rệp sáp, bệnh héo khô đầu lá (Wilt) và thối nõn do nấm Phytophthora sp. gây ra.

- Dòng dứa lai 2 có thịt quả vàng, độ Brix và độ chắc thịt quả cao nên phù hợp cho ăn tươi, bên cạnh đó quả hình trụ, khối lượng to, tỷ lệ thịt quả khá cao nên cũng phù hợp cho chế biến.

4.2. Đề nghịĐề nghị trồng khảo nghiệm trên diện rộng giống

dứa lai 2 tại một số tỉnh/thành ở phía Nam sau khi được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận cho sản xuất thử.

TÀI LIỆU THAM KHẢOBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010.

Quy chuẩn ky thuật Quốc gia QCVN 01-38:2010/

BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.

Nguyễn Minh Châu, Phạm Ngọc Liễu, Võ Hữu Thoại, Trần Thị Oanh Yến, Đào Thị Bé Bảy, Nguyễn Nhật Trường, Nguyễn Thị Ngọc Diễm, 2005. Giới thiệu một số giống cây ăn quả. Viện Cây ăn quả miền Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Cục Trồng trọt, 2016. Báo cáo kết quả thực hiện công tác 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 lĩnh vực trồng trọt.

Nguyễn Công Thuật, 1997. Phương pháp điều tra phát hiện sâu hại cây ăn quả. Phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật. Viện Bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 5-13.

Võ Thế Truyền và Nguyễn Thành Hiếu, 2004. Ảnh hưởng của một số biện pháp xử lý ra hoa đến tỷ lệ ra hoa và phẩm chất của quả dứa Cayenne. Báo cáo khoa học hàng năm. Báo cáo kết quả của năm 2003. Viện Cây ăn quả miền Nam.

Trần Thế Tục và Vũ Mạnh Hải, 2000. Kỹ thuật trồng dứa. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội.

Testing result of hybrid pineapple line “Dua lai 2” in Tien Giang and Long An provinces

Nguyen Thi Ngoc Diem, Nguyen Phuong Thuy, Vo Huu ThoaiAbstractEight pineapple varieties/lines derived from collecting and breeding sources were tested in Tien Giang and Long An provinces from April, 2014. The results showed that hybrid pineapple line “Dua lai 2” had good traits such as average plant height (91.42 cm), leaf length (81.73 cm) and leaf number (36.5). There were few spines distributed at the tip and at the base of leaves. The ratio of flowering was high (98,5%), fruit weight varied from 1,339.67 - 1,418 g,cylindrical fruit shape, yellow fruit skin and yellow flesh, high brix degree (17.01%), vitamin C content (17.07 mg/100 ml)and yield (72.53 tons/ha).Keywords: Hybrid pineapple line “dua lai 2”, Tien Giang province, Long An provinceNgày nhận bài: 10/12/2017Ngày phản biện: 21/12/2017

Người phản biện: TS. Nguyễn Trịnh Nhất HằngNgày duyệt đăng: 19/1/2018

Bảng 11. Các đặc tính dòng dứa lai 2 so với giống đối chứng Cayenne LĐ2 trong khảo nghiệm sản xuất thửCác chỉ tiêu Dưa lai 2 Cayenne LĐ2

Chiều cao cây (cm) 90,80±6,02 112,00±2,94Dài lá D (cm) 82,60±3,65 89,50±1,00Đường kính tán (cm) 116,20±4,71 111,25±2,63Số lá/cây (cm) 34,0 ± 1,22 31,75±2,06Dạng lá Cayenne CayennePhân bố gai/lá Chóp lá - gốc lá Chóp lá - gốc lá Màu sắc lá Tím đậm Tím đậmDạng quả Trung gian CayenneThời gian từ xử lý ra hoa đến khi thu hoạch (ngày) 132 155Tỷ lệ ra hoa (%) ≥ 95% 84,0 – 92,67 Khối lượng quả (g) 1406,67 ± 192,84 1682,40 ± 164,56Năng suất quả (tấn/ha) 71,75 63,14Độ brix (%) 17,65 15,87 Độ chắc thịt quả (kg/cm2) 2,52 1,61 Vitamin C 17,07 9,63 Màu sắc thịt quả Vàng đậm Vàng nhạt

Page 35: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

35

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀRầy nâu (Nilaparva Lugenes Stal) là loại dịch hại

nguy hiểm tại nhiều vùng sản xuất lúa trên thế giới và các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Chúng chích hút gây bệnh cháy lá lúa và truyền virus gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá (Rice ragged stunt virus) làm giảm năng suất đến 70% hoặc làm mất trắng khi nhiễm rầy nặng và trên diện tích lớn (Lương Minh Châu và ctv., 2006). Đại dịch rầy nâu từng xảy ra tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 1991 nhưng sau đó ngành nông nghiệp đã tìm ra giống lúa kháng rầy tốt nên lượng rầy nâu đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, những giống lúa này khá cứng cơm và không thơm nên dần bị thay thế bởi các giống lúa chất lượng cao (lúa thơm) nhằm phục vụ nhu cầu ăn ngon ngày càng cao của người tiêu dùng.

Ngày nay, phong trào trồng các giống lúa thơm như Jasmine, VNĐ 95-20, OMCS2000, ST1, ST5, ST20... nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu đang phát triển ở nhiều nơi trong vùng ĐBSCL. Hầu hết các giống lúa thơm này đều không mang gen kháng rầy nâu một cách hữu hiệu, những giống lúa này được chọn lọc ra từ tự nhiên hay qua quá trình lai tạo chỉ nhằm mục đích là tạo ra gạo thơm và ngon cơm. Do đó, những giống lúa này dễ nhiễm rầy nâu. Ngoài ra, các giống lúa thơm được trồng rải rác trong các vùng thâm canh chung nên chúng có thể là nguồn thức ăn và là nơi cư trú để cho rầy nâu tấn công và lây lan sang các giống lúa cao sản khác. Như vậy, làm sao có thể nâng cao được chất lượng lúa gạo mà vẫn hạn chế được dịch rầy nâu xảy ra như trước đây. Để có thể giải quyết vấn đề này, trong giai đoạn 2013 - 2016 nhóm nghiên cứu đã tiến hành lai tạo

để chuyển gen kháng rầy nâu vào giống lúa thơm. Thông qua sự hổ trợ của công nghệ sinh học đặc biệt là ky thuật sinh học phân tử kết quả nghiên cứu đã chọn ra được các dòng lúa vừa mang gen thơm, vừa mang gen kháng rầy nâu dựa vào chỉ thị phân tử liên kết với gen mục tiêu. Tiếp tục kế thừa kết quả chọn tạo các dòng lai ở giai đoạn trước, đề tài “Khảo sát đặc tính nông sinh học của một số dòng lúa thơm kháng rầy nâu tại Sóc Trăng” được thực hiện để đánh giá đặc điểm nông sinh học của các dòng lúa lai trong điều kiện đồng ruộng tại Sóc Trăng và phản ứng với rầy nâu trong điều kiện nhân tạo.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưuVật liệu nghiên cứu gồm 6 dòng lúa thơm mang

gen kháng rầy nâu ở thế hệ BC3F4 và 5 giống bố mẹ (ST5, ST20, VD20, OM4103 và OM10043).

2.2. Phương pháp nghiên cưu

2.2.1. Đánh giá một số đặc tính nông sinh học của các dòng lúa lai

Các dòng lai được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên 3 lần lặp lại với mật độ cấy là 15 ˟ 20 ˟ 30 cm, diện tích mỗi lô là 5 m2, các giống lúa bố mẹ (ST5, ST20, VD20, OM4103 và OM10043) được chọn là giống lúa đối chứng.

Các chỉ tiêu: Thời gian sinh trưởng (ngày), chiều cao cây (cm), số bông trên bụi, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng 1000 hạt (g) được đánh gía theo tiêu chuẩn “đánh giá nguồn gen cây lúa” của IRRI (1996). Mỗi giống/dòng lúa chọn ngẫu nhiên 10 bụi để đánh giá các chỉ tiêu.

1 Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Đại học Cần Thơ

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA SÁU DÒNG LÚA THƠM MANG GEN KHÁNG RẦY NÂU

PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨUNguyễn Trí Yến Chi1, Trương Trọng Ngôn1

TÓM TẮTCon lai ở thế hệ BC3F4 của 6 tổ hợp lai hồi giao lúa thơm kháng rầy nâu được chọn lọc từ việc lai tạo 3 giống lúa

thơm (ST5, ST20 và VD20) với 2 giống lúa mang gen kháng rầy nâu (OM4103 và OM10043). Các dòng lúa được gieo trồng trong vụ Đông Xuân 2016 - 2017 tại xã Phú Tâm, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng để khảo sát một số đặc tính nông học và đánh giá khả năng kháng với rầy nâu trong điều kiện nhân tạo tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật - Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian sinh trưởng của 6 dòng lai ngắn hơn các giống lúa thơm từ 7 đến 15 ngày, chiều cao cây của sáu dòng lai được xếp vào nhóm có chiều cao cây trung bình. Nghiên cứu đã chọn được hai dòng B2-21 và D1-6 có số hạt trên bông và tỷ lệ hạt chắc cao, có thời gian sinh trưởng trung bình (103 và 97 ngày), có phản ứng hơi kháng với rầy nâu trong điều kiện nhà lưới (cấp kháng trung bình là 4,3).

Từ khóa: Lúa thơm, kháng rầy, khảo sát, vụ Đông Xuân, Sóc Trăng

Page 36: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

36

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

2.2.2. Đánh giá tính kháng rầy nâu trong điều kiện nhân tạo

Các dòng lai ở thế hệ BC3F4 (30 cá thể cho mỗi tổ hợp lai) sẽ được dùng để kiểm tra khả năng kháng rầy nâu bằng phương pháp hộp mạ theo phương pháp của IRRI (1996). Sử dụng giống chuẩn kháng (PTB33), một giống chuẩn nhiễm (TN1) để làm đối chứng. Thí nghiệm được thực hiện tại Bộ môn Bảo vệ thực vật - Viện Lúa ĐBSCL.

2.2.3. Đánh giá hương thơm gạoHương thơm được đánh giá bằng cảm quan theo

phương pháp của Jewel và cộng tác viên (2011). Mười hạt gạo của mỗi dòng đã được bốc vỏ và nghiền thành bột và cho vào ống nghiệm. Thêm 10 ml KOH 1,7%, đậy kín ống nghiệm và sau đó để ở nhiệt độ phòng trong vòng 60 phút. Đánh giá hương thơm bằng phương pháp ngửi với 5 người độc lập và tính điểm trung bình. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần cho mỗi dòng. Hương thơm được đánh giá cảm quan theo 4 mức: 1 - không thơm, 2 - thơm nhẹ, 3 - thơm vừa, 4 - thơm.

2.2.4. Xử lý số liệu- Dùng phần mềm SPSS 18.0 để xử lý các số liệu

thu thập với các đặc số thống kê như: phân tích phương sai, so sánh và kiểm định các dòng lai.

- Sử dụng phần mềm Excel để phân tích số liệu trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai trong quá trình đánh giá chọn dòng.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưuMười một giống/dòng lúa khảo nghiệm được

trồng trong vụ Đông Xuân 2016 - 2017 tại xã Phú Tâm, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả đánh giá một số đặc tính nông sinh học của các dòng lúa lai

3.1.1. Thời gian sinh trưởngKết quả đánh giá thời gian sinh trưởng (TGST) các

giống/dòng thí nghiệm được trình bày trong bảng 1 cho thấy đối với các giống bố mẹ, TGST dao động từ 95 ngày (giống OM10043) đến 120 ngày (giống ST5 và VD20). Đối với sáu dòng lúa lai, TGST biến thiên từ 97 ngày (D1-6) đến 113 ngày (C12-14). Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa của IRRI (1996), TGST của các dòng lúa được phân thành 2 nhóm: nhóm ngắn ngày (90 - 105 ngày) có 2 dòng D1-6 và B2-21, nhóm trung ngày (106 - 113 ngày) gồm có 4 dòng (A9-22, C12-14, E4-8 và F13-13). Các dòng lai đều có TGST ngắn hơn so với giống lúa thơm; dòng D10-34, con lai của tổ hợp lai ST20 ˟ OM10043 có TGST gần bằng với TGST của giống bố OM10043 (97 ngày so với 95 ngày). Như vậy, TGST của 6 dòng

lai mang gen thơm kháng rầy nâu đã ngắn hơn các giống lúa thơm từ 7 đến 15 ngày. Giống có TGST ngắn là một trong những đặc điểm có lợi cho công tác chọn giống mà các nhà chọn giống đang hướng tới, có thể giúp rút ngắn thời vụ, né tránh những bất lợi do thời tiết gây ra.3.1.2. Chiều cao cây

Kết quả khảo sát chiều cao cây trong bảng 1 cho thấy chiều cao cây của các giống bố mẹ dao động từ 106,05 cm (giống VD20) đến 109,25 cm (giống ST5), chiều cao cây của các dòng lai biến thiên từ 103,17 cm (E4-8) đến 114,58 cm (F13-13). Chiều cao cây của 11 giống/dòng khảo sát được xếp vào nhóm có chiều cao cây trung bình (90 - 125 cm). Chiều cao cây của con lai tương đương với các giống mẹ (ST5 và ST20), ngoại trừ dòng F13-13 có chiều cao cây cao hơn giống mẹ VD20 (114,58 cm so với 106,05 cm) và giống bố OM10043 (114,58 cm so với 108,83 cm). Như vậy, chiều cao cây của sáu dòng lai được đánh giá ở mức trung bình, đặc điểm này giúp giống lúa vừa đảm bảo được năng suất vừa hạn chế được đổ ngã. 3.1.3. Chiều dài bông

Kết quả ghi nhận về chiều dài bông của các giống/dòng lúa khảo nghiệm ở bảng 1 cho thấy chiều dài bông của năm giống bố mẹ dao động từ 18,97 cm (OM10043) đến 23,35 cm (ST5). Đối với sáu dòng lai chiều dài bông biến thiên từ 20,20 cm (C12-14) đến 23,38 cm (A9-22). Không có sự khác biệt thống kê về chiều dài bông của các giống/dòng khảo nghiệm qua kiểm định Ducan ở mức ý nghĩa 1%.

Bảng 1. Kết quả phân tích đặc tính sinh trưởng của các giống/dòng lúa khảo nghiệm

Ghi chú: Trong cùng một cột, các chữ số theo sau bới những chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 1%; ns: khác biệt không có ý nghĩa.

Giống/dòng TGST Chiều dài bông (cm)

Chiều cao cây (cm)

A9-22 108 23,38 104,62bcd

B2-21 103 23,33 107,38bc

C12-14 113 20,20 110,40ab

D1-6 97 21,50 101,07d

E4-8 106 21,13 103,17cd

F13-13 110 21,34 114,58a

ST5 (ĐC) 120 23,35 109,25ab

ST20 (ĐC) 115 21,21 106,70bcd

VD20 (ĐC) 120 22,63 106,05bcd

OM4103 (ĐC) 106 19,50 108,38bc

OM10043 (ĐC) 95 18,97 108,83bc

F 1,09ns 10,58**

CV(%) 12,08 6,49

Page 37: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

37

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

3.1.4. Số bông trên bụiKết quả đánh giá được trình bày trong bảng

2 cho thấy số bông trên bụi trung bình của các giống bố mẹ dao động từ 10 bông (giống VD20) đến 12,87 bông (giống OM4103). Số bông trên bụi trung bình của sáu dòng lai biến thiên từ 8,23 bông đến 12,43 bông. Khi so sánh số bông trên bụi của con lai với bố mẹ, kết quả ghi nhận được như sau: Đối với dòng lai A9-22 con lai của tổ hợp A (ST5 ˟ OM4103) có số bông trên bụi tương đương với giống lúa thơm ST5 (giống mẹ) và ít hơn so với giống bố (OM4103) theo kết quả thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua kiểm định Ducan, đối với dòng lai B2-21 con lai của tổ hợp (ST5 ˟ OM10043) có số bông trên bụi thấp hơn và có ý nghĩa so với giống đối chứng (ST5) qua kiểm định Ducan ở mức 5%. Đối với dòng C12-14, con lai của tổ hợp (ST20 ˟ OM4103) có số bông trên bụi tương đương với giống đối chứng (ST20 và OM4103). Số bông trên bụi ở quần thể BC3F4 của dòng lai D1-6 (ST20 ˟ OM10043) cao hơn so với giống đối chứng (ST20 và OM10043). Dòng E4-8 (VD20 ˟ OM4103) có số bông trên bụi tương đương với giống mẹ (VD20) và thấp hơn so với giống bố (OM4103), số bông trên bụi của dòng F13-13 (VD20 ˟ OM10043) thấp hơn và có ý nghĩa thống kê so với giống bố mẹ là VD20 ˟ OM10043 qua kiểm định Ducan ở mức 5%.

3.1.5. Số hạt trên bông Kết quả so sánh số hạt trên bông của các dòng

lai so với các giống bố mẹ trên Bảng 2 cho thấy số hạt trên bông trung bình của các giống bố mẹ dao động từ 96,11 hạt (OM10043) đến 127,76 hạt (VD20). Các dòng lai được đánh giá có số hạt trên

bông trung bình dao động từ 85,62 hạt (D1-6) đến 145,6 hạt (F13-12.24). Hai dòng B2-21 và F13-13 có số hạt trên bông trung bình cao nhất (144,25 hạt và 144,53 hạt) so với các dòng lai còn lại và cao hơn giống đối chứng ST5, VD20 và OM10043. Bốn dòng A9-22, C12-14, D1-6, E4-8 có số hạt trên bông trung bình tương đương với giống đối chứng ST5, ST20 và VD20 (Bảng 2).

3.1.6. Tỷ lệ hạt chắc Tỷ lệ hạt chắc trên bông cũng là một trong những

chỉ tiêu quan trọng quyết định đến năng suất hạt lúa. Kết quả đánh giá tỷ lệ hạt chắc ở Bảng 2 cho thấy đối với các giống bố mẹ tỷ lệ hạt chắc biến thiên từ 71,46% (giống ST5) đến 83,78% (giống OM10043). Đối với các dòng lúa lai, dòng E4-8 có tỷ lệ hạt chắc trung bình là 64,62%, đây là dòng có tỷ lệ hạt chắc thấp nhất so với các dòng lai và giống đối chứng VD20. Các dòng còn lại không có sự dao động lớn về tỷ lệ hạt chắc, tỷ lệ này chỉ biến động từ 74,53% (D1-6) - 76,51% (C12-14). Khi so với các giống mẹ thì tỷ lệ hạt chắc của dòng B2 -21 thấp hơn giống mẹ là ST5 không ghi nhận được sự khác biệt về thống kê của các dòng còn lại với các giống lúa thơm ngoại trừ dòng B2-21 và dòng F13-13. Như vậy, các dòng được chọn sẽ là những dòng có tỷ lệ hạt chắc tương đương với các giống lúa thơm (ST5, ST20 và VD20).

3.1.7. Trọng lượng 1000 hạtTrọng lượng 1000 hạt của các dòng lúa lai dao

động từ 21,5 g (E4-8) đến 28,37 (B2-21). Đối với các giống bố mẹ trọng lượng 1000 hạt dao động từ 21,82 g (VD20) đến 28,31 g (ST5). Nhìn chung, khi so sánh con lai với các giống bố mẹ của chúng thì không có sự chênh lệch lớn về trọng lượng 1000 hạt.

Bảng 2. Kết quả phân tích các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống/dòng lúa khảo nghiệm

Giống/dòng Số bông trên bụi

Số hạt trên bông

Tỷ lệ hạt chắc (%)

Trọng lượng 1000 hạt (g)

Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

A9-22 9,83bc 94,30c 75,03cd 27,18ab 6,24bc 5,47c

B2-21 9,17c 144,25a 76,03bcd 28,37a 7,83a 7,16ab

C12-14 11,40ab 94,23c 76,51bc 25,00d 6,75ab 6,43bc

D1-6 12,43a 85,62c 74,53cd 25,70cd 6,67ab 6,48bc

E4-8 9,37bc 109,94bc 64,62e 21,50f 5,40c 5,18d

F13-13 8,2 3d 144,53a 75,82bcd 23,50e 7,03ab 6,39bc

ST5 (ĐC) 11,71ab 98,09c 71,46d 28,31a 7,57ab 7,04b

ST20 (ĐC) 11,33b 105,48bc 75,91bcd 25,93bcd 7,75a 7,39ab

VD20 (ĐC) 10,00bc 127,76ab 82,17a 21,82f 7,52ab 5,84bc

OM4103 (ĐC) 12,87a 89,68c 81,10abc 25,83bcd 7,91a 7,77a

OM10043 (ĐC) 11,20b 96,11c 83,78a 26,50bc 7,85a 7,72a

F 3,68* 5,58** 6,79** 28,29** 3,75* 3,75*

CV(%) 16,72 22,60 7,72 9,18 13,76 15,65Ghi chú: Các số có chữ cái giống nhau trong cùng một cột không khác biệt về thống kê qua kiểm định Duncan;

*: mức ý nghĩa 5%; **: mức ý nghĩa 1%.

Page 38: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

38

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

3.1.8. Năng suất thực thu Trong nghiên cứu này, kết quả ghi nhận trên

bảng 2 cho thấy năng suất thực thu của các giống bố mẹ dao động từ 5,84 tấn/ha (VD20) đến 7,77 tấn/ha (OM4103). Năng suất thực thu của sáu dòng lai dao động từ 5,18 - 7,16 tấn/ha. Dòng E4-8 có năng suất thấp nhất (5,18 tấn/ha), dòng B2-21 có năng suất cao nhất (7,16 tấn/ha). Khi so sánh năng suất hạt của các dòng lai với bố mẹ cho kết quả như sau: dòng A9-22 có năng suất thấp hơn giống ST5 và OM4103 (5,47 tấn/ha so với 7,04 tấn/ha và 7,77 tấn/ha); dòng B2-21 có năng suất tương đương với ST5 và OM10043; dòng C12-14 có năng suất tương đương với giống ST5 nhưng thấp hơn so với OM4103; dòng D1-6 có năng suất tương đương với giống ST20 và thấp hơn giống OM10043; dòng E4-8 có năng suất thấp hơn giống VD20 và OM4103 (5,18 tấn/ha so

với 5,84 tấn/ha và 7,77 tấn/ha); dòng F13-13 có năng suất tương đương giống lúa VD20 và thấp hơn giống lúa OM10043.

Kết quả phân tích sự tương quan của sáu dòng lai ở bảng 3 cho thấy năng suất có tương quan thuận với số bông (r = 0,175), chiều dài bông (r = 0,184), số hạt trên bông (r = 0,416), số hạt chắc trên bông (r = 0,389) và trọng lượng 1000 hạt (r = 0,231). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Saikumar và cộng tác viên (2014) khi nhóm này nghiên cứu hệ số di truyền, hệ số tương quan và hệ số đường dẫn giữa năng suất và thành phần năng suất của các dòng lai kháng hạn ở thế hệ BC1F6. Như vậy, để tạo được giống lúa có năng suất cao thì trong quá trình chọn lọc nên chọn những con lai có số bông, số hạt trên bông, chiều dài bông, số hạt chắc trên bông và trọng lượng 1000 hạt lớn.

3.2. Kết quả đánh giá tính kháng rầy nâu trong điều kiện nhân tạo

Kết quả đánh giá được trình bày trong bảng 4 cho thấy cấp gây hại trung bình dao động từ 3,7 (hơi kháng) đến 6,3 (hơi nhiễm). Giống chuẩn kháng PTB33 có phản ứng hơi kháng với nguồn rầy nâu đánh giá (cấp hại trung bình là 3,7). Đây là giống lúa kháng rầy nâu được chọn làm giống chuẩn kháng cho công tác nghiên cứu, biểu hiện tính kháng cấp 0, cấp 1 liên tục suốt 20 năm qua ở ĐBSCL (Bản tin thông tin nhà nông, 2006). Tuy nhiên trong nghiên cứu này nó biểu hiện cấp kháng trung bình là 3,7; chứng tỏ rầy nâu đã thay đổi độc tính theo thời gian, độc tính rầy ngày càng tăng thêm. Kết quả này phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Diễm Thúy (2012).

Bảng 4. Phản ứng và cấp hại của rầy nâu trên các giống/dòng khảo nghiệm

Bảng 3. Hệ số tương quan giữa số bông, số hạt trên bông, hạt chắc trên bông, tỷ lệ hạt chắc, năng suất thực tế (tấn/ha), trọng lượng 1000 hạt (P1000 hạt), chiều cao cây, chiều dài bông của sáu dòng lai

 Chỉ tiêu Số bông Số hạt/bông

Hạt chắc/bông

Tỷ lệ hạt chắc

Chiều cao cây

Chiều dài bông

Trọng lương 1000 hạt

Năng suất (tấn/ha)

Số bông 1Số hạt/bông -0,726** 1Hạt chắc/bông -0,734** 0,945** 1Tỷ lệ hạt chắc -0,020 -0,154* 0,160* 1Chiều cao cây -0,009 0,058 0,033 -0,059 1Chiều dài bông -0,235** 0,334** 0,289** -0,150 -0,002 1P1000 hạt 0,096 -0,043 -0,134 -0,259** 0,267** 0,231** 1Năng suất (tấn/ha) 0,175* 0,416** 0,389** -0,048 0,067 0,184* 0,267** 1

STT Tên giống/dòng Cấp hại trung bình Phản ưng

1 A9-22 5,0 Hơi nhiễm 2 B2-21 4,3 Hơi kháng3 C12-14 5,0 Hơi nhiễm 4 D1-6 4,3 Hơi kháng5 E4-8 4,3 Hơi kháng6 F13-13 6,3 Nhiễm7 ST5 (ĐC) 5,7 Nhiễm8 ST20 (ĐC) 6,3 Nhiễm9 VD20 (ĐC) 6,3 Nhiễm

10 OM4103 (ĐC) 4,3 Hơi kháng11 OM10043 (ĐC) 4,3 Hơi kháng  TN1 (chuẩn nhiễm) 9,0 Rất nhiễm

PTB33 (chuẩn kháng) 3,7 Hơi kháng

Ghi chú: **: Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01; *: Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,05.

Page 39: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

39

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Hai giống bố mang gen kháng có phản ứng hơi kháng với rầy nâu với cấp gây hại trung bình là 4,3; 3 giống lúa thơm ST5, ST20, VD20 cho phản ứng nhiễm với rầy nâu với cấp gây hại trung bình từ 5,7 đến 6,3. Trong 6 dòng lai có mang gen kháng được khảo nghiệm có 3 dòng có biểu hiện hơi kháng là B2-21 (cấp gây hại trung bình là 4,3), D1-6 (cấp gây hại trung bình là 4,3) và E4-8 (cấp gây hại trung bình là 4,3); dòng A9-22 và dòng C12-14 hơi nhiễm với rầy nâu với cấp đánh giá là cấp 5; dòng F13-13 được đánh giá là nhiễm với rầy nâu với cấp đánh giá là 6,3. Như vậy, dựa vào kết quả đánh giá tính kháng rầy nâu trong giai đoạn mạ của các dòng lai đã chọn được 3 dòng cho phản ứng hơi kháng với rầy nâu tương đương với giống bố OM4103 và OM10043 là B2-21.3, D1-6 và E4-8.

3.3. Kết quả đánh giá hương thơm gạoTrong nghiên cứu này đánh giá hương thơm bằng

cảm quan sử dụng phương pháp đánh giá hương thơm trên hạt của Jewel và cộng tác viên (2011). Kết quả được trình bày trong bảng 5 cho thấy thang điểm đánh giá hương thơm của các dòng lúa dao động từ 1 (OM4103) đến 3,8 (ST20) với mức đánh giá từ không thơm đến thơm. Các dòng lai đều cho kết quả đánh giá từ thơm vừa đến thơm, dòng B2-21 có điểm đánh giá trung bình là 3,5 tương ứng với giống mẹ ST5 và được ghi nhận là dòng thơm hơn so với các dòng còn lại.

Bảng 5. Kết quả đánh giá hương thơm của các giống/dòng khảo nghiệm

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Kết quả khảo nghiệm ngoài đồng tại Long Phú

Sóc Trăng vụ Đông Xuân 2016 - 2017 cho thấy TGST của 6 dòng lai mang gen thơm kháng rầy nâu ngắn

hơn các giống lúa thơm từ 7 đến 15 ngày, chiều cao cây của sáu dòng lai được xếp vào nhóm có chiều cao cây trung bình. Bốn dòng A9-22, C12-14, E4-8 và D1-6 có số bông trên bụi trung bình tương đương và cao hơn giống ba giống lúa thơm. Hai dòng B2-21 và F13-13 có số hạt trên bông trung bình cao nhất. Năm dòng A9-22, C12-14, D1-6, B2-21 và F13-13 có tỷ lệ hạt chắc tương đương với các giống bố mẹ.

- Kết quả đánh giá tính kháng rầy nâu trong giai đoạn mạ của các dòng lai đã chọn được 3 dòng cho phản ứng hơi kháng với rầy nâu, tương đương với hai giống bố OM4103 và OM10043 là B2-21, D1-6 và E4-8.

- Kết quả đánh giá hương thơm bằng phương pháp cảm quan trên hạt ghi nhận được các dòng lai đều cho kết quả từ thơm vừa đến thơm; dòng B2-21 được ghi nhận là dòng thơm hơn so với các dòng còn lại.

4.2. Đề nghị- Tiếp tục trồng 6 dòng lai được đánh giá là mang

gen thơm và 2 gen kháng rầy nâu ở nhiều địa điểm và mùa vụ khác nhau ở các tỉnh ĐBSCL để chọn lọc dòng lai ưu tú cho từng địa điểm.

- Khảo nghiệm 2 dòng lai được chọn ở nhiều địa điểm và mùa vụ khác nhau ở các tỉnh ĐBSCL để đánh giá phản ứng của gen kháng rầy nâu với các nguồn rầy nâu khác nhau.

LỜI CẢM ƠNTập thể tác giả xin chân thành cảm ơn Trường

Đại học Cần Thơ đã cấp kinh phí, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long và Tiến sĩ Hồ Quang Cua đã cung cấp 5 giống lúa (OM4103, OM10043, ST5, ST20 và VD20) cho nghiên cứu này. Các thí nghiệm được tiến hành có sử dụng trang thiết bị của phòng thí nghiệm Sinh học phân tử, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Cần Thơ và Bộ môn Bảo vệ thực vật - Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long.

TÀI LIỆU THAM KHẢOBản tin thông tin nhà nông, 2006. Một số biện pháp

thâm canh cần lưu ý trong thời điểm dịch rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá (28/11/2006). Ngày truy cập: 10/12/2016. Địa chỉ: https://dautrau.com.vn/dong-hanh-cung-nha-nong/thong-tin-nha-nong/mot-so-bien-phap-tham-canh-can-luu-y-trong-thoi-diem-dich-ray-nau-vang-lun-va-lun-xoan-la-28112.html.

Lương Minh Châu, Lương Thị Phương và Bùi Chí Bửu, 2006. Đánh giá tính kháng của các dòng giống lúa năng suất cao, phẩm chất tốt đối với các quần thể

STT Tên giống/dòng Điểm trung bình Đánh giá

1 A9-22 3,2 Thơm vừa2 B2-21 3,5 Thơm 3 C12-14 3,1 Thơm vừa4 D1-6 3,3 Thơm vừa5 E4-8 2,8 Thơm vừa6 F13-13 2,6 Thơm vừa7 ST5 (ĐC) 3,5 Thơm 8 ST20 (ĐC) 3,8 Thơm9 VD20 (ĐC) 2,9 Thơm vừa

10 OM4103 (ĐC) 1,0 Không thơm11 OM10043 (ĐC) 1,3 Không thơm

Page 40: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

40

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

rầy nâu tại Đồng bằng sông Cửu Long 2003 - 2005. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kỳ 2: 16-18.

Nguyễn Thị Diễm Thúy, Lê Vĩnh Thúc và Trần Nhân Dũng, 2012. Khảo sát tính kháng rầy nâu (Nilaparvata lugen stal) trên các giống lúa (Oryza sativa L.) bằng hai dấu phân tử RG457 và RM190. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 23a:145-154.

IRRI, 1996. Standard evaluation system for rice. Genetic Resources Centre, Manila, Philippine.

Jewel, Z. A., Patwary, A. K., Maniruzzaman, S., Barua, R. and Begum, S. N., 2011. Physico-chemical and Gentic Analysis of Aromatic Rice (Oryza sativa L.) Germplasm. The Agriculturists, 9(1&2): 82-88.

Saikumar S., A. Saiharini, D. Ayyappa, G. Padmavathi, V. Vinay Shenoy, 2014. Heritability, correlation and path analysis among yield and yield attributing traits for drought tolerance in an interspecific cross derived from Oryza sativa ˟ O. Glaberrima introgression line under contrasting moisture regimes. Not Sci Biol 6(3):338-348.

Testing of growth characteristics and yield of six aromatic rice lines with brown planthopper resistance for production and exportation

Nguyen Tri Yen Chi, Truong Trong NgonAbstractHybrid lines in BC3F4 populations of six backcross combinations of aromatic rice with brown planthopper resistance were selected from crossed process of three aroma rice varieties (ST5, ST20 and VD20) with two brown planthopper resistance rice varieties (OM4103 and OM10043). The rice lines were cultivated in Winter - Spring of 2016-2017 in Long Phu district, Soc Trang province to determine their growth characteristics and evaluate BPH resistant capacity under artificial conditions at the Plant Protection Department, Cuu Long Delta Rice Research Institute. Results showed that all hybrid lines had the shorter growth duration in comparison to that of the aromatic rice varieties about 7-15 days; the plant heights of 6 tested lines were classified into intermediate plant height group. Two lines namely B2-21 and D1-6 with high grain number per panicle, high filled grain ratio, average growth duration (103 and 97 days) and with BPH-slightly resistance (average resistant degree of 4.3) were selected.Keywords: Aromatic rice, brown planthopper resistance, testing, Winter-Spring crop season, Soc Trang

Ngày nhận bài: 25/11/2017Ngày phản biện: 30/11/2017

Người phản biện: TS. Trần Danh SửuNgày duyệt đăng: 11/12/2017

1 Viện Thuốc lá

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN MỘT SỐ TỔ HỢP LAI DẠNG THUỐC LÁ VÀNG SẤY LÒ TẠI CAO BẰNG

Tào Ngọc Tuấn1, Nghiêm Tiến Dũng1

TÓM TẮTKết quả khảo nghiệm 7 tổ hợp lai mới có triển vọng dạng thuốc lá vàng sấy lò tại Cao Bằng trong vụ Xuân 2017

cho thấy các tổ hợp lai có mức sinh trưởng vượt trội so với các giống đối chứng K.326, GL2 như tổng số lá, chiều cao cây và đường kính thân lớn hơn. Các tổ hợp lai đạt năng suất lá khô cao vượt trội so với các giống đối chứng, đặc biệt các tổ hợp lai THL3, THL4, THL5 và THL6 cho năng suất rất cao, mức trên 29 tạ/ha, so với các đối chứng 23,7 tạ và 24,6 tạ/ha. Các tổ hợp lai có tỷ lệ nguyên liệu loại tốt (cấp 1+2) cao trên 50%; THL2 và THL5 có tỷ lệ thịt lá cao hơn. Các tổ hợp lai THL2, THL4 và THL6 đạt điểm cao hơn về chất lượng cảm quan với hương và vị tốt. Tổng hợp kết quả đánh giá, các tổ hợp lai THL2, THL4, THL5 và THL6 được xác định có triển vọng hơn để tiếp tục nghiên cứu phát triển thành giống phục vụ sản xuất.

Từ khóa: Thuốc lá vàng sấy lò, tổ hợp thuốc lá lai, khảo nghiệm cơ bản, vùng trồng Cao Bằng

I. ĐẶT VẤN ĐỀChọn tạo các giống thuốc lá mới có tiềm năng

năng suất cao, chất lượng nguyên liệu tốt, kháng khá đối với bệnh hại chính, phù hợp với các vùng trồng

để xây dựng bộ giống tốt cho mỗi vùng là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất thuốc lá nguyên liệu. Đề tài lai tạo các giống thuốc lá mới có khả năng kháng cao với một số bệnh hại chính với mục

Page 41: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

41

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

tiêu chọn tạo giống lai theo phương pháp ba dòng được thực hiện trên cơ sở đánh giá, lựa chọn F1 và tạo dòng mẹ bất dục đực cho sản xuất hạt lai. Từ kết quả đánh giá 34 tổ hợp lai F1 ở vụ xuân 2016 tại Ba Vì - Hà Nội và Lục Nam - Bắc Giang, đã xác định được 10 tổ hợp lai tốt (Viện Thuốc lá, 2016). Các tổ hợp lai này có ưu điểm kháng khá ở điều kiện đồng ruộng đối với các bệnh hại chính như đen thân và héo rũ vi khuẩn, cho năng suất cao và chất lượng nguyên liệu tương đương hoặc cao hơn giống đối chứng có chất lượng tốt K.326.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưuVật liệu khảo nghiệm gồm 7 tổ hợp lai F1 có triển

vọng: K.346B ˟ D61, K.346B ˟ D65, C7-1B ˟ D61, C9-1B ˟ D65, Sp.210 ˟ D65, Sp.225 ˟ D61 và Sp.225 ˟ D65 được ký hiệu từ THL1, THL2,... THL7. Các tổ hợp lai này được chọn lọc trên cơ sở kết quả đánh giá ở vụ Xuân 2016 đối với 34 tổ hợp lai được tạo ra nhằm kết hợp các tính trạng tốt như chất lượng nguyên liệu tốt, mức kháng khá các bệnh đen thân, héo rũ vi khuẩn của các giống mẹ K.346, C7-1, C9-1, NC810, Sp.210, Sp.220, Sp.225, Sp.236 và các giống bố là các dòng thuốc lá mới D53, D60, D61, D65 có tiềm năng năng suất cao, kháng bệnh khảm lá do TMV.

Đối chứng của thí nghiệm gồm: Giống thuần K.326 (đối chứng 1) và giống lai GL2 (đối chứng 2).

2.2. Phương pháp nghiên cưu

2.2.1. Bố trí thí nghiệmThí nghiệm được triển khai trên chân đất trồng

thuốc lá điển hình của vùng trồng Cao Bằng: Xã Nam Tuấn, huyện Hoà An và trồng ngày 15/01/2017. Các giống được bố trí đồng ruộng theo sơ đồ khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), nhắc lại ba lần, diện tích ô 40 m2.

- Trồng trọt, chăm sóc theo quy trình ky thuật đối với thuốc lá vàng sấy. Mật độ trồng 20.000 cây/ha với khoảng cách trồng 0,5 ˟ 1,0 m. Bón phân ở mức 70 kg N/ha theo tỷ lệ N:P2O5:K2O là 1:1,5:2, sử dụng các phân đơn NH4NO3, super lân và K2SO4.

2.2.2. Đánh giá các tổ hợp lai- Đánh giá các tổ hợp lai theo Quy chuẩn

khảo nghiệm giống thuốc lá QCVN 01-85:2012/BNNPTNT (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012).

- Phân cấp thuốc lá sau sấy theo Tiêu chuẩn ngành TCN 26-1-02 (Bộ Công nghiệp, 2002).

- Phân tích một số thành phần hoá học chính ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu tại Phòng

Phân tích Viện Thuốc lá như Nicotin theo TCVN 7103:2002, đường khử theo TCVN 7102:2002 (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2002a, 2002b).

- Đánh giá chất lượng cảm quan theo tiêu chuẩn tạm thời TC 01-2000 (Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, 2000).

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệuXử lý thống kê các số liệu bằng phần mềm Excel

và Statistics 8.2.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưuNghiên cứu được thực hiện trong vụ Xuân 2017

tại xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Mưc độ sinh trưởng của các tổ hợp thuốc lá lai tại Cao Bằng

Mức độ sinh trưởng của các tổ hợp thuốc lá lai tại Cao Bằng được thể hiện ở bảng 1.

- Chiều cao cây: Các tổ hợp lai có chiều cao cây ngắt ngọn biến động từ 81,2 cm ở THL1 đến 94,5 cm ở THL2. Tổ hợp lai THL1, THL3 có chiều cao cây ở mức tương đương các giống đối chứng K.326 và GL2, các tổ hợp lai còn lại có chiều cao cây lớn hơn rõ rệt.

- Tổng số lá: Với điều kiện thời tiết khá thuận lợi của vụ Xuân 2017, các tổ hợp lai khảo nghiệm có tổng số lá ở mức cao trên 40 lá/cây. So với giống đối chứng K.326 có 24,8 lá/cây và giống GL2 mức 25,7 lá/cây thì các tổ hợp lai có tổng số lá lớn hơn rõ rệt. Riêng THL4 cây sinh trưởng phát triển mạnh ở thời điểm trên 40 lá vẫn chưa có biểu hiện ra nụ nên không xác định được tổng số lá/cây.

- Đường kính thân cây: Các tổ hợp lai có đường kính thân ở mức khá, dao động từ 2,70 cm ở THL1 đến 2,84 cm ở THL2, THL5. Hầu hết các THL khảo nghiệm có đường kính thân lớn hơn so với 02 giống đối chứng K.326 và GL2 nhưng mức chênh lệch không có ý nghĩa thống kê.

Theo dõi lá đại diện cho cây thuốc lá (lá thu hoạch ở vị trí giữa cây - lá trung châu) của các tổ hợp lai cho thấy: Các tổ hợp lai có mức biến động không lớn về chiều dài lá khi nằm trong khoảng 58,2 - 60,6 cm. Các tổ hợp lai có giá trị tuyệt đối của chiều dài lá trung châu thấp hơn đối chứng K326. Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt về chiều dài lá trung châu chỉ thể hiện giữa THL3, THL7 và giống đối chứng K.326. Đối với chiều rộng lá: Các tổ hợp lai có chiều rộng lá gần tương đương nhau, sự khác biệt là không rõ rệt và đều nhỏ hơn giống đối chứng GL2.

Page 42: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

42

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

3.2. Mưc độ sâu bệnh hại trên các tổ hợp thuốc lá lai tại Cao Bằng

Vụ Xuân 2017 với đặc điểm thời tiết sau trồng có nhiều thuận lợi nên cây có mức sinh trưởng ban đầu khá, thí nghiệm được theo dõi, phòng trừ kịp thời nên có ít loại sâu bệnh xuất hiện.

Đối với sâu hại: Sâu xanh xuất hiện và gây hại ở giai đoạn cây sinh trưởng sinh thực (60 - 90 ngày sau trồng) với tỷ lệ cây nhiễm thấp và số lượng cá thể rất ít (1 - 2 con/cây) nên mức độ gây hại không đáng kể. Sâu khoang xuất hiện và gây hại ở giai đoạn thu hoạch tầng lá nách dưới (90 - 100 ngày sau trồng) ở một vài cây đơn lẻ với số lượng dưới 30 con/ổ và đã bị phát hiện, diệt trừ kịp thời bằng thuốc trừ sâu. Rệp xuất hiện từ giai đoạn khoảng 35 ngày sau trồng đến 90 ngày sau trồng (NST) với tỷ lệ 2,52 đến 6,75% cây có rệp. Tuy nhiên, với biện pháp phun trừ rệp kịp thời và hiệu quả nên ảnh hưởng gây hại đến năng suất, chất lượng không đáng kể.

Đối với bệnh hại: Đốm nâu là bệnh xuất hiện và gây hại chính các giống thí nghiệm tại Cao Bằng sau đợt mưa kéo dài từ ngày 9 đến 26/5 khi đang thu hoạch tầng lá nách trên. THL4 có tỷ lệ cây nhiễm cao nhất với >30% cây có triệu chứng. Các tổ hợp lai có tỷ lệ cây bệnh ở mức cao hơn 02 giống đối chứng được lý giải ở thực tế các giống đối chứng có số lá ít hơn và già hóa sớm nên ít mẫn cảm hơn với bệnh đốm nâu. Tuy vậy, mức độ gây hại của bệnh đốm nâu rất nhẹ khi đốm bệnh có kích thước bé và số lượng không lớn (3 - 5 đốm/lá) xuất hiện trên khoảng 2 - 3 lá/cây ở vị bộ nách trên.

Bảng 2. Mức độ sâu bệnh hại các tổ hợp lai mới ở vụ Xuân 2017 tại Cao Bằng

3.3. Năng suất và chất lượng các tổ hợp thuốc lá lai tại Cao Bằng

3.3.1. Năng suất các tổ hợp laiSố liệu về một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và

năng suất của các tổ hợp lai ở bảng 3 cho thấy:- Số lá thu hoạch là một chỉ tiêu có tương quan

thuận đến năng suất của các giống thuốc lá. Các giống khảo nghiệm ở vụ Xuân 2017 tuy có tổng số lá lớn nhưng được cố định số lá thu hoạch ở mức tối đa 25 lá/cây nên không có sự khác biệt giữa chúng. Các giống khảo nghiệm đều có số lá thu hoạch cao hơn rõ rệt so với 02 giống đối chứng K.326 và GL2.

Bảng 1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các tổ hợp thuốc lá lai tại Cao Bằng trong vụ Xuân 2017

Ghi chú: ns: Khác biệt không có ỹ nghĩa thống kê. NN: ngắt ngọn. KXĐ: không xác định.

Giống khảo nghiệm

Diễn giải tổ hợp lai/giống

Chiều cao cây NN (cm)

Tổng số lá (lá)

Kích thước lá (cm) Đường kính thân (cm)Dài lá Rộng lá

THL1 K.346B ˟ D61 81,2 43,1 58,9 15,4 2,70THL2 K.346B ˟ D65 94,5 41,8 60,6 16,0 2,84THL3 C7-1B ˟ D61 83,2 41,8 58,5 15,9 2,77THL4 C9-1B ˟ D65 89,4 KXĐ 58,9 15,8 2,75THL5 Sp.210 ˟ D65 90,6 43,3 59,8 16,2 2,84THL6 Sp.225 ˟ D61 87,6 42,5 60,3 15,5 2,82THL7 Sp.225 ˟ D65 89,3 41,5 58,2 15,8 2,80 ĐC1 K.326 82,7 24,8 62,0 16,4 2,54ĐC2 GL2 80,5 25,7 59,1 18,2 2,49

CV (%) 5,22 - 3,12 2,81 -LSD0,05 7,77 - 3,19 0,76 ns

Giống khảo

nghiệm

Tỷ lệ (%) cây nhiễm sâu hại Bệnh đốm nâu

Sâu xanh

Sâu khoang

Rệp đào

% cây nhiễm

Đánh giá mưc hại

THL1 1,26 0,84 5,5 29,4 Rất nhẹTHL2 0,84 1,26 4,2 29,0 Rất nhẹTHL3 1,26 2,1 3,4 25,6 Rất nhẹ

THL4 1,26 2,52 4,6 33,6 Rất nhẹ

THL5 0,84 1,69 6,3 23,2 Rất nhẹTHL6 0,42 0,84 2,9 25,1 Rất nhẹTHL7 1,68 0,84 2,5 26,5 Rất nhẹ K.326 (ĐC 1) 0,84 0,84 6,8 20,7 Rất nhẹ

GL2 (ĐC 2) 0 0,84 5,9 16,0 Rất nhẹ

Page 43: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

43

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

- Khối lượng lá cũng là một chỉ tiêu có tương quan thuận đến năng suất của các giống thuốc lá. THL5 có khối lượng lá trung châu cao nổi trội so với các tổ hợp lai khác nhưng vẫn thấp hơn giống đối chứng K326 và tương đương giống đối chứng GL2. Các tổ hợp lai còn lại có khối lượng lá vị bộ trung châu nhỏ hơn 2 giống đối chứng K.326 và GL2.

Bảng 3. Một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất của các tổ hợp lai mới tại Cao Bằng trong vụ Xuân 2017

- Các giống khảo nghiệm có tỉ lệ tươi/khô biến động trong phạm vi hẹp (6,42 đến 6,65) cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa chúng. So với các giống đối chứng K.326, GL2 thì các tổ hợp lai có tỉ lệ tươi/khô cao hơn. Điều này cho thấy các giống khảo nghiệm có hàm lượng chất khô thấp hơn các giống đối chứng.

- Tất cả các giống khảo nghiệm đều có năng suất ở mức cao trên 27 tạ/ha, trong đó THL3, THL4, THL5 cho năng suất cao trên 30 tạ/ha. Các tổ hợp lai đều có năng suất cao hơn giống đối chứng ở mức có ý nghĩa.

3.3.2. Chất lượng nguyên liệuKết quả đánh giá một số chỉ tiêu về công nghệ và

chất lượng nguyên liệu của các giống khảo nghiệm được thể hiện ở bảng 4.

Tỷ lệ lá cấp 1+2: Lá thuốc sau sơ chế được phân thành 4 cấp và lá ở cấp 1, cấp 2 thuộc cấp loại tốt quyết định chất lượng và hiệu quả kinh tế của mỗi giống. Các THL có tỷ lệ lá cấp 1+2 gần tương đương nhau, dao động từ 55,5% ở THL1 đến 61,4% ở THL6. So với 2 giống đối chứng K326 và GL2 thì tất cả các THL đều có tỷ lệ lá cấp 1+2 cao vượt trội.

Bảng 4. Một số chỉ tiêu hóa học và công nghệ nguyên liệu của các tổ hợp thuốc lá lai

tại Cao Bằng vụ Xuân 2017

Tỷ lệ cuộng lá là một chỉ tiêu công nghệ ảnh hưởng đến mức thu hồi thịt lá sau sơ chế. Có sự khác biệt đáng kể khi THL5 có tỷ lệ cuộng lá thấp nhất (29,8%) và THL6 có tỷ lệ cuộng lá cao nhất (34,0%). So với giống đối chứng K.326 có tỷ lệ cuộng lá 33,0% thì THL6, THL7 có tỷ lệ cuộng lá ở mức cao hơn nhưng mức chênh không đáng kể.

Về hàm lượng nicotin: So với mức tối ưu của hàm lượng nicotin từ 1,6 đến 2,5% thì ngoại trừ THL5 có hàm lượng nicotin ở mức hơi thấp (1,47%), các tổ hợp lai còn lại có hàm lượng nicotin ở mức rất phù hợp cho công tác phối chế khi biến động từ 1,62% ở THL6 đến 1,99% ở THL4. Hàm lượng nicotin trong nguyên liệu của các tổ hợp lai được đánh giá là thấp hơn so với mức thường được ghi nhận tại Cao Bằng (1,7 đến 2,5%). Điều này có thể được lý giải ở nền nhiệt và lượng mưa các tháng giai đoạn sinh trưởng ở vụ Xuân 2017 cao hơn mức trung bình các năm trước, là điều kiện thuận lợi cho cây thuốc lá sinh trưởng, phát triển để tạo năng suất nhưng hạn chế phần nào sự phát triển của bộ rễ và quá trình tích luy nicotin. Hàm lượng nicotin của tất cả các THL khảo nghiệm đều thấp hơn so với 02 giống đối chứng K.326 (2,48%) và GL2 (2,34%).

Về hàm lượng đường khử: Các tổ hợp lai có hàm lượng đường khử dao động trong khoảng hẹp, từ 22,2% ở THL7 đến 25,9% ở THL4. Hàm lượng đường khử của các tổ hợp lai tuy hơi cao so với ngưỡng tối ưu cho công tác phối chế (14 - 20%) nhưng vẫn ở mức dao động thường thấy của nguyên liệu phía Bắc (21 - 30%).

3.3.3. Chất lượng thuốc lá qua bình hút cảm quanChất lượng nguyên liệu của các tổ hợp thuốc lá

lai còn được đánh giá qua bình hút cảm quan với kết quả ở bảng 5.

Giống khảo

nghiệm

Số lá thu hoạch

(lá)

Khối lượng lá tươi (g)

Tỷ lệ lá tươi/

khô

Năng suất

(tạ/ha)THL1 25,0 33,3 6,45 28,6THL2 24,9 34,7 6,47 27,8THL3 25,0 35,7 6,50 30,4THL4 25,0 35,0 6,56 30,3THL5 25,0 37,7 6,42 30,6THL6 24,6 35,7 6,65 29,8THL7 25,0 34,7 6,52 29,1K.326 (ĐC1) 21,8 39,3 6,31 23,7

GL2 (ĐC2) 21,8 37,0 6,36 24,6

CV (%) 3,59LSD0,05 1,73

Giống khảo nghiệm

Tỷ lệ lá cấp 1+2

(%)

Tỷ lệ cuộng lá

(%)

Nicotin (%)

Đường khử (%)

THL1 55,5 31,5 1,71 24,1 THL2 56,4 30,5 1,88 24,2 THL3 59,6 32,3 1,80 25,3 THL4 57,8 32,0 1,99 25,9 THL5 58,3 29,8 1,47 22,9 THL6 61,4 34,0 1,62 23,5 THL7 57,4 33,3 1,64 22,2

K.326 (ĐC 1) 45,3 33,0 2,48 25,3 GL2 (ĐC 2) 47,5 30,5 2,34 28,5

Page 44: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

44

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

- Điểm về hương thơm biến động từ 9,6 điểm ở THL7 đến 10,2 điểm ở THL4. So với các đối chứng K.326, GL2 thì THL7 có điểm hương thấp hơn, THL4 có điểm cao hơn trong khi các tổ hợp lai khác không có sự chênh lệch đáng kể.

- Điểm về khẩu vị có sự khác biệt đáng kể giữa các tổ hợp lai. THL3 và THL7 có điểm vị thấp nhất (9,3 điểm) trong khi THL2 có điểm vị cao nhất với 9,8 điểm. Ngoại trừ THL2 có điểm vị tương đương, các THL khác có điểm vị thấp hơn so với các giống đối chứng K.326, GL2 (9,8 và 9,7 điểm).

Bảng 5. Điểm bình hút cảm quan nguyên liệu của các tổ hợp thuốc lá lai tại Cao Bằng trong vụ Xuân 2017

Đơn vị tính: điểm

Ghi chú: *Thang đánh giá chất lượng nguyên liệu qua tổng điểm bình hút: < 30: Tính chất hút kém; Từ 30 đến < 35: Tinh chất hút trung bình; Từ 35 đến < 40: Tinh chất hút khá; ≥ 40: Tính chất hút tốt.

- Độ nặng: 4 THL được đánh giá có điểm độ nặng không cao (từ 6,2 điểm ở THL7 đến 6,7 điểm ở THL5) do có hàm lượng nicotin hơi thấp. Các tổ hợp lai THL3, THL4 và THL6 được đánh giá điểm về độ nặng cao nhất (7,0 điểm).

Tổng hợp kết quả đánh giá cảm quan THL4 có tổng điểm bình hút cao nhất ( 40,8 điểm) do có điểm hương, độ nặng cao nổi trội. THL2, THL6 cũng có tổng điểm bình hút cao, mức trên 40 điểm đạt tính chất hút tốt khi có điểm hương và khẩu vị cao. Các tổ hợp lai còn lại có tổng điểm bình hút ở mức tính chất hút khá khi đạt từ 38,9 đến 39,9 điểm.

IV. KẾT LUẬN- Các tổ hợp lai có mức sinh trưởng vượt trội so

với các giống đối chứng K.326, GL2 thể hiện ở tổng số lá, chiều cao cây và đường kính thân lớn hơn.

- Trong điều kiện thí nghiệm chủ động phòng trừ sâu bệnh hại, các tổ hợp lai có mức độ nhiễm sâu xanh, sâu khoang, bọ xít và bệnh đốm nâu gây hại nhẹ và không có sự khác biệt rõ rệt giữa các tổ hợp.

- Các tổ hợp lai đạt năng suất lá khô cao trên 27 tạ/ha, vượt giống đối chứng K.326 từ 17,3 đến 29,1%), vượt giống GL2 từ 13,0 đến 24,4%, trong đó các tổ hợp lai THL3, THL4, THL5 và THL6 cho năng suất cao nổi trội, mức trên 29 tạ/ha.

- Các tổ hợp lai có tỷ lệ lá cấp loại tốt (cấp 1 + 2) cao trên 50%. So với đối chứng, các tổ hợp lai THL2, THL5 có tỷ lệ thịt lá cao hơn; các tổ hợp lai THL2, THL4 và THL6 có điểm hương, vị và tổng điểm bình hút cao hơn, đạt mức tính chất hút tốt của nguyên liệu.

- Đánh giá chung: Các tổ hợp lai THL2, THL4, THL5 và THL6 thể hiện tốt hơn ở một số tiêu chí chính nên được lựa chọn cho các bước khảo nghiệm phát triển giống tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢOBộ Công nghiệp, 2002. Tiêu chuẩn ngành TCN 26-1-02

về Thuốc lá vàng sấy - Phân cấp chất lượng và yêu cầu ky thuật.

Bộ Khoa học và Công nghệ, 2002a. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7103:2002 về Thuốc lá và sản phẩm thuốc lá: Xác định hàm lượng alkaloit bằng phương pháp đo phổ.

Bộ Khoa học và Công nghệ, 2002b. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7102:2002 (CORESTA 38:1994) về Thuốc lá: Xác định đường khử bằng phương pháp phân tích dòng liên tục.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012. Quy chuẩn ky thuật quốc gia QCVN 01-85:2012/BN-NPTNT về Khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống thuốc lá vàng sấy.

Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, 2000. Tiêu chuẩn tạm thời TC 01-2000 về Đánh giá chất lượng cảm quan thuốc lá nguyên liệu.

Viện Thuốc lá, 2016. Lai tạo giống thuốc lá mới có khả năng kháng cao với một số bệnh hại chính. Báo cáo khoa học về kết quả thực hiện đề tài cấp Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam năm 2016.

Giống khảo

nghiệmHương Vị Độ

nặngĐộ

cháyMàu sắc

*Tổng điểm

THL1 9,8 9,5 6,4 7,0 6,8 39,5

THL2 10,0 9,8 6,5 7,0 6,8 40,1

THL3 9,8 9,3 7,0 7,0 6,8 39,9

THL4 10,2 9,6 7,0 7,0 7,0 40,8

THL5 9,8 9,5 6,7 7,0 6,8 39,8

THL6 9,9 9,6 7,0 7,0 7,0 40,5

THL7 9,6 9,3 6,2 7,0 6,8 38,9

K.326 (ĐC 1) 9,9 9,8 7,0 7,0 7,0 40,7

GL2 (ĐC 2) 9,8 9,7 7,2 7,0 7,0 40,7

Page 45: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

45

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Basic test of flue cured tobacco hybrid combinations in Cao BangTao Ngoc Tuan, Nghiem Tien Dung

AbstractSeven flue cured tobacco hybrid combinations were tested in Spring season of 2017 in Cao Bang province and the results showed that the growth of these tobacco hybrid combinations was superior in comparison to that of control varieties K.326, GL2 such as higher total leaf, stem height and stem diameter. The hybrid combinations had higher yield of dry leaf than that of control varieties K.326, GL2, especially hybrid combinations including THL3, THL4, THL5, THL6 gave very high yield, over 2.9 tons/ha. The ratio of dry leaf in good grade of these new hybrids was more than 50%; THL2, THL5 had higher ratio of leaf lamina. Hybrids THL2, THL4, THL6 scored higher in sensory evalu-ation of materials with good flavor, taste. Hybrid combinations including THL2, THL4, THL5, THL6 were identified as promising ones by combining of evaluated traits for further variety development.Keywords: Flue cured tobacco, tobacco hybrids, basic variety test, tobacco growing areas Cao Bang

Ngày nhận bài: 18/10/2017Ngày phản biện: 24/10/2017

Người phản biện: TS. Phạm Xuân LiêmNgày duyệt đăng: 10/11/2017

1 Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm Nông nghiệp Quảng Ninh - tỉnh Quảng Ninh 2 Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc; 3 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

ĐẶC ĐIỂM NHẬN DIỆN CÂY BA KÍCH TÍM (Morinda officinalis) Ở MỘT SỐ ĐỊA BÀN PHÍA BẮC VIỆT NAM

Ngô Thị Nguyệt1, Đặng Thị Chinh1, Nguyễn Văn Thêm1, Trần Thị Bích Hường2, Phạm Hồng Hiển3

TÓM TẮTTrong nghiên cứu này, đặc điểm hình thái và vi phẫu của 7 mẫu giống Ba kích tím thu thập tại Quảng Ninh, Thái

Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang được mô tả, phân tích để làm cơ sở phân biệt các mẫu giống Ba kích của mỗi vùng và phân biệt loài Ba kích với các loài dễ nhầm lẫn. Kết quả nghiên cứu hình thái cho thấy các mẫu giống Ba kích khác nhau ở đặc điểm lá (màu sắc lá, mép lá, lông trên hai mặt lá). Kết quả nghiên cứu vi phẫu rễ còn cho thấy phần rễ củ có tỷ lệ nhu mô vỏ nhiều nhất, thích hợp để thu dược liệu. Trong đó, rễ củ của Ba kích tím Tiên Yên, Ba Chẽ, Hoành Bồ (Quảng Ninh) là các mẫu giống có tỉ lệ nhu mô trong rễ cao nhất, cần được bảo tồn và nhân giống để sản xuất rộng rãi nhằm thu sinh khối dược liệu.

Từ khóa: Ba kích, cấu tạo vi phẫu, hình thái, nhu mô

I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ba kích có tên khoa học là Morinda officinalis

F.C. How, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), còn có tên gọi khác là Ruột gà, Nhàu thuốc,… là một cây thuốc quý và được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc. Rễ Ba kích được sử dụng làm thuốc (Đỗ Huy Bích và ctv., 2006). Nghiên cứu dược học trên dịch chiết rễ Ba kích cho thấy tác dụng chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa (Choi et al., 2005; Yang et al., 2005; Wu et al., 2006) do đó công dụng chủ yếu của rễ Ba kích là làm thuốc bổ, tăng lực, tăng cường sức dẻo dai chữa các bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, tăng huyết áp, thận hư, thoát vị và loãng xương (Choi et al., 2005; Đỗ Huy Bích và ctv., 2006; Wu et al., 2009).

Việc khai thác quá mức cộng với việc rừng thường

xuyên bị tàn phá đã làm cho cây thuốc này ngày càng trở nên hiếm. Hơn nữa, cây Ba kích dễ bị nhầm lẫn với các cây khác trùng tên địa phương hoặc do hình dáng tương tự (Đỗ Huy Bích và ctv., 2006). Có rất ít các nghiên cứu về đặc điểm thực vật học của cây Ba kích Việt Nam, chủ yếu về mô tả đặc điểm hình thái, tuy nhiên còn sơ sài và chưa có công bố nào về đặc điểm vi phẫu cây Ba kích ở Việt Nam và cũng chưa có nghiên cứu về bảo tồn và phát triển vùng dược liệu Ba kích.

Xuất phát từ các vấn đề cấp bách nêu trên, nghiên cứu đặc điểm hình thái và vi phẫu một số mẫu giống Ba kích tím thu thập tại Quảng Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Bắc Giang được tiến hành để làm tài liệu khoa học cho việc nhận diện chính xác loài cây này cũng như phân biệt các mẫu giống của từng địa

Page 46: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

46

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

phương và đề xuất mẫu giống Ba kích ưu điểm nhất cho sản xuất dược liệu nhằm đặt nền móng cho công tác bảo tồn, lưu giữ và phát triển bền vững vùng sản xuất cây Ba kích tím nói riêng và các loài cây thuốc quý của nước nhà nói chung.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưu7 mẫu giống Ba kích tím tự nhiên (3 năm tuổi)

thu thập tại Quảng Ninh (gồm huyện Hoành Bồ, Vân Đồn, Tiên Yên, Ba Chẽ) và Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.

2.2. Phương pháp nghiên cưu- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của cây Ba

kích tímĐặc điểm hình thái của các cơ quan trên mặt đất

(gồm thân, lá, hoa, quả) và dưới mặt đất (rễ) của các mẫu giống Ba kích tím thu thập tại các địa điểm khác nhau được mô tả theo phương pháp hình thái so sánh (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007).

- Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo vi phẫu rễ của cây Ba kích tím

Đặc điểm cấu tạo vi phẫu rễ của các mẫu giống Ba kích tím được tiến hành theo phương pháp của Trần Công Khánh (1979) và Nguyễn Nghĩa Thìn (2007).

Rễ của các mẫu giống Ba kích tím sau khi thu thập được cố định trong cồn 70O để bảo quản. Rễ củ và rễ con được rửa sạch bằng nước cất, rồi cắt thành các lát cắt mỏng, tẩy sạch tạp chất và được nhuộm kép bằng carmin-phèn 3% và xanhmethylen 0,01%. Trong phương pháp nhuộm kép, carmin - phèn sẽ làm cho các tế bào có vách sơ cấp bằng cellulose bắt màu hồng, còn xanhmethylen làm cho các tế bào có vách thứ cấp hóa bần, hóa cutin, hóa khoáng hoặc hóa gỗ bắt gam màu xanh từ xanh lam đến xanh đen. Làm tiêu bản giọt ép, quan sát các lát cắt, xác định cấu tạo và đo, đếm các chỉ tiêu giải phẫu sử dụng kính hiển vi có gắn trắc vi thị kính. Các chỉ tiêu nghiên cứu (gồm đường kính rễ (mm), dày vỏ ngoài (mm), dày gỗ (mm), tỉ lệ dày gỗ/đường kính rễ (%)) được đo đếm trên 30 lát cắt được lựa chọn ngẫu nhiên của mỗi mẫu giống.

- Xử lý số liệu: Số liệu thu được các nghiên cứu được xử lý thống kê bằng phần mềm Excel 2010.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến tháng

9 năm 2017 tại phòng thí nghiệm Bộ môn thực vật, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm hình thái của các mẫu giống Ba kích tím

Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái các mẫu giống Ba kích tím cho thấy, cả 7 mẫu giống Ba kích tím thu thập tại các vùng thu mẫu đều có đặc điểm hình thái tương đồng: Đều là cây leo gỗ, sống lâu năm, leo bằng thân quấn, dài hàng mét. Rễ củ hình trụ, mập, vặn vẹo, thịt màu tím. Thân non màu tím đậm, khi già nhạt màu hơn, có lông ráp, cành non có cạnh. Lá đơn, mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn, nhọn, phiến lá dày và cứng, cuống ngắn. Lá kèm tồn tại, dạng vảy mỏng, màu tím, có xu hướng tạo thành ống ôm sát vào thân. Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành. Hoa nhỏ, màu trắng sau hơi vàng, dài hình chén hay hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều, tràng hàn liền phía dưới thành ống ngắn, nhị 4, bầu dưới. Quả hình cầu, rời nhau hoặc dính liền thành khối khi chín màu đỏ, có lông, mang đài tồn tại ở đỉnh. Mô tả này phù hợp với mô tả của Phạm Hoàng Hộ (2000), và Đỗ Huy Bích và cộng tác viên (2006) về đặc điểm hình thái của loài Ba kích. Ngoài ra 7 mẫu giống Ba kích tím thu thập còn có một số đặc điểm hình thái đặc trưng cho mẫu giống của từng vùng thể hiện rất rõ trên lá cây, được cụ thể ở bảng 1, đây là điểm mới so với các công bố trước đây.

So với các công bố trước (Phạm Hoàng Hộ, 2000; Đỗ Huy Bích và ctv., 2006) thì mô tả ở nghiên cứu này chi tiết hơn và còn đưa ra sự khác biệt giữa các mẫu giống Ba kích tím đặc trưng cho từng vùng địa phương của Việt Nam dựa trên đặc điểm hình thái khác biệt nhiều nhất ở lá cây Ba kích tím (bảng 1),làm cơ sở để người thu hái dược liệu nhận diện chính xác cây Ba kích và mẫu giống Ba kích của từng địa phương.

3.2. Đặc điểm vi phẫu rễ của các mẫu giống Ba kích tím

Vi phẫu rễ củ và rễ con của các mẫu giống Ba kích tím cho thấy cả hai loại rễ của 7 mẫu giống đều có cấu tạo tương đồng. Các lớp mô, tế bào trong rễ chia ra 3 miền chính gồm: vỏ ngoài, nhu mô và miền trụ (Hình 1, 2).

Vỏ ngoài: Bao phủ phía ngoài cùng của rễ là các lớp tế bào có vách thứ cấp hóa bần, có vai trò bảo vệ cho các cấu trúc bên trong rễ. Nằm dưới các lớp bần là 1 - 2 lớp tế bào đá có vách thứ cấp hóa khoáng, có vai trò nâng đỡ cơ học cho cấu trúc của rễ. Nằm xen kẽ giữa các lớp bần và tế bào đá là 0 - 2 lớp nhu mô vỏ ngoài, có vách sơ cấp.

Page 47: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

47

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Hình 1. Lát cắt ngang qua rễ con cây Ba kích tím Hoành Bồ - Quảng Ninh

Hình 2. Lát cắt ngang qua rễ củ cây Ba kích tím Hoành Bồ - Quảng Ninh

Nhu mô: Chiếm phần lớn diện tích rễ, phân bố từ dưới lớp tế bào đá đến gần miền trụ, bao gồm nhiều lớp tế bào phân hóa ly tâm, có vách sơ cấp. Nhu mô có vai trò dự trữ chất dinh dưỡng và các sản phẩm thứ cấp tổng hợp trong cây.

Miền trụ: Bao gồm các lớp mô còn lại ở phần trung tâm của rễ. Gỗ và cương mô: Chiếm phần lớn diện tích miền trụ, có vách thứ cấp hóa gỗ. Mạch gỗ có dạng hình tròn, to, rỗng ở giữa, có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng và nâng đỡ cơ học. Các tế bào cương mô nhỏ nằm xen kẽ giữa các mạch gỗ, đóng vai trò nâng đỡ cơ học cho cấu trúc của rễ.

Nội bì, libe và tượng tầng: Nằm xen kẽ giữa các bó gỗ hình sao, bao gồm các tế bào có vách sơ cấp mỏng, kích thước các tế bào nhỏ hơn nhu mô, xếp sát nhau, khó xác định được ranh giới của các lớp nội bì, libe và tượng tầng.

Vi phẫu rễ Ba kích tím cho thấy cấu tạo thứ cấp điển hình, phù hợp với mô tả về vi phẫu rễ cây hai lá mầm sinh trưởng nhiều năm của Esau (1976). Thành phần các lớp mô trong cấu tạo vi phẫu rễ Ba kích tím Việt Nam cho thấy có sự tương đồng với vi phẫu rễ của Morinda citrifolia  cùng thuộc họ Rubiacea (Youngken, 1958), trong khi đó rễ của Gardenia jasminoides (cũng thuộc họ Rubiacea) không thấy có sự xuất hiện của tế bào đá dưới các lớp bần của thụ bì (Bercu, 2013).

Các mẫu giống Ba kích tím một số tỉnh phía Bắc Việt Nam có đường kính rễ củ gấp khoảng 6 lần đường kính rễ con. Trong cấu tạo vi phẫu của rễ con (Bảng 2): Vỏ ngoài (gồm chủ yếu là bần và tế bào đá) chỉ chiếm 10% đường kính rễ, trong khi gỗ chiếm phần lớn diện tích rễ con, dày gỗ chiếm khoảng ½ đường kính rễ.

Bảng 1. Một số đặc điểm hình thái của các mẫu giống Ba kích tím thu thập tại các vùng thu mẫu Mẫu giống Ba kích Đặc điểm hình thái lá

Quảng Ninh

Hoành BồMép lá răng cưa nhỏ, rõ. Lá màu xanh sẫm, hình mác, thuôn nhọn, cứng, dài 5,5 - 7 cm, rộng 1 - 2 cm, cuống ngắn, có lông cứng tập trung ở mép lá. Lúc non mặt trên lá ít lông hơn mặt trên, khi già mặt trên nhẵn.

Vân Đồn Mép lá răng cưa nhỏ, không rõ. Lá màu xanh nhạt, sáng, hình mác hoặc bầu dục, thuôn, nhọn, cứng, dài 3,5 - 9,5 cm, rộng 1 - 2 cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới ráp.

Tiên Yên Mép răng cưa nhỏ, rõ, cuống ngắn. Lá màu xanh tím thẫm, khi già nhạt màu hơn, dài 3,5 - 7 cm, rộng 0,5 - 2 cm, có lông cứng nằm tập trung ở mép lá và gân chính, mặt trên ít lông hơn mặt dưới. Khi già, lá ít lông hơn, nhẵn hơn.

Ba ChẽMép lá răng cưa nhỏ, rõ. Lá màu xanh nhạt, hơi vàng, dài 6,5 - 8 cm, rộng 1,5 - 2,5 cm, cuống ngắn. Lá có lông cứng nằm tập trung ở gân và mép. Khi lá già, mặt trên ít lông hơn mặt dưới.

Thái NguyênMép lá răng cưa nhỏ, thưa, không rõ. Lá màu xanh tím sẫm, khi già nhạt màu hơn, dài 4 - 8 cm, rộng 0,5 - 2 cm, cuống ngắn. Lá có độ nhăn, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi ráp, ít lông.

Vĩnh Phúc Mép lá răng cưa nhỏ, thưa, không rõ. Lá màu xanh sáng nhạt, dài 3 - 7 cm, rộng 0,5 - 2 cm, cuống ngắn. Lá có lông cứng nằm rải rác ở mép lá, khi già mặt trên nhẵn.

Bắc GiangMép lá răng cưa nhỏ, rõ. Lá màu xanh sẫm, dài 5 - 7,5 cm, rộng 1,5 - 2 cm, cuống ngắn. Lá có lông cứng tập trung ở mép lá, mặt trên ít lông hơn mặt dưới, khi già mặt trên nhẵn.

˟ 40

˟ 400

Page 48: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

48

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Còn vi phẫu của rễ củ Ba kích tím một số tỉnh phía Bắc Việt Nam ở bảng 3 cho thấy: Dày vỏ ngoài chỉ chiếm khoảng 3 - 4% đường kính rễ, và dày gỗ chiếm khoảng 22 - 30% đường kính rễ. Trong các mẫu giống Ba kích tím thu thập thì mẫu giống Ba kích tím Tiên Yên, Ba Chẽ và Hoành Bồ có tỉ lệ dày gỗ/đường kính rễ củ nhỏ nhất, chiếm từ 22,72 - 25,68%.

Như vậy nếu như ở rễ con, gỗ chiếm khoảng 25% tiết diện rễ thì ở rễ củ, gỗ chỉ chiếm khoảng 5 - 10% diện tích rễ, còn phần lớn diện tích của rễ củ là nhu mô, chiếm khoảng 85 - 90% tiết diện rễ (Bảng 2, 3 và Hình 1, 2). Nhu mô chính là nơi chứa các chất có hoạt tính sinh học quý của cây Ba kích tím, diện tích nhu mô càng lớn thì hàm lượng các chất có hoạt tính

sinh học càng nhiều, còn phần bó gỗ trong lõi chỉ đóng vai trò vận chuyển và nâng đỡ cơ học (Yao et al.,2004; Đỗ Huy Bích và ctv., 2006). Do vậy, phần rễ củ là bộ phận của cây Ba kích được thu để làm dược liệu và khi sơ chế rễ củ Ba kích tím người ta thường bỏ lõi gỗ đi, chỉ giữ lại phần nhu mô và vỏ ngoài để sử dụng hay tách chiết các dược chất trong rễ. Cũng theo Yao và cộng tác viên (2004), hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học trong nhu mô rễ Ba kích tím tỷ lệ thuận với độ tuổi của cây, vì vậy nên sử dụng rễ củ của cây Ba kích tím từ 4 năm tuổi trở lên để thu lấy dược liệu và các củ Ba kích tím với mạch gỗ mỏng, libe phát triển sẽ cho chất lượng dược liệu tốt nhất Yao và cộng tác viên (2004).

Bảng 2. Kích thước các lớp mô trong vi phẫu rễ con Ba kích tím thu thập tại các vùng thu mẫu

Bảng 3. Kích thước các lớp mô trong vi phẫu rễ củ Ba kích tím thu thập tại các vùng thu mẫu

Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về vi phẫu rễ Ba kích tím, kết hợp với các số liệu và mô tả về hình thái sẽ cung cấp một tổng quan đầy đủ để giúp người thu hái dược liệu nhận biết chính xác loài Ba kích tím và làm cơ sở khoa học để phân biệt các mẫu giống của từng vùng địa phương.

Kết quả từ bảng 2, 3 cũng cho thấy các mẫu giống Ba kích tím của Quảng Ninh bao gồm Tiên Yên, Ba

Chẽ, Hoành Bồ là các mẫu giống có tỉ lệ nhu mô trong rễ cao nhất, như vậy sẽ đem lại tiềm năng về sinh khối dược liệu trong rễ cao nhất trong số các mẫu giống Ba kích tím thu thập tại miền Bắc Việt Nam. Các mẫu giống Ba kích tím này nên được bảo tồn và nhân giống và tiếp tục đánh giá thêm về chất lượng dược liệu nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu dược liệu.

Mẫu giống Ba kích Đường kính rễ (mm)

Dày vỏ ngoài (mm)

Dày gỗ (mm)

Tỉ lệ dày gỗ/đường kính rễ

(%)

Quảng Ninh

Hoành Bồ 1,16 ± 0,09 0,13 ± 0,01 0,50 ± 0,03 42,95 ± 3,96Vân Đồn 1,67 ± 0,19 0,14 ± 0,02 0,74 ± 0,11 44,13 ± 4,47Tiên Yên 1,47 ± 0,19 0,14 ± 0,02 0,58 ± 0,07 42,29 ± 8,90Ba Chẽ 1,53 ± 0,24 0,15 ± 0,01 0,60 ± 0,06 39,50 ± 4,60

Thái Nguyên 1,65 ± 0,10 0,13 ± 0,02 0,89 ± 0,09 53,90 ± 5,37Vĩnh Phúc 1,56 ± 0,31 0,13 ± 0,02 0,52 ± 0,05 34,02 ± 4,72Bắc Giang 1,30 ± 0,16 0,12 ± 0,02 0,60 ± 0,07 46,69 ± 5,33

Mẫu giống Ba kích Đường kính rễ (mm)

Dày vỏ ngoài (mm)

Dày gỗ (mm)

Tỉ lệ dày gỗ/đường kính rễ

(%)

Quảng Ninh

Hoành Bồ 6,84 ± 0,85 0,26 ± 0,02 1,75 ± 0,25 25,68 ± 2,29Vân Đồn 6,78 ± 0,53 0,24 ± 0,01 1,94 ± 0,07 28,87 ± 2,53Tiên Yên 5,94 ± 0,42 0,23 ± 0,06 1,35 ± 0,07 22,72 ± 0,58Ba Chẽ 7,66 ± 0,57 0,23 ± 0,06 1,96 ± 0,15 25,62 ± 0,29

Thái Nguyên 6,29 ± 0,79 0,22 ± 0,01 1,98 ± 0,17 31,68 ± 2,59Vĩnh Phúc 6,65 ± 0,28 0,20 ± 0,02 1,85 ± 0,24 27,69 ± 2,51Bắc Giang 6,09 ± 0,87 0,27 ± 0,02 1,85 ± 0,34 30,31 ± 1,46

Page 49: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

49

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊCác mẫu giống Ba kích tím tại các vùng thu mẫu

cho thấy có sự khác biệt nhiều nhất về mặt hình thái lá (mép lá, màu sắc lá, lông trên hai mặt lá), kết quả này làm cơ sở cho việc nhận diện các mẫu giống Ba kích tím đặc trưng cho từng địa phương.

Kết quả nghiên cứu mới về vi phẫu rễ Ba kích tím cho thấy rễ củ với tỷ lệ nhu mô chiếm 85 - 90% tiết diện rễ là nguồn vật liệu tốt nhất để thu dược liệu. Trong 7 mẫu giống thu thập, các mẫu giống Ba kích tím Quảng Ninh (gồm Tiên Yên, Ba Chẽ, Hoành Bồ) với tỷ lệ dày gỗ/đường kính rễ nhỏ nhất, chiếm từ 22,72 - 25,68% và tỉ lệ nhu mô trong rễ cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢOĐỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương,

Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn, 2006. Cây thuốc và Động vật làm thuốc. NXB Khoa học và Ky thuật, tập 1, 101-106.

Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam. NXB trẻ, tập III, 215.

Trần Công Khánh, 1979. Giáo trình thực tập hình thái giải phẫu thực vật. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 

Bercu R., 2013. Anatomical study of the vegetative organs of Gardenia Jasminoides Ellis (Rubiaceae).

Annals of the Romanian Society for Cell Biology, 18(2): 158-164.

Choi J., Lee K.T., Choi M.Y., Nam J.H., Jung H.J., Park S.K.,  Park H.J., 2005. Antinociceptive anti-inflammatory effect of Monotropein isolated from the root of Morinda officinalis. Biol Pharm Bull, 28(10):1915-1918.

Esau K., 1976. Anatomy of seed plants. 2nd Edition. John Wiley & Sons, Inc. p. 215-253.

Wu Y.B., Zheng C.J., Qin L.P., Sun L.N., Han T., Jiao L., Zhang Q.Y., Wu J.Z., 2009. Antiosteoporotic Activity of Anthraquinones from Morinda officinalis on Osteoblasts and Osteoclasts. Molecules, 14: 573-583.

Wu Y.J., Shi J., Qu L.B., Li F.F., Li X.J., Wu Y.M., 2006. Determination of antioxidant of the extract from Chinese medicine Morinda officinalis How by flow injection chemiluminescence and spectroscopy. Guang Pu Xue Yu Guang Pu Fen Xi, 26(9): 1688-1691.

Yao H., Wu H., Feng C.H., Zhao S., Liang S.J., 2004. Relation between root structure and accumulation of anthraquinones of Morinda officinalis. Shi Yan Sheng Wu Xue Bao, 37(2): 96-102.

Yang X., Zhang Y.H., Ding C.F., Yan Z.Z., Du J., 2005. In-vitro and in-vivo anti-inflammatory and antinociceptive effects of the methanol extract of the roots of Morinda officinalis. J Pharm Pharmacol, 57(5): 607-15.

Youngken H.W., 1958. A study of the root of Morinda citrifolia Linné I. J Pharm Sci, 47: 162-165.

Morphological and anatomical characteristics of Morinda officinalis plant in the North of Vietnam

Ngo Thi Nguyet, Dang Thi Chinh, Nguyen Van Them, Tran Thi Bich Huong, Pham Hong Hien

AbstractThis study focused on morphological and anatomical traits of seven M. officinalis samples collected from four provinces of Vietnam including Quang Ninh, Thai Nguyen, Vinh Phuc, Bac Giang. The data helped to distinguish M. officinalis among seven samples and other fake species. Morphological studies showed that those samples differed in leaf characteristics (leaf color, leaf margin and leaf trichome). The anatomical analysis of root also showed that the tuberous root had the highest percentages of parenchyma which is useful for medicine purpose. Among seven M. officinalis samples, the one from Tien Yen, Ba Che, Hoanh Bo (Quang Ninh) had the highest percentages of parenchyma which need to be preserved and propogated for medicine production purpose.Keywords: Morinda officinalis, anatomy, morphology, parenchyma

Ngày nhận bài: 9/11/2017Ngày phản biện: 15/11/2017

Người phản biện: PGS. TS. Ninh Thị PhípNgày duyệt đăng: 11/12/2017

Page 50: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

50

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀNấm Thượng hoàng Phellinus sp. là một loài nấm

dược liệu quý hiếm có khả năng ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư, có hoạt tính chống khối u ở các tế bào ung thư vú, trực tràng, phổi và tuyến tiền liệt (Li et al., 2004). Nấm Thượng hoàng thiên nhiên thường xuất hiện ở các vùng rừng núi hiểm trở hoang vắng chỉ hiện diện ở một vài quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Nấm rất khó nuôi trồng và thời gian hình thành thể quả ngoài thiên nhiên có thể lên đến 20 năm. Đây cũng là loài nấm đầu tiên được sử dụng làm thuốc chống ung thư tại Nhật (Shibata et al., 2004).

Loại nấm này đã được nhóm tác giả tìm thấy ở An Giang. Việc nghiên cứu về loài nấm này rất có ý nghĩa cho xã hội vì đây là loài nấm quý hiếm có thể chữa trị ung thư lại hiện diện ngay tại địa phương thì vấn đề nuôi trồng được sẽ dễ dàng. Dù Thượng hoàng là loài nấm quý nhưng là loài nấm hoang dại nên vấn đề an toàn phải được đặt lên hàng đầu. Vì thế, hướng nghiên cứu khảo sát tính an toàn của nấm thượng hoàng trong thời gian dài trên chuột được thực hiện để làm tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát tính an toàn của cao chiết từ nấm Thượng hoàng trong một thời gian dài sau khi uống, nếu có độc tính thì không được sử dụng lâu dài.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưu - Mẫu nghiên cứu: Cao chiết nấm Thượng hoàng

Phellinus sp.- Động vật nghiên cứu: Chuột nhắt trắng đực và

cái chủng Swiss albino trưởng thành (4 - 5 tuần tuổi), được cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang.

2.2. Phương pháp nghiên cưu

2.2.1. Tiến hành thí nghiệmChọn chuột có trọng lượng 25 ± 2 g, chia ngẫu

nhiên thành lô chứng cho chuột uống nước cất, lô thử cho chuột uống cao chiết từ nấm Thượng hoàng liều 0,4 g/kg trọng lượng chuột. Chuột được cho uống liên tục trong vòng 1 tháng, sau đó lấy máu tĩnh mạch ở đuôi chuột làm các xét nghiệm.

Các chỉ tiêu đánh giá: Trọng lượng cơ thể, thông số huyết học (hồng cầu, hemoglobin, bạch cầu, công thức bạch cầu, tiểu cầu, các chỉ số liên quan đến hồng cầu như MCV, MCH, MCHC, RDW), thông số đánh giá chức năng gan (GOT, GPT, protein toàn phần, triglycerid), thông số đánh giá chức năng thận (creatinin, urea), khảo sát vi thể gan và thận.

1 Đại học An Giang, 2 Đại học Cần Thơ

KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA CAO CHIẾT TỪ NẤM THƯỢNG HOÀNG (Phellinus sp.) HOANG DẠI TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG

Hồ Thị Thu Ba1, Trần Nhân Dũng2, Trương Trần Thuận2

TÓM TẮTKhảo sát tính an toàn của mẫu cao chiết từ nấm Thượng hoàng Phellinus sp. hoang dại liều 0,4 g/kg trọng lượng

chuột trong một thời gian dài bằng các bộ kit định lượng protein toàn phần, triglyceride, urea, creatinin, GOT, GPT được cung cấp bởi hãng Human và Đức. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu đánh giá như: trọng lượng cơ thể; thông số huyết học (hồng cầu, hemoglobin, bạch cầu, công thức bạch cầu, tiểu cầu, các chỉ số liên quan đến hồng cầu như MCV, MCH, MCHC, RDW); thông số thuộc chức năng gan (GOT, GPT, protein toàn phần, triglycerid), thông số thuộc chức năng thận (creatinin, urea); vi thể gan và thận của chuột, sau thời gian một tháng, đều ghi nhận nằm trong giới hạn bình thường.

Từ khóa: Nấm thượng hoàng, cao chiết, khảo sát, độc tính bán trường, chuột nhắt trắng

Hình 1. Nấm thượng hoàng Phellinus sp., chuột giải phẩu; tiêu bản gan và thận chuột

Page 51: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

51

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

2.2.2. Các thông số khảo sátTheo dõi thể trọng cơ thể chuột: Ghi nhận trọng

lượng cơ thể trước thử nghiệm và sau 1 tháng để theo dõi tình trạng sức khỏe, khả năng hấp thu dinh dưỡng của chuột.

Các thông số huyết học gồm hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, tiểu cầu, bạch cầu.

Thông số đánh giá chức năng gan gồm có enzyme gan GOT (Glutamat Oxaloacetat Transaminase) và GPT (Glutamat Pyruvat Transaminase); protein toàn phần và Triglycerid.

Thông số đánh giá chức năng thận gồm Creatinin và Urea.

2.2.3. Các kỹ thuật thao tác nghiên cứuCác bộ kit định lượng protein toàn phần,

triglyceride, urea, creatinin, GOT, GPT được cung cấp bởi hãng Human, Đức.

- Ky thuật buồng đếm số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, hematocrit theo Phelan và Lawler (1997).

- Ky thuật định lượng GOT và GPT trong huyết tương theo phương pháp Kinetic (Bộ Y tế, 2009).

- Ky thuật định lượng protein toàn phần trong huyết tương theo phương pháp Biuret (Gornall et al., 1949).

- Ky thuật định lượng creatinin trong huyết tương theo phương pháp Laffé (McEvoy-Bowe, 1966).

- Ky thuật định lượng urea toàn trong huyết tương theo phương pháp Berthelot (Fawcett & Scott, 1960).

2.2.4. Đánh giá kết quảCác số liệu được biểu thị bằng trị số trung bình

M ± SEM (Standard Error of Mean - sai số chuẩn của giá trị trung bình) và xử lý thống kê bằng phần mềm Sigma Stat-3.5 dựa vào phép kiểm Student t-test với độ tin cậy > 95% (P < 0,05).

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2016 đến

tháng 4/2017 tại Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học, Đại học An Giang.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Trọng lượng cơ thể chuộtChuột được thử nghiệm là chuột đực và cái 6

tuần tuổi, đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển nên thể trọng chuột của lô chứng và lô thử sau 1 tháng thử nghiệm tăng so với trước thử nghiệm. Vậy cao nấm Thượng hoàng không ảnh hưởng đến sự phát triển của chuột trong thời gian cho uống.

Bảng 1. Trọng lượng cơ thể chuột trước và sau một tháng thử nghiệm

3.2. Các thông số huyết học Số lượng và chất lượng các tế bào máu phản ánh

tình trạng của cơ quan tạo máu. Nếu thuốc tác động đến cơ quan tạo máu sẽ làm thay đổi số lượng và chất lượng các tế bào máu. Các chỉ số được ghi nhận sau 1 tháng như sau:

- Hồng cầu: Để đánh giá sự ảnh hưởng của cao thuốc đến hồng cầu, tiến hành đếm số lượng hồng cầu trong một thể tích nhất định, đo thể tích hồng cầu thu đuợc kết quả là số lượng hồng cầu ở lô thử không khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Như vậy cao nấm Thượng hoàng không ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu.

- Hemoglobin: Hemoglobin có vai trò quan trọng trong vận chuyển O2 từ phổi đến các mô nên định lượng hemoglobin để biết được khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu. Qua thí nghiệm nhận thấy hemoglobin ở lô thử không khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Như vậy cao nấm Thượng hoàng không ảnh hưởng đến hàm lượng hemoglobin.

- Hematocrit: Tỷ lệ thể tích huyết cầu trong máu cũng phản ánh được một phần tình trạng của hồng cầu. Hematocrit được biểu thị bằng %, tức tỷ lệ % thể tích huyết cầu so với thể tích máu. Qua thí nghiệm nhận thấy hàm lượng hematocrit ở lô thử không khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Như vậy cao nấm Thượng hoàng không ảnh hưởng đến hàm lượng hematocrit.

- Tiểu cầu: Nhiệm vụ chính của tiểu cầu là tham gia cơ chế đông máu. Thuốc làm tăng hoặc giảm số lượng tiểu cầu có ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Qua thí nghiệm nhận thấy số lượng tiểu cầu ở lô thử nghiệm không khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Vậy cao nấm Thượng hoàng không ảnh hưởng đến số lượng tiểu cầu.

- Thể tích trung bình hồng cầu: Thể tích trung bình của hồng cầu ở lô thử giảm đạt ý nghĩa thống kê nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường (48 - 56 fl). Vậy, cao nấm Thượng hoàng không ảnh hưởng lên chỉ số thể tích trung bình của hồng cầu.

Các chỉ số khảo sát (n = 8)

Lô chưng uống nước cất

Lô thử uống cao thượng hoàng

Trước thử

Sau thử

Trước thử

Sau thử

Trọng lượng chuột 24,13g 36,63g 26,75g 37,13g

Page 52: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

52

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

- Huyết sắc tố trung bình hồng cầu: Chỉ số huyết sắc tố trung bình hồng cầu ở lô thử có sự giảm đạt ý nghĩa thống kê nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường (11 - 19 pg). Vậy, cao nấm không ảnh hưởng lên chỉ số huyết sắc tố trung bình hồng cầu.

- Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu: Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu ở lô chứng và lô thử không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê. Vậy, cao nấm Thượng hoàng không ảnh hưởng lên nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu.

- Tỷ lệ phân bố hồng cầu: Tỷ lệ phân bố hồng cầu ở lô chứng và lô thử không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê. Vậy, cao nấm Thượng hoàng không ảnh hưởng lên tỷ lệ phân bố hồng cầu.

- Số lượng bạch cầu: Chức năng chính của bạch cầu là thực bào và sản xuất gamma - globulin. Thuốc hoặc bệnh có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của bạch cầu. Qua thi nghiệm nhận thấy số lượng bạch cầu ở lô thử không khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng ở các thời điểm xét nghiệm. Vậy cao nấm không ảnh hưởng đến số lượng bạch cầu.

- Số lượng bạch cầu hạt trung tính Số lượng bạch cầu hạt trung tính ở lô chứng và lô

thử không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê. Như vậy, cao nấm Thượng hoàng không ảnh hưởng lên số lượng bạch cầu hạt trung tính.

- Số lượng bạch cầu lympho

Số lượng bạch cầu lympho ở lô chứng và lô thử không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê. Vậy, cao nấm không ảnh hưởng lên số lượng bạch cầu lympho.

- Số lượng bạch cầu đơn nhân Số lượng bạch cầu đơn nhân ở lô chứng và lô

thử không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê. Vậy, cao nấm không ảnh hưởng lên số lượng bạch cầu đơn nhân.

3.3. Các thông số sinh hóa

3.3.1. Thông số đánh giá chức năng gan Gan là cơ quan đảm nhận nhiều chức năng rất quan

trọng. Khi đưa thuốc vào cơ thể, thuốc có thể gây độc với gan, ảnh hưởng đến chức năng gan. Enzyme gan GOT và GPT: Khi tế bào gan bị tổn thương thì GOT (Glutamat Oxaloacetat Transaminase) hoặc Aspartat aminotransferase (AST), GPT (Glutamat Pyruvat Transaminase) hoặc Alanin aminotransferase (ALT) trong huyết thanh hoặc huyết tương là tiêu chuẩn để đánh giá. Hàm lượng GOT: Hàm lượng GOT ở lô uống thử không khác biệt so với lô chứng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường (69-191 IU/l). Như vậy cao nấm Thượng hoàng không ảnh hưởng lên hàm lượng GOT trong huyết tương chuột.

Hàm lượng GPT: Hàm lượng GPT trong huyết tương ở lô chứng và lô thử không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê.Vậy, cao nấm Thượng hoàng không ảnh hưởng lên hàm lượng GPT trong huyết tương.

Bảng 2. Thông số huyết học của chuột trước và sau một tháng thử nghiệm

Các chỉ số khảo sát(đơn vị tính) (n = 8)

Lô uống nước cất Lô uống cao thượng hoàng

Trước thử Sau thử Trước thử Sau thử

Hồng cầu (M/UL) 9,85±0,13 10,48±0,18 9,53±0,08 10,19±0,11

Hemoglobin (g/dl) 15,88±0,13 16,64±0,18 15,79±0,10 15,90±0,24

Hematocrit (%) 53,19±0,60 53,06±1,13 53,34±0,70 51,96±0,93

Tiểu cầu (103 tế bào/µl) 1014,88± 74,94 880,14± 90,77 1189,88± 70,87 979,63± 62,21

Thể tích trung bình hồng cầu (fl) 52,95±0,73 51,30±1,07 53,09±0,35 50,19±0,94

Huyết sắc tố trung bình hồng cầu (pg) 16,20±0,23 15,87±0,27 16,48±0,11 15,63±0,22

Nồng độ sắc tố trung bình hồng cầu (g/dL) 30,63±0,26 30,97±0,31 31,07±0,19 31,160,27

Tỷ lệ phân bố hồng cầu (%) 14,48±0,43 13,29±0,23 14,35±0,21 14,91±0,99

Số lượng bạch cầu (tế bào/µl) 4,26±0,32 8,42±0,57 4,41±0,33 8,95±0,91

Số lượng bạch cầu hạt trung tính (%) 21,59±2,54 20,89±2,66 23,94±1,76 20,06±2,07

Số lượng bạch cầu lympho (%) 68,76±2,97 70,47±2,60 64,01±2,97 67,21±2,04

Số lượng bạch cầu đơn nhân (%) 3,68±0,35 3,71±0,33 3,45±0,28 3,34±0,16

Page 53: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

53

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Bảng 3. Thông số đánh giá chức năng gan trước và sau một tháng thử nghiệm

Bảng 4. Hàm lượng Protein toàn phần và triglycerid trong huyết tương

Bảng 5. Thông số đánh giá chức năng thận sau một tháng thử nghiệm

- Hàm lượng protein toàn phần: Định lượng protein toàn phần để đánh giá chức năng tổng hợp của gan. Hàm lượng protein toàn phần trong huyết tương ở lô chứng và lô thử không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê. Vậy, cao nấm Thượng hoàng không ảnh hưởng lên hàm lượng protein toàn phần trong huyết tương chuột.

- Hàm lượng triglycerid: Nếu triglycerid tăng trong huyết tương sẽ có nguy cơ tăng lipid máu và gây ra nhiều bệnh lý sau này. Hàm lượng triglycerid của lô chứng và lô thử có sự tăng khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với trước thử nhưng vẫn ở trong giới hạn bình thường (71 - 164 mg/dl). Vậy, cao nấm không làm ảnh hưởng đến hàm lượng triglycerid.

Các chỉ số khảo sát (đơn vị tính) (n = 8)

Lô uống nước cất Lô uống cao thượng hoàng Trước thử Sau thử Trước thử Sau thử

GOT (IU/l) 40,0±1,76 36,50±2,95 46,88±3,25 35,5±1,28GPT (IU/l) 49,75±2,0 49,50±2,97 46,38±1,64 45,0±1,85

Các chỉ số khảo sát (đơn vị tính) (n = 8)

Lô uống nước cất Lô uống cao thượng hoàngTrước thử Sau thử Trước thử Sau thử

Protein (g/dL) 4,23±0,03 5,88±0,19 4,43±0,09 5,6±0,07Triglycerid (mg/dL) 83,5±8,23 115,13±6,37 81,5±8,33 114,63±7,98

3.3.2. Thông số đánh giá chức năng thận - Creatinin: Để đánh giá ảnh hưởng của thuốc

trên chức năng thận, thường dùng xét nghiệm định lượng creatinin huyết vì creatinin là thành phần ổn định nhất trong máu. Hàm lượng creatinin trong huyết tương ở lô thử không khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Vậy cao nấm không làm

ảnh hưởng đến hàm lượng creatinin.- Urea: Khi urea huyết tăng là biểu hiện gián tiếp

của sự tăng các độc chất trong cơ thể. Hàm lượng urea trong huyết tương ở lô chứng và lô thử không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê. Vậy, cao nấm không ảnh hưởng lên hàm lượng urea.

Các chỉ số khảo sát (đơn vị tính) (n = 8)

Lô uống nước cất Lô uống cao thượng hoàngTrước thử Sau thử Trước thử Sau thử

Creatinin (mg/dL) 0,64±0,03 1,2±0,06 0,71±0,04 1,25±0,04Urea (mg/dL) 52,16±4,92 60,10±2,86 53,09±3,15 53,0±1,75

3.4. Giải phẫu vi thể Khảo sát vi thể gan ở lô chứng và thử cho thấy có

tình trạng viêm gan mạn ở cả 2 lô. Điều này có thể do ảnh hưởng của ky thuật tách mẫu và xử lý tiêu bản gan chuột.

Khảo sát vi thể thận ở lô chứng và lô thử không cho thấy có sự bất thường.

Giải phẩu vi thể chuột nhận thấy cao nấm Thượng hoàng không ảnh hưởng lên gan và thận, loài nấm này có thể sử dụng thời gian dài mà không ảnh hưởng đến cơ thể vì đây là hai cơ quan chịu tác động của độc tính.

IV. KẾT LUẬN Cao nấm Thượng hoàng liều 0,4 g/kg sau 1 tháng

cho uống không có biểu hiện bất thường về độc tính

bán trường diễn trên chuột nhắt trắng. Các thông số về huyết học, chỉ số sinh hóa thuộc về chức năng gan - thận nằm trong giới hạn bình thường.

TÀI LIỆU THAM KHẢOBộ Y tế, 2009. Dược điển Việt Nam tái bản lần 4. Nhà

xuất bản Y học. Hà Nội.Fawcett, J. K., & Scott, J., 1960. A rapid and precise

method for the determination of urea.  Journal of clinical pathology, 13 (2): 156-159.

Gornall, A. G., Bardawill, C. J., & David, M. M. 1949. Determination of serum proteins by means of the biuret reaction.  Journal of biological chemistry,  177 (2): 751-766.

Li G, Kim DH, Kim TD, Park BJ, Park HD, Park JI, Na MK, Kim HC, Hong ND, Lim K, Hwang BD, Yoon WH., 2004. Protein-bound polysaccharide

Page 54: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

54

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

from Phellinus linteus induces G2/M phase arrest and apoptosis in SW480 human colon cancer cells. Cancer Lett. 2004; 216: 175-181.

McEvoy-Bowe, E., 1966. Determination of creatinine in urine by separation on DEAE-Sephadex and ultraviolet spectrophotometry.  Analytical biochemistry, 16 (1): 153-159.

Phelan, M. C., & Lawler, G., 1997. Cell counting. Current Protocols in Cytometry, A-3A.

Shibata Y, Kurita S, Okugi H, Yamanaka H., 2004. Dramatic remission of hormone refractory prostate cancer achieved with extract of the mushroom, Phellinus linteus. Urol Int, 73: 188-190.

Surveying subchronic toxic of meshima wild mushroom (Phellinus sp.) in white mouse

Ho Thi Thu Ba, Tran Nhan Dung, Truong Tran ThuanAbstract A safety survey of extract from meshima Phellinus sp. wild mushroom dose 0,4g/kg mouse weight in long time was carried out by using the quantitative assay kits for total protein, triglycerid, urea, creatinin, GOT, GPT provided by the Human and German’s provision companies. The result showed that surveying indicators such as: weight, blood parameters (red blood, hemoglobin, white blood, white blood cells, platelets, the indicators relevant to red blood as: MCV, MCH, MCHC, RDW); the liver parameters (GOT, GPT, total protein, triglycerid), the kidneys parameters (creatinin, urea) in one month were recorded at normal level. Keywords: Meshima wild mushroom (Phellinus sp.), subchronic toxic, white mouse, survey

XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP MỌT (Xyleborus fornicatus, Xyleborus similis) VÀ SÂU ĐỤC THÂN/CÀNH (Plocaederus ruficornis, Sybulus sp.)

TRÊN CÂY XOÀI VÀ SẦU RIÊNG TẠI VĨNH LONGLương Thị Duyên1, Võ Minh Mẫn1,

Đặng Thị Kim Uyên1, Nguyễn Văn Hòa1

TÓM TẮTNghiên cứu xây dựng mô hình quản lý tổng hợp mọt và sâu đục thân thân/cành trên cây xoài và sầu riêng được

thực hiện từ tháng 7/2016 - 4/2017 tại các xã Quới Thiện và Thanh Bình, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Sau 6 tháng thực hiện mô hình, đã ghi nhận tỉ lệ mọt gây hại trên thân cây sầu riêng ở lô đối chứng tăng cao tới 32%, trong khi đó tỷ lệ này ở lô mô hình chỉ là 4%. Trên cây xoài, sâu đục thân/cành (Plocaederus ruficornis, Sybulus sp.) gây hại trên thân với tỉ lệ 4% ở lô mô hình và khác biệt rất có ý nghĩa so với tỷ lệ tỉ lệ 16% ở lô đối chứng dẫn đến năng suất trên lô mô hình cao hơn lô đối chứng. Do đó, mô hình phòng trừ sâu và mọt đục thân/cành trên cây xoài và sầu riêng có hiệu quả cao so với đối chứng và giúp tăng tỉ suất lợi nhuận là 0,75 - 0,95% cho nhà vườn.

Từ khóa: Quản lý tổng hợp, Mọt (Xyleborus fornicatus, Xyleborus similis), sâu đục thân/cành (Plocaederus ruficornis, Sybulus sp.), xoài (Mangifera Indica L.), sầu riêng (Durio zibethinus Murr.)

Ngày nhận bài: 15/11/2017Ngày phản biện: 5/12/2017

Người phản biện: PGS. TS. Dương Xuân ChữNgày duyệt đăng: 19/1/2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀXoài (Mangifera Indica L.) và sầu riêng (Durio

zibethinus Murr.) là hai loại cây ăn trái có giá trị cao, được ưa chuộng trên thị trường và được trồng rất phổ biến ở các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong sản xuất hiện nay, việc đảm bảo năng suất và phẩm chất xoài và sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn do nhiều loại sâu gây hại. Trong đó, mọt và

sâu đục thân, cành gây hại làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng quả, gây thiệt hại to lớn về kinh tế cho người trồng xoài và sầu riêng. Loài sâu này đục trên thân chính hoặc cành lớn làm chết nhánh hoặc suy yếu cả cây. Theo Bành Ngọc Nghĩa (2012) và Lương Thị Duyên (2015) trên cây sầu riêng có hai loài mọt đục cành Xyleborus fornicatus và mọt đục thân Xyleborus similis xuất hiện phổ biến gây hại

1 Viện Cây ăn quả miền Nam

Page 55: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

55

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

nghiêm trọng. Loài mọt Xyleborus fornicatus chủ yếu gây hại trên các cành cây sau khi thu hoạch làm cành bị suy yếu và những cành bị cắt ngang. Loài mọt Xyleborus similis lại gây hại chủ yếu trên thân và gốc cây. Sâu đục thân cũng được thống kê gây hại quan trọng ở Myanmar (Waterhouse, 1993). Theo Huỳnh Thanh Lộc (2015), trên cây xoài ghi nhận được 5 loài sâu đục thân, cành gồm Plocaederus ruficornis, Rhytidodera simulans, Batocera rufomaculata, Stromatium longicorne và 1 loài bọ vòi voi đục cành Sybulus sp. Trong đó, loài Plocaederus ruficornis và loài Sybulus sp. có mức độ phổ biến cao. Để đáp ứng xu hướng chung trong phát triển nền nông nghiệp sạch, bền vững và có giá trị kinh tế cao của nước ta trong tình hình hiện nay thì việc sản xuất xoài và sầu riêng đạt chất lượng cao là là một hướng đi tất yếu. Vì vậy, để sản xuất được sản phẩm xoài và sầu riêng đạt tiêu chuẩn “sạch”, cần phải áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp sâu hại trên vườn xoài và sầu riêng để cho hiệu quả kinh tế và môi trường tốt nhất. Bài báo này cung cấp các dẫn liệu khoa học của việc xây dựng mô hình quản lý tổng hợp mọt và sâu đục thân/cành trên cây xoài và sầu riêng tại Vĩnh Long trong các năm 2016 và 2017.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1. Vật liệu nghiên cưu- Vườn cây sầu riêng Ri6 9 năm tuổi và cây xoài

12 năm tuổi, thẻ, dây, túi nilong, bẫy đèn, các loại nông dược, bình phun thuốc,… cho nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý tổng hợp mọt và sâu đục thân thân/cành trên cây xoài và sầu riêng.

2.2. Phương pháp nghiên cưu

2.2.1. Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp mọt và sâu đục thân thân/cành trên cây xoài và sầu riêng tại Vĩnh Longa) Quản lý mọt đục thân/cành trên cây sầu riêng tại Vĩnh Long

- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí trên vườn sầu riêng Ri6 9 năm tuổi. Diện tích mỗi lô 2.000 m2, không lặp lại. Lô mô hình và lô đối chứng đều có chung giống, tuổi cây, mật độ trồng, tưới và chế độ phân bón, phòng trừ các loại bệnh hại. Các điểm khác nhau về nội dung ky thuật áp dụng trong canh tác và bảo vệ thực vật giữa lô mô hình và lô đối chứng như sau:

- Thời gian điều tra: Định kỳ 2 tuần một lần. - Chỉ tiêu theo dõi: Tỉ lệ và mức độ hại của mọt

đục thân/cành được đánh giá theo Nguyễn Công Thuật (1997); Hiệu quả kinh tế của lô mô hình và lô đối chứng được tính riêng biệt và so sánh với nhau.b) Quản lý sâu đục thân/cành trên cây xoài tại Vĩnh Long

- Thí nghiệm được bố trí trên vườn Cây xoài Cát Hòa lộc 12 năm tuổi. Diện tích mỗi lô 2.000 m2, không lặp lại. Lô mô hình và lô đối chứng đều có chung giống, tuổi cây, mật độ trồng, tưới và chế độ phân bón. Các điểm khác nhau về nội dung ky thuật áp dụng trong canh tác và bảo vệ thực vật giữa lô mô hình và lô đối chứng được thể hiện trong Bảng 1a.

- Thời gian điều tra: Định kỳ 2 tuần một lần. - Chỉ tiêu theo dõi: Tỉ lệ và mức độ hại của sâu đục

thân/cành xoài được đánh giá theo Nguyễn Công Thuật (1997); Hiệu quả kinh tế của lô mô hình và lô đối chứng được tính riêng biệt và so sánh với nhau.

  - Xử lý số liệu: Bằng chương trình Microsoft Excel và phép thử t để so sánh trung bình tỉ lệ và mức độ nhiễm mọt và sâu đục thân/cành của lô thí nghiệm và lô đối chứng.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưuXây dựng mô hình quản lý tổng hợp mọt và sâu

đục thân thân/cành trên cây xoài và sầu riêng tại Vĩnh Long được thực hiện từ tháng 7/2016 - 4/2017 tại ấp Rạch Vọp, xã Quới Thiện và ấp Thái Bình, xã Thanh Bình, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Nội dung kỹ thuật chính Mô hình (phòng trừ tổng hợp) Đối chưng (làm theo nông dân)

Vệ sinh vườn Cắt tỉa cành sâu bệnh, cành vô hiệu và những cành bị nhiễm mọt đem ra khỏi vườn.

Có cắt tỉa nhưng không thực hiện vệ sinh triệt để.

Biện pháp xử lý thuốc trừ sâu

Số lần phun và loại thuốc tùy thuộc vào sự gây hại của mọt: Sau thu hoạch: 1 lần (Chlorpyrofos Ethyl); Cơi đọt non 1: 1 lần (Cartap); Cơi đọt non 2, 3: 1 lần (Chlorpyrofos Ethyl); Ra hoa: 1 lần (Cartap); Đậu quả non đến trước thu hoạch trái 30 ngày: 2 lần (Emamectin benzoate).

Canh tác theo nông dân (phun định kỳ 7 - 15 ngày/lần cùng với dịch hại khác trên vườn bằng loại thuốc Fipronil, Chlorpyrofos Ethyl, Fosetyl-aluminium.

Biện pháp vật lý Kết hợp sử dụng bẫy đèn để thu hút và tiêu diệt trưởng thành mọt đục thân/cành sầu riêng. Không thực hiện

Page 56: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

56

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Xây dựng mô hình quản lý tổng hợp mọt và sâu đục thân thân/cành trên xoài và sầu riêng tại Vĩnh Long

3.1.1. Quản lý mọt đục thân/cành trên cây sầu riêng tại Vĩnh Longa) Tỷ lệ và mức độ nhiễm mọt đục thân/cành trên cây sầu riêng

Kết quả trình bày Bảng 1 cho thấy, ở thời điểm 6 tháng sau khi thực hiện mô hình, ghi nhận tỉ lệ mọt gây hại trên thân cây ở lô đối chứng (làm theo nông dân) tăng cao tới 32%, trong khi đó tỷ lệ này ở

lô thí nghiệm (mô hình phòng trừ tổng hợp) không tăng thêm và vẫn chỉ là 4 %. Tuy nhiên, mức độ hại của mọt đục thân/cành giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê thông qua phép thử T-test. Đến thời điểm này thì ở lô thí nghiệm vẫn chưa ghi nhận mọt gây hại trên cành cây và có sự khác biệt rất có ý nghĩa so với lô đối chứng. Đồng thời, kết quả theo dõi cũng cho thấy tỉ lệ và mức độ hại của mọt trên cành cây đối chứng không tăng thêm so với thời điểm 3 tháng sau xử lý. Điều này cho thấy các loài mọt gây hại chủ yếu ở phần thân cây sầu riêng.

Nội dung kỹ thuật chính Mô hình (phòng trừ tổng hợp) Đối chưng

(làm theo nông dân)

Vệ sinh vườn Cắt tỉa cành sâu bệnh, cành vô hiệu và những cành bị nhiễm sâu đem ra khỏi vườn.

Có cắt tỉa nhưng vệ sinh chưa triệt để.

Biện pháp xử lý thuốc trừ sâu

Sâu đục thân/cành rất khó phòng trị vì chúng phá hại cả bên ngoài lẫn bên trong thân/cành cây, do đó khi chúng gây hại ở giai đoạn cây chưa có trái cần phải xử lý bằng một số loại thuốc hóa học. Ở giai đoạn cây mang trái, sử dụng thuốc sinh học để phòng trị nhằm đảm bảo an toàn cho sản phẩm trái không bị dư lượng thuốc BVTV. Số lần phun và loại thuốc tùy thuộc vào sự gây hại của sâu: Sau thu hoạch: 1 lần (Chlorpyrofos Ethyl); Cơi đọt non 1: 1 lần (Cartap); Cơi đọt non 2, 3: 1 lần (Chlorpyrofos Ethyl); Ra hoa: 1 lần (Cartap); Đậu quả non đến trước thu hoạch trái 30 ngày: 2 lần (Emamectin benzoate).

Canh tác theo nông dân (kết hợp với các các loại sâu bệnh khác phun 30 lần/vụ bằng loại thuốc Alpha-cypermethrin, Lambda-cyhalothrin, Cypermethrin, Fipronil, Chlorpyrofos Ethyl.

Biện pháp vật lý Sử dụng bẫy đèn để thu hút, dự báo và tiêu diệt trưởng thành sâu đục thân/cành xoài. Không thực hiện

Bảng 1. Tỷ lệ nhiễm mọt đục thân/cành sầu riêng giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng năm 2016 - 2017

Bảng 1a. Các điểm khác nhau về nội dung ky thuật giữa lô mô hình và lô đối chứng

Ghi chú: ns: khác biệt không có ý nghĩa thông qua phép thử T-test. **: khác biệt rất có ý nghĩa ở mức 1% thông qua phép thử T-test.

b) Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Sầu riêng Ri 6

Kết quả trình bày trong Bảng 2 cho thấy, mặc dù chỉ tiêu về số quả/cây, khối lượng và năng suất quả sầu riêng giữa lô mô hình (phòng trừ tổng hợp) và lô đối chứng (làm theo nông dân) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thông qua phép thử T-test.

Tuy nhiên, do tỉ lệ và mức độ hại của mọt đục thân ở lô đối chứng cao hơn lô thí nghiệm nên số quả/cây ở lô đối chứng thấp hơn so với lô thí nghiệm và đặc biệt là mọt không gây hại trên cành sầu riêng ở lô thí nghiệm, do đó năng suất ở lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng 18,55 kg/cây.

Mô hình

3 tháng sau xử lý 6 tháng sau xử lýThân cây Cành cây Thân cây Cành cây

Tỉ lệ hại (%)

Mưc độ hại (%)

Tỉ lệ hại (%)

Mưc độ hại (%)

Tỉ lệ hại (%)

Mưc độ hại (%)

Tỉ lệ hại (%)

Mưc độ hại (%)

Lô thí nghiệm 4,0 5,0 0,0 0,0 4,0 5,0 0,0 0,0Lô đối chứng 8 ,0 7,5 4 ,0 3,0 32,0 7,7 4,0 3,0So sánh -4,0 -2,5 -4,0 -3,0 -28,0 -2,7 -4,0 -3,0T-test ** ns ** ** ** ns ** **

Page 57: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

57

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Bảng 2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất sầu riêng Ri 6 giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng

theo nông dân năm 2016 - 2017

Ghi chú: ns: khác biệt không có ý nghĩa thông qua phép thử T-test.

c) Đánh giá hiệu quả kinh tếKết quả trình bày trong Bảng 3 cho thấy, số lần

phun thuốc ở lô mô hình (phòng trừ tổng hợp) thấp hơn ở lô đối chứng (làm theo nông dân) đã dẫn đến chi phí xử lý thấp hơn là 3.363.000 đồng/0,2 ha (các chi phí đầu tư khác trên cả hai lô mô hình và đối chứng là như nhau). Năng suất lô mô hình cao hơn năng suất của lô đối chứng và chênh lệch tỉ suất lợi nhuận giữa lô mô hình phòng trừ tổng hợp và lô đối chứng làm theo nông dân là 0,75%.

3.1.2 Quản lý sâu đục thân/cành xoài tại Vĩnh Longa) Tỷ lệ và mức độ nhiễm sâu đục thân/cành xoài Cát Hòa Lộc

Kết quả trình bày trong Bảng 4 cho thấy, ở các thời điểm 3 và 6 tháng sau xử lý thì tỉ lệ hại trên thân/cành xoài và mức độ nhiễm sâu đục cành giữa lô thí nghiệm (mô hình phòng trừ tổng hợp) và lô đối chứng (làm theo nông dân) có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1% thông qua phép thử T-test. Trong khi đó, mức độ hại của sâu đục trên thân cây thì lại không có sự khác biệt giữa 2 lô. Sau 6 tháng thực hiện mô hình, đã ghi nhận sâu không

gây hại thêm trên thân cây xoài với tỉ lệ 4 % ở lô thí nghiệm và khác biệt rất có ý nghĩa so với lô đối chứng có tỉ lệ gây hại trên thân cây đạt tới 16 %. Mức độ hại của sâu trên thân cây xoài của lô thí nghiệm và lô đối chứng lần lượt là 4,3 % và 5,7 % và không sai khác nhau có ý nghĩa về thống kê. Đến thời điểm này, trong khi ở lô thí nghiệm vẫn chưa ghi nhận sâu gây hại trên cành cây thì ở lô đối chứng có tỷ lệ hại trên cành là 8,0 % và mức độ hại trên cành là 4,3 % và có sự khác biệt rất có ý nghĩa so với lô mô hình phòng trừ tổng hợp.

Mô hìnhSố quả trung

bình/cây (quả/cây/vụ)

Khối lượng trung bình

trái (kg/quả)

Năng suất

(kg/cây/vụ)

Lô thí nghiệm 84,80 2,50 212,00Lô đối chứng 78,33 2,47 193,45So sánh + 6,47 + 0,03 + 18,55T-test ns ns ns

Bảng 3. Hiệu quả kinh tế giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng theo nông dân trong việc phòng trừ sâu đục thân/cành sầu riêng năm 2016 - 2017

Bảng 4. Tỷ lệ và mức độ nhiễm sâu đục thân/cành xoài Cát Hòa Lộc giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng năm 2016 - 2017

Ghi chú: Tính cho 2000 m2, mật độ 25 cây/ 2000m2/ vụ. Đơn vị tính: nghìn đồng

Ghi chú: ns: khác biệt không có ý nghĩa thông qua phép thử T-test. **: khác biệt rất có ý nghĩa ở mức 1% thông qua phép thử T-test.

Mô hình Chi phí xử lý Tổng chi Tổng thu từtrái bán Lợi nhuận Tỉ suất lợi

nhuận (%)Lô thí nghiệm (+) 3.567 41.067 196.288 155.221 3,78Lô đối chứng (-) 6.930 44.430 179.131 134.701 3,03So sánh (+,-) -3.363 -3.363 + 17.157 + 20.520 + 0,75

Mô hình

3 tháng sau xử lý 6 tháng sau xử lýThân cây Cành cây Thân cây Cành cây

Tỉ lệ hại (%)

Mưc độ hại (%)

Tỉ lệ hại (%)

Mưc độ hại (%)

Tỉ lệ hại (%)

Mưc độ hại (%)

Tỉ lệ hại (%)

Mưc độ hại (%)

Lô thí nghiệm 4,0 2,3 0,0 0,0 4,0 4,3 0,0 0,0 Lô đối chứng 12,0 4,3 4,0 3,0 16,0 5,7 8,0 4,3 So sánh -8,0 -2,0 -4,0 -3,0 -12,0 -1,3 -8 -4,3T-test ** ns ** ** ** ns ** **

b) Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất xoài Cát Hòa Lộc

Kết quả trình bày Bảng 5 cho thấy, khối lượng

quả giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê thông qua phép thử T-test. Tuy nhiên, số quả trên cây của lô thí nghiệm

Page 58: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

58

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

(53,36 quả/cây) cao hơn và khác biệt rất có ý nghĩa so với lô đối chứng (45,54 %), dẫn đến năng suất của lô thí nghiệm (22,26 kg/cây) cũng cao hơn so với lô đối chứng (17,75 kg/cây).

Bảng 5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất xoài Cát hòa lộc giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng

theo nông dân năm 2016 - 2017

Ghi chú: ns: khác biệt không có ý nghĩa thông qua phép thử T-test. **: khác biệt rất có ý nghĩa ở mức 1% thông qua phép thử T-test.

c) Đánh giá hiệu quả kinh tếKết quả trình bày trong Bảng 6 cho thấy, do số

lần phun thuốc ở lô mô hình (phòng trừ tổng hợp) thấp hơn ở lô đối chứng (làm theo nông dân) đã dẫn đến chi phí xử lý thấp hơn là 542.000 đồng/ha/năm, các chi phí đầu tư khác trên cả hai mô hình thì như nhau. Tuy nhiên trên lô mô hình còn sử dụng bẫy đèn để thu hút và dự tính dự báo thành trùng sâu đục thân/cành xoài xuất hiện, chỉ cần đầu tư cho lần đầu và tái sử dụng cho những vụ kế tiếp nên chi phí xử lý cho vụ sau sẽ giảm xuống. Do sâu đục thân/cành xoài gây thiệt hại trên lô đối chứng cao hơn lô thí nghiệm, do đó dẫn đến năng suất thấp hơn lô thí nghiệm, vì vậy lợi nhuận của lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 14.272.000đồng/năm và chênh lệch giữa tỉ suất lợi nhuận là 0,95%. Như vậy, quản lý sâu đục thân/cành xoài bằng biện pháp trong lô thí nghiệm có hiệu quả cho nhà vườn canh tác xoài.

Mô hìnhSố quả trung

bình/cây (quả/cây/vụ)

Khối lượng

(kg/quả)

Năng suất(kg/cây/

vụ)

Lô thí nghiệm 53,36 0,42 22,26

Lô đối chứng 45,54 0,39 17,75

So sánh +7,82 +0,03 +4,51

T-test ** ns **

Bảng 6. Hiệu quả kinh tế giữa lô thí nghiệm và lô đối chứng theo nông dân trong việc phòng trừ sâu đục thân/cành xoài năm 2016 - 2017

Ghi chú: Tính cho 1.000 m2, mật độ 50 cây/ 1.000m2/ vụ. Đơn vị tính: nghìn đồng

Mô hình Chi phí xử lý lý Tổng chi Tổng thu từ quả bán Lợi nhuận Tỉ suất lợi

nhuận (%)Lô thí nghiệm (+) 2.458 16.058 61.220 45.162 2,81Lô đối chứng (-) 3.000 16.600 47.494 30.894 1,86So sánh (+,-) -542 -542 + 13.726 + 14.272 + 0,95

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luậnÁp dụng phương pháp phòng trừ mọt và sâu đục

thân/cành trên cây xoài và sầu riêng trong mô hình có hiệu quả cao và giúp tăng tỉ suất lợi nhuận là 0,75 - 0,95% cho nhà vườn canh tác xoài và sầu riêng so với đối chứng.

4.2. Đề nghịCần đưa kết quả này vào quy trình quản lý tổng

hợp hiệu quả sâu và mọt đục thân/cành trên cây xoài và sầu riêng, đồng thời chuyển giao cho cán bộ và các nông hộ trồng xoài và sầu riêng trong vùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Bành Ngọc Nghĩa, 2012. Điều tra về tình hình gây hại,

khảo sát đặc tính sinh học và đánh giá hiệu lực của một số loại nông dược đối với mọt đục cành (Coleoptera: Scolytidae) gây hại cây sầu riêng tại huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. Luận văn Thạc sĩ khoa học nông nghiệp. Trường đại học Cần Thơ.

Nguyễn Công Thuật, 1997. Nội dung và phương pháp điều tra cơ bản sâu bệnh hại trên cây ăn quả. Trong Phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật, tập 1, Viện Bảo vệ Thực vật. NXB Nông nghiệp. Hà Nội, 100 trang.

Lương Thị Duyên, Đặng Thị Kim Uyên và Nguyễn Văn Hòa, 2015. Nghiên cứu thành phần loài và đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc hóa sinh học đối với mọt Xyleborus spp. đục thân sầu riêng tại Vĩnh Long. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ rau quả. Viện Cây ăn quả miền Nam.

Huỳnh Thanh Lộc, Lương Thị Duyên, Đặng Thị Kim Uyên và Nguyễn Văn Hòa, 2015. Xác định thành phần loài và đánh giá hiệu quả của các loại nông dược sinh, hóa học và dịch trích thảo mộc đối với nhóm sâu hại thân, cành xoài tại Vĩnh Long. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ rau quả. Viện Cây ăn quả miền Nam.

Waterhouse DF, 1993. The major arthropod pests and weeds of agriculture in Southeast Asia. The major arthropod pests and weeds of agriculture in Southeast Asia., v + 141 pp.; [ACIAR Monograph No. 21]; 3 pp. of ref.

Page 59: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

59

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Building the models for intergrated management of weevil (Xyleborus fornicatus, Xyleborus similis) and beetle (Plocaederus ruficornis, Sybulus sp.)

in Durian and Mango in Vinh Long provinceLuong Thi Duyen, Vo Minh Man,

Dang Thi Kim Uyen and Nguyen Van HoaAbstract The models for integrated management of durian weevils (Xyleborus fornicatus, Xyleborus similis), and mango beetles (Plocaederus ruficornis, Sybulus sp.) were carried out at Quoi Thien and Thanh Binh commune, Vung Liem district, Vinh Long province from July 2016 to April 2017. The obtained results showed that the infestation rate of durian weevil in the control plot was 32%, meanwhile the experimental (IPM) plot was only 4% after 6 months of IPM application. The infestation rate caused by mango beetles was 4% on the mango in the experimental (IPM) plot and was significantly different with those of 16% in the control plot. Therefor, the yield of experimental plot was higher than those of control plot. Results also showed that the effectiveness of control of durian weevils and mango beetles in durian and mango models by IPM application helped increasing the profit rate of the experimental plot by 0.75 - 0.95%.Keywords: Intergrated management, Weevil (Xyleborus fornicatus, Xyleborus similis), Beetle (Plocaederus ruficornis, Sybulus sp.), Mango (Mangifera Indica), Durian (Durio zibethinus)

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ THỜI GIAN SẤY ĐẾN CÁC HỢP CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG

CHỐNG OXY HÓA CỦA SẢN PHẨM TỎI ĐENNguyễn Ái Thạch1 và Nguyễn Minh Thủy1

TÓM TẮTTỏi đen (tỏi lão hóa) là dạng sản phẩm tỏi được caramel hóa (phản ứng Maillard) đầu tiên được sử dụng như một

thành phần thực phẩm trong ẩm thực châu Á. Nghiên cứu sự thay đổi các hợp chất có hoạt tính sinh học trong tỏi đen trong suốt quá trình sấy ở các nhiệt độ khác nhau là vấn đề cần quan tâm. Trong nghiên cứu này, tỏi đen được chế biến từ củ tỏi trắng bình thường bằng cách lão hóa chúng ở nhiệt độ thích hợp. Sau khi lão hóa, tỏi đen được sấy ở nhiệt độ 50, 60 và 70°C trong thời gian 8, 12 và 16 giờ. Hàm lượng polyphenol tổng số, flavonoid tổng số và hoạt tính chống oxy hóa đã được xác định. Kết quả cho thấy có nhiều sự thay đổi về hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học và khả năng chống oxy hóa của tỏi trong suốt quá trình sấy. Các thông số tối ưu của điều kiện sấy tỏi đen với nhiệt độ 58,78°C với thời gian 12,25 giờ sẽ thu được TPC, TFC và khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH là 18,53 mgGAE/g; 8,71 mgQE/g và 84,90%, tương ứng, cao hơn so với mẫu không sấy (17,00 mg GAE/g, 5,06 mgQE/g và 60,50%, tương ứng).

Từ khóa: Hoạt tính chống oxy hóa, hợp chất có hoạt tính sinh học, nhiệt độ, thời gian, tỏi đen

Ngày nhận bài: 10/12/2017Ngày phản biện: 18/12/2017

Người phản biện: TS. Nguyễn Văn LiêmNgày duyệt đăng: 19/1/2018

1 Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ

I. ĐẶT VẤN ĐỀTỏi đen là một loại tỏi đã qua xử lý nhiệt, thường

được sản xuất bằng cách lão hóa (aging) toàn bộ củ tỏi nguyên liệu ở nhiệt độ cao và độ ẩm được kiểm soát khoảng hơn một tháng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh những lợi ích đối với sức khỏe của tỏi đen. Tỏi đen có có hoạt động chống oxy hóa mạnh hơn so với tỏi tươi và có thể hiệu quả hơn trong việc

phòng ngừa các bệnh chuyển hóa và nhiễm độc gan do rượu (Ide and Lau, 1999). Hàm lượng S-allyl cysteine (SAC) tăng lên cũng là một thay đổi quan trọng trong suốt quá trình chế biến tỏi đen. Tỏi tươi chứa 20-30 mg/g SAC (Kodera et al., 2002) và lượng SAC trong tỏi đen cao gấp 5 - 6 lần so với tỏi tươi (Bae et al., 2012). Tuy nhiên có rất ít thông tin sẵn có liên quan đến hàng trăm sản phẩm hóa nâu và

Page 60: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

60

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

các thông số có thể ảnh hưởng đến sự hình thành các loại chất hóa học khác nhau có tính chất chống oxy hóa khác nhau (Peng et al., 1996). Bên cạnh đó, sau khi kết thúc tiến trình lão hóa, lớp vỏ ngoài của tỏi đen bị ướt sẽ gây bất lợi cho quá trình bảo quản sản phẩm sau này và đặc điểm quan trọng nữa là cấu trúc tép tỏi thường bị xốp. Vì vậy, nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian sấy ở giai đoạn sau cùng (sau khi tỏi đen được hình thành) nhằm xác định các thông số tối ưu và hoàn thiện tiến trình sản xuất tỏi đen với thành phẩm chứa hàm lượng cao các hợp chất có hoạt tính sinh học, khả năng chống oxy hóa và giá trị cảm quan cao.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưuNguyên liệu tỏi tươi cổ mềm, giống địa phương

được thu hoạch và chọn lựa ở độ tuổi 130 - 135 ngày (sau khi gieo) tại phường Văn Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Tỏi được rửa sạch và chọn những củ không bị tổn thương hoặc sâu bệnh, cũng như đồng nhất về kích thước, màu sắc, và bảo quản khoảng một tháng ở nhiệt độ phòng cho đến khi sử dụng.

2.2. Phương pháp nghiên cưuTỏi đen được chế biến thông qua phương pháp

lão hóa toàn bộ củ tỏi tươi đã xử lý và đưa vào buồng gia nhiệt. Mỗi nghiệm thức sử dụng 1 kg tỏi tươi. Thiết lập chế độ nhiệt độ 70°C đến khi thu được sản phẩm tỏi đen (Nguyễn Ái Thạch và Nguyễn Minh Thủy, 2017). Nghiên cứu được bố trí theo mô hình Box-Behnken với 2 nhân tố, cụ thể với 03 mức nhiệt độ (50, 60 và 70°C) và 03 mức thời gian (8, 12 và 16 giờ), tổng cộng có 3 x 3 = 9 nghiệm thức, lặp lại 3 lần. Như vậy, thí nghiệm được thực hiện với 9 x 3 = 27 đơn vị thí nghiệm.

Hàm lượng polyphenol tổng số (total polyphenol content - TPC) (mg acid gallic tương đương (GAE)/g chất khô) được xác định bằng phương pháp Folin-Ciocalteu (Wolfe et al., 2003). Đo độ hấp thụ của mẫu ở 765 nm bằng máy đo quang phổ UV. Hàm lượng polyphenol tổng của mẫu được thể hiện qua mg đương lượng acid gallic trên mỗi gam chất khô (mg GAE/g).

Hàm lượng flavonoid tổng số (total flavonoid content - TFC): được xác định thông qua phương pháp tạo màu với AlCl3 trong môi trường kiềm - trắc quang (Zhu et al., 2014). Độ hấp thụ của dung dịch phản ứng được đo ở bước sóng 415 nm. Các kết quả được thể hiện qua mg đương lượng quercetin (QE)

trên mỗi gam chất khô mẫu phân tích (mg QE/g).Hoạt động chống oxy hóa (%): hoạt động loại

bỏ gốc tự do được phân tích thông qua thử nghiệm 1,1-diphenyl-2-picryl-hydrazil (DPPH) theo phương pháp của Blois (1958).

2.3. Phân tích dữ liệuCác số liệu được trình bày dưới dạng đồ thị ở mỗi

thí nghiệm. Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê Statgraphics Centurion (version 16.1). Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi giá trị P<0,05.

2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cưu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2015 -

10/2016 tại phòng thí nghiệm Bộ môn Công nghệ Thực phẩm, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬNQuá trình sấy rau, củ không chỉ đơn thuần loại

bỏ độ ẩm mà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng, giá trị cảm quan và khả năng bảo quản của sản phẩm sấy (Idah et al., 2010). Tối ưu hóa quá trình sấy tỏi đen nhằm tạo sản phẩm có chứa các hoạt chất sinh học và giá trị cảm quan tốt được thực hiện theo phương pháp bề mặt đáp ứng (Response Surface Methodology). Trong tối ưu hóa quá trình sấy, nhiệt độ (X: 50 - 70°C) và thời gian sấy (Y: 8 - 16 giờ) ảnh hưởng đến TPC, TFC và khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH. Từ phân tích dữ liệu thực nghiệm, các phương trình hồi quy (1, 2 và 3) được xây dựng thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian sấy đến TPC, TFC và khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH (với hệ số xác định tương quan khá cao R2≥0,88).

DPPH = –66,339 + 4,099X + 5,732Y – 0,112Y2 - 0,0504YX – 0,031X2 (R2=0,90) (1)

TFC = –4,213 + 0,371X + 0,396Y – 0,011Y2 - 0,002YX – 0,003X2 (R2=0,92) (2)

TPC = –23,637 + 1,010X + 1,885Y – 0,036Y2 - 0,017YX – 0,006X2 (R2=0,88) (3)

Guan and Yao (2008) cho rằng mô hình tương quan tốt khi hệ số xác định R2 lớn hơn 0,8. Các phương trình trên có các giá trị R2 tương đối cao nên đã thỏa điều kiện trên. Tương quan giữa nhiệt độ và thời gian sấy đến hàm lượng polyphenol, flavonoid và khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH được thể hiện ở Hình 1. Kết quả thu nhận cho thấy nhiệt độ và thời gian sấy có ảnh hưởng đến hàm lượng các hoạt chất sinh học và khả năng chống oxy hóa của tỏi đen. Phân tích thống kê các dữ liệu thu nhận cho thấy có

Page 61: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

61

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

sự khác biệt ý nghĩa (P<0,05). Nhìn chung, ở nhiệt độ sấy 60°C kết hợp thời gian sấy 12 giờ cho hàm lượng cao nhất của các hợp chất có hoạt tính sinh học và khả năng chống oxy hóa. Kết quả này phù hợp với báo cáo của Wiriya và cộng tác viên (2009) khi nghiên cứu sấy ớt ở nhiệt độ từ 50 - 70°C và kết luận rằng sấy ở nhiệt độ 60°C cho TPC đạt giá trị cao hơn ở các khoảng nhiệt độ còn lại. Katsube và cộng tác viên (2009) cũng có báo cáo tương tự khi sấy lá

dâu ở nhiệt độ từ 40 - 110°C. Ở nhiệt độ sấy 70°C, TPC thu được có giá trị thấp hơn do sự suy thoái nhiệt của các hợp chất phenol (Wiriya et al., 2009). Đồ thị bề mặt đáp ứng và contour (Hình 1) cũng đồng thời thể hiện nhiệt độ và thời gian sấy cần thiết để thu nhận được sản phẩm tỏi đen chứa các hoạt chất sinh học đạt hàm lượng tối ưu. Các điểm giá trị này cũng được thể hiện ở Bảng 1.

Hình 1. Đồ thị bề mặt đáp ứng thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian sấy đến (a) polyphenol tổng số, (b) flavonoid tổng số và (c) khả năng loại bỏ gốc tự do của tỏi đen

a)

c)

b)

Bảng 1. Giá trị tối ưu của các hợp chất có hoạt tính sinh học

Ngoài ra, so sánh các giá trị thực nghiệm (hàm lượng polyphenol, flavonoid và khả năng khử gốc tự

do DPPH) và giá trị được tính toán tương ứng từ các phương trình hồi quy (1), (2) và (3) cho thấy có sự tương thích cao giữa dữ liệu thực nghiệm và dữ liệu được dự đoán từ các phương trình hồi quy này (thể hiện ở hình 2) với các hệ số xác định tương quan R2 khá cao (≥0,89).

Từ cơ sở dữ liệu phân tích được cho thấy, để đạt được TPC, TFC và khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH của tỏi đen ở mức độ tối ưu thì nhiệt độ và thời gian sấy tối ưu cũng thể hiện khác nhau. Vì vậy, việc tìm điểm tối ưu chung về các thông số nhiệt độ và thời gian là vấn đề cần thiết để có thể có được sản phẩm chất lượng cao (về hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học và khả năng loại trừ gốc tự do). Biểu đồ contour tối ưu (Hình 3) cùng với bảng 2 chỉ ra điểm tối ưu chung về nhiệt độ và thời gian cần thiết để sấy tỏi đen là 58,78°C và 12,25 giờ.

Hàm lượng các chất có hoạt tính sinh

học và DPPHNhân tố

Giá trị đạt được/Thông

số tối ưu

Hàm lượng TPC (mgGAE/g)

18,97Nhiệt độ (oC) 65,38

Thời gian (giờ) 10,38

Hàm lượng TFC (mgQE/g)

8,67Nhiệt độ (oC) 57,61

Thời gian (giờ) 11,11

Khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH (%)

85,06Nhiệt độ (oC) 55,51

Thời gian (giờ) 13,14

Page 62: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

62

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Hình 3. Biểu đồ contour tối ưu nhiệt độ và thời gian sấy tỏi đen

Bảng 2. Giá trị tối ưu nhiệt độ, thời gian sấy, hàm lượng TPC, TFC và khả năng loại bỏ

gốc tự do DPPH của tỏi đen

Ở điều kiện này, tỏi đen chứa TPC, TFC và khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH tương ứng là 18,80 mg GAE/g, 8,65 mg QE/g và 84,78%. Ngoài ra, kiểm định T-test cũng được thực hiện cho thấy không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa (giá trị P > 0,05) giữa các giá trị tối ưu và thực nghiệm. Do đó, quá trình sấy tỏi đen có thể được tối ưu hóa ở nhiệt độ 58,78°C trong 12,25 giờ sẽ cho sản phẩm tỏi đen có hàm lượng TPC là 18,53 mg GAE/g; TFC là 8,71 mg QE/g và loại bỏ 84,90% gốc tự do DPPH. So với sản phẩm cuối thu nhận được, ban đầu tỏi đen có TPC, TFC và khả năng khử gốc tự do lần lượt là 17,00 mg GAE/g, 5,06 mg QE/g và 60,50%.

IV. KẾT LUẬNQuá trình sấy có thể làm tăng hàm lượng các hợp

chất có hoạt tính sinh học và khả năng chống oxy hóa của tỏi đen. Hơn nữa, ky thuật sấy áp dụng còn làm cải thiện giá trị cảm quan của sản phẩm tỏi đen sau quá trình lão hóa. Các thông số tối ưu đạt được khi sấy tỏi đen ở nhiệt độ 58,78°C với thời gian 12,25 giờ cho hàm lượng polyphenol tổng số, flavonoid tổng số và khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH là 18,53 mgGAE/g; 8,71 mgQE/g và 84,90%, tương ứng.

Hình 2. Sự tương thích của hàm lượng (a) polyphenol tổng số, (b) flavonoid tổng số và (c) khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH giữa giá trị thực nghiệm và dự đoán theo phương trình (1), (2) và (3)

a)

c)

b)

Nhân tố Giá trị ban đầu

Giá trị tối ưu

Giá trịthực

nghiệmNhiệt độ (°C) 58,78Thời gian (giờ) 12,25TPC (mgGAE/g) 17,00 18,80 18,53TFC (mgQE/g) 5,06 8,65 8,71Khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH (%) 60,50 84,78 84,90

Page 63: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

63

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

TÀI LIỆU THAM KHẢONguyễn Ái Thạch và Nguyễn Minh Thủy, 2017. Ảnh

hưởng của nhiệt độ lão hóa đến hàm lượng các hợp chất sinh học trong tỏi đen. Tạp chí Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 55: 135-139.

Bae, S.E., S.Y. Cho, Y.D. Won, S.H. Lee, and H.J. Park, 2012. A comparative study of the different analytical methods for analysis of S-allyl cysteine in black garlic by HPLC. Food sci technol, 46: 532-535.

Blois, M.S., 1958. Antioxidant determination by the use of a stable free radical. Nature, 181: 1199-1200.

Guan, X. and H. Yao, 2008. Optimization of Viscozyme L. assisted extraction of oat bran protein using response surface methodology. Food Chemistry, 106: 345-351.

Idah, P.A., J.J. Musa, and S.T. Olaleye, 2010. Effect of temperature and drying time on some nutritional quality parameters of dried tomatoes. AU Journal of Technology, 14(1): 25-32.

Ide, N. and B.H. Lau, 1999. Aged garlic extract attenuates intracellular oxidative stress. Phytomedicine, 6: 125-131.

Katsube, T., Y. Tsurunaga, Y. Sugiyama, M. Furuno, and T. Yamazaki, 2009. Effects of air-drying

temperature on antioxidant capacity and stability of polyphenolic compounds in mulberry leaves. Food Chemistry, 113: 964-969.

Kodera, Y., A. Suzuki, O. Imada, S. Kasuga, I. Sumioka, A. Kanezawa, N. Tauru, M. Fujikawa, S. Nagae, K. Masamoto, K. Maeshige, and K. Ono, 2002. Physical, chemical and biological properties of S-allylcysteine, an amino acid derived from garlic. J Agric Food Chem, 30: 622-632.

Peng, J.P., H. Chen, Y.Q. Qiao, L.R. Ma, T. Narui, H. Suzuki, T. Okuyama, and H. Kobayashi, 1996. Two new steroidal saponins from Allium sativum and their inhibitory effects on blood coagulability. Acta Pharmaceutica Sinica, 31: 607-612.

Wiriya, P., T. Paiboon, and S. Somchart, 2009. Effect of drying air temperature and chemical pretreatments on quality of dried chilli. International Food Research Journal, 16(3): 441-454.

Wolfe, K., X. Wu, and L.H. Liu, 2003. Antioxidant activity of apple peels. J Agric Food Chem, 51: 609-614.

Zhu, H., Y. Wang, Y. Liu, Y. Xia, and T. Tang, 2010. Analysis of flavonoids in Portulaca oleracea L. by UV-vis Spectrophotometry with comparative study on different extraction technologies. Food Analytical Methods, 3(2): 90-97.

Effects of drying temperature and time on bioactive compounds and antioxidant activity of black garlic product

Nguyen Ai Thach and Nguyen Minh ThuyAbstractBlack garlic (aged garlic) is a type of caramelized garlic (a Maillard reaction) first used as a food ingredient in Asian cuisine. It is important to study the changes of bioactive compounds content in black garlic at various temperatures. In this research, black garlic was produced from ordinary white garlic whole bulbs by aging at appropriate temperatures without any additives. After aging, black garlic was dried at 50, 60 and 70°C for 8, 12 and 16 hours. The total polyphenols content, total flavonoids content and antioxidant activity were determined. The results showed that the changes in the bioactive compounds content and antioxidant activity of the garlic occured during drying. The optimal drying was found at 58.78°C for 12.25 hours by means of response surface methodology. The total polyphenol content, total flavonoid content and antioxidant activity in black garlic at optimal drying condition were 18.53 mgGAE/g, 8.71 mgQE/g and 84.90%, respectively and higher than in the control (untreated) samples (17.00 mg GAE/g, 5.06 mg QE/g và 60.50%, respectively).Keywords: Antioxidant activity, bioactive compounds, temperature, time, black garlic

Ngày nhận bài: 7/12/2017Ngày phản biện: 12/12/2017

Người phản biện: PGS.TS. Nguyễn Văn ThànhNgày duyệt đăng: 19/1/2018

Page 64: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

64

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀNhãn là chủng loại cây ăn quả chủ lực của nước ta;

tuy nhiên từ năm 2004 diện tích trồng nhãn liên tục giảm từ 121.100 ha xuống 73.300 ha năm 2016. Sản lượng nhãn gần đây có xu hướng giảm nhẹ, nhưng không biến động lớn, duy trì mức 500 - 550 nghìn tấn/năm. Giá trị xuất khẩu nhãn Việt Nam liên tục tăng từ 8,1 triệu USD năm 2010 lên 22,5 triệu USD năm 2016 (Cục Trồng trọt, 2017). Tại các tỉnh phía Nam, giống nhãn Tiêu da bò được trồng chủ yếu chiếm khoảng 90% diện tích, còn lại là giống nhãn Xuồng cơm vàng, nhãn Edor và các giống nhãn khác. Tuy nhiên, giống nhãn Tiêu da bò nhiễm hội chứng chổi rồng (HCCR) nặng trong những năm gần đây, chổi rồng được xem là một trong những dịch hại quan trọng nhất trên cây nhãn (Coates et al., 2003). Nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy NLN Eriophyes dimocarpi có mối quan hệ rất chặt chẽ với HCCR trên nhãn, nếu kiểm soát được NLN thì quản lý hiệu quả HCCR, tuy nhiên thời gian qua nhiều nhà vườn quản lý NLN chủ yếu bằng các loại thuốc BVTV hóa học, phun nhiều lần và với liều lượng phun rất cao nhưng hiệu quả quản lý NLN không cao. Việc lạm dụng thuốc hóa học không chỉ phá hủy hệ thiên địch trong vườn, làm nhện tăng tính kháng và đặc biệt rất khó đáp ứng cho việc xuất khẩu nhãn do dư lượng thuốc hóa học có trong sản phẩm. Vì vậy để an toàn cho người sử dụng, để đáp ứng tốt tiêu chuẩn xuất khẩu và quản lý hiệu quả, bền vững NLN cũng như HCCR cần áp dụng biện pháp sinh học. Ngày nay, có nhiều nghiên cứu đề cập đến nhện bắt mồi trong phòng trừ nhện hại cây trồng. Với điều kiện khí hậu ở Việt Nam cũng như các nước vùng Nam Á các nhà khoa học đã ghi nhận sự có mặt của một số loài nhện bắt mồi Amblyseius cũng như vai trò của chúng trong phòng trừ nhóm

nhện hại cây trong tự nhiên (Nguyễn Văn Đĩnh và ctv., 2006). Với xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững, biện pháp sinh học ngày càng được chú trọng trong phòng trừ dịch hại nông nghiệp nói chung và trong phòng trừ nhện hại nói riêng. Một trong số đó là sử dụng nhện bắt mồi để góp phần quản lý NLN một cách hiệu quả, thân thiện và an toàn với môi trường. Theo Trần Thị My Hạnh (2016), đã tìm thấy loài nhện bắt mồi Amblyseius sp. hiện diện trên cây nhãn. Để làm cơ sở xây dựng biện pháp quản lýsinh học NLN trên nhãn thì nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và khả năng ăn NLN của loài Amblyseius sp. là rất cần thiết.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưu- Nhện bắt mồi (Amblyseius sp.), nhện lông

nhung (Eriophyes dimocarpi).- Cây nhãn 8 năm tuổi tại xã Nhị Quí, thị xã Cai

Lậy, tỉnh Tiền Giang, cây nhãn con 35 - 45 ngày tuổi.- Vợt, túi nhựa, hộp đựng mẫu, dao, hộp nhựa

tròn có đường kính 12 cm và cao 8,5 cm, ly nhựa, vải bịt, kẹp, bút lông, bông giữ ẩm, lồng nuôi sâu, thức ăn cho thành trùng, đĩa petri, thước đo, kính lúp soi nổi Olympus, cân điện tử,...

- Hóa chất: Alcohol 98%, nước cất.

2.2. Phương pháp nghiên cưu

2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của nhện bắt mồi Amblyseius sp.

- Nhân nguồn nhện bắt mồi Amblyseius sp.: Nhân nuôi nhện bắt mồi Amblyseius sp. được thực hiện theo phương pháp nuôi trên đĩa lá. Lá nhãn có NLN ở các giai đoạn phát triển và nhện bắt mồi Amblyseius sp. được đặt trên 1 lớp bông thấm nước

1 Viện Cây ăn quả miền Nam

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT NHỆN LÔNG NHUNG (Eriophyes dimocarpi)

CỦA NHỆN BẮT MỒI (Amblyseius sp.) TRÊN CÂY NHÃNTrần Thị My Hạnh1, Nguyễn Văn Hòa1

TÓM TẮTNhện bắt mồi (Amblyseius sp.) là thiên địch quan trọng trên nhiều dịch hại cây trồng tại Việt Nam. Nghiên cứu

được thực hiện nhằm xác định đặc điểm hình thái, sinh học và đánh giá hiệu quả kiểm soát nhện lông nhung (NLN) Eriophyes dimocarpi của nhện bắt mồi Amblyseius sp. trên cây nhãn trong điều kiện phòng thí nghiệm từ tháng 9/2016 - 5/2017. Kết quả ghi nhận vòng đời của nhện bắt mồi Amblyseius sp. tương đối ngắn, trung bình là 6,07 ± 0,70 ngày. Một con cái có thể đẻ trung bình 10,30 ± 3,33 trứng với tỷ lệ nở là 96,7%. Đối với vật mồi là NLN thì một thành trùng nhện bắt mồi Amblyseius sp. có thể tiêu thụ trung bình 17,53 ± 2,14 con/ngày.

Từ khóa: Nhện bắt mồi (Amblyseius sp.), nhện lông nhung (Eriophyes dimocarpi), cây nhãn

Page 65: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

65

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

(kích thước 75 ˟ 50 mm) trong đĩa petri. Cho nước cất vào ngập bông thấm nước nhưng không được tràn lên lá nhãn để nhện bắt mồi Amblyseius sp. không thoát ra ngoài. Xác định thời gian phát triển các pha: Thu số trứng đẻ cùng ngày của thành trùng cái được nuôi riêng để thí nghiệm. Cứ sau 24 giờ, quan sát 1 lần (quan sát bổ sung vào các giai đoạn chuyển pha phát dục). Đối với cá thể chuyển pha thì chuyển sang hộp khác. Mỗi pha phát triển theo dõi ít nhất 30 cá thể, nuôi từng cá thể riêng biệt và quan sát từng ngày. Theo dõi, ghi nhận thời gian phát triển từng pha. Theo dõi nhiệt độ, ẩm độ của phòng nhân nuôi nhện bắt mồi.

- Chỉ tiêu theo dõi: Quan sát và ghi nhận màu sắc và sự thay đổi màu sắc ở từng giai đoạn phát triển (trứng, ấu trùng và thành trùng); Kích thước của giai đoạn phát triển: trứng, ấu trùng và thành trùng; Theo dõi thời gian phát triển các pha (trứng, ấu trùng và thành trùng), vòng đời nhện bắt mồi; Trung bình số trứng được đẻ của một thành trùng cái; Tỷ lệ trứng nở (%); Tỷ lệ chết của ấu trùng và thành trùng (%); Tỷ lệ vũ hóa (%).

2.2.2. Xác định khả năng ăn nhện lông nhung của nhện bắt mồi Amblyseius sp.

- Phương pháp: Chuẩn bị sẵn đĩa lá có 30 cá thể NLN thành trùng. Mỗi nghiệm thức cho 1 nhện bắt mồi Amblyseius sp. cái 1 ngày tuổi đã ghép đôi giao

phối vào đĩa lá có sẵn NLN. Thí nghiệm được lặp lại 10 lần. Thời gian thay lá nhãn 1 ngày/lần. Thí nghiệm theo dõi liên tục trong 3 ngày. Hằng ngày theo dõi xác định số lượng NLN bị nhện bắt mồi Amblyseius sp. tiêu thụ.

- Chỉ tiêu theo dõi: Số lượng NLN bị ăn/ngày (con). Tổng số NLN bị ăn trong 3 ngày (con).

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệuSố liệu được tổng hợp bằng chương trình

Microsoft Excel.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưuNghiên cứu được thực hiện từ tháng 9/2016 đến

tháng 5/2017 tại Phòng Thí nghiệm Côn trùng - Bộ môn Bảo vệ thực vật - Viện Cây ăn miền Nam; Thu mẫu nhện bắt mồi và nhện lông nhung trong các vườn nhãn tại xã Nhị Quý, Phú Quí - thị xã Cai Lậy - tỉnh Tiền Giang.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm hình thái, sinh học của nhện bắt mồi Amblyseius sp.

Qua quá trình quan sát và theo dõi đặc điểm hình thái các pha cơ thể của nhện bắt mồi Amblyseius sp. đã ghi nhận một số đặc điểm hình thái chính. Bảng 1 thể hiện kích thước các pha cơ thể của nhện bắt mồi Amblyseius sp.

Bảng 1. Kích thước các pha cơ thể của nhện bắt mồi Amblyseius sp.

Ghi chú: Số cá thể n = 30, TB: Trung bình, SD: Độ lệch chuẩn.

Pha phát dụcChiều dài (mm) Chiều rộng (mm)

Biến động TB ± SD Biến động TB ± SDTrứng 0,10 – 0,25 0,20 ± 0,03 0,08 – 0,23 0,15 ± 0,03Tuổi 1 0,23 – 0,40 0,31 ± 0,04 0,15 – 0,25 0,16 ± 0,02Tuổi 2 0,28 – 0,55 0,40 ± 0,07 0,15 – 0,30 0,21 ± 0,03

Thành trùng 0,33 – 0,63 0,46 ± 0,06 0,18 – 0,30 0,25 ± 0,03

Trứng có hình ô van, các trứng nằm riêng lẻ có đính kèm 1 sợi lông tơ và được đẻ ở mặt dưới lá, dọc theo gân chính của lá. Trứng mới đẻ có màu trắng, trong suốt. Sau 1 - 2 ngày, trứng nhện chuyển dần sang màu trắng đục, sau đó chuyển màu vàng nhạt. Chiều dài của trứng trung bình 0,2 ± 0,03 mm và chiều rộng 0,15 ± 0,03 mm. Kích thước của trứng nhện bắt mồi Amblyseius sp. ghi nhận trong nghiên cứu này lớn hơn kích thước của nhện bắt mồi Amblyseius sp. kiểm soát nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus trong nghiên cứu của Phạm Thị Bích (2003) lần lượt là 0,19 ± 0,01 mm và 0,14 ± 0,01 mm.

Ấu trùng tuổi 1 mới nở có màu trắng, trong suốt,

trên cơ thể có nhiều lông tơ, nhện non tuổi 1 có 6 chân, di chuyển nhanh, khoảng cách 2 chân sau tương đối rộng hơn so với chân trước, chân trước dài hơn 2 chân còn lại, có lông tơ trên đốt chân. Kích thước cơ thể tương đối nhỏ, chiều dài ấu trùng tuổi 1 trung bình 0,31 ± 0,04 mm, chiều rộng 0,16 ± 0,02 mm. Ấu trùng tuổi 2: có màu vàng nhạt, trong suốt, hình ô van với nhiều lông tơ trắng trên cơ thể, chiều dài cơ thể nhện tuổi 2 trung bình 0,40 ± 0,07 mm, chiều rộng 0,21 ± 0,03 mm. Nhện tuổi 2 có 8 chân, di chuyển nhanh.

Thành trùng có màu vàng nhạt, trong suốt, trên mảng lưng có lông tơ. Nhện thành trùng có 8 chân.

Page 66: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

66

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Chiều dài cơ thể 0,46 ± 0,06 mm, chiều rộng 0,25 ± 0,03 mm. Đặc điểm hình thái của nhện bắt mồi Amblyseius sp. được miêu tả trong nghiên cứu này tương tự với nhện bắt mồi Amblyseius sp. nuôi trên nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus Koch trong nghiên cứu của Cao Thị Hằng (2006).

Kết quả Bảng 2 cho thấy thời gian trứng của nhện bắt mồi Amblyseius sp. biến động từ 1 - 3 ngày. Thời gian phát triển từ ấu trùng tuổi 1 lên tuổi 2 trung bình 1,31 ± 0,47 ngày và ấu trùng tuổi 2 lên thành trùng là 2,07 ± 0,53 ngày. Vòng đời từ trứng đến thành trùng bắt đầu đẻ trứng của nhện bắt mồi Amblyseius sp. tương đối ngắn trung bình 6,07 ± 0,7 ngày, kết quả này tương tự với nghiên cứu của Trần Ngọc Vũ (2012) trên loài bắt mồi Amblyseius tamatavensis có vòng đời là 6,00 ± 1,12 ngày ở 280C. Mặt khác, vòng đời trung bình của nhện bắt mồi Amblyseius sp. trong nghiên cứu này lại ngắn hơn vòng đời của loài Amblyseius cucumeris trong nghiên cứu của Yanxuan và cộng tác viên (2000) là 7,5 ngày và dài hơn so với vòng đời của loài Amblyseius californicus là 5 ngày trong kết quả của Neil và cộng

tác viên (2014). Sự khác nhau ở các nghiên cứu có thể do điều kiện thí nghiệm và thức ăn cũng ảnh hưởng đến vòng đời của nhện. Kết quả nghiên cứu của Rahman và cộng tác viên (2013) cho thấy vòng đời của loài Amblyseius longipinosus là 4,20 ngày với thức ăn là nhện Oligonychus coffeae và 5,60 ngày với thức ăn là nhện đỏ (Nguyễn Tuấn Đạt, 2014).

Bảng 2. Thời gian phát dục các pha cơ thể, vòng đời và khả năng đẻ trứng của nhện bắt mồi Amblyseius sp.

Pha phát dụcThời gian phát dục các pha

cơ thể (ngày) (n = 30)Biến động Trung bình ± SD

Trứng 1 – 3 1,41 ± 0,57Ấu trùng tuổi 1 1 – 2 1,31 ± 0,47Ấu trùng tuổi 2 1 – 3 2,07 ± 0,53Thành trùng trước đẻ trứng 1 – 2 1,28 ± 0,45

Vòng đời 5 – 10 6,07 ± 0,70Số lượng trứng/con cái (trứng) 9 – 13 10,30 ± 3,33

Hình 1. Các pha phát dục của nhện bắt mồi Amblyseius sp. a: trứng; b: ấu trùng tuổi 1; c: ấu trùng tuổi 2; d: thành trùng

a) b) c) d)

Kết quả ở Bảng 3 cho thấy tỷ lệ trứng của nhện bắt mồi Amblyseius sp. nở khi nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm đạt rất cao 96,7%. Tỷ lệ nhện non chết tương đối thấp, ấu trùng tuổi 1 chết là 6,9%. Tuy nhiên, tỷ lệ ấu trùng tuổi 2 chết tương đối cao chiếm 25,9%. Tỷ lệ vũ hóa thấp đạt 75%.

Bảng 3. Một số đặc tính sinh học của nhện bắt mồi Amblyseius sp.

3.2. Khả năng ăn nhện lông nhung của nhện bắt mồi Amblyseius sp.

Trong điều kiện thí nghiệm đối với vật mồi là NLN theo dõi liên tục trong 3 ngày ghi nhận ngày 1 thì thành trùng nhện bắt mồi Amblyseius sp. tiêu thụ được từ 10 - 25 con NLN/ngày, trung bình tiêu thụ 19,1 ± 5,28 NLN/ngày. Thành trùng loài Amblyseius sp. tiêu thụ từ 17 - 23 con NLN/ngày trong ngày thứ 2. Ở thời điểm ngày thứ 3, thành trùng nhện bắt mồi Amblyseius sp. tiêu thụ trung bình 13,4 ± 3,89 con NLN/ngày, trung bình tiêu thụ 17,53 ± 2,14 con NLN/ngày.

Kết quả cho thấy khả năng ăn NLN của nhện bắt mồi Amblyseius sp. trong ngày 1 thấp hơn ngày thứ 2 và cao hơn ngày thứ 3. Số lượng NLN bị ăn nhiều nhất ở ngày thứ 2, sự chênh lệch này có thể

STT Chỉ tiêu theo dõi Số cá thể theo dõi

Tỉ lệ (%)

1 Tỷ lệ trứng nở 30 96,72 Tỷ lệ ấu trùng tuổi 1 chết 29 6,93 Tỷ lệ ấu trùng tuổi 2 chết 27 25,94 Tỷ lệ vũ hóa 20 75,0

Page 67: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

67

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

bị ảnh hưởng bởi khả năng đẻ trứng của nhện bắt mồi Amblyseius sp. Thành trùng Amblyseius sp. mỗi ngày tiêu thụ trung bình 17,53 ± 2,14 con NLN trong nghiên cứu này cho thấy NLN là vật mồi được tiêu thụ với số lượng nhiều hơn vật mồi là nhện đỏ trong nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Đạt (2014) cho biết thành trùng loài A. longipinosus mỗi ngày tiêu thụ 8,67 trứng nhện đỏ; 7,27 ấu trùng và 2,80 thành trùng. Khả năng tiêu thụ NLN trong nghiên cứu này cũng cao hơn khả năng tiêu thụ ấu trùng và thành trùng bọ trĩ của loài A. victoriensis trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Đĩnh và cộng tác viên (2006) lần lượt là 4,40 ấu trùng/ngày và 1,23 thành trùng/ngày.

Bảng 4. Khả năng ăn nhện lông nhung của thành trùng nhện bắt mồi Amblyseius sp.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Kết quả khảo sát trong điều kiện nhiệt độ 29 ±

20C và ẩm độ 81 ± 8% ghi nhận: Vòng đời của nhện bắt mồi Amblyseius sp. là 6,07 ± 0,70 ngày. Một con nhện cái có thể đẻ trung bình 10,30 ± 3,33 trứng. Tỷ lệ trứng nở của nhện bắt mồi đạt rất cao là 96,7%, tuy nhiên tỷ lệ vũ hóa còn thấp đạt 75%.

- Đối với vật mồi là NLN thì thành trùng nhện bắt mồi Amblyseius sp. tiêu thụ được trung bình 17,53 ± 2,14 con/ngày.

4.2. Đề nghị- Nghiên cứu tiềm năng phát triển quần thể của

nhện bắt mồi Amblyseius sp. trên cây nhãn và khả năng kiểm soát NLN Eriophyes dimocarpi.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường (nhiệt độ, ẩm độ) và thức ăn nhân tạo đến khả năng phát triển quần thể của nhện bắt mồi Amblyseius sp.

LỜI CẢM ƠNNghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí

từ dự án quốc tế “Tăng cường năng lực sản xuất và xuất khẩu trái cây Việt Nam cho thị trường khó tính thông qua giải pháp quản lý tổng hợp dịch hại (IPM)”

do tổ chức USAID thông qua IPM Innovation Lab -Virginia Polytechnic Institute and State University (Virginia Tech) tài trợ. Chân thành cảm ơn sự hỗ trợ ky thuật của em Nguyễn Thị Kim Hà trong việc nhân nuôi nhện bắt mồi.

TÀI LIỆU THAM KHẢOPhạm Thị Bích, 2003. Nghiên cứu khả năng nhân nuôi

và sử dụng nhện bắt mồi Amblyseius sp. trong phòng chống nhện đỏ Tetranychus cinnabarinus Kochs. Luận văn tốt nghiệp BVTV khóa 45. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

Cao Thị Hằng, 2006. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, biến động số lượng của nhện bắt mồi Amblyseius sp. (Acarina: Phytosiidae) nuôi trên nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus Koch. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp I.

Cục Trồng trọt, 2017. Báo cáo hiện trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả. Hội nghị Thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu trái cây. Tiền Giang tháng 12/2017.

Nguyễn Văn Đĩnh, Phạm Thị Hiếu, Phạm Văn Khánh, Nguyễn Đưc Tùng, Lê Ngọc Anh và Hoàng Thị Kim Thoa, 2006. Khả năng phát triển quần thể của nhện bắt mồi Amblyseius victoriensic Wosmersley, một loài bắt mồi quan trọng của nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus Koch và bọ trĩ Thips palmy Karny. Tạp chí KHKT Nông nghiệp 5 (6):3-10.

Trần Thị Mỹ Hạnh, 2016. Nghiên cứu hội chứng chổi rồng trên cây nhãn (Dimocarpus longan Lour.) và biện pháp quản lý tổng hợp tại Đồng bằng sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ.

Trần Ngọc Vũ, 2012. Điều tra thành phần và nghiên cứu đặc điểm sinh học cuả nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae trên một số cây rau trái tại thành phồ Hồ Chí Minh. Luận văn ky sư ngành BVTV. Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.

Coates, L.M., Sangchote, S., Johnson, G.I. and Sittigul, C., 2003. Diseases of lychee, longan and rambutan. In: Diseases of Tropical Fruit Crops (Ed: R.C. Ploetz). CABI Publishing Wallingford, UK: 307-325.

Neil, H., Nigel, D., Cattlin, K. and Brown, C., 2014. Biological control in plant protection. A color handbook 2: 79-83.

Rahman, V.J., Babu, A., Roobakkumar, A. and Perumalsamy, K., 2013. Life table and predation of Neoseiulus longipinosus (Acari: Phytoseiidae) on Oligonychus coffeae (Acari: Tetranychidae) infesting tea. Exp. Appl Acarol. 60: 229-240.

Yanxuan, Z., 2000. Potential of Amblyseius cucumeris (Acari: Phytoseiidae)as a biocontrol agent against Schizotetranuchus nanjingensis (Acari: Tetranychidae). Identification, Biology and Control 5: 55-60.

Chỉ tiêu theo dõi Số lượng nhện

lông nhung Biến động TB ± SD

Số nhện lông nhung bị ăn/ngày 1 10 – 25 19,1 ± 5,28

Số nhện lông nhung bị ăn/ngày 2 17 – 23 20,1 ± 2,13

Số nhện lông nhung bị ăn/ngày 3 8 – 18 13,4 ± 3,89

Số nhện lông nhung TB bị ăn/ngày 17,53 ± 2,14

Page 68: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

68

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Morpho-biological characteristics of predatory mite (Amblyseius longispinosus), a biological control agent of Eriophyes dimocarpi on longan

Tran Thi My Hanh, Nguyen Van HoaAbstractThe predatory mite (Amblyseius sp.) is an important predator of several agricultural pests in Vietnam. In this study, the morpho-biological characteristics of Amblyseius sp. in reducing density and injury level of the eriophyid mite (Eriophyes dimocarp) on longan was studied under laboratory conditions from September 2016 to May 2017. Amblyseius sp. fed on E. dimocarpi completed its life cycle in 6.07 ± 0.70 days. A female of Amblyseius sp. laid 10.30 ± 3.33 eggs and the rate of hatching was 96.7%. An adult consumed 17.53 ± 2.14 individuals of A. dimocarpi per day.Keywords: Predatory mite (Amblyseius sp.), Eriophyes dimocarp, longan tree

Ngày nhận bài: 10/12/2017Ngày phản biện: 20/12/2017

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị NhungNgày duyệt đăng: 19/1/2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀViệc xác định loài của nấm Colletotrichum gây

bệnh thán thư trên xoài dựa trên đặc điểm hình thái học có thể không chính xác (Sutton, 1992). Do đó, các phương pháp sinh học phân tử thường được dùng để định danh loài Colletotrichum. Ky thuật sinh học phân tử dùng để định danh Colletotrichum thường phân tích trình tự internal transcribed spacer (ITS) và gene β-tubulin. Vùng ITS được sử dụng như là một dấu phân tử bởi vì vùng này có liên quan đến nhiều biến đổi trong phân tử và dễ dàng khuếch đại trong kĩ thuật PCR (Nilsson et al., 2012). Vùng ITS bao gồm vùng ITS1, 5.8S và vùng ITS2 của rDNA. Trình tự vùng 5.8S là trình tự được bảo tồn cao trong khi trình tự vùng ITS1 và ITS2 thì có tính biến đổi và đa hình cao phụ thuộc vào loài nấm (Nilsson et al., 2008. Vùng ITS được sử dụng phổ biến trong

nghiên cứu phát sinh loài và hệ thống phân loại học (Schoch et al., 2012). “Kết quả bước đầu xây dựng cây phát sinh loài nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên thanh long tại các tỉnh phía Nam” đã được thực hiện nhằm tìm ra giản đồ phát sinh loài nấm gây bệnh thán thư trên thanh long.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưu- Các dòng nấm Colletotrichum spp. được Viện

Cây ăn quả miền Nam nghiên cứu và tồn trữ.ITS1 F: TCCGTAGGTGAACCTGCGG (Kumar

et al., 2005; Martin et al., 2004).ITS4 R: TCCTCCGCTTATTGATATGC (Kumar

et al., 2005; Martin et al., 2004).

1 Viện Cây ăn quả miền Nam, 2 Đại học Cần Thơ

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CÂY PHÁT SINH LOÀI NẤM Colletotrichum spp. GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN THANH LONG TẠI CÁC TỈNH PHÍA NAM

Đặng Thị Kim Uyên1, Trần Nhân Dũng2, Nguyễn Văn Hòa1

TÓM TẮTCác dòng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên thanh long tại các tỉnh phía Nam đã được thu thập và

khảo sát tính đa dạng phát sinh loài. ADN từ các dòng nấm được ly trích theo phương pháp của Trần Nhân Dũng và Nguyễn Vũ Linh (2011). Vùng ITS1 + 5,8S + ITS2 được khuếch đại bằng PCR với 2 cặp mồi ITS1 và ITS4. Trình tự ITS của 44 dòng nấm được phân tích và xác lập giản đồ cây phát sinh loài. Kết quả thu thập và phân lập ở Tiền Giang, Long An và Bình Thuận cho thấy loài nấm Colletotrichum gloeosporioides hiện diện 84,09%; loài Colletotrichum capsici hiện diện 13,63% và loài Colletotrichum truncatum hiện diện 2,27%. Giản đồ chia thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất gồm 37 dòng nấm Colletotrichum gloeosporioides có hệ số bootstrap là 99%; nhóm lớn thứ hai có 6 dòng nấm Colletotrichum capsici có hệ số Bootstrap là 98%; nhóm thứ ba là loài Colletotrichum truncatum có hệ số Bootstrap là 98%.

Từ khóa: Colletotrichum spp., thanh long, internal transcribed spacer

Page 69: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

69

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

2.2. Phương pháp nghiên cưu

2.2.1. Phương pháp chiết xuất DNA tổng số- Phương pháp chiết xuất DNA tổng số thực hiện

theo quy trình của Trần Nhân Dũng và và Nguyễn Vũ Linh (2011).

- Các dòng nấm nhân nuôi trong môi trường PDA khoảng 7 ngày.

- Dùng que lấy nấm (khoảng 5 - 7 mm2) cho vào ống effendorf có sẵn 500 µl Lysis buffer, nghiền những sợi nấm. Sau đó, ủ mẫu trong 3 giờ với nhiệt độ 55oC - 65oC.

- Cho 300 µl dung dịch phenol - chloroform - isoamyl (PCI) (25 : 24 : 1) vào mẫu, lắc rung bằng máy Voltex khoảng 15 - 20 giây. Sau đó đem ly tâm 12000 vòng, 5 phút ở 4oC. Dùng micropipette hút cẩn thận lớp trên sau đó chuyển qua ống mới (lặp lại 5 lần).

- Cho Isopropanol 500µl vào ống vừa loại bỏ tạp chất lắc nhẹ, đem ly tâm 16000 vòng, 3 phút, 4oC. Đổ bỏ hết phần nước ở trên, giữ lại phần cô đặc dưới đáy. Sau đó, cho 300 µl Ethanol 70% lắc nhẹ vài lần và ly tâm 16000 vòng trong 3 phút. Thu nhận DNA và trữ ở 4oC (Trần Nhân Dũng và Nguyễn Vũ Linh, 2011).

2.2.2. Kiểm tra DNA bằng sắc ký gel agarose - Chuẩn bị gel 1%: Cân 1 g agarose và 100 ml 1X

TAE buffer, đun nóng cho dung dịch gel tan đều không còn tạo bọt bằng máy Microwave 3 - 4 phút. Lấy ra, để nguội 50 - 60oC (thêm 10µl nhuộm) đổ gel vào khuôn đã lắp ráp sẵn, dùng lớp mủ trong đậy lại khoảng 20 - 30 phút cho gel đông cứng.

- Khi gel đã đông cứng, từ từ nhấc lược ra và nhấc khuôn lên. Đặt khuôn vào bồn điện di ngập trong đệm chạy cao hơn mặt gel 3 - 5 mm.

- Hút dung dịch DNA với 8 µl và 1 µl Loading buffer (4 : 1) chấm vào giấy parafin, hút lên xuống cho hỗn hợp được trộn đều. Sau đó, dùng micropipette hút hết hỗn hợp cho vào “giếng” của miếng agarose.

- Chạy điện di khoảng 40 phút với hiệu điện thế 100 V. Đưa lên máy đọc: Lấy gel ra cho vào buồng ánh sáng UV chụp ảnh huỳnh quang DNA. Sau khi kiểm tra DNA phát hiện mẫu có DNA thì ta tiến hành phản ứng PCR.

2.2.3. Phản ứng PCR khuếch đại vùng ITS-rDNA Hai primer ITS1và ITS4 được sử dụng để khuếch

đại vùng ITS-rDNA, bao gồm ITS1-5.8S-ITS2. Thể tích phản ứng là 25 ml có chứa dung dịch đệm PCR

1X, MgCl2 1,5 mM, dNTPs 400 mM, mỗi primer 200 pM, DNA khuôn và taq DNA polymerase. Phản ứng PCR được thực hiện với chu kỳ nhiệt: giai đoạn khởi động 94oC trong 5 phút, tiếp theo là 35 chu kỳ với 94oC trong 1 phút, 55oC 1,5 phút, 72oC 1 phút và sau cùng là 72oC trong 5 phút. Sản phẩm PCR được kiểm tra bằng điện di trên gel agarose 1% trong dung dịch đệm TAE 1X. Bảng gel được nhuộm với 6X gelRed DNA Loading Stain quan sát kết quả dưới tia UV.

2.2.4. Tinh sạch sản phẩm PCR Trước khi giải trình tự, sản phẩm PCR được làm

tinh sạch dựa trên protocol của nhà sản xuất và gửi mẫu giải trình tự tại My.

2.2.5. Giải trình tự vùng ITS - rDNA Vùng ITS-rDNA được giải trình tự bằng hai

primer ITS1 và ITS4, trình tự DNA được so sánh với các trình tự vùng ITS-rDNA của các mẫu phân lập Colletotrichum spp. trên thế giới đã biết tên loài từ cơ sở dữ liệu của ngân hàng gene (GenBank) làm cơ sở xác định tên loài của các chủng nấm Colletotrichum spp. phân lập được.

2.2.6. Phân tích số liệuTrình tự được xếp hàng (Alignment) bằng

phần mềm BioEdit7.2. Sau đó dùng SeqVerter để chuyển định dạng (Fasta) dữ liệu theo phần mềm Mega 6 phân tích bootstrap 1000 lần lặp lại và để quan sát mối quan hệ di truyền qua cây phát sinh loài nấm với phần mềm Mega6. Chỉ số bootstrap: là tần số xuất hiện của một nhóm (cluster) trên số lần giản đồ được thiết lập. Đơn vị tính là % (phần trăm). Theo Felsenstein (1985), bootstrap là một công cụ hỗ trợ cho việc xây dựng cây phát sinh loài.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưuNghiên cứu được thực hiện từ tháng 6/2016

đến tháng 11/2017 tại Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử - Bộ môn Bảo vệ thực vật - Viện Cây ăn quả miền Nam.

III. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.1. Sản phẩm ly trích DNA tổng sốLy trích DNA là một bước khởi đầu rất quan

trọng, vì nó quyết định sự thành công cho phản ứng PCR sau này. Quy trình ly trích DNA theo bộ kít của nhà sản xuất đạt hiệu quả tốt vì DNA ly trích có độ tinh khiết cao. Do đó, DNA thu được rất tốt, đảm bảo cho phản ứng PCR xảy ra.

Page 70: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

70

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Áp dụng quy trình ly trích DNA, tiến hành ly trích DNA của 44 dòng nấm Colletotrichum spp. để thực hiện phản ứng PCR. Kết quả định lượng DNA trên gel agarose 1% cho thấy các mẫu đều thu được sản phẩm DNA (Hình 1).

Hình 1. Kết quả điện di DNA tổng số của các dòng nấm Colletotrichum spp.

3.2. Thực hiện phản ưng PCR để giải trình tự vùng gen ITS định danh các dòng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên thanh long

Từ kết quả điện di trên, sản phẩm ly trích DNA tổng số của các mẫu nấm đã được pha loãng 10 lần để thực hiện phản ứng PCR theo chương trình nhiệt và các thành phần hóa chất chuẩn của Zhu Hai - Shan và cộng tác viên (2006).

Hình 2. Sản phẩm PCR được nhân lên từ DNA của một số dòng nấm với mồi ITS trên gel Agarose 1%

Giải trình tự gen 28S rRNA và tra cứu trên BLAST SEARCH có kết quả như sau: Tất cả 44 dòng nấm đều có kết quả PCR dương tính với mồi ITS1 và ITS4, với lại kết quả giải trình tự vùng gen 28S rDNA của 44 dòng nấm đều cho tín hiệu tốt với số nucleotide lớn hơn 500 bp (Bảng 1). Tất cả các trình tự 28S rDNA của 44 dòng nấm đã được phân tích và so sánh với các trình tự đã công bố trên ngân hàng gen (NCBI) bằng công cụ BLAST nucleotid. Kết quả phân tích được so sánh với nhau và xây dựng giản đồ cây phát sinh loài của 44 dòng nấm được phân lập (Hình 4). Theo Rowland và Taber (1996), khi so sánh trình tự 16S rDNA với nhau. Nếu tỷ lệ tương đồng > 99% có thể kết luận 2 dòng vi khuẩn so sánh thuộc cùng một loài, từ 97% - 99% thì 2 dòng so sánh cùng một chi, nếu mức độ tương đồng <97% thì dòng so sánh thuộc 2 chi khác nhau.

3.3. Các dòng nấm gây bệnh thán thư trên thanh long tại các tỉnh phía Nam

Qua bảng 1 và hình 3 thấy rằng, trong tổng số 44 dòng nấm Colletotrichum phân lập trên thanh long ruột trắng và ruột đỏ tại các tỉnh phía Nam thì có các dòng thuộc loài Colletotrichum gloeosporioides chiếm 84,09%; dòng thuộc loài Colletotrichum capsici chiếm 13,63% và loài Colletotrichum truncatum chiếm 2,27%.

Hình 3. Đa dạng về loài nấm Colletotrichum trên giống thanh long ruột trắng và ruột đỏ

3.4. Xây dựng giản đồ cây phát sinh loài nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên thanh long tại các tỉnh phía Nam

Cây phát sinh loài của các dòng nấm Colletotrichum spp. của 44 dòng nấm gây bệnh thán thư trên thanh long tại các tỉnh phía Nam với các dòng nấm có trên ngân hàng NCBI cho thấy chúng được phân bố như hình 4.

Giản đồ ở hình 4 cho thấy có 3 nhánh lớn. Nhánh I có 37 dòng nấm phân lập ở Tiền Giang, Long An và Bình Thuận trên cả 2 giống thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ. Nhánh này được phân thành nhiều nhánh nhỏ, thuộc loài Colletotrichum gloeosporioide, trong đó dòng TG37, LA19, TG11 có khoảng cách di truyền xa nhất trong nhóm (0,003 - 0,014), với chỉ số Bootstrap là 67 - 99%. Độ tương đồng của dòng TG37 và LA19 là 97,8% còn độ tương đồng của TG37 và TG11 là 98,3%.

Nhóm II: gồm có 6 dòng thuộc loài Colletotrichum capsici có quan hệ mật thiết với nhau với chỉ số boostrap là 98%. Trong đó 2 dòng T47, T51 có độ tương đồng là 100% với chỉ số boostrap là 88%, dòng T50 và T52 cũng là 2 dòng có quan hệ gần gũi do có độ tương đồng là 100% với chỉ số boostrap là 74%. Dòng T48 có khoảng cách di truyền xa nhất trong nhóm là 0,001.

Nhóm III được phân ra một nhánh riêng rõ có 1 dòng là loài Colletotrichum truncatum và có khoảng cách di truyền lớn nhất 0,047 so với 2 nhánh còn lại trong cây phát sinh loài.

Page 71: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

71

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Bảng 1. Mối tương quan di truyền giữa các dòng nấm phân lập với các dòng nấm có trong ngân hàng gen (NCBI) dựa vào trình tự ITS

Số TT Dòng nấm Chiều dài bp Các loài quan hệ Mã số Tương đồng (%)1 TG2 548 bp Colletotrichum gloeosporioides KF516931 99%2 TG3 546 bp Colletotrichum gloeosporioides HQ264183 100%3 TG5 554 bp Colletotrichum gloeosporioides KM463758 99%4 TG6 552bp Colletotrichum gloeosporioides KP900290 99%5 TG7 549 BP Colletotrichum gloeosporioides Km520010 99%6 TG8 552 bp Colletotrichum gloeosporioides KP900290 99%7 TG9 580Bp Colletotrichum gloeosporioides Ab71044 99%8 TG10 551 bp Colletotrichum gloeosporioides JN887344 100%9 TG11 580 bp Colletotrichum gloeosporioides KX447643 99%

10 TG18 550 bp Colletotrichum gloeosporioides KP900274 99%11 TG26 549 bp Colletotrichum gloeosporioides KM520010 99%12 TG27 591 bp Colletotrichum gloeosporioides JN390897 99%13 TG29 551 bp Colletotrichum gloeosporioides JN887344 100%14 TG30 550 bp Colletotrichum gloeosporioides JX902437 99%15 TG37 538 bp Colletotrichum gloeosporioides KF053201 97%16 TG38 546 bp Colletotrichum capsici HQ271454 100%17 TG39 549 bp Colletotrichum gloeosporioides KP748204 100%18 TG40 537 bp Colletotrichum gloeosporioides KM357285 99%19 TG41 547 bp Colletotrichum gloeosporioides KM519998 99%20 TG42 549 bp Colletotrichum gloeosporioides KP748204 100%21 TG43 549 bp Colletotrichum gloeosporioides KP900256 99%22 TG44 549 bp Colletotrichum gloeosporioides KM520010 99%23 TG45 554 bp Colletotrichum gloeosporioides KM463758 99%24 TG46 549 bp Colletotrichum gloeosporioides KM520010 99%25 TG47 560 bp Colletotrichum capsici KC311214 99%26 TG48 546 bp Colletotrichum capsici HQ271452 100%27 TG50 550 bp Colletotrichum capsici KP748196 100%28 TG51 556 bp Colletotrichum capsici KP748222 100%29 TG52 546 bp Colletotrichum capsici HQ271467 100%30 LA2 549 bp Colletotrichum gloeosporioides KP748204 100%31 LA8 554 bp Colletotrichum gloeosporioides KM463758 99%32 LA9 547 bp Colletotrichum gloeosporioides KM513571 99%33 LA11 551 bp Colletotrichum gloeosporioides JN88734 100%34 LA12 554 bp Colletotrichum gloeosporioides KM463758 99%35 LA15 549 bp Colletotrichum gloeosporioides JF710578 99%36 LA16 542 bp Colletotrichum gloeosporioides JF710554 99%37 LA17 553 bp Colletotrichum gloeosporioides KJ801795 99%38 LA19 549 bp Colletotrichum gloeosporioides KP900256 98%39 BT1 549 bp Colletotrichum gloeosporioides KM520010 99%40 BT2 548 bp Colletotrichum gloeosporioides KF516931 99%41 BT3 550 bp Colletotrichum gloeosporioides KC215125 99%42 BT4 545 bp Colletotrichum gloeosporioides JF710564 99%43 BT5 545 bp Colletotrichum gloeosporioides JF710564 99%44 BT6 556 bp Colletotrichum truncatum KP748222 99%

Page 72: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

72

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Trong các dòng nấm gây bệnh thán thư trên

thanh long tại các tỉnh phía Nam có 84,09% thuộc loài Colletotrichum gloeosporioides; 13,63% thuộc loài Colletotrichum capsici và 2,27% thuộc loài Colletotrichum truncatum.

- Đã xây dựng dược giản đồ phát sinh loài của 44 dòng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên thanh long. Giản đồ chia thành 3 nhóm (nhánh lớn) và có hệ số bootstrap cao (98% - 99%).

4.2. Đề nghị Thu thập thêm các dòng nấm gây bệnh thán thư

tại Long An và Bình Thuận để xây dựng giản đồ phát dinh loài được hoàn thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢOTrần Nhân Dũng và Nguyễn Vũ Linh, 2011. Giáo trình

Tin sinh học. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.Kumar, MM., 2004. Rank Difference Analysis of

Microarrays (RDAM), a novel approach to statistical analysis of microarray expression profiling data. BMC Bioinformatics, 5: 148.

Nilsson RH, Tedersoo L, Abarenkov K, Ryberg M, Kristiansson E, Hartmann M, Schoch CL, Nylander JAA, Bergsten J, Porter TM, Vaishampayan AJP, Ovaskainen O, Hallenberg N, Bengtsson-Palme J, Eriksson KM, Larsson HK, Larsson E, Koljalg U., 2012. Five simple guidelines for establishing basic authenticity and reliability of newly generated fungal ITS sequences. Myco Keys, 4: 37-63.

Nilsson RH, Tedersoo L, Abarenkov K, Ryberg M, Kristiansson E, Hartmann M, Schoch CL, Nylander

Hình 4. Giản đồ cây phát sinh loài nấm gây bệnh thán thư trên thanh long được phân tích trên ITS1 và ITS4, chỉ số bootstrap được ghi trên đầu các nhánh của giản đồ

Page 73: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

73

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

JAA, Bergsten J, Porter TM, Vaishampayan AJP, Ovaskainen O, Hallenberg N, Bengtsson-Palme J, Eriksson KM, Larsson HK, Larsson E, Koljalg U., 2012. Five simple guidelines for establishing basic authenticity and reliability of newly generated fungal ITS sequences. Myco Keys, 4: 37-63.

Rowland, B,M. and H.W.Taber, 1996. Dulicate Isochorismate Synthase Genes of Bacillus subtilis; Regulation and Involvement in the Biosynthesis of Menaquione and 2,3-dihyhroxybenzoate. Jbacteroil, 178: 854-861.

Schoch, C.L., Seifert KA, Huhndorf S, Robert V, Spouge JL, Levesque CA, Chen W., 2012. Fungal Barcoding Consortium; Fungal Barcoding Consortium Author List, Nuclear ribosomal internal

transcribed spacer (ITS) region as a universal DNA barcode marker for fungi. Proc Nat Acad Sci., 109: 6241-6246.

Sutton, B.C., 1992. The genus Glomerella and its anamorph Colletotrichum.Pp. 1-26 in Bailey, J. A. & Jeger, M.J. (Eds.) Cottetotrichum-Biology, Pathology and Control. CAB International, Wallingford, England.

White, T. J., T. D. Bruns, S. B. Lee, and J. W. Taylor, 1990. Amplification and direct sequencing of fungal ribosomal RNA Genes for phylogenetics. In: Innis, M. A., Gelfand, D. H., Sninsky, J. J. and White, T. J. (eds) PCR Protocols: a guide to methods and applications, Academic Press, New York, USA, PP. 315-322.

Preliminary results of construction phylogenetic tree of Colletotrichum spp. causing anthracnose diseases on dragon fruit in Southern provinces

Dang Thi Kim Uyen, Tran Nhan Dung, Nguyen Van Hoa Abstract Forty four isolates of anthracnose disease on dragon fruit in Southern provinces were investigated to observe their genetic diversity. First, they have been collected, then all were isolated in PDA Merd medium to get spore formation from mycelium (cultures of mycelium). DNA from fungus was extracted using procedure developed by Dung et al. (2011). After that, ITS regions were amplified by PCR method with specific primers ITS1 and ITS4. Finally, the ITS sequences of 44 isolates were analyzed and phylogenetic tree was created to express genetic relationship among studied isolates. The results showed that the causal organism of anthracnose disease on dragon fruit in Southern provinces was 84.09% of isolates belonging to Colletotrichum gloeosporioides species, 13.63% isolates belonging to Colletotrichum capsici and about 2.27% isolates belonging to Colletotrichum truncatum species. Schematic phylogenetic tree also showed that there were 3 groups: The first group included 37 Colletotrichum gloeosporioide strains at high bootstrap (99%); the second group included 6 Colletotrichum capsici strains at bootstrap (98%) and the third group was Colletotrichum truncatum species at bootstrap (98%).Keywords: Colletotrichum spp., dragon fruit, Internal transcribed spacer

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VI KHUẨN ĐỐI KHÁNG PHÒNG TRỪ BỆNH THỐI RỄ DO NẤM Phytophthora palmivora VÀ Fusarium solani

GÂY RA TRÊN CÂY CÓ MÚI Ở ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚINguyễn Ngọc Anh Thư1, Nguyễn Thành Hiếu1,

Nguyễn Văn Hòa1, Trần Thị Thu Thủy2

TÓM TẮTTrong những năm gần đây, bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi đã gây hại trầm trọng cho các vườn cây có múi ở

khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân chủ yếu là do nấm Fusarium solani và Phytophthora spp. gây ra. Kết quả đánh giá hiệu quả của các chủng vi khuẩn đối kháng với Phytophthora palmivora và Fusarium solani trong điều kiện nhà lưới cho thấy ở nghiệm thức 2 (chỉ chủng với vi khuẩn BS với mật số108 ) và nghiệm thức 6 (chủng nấm trước và sau đó chủng vi khuẩn BS với mật số108) cho kết quả kiểm soát tốt nhất đối với nấm Phytophthora palmivora và Fusarium solani.

Từ khoá: Cây có múi, Fusarium solani, Phytophthora palmivora, Bacillus subtilis

Ngày nhận bài: 10/12/2017Ngày phản biện: 23/12/2017

Người phản biện: TS. Hà Minh ThanhNgày duyệt đăng: 19/1/2018

1 Viện cây ăn quả miền Nam; 2 Đại học Cần Thơ

Page 74: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

74

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀCây có múi là một trong những loại cây ăn trái

có sản lượng và giá trị kinh tế cao trên thị trường thế giới và trong nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các vườn cây có múi ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bị dịch vàng lá thối rễ gây hại nghiêm trọng. Năm 2000 có khoảng trên 1.300 ha quýt Tiều tại Lai Vung - Đồng Tháp bị chết do bệnh thối rễ gây ra. Trong các năm 2001 đến 2004, vùng trồng Cam Mật tại hai huyện Trà Ôn và Tam Bình - tỉnh Vĩnh Long cũng đang bị bệnh thối rễ và chết dần. Theo đánh giá của cán bộ địa phương, số cây bị chết có thể lên đến 40% diện tích cam của hai huyện. Tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, bệnh thối rễ cũng gây hại khá nghiêm trọng ở các vườn trồng cam và quýt Đường (Phạm Văn Kim, 2004). Nguyên nhân chủ yếu là do nấm Phytophthora spp. và Fusarium solani và gây ra (Nguyễn Ngọc Anh Thư và ctv., 2012).

Để hạn chế bệnh một trong những biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng gốc ghép kháng bệnh nhưng hiện nay cũng chưa có giống kháng bệnh này mà chủ yếu là sử dụng thuốc hóa học. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh này tỏ ra kém hiệu quả và làm ô nhiễm môi trường đất và nước, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng.

Trong khi đó, trong tự nhiên có rất nhiều vi sinh vật có lợi như nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn và virus có khả năng ức chế những vi sinh vật gây bệnh bằng các cơ chế như tiết ra kháng sinh, cạnh tranh về dinh dưỡng và nơi ở. Chúng có khả năng ức chế sự phát triển của các nhóm vi sinh vật gây bệnh góp phần tạo cân bằng sinh thái trong tự nhiên (Mukerji

and Grag, 1993). Đặc biệt, nhóm vi khuẩn thuộc chi Bacillus còn có khả năng kích kháng hay đối kháng giúp giảm bệnh do nhiều tác nhân trên nhiều loại cây trồng khác nhau (Kloepper et al., 2004). Ngoài ra, các loài vi khuẩn thuộc chi Pseudomonas sống ở vùng rễ bao gồm P. fluorescens, P. putida, P. cepacia và P. aureofacien cũng có tác dụng phòng trị hầu hết các tác nhân gây bệnh trong đất như nấm Pythium, Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia và Gaeumannomyces (Agrios, 2005). Vì vậy nghiên cứu và ứng dụng biện pháp sinh học phòng trị bệnh thối rễ trên các loại cây có múi là điều rất cần thiết. Cho nên đề tài “Nghiên cứu và sử dụng vi khuẩn đối kháng trong phòng trừ bệnh thối rễ do nấm Fusarium solani và Phytophthora palmivora gây ra trên cây có múi ở điều kiện nhà lưới” được thực hiện.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưuNguồn vi sinh vật sử dụng: Gồm 2 dòng nấm gây

hại Phytophthora palmivora, Fusarium solani và vi khuẩn BS (Bacillus subtilis), được Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Cây ăn quả miền Nam lưu giữ.

2.2. Phương pháp nghiên cưu

2.2.1. Đánh giá hiệu quả của chủng vi khuẩn BS (Bacillus subtilis) trong kiểm soát bệnh thối rễ do nấm Phytophthora palmivora trên chanh Volka ở điều kiện nhà lưới

- Thí nghiệm bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 6 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 chậu, mỗi chậu 3 cây chanh Volka 6 tháng tuổi. Các nghiệm thức tham gia thí nghiệm:

- Chỉ tiêu theo dõi: + Đo chỉ số diệp lục tố trước khi chủng bệnh và 4

tháng sau khi chủng bệnh.+ Tỷ lệ nhiễm bệnh và chỉ số bệnh ở 4 tháng sau

chủng bệnh, sau đó đặt trong nhà lưới bóng râm. + Công thức tính tỷ lệ bệnh (TLB) theo Viện Bảo

vệ thực vật (1999).+ Công thức tính tỷ lệ rễ thối (TLRT):

Nghiệm thưc Nguồn lây nhiễm Mật độ bào tử/ml

1 Nước sạch

2 Bacillus subtilis 108CFU/ml

3 Phytophthora palmivora 106 bào tử/ml

4 Phytophthora palmivora + Bacillus subtilis 106 bào tử/ml + 106CFU/ml

5 Phytophthora palmivora + Bacillus subtilis 106 bào tử/ml + 107CFU/ml

6 Phytophthora palmivora + Bacillus subtilis 106 bào tử/ml + 108CFU/ml

Page 75: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

75

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

TLRT (%) = (Phần trăm diện tích rễ bị thối ˟ 100 / diện tích toàn bộ rễ).

+ Đếm số lá trên cây, đo chiều cao cây, chiều dài rễ ở 4 tháng sau khi chủng bệnh.

2.2.2. Đánh giá hiệu quả của chủng vi khuẩn BS (Bacillus subtilis) trong kiểm soát bệnh thối rễ do nấm Fusarium solani trên chanh Volka ở điều kiện nhà lưới

Thí nghiệm bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, 6 nghiệm thức 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 chậu, mỗi chậu 3 cây chanh volka 6 tháng tuổi (các nghiệm thức sử dụng và phương pháp lấy chỉ tiêu tương tự như thí nghiệm 2.2.1).

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệuTất cả số liệu được xử lý bằng phần mềm

Microsoft Excel và phân tích thống kê theo phần mềm MSTATC 1.41.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưu Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 1 đến tháng

8/2013 tại nhà lưới Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Cây ăn quả miền Nam.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá hiệu quả của chủng vi khuẩn BS (Bacilllus subtilis) trong kiểm soát bệnh thối rễ do nấm Phytophthora palmivora gây ra trên chanh volka trong điều kiện nhà lưới

Kết quả bảng 1 cho thấy trước khi chủng bệnh chỉ số diệp lục tố ở các nghiệm thức thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa. Nhưng đến 4 tháng sau chủng với nấm Phytophthora palmivora và vi khuẩn BS (Bacilllus subtilis) có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các nghiệm thức; trong đó:

Ở nghiệm thức 3 chỉ chủng nấm Phytophthora palmivora, không có chủng thêm vi khuẩn BS (Bacilllus subtilis) cây biểu hiện triệu chứng vàng lá (Hình 1) và thể hiện qua chỉ số diệp lục tố trên lá thấp nhất chỉ có 21,70 và tỷ lệ lá vàng, tỷ lệ rễ thối cao nhất khác biệt rất có ý nghĩa so với tất cả các nghiệm thức còn lại, còn trọng lượng thân khác biệt so với nghiệm thức 1, 2, 5 và 6. Riêng trọng lượng rễ chỉ khác biệt so với nghiệm thức 1 và 2. Đặc biệt với chỉ tiêu chiều dài rễ và chiều cao cây là không có khác biệt giữa các nghiệm thức.

Bảng 1. Đánh giá hiệu quả đối kháng của vi khuẩn BS (Bacilllus subtilis) đối với nấm Phytophthora palmivora (Phy-Quyt)

Ghi chú: NTC: ngày trước chủng; TSC: tháng sau chủng; Trong cùng một cột các số có các chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức 1% qua trắc nghiệm LSD. Mức ý nghĩa **: sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ns: khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Nghiệm thưcChỉ số diệp lục tố Tỷ lệ lá

vàng (%)4 TSC

Trọng lượng rễ

(g) 4 TSC

Trọng lượng thân (g) 4 TSC

Tỷ lệ rễ thối (%)4 TSC

Chiều cao cây 4 TSC

Chiều dài rễ4 TSC1 NTC 4 TSC

ĐC 66,83 52,01ab 19,38 bc 57,50a 108,00a 14,58 cd 80,33 17.50

BS 108 66,03 58,22a 11,28 c 68,50a 106,00a 10,17 d 80,42 18.17

Phy 67,56 21,70 e 69,56a 36,50 b 88,50 c 79,67a 73,33 15.25

Phy + BS 106 67,57 34,87 d 35,76 b 49,00ab 90,00bc 36,00 b 75,17 16.83

Phy + BS107 66,03 44,37 c 29,46 b 55,00ab 104,00ab 32,08 bc 76,75 19.75

Phy + BS 108 67,56 49,13 bc 18,24 bc 56,50ab 107,50a 15,08 bcd 79,42 18.13

Mức ý nghĩa (F) ns ** ** ** ** ** ns Ns

CV (%) 2,74 8,56 18,17 18,56 7,43 22,29 11,12 13,91

Tương tự ở nghiệm thức 4, 5, 6 cũng chủng nấm Phytophthora palmivora nhưng có chủng thêm vi khuẩn BS (Bacilllus subtilis) ở mật số 106, 107 và 108 thì chỉ số diệp lục tố; trọng lượng rễ và trọng lượng thân tăng lên, còn tỷ lệ lá vàng và tỷ lệ rễ thối giảm rõ và và biểu hiện rõ nhất là ở nghiệm thức chủng với mật số 107 và 108 có chỉ số diệp lục tố, tỷ lệ lá

vàng và tỷ lệ rễ thối không khác biệt so với nghiệm thức không có chủng nấm Phytophthora palmivora ở nghiệm thức 1 và 2.

Từ kết quả thí nghiệm cho thấy khi chủng thêm vi khuẩn BS (Bacilllus subtilis) với mật số 107 và 108 có khả năng ức chế tốt sự phát triển của Phytophthora palmivora biểu hiện làm gia tăng chỉ số diệp lục tố,

Page 76: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

76

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

trọng lượng rễ và trọng lượng thân, đồng thời giảm tỷ lệ lá vàng và tỷ lệ rễ thối. Kết quả này phù hợp với kết quả đánh giá ở điều kiện in vitro và cũng phù hợp với ghi nhận của Phạm Văn Kim (2000).

3.2. Đánh giá hiệu quả của chủng vi khuẩn Bacilllus subtilis trong kiểm soát bệnh thối rễ do nấm Fusarium solani gây ra trên chanh Volka trong điều kiện nhà lưới

Kết quả bảng 2 cho thấy trước khi chủng bệnh chỉ số diệp lục tố ở các nghiệm thức thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa. Nhưng đến 4 tháng sau chủng với nấm Fusarium solani và vi khuẩn BS (Bacilllus subtilis) cho thấy có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các nghiệm thức; trong đó:

- Ở nghiệm thức 3 chỉ chủng nấm Fusarium solani không có chủng thêm vi khuẩn BS (Bacilllus subtilis) cây biểu hiện triệu chứng vàng lá (Hình 1) và thể hiện qua chỉ số diệp lục tố trên lá thấp nhất chỉ có

23,88; tỷ lệ lá vàng cao nhất khác biệt rất có ý nghĩa so với tất cả các nghiệm thức còn lại; nhưng tỷ lệ rễ thối, trọng lượng rễ và trọng lượng thân chỉ khác biệt so với nghiệm thức 1 và 2. Tương tự ở chỉ tiêu chiều dài rễ chỉ khác biệt so nghiệm thức 2, riêng chỉ có chỉ tiêu chiều cao cây là không có khác biệt giữa các nghiệm thức.

- Tương tự ở nghiệm thức 4, 5, 6 cũng được chủng nấm Fusarium solani nhưng có chủng thêm vi khuẩn BS (Bacilllus subtilis) ở mật số 106, 107 và 108 thì chỉ số diệp lục tố, trọng lượng rễ và trọng lượng thân tăng lên, còn tỷ lệ lá vàng và tỷ lệ rễ thối giảm rõ, biểu hiện rõ nhất là ở nghiệm thức chủng với mật số 107 và 108 có chỉ số diệp lục tố, tỷ lệ lá vàng và tỷ lệ rễ thối không khác biệt so với nghiệm thức không có chủng nấm Fusarium solani ở nghiệm thức 1 và 2 nhưng khác biệt rất có nghĩa so với nghiệm thức 3 chỉ chủng với nấm Fusarium solani .

Bảng 2. Đánh giá hiệu quả đối kháng của vi khuẩn BS (Bacilllus subtilis) đối với nấm Fusarium solani (Fu- Muong)

Ghi chú: Trong cùng một cột các số có các chữ cái theo sau giống nhau thì không khác biệt ở mức 1% qua trắc nghiệm LSD. Mức ý nghĩa **: sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Nghiệm thưc

Chỉ số diệp lục tố Tỷ lệ lá vàng (%)(4TSC)

Trọng lượng rễ

(g) (4TSC)

Trọng lượng thân (g)(4TSC)

Tỷ lệ rễ thối (%)(4TSC)

Chiều cao cây (mm)

(4TSC)

Chiều dài rễ (mm)(4TSC)(1NTC) (4TSC)

ĐC 64,52 45,05ab 22,64 c 57,00a 96,50ab 25,42 b 73,42 12,91 b

BS 108 64,52 51,77a 19,27 c 61,50a 102,50a 21,25 b 77,75 17,66a

Fu 63,78 23,88 c 61,64a 40,00 b 84,50 c 54,17a 71,92 12,25 b

Fu + BS 106 64,93 38,28 b 38,54 b 41,05 b 90,00 bc 42,50ab 73,42 13,25 b

Fu + BS 107 65,33 41,55ab 26,30 bc 48,50ab 94,50abc 31,50ab 74,75 13,66 b

Fu + BS 108 65,82 43,48ab 22,84 c 57,50a 98,00ab 31,25ab 75,92 13,41 b

Mức ý nghĩa ns ** ** ** * ** ns **

CV (%) 2,63 14,40 12,78 13,01 7,15 12,53 8,63 12,53

Từ kết quả thí nghiệm cho thấy khi chủng thêm vi khuẩn BS (Bacilllus subtilis) với mật số 107 và 108 có khả năng ức chế tốt sự phát triển của Fusarium solani biểu hiện làm gia tăng chỉ số diệp lục tố, trong lượng rễ và trọng lượng thân. Đồng thời giảm tỷ lệ lá vàng và tỷ lệ rễ thối. Kết quả này phù hợp với kết quả đánh giá ở điều kiện in vitro và cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ebtsam và cộng tác viên (2009); Saman (2007), Trần Thị Hoàng Linh và cộng tác viên (2010).

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luậnKhảo sát khả năng quản lý bệnh thối rễ do

của dòng vi khuẩn BS đối với nấm Phytophthora palmivora và Fusarium solani cho thấy dòng vi khuẩn BS 108 khả năng quản lý tốt bệnh thối rễ.

4.2. Đề nghịĐánh giá hiệu quả của dòng vi khuẩn ở điều kiện

ngoài đồng để có thể đưa vào ứng dụng thực tế.

Page 77: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

77

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Hình 1. Tỷ lệ lá vàng trên cây chanh Volka ở 4 TSC vi khuẩn BS (Bacilllus subtilis) và với nấm Phytophthora palmivora và nấm Fusarium solani

(A: đối chứng không chủng; B: chủng vi khuẩn BS mật số 108cfu/ml; C: (trái) chủng P. Palmivora, C (phải) chủng nấm F. solani mật số 106bào tử/ml; D: (trái) chủng P. Palmivora, D (phải)chủng nấm F. solani mật số 106bào tử/ml + vi khuẩn BS mật số 106 cfu /ml; E: (trái) chủng P. Palmivora, E (phải)chủng nấm F. solani mật số 106bào tử/ml + vi khuẩn BS mật số 107 cfu /ml; F: (trái) chủng P. Palmivora, F (phải) chủng nấm F. solani mật số 106bào tử/ml + chủng vi khuẩn BS mật số 108 cfu /ml)

TÀI LIỆU THAM KHẢOPhạm Văn Kim, 2000. Các nguyên lý về bệnh hại cây

trồng. Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ, trang 45-66.

Phạm Văn Kim, 2004. Nguyên nhân của dịch bệnh thối rễ cây ăn trái ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hội thảo bệnh hại cây trồng có nguồn gốc từ đất. Tháng 10/2004. Trường Đại học Cần Thơ, Hội Sinh học phân tử bệnh lý thực vật Việt Nam, trang 19.

Trần Thị Hoàng Linh, Nguyễn Thành Hiếu và Nguyễn Văn Hòa, 2010. Nghiên cứu đánh giá khả năng đối kháng của một số dòng vi sinh vật có ích đối với tác nhân gây bệnh thối rễ vú sữa trong điều kiện in vitro. Báo cáo khoa học, Viện Cây ăn quả miền Nam, năm 2010.

Nguyễn Ngọc Anh Thư, Đỗ Ái My, Nguyễn Thành

Hiếu và Nguyễn Văn Hòa, 2012. Khảo sát tác nhân gây bệnh thối rễ trên cây có múi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hội thảo Quốc gia, Bệnh hại thực vật Việt Nam, lần 11, trang 240 - 245.

Agrios G. N., 2005. Plant Pathology. Academic Press, USA, 922p.

Ebtsam M. M, Abdel-Kawi K.A. and Khalil, M. N.A., 2009. Efficiency of Trichoderma viride and Bacillus subtilis as Biocontrol Agents against Fusarium solani on Tomato Plants. Egypt. J. Phytopathol, 37 (1): 47-57.

Kloepper J.W., Ryu, C.M. and Zhang S., 2004. Induced systermic resistance and promotion of plant growth by Bacillus spp.. Phytopathology, 94: 1259 - 1266.

Saman, A., 2007. Biological control of Fusarium solani f.sp. phaseoli the causal agent of root rot of bean using Bacillus subtilis CA32 and Trichoderma harzianum RU01. Ruhuna Journal of Science, 2: 82 - 88.

Page 78: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

78

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀBệnh thán thư và bệnh đốm nâu trên thanh long

ngày càng trở nên phức tạp, gây thiệt hại đáng kể không những cho năng suất của cây thanh long mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất trái gây khó khăn cho việc xuất khẩu thanh long ra nước ngoài (Nguyễn Thành Hiếu, 2013). Người trồng thanh long đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau mà chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhưng tỷ lệ thành công còn thấp, ngược lại tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn do ô nhiễm thuốc BVTV rất cao sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, gây ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái. Một trong những hướng nghiên cứu theo xu hướng an toàn là sử dụng các tác nhân sinh học để hạn chế các quần thể vi sinh vật gây bệnh. Trong đó xạ khuẩn Actinomycetes là nhóm có khả năng sinh ra nhiều chất kháng sinh

ức chế sự phát triển của các loại vi sinh vật gây bệnh (Qin et al., 1994). Kích thích tính kháng bệnhcũng như giúp cây trồng có khả năng chống chịu đối với điều kiện bất lợi của môi trường sống (Hasegawa et al., 2006). Đặc biệt, xạ khuẩn có thể tồn tại được trong môi trường có nồng độ muối khác nhau (Tresner, 1968). Một số nghiên cứu ghi nhận được xạ khuẩn có khả năng ức chế nấm bệnh như: Colletotrichum gloesporioides (Gomes, 2001; Suwan, 2012), bệnh thán thư trên dưa leo (Shimizu, 2009), Collectotrichum spp. (Taechowisan, 2009; Rahman et al., 2003), Colletotrichum capsici (Rajamanickam et al., 2012), Neoscytalidium dimidiatum (Hà Thị Thúy và ctv., 2016).

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và nhu cầu sử dụng trái cây an toàn của người tiêu dùng đòi hỏi không chỉ riêng thanh long mà còn nhiều mặt hàng

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG CỦA CÁC DÒNG XẠ KHUẨN ĐỐI VỚI NẤM GÂY BỆNH THÁN THƯ VÀ ĐỐM NÂU TRÊN THANH LONG

TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO Lê Thị Tưởng1, Đặng Thị Kim Uyên1,

Nguyễn Thành Hiếu1, Nguyễn Văn Hòa1

TÓM TẮTNghiên cứu nhằm tìm ra các dòng xạ khuẩn có hiệu quả quản lý bệnh thán thư và đốm nâu trên thanh long do

các dòng nấm Colletotrichum truncatum, Colletotrichum gloeosporioides và Neoscytalidium dimidiatum gây ra. Kết quả dòng xạ khuẩn TG12 cho hiệu quả cao trong ức chế sự phát triển sợi nấm C. truncatum, TG17 ức chế sự phát triển sợi nấm C. gloeosporioides, TG3 ức chế sự phát triển sợi nấm N. dimidiatum. Cả hai dòng xạ khuẩn TG12 và TG17 ức chế sự phát triển sợi nấm của C.truncatum, C. gloeosporioides và N. dimidiatum với hiệu suất đối kháng lần lượt là 60,37%, 71,33% và 52,03% ở thời điểm 9 ngày sau thí nghiệm. Dòng xạ khuẩn TG12 phát triển tối đa ở nồng độ muối 7% và TG17 ở nồng độ thấp 1%.

Từ khóa: Xạ khuẩn, Colletotrichum truncatum, Colletotrichum gloeosporioides, Neoscytalidium dimidiatum, bán kính vành khăn vô khuẩn, thanh long

1 Viện Cây ăn quả miền Nam

Evaluation of bacterial antagonists for controlling Phytophthora palmivora and Fusarium solani causing root rot disease on citrus in greenhouse condition

Nguyen Ngoc Anh Thu , Nguyen Thanh Hieu, Nguyen Van Hoa, Tran Thi Thu Thuy

AbstractIn recent years, rot root and yellow leave diseases have caused severe damage in the citrus orchards in the Mekong Delta. These diseases were caused by Phytophthora spp. and Fusarium solani. The effectiveness of the antagonistic bacterial strains in greenhouse conditions showed that treatment 2 (only insolate with BS in 108 and 6 (isolate fusarium before isolate BS) had the best control of Phytophthora palmivora and Fusarium solani.Keywords: Citrus, Fusarium solani, Phytophthora palmivora, Bacillus subtilis

Ngày nhận bài: 10/12/2017Ngày phản biện: 16/12/2017

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị NhungNgày duyệt đăng: 19/1/2018

Page 79: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

79

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

nông sản khác nữa. Do đó, xạ khuẩn có tiềm năng rất lớn và cần được nghiên cứu. Chính vì thế, đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn đối với nấm gây bệnh thán thư và đốm nâu trên thanh long trong điều kiện phòng thí nghiệm” đã được thực hiện nhằm tiếp tục hoàn thiện quy trình quản lý tổng hợp bệnh thán thư và đốm nâu đạt hiệu quả cao, bền vững đồng thời đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưu Nguồn nấm, xạ khuẩn (Bộ môn Bảo vệ thực

vật - Viện Cây ăn quả miền Nam phân lập lưu trữ). Môi trường: MS (Manitol Soya Flour medium): bột đậu nành 20 g; D-Manitol 20 g; Agar 20 g; 1000 ml nước cất; pH = 7.0; PDA (Potato Dextro Agar): 200 g khoai tây 20 g đường Dextro, 20 g Agar.

2.2. Phương pháp nghiên cưu

2.2.1. Khảo sát khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn với nấm C. truncatum và C.gloeosporioides, N.dimidiatum gây bệnh thán thư và đốm nâu trên thanh long

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên,16 nghiệm thức tương ứng với 15 dòng xạ khuẩn và đối chứng, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 2 đĩa petri.

Chỉ tiêu ghi nhận: Bán kính vành khăn vô khuẩn (BKVKVK) ở các thời điểm 5, 7 và 9 ngày sau khi cấy theo thang đánh giá của Prapagdee và cộng tác viên (2008): Kháng mạnh BKVKVK ≥ 20 mm, kháng cao ≥ 10 _ 19 mm, kháng trung bình ≥ 5 _ 9 mm, không kháng < 5 mm. Hiệu suất đối kháng (HSĐK) được tính theo công thức Punngram và cộng tác viên (2011):

HSĐK (%) = ˟ 100BKKLđc _ BKKLxk

BKKLđc(Trong đó: BKKLđc: Bán kính khuẩn lạc đối chứng,

BKKLxk: Bán kính khuẩn lạc xạ khuẩn).

2.2.2. Phương pháp khảo sát khả năng chịu muối của dòng xạ khuẩn đối kháng triển vọng

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 8 nghiệm thức tương ứng với 8 nồng độ muối NaCl: 0; 1; 3; 5; 7; 9; 11 và 12% theo phương pháp của Tresner (1968).

Chỉ tiêu ghi nhận: Quan sát và đánh giá khả năng sinh trưởng của các dòng xạ khuẩn 7 - 10 ngày bằng cách so sánh với đối chứng (Tresner, 1968): Sinh trưởng tốt: +++; Sinh trưởng bình thường: ++; Sinh trưởng yếu: +; Không sinh trưởng: _

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được thu thập và xử lý bằng chương trình

quản lý dữ liệu Microsoft Excel và xử lý thống kê SAS.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưuNghiên cứu được thực hiện từ tháng 4 đến tháng

11 năm 2016 tại phòng Lab. Bệnh cây - Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Cây ăn quả miền Nam (Viện CAQMN) .

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn với nấm C. truncatum gây bệnh thán thư trên thanh long

Kết quả bảng 1 cho thấy: Ở thời điểm 5 NSC dòng xạ khuẩn TG8 có BKVKVK lớn nhất (11,25 mm), kế đến dòng TG17 (10,00 mm) nhưng đến thời điểm 7 NSC, 2 dòng xạ khuẩn có bán kính vành vô khuẩn không thay đổi nhiều là TG12 (9,00 mm) và TG17 (8,75 mm) khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các dòng còn lại. Kết quả này kéo dài đến 9 NSC 2 dòng xạ khuẩn vẫn duy trì khả năng đối kháng với BKVKVK lần lượt là (8,16 mm) và (7, 83 mm) khác biệt rất có ý nghĩa so với các dòng còn lại.

Bảng 1. Bán kính vành khăn vô khuẩn của các dòng xạ khuẩn với nấm C. truncatum

Ghi chú: NSC: ngày sau cấy, **: Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong cùng một cột các số có cùng chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua trắc nghiệm Duncan.

STT Nghiệm thưc

Bán kính vành khăn vô khuẩn (mm)

5 NSC 7 NSC 9 NSC1 TG17 10,00 ab 8,75 a 7,83 a2 TG13 0,00 f 0,00 f 0,00 f3 TG4 4,91 d 1,66 e 1,66 e4 TG11 9,33 abc 5,58 c 4,83 bc5 BT1 7,83 c 7,00 b 5,91 b6 BT2 2,00 ef 0,50 ef 0,00 f7 TG2 0,00 f 0,00 f 0,00 f8 TG8 11,25 a 7,16 b 5,16 b9 TG3 4,41 d 0,16 f 0,00 f

10 BT4 2,33 e 0,00 f 0,00 f11 TG12 9,00 bc 9,00 a 8,16 a12 TG14 2,25 e 000 f 0,00 f13 TG20 0,00 f 4,83 c 3,58 cd14 TG18 158 ef 0,83 f 0,83 ef15 BT3 4,41 d 3,08 d 3,08d

Mức ý nghĩa ** ** **CV (%) 18,49 18,62 20,68

Page 80: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

80

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Theo thang đánh giá Prapagdee và cộng tác viên (2008), các dòng xạ khuẩn có khả năng đối kháng cao (BKVKVK từ 10 mm đến 19 mm) là TG17 (10 mm), TG8 (11,25 mm) ở thời điểm 5 NSC. Đến 9 NSC vẫn còn giữ được BKVKVK là (8,16 mm) và (7,83 mm). Đặc biệt các dòng TG3, TG14, TG20 và BT4 có BKVKVK rất thấp nhưng có khả năng làm thay đổi màu sắc và kích thước tản nấm (Hình 1).

Bảng 2. Hiệu suất đối kháng (%) của các dòng xạ khuẩn với nấm C. truncatum

Ghi chú: Số liệu đã được chuyển đổi qua Arcsin (x)½ trước khi xử lý thống kê. Trong cùng một cột các số có cùng chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua trắc nghiệm Duncan.

Kết quả bảng 2 cho thấy hầu hết các dòng xạ khuẩn đều có hiệu suất đối kháng với nấm C. truncatum ở các mức độ khác nhau. Trong đó, chỉ có dòng xạ khuẩn TG12 có hiệu suất đối kháng cao dao động từ 26,67 - 60,37%.

3.2. Khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn với nấm C. gloeosporioides gây bệnh thán thư trên thanh long trong điều kiện phòng thí nghiệm

Ngoài tác nhân gây hại mới là nấm C. truncatum thì bệnh thán thư trên thanh long còn có tác nhân gây hại cũ là C. gloeosporioides. Vì vậy thí nghiệm khảo sát khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn với nấm C. gloeosporioides gây bệnh thán thư trên thanh long trong điều kiện phòng thí nghiệm được tiến hành.

Từ bảng 3 cho thấy dòng xạ khuẩn TG17 giữ hiệu suất đối kháng cao nhất từ 57,09% đến 71,33% khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với các dòng xạ khuẩn còn lại.

Bảng 3. Hiệu suất đối kháng (%) của 15 dòng xạ khuẩn với nấm C. gloeosporioides

Ghi chú: Số liệu đã được chuyển đổi qua Arcsin (x)½ trước khi xử lý thống kê **: Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong cùng một cột các số có cùng chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua trắc nghiệm Duncan.

Như vậy, qua thí nghiệm khả năng đối kháng của 15 dòng xạ khuẩn với nấm C. gloeosporioides theo Prapagdee và cộng tác viên (2008) đến thời điểm 9 NSC thì dòng xạ khuẩn TG17 có khả năng đối kháng cao nhất. Thể hiện qua hiệu suất đối kháng là 71,33% (Hình 2).

Hình 1. Khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn với nấm C. truncatum ở 9 NSC

Hình 2. Khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn với nấm C.gloeosporioides ở 9 NSC

STT Nghiệm thưc

Hiệu suất đối kháng (%)5 NSC 7 NSC 9 NSC

1 TG17 7,52 cde 31,08 cd 46,29 cd2 TG13 6,10 def 17,38 e 35,00 e3 TG4 1,03 g 17,19 e 35,55 e4 TG11 9,57 cd 27,49 d 43,89 d5 BT1 11,98 bcd 34,18 bcd 46,29 cd6 BT2 0,34 g 18,64 e 35,74 e7 TG2 2,03 fg 19,34 e 36,67 e8 TG8 31,13 a 39,47 b 50,74 bc9 TG3 15,32 bc 34,63 bcd 44,62 d

10 BT4 7,52 cde 28,91 cd 43,88 d11 TG12 26,67 a 48,78 a 60,37 a12 TG14 19,83 ab 35,92 bc 50,18 bc13 TG20 15,03 bc 33.70 bcd 46,66 cd14 TG18 2,71 efg 20,48 e 38,51 e15 BT3 13,71 bcd 39,73 b 53,33 b

Mức ý nghĩa ** ** **CV (%) 18,51 5,66 2,59

STT Nghiệm thưc

Hiệu suất đối kháng (%)5 NSC 7 NSC 9 NSC

1 TG17 57,09 a 64,72 a 71,33 a2 TG13 14,92 c 33,71 cd 46,67 bcde3 TG4 19,61 c 32,34 cd 44,07 cdef4 TG11 40,04 b 51,15 b 58,14 b5 BT1 15,29 c 38,86 c 50,92 bcd6 BT2 4,00 e 17,27 fg 45,37 bcdef7 TG2 12,91 cd 25,82 de 40,37 def8 TG8 15,70 c 28,07 de 39,81 defg9 TG3 15,35 c 24,86 def 35,55 efg

10 BT4 5,27 de 13,79 g 27,77 g11 TG12 34,56 b 50,45 b 56,11 bc12 TG14 14,30 c 33,63 cd 45,55 bcdef13 TG20 16,62 c 26,81 de 37,96 defg14 TG18 9,80 cde 28,99 cde 42,96 cdef15 BT3 9,22 cde 19,76 efg 32,22 fgMức ý nghĩa ** ** **

CV (%) 13,97 7,25 7,29

TG12 TG13 TG17 TG20 TG14TG3BT4ĐC

TG17 TG4 TG12 TG13 TG18 TG14 BT1ĐC

Page 81: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

81

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

3.3. Khả năng đối kháng của các dòng xạ khuẩn với nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu trên thanh long

Bệnh đốm nâu trên thanh long là đối tượng dịch hại nghiêm trọng có khả năng lây lan rất nhanh và kháng thuốc rất cao (Nguyễn Thành Hiếu, 2013). Do đó thí nghiệm khảo sát khả năng đối kháng của xạ khuẩn đối với nấm Neoscytalidium dimidiatum trong điều kiện phòng thí nghiệm được thực hiện.

Bảng 4. Bán kính vành khăn vô khuẩn của các dòng xạ khuẩn với nấm N. dimidiatum

Ghi chú: NSC: Ngày sau cấy, **: Sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Các giá trị trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê theo trắc nghiệm Duncan.

Ở 1 NSC các dòng xạ khuẩn có BKVKVK lớn nhất là TG4 (12,75 mm), TG17 (12,58 mm), TG3 (10,83 mm) và TG12 (10,33 mm). Nhưng đến 2 NSC, dòng xạ khuẩn TG3 có BKVKVK (7,66 mm) khác biệt rất có ý nghĩa so với các dòng còn lại (Bảng 4).

Như vậy, qua thí nghiệm đối kháng của 15 dòng xạ khuẩn với nấm N. dimidiatum. Các dòng xạ khuẩn TG4 (12,75mm), TG17 (12,58mm), TG3 (10,83mm) và TG12 (10,33mm) có khả năng đối kháng cao ở 1 NSC nhưng đến 2 NSC chỉ có TG3 (7,66mm) và TG17 (4,83mm).

Tóm lại, từ 3 thí nghiệm đánh giá khả năng đối kháng của 15 dòng xạ khuẩn với 3 dòng nấm, có 2 dòng xạ khuẩn là TG12 và TG17 đều thể hiện khả năng đối kháng cao với cả 3 dòng nấm C.truncatum,

C. gloeosporioides và N. dimidiatum. Kết quả nghiên cứu của Prapagdee và ctv (2008) ghi nhận các chủng xạ khuẩn được phân lập từ đất có khả năng đối kháng cao với BKVKVK là 10 mm đến 19 mm đối với nấm C. gloeosporioides và Sclerotium rolfsisi theo thang đánh giá này, chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng cao nấm C. truncatum, C. gloeosporioides ở các chủng TG17 và TG 12. Theo kết quả nghiên cứu của Anasiriwattana và cộng tác viên (2006) ghi nhận chủng xạ khuẩn PC4-3 tiết ra chất geldnamycin với khả năng kháng khuẩn tốt, ngoài ra Prapagdee và cộng tác viên (2008) cho thấy xạ khuẩn có khả năng tiết Enzyme ngoại bào như chitin, B-1,3 glucan là một trong những thành phần quan trọng vách tế bào nấm.

3.4. Khảo sát khả năng chịu muối của các dòng xạ khuẩn triển vọng

Xạ khuẩn là loài vi sinh vật sống ở vùng rễ, ngoài các khả năng đặc biệt (Quin et al., 1994; Hasegawa et al., 2006). Xạ khuẩn còn có khả năng phát triển được trong môi trường có muối ở các nồng độ khác nhau (Tresner, 1968; Kushner, 1993). Trước tình hình xâm nhập mặn như hiện nay, thí nghiệm khảo sát khả năng chịu muối của các dòng xạ khuẩn có triển vọng nhằm bước đầu tạo điều kiện cho cây trồng có khả năng chống chịu mặn thông qua giải pháp vi sinh vật.

Theo Tresner (1968), các sinh vật chịu nồng độ muối NaCl thấp có thể sinh trưởng trong môi trường có nồng độ muối từ 2 - 3%. Các sinh vật thuộc nhóm chịu muối trung bình có thể sinh trưởng tại nồng độ muối NaCl từ 5 - 20%. Nhóm sinh vật chịu nồng độ muối cao có thể sinh trưởng tại nồng độ muối bão hòa và không sinh trưởng khi nồng độ muối NaCl thấp hơn 12%. Vì thế thí nghiệm khảo sát khả năng chịu muối của 2 dòng xạ khuẩn TG12 và TG17 được tiến hành.

Bảng 5. Khả năng chịu muối của dòng xạ khuẩn TG17 ở 7 NSC

Bảng 5, 6: Ghi chú: Sinh trưởng tốt : +++; sinh trưởng bình thường: ++; sinh trưởng yếu: +; không sinh trưởng: -

STT Nghiệm thưc

Bán kính vành khăn vô khuẩn (mm)

1 NSC 1,5 NSC 2 NSC1 TG17 1,58 a 8,25 a 4,83 b2 TG13 0,00 f 0,00 c 0,00 c3 TG4 12,75 a 5,58 b 1,00 c4 TG11 9,75 abc 0,41 c 0,00 c5 BT1 7,33 cd 0,00 c 0,00 c6 BT2 8,08 bcd 6,33 b 4,66 b7 TG2 0,00 f 0,00 c 0,00 c8 TG8 0,00 f 0,00 c 0,00 c9 TG3 10,83 ab 7,83 a 7,66 a

10 BT4 8,83 bcd 1,16 c 0,33 c11 TG12 10,33 abc 6,08 b 5,50 b12 TG14 3,83 e 0,33 c 0,00 c13 TG20 8,33 bcd 0,33 c 0,00 c14 TG18 0,00 f 0,00 c 0,00 c15 BT3 6,16 de 5,58 b 4,91 b

Mức ý nghĩa ** ** **CV (%) 19,04 20,91 20,55

Nồng độ NaCl

Đặc điểm sinh trưởng

Màu khuẩn ty khí sinh

Màu sắc tố tan

0% ++ Trắng Không1% + Trắng nhạt Không3% - Không Không5% - - Không7% - - Không9% - - Không

11% - - Không12% - - Không

Page 82: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

82

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Kết quả bảng 5 cho thấy dòng xạ khuẩn TG17 có thể chịu muối đến nồng độ 2% nên có thể xếp vào nhóm chịu muối thấp. Ở nồng độ muối 0% xạ khuẩn TG17 có khuẩn ty khí sinh màu trắng, ở nồng độ muối 1% có khuẩn ty khí sinh màu trắng nhạt và đều không có sắc tố tan.

Bảng 6. Khả năng chịu muối của xạ khuẩn TG12 ở 7 NSC

Kết quả bảng 6 cho thấy dòng xạ khuẩn TG12 có thể chịu muối đến nồng độ 7%, vì vậy có thể xếp dòng này vào nhóm chịu muối trung bình. Ở nồng độ muối 0% và 1% xạ khuẩn TG12 có khuẩn ty khí sinh màu nâu. Ở nồng độ muối 3% xạ khuẩn TG12 có khuẩn ty khí sinh màu vàng. Đến nồng độ muối 5 - 7% xạ khuẩn TG12 có khuẩn ty khí sinh màu vàng nhạt và đều không tạo màu sắc tố tan trên tất cả các nồng độ.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luậnDòng xạ khuẩn TG12, TG17 và TG3 đối kháng

cao nhất với nấm C. truncatum, C. gloeosporioides, N. dimidiatum. Hiệu suất đối kháng với 3 dòng nấm lần lượt là 60,37, 71,33 và 52,03% . Dòng xạ khuẩn TG12 chịu muối đến nồng độ 7%, dòng TG17 ở nồng độ muối 2%.

4.2. Đề nghịKhảo sát hiệu quả phòng trị bệnh thán thư và đốm

nâu của 2 chủng xạ khuẩn có triển vọng là TG12 và TG17 ở điều kiện nhà lưới và ngoài đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢONguyễn Thành Hiếu và Nguyễn Văn Hòa, 2013. Tình

hình dịch hại trên thanh long và kết quả nghiên cứu của Viện Cây ăn quả miền Nam. Viện Cây ăn quả miền Nam.

Hà Thị Thúy, Lương Hữu Thành, Vũ Thúy Nga, Hưa Thị Sơn, Tống Hải Vân, 2016. Tuyển chọn chủng

vi sinh vật có khả năng ức chế nấm Neoscytalidium dimidiatum gây bệnh đốm nâu thanh long. Viện Môi trường Nông nghiệp. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ 2.

Anansiriwattana W,. Tanasupawat S., Amnuoypol S. And Suwanborirus K., 2006. Identification and antimicrobial activities of actinomycetes from soils in Samed Island and geldanamycin strain PC4-3. Thai Journal of pharmaceutical Sciences, 49-56.

Gomes, R.C., Semedo, L.T.A.S., Soares, R.M.A., Linhares, L.F., Ulhoa, C.J., Alviano, C.S. and Coelho, R.R.R., 2001. Purification of a thermosstable endochitinase from Streptomyces RC1071 isolated from a cerrado soil and its antagonism against phytopathogenic fungi. Journal of Applied Microbiology, 653-661.

Hasegawa,S.A., Meguro.M., Shimizu.T., Nishimura and Kunoh,H., 2006. Endophytic actinomycetes and their interactions with Host Plants. Actinomycetologica, 72-81.

Prapagdee B., Kuekulvong C. and Mongkolsuk S., 2008. Antifungal potential of extracellular metabolites produced by Streptomyces hygroscopicus against phytopathogenic fungi. International Journal Biology Science, 4: 330-337.

Punngram, N., Thamchaipenet. A., And Duangmal K., 2011. Actinomycetes from Rice Field Soil and Their Activities to Inhibit Rice Fungal Pathogens. Thai National AGRIS Centre, 234-241.

Qin Z., Peng V., Zhou X., Liang R., Zhou Q., Chen H.,Hopwood DA., Keiser T., Deng Z., 1994. Developmentf a gene cloning system for Streptomyces hygroscopicus varying chengensis. a producer of three useful antifungal compounds by elimination of three barriers to DNA transfer. J Bacteriol., 176: 2090-2095.

Rahman, M.A., Ansari, T.H., Meah, M.B. and Yoshida,T., 2003. Prevalence and pathogenicity of guava anthracnose with special emphasis on varietal reaction, 234-241.

Rajamanickam, S., Sethuraman K., and Sadasakthi, A., 2012. Exploitation of phytochemicals from plants extracts and its effect on growth of Colletotrichum capsici butler and bisby causing anthracnose of chilli (Capsicum annuum L.). Plant Pathol., 87-92.

Shimizu M., Yazawa S. and Yusuke U., 2009. A promising strain of endophytic Streptomyces sp for biological control of cucumber anthracnose. Gen Pland pathol: 27-36.

Taechowisan, T., Chuaychot, N., Chanaphat, S., Wanbanjob, A. and Tantiwachwutikul, P., 2009. Antagonistic Effects of Streptomyces sp on Colletotrichum musae. Biotechnology: 86-92.

Nồng độ NaCl

Đặc điểm sinh trưởng

Màu khuẩn ty khí sinh

Màu sắc tố tan

0% +++ Nâu Không1% +++ Nâu Không3% ++ Vàng Không5% + Vàng nhạt Không7% + Vàng nhạt Không9% - - Không

11% - - Không12% - - Không

Page 83: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

83

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Tresner, H.D., Hayes, J.A. and Backns, E.J., 1968. Differential tolerance of Streptomyces to sodium chloride as a taxonomic aid. Applied Microbiol., 1134-1136.

Prapagdee, B. C., Kuekulovng and Mongkolsuk, S., 2008. Antifungal potential of extracellular metabolites produced by Streptomyces hygroscopicus against phytopathogenic fungi. Int. J. Biol. Sci., 4: 330-333.

Study on antagonistic activity of actinomyces isolates on anthracnose and brown spot disease on dragon fruit

Le Thi Tuong, Dang Thi Kim Uyen, Nguyen Thanh Hieu, Nguyen Van Hoa

AbstractThe research aims to screen actinomyces isolates which are able to control anthracnose and brown spot disease caused by Colletotrichum truncatum, Colletotrichum gloeosporioides and Neoscytalidium dimidiatum. In this study isolate TG12 could reduce mycelia growth of C. truncatum, TG17 could reduce mycelia growth of C. gloeosporioides, TG3 could reduce mycelia growth of N. dimidiatum. Two isolates TG12 and TG17 could reduce mycelia growth of Coletotrichum truncatum, Colletotrichum gloeosporioides and Neoscytalidium dimidiatum fungus with antagonistic efficacy of 60.37%, 71,33% and 52.03%, respectively at 9 days inoculation. TG12 isolate could grow maximally at 7% NaCl and TG17 at 1% NaCl.Keywords: Actinomyces, Colletotrichum truncatum, Colletotrichum gloeosporioides, Neoscytalidium dimidiatum, radiuses of inhibition, dragon fruit

XÁC ĐỊNH NẤM Colletotrichum truncatum GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN THANH LONG VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỊCH TRÍCH THẢO MỘC

LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤMĐặng Thị Kim Uyên1, Trần Vũ Phến2 và Nguyễn Văn Hòa1

TÓM TẮT Một trong những bệnh gây hại nặng nhất trên thanh long (Hylocereus undatus) (DF) là bệnh thán thư

do Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Gần đây, bệnh thán thư trên cành và quả thanh long có những triệu chứng mới khác so với triệu chứng do nấm Colletotrichum gloeosporiodes gây ra như vết bệnh màu nâu rỉ, phồng lên, thối mềm…  Trong nghiên cứu này, dựa trên đặc điểm hình thái, sinh học và  sinh học phân tử (ITS) để định danh nấm, tác nhân gây bệnh được xác định ngoài loài Colletotrichum gloeosporiodes còn hiện diện loài Colletotrichum truncatum. Nhiệt độ thuận lợi cho sự phát triển của khuẩn lạc Colletotrichum truncatum là từ 25 oC - 37 oC và pH là 4,5 và 7,5. Đánh giá hiệu quả của một số nông dược và dịch trích thảo mọc cho thấy hoạt chất Difenoconazole, Propiconazole + Difenoconazole, và Azoxystrobin + Definoconazole ức chế mạnh đối với nấm C. truncatum ở nồng độ 50 ppm và 100 ppm; hiệu lực của hoạt chất lần lượt là 83,75; 93,75 và 93,75%. Dịch trích cây móng tay và cây củ đậu có hiệu quả cao nhất làm ức chế hoàn toàn nấm Colletotrichum truncatum phát triển và có hiệu lực rất cao, tương ứng là 93,7% và 53,18%.

Từ khóa: Thanh long, C. truncatum, bệnh thán thư, dịch chiết, cây móng tay

Ngày nhận bài: 10/12/2017Ngày phản biện: 21/12/2017

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị NhungNgày duyệt đăng: 19/1/2018

1 Viện Cây ăn quả miền Nam, 2 Đại học Cần Thơ

I. ĐẶT VẤN ĐỀBệnh thán thư trên thanh long đã được phát

hiện ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới như ở Malaysia; bệnh này được xem là bệnh phổ biến nhất và gây thiệt hại lớn về chất lượng quả, do đó làm thất thu sản lượng. Theo Guo và cộng tác viên (2013), bệnh thán thư trên cây thanh long ở Trung Quốc đã

xác định có ít nhất hai loài Colletotrichum gây bệnh là C. gloeosporioides và C. truncatum. Ở Thái Lan, bệnh thán thư đã xâm nhiễm vào thân và quả của cây thanh long do Colletotrichum gloeosporioides và C. truncatum gây ra (Athipunyakom and Likhitekaraj, 2010; Athipunyakom et al., 2012). Iskandar (2015) đã xác định được Colletotrichum truncatum là tác

Page 84: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

84

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

nhân gây bệnh thán thư trên thanh long ở Malaysia dựa vào hình thái, bào tử, màu sắc tản nấm và trình tự gen. Trong thực tế sản xuất có một số triệu chứng bệnh thán thư được mô tả khác với triệu chứng gây hại trước đây như vết bệnh có hình dạng bất định, màu vàng nhạt, nâu rỉ, vết bệnh phát triển gồ cao lên so với bề mặt cành với màu nâu đen và cứng, sau đó vết bệnh bị thối mềm cả bẹ và chảy nước (Nguyễn Thành Hiếu và ctv., 2011). Do đó việc nghiên cứu xác định các loài gây hại và biện pháp phòng trừ tổng hợp nấm Colletotrichum spp. trên thanh long là cần thiết.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưu- Cây móng tay, cây củ đậu, cây xương rồng,

nấm Colletotrichum truncatum.- Hóa chất: Bộ kít ly trích DNA của My;

Agarose; dung dịch safeview; đệm TAE 1X; hóa chất PCR (Dung dịch 10 X; Taq polymerase: 5U/µl; dNTPs: 10 mM; Các mồi; Nước cất HPCL; MgCl2: 25 mM; DNA mẫu; H2O cất). ITS1 F: TCCGTAGGTGAACCTGCGG (Kumar et al., 2005) và ITS4 R:TCCTCCGCTTATTGATATGC (Kumar et al., 2005).

- Thuốc BVTV các loại.

2.2. Phương pháp nghiên cưu

2.2.1. Phân lập, giám định tác nhân gây bệnh- Phân lập tác nhân nấm theo phương pháp của

Nguyễn Văn Tuất (2006), chuẩn đoán tác nhân gây bệnh bằng kính hiển vi quang học.

- Thực hiện quy trình Koch: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 5 nghiệm thức (Colletotrichum sp. + tạo vết thương; Colletotrichum sp. + không tạo vết thương; Colletotrichum gloeosporioides + tạo vết; Colletotrichum gloeosporioides + không tạo và đối chứng) với 5 lần lặp lại.

- Chỉ tiêu theo dõi: Ghi nhận tỷ lệ bệnh (%), chỉ số bệnh (%).

2.2.1. Nghiên cứu hình thái của nấm gây bệnh thán thư loài mới trên thanh long

- Nghiên cứu các đặc điểm về hình thái của tác nhân gây bệnh thán thư theo phương pháp của Burgess và cộng tác viên (2009) về màu sắc, hình dạng, kích thước, đo 100 bào tử… được quan sát bằng kính hiển vi quang học.

- Định chuỗi gen 28S rRNA của nấm tại phòng Lab chuyên sâu Bộ môn Bảo vệ thực vật.

2.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Colletotrichum truncatum gây bệnh thán thư loài mới trên thanh long

- Thí nghiệm về nhiệt độ được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, với 10 nghiệm thức (200C; 230C; 250C; 280C; 300C; 330C; 350C; 370C; 400C; ĐC(đặt nhiệt độ phòng), 5 lần lập lại và mỗi lần lập lại là 2 đĩa petri.

Chỉ tiêu theo dõi: Đường kính khuẩn lạc (giờ) theo Chattopadhyay (2003).

- Thí nghiệm về pH được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 8 nghiệm thức các mức pH (4,5;5; 5,5; 6,0; 6,5; 7; 7,5 và ĐC), 5 lần lập lại và mỗi lần lặp lại trên 2 đĩa.

Các bước thực hiện và chỉ tiêu theo dõi: Tương tự như ở mục 2.2.2.

2.3.4. Xác định hiệu quả một số nông dược ở các nồng độ khác nhau đối với nấm Colletotrichum truncatum

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 15 nghiệm thức và 5 lần lặp lại, 2 đĩa petri/mỗi lần lặp lại.

Các nghiệm thức sử dụng cho thí nghiệm như sau:

Nghiệm thưc Nồng độ (ppm) Tên thương phẩm Hoạt chất1-2 50/100 Amistar top 325 SC Axoxystrobin + Difenoconazole3-4 50/100 Antracol 70 WG Propineb5-6 50/100 Dithane M45 80WP Mancozeb7-8 50/100 Norshield 86,2 WG Couprous oxide

9-10 50/100 Score 250 EC Difenoconazole11-12 50/100 Tilt super 300 EC Propiconazole + Difenoconazole13-14 50/100 Ridomyl gold 68 WG Metalaxyl + Mancozeb

15 ĐC Nước cất

- Chỉ tiêu theo dõi: Đánh giá hiệu lực của thuốc theo theo Chattopadhyay (2003).

Page 85: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

85

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

2.2.5. Xác định hiệu quả một số loại dịch trích thảo mộc nồng độ

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 10 nghiệm thức (dịch trích cây củ đậu, cây móng tay, cây xương rồng, mỗi dịch trích nồng độ (2%, 3%, 4%) và ĐC (nước cất) và 5 lần lặp lại, 2 đĩa petri/mỗi lần lặp lại.

- Phương pháp thực hiện và lấy chỉ tiêu tương tự như thí nghiệm 4, nhưng môi trường thực hiện là dịch trích thảo mộc. Nấm Colletotrichum trên đĩa petri chứa môi trường nuôi cấy. Hỗn hợp với dịch trích thảo mộc đã chuẩn bị từ trước theo phương pháp Poison Food Technique (Nene and Thapliyal, 1982).

- Số liệu được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel và phân tích thống kê phần mềm MSTATC.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Phân lập, giám định tác nhân gây bệnh thán thư hại trên thanh long

Kết quả phân lập vi sinh vật gây bệnh trên 113 mẫu thanh long nhiễm bệnh qua bảng 1 cho thấy, ở Long An nấm Colletotrichum sp. chiếm 47,39%; Bình Thuận chiếm 44,83% và Tiền Giang chiếm 44,83%. Riêng nấm Colletotrichum gloeosporioides có xuất hiện nhưng tỷ lệ thấp dưới 30%. Từ đó thấy rằng, nấm gây bệnh thán thư trên thanh long là Colletotrichum sp.

Kết quả kiểm chứng tác nhân gây bệnh thán thư trên thanh long được trình bày tại bảng 2 cho thấy các dòng nấm đều gây ra bệnh thán thư trên thanh long, trong đó tỷ lệ bệnh chiếm 100% so với nghiệm thức đối chứng. Chỉ số bệnh chiếm cao nhất là

nghiệm thức 3 (96%), kế đến là nghiệm thức 1 (56%). Từ đó cho thấy bên cạnh loài nấm Colletotrichum gloeosporioides còn một loài Colletotrichum sp. nữa gây ra bệnh thán thư trên thanh long.

Bảng 1. Vi sinh vật hiện diện sau khi cấy mẫu (Viện Cây ăn quả niền Nam, 2015)

Bảng 2. Kết quả thí nghiệm kiểm chứng tác nhân gây bệnh (Viện Cây ăn quả miền Nam, 2015)

Địa điểm Số mẫuTỷ lệ vi sinh vật hiện đện (%)

Vi khuẩn Colletotrichum sp. C. gloeosporioides Vi sinh vật khác

Tiền Giang 46 19,57 41,3 26,09 13,04

Long An 38 18,42 47,39 26,32 7,89

Bình Thuận 29 20,69 44,83 27,59 6,89

Trung bình 37,66 19,56 44,51 26,67 9,27

3.2. Đặc điểm hình thái Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên thanh long

Từ kết quả hình thái như mô tả ở bảng 3, tiến hành giải trình tự gen 28S rRNA nấm Colletotrichum sp. có kết luận 100% là loài nấm Colletotrichum truncatum. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả của Guo và cộng tác viên (2014) và Iskandar (2015) đã xác định Colletotrichum truncatum là tác

nhân gây bệnh thán thư trên thanh long ở Trung Quốc và Malaysia.

3.3. Đặc tính sinh học Colletotrichum truncatum gây bệnh thán thư

Qua bảng 4 thấy rằng, ở các mức nhiệt độ khác nhau thì nấm Colletotrichum truncatum phát triển khác nhau và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng.

Nghiệm thưc TLB (%) CSB (%)

Phun Colletotrichum sp. + Tạo vết vết thương 100,00 56,00

Phun Colletotrichum sp.+ Không tạo vết thương 80,00 20,00

Phun Colletotrichum gloeosporioides + tạo vết thương 100,00 96,00

Phun Colletotrichum gloeosporioides không tạo vết thương 100,00 36,00

Đối chứng 0,00 0,00

Page 86: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

86

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Đến thời điểm 168 giờ và 192 giờ sau khi cấy, nấm Colletotrichum truncatum phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 250C đến 37 0C (đường kính khuẩn lạc 7,5 cm đến 8 cm).

Qua bảng 5 cho thấy đường kính của khuẩn lạc nấm Colletotrichum truncatum phát triển ở khoảng pH khá rộng từ pH = 4,5 đến pH = 7,5 ở 168 giờ và 192 giờ sau khi cấy, đường kính khuẩn lạc từ 7,96 cm đến 8,00 cm.

3.4. Kết quả đánh giá hiệu lực một số loại nông dược ở nồng độ 50 ppm và 100 ppm

Ở nồng độ 50 ppm cho thấy hiệu lực của hoạt chất

Propiconazole + Difenoconazole, và Axoxystrobin + Difenoconazole có hiệu quả cao đối với nấm Colletotrichum truncatum từ 83,00% đến 93,7%. Ở nồng độ 100 ppm tại các thời điểm theo dõi, thì hiệu lực của các hoạt chất vẫn có hiệu quả cao so với các nghiệm thức sử dụng hoạt chất khác, trong đó vẫn là hoạt chất Axoxystrobin + Difenoconazole, Propiconazole + Difenoconazole và Difenoconazole có hiệu lực thuốc rất cao từ 84,3% đến 93,7%.

Chính vì vậy mà các hoạt chất để làm ức chế nấm Colletotrichum truncatum là hoạt chất Axoxystrobin + Difenoconazole, Propiconazole + Difenoconazole và Difenoconazole ở nồng độ 50 ppm là đã có hiệu

Bảng 3. Một số đặc điểm gây bệnh và hình thái nấm Colletotrichum sp. và nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh thán thư trên thanh long (Viện Cây ăn quả miền Nam, 2015)

Bảng 4. Đường kính của Colletotrichum truncatum (cm) ở các mức nhiệt độ khác nhau (Viện Cây ăn quả miền Nam, 2015)

Ghi chú: Bảng 4 - 7: Trong cùng một cột các số có cùng chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê. **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

Quan sát Đặc điểm của 2 nấm gây bệnh thán thư trên thanh long

Colletotrichum gloeosporioides Colletotrichum sp.

Triệu chứng

Vết bệnh có màu nâu, thối mềm, vết bệnh lõm xuống, xung quanh vết bệnh có viền vàng sau chuyển dần sang màu xám hơi nâu, có vòng tròn đồng tâm

Vết bệnh phồng rộp, màu vàng nhạt sau đó chuyển sang màu nâu rỉ cuối cùng chuyển sang màu đen, không có vòng tròn đồng tâm

Khuẩn lạc

Mặt trên đĩa khuẩn lạc có màu xám trắng, đến 7 ngày sau chuyển sang màu trắng nâu, khuẩn lạc phát triển bông lên và xốp trên môi trường

Mặt trên đĩa khuẩn lạc có màu xám trắng, đến 7 ngày sau khuẩn lạc chuyển sang màu nâu đen, khuẩn lạc không bông và xốp trên môi trường, đến 10 ngày thấy rõ các các hạch nấm tạo thành các hạt nhỏ dính trên các sợi nấm

Bào tử - Hình trụ hơi bầu ở hai đầu- Chiều dài trung bình bào khoảng 15,58 mm

- Hình lưỡi liềm, có giọt dầu ở giữa tâm bao tử - Chiều dài trung bình bào tử khoảng 23,86 mm

Khuẩn ty Hình sợi, không có vết ngăn, có phân nhánh Hình sợi, không có vách ngăn, có phân nhánh

Nghiệm thưc

Đường kính của tản nấm Colletotrichum truncatum sau khi cấy (cm)24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ 120 giờ 144 giờ 168 giờ 192 giờ

20 0C 0,74 c 1,21 c 1,80 e 2,37 c 2,97 e 3,68 e 4,29 d 4,67 d 23 0C 0,70 c 1,34 c 2,11 d 2,66c 3,47 d 4,18 d 4,87 c 5,64 c25 0C 0,83 bc 1,67 b 2,61 c 3,58 b 4,32 c 5,32c 6,23b 7,15 b28 0C 0,90 ab 1,87 ab 2,80 bc 3,72 b 4,77 b 5,81 abc 6,81 a 7,85 a30 0C 0,95 ab 1,84 ab 2,86 abc 3,84 ab 4,73 b 5,78 bc 6,91 a 7,92 a33 0C 0,98 ab 2,05 a 3,05 ab 3,97ab 5,04ab 6,14 ab 7,24 a 7,96 a35 0C 1,05 a 2,05 a 3,06 ab 4,13 a 5,09 ab 6,14 ab 7,12a 8,00 a37 0C 0,96 ab 1,99 a 3,03 ab 3,93 ab 5,03 ab 6,03 ab 7,02 a 7,91 a40 0C 0,50 d 0,50 d 0,50 f 0,50 d 0,50 f 0,50 f 0,50 e 0,50 eĐC 1,05 a 2,05 a 3,15 a 4,13 a 5,33 a 6,33 a 7,24 a 8,00 a

CV (%) 10,21 8,95 7,11 6,51 5,63 5,58 4,72 5,03Mức ý nghĩa ** ** ** ** ** ** ** **

Page 87: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

87

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Bảng 5. Đường kính khuẩn lạc nấm Colletotrichum truncatum (cm) các mức pH (Viện Cây ăn quả miền Nam, 2015)

Bảng 6. Hiệu lực một số loại nông dược ở nồng độ 50 ppm và 100 ppm (Viện Cây ăn quả miền Nam, 2015)

Nghiệm thưcĐường kính của tản nấm Colletotrichum truncatum sau khi cấy(giờ)

24 48 72 96 120 144 168 192pH=4,5 1,10 2,06 b 3,01 c 4,11 d 5,12 d 6,10 b 7,04 a 7,96 apH=5 1,17 2,17 a 3,20 abc 4,24 cd 5,22 cd 6,09 b 6,99 a 7,87 apH=5,5 1,18 2,23 a 3,12 bc 4,42 abc 5,46 b 6,42 ab 7,23 a 8,00 apH=6 1,15 2,18 a 3,19 abc 4,32 a 5,37 bc 6,34 ab 7,16 a 8,00 apH=6,5 1,17 2,24 a 3,38 a 4,57 ab 5,70 a 6,64 a 7,52 a 8,00 apH=7 1,10 2,26 ab 3,25 ab 4,43 ab 5,57 ab 6,53 a 7,42 a 8,00 apH=7,5 1,07 2,22 a 3,33 a 4,49 ab 5,70 ab 6,64 a 7,13 a 8,00 aĐC 1,15 2,19 a 3,18 a 4,43 abc 5,48 ab 6,39 a 7,38 a 8,00 aCV (%) 8,78 5,18 6,89 3,24 3,20 4,11 5,97 1,87Mức ý nghĩa ns * * ** ** ** ns ns

STT Thuốc Nồng độ(ppm)

Hiệu lực của các loại thuốc ở các nồng độ96 giờ 120 giờ 144 giờ 168 giờ 192 giờ

1 Azo + Dife. 50 78,40 a 78,40 a 80,57 b 82,13 b 82,50 b2 Propineb 50 13,90 bc 13,90 bc 16,40 de 15,71 de 16,87de3 Mancozeb 50 7,880 cd 7,880 cd 10,49 ef 9,098 ef 14,38 ef4 Co. oxide 50 -4,70 d -4,70 d 1,418 g 0,140 f 0,000 f5 Dif.e 50 83,00 a 83,00 a 83,83 ab 83,19 ab 83,07 b6 Pro. + Dife. 50 90,00 a 90,00 a 92,00 a 93,31 a 93,75 a7 Meta. + Man. 50 6,750 cd 6,750 cd 8,906 efg 10,93 ef 24,38 def8 Meta. + Man. 50 6,750 cd 6,750 cd 8,906 efg 10,93 ef 24,38 def9 Azo + Dife. 100 83,20 a 83,20 a 85,31 b 85,97 ab 84,32 b

10 Propineb 100 27,70 b 27,70 b 30,85 c 28,81 c 28,81 c11 Mancozeb 100 29,00 b 29,00 b 30,69 c 28,61 c 21,38 c12 Co. oxide 100 -3,59 d -3,59 d -0,35 fg 1,874 f 0,000 f13 Dife. 100 88,80 a 88,80 a 90,65 ab 91,47 ab 91,00 a14 Pro. + Dife. 100 90,00 a 90,00 a 92,00 a 93,31 a 93,75 a15 Meta. + Man. 100 29,40 b 29,40 b 27,26 cd 24,56 cd 27,81 d

CV (%) 12,33 10,23 6,38 6,37 3,73Mức ý nghĩa ** ** ** ** **

quả từ 83,07 đến 93,75%. Kết quả này cũng phù hợp với Chacko và Gokulapalan (2014). Sử dụng hoạt chất propiconazole 0,05% và difenoconazole 0,1%

ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm C. capsici (100%) và tốt hơn các thuốc diệt nấm khác.

3.5. Xác định nồng độ của dịch trích thảo mộc đối với nấm Colletotrichum truncatum

Hiệu quả của các loại dịch trích thảo mộc ở các nồng độ 2%, 3% và 4% (được trình bày hình 1) cho thấy, qua các thời điểm theo dõi thì các nghiệm thức dịch trích thảo mộc (nồng độ 2%) khác biệt có ý

nghĩa ở mức 1% so nghiệm thức đối chứng. Trong đó, nghiệm thức dịch trích cây móng tay có hiệu quả cao nhất, làm ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm Colletotrichum truncatum; khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức cây xương rồng.

Page 88: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

88

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Hình 1. Hiệu lực của các dịch trích thảo mọc đối với nấm Colletotrichum truncatum

Qua hình 1, hiệu lực của các loại dịch thảo mộc ở nồng độ 2%, 3% và 4% thấy rằng dịch trích cây móng tay tỏ ra có hiệu quả nhất (93,75%) so với dịch trích cây củ đậu, cây xương rồng. Điều này cho thấy rằng hiệu lực của dịch trích cây móng tay có kết quả tương đương với hoạt chất Axoxystrobin + Difenoconazole. Theo Nuchnuanrat (2009) đối với nấm Colletotrichum musae, Fusarium sp. và Lasiodiplodia. Kết quả này phù hợp với kết quả của tác giả François và cộng tác viên (2002) khi nghiên cứu hoạt tính kháng nấm của peptide tổng hợp có nguồn gốc từ Impatiens balsamina.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Tác nhân gây bệnh thán thư trên thanh long là

nấm Colletotrichum gloeosporioides và Colletotrichum truncatum.

- Nhiệt độ thích hợp cho loài nấm Colletotrichum truncatum phát triển là từ 25oC đến 37 oC và pH = 4,5 - 7,5.

- Hoạt chất Propiconazole + Difenoconazole, Difenoconazole và Axoxystrobin + Difenoconazole

làm ức chế nấm Colletotrichum truncatum phát triển và có hiệu lực rất cao (từ 83,07 đến 93,75%).

- Dịch trích cây móng tay có hiệu quả cao nhất, làm ức chế hoàn toàn nấm Colletotrichum truncatum phát triển, kế đến là dịch trích cây củ đậu (hiệu lực dịch trích tương ứng là 93,7% và 53,18%).

4.2. Đề nghịCần khảo sát các loại nông được và dịch trích

thảo mọc ở điều kiện ngoài đồng để ứng dụng được vào trong thực tế sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thành Hiếu, Nguyễn Văn Thanh, Võ Minh

Mẫn, Nguyễn Văn Hòa, 2011. Nghiên cứu tác nhân và biện pháp quản lý bệnh thối trái thanh long. Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật VN lần thứ 10. ĐH Nông nghiệp Hà Nội, 20-22/7/2011. NXB Nông nghiệp.

Athipunyakom, P., and Likhitekaraj, S., 2010. Fruit rot diseases of dragon fruit (Hylocereus  spp.) in Thailand, pp. 2.216 In: 9th International Mycological Congress, Edinburgh, UK, 1-6 August.

Athipunyakom, P., Seemadua, S. and Doungsa-ard, C., 2012. Anthracnose diseases of  dragon fruit in Thailand. pp. 90. In: The Internatrional Conference on Tropical and Subtropical Plant Diseases 2012. The Empress Hotel, Chiang Mai, Thailand, 7-10 February.

Burgess, L. W., Timothy, E, Lentasoriero, Phan Thúy Hiền, 2009. Anthracnose disease of chili pepper. Technical bulletin.

Chacko and C. Gokulapalan, 2014.  In vitro  study of fungicides and biocontrol agents against Colletotrichum capsici causing anthracnose of chilli

Bảng 7. Đường kính của tản nấm Colletotrichum truncatum (cm) trên các loại thảo mộcSTT Dịch trích (%) 24 giờ 48 giờ 72 giờ 96 giờ 120 giờ 144 giờ 168 giờ 192 giờ

1 Củ đậu (2) 0,64 cde 1,39 cd 2,03 de 2,76 bc 3,43 bc 4,15 cd 5,30 cd 6,33 c2 Củ đậu (3) 0,61 de 1,08 de 1,63 e 2,36 cd 3,04 c 3,71 d 4,40 d 5,39 d3 Củ đậu (4) 0,53 e 0,79 ef 1,12 f 1,47 d 1,73 d 2,11 e 2,96 e 3,74 e4 Móng tay (2) 0,50 e 0,50 f 0,50 g 0,50 e 0,50 e 0,50 f 0,50 f 0,50 f4 Móng tay (3) 0,50 e 0,50 f 0,50 g 0,50 e 0,50 e 0,50 f 0,50 f 0,50 f5 Móng tay (4) 0,50 e 0,50 f 0,50 g 0,50 e 0,50 e 0,50 f 0,50 f 0,50 f6 Xương rồng (2) 1,02 b 1,96 ab 2,95 ab 3,94 a 4,87 a 5,65 ab 6,85 ab 7,88 a7 Xương rồng (3) 0,80 c 1,60 bc 2,56 bc 3,40 ab 4,34 ab 5,28 b 6,44 ab 7,46 ab9 Xương rồng (4) 0,71 cd 1,46 c 2,41 cd 2,98 bc 3,90 bc 4,80 bc 5,85 bc 6,96 bc

10 Đối chứng 1,26 a 2,25 a 3,40 a 4,15 a 5,05 a 6,25 a 7,47 a 8,00 aCV (%) 6,15 7,07 6,24 9,59 7,86 6,00 5,94 3,67

Mức ý nghĩa ** ** ** ** ** ** ** **

Page 89: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

89

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

(Capsicum annuumm  L.).  International Journal of Applied and Pure Science and Agriculture, p. 93-98.

Guo, L.W., Wu, Y.X., Ho, H.H., Su, Y.Y., Mao, Z.C., He, P.F., and He, Y.Q, 2014. First report of dragon fruit (Hylocereus undatus) anthracnose caused by Colletotrichum truncatum in China. Journal of Phytopathology, 162: 272-275.

Iskandar, V.S., Mohd Anuar, I.S. and Zakaria, L, 2015. Characterization and pathogenicity of Colletotrichum truncatum causing stem anthracnose of red-fleshed dragon fruit (Hylocereus polyrhizus) in Malaysia. Journal of Phytopathology, 163: 67-71.

Kumar, M., Shukla, P.K, 2005. Use of PCR Targeting of internal transcribed spacer regions and single-stranded conformation polymorphism analysis of sequence variation in different regions of rRNA genes in fungifor rapid diagnosis of mycotic keratitis. Microbiology, 2005, 43: 662-668.

Nuchnuanrat P., 2009. Efficacy of medicinal plant extracts for the control of crown rot fungi of banana (Musa sp.) fruits.

Nene, Y.L., Thapliyal, P.N, 1982. Fungicides in plant disease control. Oxford and IBH Publishing House, New Delhi, p.163.

Identification of Colletotrichum trucatum causing dragon fruit anthracnose and the efficacy of several plant extracts on mycelial growth of the fungus

Dang Thi Kim Uyen, Tran Vu Phen and Nguyen Van Hoa

Abstract One of the most severe fungal diseases on dragon fruit (Hylocereus undatus)(DF) is anthracnose caused by Colletotrichum gloeosporioides. Recently, anthracnose on the dragon fruit and blade has new symptoms such as rusty brown, blisters, soft rot ... other than the symptoms caused by C. gloeosporiodes. In this study, morphological, biological, and molecular identifications of the fungi were identified. In addition of C. gloeosporiodes, the C. truncatum was also presented. The favorable temperatures for colony growth on PDA medium were of 25 to 37ºC and the pH of 4.5 to 7.5. On the effect of seven fungicides, the result showed that Difenoconazole, Propiconazole + Difenoconazole, and Azoxystrobin + Definoconazole were the most inhibitory to fungal growth at 50 ppm and 100 ppm; percentages of the inhibition was up to 83.75; 93.75 and 93.75%, respectively. Among three plant extracts of Impatiens balsamina, Pachyrhizus erosus, and Caulis opuntiae, the extract of I. balsamina at 2.0; 3.0 and 4.0% was most efficient on inhibition of mycelial growth of the fungus, up to 93.7%. Keywords: Dragon fruit (DF), New anthracnose disease, Colletotrichum trucatum, C. gloeosporioides, Impatiens balsamina, internal transcribed spacer

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP SÂU ĐỤC QUẢ MỚI Tirathaba sp. GÂY HẠI TRÊN CHÔM CHÔM TẠI TIỀN GIANG

Trần Thị My Hạnh1

TÓM TẮTXác định vật liệu bao quả, thời điểm bao quả phù hợp trong quản lý sâu đục quả gây hại trên chôm chôm ở điều

kiện đồng ruộng và đánh giá hiệu quả của các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hóa học, sinh học trong quản lý sâu đục quả chôm chôm được thực hiện trong năm 2016 và 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng túi lưới nhựa 49 lỗ/cm2 và giai đoạn quả chôm chôm 1 tháng tuổi hạn chế sự tấn công của sâu đục quả tốt nhất (tỷ lệ nhiễm sâu chỉ là 0,36%). Việc bao quả không ảnh hưởng đến sự rụng quả của cây chôm chôm. Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy thuốc BVTV chứa hoạt chất Chlorantraniliprole thuộc nhóm độc III cho hiệu lực cao nhất là 98,99% và hoạt chất Abamectin + Azadirachtin có nguồn gốc sinh học cho hiệu lực 89,38%; đây là những thuốc BVTV có hiệu quả cao trong quản lý sâu đục quả chôm chôm ở điều kiện đồng ruộng.

Từ khóa: Cây chôm chôm, vật liệu bao quả, thời điểm bao quả, thuốc bảo vệ thực vật, sâu đục quả Tirathaba sp.

Ngày nhận bài: 10/12/2017Ngày phản biện: 18/12/2017

Người phản biện: TS. Hà Minh ThanhNgày duyệt đăng: 19/1/2018

1 Viện Cây ăn quả miền Nam

Page 90: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

90

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀChôm chôm là một loại cây ăn quả đặc sản quan

trọng của nhiều địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích trồng chôm chôm ở Nam bộ là 24.130 ha, riêng tỉnh Tiền Giang có diện tích trồng chôm chôm là 811 ha, sản lượng đạt được khoảng 16.263 tấn/ năm. Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã đạt 2,835 triệu USD trong tháng 10 đầu năm 2017 trong đó có sự đóng góp đáng kể của cây chôm chôm (Cục Trồng trọt, 2015; Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 2017).

Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, các nhà vườn phải tiến hành sản xuất rải vụ, khai thác tối đa cây trồng để cung cấp đủ số lượng xuất khẩu quanh năm làm cho cây bị suy kiệt, dễ bị sâu bệnh gây hại (Cục Bảo vệ thực vật, 2017). Cây chôm chôm cho quả quanh năm cũng đồng nghĩa với việc loài sâu đục quả có nguồn thức ăn thường xuyên, sẽ gây hại nặng nếu không có biện pháp quản lý thích hợp. Đặc biệt gần đây trên nhiều vườn chôm chôm tại Tiền Giang, Bến Tre xuất hiện loài sâu đục quả mới Tirathaba sp. gây hại khá nghiêm trọng của khoảng 73,3% số hộ trồng chôm chôm được điều tra (Trần Thị My Hạnh và ctv., 2017). Để quản lý các loài sâu đục quả mới này, đa số nhà vườn sử dụng thuốc BVTV hóa học có độ độc cao, đặc biệt là có nhà vườn sử dụng chủ yếu thuốc có hoạt chất Cypermethrin (đây là một trong 5 hoạt chất thuốc bị cấm sử dụng khi xuất khẩu chôm chôm vào thị trường Hoa Kỳ), sử dụng với liều lượng cao, phun xịt thường xuyên theo định kỳ. Việc sử dụng các thuốc có tính độc cao tiềm ẩn nhiều vấn đề về môi trường, sức khỏe của người sản xuất cũng như sự an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra, do yêu cầu của thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ chỉ thu mua sản phẩm khi được bao quả. Trong khi bao quả được xem là một trong những biện pháp lý tưởng trong công tác BVTV để bảo vệ quả khỏi sự tấn công của nhiều loại sâu hại và giảm các ảnh hưởng của bất lợi môi trường, nhưng đến nay ở nước ta lại có rất ít nghiên cứu về việc bao quả cho cây chôm chôm. Điều này cho thấy việc nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu đục quả mới trên chôm chôm vừa hiệu quả, vừa an toàn cho môi sinh, giúp sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững là hết sức thiết thực và cấp bách để mang quả chôm chôm của Việt Nam đi xa và sâu hơn trên thị trường nông sản thế giới. Bài báo này cung cấp các dẫn liệu khoa học mới về hiệu quả của biện pháp bao quả và các thuốc bảo vệ thực vật trong phòng chống loài sâu

đục quả chôm chôm mới Tirathaba sp. ở điều kiện đồng ruộng tại tỉnh Tiền Giang trong các năm 2016 và 2017.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưuVườn chôm chôm Java, quả chôm chôm nhiễm

sâu, sâu đục quả chôm chôm Tirathaba sp.. Đĩa petri, bình phun thuốc, thước đo, túi nhựa nylon, hộp đựng mẫu, dao và các vật dụng cần thiết khác. Các loại thuốc BVTV và hóa chất: Chlorantraniliprole (DuPontTM Prevathon® 5SC), Chlorantraniliprole + Thiamethoxam (Virtako 40WG), Emamectin benzoate + Matrine (Rholam Super 50WSG), Abamectin + Azadirachtin (Agassi 36EC) và chất lan trải bề mặt Surfactant Siloxane Alkoxylate (Thần hổ).

2.2. Phương pháp nghiên cưu

2.2.1. Xác định vật liệu bao quả và thời điểm phù hợp trong quản lý sâu đục quả Tirathaba sp. gây hại trên chôm chôm ở điều kiện đồng ruộnga) Xác định vật liệu bao quả

- Thí nghiệm được thực hiện trên vườn chôm chôm 14 năm tuổi tại xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức (NT), mỗi nghiệm thức là một loại túi bao quả (NT1: Túi vải không dệt 30 g/m2; NT2: Túi vi lỗ Bikoo; NT3: Túi giấy Đài Loan; NT4: Túi lưới nhựa 49 lỗ/cm2; NT5: Túi vải mùng 30 lỗ/cm2; NT6: Đối chứng (không bao). Kích thước các loại túi thử nghiệm là 30 ˟ 50 cm. Mỗi NT có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại có 5 chùm quả. Tiến hành bao quả chôm chôm ở giai đoạn quả 1 tháng tuổi. Các vị trí chùm quả được bao trên cây phân bố đều về 4 hướng của cây. Thời gian điều tra: Định kỳ theo dõi 7 ngày 1 lần từ khi bao quả cho đến thu hoạch.

- Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ quả nhiễm sâu đục quả, tỷ lệ rụng quả ở các thời điểm lấy chỉ tiêu theo công thức:

Tỷ lệ quả nhiễm sâu đục quả (%) = (Số quả bị sâu đục quả hại/ Tổng số quả quan sát) ˟ 100.

Tỷ lệ rụng quả (%) = ˟ 100Số quả rụng

Tổng số quả trong bao

b) Xác định thời điểm bao quả phù hợp- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn

toàn ngẫu nhiên gồm 5 NT, mỗi nghiệm thức là một thời điểm bao quả khác nhau (NT1: Quả 1 tháng

Page 91: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

91

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Nghiệm thưcTỷ lệ (%) nhiễm sâu đục trái vào các giai đoạn

1 TSB 2 TSB 3 TSB 4 TSB 5 TSB 6 TSB 7 TSB 8 TSBTúi vải không dệt 0,00 0,00 0,00b 0,39b 1,10b 1,61b 2,26b 2,84b

Túi vi lỗ Bikoo 0,00 0,00 0,00b 0,00b 0,42b 0,75b 0,75b 1,09b

Túi giấy Đài Loan 0,00 0,00 0,00b 0,97ab 1,93ab 2,48b 2,48b 2,48b

Túi lưới nhựa 0,00 0,00 0,00b 0,00b 0,36b 0,36b 0,36b 0,36b

Túi vải mùng 0,00 0,00 0,00b 0,00b 0,00b 0,67b 1,72b 1,72b

Đối chứng (không bao) 0,00 0,00 3,38a 3,49a 4,14a 6,60a 8,30a 11,09a

CV (%) 12,92 27,77 35,82 32,15 34,15 30,88Mức ý nghĩa ** ** ** ** ** **

tuổi; NT2: Quả 1 tháng tuổi và mở bao trước thu hoạch 3 tuần; NT3: Quả 1,5 tháng tuổi; NT4: Quả 2 tháng tuổi; NT5: Đối chứng - không bao quả). Mỗi NT có 10 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại gồm 5 chùm quả. Thời gian điều tra lấy chỉ tiêu: Định kỳ theo dõi 7 ngày 1 lần từ khi bao quả cho đến thu hoạch.

- Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ quả nhiễm sâu; Tỷ lệ rụng quả.

2.2.2. Đánh giá hiệu quả của các loại thuốc BVTV hóa học, sinh học trong quản lý sâu đục quả chôm chôm ở điều kiện đồng ruộng

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên trên vườn chôm chôm 30 năm tuổi với 5 nghiệm thức (NT1: Chlorantraniliprole; NT2: Abamectin + Azadirachtin; NT3: Emamectin benzoate + Matrine; NT4: Chlorantraniliprole + Thiamethoxam; NT5: Đối chứng - không phun). Mỗi NT có 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là1 cây chôm chôm. Phun thuốc với tia mịn, ướt đều các mặt quả. Tiến hành phun vào buổi sáng sớm, gồm 2 lần, mỗi lần cách nhau 14 ngày. Mỗi cây chọn 4 cành phân bố đều quanh tán cây, mỗi cành theo dõi 1 chùm quả (khoảng 20 quả), đếm tổng số quả bị sâu đục quả gây hại. Thời gian theo dõi: Thời điểm trước khi phun, 7 và 14 ngày sau phun lần 1; 7 và 14 ngày sau phun lần 2.

- Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ quả bị hại (%); Hiệu lực của thuốc với sâu đục quả ở thời điểm: 7 và 14 NSP lần 1; 7 và 14 NSP lần 2.

Tính hiệu lực (H %) của thuốc theo công thức Henderson - Tilton:

H % = {1 - [(Ta ˟ Cb)/(Tb x Ca)]} ˟ 100.Trong đó: Ta: Số sâu sống ở NT phun thuốc sau

xử lý; Tb: Số sâu sống ở NT phun thuốc trước xử lý; Ca: Số sâu sống ở NT đối chứng sau xử lý; Cb: Số sâu sống ở NT đối chứng trước xử lý.

2.2.3. Xử lý số liệu Số liệu được tổng hợp bằng chương trình

Microsoft Office Excel và xử lý bằng phần mềm thống kê MSTAT-C.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưuNghiên cứu được thực hiện từ tháng 06/2016 đến

tháng 11/2017 tại các vườn chôm chôm tại xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Vật liệu bao quả và thời điểm bao quả phù hợp trong quản lý sâu đục quả Tirathaba sp. chôm chôm ở điều kiện đồng ruộng

Nhìn chung, các nghiệm thức ở giai đoạn từ 1 - 4 tuần sau bao (TSB) khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Ở thời điểm 1 và 2 TSB tất cả các nghiệm thức đều chưa có sự xuất hiện gây hại của sâu đục quả. Vào thời điểm 3 TSB thì nghiệm thức đối chứng bắt đầu bị gây hại bởi sâu đục quả, với tỷ lệ quả bị nhiễm sâu là 3,38%. Đến thời điểm 4 TSB thì nghiệm thức bao bằng túi giấy Đài Loan và túi vải không dệt bắt đầu xuất hiện sâu đục quả gây hại với tỷ lệ quả bị nhiễm sâu đục quả rất thấp là 0,97 và 0,39%). Thời điểm 5 TSB cho thấy tất cả các nghiệm thức đều có tỷ lệ quả bị nhiễm sâu đục quả thấp khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức đối chứng không bao quả, ngoại trừ nghiệm thức túi giấy Đài Loan có tỷ lệ nhiễm sâu đục quả là 1,93 %.

Bảng 1. Tỷ lệ (%) quả bị nhiễm sâu đục quả của các nghiệm thức thí nghiệm

Ghi chú: TSB: Tuần sau bao; **: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trong cùng một cột các số có cùng ký tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa qua phép thử Duncan.

Page 92: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

92

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Ở giai đoạn từ 6 TSB đến 7 TSB các nghiệm thức sử dụng bao quả khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê so với NT đối chứng, trong khi các nghiệm thức bao quả khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. Nghiệm thức sử dụng túi vải không dệt có tỷ lệ quả bị hại tăng đều trong giai đoạn 6 đến 7 TSB từ 1,61% lên 2,84 %. Nghiệm thức túi sử dụng vải mùng có sự thay đổi tỷ lệ nhiễm sâu đục quả ở giai đoạn 6 TSB đến 7 TSB từ 0,67% tăng lên 1,72%, sau đó tỷ lệ này không tăng thêm về sau. Tỷ lệ nhiễm sâu đục quả ở nghiệm thức sử dụng túi vi lỗ Bikoo tăng lên ở giai đoạn từ 7 TSB đến 8 TSB từ 0,75% lên 1,09%. Riêng nghiệm thức đối chứng có tỷ lệ nhiễm sâu đục quả cao nhất và tăng dần từ giai đoạn 6, 7 đến 8 TSB lần lượt là 6,6, 8,3 và 11,09 % (Bảng 1). Sâu đục quả tấn công chủ yếu vào giai đoạn 3 tuần sau khi bao quả và gây hại liên tục cho đến khi quả được thu hoạch. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của

Wei-Hai và cộng tác viên (2009) cho rằng việc bao quả có thể duy trì việc bảo vệ quả ở mức độ 80 - 90% từ các loài sâu đục quả.

Ở các nghiệm thức đã bắt đầu có sự xuất hiện của sâu đục quả trong giai đoạn 3 tuần sau bao quả trở đi, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm sâu đục quả không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tất các nghiệm thức ở thời điểm từ 1 - 7 tuần sau bao quả. Ở thời điểm 8 tuần sau bao quả, các nghiệm thức bao quả có tỷ lệ nhiễm sâu đục quả thấp hơn khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng ngoại trừ nghiệm thức 4 là bao quả ở giai đoạn quả 8 tuần tuổi. Vì vậy, có thể áp dụng việc bao quả ở giai đoạn quả 4 tuần tuổi và nên mở bao quả trước khi thu hoạch 3 tuần để có thể vừa quản lý hiệu quả sâu đục quả vừa không ảnh hưởng đến màu sắc và phát triển của quả.

3.2. Hiệu quả của các loại thuốc BVTV hóa học, sinh học trong quản lý sâu đục quả chôm chôm ở điều kiện đồng ruộng

Kết quả trình bày trong Bảng 3 cho thấy, ở thời điểm 7 NSP lần 1, các nghiệm thức đều có hiệu lực với sâu đục quả trung bình từ 26,47 - 44,25%. Trong đó, nghiệm thức Chlorantraniliprole có hiệu lực cao nhất và là 44,25% và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tất cả các nghiệm thức còn lại. Ở thời điểm 14 NSP lần 1, hiệu lực của thuốc đối với sâu đục quả ở tất cả các nghiệm thức đều tăng. Trong đó, nghiệm thức sử dụng thuốc Chlorantraniliprole vẫn cho hiệu lực cao nhất là 79,52% khác biệt có ý nghĩa

thống kê so với tất cả các nghiệm thức còn lại. Ở thời điểm 14 NSP lần 2 cho thấy nghiệm thức sử dụng thuốc Chlorantraniliprole có hiệu lực cao nhất đạt 98,99%, tiếp đến đến là nghiệm thức sử dụng thuốc Abamectin + Azadirachtin có hiệu lực đạt 89,38% khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Qua kết quả thí nghiệm cho thấy thuốc BVTV hoạt chất Chlorantraniliprole thuộc nhóm độc III và thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học Abamectin + Azadirachtin có hiệu quả cao trong quản lý sâu đục quả ở điều kiện đồng ruộng, các loại thuốc này ít độc đối với thiên địch và khá an toàn.

Bảng 2. Tỷ lệ (%) quả bị nhiễm sâu đục quả ở các thời điểm sau bao quả

Ghi chú: TSB: tuần sau bao; NT1: Giai đoạn quả 4 tuần tuổi; NT2: Giai đoạn quả 4 tuần tuổi (mở bao 3 tuần trước khi thu hoạch); NT3: Giai đoạn quả 6 tuần tuổi; NT4: Giai đoạn quả 8 tuần tuổi; NT5: Đối chứng không bao quả; ns: Khác biệt không có ý nghĩa; **: Khác biệt rất có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; Trong cùng một cột, các số có cùng ký tự theo sau giống nhau thì sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê.

Nghiệm thưcTỷ lệ quả bị nhiễm sâu (%)

1 TSB 2 TSB 3 TSB 4 TSB 5 TSB 6 TSB 7 TSB 8 TSB

NT1 0,00 0,00 0,77 0,77 0,77 0,77 0,77 0,77b

NT2 0,00 0,00 0,71 0,71 1,43 1,43 1,43 1,43b

NT3 2,27 2,51 2,51 2,51 2,51 2,51b

NT4 2,87 3,17 3,17 3,17a

NT5 0,00 0,00 3,14 3,37 4,67 5,99 9,39 12,59a

CV (%) 77,96 80,04 83,57 86,29 84,56 81,27

Mức ý nghĩa ns ns ns ns ns **

Page 93: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

93

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luậnTúi lưới nhựa 49 lỗ/cm2 hạn chế tốt nhất sự tấn

công của sâu đục quả mới với tỷ lệ nhiễm sâu (0,36%) thấp hơn so với đối chứng (11,09%) ở 8 tuần sau khi bao quả. Việc bao quả ở thời điểm 1 tháng tuổi có hiệu quả cao trong việc phòng trừ và quản lý sâu đục quả với tỷ lệ nhiễm sâu thấp 0,77%.

Ở điều kiện đồng ruộng, thuốc Chlorantranili-prole cho hiệu lực trừ sâu đục quả mới là cao nhất 98,99%, tiếp đến là thuốc Abamectin + Azadirachtin đạt 89,38%.

4.2. Đề nghịKhuyến cáo các kết quả nghiên cứu sử dụng túi

bao quả để người sản xuất áp dụng trong phòng trừ loài sâu đục quả chôm chôm mới Tirathaba sp.

Cần nghiên cứu về thành phần thiên địch của sâu đục quả Tirathaba sp. để tìm được các loài có thể sử dụng trong biện pháp sinh học nhằm phòng trừ hiệu quả, an toàn và bền vững đối tượng gây hại này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Cục Bảo vệ thực vật, 2017. Kết quả công tác Bảo vệ

thực vật, mở cửa thị trường cây ăn quả và giải pháp phát triển sản xuất. Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp. Chuyên đề “Thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu trái cây”: 180-194.

Cục Trồng trọt, 2015. Hiện trạng và giải pháp phát triển sản xuất cây ăn trái bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp. Chuyên đề “Một số giải pháp phòng trị sâu bệnh hại chính trên cây ăn trái vùng Đồng bằng sông Cửu Long”: 2-10.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 2017. Tình hình xuất nhập khẩu trái cây của Việt Nam. Hội thảo “Giới thiệu một số quy trình ky thuật mới trên cây trồng nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu tại các tỉnh phía Nam, SOFRI ngày 21/11/2017: 44-55.

Trần Thị Mỹ Hạnh, Lê Thị Tuyết Băng và Lê Cao Lượng, 2017. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của sâu đục quả Tirathaba sp. (Lepidoptera: Pyralidae) gây hại trên chôm chôm tại tỉnh Tiền Giang. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp 1/2017: 60-66.

Wei-Hai, Y., Xiao-Chuan, Z., Jian-Hua, B., Gui-Bing, H., and Xu-Ming, H., 2009. Effects of bagging on fruit development and quality in cross-winter off-season longan. Scientia Horticulturae 2: 194-200.

Study on integrated management of a new fruit borer (Tirathaba sp.) on rambutan in Tien Giang province

Tran Thi My Hanh AbstractThe identification of suitable bagging materials and fruit bagging time for controlling a new rambutan fruit borer Tirathaba sp. and the evaluation of efficacy of chemical and biological insecticides were conducted on rambutan field conditions from June 2016 to November 2017. The obtained results showed that the use of plastic bag with 49 holes/cm2 and the fruits bagging time at 1 month old fruit had high effectiveness for controlling rambutan fruit borer. Study results also indicated that Chlorantraniliprole and Abamectin + Azadirachtin had high efficacy for controlling this pest under field conditions.Keywords: Rambutan tree, bagging materials and fruit bagging time, insecticides, rambutan fruit borer Tirathaba sp.

Ngày nhận bài: 10/12/2017Ngày phản biện: 18/12/2017

Người phản biện: TS. Nguyễn Văn LiêmNgày duyệt đăng: 19/1/2018

Bảng 3. Hiệu lực của các loại thuốc BVTV hóa học, sinh học trong quản lý sâu đục quả trên chôm chôm ở điều kiện đồng ruộng

Ghi chú: Số liệu đã được biến đổi thành arcsin (x)1/2 trước khi xử lý thống kê. Trong cùng một cột, các nghiệm thức có cùng ký tự theo sau thì sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê. *: Khác biệt có ý nghĩa; **: Khác biệt rất có ý nghĩa; NSP: Ngày sau phun.

STT Nghiệm thưcTỷ lệ hại (%) ở các thời điểm

7NSPL1 14NSPL1 7NSPL2 14NSPL21 Chlorantraniliprole 44,25a 79,52a 91,94a 98,99a

2 Abamectin + Azadirachtin 31,96b 65,53b 80,95ab 89,38b

3 Emamectin benzoate + Matrine 26,47b 48,09c 61,36c 66,54c

4 Chlorantraniliprole + Thiamethoxam 32,70b 58,71bc 70,22bc 74,98c

CV (%) 12,27 8,55 7,28 6,26Mức ý nghĩa * * ** **

Page 94: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

94

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀCỏ thi hắt hơi (Achillea ptarmica) là loài hoa

thuộc chi Cỏ thi (Achillea), được phân bố chủ yếu ở châu Âu. Mang nhiều đặc điểm của họ Cúc như chùm hoa màu trắng đặc sắc, A. ptarmica được dùng chủ yếu làm cây cảnh. Bên cạnh đó, tinh dầu từ A. ptarmica có thể được sử dụng để chiết xuất một số loại thuốc chống côn trùng (Kindlovits and Nemeth, 2012; Kuropka et al., 1991). Một đặc tính quan trọng của A. ptarmica là có thể sinh trưởng tốt cho điều kiện khô hạn. Vì thế, đây được xem là đối tượng rất phù hợp để phát triển với điều kiện ở Việt Nam hiện nay.

Để cung ứng nguồn cây in vitro sạch bệnh, hoàn thiện quy trình nhân giống là rất cần thiết. Đây cũng là tiền đề quan trọng để góp phần bảo tồn nguồn gen và phục vụ công tác nhân nhanh giống hoa. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu trên thế giới về quy trình nhân nhanh A. ptarmica (Čellárová et al., 1982) cũng như các loài Achillea spp. (Alvarenga et al.,2015). Hầu hết nghiên cứu tập trung vào phân tích thành phần và xác định tính chất của hoạt chất trong cây (Althaus et al., 2014, Kuropka et al., 1991).

Nghiên cứu này nhằm hoàn thiện ky thuật nhân giống in vitro cây cỏ thi hắt hơi (A. ptarmica) phục vụ cho phát triển cây hoa ở Việt Nam.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưuNguồn hạt giống hoa A. ptarmica được nhập nội

từ Viện Nghiên cứu Cây công nghiệp Vavilop - Nga (Vavilop Research Institute of Plant Industry).

2.2. Phương pháp nghiên cưuCác thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn

ngẫu với 3 lần nhắc lại gồm:- Phương pháp khử trùng mẫu: Hạt được lắc với

cồn 70% trong 10 giây (Alvarenga et al., 2015); sau đó xử lý trong dung dịch NaClO 5% với các khoảng thời gian khác nhau (5; 10; 15; 20 phút) hoặc HgCl2 0,1% với các khoảng thời gian 3; 5; 7; 10 phút, rửa lại hạt bằng nước cất khử trùng 3 lần trước khi gieo trên môi trường MS (Murashige & Skoog) pH 5,7 ± 0,1 (Conn et al., 2013). Bình nuôi cấy được giữ trong điều kiện ánh sáng nhân tạo với quang chu kỳ 14 h sáng/10 h tối, cường độ chiếu sáng 3000 lux, nhiệt độ 25oC.

- Phương pháp nhân nhanh chồi trong điều kiện in vitro: Sau 4 tuần nuôi cấy, những chồi thu được từ cây con được cắt thành các mẫu nhỏ có kích thước 1,5 ÷ 2 cm chứa mắt ngủ, được chuyển sang môi trường tái sinh chồi là MS bổ sung 6-Benzyl amino purine (BAP) pH 5,7 ± 0,1 với các nồng độ 0,1; 03; 0,5; 0,7; 1,0 mg/l. Các chỉ tiêu đánh giá sau 4 tuần nuôi cấy gồm: hệ số nhân nhanh, chiều cao chồi (mm), đặc điểm chồi tái sinh.

- Phương pháp tạo cây in vitro hoàn chỉnh: Các chồi đơn hữu hiệu có chiều cao ≥ 2 cm được tách ra khỏi cụm chồi và cấy chuyển vào môi trường kích thích ra rễ là MS bổ sung 1-Naphthaleneacetic acid (NAA), pH 5,7 ± 0,1 với các nồng độ 0,1; 0,3; 0,5; 0,7 mg/l. Sau 4 tuần nuôi cấy, xác định các chỉ tiêu: số rễ/chồi, chiều dài rễ trung bình (mm), chất lượng cây.

- Phương pháp rèn luyện cây in vitro thích nghi với điều kiện tự nhiên: Cây in vitro 4 tuần tuổi hoàn chỉnh được đưa vào nhà lưới theo dõi từ 5 - 7 ngày.

1 Đại học Sư phạm Hà Nội 22 Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

HOÀN THIỆN KY THUẬT NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY CỎ THI HẮT HƠI (Achillea ptarmica) Ở VIỆT NAM

Phạm Phương Thu1,2, Chu Đức Hà2, Phan Thị Trang1, La Việt Hồng1

TÓM TẮTCây cỏ thi hắt hơi (Achillea ptarmica) là một loại cỏ mới, thuộc họ Cúc, có giá trị kinh tế cao và được sử dụng

để chiết xuất tinh dầu. Trong nghiên cứu này, quy trình nhân giống in vitro cây cỏ thi hắt hơi (Achillea ptarmica) đã được đề xuất và hoàn thiện. Hạt cây A. ptarmica được khử trùng bằng dung dịch NaClO 5% trong 15 phút. Công thức thích hợp để nhân nhanh chồi từ mẫu A. ptarmica là môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l BAP. Hệ số nhân chồi cao nhất đạt 24,4 lần với chất lượng chồi đồng đều. Khi xử lý với NAA, số lượng rễ trung bình dao động từ 12,2 ÷ 16,0 rễ/mẫu. Trong đó, môi trường MS bổ sung 0,3 mg/l NAA đã được xác định là công thức thích hợp nhất cho sự ra rễ, tạo cây A. ptarmica hoàn chỉnh. Ở giai đoạn vườn ươm, cây in vitro thích hợp nhất với giá thể 100% cát.

Từ khóa: Achillea ptarmica, chất điều hòa sinh trưởng, nuôi cấy mô, in vitro

Page 95: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

95

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Cây được rửa sạch để loại bỏ thạch và cấy vào khay đã chuẩn bị giá thể gồm: CT1: 50% đất + 50% xơ dừa, CT2: 30% đất + 70% xơ dừa, CT3: 50% đất + 50% cát, CT4: 30% đất + 70% cát, CT5: 100% cát. Đánh giá tỷ lệ sống sót của cây sau 2 tuần rèn luyện.

- Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu được xử lý thống kê sinh học bằng chương trình Excel 2010 theo mô tả của Nguyễn Văn Mã và cộng tác viên (2013).

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2016 đến

tháng 11/2017 tại Khoa Sinh, Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả khử trùng tạo mẫu sạch in vitroĐầu tiên, hạt A. ptarmica được xử lý để tạo mẫu

sạch in vitro trong dung dịch NaClO 5%, thời gian xử lý 5, 10, 15, 20 phút và HgCl2 0,1%, thời gian xử lý 3, 5, 7, 10 phút. Hạt đã khử trùng được nuôi cấy trên môi trường MS để theo dõi khả năng nảy mầm của từng công thức khử trùng. Kết quả theo dõi sau 4 tuần được thể hiện ở Bảng 1.

Bảng 1. Tỷ lệ nảy mầm của hạt A. ptarmica được khử trùng trong các công thức

* Ghi chú: T - Thời gian xử lý (phút)

Có thể thấy rằng, tỷ lệ nảy mầm trung bình của hạt A. ptarmica khi khử trùng bằng NaClO 5% cao hơn HgCl2 0,1%. Cụ thể, tỷ lệ nảy mầm trung bình của hạt khi xử lý với HgCl2 0,1% trong khoảng thời gian khác nhau được ghi nhận dao động từ 2,22 ÷ 11,11%. Trong khi đó, với các công thức được xử lý với NaClO 5%, tỷ lệ này có giá trị cao hơn, đạt 6,66 ÷ 53,33%. Khi xử lý với NaClO 5% trong 5 phút hoặc HgCl2 0,1% trong 3 phút, hạt không nảy mầm và bị nhiễm hoàn toàn chỉ sau 3 - 5 ngày theo dõi (Bảng 1).Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy: xử lý hạt

với NaClO 5% (20 phút) và HgCl2 0,1% (10 phút) tỷ lệ nảy mầm là 0%. Điều này có thể được giải thích do kích thước hạt A. ptarmica rất nhỏ, lớp vỏ mỏng nên NaClO và HgCl2 nồng độ cao dễ dàng gây độc tế bào và ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm. Gần đây, một họ hàng của A. ptarmica là A. millefolium đã được tối ưu hóa quá trình vào mẫu bằng cách xử lý với NaClO và lắc với cồn 70% (Alvarenga et al., 2015), cho kết quả nghiên cứu tương tự. Như vậy, điều kiện khử trùng được cho là tối ưu trong nghiên cứu này là công thức xử lý với NaClO 5% trong 15 phút.

3.2. Kết quả nhân nhanh chồi in vitro cây cỏ thi hắt hơi

Để nhân nhanh chồi in vitro cây A. ptarmica, BAP được bổ sung vào môi trường nuôi cấy ở các nồng độ khác nhau. Sau 4 tuần theo dõi, kết quả đã có sự chênh lệch về hệ số nhân nhanh giữa các công thức môi trường. Cụ thể, khi tăng dần nồng độ BAP từ 0,1 ÷ 1,0 mg/l, hệ số nhân nhanh và chiều cao chồi trung bình cũng tỷ lệ thuận, tương ứng tăng dần từ 3,4 ÷ 24,4 lần và 5,8 ÷ 37,0 mm (Hình 1A). Như vậy, môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l BAP là công thức thích hợp, cho hệ số nhân nhanh cao nhất (24,4 lần) với chất lượng chồi tốt (chồi cao, mập, thân và lá xanh đồng đều) đạt tiêu chuẩn tạo cây in vitro hoàn chỉnh (Hình 1B).

Hình 1. A. Ảnh hưởng của BAP đến hệ số nhân nhanh và chiều cao chồi sau 4 tuần theo dõi. * chất lượng chồi kém; ** chất lượng chồi khá; *** chất lượng chồi tốt. B. Chất lượng chồi sau 2 tuần nuôi cấy trong công thức

bổ sung 0,5 mg/l BAP

Trước đó, một số nghiên cứu cũng đã ghi nhận ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng nhân nhanh chồi của các loài Achillea spp. Năm 2010, Danial và cộng tác viên đã nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến khả năng nảy chồi của A. biebersteinii (Danial and Kahrizi, 2010) và nhận thấy khi tăng nồng độ BAP lên một mức nhất định sẽ gây tác động kìm hãm sự nảy chồi từ mẫu A. biebersteinii. Kết quả tương tự cũng được ghi nhận trong nghiên cứu này. Khi dần tăng nồng độ BAP lên 1 mg/l thì hệ số nhân nhanh và chiều cao chồi giảm xuống (Hình 1A).

TTCông thưc xử lý Tỷ lệ nảy mầm

trung bình (%) Ghi chúHóa chất T*

1

NaClO 5%

5 0,00 Tỷ lệ nhiễm 100%

2 10 6,673 15 53,334 20 0,00

5

HgCl2 0,1%

3 0,00 Tỷ lệ nhiễm 100%

6 5 2,227 7 11,118 10 0,00

Page 96: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

96

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Điều này có thể được giải thích do sự tái sinh chồi in vitro phụ thuộc vào hàm lượng cytokinin nội sinh và ngoại sinh. Khi nồng độ cytokinin cao có thể ức chế quá trình tái sinh chồi thông qua đó chiều cao chồi giảm xuống.

3.3. Kết quả tạo cây cỏ thi hắt hơi in vitro hoàn chỉnhTrong số các chất điều tiết sinh trưởng, NAA,

thuộc nhóm auxin, được coi là hợp chất kích thích quá trình ra rễ của chồi một cách hiệu quả trong nuôi cấy in vitro (Alvarenga et al., 2015). Trong nghiên cứu này, để đánh giá khả năng ra rễ từ chồi A. ptarmica, NAA được bổ sung vào môi trường dinh dưỡng với các nồng độ khác nhau. Kết quả theo dõi sau 4 tuần nuôi cấy được trình bày ở Bảng 2.

Bảng 2. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ của chồi và tạo cây hoàn chỉnh

Ghi chú: * chất lượng chồi kém (chồi mảnh, còi, yếu); ** chất lượng chồi khá (chồi trung bình, mọng nước, xanh); *** chất lượng chồi tốt (chồi cao, mập, thân và lá xanh đồng đều). Số liệu thể hiện trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.

Kết quả cho thấy, khả năng tạo rễ của chồi ở môi trường có nồng độ NAA khác nhau không có sự biến động lớn. Cụ thể, số lượng rễ trung bình ở các công thức bổ sung NAA dao động từ 12,2 ÷ 16,0 rễ/mẫu (Bảng 2). Trong khi đó, sự khác biệt có ý nghĩa được ghi nhận rõ rệt nhất ở chỉ tiêu chiều dài rễ. Khi tăng dần nồng độ NAA từ 0,1 ÷ 0,3 mg/l, chiều dài rễ cũng tăng từ 45,4 ÷ 81,0 mm, mặc dù số chồi cao nhất ở nồng độ 0,1 mg/l NAA. Mặt khác, tiếp tục tăng nồng độ NAA đến 0,7 mg/l cho kết quả ngược lại, chiều dài rễ giảm. Như vậy, môi trường MS bổ sung 0,3 mg/l NAA là công thức thích hợp cho quá trình kích thích chồi ra rễ tạo cây in vitro hoàn chỉnh.

3.4. Kết quả rèn luyện cây cỏ thi hắt hơi in vitro thích nghi với điều kiện tự nhiên

Giai đoạn đưa cây in vitro ra vườn ươm được xem là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến khả năng ứng dụng quy trình nuôi cấy mô vào

thực tế sản xuất. Kết quả cho thấy, cây A. ptarmica ưa thích sinh trưởng trong giá thể cát, tỷ lệ cây sống sót trung bình trên giá thể 100% cát đạt khoảng 97,11% (Bảng 3).

Bảng 3. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây Cỏ thi hắt hơi (sau 2 tuần nuôi cấy)

Hình 2. Khả năng sống sót của A. ptarmica trên giá thể cát sau

A. 2 tuần trong điều kiện vườn ươm; B. Tình trạng cây khỏe mạnh sau 2 tuần

Kết quả này có thể được giải thích do bản chất A. ptarmica chịu được khô hạn, vì thế cây không yêu cầu cao đối với đất. Đây là những kết quả rất có giá trị nhằm hoàn thiện và khép kín quy trình nuôi cấy mô cây A. ptarmica cũng như cung cấp những dẫn liệu cần thiết cho nghiên cứu các loài Achillea spp. khác.

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luận- Công thức khử trùng tối ưu cho hạt A. ptarmica

là NaClO 5% trong 15 phút. Ở công thức này tỷ lệ hạt nảy mầm cao nhất, đạt 53,33%.

- Môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l BAP là công thức thích hợp nhất để nhân nhanh chồi từ mẫu A. ptarmica. Hệ số nhân nhanh đạt 24,4 lần với chất lượng chồi đồng đều và đạt tiêu chuẩn.

- Khi bổ sung NAA vào môi trường, số lượng rễ trung bình ở các công thức bổ sung NAA dao động từ 12,2 ÷ 16,0 rễ/mẫu. Kết quả đã xác định được môi trường MS bổ sung 0,3 mg/l NAA là công thức thích hợp nhất cho quá trình kích thích ra rễ tạo cây in vitro hoàn chỉnh.

Môi trường Số rễ Chiều dài rễ (cm)

Chất lượng chồi

Đối chứng 13,00 ± 4,06a 45,40 ± 15,10b ***0,1 mg/l NAA 16,00 ± 5,04a 48,40 ± 11,94b ***0,3 mg/l NAA 14,00 ± 4,52a 81,00 ± 20,12a ***0,5 mg/l NAA 12,40 ± 2,07a 32,80 ± 6,83bc ***0,7 mg/l NAA 12,20 ± 1,09a 25,40 ± 6,58a ***LSD0,05 4,83 17,36

Công thưc Loại giá thể Tỷ lệ cây sống (%)

I 50% đất + 50% sơ dừa 0II 30% đất + 70% sơ dừa 0III 100% cát ẩm 97,11IV 50% đất + 50% cát 57,60V 30% đất + 70% cát 76,90

Page 97: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

97

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

- Trong giai đoạn vườn ươm, cây A. ptarmica sinh trưởng tố t trong giá thể 100% cát, tỷ lệ cây sống sót đạt khoảng 97,11%.

4.2. Đề nghịNghiên cứu này sẽ được tiếp tục nhằm đánh

giá hoạt chất và hàm lượng tinh dầu trong cây A. ptarmica được nuôi cấy in vitro.

TÀI LIỆU THAM KHẢONguyễn Văn Mã, La Việt Hồng, Ong Xuân Phong,

2013. Phương pháp nghiên cứu sinh lý học thực vật. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Althaus, J. B., Kaiser, M., Brun, R., Schmidt, T. J., 2014. Antiprotozoal activity of Achillea ptarmica (Asteraceae) and its main alkamide constituents. Molecules, 19(5): 6428-6438.

Alvarenga, I. C., Pacheco, F. V., Silva, S. T., Bertolucci, S. K., Pinto, J. E., 2015. In vitro culture of Achillea millefolium L.: quality and intensity of light on growth and production of volatiles. Plant Cell Tissue Organ Cult, 122(2): 299-308.

Čellárová, E., Greláková, K., Repčák, M., Hončariv, R., 1982. Morphogenesis in callus tissue cultures of some Matricaria and Achillea species. Biologia plantarum, 24(6): 430-433.

Conn, S., Hocking, B., Dayod, M., Athman, A., Henderson, S., Aukett, L., Conn, V., Shearer, M., Fuentes, S., Tyerman, S., Gilliham, M., 2013. Protocol: optimising hydroponic growth systems for nutritional and physiological analysis of Arabidopsis thaliana and other plants. Plant Methods, 9(1): 4.

Danial, K., Kahrizi, M., 2010. Effect of 6-benzylaminopurine, 2,4-dichlorophenoxyacetic acidand indole-3-butyric acid on micropropagation stages of Achillea biebersteinii. Asian J Chem, 22(3): 2383-2386.

Kindlovits, S., Németh, E., 2012. Sources of variability of yarrow (Achillea spp.) essential oil. Acta Alimentaria, 41(1): 92-103.

Kuropka, G., Neugebauer, M., Glombitza, K. W., 1991. Essential oils of Achillea ptarmica. Planta Medica, 57(5): 492-494.

Study on micropropagation of Achillea ptarmica in VietnamPham Phuong Thu, Chu Duc Ha, Phan Thi Trang, La Viet Hong

AbstractA. ptarmica is known as a flowering plant, belonging to Asteraceae family, has high economic value and is used to isolate yarrow oil. In this study, the protocol of the micropropagation of Achillea ptarmica was proposed and completed. A. ptarmica seeds were highly recommended to be sterilized by immersing in NaClO 5% for 15 minutes. Formula for callus induction from A. ptarmica samples was found to be MS medium containing 0.5 mg/l BAP. The highest callus induction rate reached 24.4 times with good quality. In the treatment of NAA, the amount of roots ranged from 12.2 ÷ 16.0 roots per sample. Among them, MS medium containing 0.3 mg/l NAA was the most appropriate formula for root induction in A. ptarmica seedlings. In the greenhouse condition, in vitro plants could survive and develop in the 100% sand substrate.Keywords: Achillea ptarmica, growth regulator, tissue culture, in vitro

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY THÌA CANH (Gymnema sylvestre) BẰNG KY THUẬT GIÂM CÀNH TRÊN HỆ THỐNG KHÍ CANH

Trần Thị Quý1, Nguyễn Quang Thạch1, Trương Thanh Hưng1, Ngô Thị Lam Giang1, Phạm Hữu Nhượng1

TÓM TẮTCây thìa canh hay dây thìa canh (Gymnema sylvestre B.) là loại cây dược liệu quý ở nước ta có tác dụng rất tích

cực trong việc điều trị cho bệnh tiểu đường. Công nghệ khí canh thích hợp để nhân giống nhiều loại cây trồng. Kết quả nghiên cứu nhân giống cây thìa canh bằng phương pháp khí canh đã xác định được một số thông số cần thiết để nhân giống vô tính cây thìa canh với hệ số nhân cao. Cành giâm cây thìa canh có 1 và 2 cặp lá khi giâm cành trên hệ thống khí canh là thích hợp nhất, sau 2 tuần tỷ lệ hom ra rễ đạt trên 96,6%, số rễ đạt 7,53 rễ/cây, rễ dài 42,07 cm. Sử

Ngày nhận bài: 13/11/2017Ngày phản biện: 18/11/2017

Người phản biện: TS. Trần Danh SửuNgày duyệt đăng: 11/12/2017

1 Viện Sinh học Nông nghiệp Tất Thành - Đại học Nguyễn Tất Thành

Page 98: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

98

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀCây thìa canh là một loại cây thuốc quý trong chi

Gymnema thuộc họ Thiên lý Asclepiadaceae. Hoạt chất chính trong cây thìa canh là acid gymnemic có tác dụng làm tăng tiết insulin tuyến tụy, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột (Sharma et al. 2010). Do đó, cây thìa canh được ứng dụng trong điều trị cho các bệnh nhân tiểu đường type 1, type 2, phối hợp với các thuốc điều trị khác để kiểm soát và làm giảm đường huyết, ổn định kéo dài hàm lượng đường huyết, phòng ngừa biến chứng, giảm cholesterol và lipid trong máu… Hiện nay, nguồn cây thìa canh làm dược liệu chủ yếu được khai thác từ tự nhiên. Tuy nhiên, tốc độ khai thác ngày càng gia tăng, cách thức khai thác chủ yếu là khai thác hủy diệt và hầu như không có trồng trọt thay thế. Do vậy, sự phân bố và số lượng cây thìa canh trong tự nhiên ngày càng bị thu hẹp và khan hiếm (Bùi Việt Hùng, 2011).

Ky thuật khí canh ra đời được xem như là bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất giống vô tính cây trồng. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng thành công công nghệ khí canh trong việc tạo ra cây giống có chất lượng đồng đều và rút ngắn được thời gian nhân giống.

Một số công ty sinh học của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Úc, Canada, … đã thông báo xây dựng thành công hệ thống khí canh vào sản xuất công nghiệp khoai tây giống với năng suất tăng 5-10 lần so với các quy trình thông thường, các công ty này đã xây dựng các xí nghiệp công nghiệp sản xuất chủ động củ giống với công suất rất cao (5 - 10 triệu củ/năm) (International Potato Center, 2010). Tại Việt Nam, Viện Sinh học nông nghiệp - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Nguyễn Quang Thạch và cộng tác viên (2009) cũng đã ứng dụng thành công ky thuật khí canh trong việc nhân giống cây khoai tây cấy mô cho hiệu quả vượt trội với hệ số nhân giống đạt 8 -11 lần/tháng.

Do vậy, nghiên cứu ứng dụng ky thuật khí canh trong nhân giống vô tính cây thìa canh được tiến hành nhằm xác định những thông số ky thuật cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất loại cây dược liệu quý này.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưu- Hệ thống khí canh: Do Viện Sinh học Nông

nghiệp Tất Thành thiết kế (Nguyễn Quang Thạch và ctv., 2015).

- Nguồn mẫu: Cây thìa canh do Trung tâm nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung bộ - Viện Dược liệu cung cấp.

- Các thiết bị đo pH, đo EC (cây đo đa năng 3 chỉ tiêu pH, EC và ppm - công ty Hanna).

- Các loại dung dịch dinh dưỡng Knop, dinh dưỡng Gelrigeli, dinh dưỡng Imai và dung dịch dinh dưỡng Hoagland cảỉ tiến.

- Điều kiện nhân giống: Nhà màng có mái che mưa, xung quanh bao lưới chống côn trùng, có lưới cắt nắng để đóng hay mở khi cần.

- Thành phần dung dịch Hoagland cải tiến dùng trong nghiên cứu (Nguyễn Quang Thạch và ctv,. 2015):

2.2. Phương pháp nghiên cưu

2.2.1. Bố trí thí nghiệm- Nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom cây

thìa canh đến sự ra rễ trên hệ thống khí canh. Thí nghiệm được bố trí với 4 loại hom khác nhau: hom có 1 cặp lá, hom có 2 cặp lá, hom có 3 cặp lá và hom có 4 cặp lá.

- Nghiên cứu xác định dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho cây thìa canh trồng trong khí canh. Chọn cây đã được giâm ra rễ trong bồn khí canh có đồng đều nhau về kích thước số rễ (cành ươm có hai cặp lá với khoảng 4 rễ), lấy 10 cây để trồng trên mỗi nhắc lại. Khoảng cách cây 10 cm ˟ 10 cm. Theo dõi số liệu trên tất cả các cây tham gia thí nghiệm.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dẫn điện (Electrical Conductivity: EC) của dung dịch trồng

dụng dung dịch dinh dưỡng Hoagland cải tiến với độ dẫn điện (EC) 1.500 µS/cm, chu kỳ phun dinh dưỡng là phun 20 giây và nghỉ phun 10 phút là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển của cây thìa canh trồng trên khí canh, hệ số nhân giống đạt 20,0 cành giâm/tháng/cây.

Từ khóa: Cây thìa canh, nhân giống vô tính, khí canh

Thành phần

nguyên tố

Hàm lượng (ppm)

Thành phần

nguyên tố

Hàm lượng (ppm)

N (NO3-) 200,056 Zn 0,050

N (NH4+) 9,944 B 0,500

P 34,669 Mn 0,500K 233,547 Cu 0,020

Mg 48,000 Mo 0,010Ca 197,166 Na 0,005S 63,637 Si 0,025

Fe 4,000 Cl 0,000

Page 99: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

99

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

khí canh lên sinh trưởng và hệ số nhân của cây thìa canh trên hệ thống khí canh Chọn cây đã được giâm ra rễ trong bồn khí canh có đồng đều nhau về kích thước số rễ (cành ươm có hai cặp lá với khoảng 4 rễ), lấy 10 cây để trồng trên mỗi nhắc lại. Khoảng cách cây 10 cm ˟ 10 cm. Theo dõi số liệu trên tất cả các cây tham gia thí nghiệm.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ phun dung dịch dinh dưỡng lên sinh trưởng và hệ số nhân của cây thìa canh trên hệ thống khí Chọn cây đã được giâm ra rễ trong bồn khí canh có đồng đều nhau về kích thước số rễ (cành ươm có hai cặp lá với khoảng 4 rễ), lấy 10 cây để trồng trên mỗi nhắc lại. Khoảng cách cây 10 cm ˟ 10 cm. Theo dõi số liệu trên tất cả các cây tham gia thí nghiệm.

Tất cả các thí nghiệm đều được thực hiện trên giàn khí canh và đều được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD) với 3 lần lặp lại.

2.2.2. Chỉ tiêu theo dõiTỷ lệ cành giâm ra rễ (%); chiều dài rễ (cm); số

lượng rễ/cây (rễ); số chồi phát sinh trung bình trên cây (chồi/cây); số lá hình thành trung bình/cây; hệ số nhân (cành giâm/tháng/cây); tỷ lệ cây sống (%).

2.2.3. Xử lý số liệuSố liệu được xử lý bằng phần mềm SAS 9.3.1 và

Excel 2010.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưu- Thời gian nghiên cứu: 5/2015 - 10/2017.- Địa điểm: Viện Sinh học Nông nghiệp Tất

Thành, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cưu ảnh hưởng của loại cành giâm cây thìa canh đến sự ra rễ trên hệ thống khí canh

Các cành giâm cây thìa canh có 1, 2, 3 và 4 cặp lá thuần thục được giâm trên hệ thống khí canh. Sau 14 ngày giâm, kết quả được thể hiện ở bảng 1 và bảng 2.

Kết quả bảng 1 cho thấy hầu hết các cành giâm đã bắt đầu xuất hiện rễ ở ngày thứ 8 sau giâm. Ở CT1 (cành giâm có 1 cặp lá) cho tỷ lệ ra rễ đạt 100% sau 11 ngày giâm cành, CT2 (cành giâm có 2 cặp lá) cho tỷ lệ ra rễ đạt 96,6% sau 13 ngày giâm cành. Trong khi đó, tỷ lệ ra rễ ở công thức cành giâm có 3 và 4 cặp lá thấp hơn, tỷ lệ này lần lượt là 80,0 % và 76,6% sau 14 ngày theo dõi.

Bên cạnh đó, các số liệu thu được ở bảng 2 cũng chỉ ra sự vượt trội về số lượng rễ và chiều dài rễ của công thức cành giâm có 1 và 2 cặp lá so với cành giâm có 3 và 4 cặp lá. Cụ thể, chiều dài rễ ở công thức 1 và công thức 2 đạt lần lượt là 37,77 cm và 42,07 cm, cao hơn chiều dài rễ ở công thức 3 và công thức 4 (lần lượt 22,77 và 20,48 cm). Số lượng rễ của cành giâm có 1 và 2 cặp lá cũng nhiều hơn so với cành giâm có 3 và 4 cặp lá. So sánh với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác khi tiến hành thí nghiệm nhân giống cây thìa canh bằng phương pháp giâm hom trên giá thể và nuôi cấy mô in vitro, phương pháp nhân giống khí canh tỏ ra ưu thế vượt trội hoàn toàn. Ví dụ, Vũ Thị Phượng (2016) giâm hom bánh tẻ cây thìa canh trên giá thể chỉ cho tỷ lệ hom sống là 52,67%, tỷ lệ hom bật chồi là 52%, tỷ lệ hom ra rễ là 44%, số rễ/hom đạt 3,23; chiều dài rễ 3 cm sau 25 ngày giâm. Bằng phương pháp nuôi cấy in vitro,

Sharma và Bansal (2010) đã tái sinh thành công cây thìa canh từ chồi ngọn và chồi bên của cây trưởng thành (2 - 3 năm tuổi), hệ số tạo chồi cao nhất đạt được trong môi trường MS là 8 chồi/mẫu, tỷ lệ chồi tạo rễ đạt 80%.

Bảng 2. Ảnh hưởng của các loại cành giâm cây thìa canh đến số lượng rễ và chiều dài rễ

trên hệ thống khí canh (sau 14 ngày theo dõi)

Ghi chú: P = 0,01

Bảng 1. Ảnh hưởng của các loại cành giâm cây thìa canh đến khả năng ra rễ trên hệ thống khí canh (sau 14 ngày theo dõi)

Ghi chú: P = 0,01

TT Công thưcTỷ lệ ra rễ (%)

8 ngày 9 ngày 10 ngày 11 ngày 12 ngày 13 ngày 14 ngày1 Cành giâm 1 cặp lá 33,3 83,3 96,6 100,0 100,0 100,0 100,0a2 Cành giâm 2 cặp lá 36,6 83,3 83,3 86,6 86,6 96,6 96,6a3 Cành giâm 3 cặp lá 36,6 73,3 73,3 83,3 83,3 83,3 80,0b4 Cành giâm 4 cặp lá 23,3 53,3 60,0 70,0 73,3 73,3 76,6b

CV (%) 2,13

TT Công thưc Số lượng rễ TB (rễ)

Chiều dài rễ TB (cm)

1 Cành giâm 1 cặp lá 7,60a 37,77a2 Cành giâm 2 cặp lá 7,53a 42,07a3 Cành giâm 3 cặp lá 4,83b 22,77b4 Cành giâm 4 cặp lá 4,47b 20,48b

CV (%) 11,49 8,87

Page 100: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

100

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

3.2. Nghiên cưu xác định dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho cây thìa canh trồng trong khí canh

Bảng 3 cho thấy cây thìa canh sinh trưởng tốt nhất khi sử dụng dung dịch dinh dưỡng khí canh Hoagland cải tiến. Số chồi và số lá trung bình trên cây lần lượt đạt 3,83 chồi/cây và 42,13 lá/cây, khác biệt rất có ý nghĩa với các công thức dung dịch dinh dưỡng còn lại trong thí nghiệm. Điều này có thể lý giải là do các thành phần trong dung dịch Hoagland

cải tiến là phù hợp, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự sinh trưởng phát triển, tăng sinh khối của cây thìa canh. Hệ số nhân đạt cao nhất khi sử dụng dung dịch Hoagland cải tiến đạt 18,60 cành giâm/tháng/cây. Con số này cao vượt trội so với phương pháp nhân nhanh in vitro (Reddy et al., 2004) khi nhân giống in vitro cây thìa canh trên môi trường nhân nhanh (5 mg/l BA + 0,2 mg/l α - NAA) cho hệ số nhân cao nhất là 7 chồi /mẫu/2 tháng.

3.3. Nghiên cưu ảnh hưởng của độ dẫn điện (Electrical Conductivity: EC) của dung dịch trồng khí canh lên sinh trưởng và hệ số nhân của cây thìa canh trên hệ thống khí canh

Thông thường, mỗi loại cây trồng thích hợp với một giá trị EC nhất định. Số liệu bảng 4 cho thấy cây thìa canh sinh trưởng chậm ở mức EC thấp 500 µs/cmvà 1.000 µs/cm. Nhưng khi tăng EC lên 1.500 µs/cm

cây thìa canh có sự sinh trưởng tốt, số chồi và số lá trung bình trên cây lần lượt đạt 4,13 chồi/cây và 46,33 lá/cây. Ở mức EC này, hệ số nhân đạt 19,5 cành giâm/tháng/cây. Tuy nhiên, khi độ dẫn điện quá cao lại hạn chế sự sinh trưởng cây thìa canh, số chồi và số lá khi ở mức EC 2.000 µs/cm giảm lại chỉ đạt trung bình 3,10 chồi/cây và 34,60 lá/cây.

Bảng 3. Số chồi, số lá và hệ số nhân của cây thìa canh trồng trên hệ thống khí canh khi sử dụng các loại dung dịch dinh dưỡng khác nhau (sau 4 tuần theo dõi)

Bảng 4. Các chỉ tiêu sinh trưởng và hệ số nhân của cây thìa canh trồng trên hệ thống khí canh ở độ dẫn diện (EC) khác nhau sau 4 tuần theo dõi

Ghi chú: P = 0,01

Ghi chú: P = 0,01

TT Công thưc Số chồi TB (chồi/cây)

Số lá TB (lá/cây)

Số cành cắt giâm

lần 1

Số cành cắt giâm

lần 2

Hệ số nhân (cành giâm/tháng/cây)

1 Dung dịch Knop (ĐC) 2,33b 21,47b 2,60c 4,00c 6,602 Dung dịch Imai 2,67b 26,40b 3,40b 6,00b 9,403 Dung dịch Gelrigeli 2,37b 21,07b 3,10bc 4,00c 7,104 Dung dịch Hoagland cải tiến 3,83a 42,13a 7,10a 11,50a 18,60

CV (%) 14,43 7,21 7,09 5,14

3.4. Nghiên cưu ảnh hưởng của chu kỳ phun dung dịch dinh dưỡng lên sinh trưởng và hệ số nhân của cây thìa canh trên hệ thống khí canh

Thời gian phun và nghỉ phun dinh dưỡng trong hệ thống khí canh là các yếu tố hết sức quan trọng liên quan đến khả năng giữ ẩm và thoáng khí cho rễ cây, ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng phát triển của bộ rễ và của cây.

Kết quả ở bảng 5 chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố này trên cây thìa canh. Ở công thức 2, thời gian phun theo chu kỳ 20 giây nghỉ phun 10 phút, cây thìa canh sinh trưởng phát triển tốt nhất. Số chồi và số lá trung bình trên cây đạt cao nhất, lần lượt là 4,20 chồi/cây và 47,20 lá/cây. Điều này có thể được giải thích là do đã tạo đủ sự thông thoáng khí nhưng vừa đủ ẩm để rễ cây không bị khô, lượng

TT Công thưc Số chồi TB (chồi/cây)

Số lá TB (lá/cây)

Số cành cắt giâm

lần 1

Số cành cắt giâm lần 2

Hệ số nhân (cành giâm/tháng/cây)

1 EC = 500 µs/cm 2,00c 23,87c 2,00c 3,50c 5,502 EC = 1.000 µs/cm 2,73bc 29,67b 5,00b 7, 0b 12,003 EC = 1.500 µs/cm 4,13a 46,33a 8,00a 11,50a 19,504 EC = 2.000 µs/cm 3,10b 34,60b 4,50bc 9,00ab 13,50

CV (%) 12,13 5,41 6,89 5,87

Page 101: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

101

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Bảng 5. Các chỉ tiêu liên quan tới sinh trưởng và hệ số nhân cây thìa canh trên hệ thống khí canh sau 1 tháng trên các công thức có chu kỳ phun dinh dưỡng khác nhau

dinh dưỡng phun lên đủ để cây sinh trưởng phát triển tốt. Do đó, hệ số nhân cũng tăng lên ở công thức này, đạt trung bình 20,00 cành giâm/tháng/cây. Ở CT1 (phun 20s, nghỉ phun 5 phút) có thời gian nghỉ phun ngắn, lượng dinh dưỡng phun vào rễ dư thừa làm cho ẩm độ trong bồn quá cao, rễ dễ bị úng nước, kém phát triển, dẫn đến cây sinh trưởng

chậm. Ngược lại, ở CT3 (phun 20s, nghỉ phun 15 phút) và CT4 (phun 20s, nghỉ phun 20 phút) lại có thời gian nghỉ phun quá dài, lượng dinh dưỡng phun lên rễ không đủ để giữ ẩm cho rễ, rễ nhanh bị khô; đồng thời lượng dinh dưỡng phun lên chưa đủ, dẫn đến cây phát triển chậm, khả năng nảy chồi và ra lá mới kém hơn.

IV. KẾT LUẬN- Sử dụng cành giâm cây thìa canh có 1 và 2 cặp lá

là thích hợp làm vật liệu để giâm cành trên hệ thống khí canh cho tỷ lệ ra rễ cao (100% và 96,6%).

- Sử dụng dung dịch Hoagland cải tiến với EC 1500 µs/cm, chu kỳ phun dinh dưỡng 20 giây và nghỉ phun 10 phút là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây thìa canh trên hệ thống khí canh, tạo bồn mạ để khai thác cành giâm tốt nhất, cho hệ số nhân đạt cao nhất (20,0 cành giâm/tháng/cây).

LỜI CẢM ƠNKết quả công bố trên được trích từ kết quả nghiên

cứu của đề tài cấp Thành phố của thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã cấp kinh phí và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Quang Thạch, Ngô Thị Lam Giang, Trương

Thanh Hưng, Phạm Văn Tuân, Lại Đưc Lưu, Từ Bích Thủy, Ngô Minh Dũng, 2015. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ khí canh trong nhân giống và sản xuất nguồn nguyên liệu húng chanh Ấn Độ

(Coleus forskohlii) tại Nam bộ phục vụ phát triển nguồn dược liệu mới thay thế nhập nội. Báo cáo tổng kết đề tài Bộ Công thương, tr. 45-48.

Nguyễn Quang Thạch, Lại Đưc Lưu, Đinh Thị Thu Lê, Đỗ Sinh Liêm, Nguyễn Văn Đưc, 2009. Ảnh hưởng của nhiệt độ dung dịch đến khả năng sản xuất giống và sản xuất củ giống khoai tây bằng công nghệ khí canh trong vụ hè. Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 4: 443-452.

Vũ Thị Phượng, Đặng Ngọc Hùng, Ma Thị Tiệp, 2016. Nghiên cứu nhân giống cây thìa canh (Gymnema sylvestre) bằng phương pháp gieo hạt và giâm hom cành tại cơ sở nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây dược liệu Tam Thái Yên - Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 108(08): 127-133.

International Potato Center (CIP), 2010. Aeroponics: Newco produces seed potatoes in the open air. Truy cập ngày 20/9/2017. Địa chỉ: https://www.potatopro.com/news/2010/aeroponics.

Reddy S, Gopal RG, Sita LG, 2004. In vitro multiplication of Gymnema sylvestre R.Br. An important medicinal plant. Curr Sci, 10: 1-4.

Sharma B and Bansal YK, 2010. In vitro propagation of Gymnema sylvestre Retz. R.Br through apical bud culture. Journal of Medicinal Plants Research, 4(14): 1473-1476.

TT Công thưc Số chồi TB (chồi/cây)

Số lá TB (lá/cây)

Số cành cắt giâm lần 1

Số cành cắt giâm lần 2

Hệ số nhân (cành giâm/tháng/cây)

1 Nghỉ phun 5 phút 2,07bc 21,30bc 2,50bc 4,00c 6,502 Nghỉ phun 10 phút 4,20a 47,20a 7,50a 12,50a 20,003 Nghỉ phun 15 phút 3,13b 29,33b 3,00b 6,50b 9,504 Nghỉ phun 20 phút 2,03c 20,13c 1,50c 4,00c 5,50

CV (%) 8,75 10,46 10,50 4,26

Vegetative propagation of the Gymnema sylvestre by cutting method on aeroponic system

Tran Thi Quy, Nguyen Quang Thach, Truong Thanh Hung, Ngo Thi Lam Giang, Pham Huu Nhuong

AbstractGymnema (Gymnema sylvestre B.) is a precious medicinal herb in Vietnam, which has a very positive effect in the treatment of diabetes. Aeroponic technology ís the best way to keep the highest survival ratio of the post in vitro

Page 102: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

102

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

seedlings; the growth of the seedlings ís very well. The result identified some parameters needed for propagation of Gymnema plant with high multiplication rate via aeroponic method. Gymnema cuttings including one and two pairs of leaf were the most suitable materials for propagation on the aeroponic system. After two weeks, the rooting rate of cuttings was 96.6%, the average number of roots was 7.53 per cutting and the average length of root was 42.07 cm. The improved Hoagland nutrient solution at the electrical conductivity (EC) of 1,500 μS/cm was selected for Gymnema propagation on aeroponic system. The best spraying cycle for growth of Gymnema was in 20 seconds and then interrupted spraying in 10 minutes. The multiplication coefficient of Gymnema was 20.0 cuttings per month per plant on the aeroponic system.Keywords: Gymnema sylvestre, propagation, aeroponic system

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ KHÍ CANH TRONG NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY ĐINH LĂNG LÁ NHỎ (Polyscias fruticosa)

Trương Thanh Hưng1, Nguyễn Quang Thạch1, Trần Thị Quý1, Ngô Thị Lam Giang1, Phạm Hữu Nhượng1

TÓM TẮTCây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa L. Harms) là cây trồng có chứa saponin và được ứng dụng nhiều trong y

học cổ truyền cũng như y học hiện đại. Việc nhân nhanh cây giống phục vụ sản xuất loại dược liệu này là cần thiết. Trong khi phương pháp nhân giống truyền thống (giâm hom trên đất và giá thể) không cung cấp đủ nguồn cây giống chất lượng, thì việc ứng dụng nuôi cấy in vitro giúp tạo ra nguồn nguyên liệu sạch bệnh và cho ra lượng lớn cây giống, nhưng tỷ lệ sống khi chuyển cây ra vườn ươm có mái che còn rất hạn chế. Nghiên cứu này nhằm ứng dụng công nghệ khí canh khi chuyển cây con in vitro ra vườn ươm (có mái che) và nhân giống bằng ky thuật giâm cành trên hệ thống khí canh với mục đích khắc phục các tồn tại nêu trên. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây đinh lăng sau cấy mô được thuần dưỡng trên hệ thống khí canh là thích hợp nhất, có tỷ lệ sống cao, đạt 95%. Kết quả nghiên cứu ky thuật nhân giống bằng hom (từ chồi thân) trên hệ thống khí canh cho thấy dung dịch dinh dưỡng Hoagland cải tiến có độ dẫn điện (EC) là 1.500 µS/cm và phun dinh dưỡng theo chu kỳ phun 20 giây - nghỉ 10 phút là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển của hom giâm và cho hệ số nhân cao.

Từ khóa: Cây đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa), khí canh, nhân giống vô tính

Ngày nhận bài: 25/10/2017Ngày phản biện: 5/11/2017

Người phản biện: TS. Hà Thị LoanNgày duyệt đăng: 11/12/2017

I. ĐẶT VẤN ĐỀCông nghệ khí canh đã được nhiều tác giả trong

và ngoài nước nghiên cứu và ứng dụng trên các cây trồng khác nhau (Nguyễn Quang Thạch và ctv., 2006; Mai Bích Liên, 2010; Stoner, 1983; Soffer et al., 1988). Các tác giả đã nhận thấy sự ra rễ của cây rất thuận lợi và sạch bệnh khi trồng trong điều kiện phun mù dinh dưỡng cho phần gốc và rễ cây nằm trong bồn khí canh.

Cây đinh lăng lá nhỏ có tên khoa học Polyscias fruticosa  L. Harms đã được trồng khá phổ biến ở Việt Nam và là loại một trong những cây dược liệu quý. Cây nhỏ dạng bụi, cao 1,5 - 2 m, đã được Phạm Hoàng Hộ (2003) mô tả khá chi tiết về đặc điểm thực vật học và được Đỗ Tất Lợi (2003) đưa vào danh

mục cây thuốc Việt Nam. Ky thuật nhân giống cây đinh lăng bằng phương pháp nuôi cấy mô để có số lượng cây lớn đã được một số tác giả trong nước tiến hành (Phạm Thị Tố Liên và ctv., 2007; Nguyễn Ngọc Dung, 1998; Phạm Văn Lộc, 2014; Salwa, 2014). Tuy nhiên, hiện nay việc nhân giống số lượng lớn đang gặp nhiều khó khăn: Cây tái sinh bằng phương pháp nuôi cấy mô khi chuyển ra vườn ươm có tỷ lệ chết cao, trong khi phương pháp giâm cành trên đất theo cách truyền thống lại cho hệ số nhân rất thấp, thời gian ra rễ lâu và chất lượng cây không tốt do tác nhân gây bệnh làm hư hại cây giống và cây không đồng đều. Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng hệ thống khí canh để nhân giống vô tính cây đinh lăng lá nhỏ là cần thiết nhằm tạo ra số lượng lớn cây giống có chất lượng tốt phục vụ sản xuất.

1 Viện Sinh học Nông nghiệp Tất Thành - Đại học Nguyễn Tất Thành

Page 103: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

103

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu nghiên cưu- Cây đinh lăng lá nhỏ nuôi cấy in vitro được cung

cấp từ Khu nông nghiệp Công nghệ cao Tp.HCM. Các cây có chiều cao trung bình ~ 6 cm, 13 - 15 rễ/câyvà 4 lá/cây. Cây đinh lăng lá nhỏ cấy mô được nuôi trong hệ thống khí canh sau 8 và 16 tuần tuổi sau đó tiến hành cắt lấy cành nách để (7 - 10 cm) làm vật liệu cho các nghiên cứu tiếp theo.

- Hệ thống khí canh: Hệ thống sử dụng trong nghiên cứu là theo thiết kế cải tiến của Viện Sinh học Nông nghiệp Tất Thành - Đại học Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Quang Thạch và ctv., 2015).

- Các thiết bị đo pH, đo EC (cây đo đa năng 3 chỉ tiêu pH, EC và ppm - công ty Hanna).

- Các loại dung dịch dinh dưỡng Knop, dinh dưỡng Gelrigeli, dinh dưỡng Imai và dung dịch dinh dưỡng Hoagland cảỉ tiến.

Thành phần dung dịch Hoagland cải tiến dùng trong nghiên cứu (Nguyễn Quang Thạch và ctv., 2015):

2.2. Phương pháp nghiên cưu

2.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của các phương thức ra cây khác nhau đến khả năng thích ứng của cây đinh lăng nuôi cấy mô ở bồn mạ

Cây con đầy đủ rễ và lá trong chai cấy mô được lấy ra rửa sạch bộ rễ, rồi trồng trên các điều kiện khác nhau gồm: trồng trên giá thể bột xơ dừa (trực tiếp trên giá thể đã xử lý sạch tanin). Đối với cây trồng trên bồn khí canh và trên hệ thống thủy canh tĩnh thì cuốn một miếng xốp mềm quanh gốc và đặt vào các lỗ có sẵn trên tấm xốp dày 1,5 cm, đặt trên bồn khí canh và bồn thủy canh. Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu chiều cao cây (cm), số lá/cây và tỷ lệ cây sống (%) khi cây được 6 tuần tuổi.

Sử dụng dung dịch Hoagland cảỉ tiến để cung cấp dinh dưỡng cho cây con với nồng độ tăng dần, mức

EC = 400 µs/cm trong 2 tuần đầu, sau đó tăng mức EC lên 1.500 µs/cm, pH: 5,5 - 6,0.

2.2.2. Nghiên cứu xác định dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho cây đinh lăng trồng trong hệ thống khí canh

Cây con được tách từ chồi bên của cây đinh lăng đã ươm ra trên 13 rễ, đạt yêu cầu để đưa vào thí nghiệm xác định dinh dưỡng. Thí nghiệm được triển khai trên 4 công thức gồm: Dung dịch dinh dưỡng Knop, dung dịch dinh dưỡng Gelrigeli, dung dịch dinh dưỡng Imai và dung dịch dinh dưỡng Hoagland cải tiến.

Mỗi lần lặp lại 10 cây/công thức, theo dõi tất cả các cây có trên các công thức. Duy trì thời gian phun 20 giây và nghỉ phun 10 phút, pH: 5,5- 6,0; EC: 400 µs/cm cho cây 2 tuần kể từ khi trồng và tăng EC lên 1.500 µs/cm giai đoạn sau.

Theo dõi các chỉ tiêu chiều cao cây (cm), số lá/cây và hệ số nhân cây giống (số cây con tạo được trên 1 cây mẹ) khi cây được 16 tuần tuổi.

2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dẫn điện (EC) của dung dịch trồng khí canh lên sinh trưởng và hệ số nhân của cây đinh lăng trên hệ thống khí canh

Sử dụng cây đinh lăng con được tách từ chồi bên của cây đinh lăng đã ươm ra trên 13 rễ, đạt yêu cầu để đưa vào thí nghiệm với 4 mức EC: EC = 500 µs/cm; EC = 1.000 µs/cm; EC = 1.500 µs/cm; EC = 2.000 µs/cm.

Mỗi lần lặp lại 10 cây/công thức, theo dõi tất cả các cây có trên các công thức. Sử dụng dung dịch dinh dưỡng Hoagland cải tiến, với chu kỳ phun nghỉ là: phun 20 giây và nghỉ 10 phút, pH: 5,5 - 6,0; EC: 400 µs/cm cho cây 2 tuần kể từ khi trồng và tăng EC lên 1.500 µs/cm giai đoạn sau.

Theo dõi các chỉ tiêu chiều cao cây (cm), số lá/cây và hệ số nhân cây giống (số cây con tạo được trên 1 cây mẹ) khi cây được 8 tuần tuổi.

2.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ phun dung dịch dinh dưỡng lên sinh trưởng và hệ số nhân của cây đinh lăng trên hệ thống khí canh

Sử dụng cây con được tách từ chồi bên của cây đinh lăng đã ươm ra trên 13 rễ đạt yêu cầu để đưa vào thí nghiệm với các chu trình gồm: Phun 20 giây, nghỉ 5 phút; Phun 20 giây, nghỉ 10 phút; Phun 20 giây, nghỉ 15 phút; Phun 20 giây, nghỉ 20 phút.

Mỗi lần lặp lại 10 cây/công thức, theo dõi tất cả các cây có trên các công thức. Sử dụng dung dịch dinh dưỡng Hoagland cải tiến, với chu kỳ phun nghỉ là: phun 20 giây và nghỉ 10 phút, pH: 5,5 - 6,0;

Thành phần

nguyên tố

Hàm lượng (ppm)

Thành phần

nguyên tố

Hàm lượng (ppm)

N (NO3-) 200,056 Zn 0,050

N (NH4+) 9,944 B 0,500

P 34,669 Mn 0,500K 233,547 Cu 0,020

Mg 48,000 Mo 0,010Ca 197,166 Na 0,005S 63,637 Si 0,025

Fe 4,000 Cl 0,000

Page 104: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

104

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

EC: 400 µs/cm cho cây 2 tuần kể từ khi trồng và tăng EC lên 1.500 µs/cm giai đoạn sau.

Theo dõi các chỉ tiêu chiều cao cây (cm), số lá/cây và hệ số nhân cây giống (số cây con tạo được trên 1 cây mẹ) khi cây được 8 tuần tuổi.

Các thí nghiệm đều được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên (RCD), nhắc lại 3 lần. Số liệu trong các thí nghiệm được xử lý thống kê theo phần mềm SAS 9.3.1 và Excel 2010.

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứuNghiên cứu được thực hiện từ 5/2012 - 10/2017

tại Viện Sinh học Nông nghiệp Tất Thành, Đại học Nguyễn Tất Thành.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của các phương thức ra cây đến khả năng thích ứng của cây đinh lăng nuôi cấy mô ở bồn mạ

Phương thức ra cây có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống của cây khi chuyển cây ra ngoài bình nuôi cấy mô. Số liệu bảng 1 cho thấy, cây ra trên hệ thống khí canh là tốt nhất với tỷ lệ cây sống 95%, chiều cao cây 12,2 cm, và 6,17 lá/cây. Trên hệ thống thủy canh cho kết quả kém nhất, chỉ sống được 35% số cây và chiều cao 8,43 cm với 3,93 lá/cây.

Bảng 1. Chiều cao cây, số lá và tỷ lệ sống của cây con đinh lăng hậu cấy mô ở các phương thức

ra cây khác nhau sau 6 tuần tuổi

Ghi chú: Bảng 1 - 4: Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu hiện sự sai khác có ỹ nghĩa thống kê

Như vậy, việc sử dụng công nghệ khí canh đã giúp khắc phục được hạn chế khi đưa cây từ bình nuôi ra môi trường tự nhiên. Cây con trong bình nuôi cấy mô nằm trong điều kiện môi trường tối ưu trong khoảng thời gian dài, khi chuyển ra môi trường trồng tự nhiên có nhiều thay đổi đột ngột, cây khó thích ứng ngay, tỷ lệ chết cao. Phương pháp khí canh đã duy trì được điều kiện môi trường thuận lợi giúp cây con mau chóng thích ứng và cây sau nuôi cấy in vitro sinh trưởng tốt.

3.2. Nghiên cưu xác định dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho cây đinh lăng trồng trong khí canh

Các cây đưa vào thí nghiệm có chiều cao tương đương nhau (khoảng 10 cm), có số lá/cây là như nhau (2 lá) và có số rễ từ 8 - 10 rễ. Sau khi cây được 16 tuần thì theo dõi các chỉ tiêu, kết quả thu được tại Bảng 2. Các chỉ tiêu sinh trưởng (chiều cao cây, số lá/cây) của cây đinh lăng trồng trên hệ thống khí canh, sử dụng dung dịch Hoagland cải tiến là cao nhất lần lượt là 55,95 cm, 51 lá và hệ số nhân là 43 cây con từ mỗi cây mẹ 16 tuần tuổi, tiếp đến là dung dịch Knop và dung dịch Imai. Dung dịch dinh dưỡng Gelrigeli cho các chỉ tiêu như: chiều cao cây, số lá/cây là thấp nhất lần lượt là 42,69 cm, 35 lá và hệ số nhân 22 cây cây con từ 1 cây mẹ 16 tuần tuổi.

Bảng 2. Chiều cao cây, số lá/cây và hệ số nhân của cây đinh lăng lá nhỏ sau 16 tuần tuổi được trồng trên hệ thống

khí canh với các công thức dinh dưỡng khác nhau

Trong thí nghiệm này, với chỉ một yếu tố dinh dưỡng Hoagland cải tiến đã cho hệ số nhân cây rất cao, khác biệt có ý nghĩa với các loại dinh dương khác. Rõ ràng dinh dưỡng Hoagland cải tiến phù hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển của cây đinh lăng: cây cao, lá dày, có màu xanh đậm không bị vàng hay héo lá.

3.3 Ảnh hưởng của độ dẫn điện (EC) của dung dịch trồng khí canh lên sinh trưởng và hệ số nhân của cây đinh lăng trên hệ thống khí canh

Độ dẫn điện (EC) của dung dịch liên quan đến hàm lượng muối hòa tan có trong dung dịch. Mỗi loại cây trồng thích hợp với một giá trị EC nhất định. Từ kết quả chỉ ra trong bảng 3 cho thấy nồng độ dung dịch dinh dưỡng có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng phát triển của cây đinh lăng trồng trên hệ thống khí canh. Tại mức EC là 1.500 µS/cm cây có chiều cao là 30,33 cm/cây; số lá là 23 lá/cây, và hệ số nhân là 16 cây. Khi tăng mức EC lên 2.000µS/cmthì sự sinh trưởng của cây cũng tương tự như mức 1.500 µS/cm. Điều này chứng tỏ nồng độ dinh dưỡng tại mức EC = 1.500 µS/cm là ngưỡng tối đa cho sinh trưởng của cây. Dung dịch ở mức 500 µS/cm

Công thưc thí nghiệm

Chiều cao cây (cm)

Số lá (lá/cây)

Tỷ lệ cây sống (%)

CT1: Ra cây trên hệ thống khí canh 12,20a 6,17a 95

CT2: Ra cây trên hệ thống thủy canh 8,43c 3,93b 35

CT3: Ra cây trên khay mụn dừa 10,40b 6,13a 58

CV (%) 4,75 3,69

Thành phần dung dịch

dinh dưỡng

Chiều cao cây

(cm)

Số lá (lá/cây)

Hệ số nhân(∑cây con/

cây mẹ)DD Knop 48,69b 40,93b 29,07bDD Gelrigeli 42,69c 34,77c 21,60cDD Imai 50,02b 41,40b 30,50bDD Hoagland cải tiến 55,95a 50,83a 43,17a

CV (%) 6,08 7,31 9,07

Page 105: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

105

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

và 1.000 µS/cm không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây đinh lăng, nên cây sinh trưởng chậm hơn so với các mức ở công thức 3 và 4.

Vì vậy, để cây đinh lăng có thể sinh trưởng phát triển tốt và sử dụng dinh dưỡng một cách hiệu quả thì EC của dung dịch khí canh thích hợp là 1.500 µS/cm.

Bảng 3. Một số chỉ tiêu sinh trưởng và hệ số nhân của cây đinh lăng lá nhỏ vào thời điểm 8 tuần tuổi

3.4. Ảnh hưởng của chu kỳ phun dung dịch dinh dưỡng lên sinh trưởng và hệ số nhân của cây đinh lăng trên hệ thống khí canh

Việc thiết lập chu kỳ phun như thế nào để vừa cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng, đủ ẩm độ cho cây sinh trưởng phát triển chúng ta cần phải tính toán một cách thận trọng. Thí nghiệm này được sử dụng môi trường Hoagland cải tiến, EC = 1500 µS/cm, với chu kỳ phun có thời gian phun 20 giây, thời gian nghỉ phun thay đổi (5 phút; 10 phút; 15 phút; 20 phút). Sau khi theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển và hệ số nhân của cây đinh lăng vào lúc 8 tuần tuổi, kết quả thu được ở bảng 4 và hình 1.

Chế độ phun có thời gian nghỉ 10 phút cho kết quả là tốt nhất: cao cây đạt 46,57 cm, số lá 40 lá và hệ số nhân là 29 cây con từ 1 cây mẹ giai đoạn 8 tuần tuổi, sai khác với các công thức khác có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4. Chiều cao cây, số lá và hệ số nhân của cây đinh lăng lá nhỏ giai đoạn 8 tuần tuổi

trong điều kiện chu kỳ phun và nghỉ phun khác nhau

Cùng với chiều cao cây, số lá/cây và hệ số nhân của cây đinh lăng 8 tuần tuổi trên công thức phun 20 giây và nghỉ 10 phút đạt cao nhất, tương ứng là 46,57 cm; 39,80 lá/cây và 29,40 cây từ một cây mẹ, cao hơn các công thức khác có ý nghĩa thống kê. Đối với các công thức khác với thời gian nghỉ phun ngắn (5 phút) và dài hơn 10 phút đều cho kết quả kém. Thời gian nghỉ phun có ảnh hưởng rất rõ lên sinh trưởng phát triển cũng như hệ số nhân của cây đinh lăng lá nhỏ. Thời gian nghỉ phun quá ngắn, độ ẩm bồn khí canh quá cao, độ háo khí thấp không tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thụ dinh dưỡng của cây một cách tốt nhất. Thời gian nghỉ phun quá dài, rễ cây thiếu ẩm độ, không hấp thu đủ nước và dinh dưỡng để cây sinh trưởng và phát triển tối ưu.

Hình 1. Lá (hình trái) và rễ (hình phải) của cây đinh lăng lá nhỏ được phun dinh dưỡng

Hoagland cải tiến ở 16 tuần tuổi

IV. KẾT LUẬN Trong ba phương thức ra cây đã khảo sát (trên

giá thể bột dừa, trên hệ thống thủy canh và trên hệ thống khí canh), cây đinh lăng nuôi cấy mô khi được ra cây trên hệ thống khí canh cho tỷ lệ cây sống cao nhất đạt 95%, cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Hệ thống khí canh sử dụng dung dịch dinh dưỡng Hoagland cải tiến với độ dẫn điện 1.500µs/cm, chu kỳ phun dinh dưỡng 20 giây và nghỉ phun 10 phút là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đinh lăng, cho hệ số nhân giống cao.

LỜI CẢM ƠNKết quả công bố trên được trích từ kết quả nghiên

cứu của đề tài cấp Thành phố của thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn Sở Khoa học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã cấp kinh phí và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện thành công đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Ngọc Dung, 1998. Nhân giống cây Đinh lăng

(Polyscia fruticosa (L.) Harms) thông qua con đường tạo phôi soma trong nuôi cấy in vitro. NXB Nông Nghiệp. TP. HCM, tr. 442-445.

Phạm Hoàng Hộ, 2003. Cây cỏ Việt Nam, Quyển II. Nhà xuất bản Trẻ, tr. 668.

Mai Bích Liên, 2010. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật khí

Độ EC dung dịch

(µs/cm)

Chiều cao cây

(cm)

Số lá (lá/cây)

Hệ số nhân (∑cây con/

cây mẹ)500 19,17c 12,37c 6,40c

1.000 24,53b 16,67b 11,33b1.500 30,33a 22,63a 16,63a2.000 32,63a 24,93a 17,40a

CV (%) 10,59 9,32 7,99

Chu trình phun

Chiều cao cây

(cm)

Số lá (lá/cây)

Hệ số nhân(∑ cây con/

cây mẹ)Phun 20 giây, nghỉ 5 phút 39,90b 35,40b 24,70b

Phun 20 giây, nghỉ 10 phút 46,57a 39,80a 29,40a

Phun 20 giây, nghỉ 15 phút 33,27c 26,60c 18,20c

Phun 20 giây, nghỉ 20 phút 26,63d 22,60d 14,27d

CV (%) 9,33 5,01 4,85

Page 106: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

106

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

canh trong nhân giống và trồng hoa cẩm chướng. Luận văn thạc sy - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Phạm Thị Tố Liên, Võ Thị Bạch Mai, 2007. Bước đầu nghiên cứu sự tạo dịch treo tế bào cây đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms. Tạp chí phát triển KH&CN, tập 10, số 07- 2007, tr. 11-16.

Phạm Văn Lộc, 2014. Nghiên cứu tao rễ bất định cây đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro. Khoa học & Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, số 3 tr. 106-108.

Đỗ Tất Lợi, 2003. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, tr. 268.

Nguyễn Quang Thạch, Ngô Thị Lam Giang, Trương Thanh Hưng, Phạm Văn Tuân, Lại Đưc Lưu, Từ Bích Thủy, Ngô Minh Dũng, 2015. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ khí canh trong nhân giống và sản xuất nguồn nguyên liệu húng chanh Ấn Độ (Coleus forskohlii) tại Nam bộ phục vụ phát triển nguồn dược liệu mới thay thế nhập nội. Báo cáo tổng

kết đề tài Bộ Công thương, tr. 45-48.Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn

Thị Lý Anh, Nguyễn Thị Hương, Lại Đưc Lưu, 2006. Bước đầu nghiên cứu ứng dụng công nghệ khí canh trong nhân nhanh giống khoai tây cấy mô. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Số 4+5/2006, tr. 73- 78.

Salwa S. Sakr1, Sad S. Melad1, M. A. El-Shamy2 and Asma E. Abd Elhafez, 2014. In vitro Propagation of Polyscias fruticosa Plant. International Journal of Plant & Soil Science, p.1167-1181.

Soffer, H. And D.W. Burger, 1988. EffECts of dissolved oxygen concentrations in aero-hydroPonics on the formation and growth of adventitiuons roots. Journal of the American Society for Horticultural Science 113 (2): 218-221.

Stoner, R. J., 1983. AeroPonics Versus bed and HydroPonic Propagation. “Florists’ Review, Vol. 173, No. 4477.

Application of aeroponic technique in rapid propagation of Polyscias fruticosa Truong Thanh Hung, Nguyen Quang Thach, Tran Thi Quy,

Ngo Thi Lam Giang, Pham Huu NhuongAbstractPolyscias fruticosa L. Harms is a saponin-containing plant and it is widely used in traditional medicine as well as in modern medicine. Therefore, rapid propagation of Polyscias fruticosa for massive production is necessary. In fact, conventional propagation method via cuttings on soil and mixed substrates does not provide sufficient quality plants. The in vitro culture technique is applied to produce large disease-free materials, however, the survival rate of seedling plants is not so high when transplanting from the bottle to the greenhouse. This study aims to apply the aeroponic technique to overcome the above mentioned problems. The results showed that the survival rate of Polyscias fruticosa seedlings which were transplanted to the greenhouse on aeroponic system was very high, up to 95%. Using the modified Hoagland nutrient solution with an electrical conductivity (EC) of 1,500 μS/cm in combination with spraying for 20 seconds and then interrupted spraying in 10 minutes indicated the best results for propagation of Polyscias fruticosa from lateral shoots on aeroponic system. Keywords: Polyscias fruticosa, aeroponic technique, vegetative propagation

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TIÊU DÙNG THỰC PHẨM THỦY SẢN CỦA PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM Ở TỈNH AN GIANG

Huỳnh Văn Hiền1, Nguyễn Thị Kim Quyên1, Trần Minh Phú1, Trần Thị Thanh Hiền1, Phạm Minh Đức1

TÓM TẮTKhảo sát nhằm đánh giá lượng thực phẩm và năng lượng cung cấp trong 24 giờ đối với phụ nữ, trẻ em và phân

tích vai trò của thực phẩm thủy sản đối với tiêu dùng hàng ngày. Điều tra được thực hiện từ tháng 01 - 11/2017 tại tỉnh An Giang thông qua phỏng vấn 300 phụ nữ và 300 trẻ em căn cứ theo mùa nắng (MN) và mùa mưa (MM). Kết quả khảo sát cho thấy, lượng thực phẩm tiêu dùng hàng ngày của phụ nữ vào MN và MM lần lượt là 750,3 g (1.411,8 Kcal) và 780,6 g (1.403,5); đối với trẻ em tương tự lần lượt là 683,1 g (764,7 Kcal) và 616,5 g (983,7 Kcal). Trong đó, thực phẩm thủy sản cung cấp cho phụ nữ và trẻ em hàng ngày lần lượt chiếm 18,1 - 18,8% về khối lượng (10,9 - 12,8% về năng lượng) và 9,5 - 9,8% về khối lượng (6,8 - 9,3% về năng lượng).

Từ khóa: Tiêu dùng thủy sản, khảo sát, phụ nữ, trẻ em

Ngày nhận bài: 25/10/2017Ngày phản biện: 3/11/2017

Người phản biện: PGS. TS. Lê Quang LuânNgày duyệt đăng: 11/12/2017

1 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ

Page 107: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

107

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

I. ĐẶT VẤN ĐỀThực phẩm thủy sản đóng vai trò quan trọng cung

cấp protein và năng lượng cho con người. Theo FAO (2016) lượng thực phẩm thủy sản tiêu dùng bình quân trên thế giới vào năm 2014 là 20,1 kg/người/năm. Theo nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và Nguyễn Thị Kim Quyên (2011) thì mức tiêu thụ thực phẩm thủy sản bình quân của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là 64,4 kg/người/năm. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) và thiếu hụt vi chất thì cho thấy phụ nữ trong độ tuổi 20 - 30 tuổi tại tỉnh Bắc Giang cho thấy tỷ lệ SDD và thiếu hụt vi chất vẫn còn ở mức cao (Đinh Thị Phương Hoa, 2013). Tình trạng thiếu dinh dưỡng và tình hình ăn uống của phụ nữ phản ánh những vấn đề về khẩu phần ăn còn thiếu các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đặc biệt là các thức ăn có nguồn gốc động vật. Theo nghiên cứu của Latdaphone Vongphaky và cộng tác viên (2016) về trẻ em trong độ tuổi từ 24 đến dưới 60 tháng tuổi ở Lào cho thấy tỷ lệ thiếu dinh dưỡng thể hiện ở mức nhẹ cân và thấp còi chiếm tỷ lệ 60,9% trong tổng số trẻ em được nghiên cứu. An Giang là tỉnh có tỷ lệ dân số tăng nhanh do đó việc chú trọng phát triển thủy sản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hộ gia đình nói chung và nhóm phụ nữ và trẻ em nói riêng được đặc biệt quan tâm. Do vậy nghiên cứu này chọn địa bàn tỉnh An Giang để thực hiện với mục tiêu là nhằm cung cấp thông tin cơ bản về tiêu dùng thực phẩm và vai trò của thực phẩm thủy sản đối với tiêu dùng của phụ nữ và trẻ em của địa bàn nghiên cứu.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cưu Đối tượng nghiên cứu là các phụ nữ và trẻ em (từ

6 tháng tuổi đến 6 tuổi) ở tỉnh An Giang.

Hình 1. Bản đồ tỉnh An Giang thể hiện vị trí của địa bàn khảo sát

(Nguồn: Tạp chí bất động sản - cafe land, 2017)

2.2. Phương pháp nghiên cưu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Thu thập từ Cục Thống kê tỉnh

An Giang, Viện dinh dưỡng, các bài báo khoa học đã xuất bản.

- Số liệu sơ cấp: Địa bàn thu thập số liệu gồm Thành phố Long Xuyên, huyện Tân Châu và huyện Châu Phú với tổng số mẫu là 600 quan sát, trong đó 300 phụ nữ (mùa nắng 150 phụ nữ và mùa mưa 150 phụ nữ) và 300 trẻ em (mùa nắng 150 trẻ em và mùa mưa 150 trẻ em). Số liệu được thu thập bằng cách sửa dụng bảng phỏng vấn cấu trúc được soạn sẵn bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Nghiên cứu này cũng thu thập thông tin chế độ ăn và mức dinh dưỡng của các trẻ em tại 03 trường mẫu giáo trên địa bàn thành phố Long Xuyên, huyện Tân Châu và huyện Châu Phú.

2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả: Tính toán giá trị

trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai, các giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, sai số, tần suất, tỉ lệ phần trăm để mô tả về thông tin tiêu dùng đối với thực phẩm và thực phẩm thủy sản.

- Phương pháp phân tích và tính toán trong 24 giờ: Số liệu được thu thập về chế độ ăn uống của phụ nữ và trẻ em bắt đầu từ 7 giờ sáng hôm nay cho đến 7 giờ sáng ngày hôm sau để làm cơ sở tính toán mức tiêu dùng trong 24 giờ. Tất cả các loại thực phẩm được đo lường chính xác bằng gram.

- Phương pháp tính toán thành phần dinh dưỡng: Khối lượng thực phẩm tiêu thụ từ kết quả điều tra được qui đổi sang năng lượng (Kcal) bằng cách dựa vào bảng thành phần thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y tế (2007) và bảng thành phần dinh dưỡng Châu Á (ASEAN Food Composition Table, 2014).

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cưuNghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 đến tháng

11/2017 tại tỉnh An Giang. Thời điểm của mùa nắng được tính bắt đầu từ tháng 11 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017 và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực phẩm tiêu dùng và mưc dinh dưỡng tiêu thụ của phụ nữ và trẻ em

3.1.1. Các loại thực phẩm được phụ nữ và trẻ em tiêu dùng trong 24 giờ

Kết quả nghiên cứu (Hình 2) cho thấy, các món được phụ nữ ăn vào buổi sáng của MN và MM

Page 108: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

108

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

khác biệt không đáng kể với món phổ biến là bún (24 - 27%) kế đến là hủ tiếu (21,3 - 30,7%). Vào buổi trưa thì cơm được hầu hết phụ nữ ăn hàng ngày với tỷ lệ 82,7% vào MN và 93,3% vào MM, các món kết hợp cùng với cơm là món kho (63,3% MN và 40,0% MM) và món canh (64,0% MN và 46,7% MM). Ngoài

ra, buổi trưa thì phụ nữ còn ăn một số món khác kết hợp như: lẩu (33,3% MN và 14,0% MM), uống sữa (4,7% MN và 4,0% MM). Đối với buổi chiều thì món phổ biến là cơm (87,9% MN và 86,7% MM), bên cạnh đó có kết hợp với món canh (60,0% MN và 49,3% MM), món kho (43,3% MN và 64,7% MM).

Đối với trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi thì thường uống sữa tươi (bao gồm sữa tươi dạng nước đóng hộp và sữa bột công thức) với tỷ lệ cao nhất vào buổi sáng và buổi chiều. Buổi sáng của MN thì tỷ lệ trẻ em

uống sữa tươi là 54,0% và ở MM thì tỷ lệ trẻ em uống sữa tươi là 41,3%. Buổi chiều của MN thì tỷ lệ trẻ em uống sữa tươi là 55,3% và ở MM thì tỷ lệ trẻ em uống sữa tươi là 60,7%.

(a)

(a)

(b)

(b)

Hình 2. Các món ăn của nữ mùa nắng (a) và mùa mưa (b)

Hình 3. Món ăn của trẻ em mùa nắng và mùa mưa

Theo kết quả khảo sát (Hình 3) cho thấy trẻ em uống sữa mẹ với tỷ lệ là 10 - 40% số trẻ khảo sát. Đối với trẻ em trong độ tuổi uống sữa mẹ (6 - 18 tháng tuổi) thì có 100% số trẻ trong độ tuổi được uống sữa mẹ với tần suất ít nhất là 1 - 2 lần/ngày và buổi sáng và buổi chiều là chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều đó cho thấy, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi uống sữa mẹ ở tỉnh An Giang được uống sữa mẹ là 100%, nhưng có một số trẻ chỉ uống sữa mẹ được 1 lần/ngày do mẹ phải làm việc nên gửi con tại các cơ sở mẫu giáo và uống bổ sung bằng sữa công thức. Theo nghiên cứu của Le Thi Huong và cộng tác viên (2016) cho thấy trẻ em được uống sữa mẹ và cung cấp chất dinh dưỡng tốt thì tỷ lệ suy dinh dưỡng sẽ thấp. Điều đó cho thấy

vai trò của sữa mẹ rất quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng trong giai đoạn đầu của trẻ sau khi sinh.

3.1.2. Mức năng lượng cung cấp cho phụ nữ và trẻ em trong 24 giờ

Kết quả từ bảng 1 cho thấy, khẩu phần ăn trung bình của phụ nữ là 750,3 g/ngày (1411,8 Kcal/ngày) và MM thì khẩu phần ăn trung bình là 780,6 g/ngày (1403,5 Kcal/ngày). Theo nghiên cứu của Touch Bunthang và cộng tác viên (2015), năng lượng khuyến nghị của một phụ nữ ở lứa tuổi từ 30 - 49 là 1.810 kcal/ngày. So với mức khuyến nghị về năng lượng thì phụ nữ ở An Giang đáp ứng được 75,5 - 78% nhu cầu về năng lượng khuyến nghị. Khẩu phần ăn này

Page 109: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

109

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Bảng 1. Thực phẩm cung cấp năng lượng cho phụ nữ và trẻ em trong 24 giờ

của phụ nữ chủ yếu là nhóm cung cấp năng lượng là quan trọng nhất (gạo, lương thực, đường, chất béo và củ các loại) với mức tiêu dùng bình quân là 318,7 g/ngày (956,2 Kcal/ngày) vào MN và 377,6 g/ngày (979,4 Kcal/ngày) vào MM. Nhóm cung cấp protein (thịt, trứng, sữa, cá, hải sản) thì MN tiêu dùng trung bình là 247,5 g/ngày (341,6 Kcal/ngày), trong khi MM lượng tiêu thụ trung bình là 248,4 g/ngày (340,0 Kcal/ngày). Nhóm bổ sung (rau và trái cây) và nhóm thực phẩm khác (gia vị, thức uống các loại) thì chiếm tỷ lệ thấp trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Tiêu dùng của trẻ em vào MN trung bình là 683,1 g/ngày (764,7 Kcal/ngày) và MM 616,5 g/ngày (983,7 Kcal/ngày). Theo nghiên cứu của Touch Bunthang và cộng tác viên (2015) thì năng lượng khuyến nghị cho trẻ em ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi là 844,9 kcal, vì vậy mức năng lượng cung cấp cho trẻ em hàng ngày ở An Giang đáp ứng được yêu cầu của

mức khuyến nghị. Theo nghiên cứu của Le Thi Huong và cộng tác viên (2014) cho thấy năng lượng cung cấp cho cơ thể trẻ em 24 - 59 tháng tuổi ở tỉnh Tuyên Quang là 996,9 - 1.259,3 Kcal/ngày và chưa đáp ứng được mức khuyến cáo. Trong khẩu phần ăn này thì nhóm cung cấp năng lượng (gạo, lương thực, đường, chất béo và củ các loại) có lượng tiêu dùng MN trung bình là 228,1 g/ngày (336,0 Kcal/ngày) và MM là 171,3 g/ngày (495,1 Kcal/ngày). Kế đến là nhóm cung cấp protein (thịt, trứng, sữa, cá, hải sản) thì MN tiêu dùng trung bình là 404,2 g/ngày (399,3 Kcal/ngày), trong khi MM thì lượng tiêu thụ trung bình là 420,3 g/ngày (465,7 Kcal/ngày).

Đối với nhóm bổ sung (rau và trái cây) và nhóm thực phẩm khác (gia vị, thức uống các loại) thì cũng đóng góp lượng và mức năng lượng với tỷ lệ thấp hơn trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ em.

Diễn giải

Phụ nữ Trẻ em

Mùa nắng Mùa mưa Mùa nắng Mùa mưa

Lượng tiêu thụ (Gram)

Năng lượng (Kcl)

Lượng tiêu thụ (Gram)

Năng lượng (Kcl)

Lượng tiêu thụ (Gram)

Năng lượng (Kcl)

Lượng tiêu thụ (Gram)

Năng lượng (Kcl)

Cung cấp năng lượng 318,7 956,2 377,6 979,4 228,1 336,0 171,3 495,1

Gạo 230,0 793,0 238,0 818,1 153,5 220 134 449

Lương thực khác 62,9 89,2 57,6 87,3 65,4 94,5 15,9 28,3

Đường 10,5 36,1 5,0 19,5 4,1 14,7 4,3 10

Chất béo và dầu 1,9 15,8 2,2 19,4 0,7 2,5 0,05 1,08

Các loại củ 13,4 22,1 74,8 35,1 4,4 4,3 17 6,7

Bổ sung 174,2 96,8 137,9 76,4 42,6 19,9 17,5 7,3

Rau 122,0 51,3 74,5 21,1 20,6 6,8 8,6 2,12

Trái cây 52,2 45,5 63,4 55,3 22 13,1 8,89 5,22

Protein 247,5 341,6 248,4 340,0 404,2 399,3 420,3 465,7

Thịt 83,0 142,0 90,8 141,5 62,2 94,6 36,2 61,3

Trứng 18,9 40,7 7,4 13,4 15 26,9 12,5 22,6

Sữa 9,8 5,4 3,1 5,4 259,9 206,7 313 315

Cá 127,0 145,0 128,0 148,8 55,4 59,1 48 54,4

Hải sản (cá biển, tôm, cua ghẹ) 8,8 8,5 19,1 30,9 11,7 12 10,6 12,4

Khác 9,9 17,2 16,7 7,7 8,2 9,5 7,5 15,6

Các loại gia vị 7,3 16,4 13,3 6,7 1,7 7,8 3,1 12,7

Thức uống các loại 2,7 0,8 3,4 1,0 6,5 1,7 4,4 2,9

Tổng cộng 750,3 1.411,8 780,6 1.403,5 683,1 764,7 616,5 983,7

Page 110: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

110

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

3.2. Năng lượng cung cấp từ các loại thủy hải sản trong 24 giờ

Lượng tiêu dùng thủy sản của phụ nữ (Bảng 2) vào MN trung bình là 135,7 g/ngày (153,7 Kcal/ngày) và MM là 147,1 g/ngày (179,7 Kcal/ngày). Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và Nguyễn Thị Kim Quyên (2011) về tiêu dùng thủy sản nói chung của ĐBSCL là 64,4 g/ngày. Trong nhóm thủy sản được phụ nữ tiêu dùng thì cá lóc (39,1 g/ngày), cá điêu hồng/rô phi (26,2 g/ngày) và cá tra/basa (17,6 g/ngày) chiếm khối lượng tiêu dùng nhiều nhất và MN. Đối với MM cũng tương tự là các loài như: cá lóc (43,6 g/ngày), cá diêu

hồng/rô phi (33,9 g/ngày) và lươn (15,1 g/ngày).Từ bảng 2 cho thấy lượng thủy sản tiêu dùng

trung bình trong 24 giờ của trẻ em vào MN là 67,1g/ngày (71,1 Kcal/ngày) và cao hơn MM là 60,6 g/ngày (66,82 Kcal/ngày). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Touch Bunthang và cộng tác viên (2015) về dinh dưỡng của trẻ em nữ tại Campuchia là 52,99 g/ngày (69,8 Kcal/ngày). Trong đó, cá lóc là loài có lượng tiêu dùng cao nhất (28,5 g/ngày vào MN và 30,0 g/ngày vào MM) và cũng là loài cung cấp năng lượng cao nhất trong nhóm các loài thủy sản mà trẻ em tiêu dùng (27,9 Kcal/ngày MN và 29,2 Kcal/ngày MM).

Tỷ lệ đóng góp thực phẩm (Bảng 3) đối với phụ nữ thì nhóm thủy sản đóng góp vào tổng khối lượng thực phẩm tiêu dùng hàng ngày là 18,1% MN và 18,8% vào MM tương ứng với 10,9% (MN) và 12,8% (MM) mức năng lượng cho cơ thể hàng ngày. Trong khi đó nhóm cung cấp năng lượng đóng góp 42,5% (MN) và 48,8 % MM) vào tổng lượng thực phẩm tiêu dùng và tương ứng 67,7% (MN) và 69,8 (MM) vào tổng năng lượng tiêu thụ hàng ngày cho cơ thể. Nhìn chung lượng thủy sản tiêu dùng của phụ nữ MN thấp hơn so với MM.

Đối với trẻ em, thực phẩm thủy sản đóng góp 9,8% MN và 9,5% MM vào tổng lượng thực phầm

tiêu dùng hàng ngày. Nhóm cung cấp năng lượng chiếm 33,4% MN (mức năng lượng 43,9%) và 27,8% MM (mức năng lượng 50,3%) vào tổng lượng thực phầm tiêu dùng hàng ngày. Nhóm thịt, trứng sữa đóng góp được 49,3% MN và 58,7% MM vào tổng lượng thực phẩm tiêu dùng của trẻ em hàng ngày tương ứng với mức năng lượng là 42,9% MN và 40,6% MM vào tổng năng lượng cung cấp. Như vậy, nhóm cung cấp năng lượng và nhóm thịt, trứng sữa đóng vai trò quan trọng, ngoài ra nhóm thủy sản đóng góp quan trọng về lượng và năng lượng cho trẻ em.

Bảng 2. Các loài thủy sản cung cấp năng lượng cho phụ nữ và trẻ em trong 24 giờ

Loài thủy hải sản

Phụ nữ Trẻ em

Mùa nắng Mùa mưa Mùa nắng Mùa mưa

LTT (g) NL (Kcal) LTT (g) NL (Kcal) LTT (g) NL (Kcal) LTT (g) NL (Kcal)

Cá lóc 39,1 37,3 43,6 42,3 28,5 27,9 30 29,2

Diêu hồng 26,2 25,4 33,9 32,8 10,2 10,1 4,8 4,7

Rô đồng 5,4 5,5 6,1 6,3 2 1,1 2 2,2

Tra/basa 17,6 30,9 14,1 24 7,4 9,3 4,8 8,22

Lươn 8 14,4 15,4 27,7 8 12 6 10,8

Cá trê 4 5 2,5 3,8 0,1 0,1 1,1 1,5

Mè vinh, chép, he,.. 8,1 10,1 9 11,2 0,5 0,9 0,5 0,4

Ếch 6,2 6,5     3,5 2,3 4,5 4,2

Cá lăng 6,5 7,3 5,6 6,3 2,2 2,5 1,5 1,3

Tôm, tép, cua, ghẹ 4,2 3,5 5,7 4,3 2,5 1,9 3,2 2,4

Cá thát lát     5,8 16,7 0,8 2,3    

Khác 10,4 7,6 5,4 4,3 1,4 0,7 2,2 1,9

Tổng cộng 135,7 153,5 147,1 179,7 67,1 71,1 60,6 66,82

Page 111: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

111

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1. Kết luậnPhụ nữ tiêu dùng thực phẩm hàng ngày là 750,3

g/ngày (1.411,8 Kcal) vào MN và 778,6 g/ngày (1.403,5 Kcal) vào MM, mức năng lượng này chỉ đáp ứng được 75,5 - 78% nhu cầu so với mức khuyến nghị. Loài thủy sản phụ nữ chọn lựa trong tiêu dùng phổ biết nhất là loài cá lóc (60 - 71,3%). Nhóm thực phẩm thủy sản đóng góp 18,1 - 18,8% về lượng thực phẩm tiêu dùng và 10,9 - 12,8% về mức năng lượng.

Đối với trẻ em thì lượng tiêu dùng hàng ngày MN là 683,1 g/ngày (MN 764,7 Kcal) và 616,5 g/ngày (983,7 Kcal) vào MM, mức năng lượng này đáp ứng được nhu cầu so với mức khuyến nghị của trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 6 tuổi. Loài thủy sản trẻ em tiêu dùng phổi biến nhất là cá lóc (71,3 - 80,0%) và lươn (65,3 - 78,7%). Nhóm thực phầm thủy sản đóng góp 9,5 - 9,8% về lượng thực phẩm tiêu dùng và 6,8 - 9,3% về mức năng lượng.

4.2. Đề nghịCần tuyên truyền để nâng cao kiến thức về khẩu

phần ăn và thực phẩm tiêu dùng cho phụ nữ, nhất là phụ nữ vùng nông thôn trong việc chọn lựa thực phẩm hàng ngày để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và mức năng lượng trong tiêu dùng.

LỜI CẢM ƠNNhóm tác giả xin chân thành cảm ơn nhà tài trợ

của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ USAID, số tài trợ EPP-A-00-06-00012-00 thông qua tổ chức AquaFish Innovation Lab hợp tác với Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Cảm ơn các bạn sinh viên lớp Kinh tế Thủy sản và Chế biến Thủy sản khóa 40 đã hỗ trợ thu thập số liệu.

TÀI LIỆU THAM KHẢOBộ Y Tế, 2007. Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam

năm 2007. Nhà xuất bản Y học, 527 trang.

Đinh Thị Phương Hoa, 2013. Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu và hiểu quả bổ sung sắt hằng tuần ở phụ nữ 20 - 35 tuổi tại huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Luận án tiến sy dinh dưỡng. Viện dinh dưỡng.

Latdaphone Vongphaky, Phùng Ngọc Đưc và Lê Đình Phan, 2016. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em từ 24 đến dưới 60 tháng tuổi tại 2 trường mầm non thủ đô Viêng Chăn, năm 2015. Tạp chí của Viện Sức khỏe cộng đồng, (31): 20-23.

Lê Xuân Sinh và Nguyễn Thị Kim Quyên, 2011. Tiêu thụ thủy sản của hộ gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí thương mại thủy sản, trang 431-439.

Tạp chí bất động sản – cafe land, 2017. An Giang: Qui hoạch sử sụng đất đến 2020. Truy cập ngày 04/12/2017. Địa chỉ: https://cafeland.vn/quy-hoach/an-giang-quy-hoach-su-dung-dat-den-nam-2020-35007.html.

ASEAN Food Composition Table, 2014., THAILAND ASEAN FOODS Regional Centre and INFOODS Regional Database Centre. Institute of Nutrition, Mahidol University, 87 page.

FAO, 2016. The state of world fisheries and aquaculture. Contributing to food security and nutrition for all. FAO Fisheries and Aquaculture Department. Rome, 200 pp.

Le Thi Huong, Le Hong Phuong and Nguyen Thu Giang, 2016. Nutritional status of children under five years old and some related factors in Xuan Quang commune, Chiem Hoa district, Tuyen Quang province, Vietnam, 2011. Vietnam Journal of Preventive Medicine, 41-47.

Le Thi Huong, Le Thi Thanh Xuan, Le Hong Phuong, Doan Thi Huyen and Joacim Rocklov, 2014. Diet and nutritional status among children 24-59 months by seasons in a mountainous area of Northern Vietnam in 2012. Journal of Global health action, 1-9.

Touch Bunthang, So Nam, Chheng Phen, Pos Chhantana, En Net and Robert Pomeroy, 2015. Food and Nutritional Consumption Survey: Women and Preschool-Age Children in Combodia.

Bảng 3. Tỷ lệ cung cấp về khối lượng và năng lượng hàng ngày của phụ nữ và trẻ em

Diễn giải Năng lượng Bổ sung Thịt, trưng, sữa

Thủy hải sản Khác

Phụ nữMN

% Lượng tiêu thụ 42,5 23,2 14,9 18,1 1,3% Năng lượng 67,7 6,9 13,3 10,9 1,2

MM% Lượng tiêu thụ 48,4 17,7 13 18,8 2,1% Năng lượng 69,8 5,4 11,4 12,8 0,5

Trẻ emMN

% Lượng tiêu thụ 33,4 6,2 49,3 9,8 1,2% Năng lượng 43,9 2,6 42,9 9,3 1,2

MM% Lượng tiêu thụ 27,8 2,8 58,7 9,5 1,2% Năng lượng 50,3 0,7 40,6 6,8 1,6

Page 112: Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology chi/So 1-2018/TC SO 1-2018 IN... · - Phương pháp phân tích hàm lượng amylose: Thực hiện theo TCVN 5716-1:2008

112

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018

Survey of fish consumption by women and children in An Giang provinceHuynh Van Hien, Nguyen Thi Kim Quyen,

Tran Minh Phu, Tran Thi Thanh Hien, Pham Minh DucAbstractThe aim of this study is to assess amount of food and energy provided within 24 hours for women and children and to analyze the role of food fish for daily consumption. The study was conducted from January to November 2017 in An Giang province by interviewing 300 women and 300 children in the dry and wet seasons. The study found that women’s daily dietary intake in dry and wet seasons was 750.3 g/day (1,411.8 kcal) and 780.6 g/day (1,403.5 kcal), respectively. For children, daily food intake in dry and wet seasons was 683.1 g/day (764.7 kcal) and 616.5 g/day (983.7 kcal), respectively. Food fish consumption by women accounted for 18.1-18.8% in quantity (10.9 - 12.8% in energy). For children, food fish products constituted 9.5 - 9.8% in quantity (6.8 - 9.3% in energy).Keywords: Fish consumption, survey, women, children

Ngày nhận bài: 5/12/2017Ngày phản biện: 12/12/2017

Người phản biện: PGS. TS. Trần Ngọc HảiNgày duyệt đăng: 19/1/2017